Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.48 KB, 12 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỒN DIỆN
VÀ TIẾN BỘ XUN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP)
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
Ths. Ngô Hải Thanh
Trƣờng Đại học Thƣơng mại
Tóm lược: CPTPP đã có hiệu ực tại Việt Nam và xuất khẩu (XK) thủy sản được dự
báo à một trong những ĩnh vực được hưởng ợi khá ớn từ những cam kết về cắt giảm thuế
quan và những cam kết về mua sắm công, ogistic... Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng đặt ra
đối với ngành thủy sản để tiếp cận thị trường các nước thành viên CPTPP. Đó à việc đáp
ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, quy định về xuất xứ hàng hóa, ao động, mơi trường,
phát triển bền vững…. Vì vậy, để vượt qua thách thức, tận d ng cơ hội XK sang các nước
thành viên CPTPP, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, các Doanh nghiệp
(DN) và người ni trồng, đánh bắt thủy sản.
Từ khóa: CPTPP, XK thủy sản, thuế quan, rào cản kỹ thuật, FTA.
CPTPP đã được các thành viên ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc
hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 tại k họp thứ 6 Quốc hội
khóa XIV. Ngày 14/1/2019, CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Trong lĩnh vực
XK nói chung và XK thủy sản của Việt Nam nói riêng, cùng với những thuận lợi từ các ưu
đãi về thuế quan thì CPTPP cũng tạo ra nhiều thách thức không nhỏ. Bài viết sẽ tập trung
phân tích làm rõ những cơ hội và thách thức đối với XK thủy sản của Việt Nam sang các
nước thành viên CPTPP.
1. Cam ết liên quan đến hàng thủy sản trong CPTPP
So với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia trước đây thì
CPTPP đặt ra tiêu chuẩn về mở cửa thị trường hàng hóa ở mức cao và tồn diện nhất, theo đó
các nước thành viên xóa bỏ hồn tồn gần 100% số dịng thuế và có những chính sách đặc
biệt đối với một số nhóm hàng đặc biệt nhạy cảm, với lộ trình dài hơn và áp dụng cơ chế nhập
khẩu (NK) theo hạn ngạch thuế quan.
Trong các FTA trước đây mà Việt Nam tham gia, các sản phẩm thủy sản là lĩnh vực
mà các đối tác cam kết tự do hóa một cách thận trọng. Thế nhưng với CPTPP, các nước đã
cam kết xóa bỏ ngay hoặc xóa bỏ trong vịng 2 - 3 năm với hầu hết sản phẩm thủy sản sơ chế


của Việt Nam, bao gồm cá tra, cá ngừ, tôm, thịt cua và nhuyễn thể. Các sản phẩm thủy sản
chế biến cũng được xóa bỏ thuế theo lộ trình 5 - 10 năm (Hộp 1). Cam kết thuế quan của Việt
Nam đối với hàng thủy sản là xóa bỏ ngay 83% số dịng thuế; xóa bỏ thuế quan theo lộ trình
từ 4-11 năm, trong đó đa số lộ trình 4 năm; 8 năm với cua chế biến, cá hồi, cá nục hoa chế
biến; 11 năm với cá trích dầu bảo quản.

571


Hộp 1: Lộ tr nh cắt giảm thuế quan đối với hàng thủ sản của các nước CPTPP
Australia: Thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực với tất cả sản phẩm thủy sản
(thuế cơ bản vốn là 0% trừ cá ngừ sọc dưa chế biến HS160414 giảm từ 5% xuống 0%).
Canada: Tất cả hàng thủy sản về 0% ngay. (Trong đó, các sản phẩm thủy sản hun
khói có lợi thế do thuế giảm từ 4% về 0%).
Chile: Sản phẩm thủy sản đều được giảm từ 6% về 0% ngay.
Mexico: một số sản phẩm giảm từ 10-20% về 0% ngay. Một số sản phẩm cá: hồi,
rơ phi, thu, giị, kiếm, tơm... giảm theo lộ trình 5-10 năm (Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào
năm thứ 3; Tơm ơng lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13; Tơm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12;
Cá ngừ chế biến xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong ó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5
năm đầu tiên).
New Zealand: Tất cả sản phẩm thủy sản thuế về 0% ngay (Một số sản phẩm surimi
và cá hộp giảm từ 5% về 0%).
Nhật Bản: Hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 - 10,5% được
giảm về 0% ngay, trừ sản phẩm từ cá trích, cá thu có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có
lộ trình 11 năm. Sản phẩm HS 03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ
albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái lộ trình giảm thuế
6 - 11 năm...
Các nƣớc khác: giảm về 0% ngay.
Nguồn: VASEP (2019a)
Đồng thời, CPTPP là một FTA có tiêu chuẩn và địi hỏi rất cao về sự minh bạch

đối với hàng hóa XK. Để được hưởng những ưu đãi về thuế quan trên đây các sản phẩm
thủy sản phải đáp ứng được những điều kiện về xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, trong CPTPP
có 3 loại xuất xứ hàng hóa: (1) xuất xứ thuần túy là toàn bộ nguyên liệu được sản xuất
trong nước; (2) xuất xứ nội khối các nguyên liệu có thể xuất phát từ các nước cùng khối;
và (3) xuất xứ một phần khi một phần ngun liệu khơng có xuất xứ trong nước hoặc
trong khối nhưng đáp ứng được những điều kiện nhất định. Về thủ tục chứng nhận xuất
xứ, các bên cam kết áp dụng doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, với
CPTPP, Việt Nam chưa thực hiện ngay trong 5 năm đầu, chứng nhận xuất xứ vẫn do cơ
quan của Bộ Công Thương cấp.
Bên cạnh những cam kết về thuế quan và phi thuế quan được quy định trong CPTPP
cịn những điều kiện khác có ảnh hưởng không nhỏ tới XK của ngành thủy sản. Trong đó có
các cam kết về dịch vụ, về mở cửa thị trường mua sắm công, về trách nhiệm xã hội.... Cam
kết về dịch vụ trong CPTPP rộng hơn WTO với nhiều phân ngành của dịch vụ logistics như:
dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải khác, dịch vụ bảo hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy
nội địa, xếp gi container hàng hải, đại l vận tải hàng hoá… Dịch vụ phân phối cũng được
mở rộng hơn về bán l , giảm số hàng hố khơng cam kết cho nhà bán l nước ngoài tại Việt
Nam… Cam kết về mua sắm chính phủ của CPTPP đưa ra các quy tắc, quy trình trong quá

572


trình lựa chọn nhà thầu, và yêu cầu ở mức độ cao về tính cơng bằng, cơng khai, minh bạch.
Các nội dung chính của Chương MSCP bao gồm: Khơng phân biệt đối xử; không sử dụng các
biện pháp ưu đãi hàng hóa hoặc nhà thầu trong nước; và Biểu cam kết mở cửa thị trường
MSCP quyết định phạm vi mở cửa của từng nước. Cam kết về trách nhiệm xã hội (CSR),
theo đó CSR của doanh nghiệp phải thể hiện cụ thể trên các yếu tố, các mặt: 1. Bảo vệ mơi
trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4.
Bảo đảm lợi ích và an tồn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; 6. Đảm
bảo lợi ích cho cổ đơng và người lao động trong doanh nghiệp.
2. Khái quát về XK thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có những lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên đối với khai thác và nuôi
trồng thủy sản. Với chủ trương thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản của Chính phủ, ngành
thủy sản đã có sự tăng trưởng tích cực trong gần 20 năm qua. Sản lượng thủy sản tăng trưởng
liên tục với mức tăng bình qn là 9,07%/năm, trong đó hoạt động ni trồng thủy sản sản
lượng bình quân đạt 12,77%/năm3.
Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về cả giá trị và
sản lượng trong giai đoạn 2010 – 2018 (Biểu đồ 1): kim ngạch XK thủy sản tăng gấp 1,7 lần
từ mức gần 5 tỷ USD năm 2010 lên 8,8 tỷ USD năm 2018. Kim ngạch XK thủy sản năm 2016
đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Năm 2017, XK thủy sản đạt 8,3 tỷ USD, tăng
18% so với năm 2016 và năm 2018, đạt hơn 8,8 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2017. Điều
này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trị
chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản tồn cầu.
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã XK đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới. Trong đó, có những ngành hàng mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn, có giá trị XK trên 1 tỷ
USD (tơm, cá tra). Ngồi ra một số mặt hàng có nhiều tiềm năng nâng cao kim ngạch trong
thời gian tới như cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể… Các thị trường XK thủy sản lớn nhất
của Việt Nam gồm Mỹ (18%), EU (16,7%), Nhật Bản (15,7%), Trung Quốc (13,6%),
ASEAN (18,2%)4. Tại Việt Nam cũng đã hình thành một số cơng ty XK quy mơ lớn như Tập
đồn thủy sản Minh Phú, Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn, cơng ty Cổ phần Hùng Vương…
CPTPP là một thị trường khá lớn đối với XK thủy sản của Việt Nam, kim ngạch XK
sang các nước CPTPP năm 2018 đạt 2.209 tỷ USD, chiếm 25,1% tổng giá trị XK thủy sản cả
nước. Trong đó, XK sang nhiều nước đạt giá trị lớn như Nhật Bản, Canada, Úc, Mexico,
Malaysia, Singapore (Bảng 1). Tôm, hải sản và cá tra là những mặt hàng đạt giá trị XK lớn
nhất sang các nước CPTPP: tôm (970,5 triệu USD), hải sản (910,3 triệu USD), cá tra (328,3
triệu USD).

3
4

/>Thị phần năm 2018, />

573


25.00

10000
21.53

20.00

18.42

15.00

12.31

10.00

17.91

14.99

8000
7000
5.846000
5000

5.46

5.00

0.26

0.00

9000

4000

-5.00

3000

-10.00

2000

-15.00

1000

-15.58

-20.00

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tăng trưởng XK (%)

Giá trị XK


Nguồn VASEP (2019b),
Biểu đồ 1: X thủ sản của Việt Nam, 2010 - 2018
Bảng 1: im ngạch X thủ sản của Việt Nam sang các nước CPTPP
Đơn vị: triệu USD
TT

Quốc gia

1

Nhật Bản

2

2016

2017

2018

1104,6

1309,4

1378,1

Canada

186,7


224,9

239,8

3

Australia

191,3

186,9

197,0

4

Mexico

96,6

123,9

115,5

5

Malaysia

74,1


102,3

114,2

6

Singapore

101,4

103,3

113,2

7

Chile

14,1

17,7

21,1

8

New Zealand

21,4


18,0

20,2

9

Peru

8,9

7,8

8,4

10

Brunei

1,1

1,1

1,7

Tổng số XK sang CPTPP

1.800,3

2.095,8


2.209,1

Tổng XK thủy sản của VN

7.053,1

8.315,7

8.801,9

Nguồn: VASEP (2019a)
X t theo thị trường, Nhật Bản đang là thị trường XK lớn nhất của doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam.Tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường Nhật Bản hàng năm đều đạt trên 1,0
tỷ USD, Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 19,7% tổng giá trị
XK tôm Việt Nam đi các thị trường (năm 2018), thị phần tăng lên 32,5% giá trị XK tôm của

574


Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực Việt Nam XK sang Nhật Bản gồm tôm, cá da trơn, cá ngừ
và cá loại cá biển khác.
Tiếp đến là thị trường Canada, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao tại thị
trường này như: cá ba sa gần như chiếm 100% thị trường cá da trơn NK; đứng đầu trong số
các nước XK tôm vào Canada và chiếm gần 1/3 thị phần NK; cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh
chiếm 89% thị phần. Chỉ có cá ngừ chế biến hiện có thị phần còn thấp.
Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường
Australia (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand), nhưng mới chỉ chiếm khoảng trên
11% thị phần NK. Trong đó, Việt Nam là nước có nguồn cung cấp tơm lớn nhất thị trường
này, chiếm 31,1% tổng giá trị NK tôm của Úc. Mặt hàng cá tra Việt Nam gần như độc chiếm

thị trường Australia, từ 96% đến 98% với phi-lê cá tra tươi hoặc ướp lạnh.
Singapore có nhu cầu tiêu thụ tương đối lớn về thủy hải sản và là nơi trung chuyển
sang nước thứ ba. Nhưng điều đáng nói là kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
Singapore dù tăng đều qua các năm, song vẫn chỉ trên 100 triệu USD/năm- một con số khiêm
tốn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhu cầu hơn 1 tỷ USD của thị trường
này. do chưa có thương hiệu, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn nên các sản
phẩm nông, thủy sản của Việt Nam vẫn khó đưa được vào thị trường này. Do đó, nhiều mặt
hàng nơng, thuỷ sản Việt hiện nay phải tiếp cận với thị trường Singapore qua trung gian.
Các thị trường như Chile, Peru, New Zeland và Brunei là những thị trường mà Việt
Nam có kim ngạch XK thủy sản không đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2019 đã bắt đầu có
những khởi sắc, chẳng hạn 3 tháng đầu năm 2019, XK tơm Việt Nam sang Chile đạt 712,4
nghìn USD (3 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 45,5 nghìn USD). Chile từ vị trí thứ 60 đã vươn lên
vị trí thứ 46 trong top các thị trường NK tơm của Việt Nam. Đối với cá tra, năm 2018, giá trị
XK sang Chile cũng tăng 11,3% so với năm trước. Thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất
khẩu sang New Zealand khoảng 20 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
12%/năm.
Lợi thế của VN trong phát triển XK thủy sản đó chính là lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài, chúng ta có tiềm năng lớn phát triển
diện tích ni biển, ni sinh thái các giống lồi thủy hải sản tạo nguồn cung lớn với sản
phẩm thủy sản đa dạng, phong phú. Theo đánh giá của VASEP, tiềm năng nâng cao giá trị gia
tăng còn lớn và khả năng đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản XK. Ngồi ra, cơng nghệ chế
biến thủy sản XK của nước ta cũng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu quốc tế. Do đó, các
DN chế biến thủy sản XK có khả năng áp dụng KHCN để giảm giá thành, tăng giá bán các
sản phẩm thủy sản XK.
Một trong những khó khăn của XK thủy sản đó là nguồn nguyên liệu trong nước
không ổn định, đặc biệt nguồn thủy sản khai thác. Các doanh nghiệp phải NK thêm nguyên
liệu từ nước ngoài để chế biến XK. Giá trị XK từ nguồn nguyên liệu NK chiếm trung bình 1114% tổng giá trị XK thủy sản hàng năm và NK nguyên liệu có xu hướng tăng mạnh từ năm
2011 đến nay. Năm 2018, Việt Nam NK thủy sản từ 97 nước, kim ngạch NK đạt trên 1,7 tỷ
575



USD, tăng 30% so với năm 2017. Giá trị NK hàng tháng trung bình khoảng gần 150 triệu
USD. Các thị trường (10 nước) cung cấp thủy sản nguyên liệu lớn nhất chiếm gần 73% giá trị
NK thủy sản của Việt Nam với 1,25 tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ là nguồn cung cấp lớn nhất
thủy sản cho Việt Nam với trên 343 triệu USD, chiếm 21% thị phần. Các mặt hàng NK không
chỉ dừng lại ở các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, các loại cá biển… mà các DN cịn
đẩy mạnh NK tơm từ các nước khác.
3. Cơ hội đối với XK thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc thành viên
CPTPPP
Cơ hội mở rộng thị trường XK
Với việc cắt giảm thuế quan, Việt Nam có cơ hội tăng XK sang thị trường 10 nước
thành viên CPTPP (năm 2018, chiếm 25,1% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam). Thật
vậy, cạnh tranh về giá trong ngành thủy sản hiện nay là rất lớn, trong khi đó mức thuế XK
thủy sản vào một số thị trường CPTPP còn ở mức cao, dao động từ 2 - 20%. Khi CPTPP có
hiệu lực, việc cắt giảm ngay hầu hết các dòng thuế về 0 sẽ giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam
có khả năng cạnh tranh tốt hơn về giá so với các đối thủ - những quốc gia chưa phải là thành
viên CPTPP như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ - từ đó Việt Nam sẽ có cơ hội tăng thị phần
xuất khẩu.
Các cơ hội tăng XK không chỉ đến từ việc mở rộng XK sang các thị trường lớn như
Nhật Bản, Australia; Canada, mà Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế xâm nhập và tiếp cận sâu
vào các thị trường bên kia Thái Bình Dương gồm Canada, Mexico và Chilê. Đây là những thị
trường mà Việt Nam chưa k hiệp định thương mại song phương, và với CPTPP các nước này
lại áp dụng thuế suất 0% cho thuỷ sản Việt từ các mức ban đầu khá cao (Canada 4%, Chile
6% và Mexico 10-20%). Ngồi ra, thị trường mới có sức tiêu thụ thủy sản lớn là New
Zealand cũng là cơ hội để Việt Nam gia tăng XK các sản phẩm thủy sản. Theo nhận định của
các chuyên gia trong ngành thủy sản, với thị trường CPTPP, các doanh nghiệp XK tôm, bạch
tuộc, cá ngừ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Xét theo thị trường của từng quốc gia thành viên, cơ hội tăng XK sẽ tùy thuộc vào
mức giảm thuế trong CPTPP so với mức thuế quan trước đó mà mỗi nước áp dụng đối với các
sản phẩm thủy sản NK.

Thị trường Nhật Bản: là thị trường quan trọng của XK thủy sản Việt Nam. Trước
CPTPP, nước này đã có hai FTA với Việt Nam (FTA Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật
Bản), một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam XK sang Nhật đã được xóa bỏ rào cản thuế
quan. Tuy nhiên, họ vẫn giữ mức thuế 3,5% đối với thủy sản tươi sống và 7,3% đối với thủy
sản chế biến, các sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản ở mức 4,8-10,5%. Với CPTPP,
Nhật Bản xóa bỏ thuế quan với 91% số dòng thuế, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được
cam kết xóa bỏ thuế trong hai FTA trên cũng sẽ được hưởng thuế suất 0% khi XK sang Nhật
Bản. Trong đó, một số mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi CPTPP có
hiệu lực, bao gồm sản phẩm cá tra được miễn thuế ngay lập tức, từ mức 3,5-10,5% hiện tại,
Đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam trong đó có tơm đơng lạnh và tơm chế
576


biến được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, các mặt hàng
như cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số lồi cá tuyết, surimi, tơm, cua ghẹ...
cũng được hưởng thuế suất 0%.
Thị trường Canada: Trước CPTPP thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) đối với thủy sản
NK từ Việt Nam là 4-5%. Với cam kết xóa bỏ 100% dòng thuế NK với thủy sản Việt Nam
sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực là cơ hội để thuỷ sản Việt Nam tiếp tục giữ vững thị
phần và đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng XK vào thị trường này. Các mặt hàng thuỷ sản
như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh, cá tra, cá ngừ,... sẽ có cơ hội thâm
nhập mạnh mẽ vào thị trường này. Đặc biệt đối với sản phẩm cá ngừ, Thái Lan và Trung
Quốc đang là hai đối thủ lớn nhất của Việt Nam nhưng không phải là thành viên của CPTPP.
Dư địa cho XK cá ngừ Việt Nam vào thị trường Canada còn rất lớn, cùng với lợi thế cạnh
tranh do được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ giúp XK cá ngừ Việt Nam vào thị trường này có thể
tăng trưởng cao. Đối với tôm, đối thủ hàng đầu của Việt Nam là Ấn Độ cũng không phải
thành viên CPTPP nên đây được xem là cơ hội để sản phẩm tơm XK Việt Nam vươn lên cạnh
tranh vị trí XK hàng đầu.
Thị trường Australia: nhu cầu NK hàng năm của nước này là hơn 200.000 tấn thủy
sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn

nữa và là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Hai mặt hàng thủy
sản XK chủ lực của Việt Nam là tơm và cá tra sẽ có thêm nhiều cơ hội XK khi CPTPP có hiệu
lực đối với Việt Nam.
Thị trường New Zealand. Mặc dù có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu và chỉ có 10% tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhưng
New Zealand vẫn nhập khẩu các sản phẩm thủy sản với kim ngạch khoảng 100 triệu USD
hàng năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại thủy sản ở vùng nước ấm như cá philê các loại, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc, các sản phẩm chế biến từ thủy sản như cá khô,
muối, nước mắm và các chế phẩm từ tơm cá. Thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu
sang New Zealand chỉ đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm, chiếm 11-13% nhu cầu của thị
trường này, nên dư địa còn nhiều.
Chile: Là thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam. Theo cam kết của Chile trong
CPTPP, các sản phẩm thủy sản, trong đó có tơm NK vào Chile đều được giảm thuế từ 6% về
0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. K vọng với lợi thế về thuế suất NK là 0% của CPTPP,
sản phẩm cá tra, basa phile đông lạnh, thông qua các kênh phân phối của Chile, sẽ có khả
năng được giới thiệu và hiện diện tại các nước khác trong khu vực.
Các FTA mới sẽ giúp doanh nghiệp nước ta thâm nhập, khai thác các thị trường mới,
phân tán rủi ro khi thương mại bị lệch quá nhiều về một, hai đối tác.
Cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thủ sản toàn cầu
Trong chuỗi cung ứng thủy sản, DN thủy sản của Việt Nam chỉ đứng ở vị trí nhà chế
biến và XK cho các nhà NK - bán buôn - bán l tại thị trường tiêu thụ nước ngồi mà chưa
thâm nhập được vào mắt xích cuối cùng của chuỗi cung ứng là khâu bán l . Hàng thủy sản
577


trên thị trường thường không được mang tên hiệu của nhà XK Việt Nam, mà chỉ có xuất xứ
và thương hiệu của nhà NK trên bao bì.
Trong kênh bán l thủy sản toàn cầu, khuynh hướng chung hiện nay là các nhà bán l
tự tạo ra các dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng. Dựa vào vị thế nhà phân phối lớn của các
sản phẩm giá trị gia tăng cao tại thị trường mục tiêu, các nhà bán l đàm phán với các nhà chế
biến – XK đủ tiêu chuẩn và khả năng cung cấp theo yêu cầu số lượng và chất lượng sản phẩm

cao, hoạt động giao hàng và giá ổn định để tạo ra các dòng sản phẩm này. Để cạnh tranh với
các nhà cung cấp mang nhãn hiệu khác, nhà bán l phải quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm
mang nhãn hiệu riêng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, nhằm tối ưu hóa chi phí trung gian như vận
chuyển, lưu kho, và kiểm định chất lượng. Ngoài ra, nhờ lợi thế đàm phán về khả năng phân
phối sản phẩm thường xuyên, với số lượng lớn đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, nhà bán
l có thể nhận được mức giá cung cấp được chiết khấu; hoặc cuộc cạnh tranh giành quyền
cung cấp giữa các nhà chế biến – xuất khẩu cũng dẫn đến kết quả tương tự. Hai yếu tố kép
này giúp nhà bán l có thể hạ giá bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ xuống thấp hơn so với
các nhà cung cấp khác, có sản phẩm bày bán trong hệ thống của nhà bán l .
Với CPTPP, rào cản về thuế quan và các rào cản khác để thâm nhập mắt xích phân
phối tới người tiêu dùng cuối cùng giảm, DN thủy sản của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội
và tạo nhãn hiệu riêng để phát triển các kênh bán l , điều này sẽ giúp phát triển thương hiệu
thủy sản VN và duy trì vị thế trong tương lai. Điều này được thực hiện thông qua việc mở
rộng quy mô kinh doanh của các nhà sản xuất (thông qua tái đầu tư mở rộng, mua bán –
sát nhập, hoặc thâu tóm các nhà sản xuất khác); mạng lƣới kinh doanh tồn cầu (tích cực
tiến sâu vào thị trường tiêu thụ nội địa, bằng cách đàm phán cung cấp sản phẩm cho các nhà
bán l , thay vì xuất khẩu đến các đại lý xuất nhập khẩu, bán buôn); tăng cƣờng tính liên
kết dọc (quản trị chi phí vốn, thức ăn chăn nuôi, con giống, liên kết với người nuôi trồng)
và gia tăng giá trị sản phẩm.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng cần có giải pháp kết
nối các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi, cập nhật cơ hội, thách thức từ xung đột thương
mại toàn cầu, các dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm, kiểm định hàng hóa, logistics, thơng tin doanh
nghiệp… CPTPP thúc đẩy tạo các mối quan hệ FTA mới và thiết lập mạng lưới mới, bao gồm
chuỗi cung ứng giữa châu Á và châu Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DN trong
ngành thủy sản nói riêng đang có nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nhờ ưu
đãi từ CPTPP. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tham gia chuỗi giá trị tồn cầu thơng qua
việc cung ứng cho các doanh nghiệp, tập đồn đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam.
Cơ hội đa dạng hóa nguồn cung ngun liệu thủy sản
Khơng chỉ tạo lợi thế đối với XK sang các nước thành viên, CPTPP còn tạo điều kiện
để doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa được nguồn cung nguyên liệu NK từ các nước để sản

xuất chế biến XK và gia công nhờ thuế XK giảm hoặc về 0%. Hiện nay, các nước thành viên
CPTPP chiếm gần 16% NK thủy sản của Việt Nam. CPTPP tạo cơ hội cho Việt Nam cơ cấu
lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản của Việt Nam
578


chủ yếu với khu vực châu Á. CPTPP mới sẽ là cơ hội để các DN chế biến thủy sản của Việt
Nam thâm nhập, khai thác nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường mới, vừa phân tán rủi ro,
vừa đảm bảo tiêu chuẩn về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan khi XK thành phẩm sang
thị trường CPTPP. Ngồi ra, có thể thấy 1uy tắc xuất xứ là thách thức cho xuất khẩu nhưng
cũng bao hàm cơ hội khi tạo áp lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị
gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.
Ngồi ra, nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP, các nhà đầu tư có thể chuyển hướng
vào cung ứng nguyên liệu, theo đó có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục
các hạn chế của quy tắc xuất xứ
Một số cơ hội khác góp phần thúc đẩy XK thủy sản của Việt Nam
Cơ hội từ các cam kết về mua sắm công. Cam kết về mở cửa thị trường mua sắm công
sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt có thể tiếp cận được thị trường mua sắm công
rất lớn của 10 nước CPTPP. Các DN thủy sản có thể NK máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất,
chế biến thủy sản, NK, chuyển giao công nghệ thuận lợi hơn, giá cả hợp l hơn. Đồng thời,
thị trường mua sắm công trong nước cũng được mở cửa hơn với các doanh nghiệp tư nhân,
đây chính là cơ hội lớn với ngành thủy sản.
Cơ hội từ các cam kết về thủ t c chứng nhận xuất xứ, thủ t c hải quan. Về thủ tục
chứng nhận xuất xứ, các bên cam kết áp dụng doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ,
cách này tạo thuận lợi hơn rất nhiều, đồng thời tăng trách nhiệm của doanh nghiệp với hàng
hóa; ngồi ra, các thủ tục khiếu nại, xử l vướng mắc các rào sản kỹ thuật đối với thương mại
(TBT), các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) nhanh hơn, minh bạch hơn; tiếp cận với các dịch
vụ sản xuất tốt hơn về tài chính, bảo hiểm, logistics…; tiếp cận các kênh phân phối thuận lợi
hơn… Những điều này sẽ giúp các DN trong ngành thủy sản cắt giảm chi phí và nâng cao khả

năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cơ hội đến từ các cam kết về cải cách thể chế, môi trường kinh doanh. Tham gia
CPTPP yêu cầu Nhà nước phải cải cách thể chế, từ đó doanh nghiệp có mơi trường kinh
doanh ổn định và minh bạch hơn. Các DN sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản được
đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn.
4. Thách thức đối với XK thủy sản của Việt Nam sang các nƣớc thành viên CPTPP
Thách thức từ nội lực ngành thủy sản trong nước chưa vững
Mặc dù sản xuất, xuất khẩu thủy sản của nước ta liên tục tăng trưởng trong những năm
gần đây nhưng ngành thủy sản cũng vẫn còn nhiều hạn chế để phát triển XK bền vững.
Những hạn chế đó bao gồm: (1) Nguồn nguyên liệu không ổn định. Vùng nguyên
liệu lại phân tán làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Công nghệ
vận chuyển, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình
trạng mất cân đổi giữa cơng suất thiết bị và khả năng cung cấp nguyên liệu… (2) Hệ thống
hạ tầng thuỷ sản còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được địi hỏi của nền sản xuất
hàng hóa quy mô lớn. Vốn đầu tư cho hạ tầng thủy sản cịn khó khăn. Tổ chức sản xuất của

579


ngành thủy sản chưa hiệu quả, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành thủy sản còn thấp;
(3) Chất ượng con giống và nguồn cung con giống không ổn định, trại ương giống quy mơ
nhỏ, khó quản lý. Chi phí con giống, thức ăn, hóa chất, nhiên liệu đều cao nên giá thành sản
phẩm cao. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ khả năng kiểm soát tồn bộ
q trình sản xuất ngun liệu từ con giống cho tới quy trình sản xuất, thu hoạch và chế
biến; (4) Mối liên hệ giữa các DN chế biến thủy sản xuất khẩu và giữa cơ sở sản xuất ban
đầu (khai thác, nuôi trồng) chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy, phần lớn các DN thủy sản Việt
Nam đều chưa thiết lập được hệ thống tổ chức thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân,
chủ yếu thu mua từ các nậu, vựa. Cách làm này dẫn đến hệ quả là DN phải lệ thuộc vào các
chủ nậu, vựa vì nếu nậu, vựa quay lưng thì lập tức DN bị thiếu ngun liệu. Cịn đối với
ngư dân, do khơng được giao dịch trực tiếp với DN, nên khó tiếp cận được sự hỗ trợ về mặt

kỹ thuật từ các DN, không nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả và khơng có quyền
mặc cả về giá cho sản phẩm của mình.
Thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, quy tắc
xuất xứ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Về quy định tiêu chuẩn tại các thị trường NK. Có nhiều quy định mới và phức tạp mà
các nước thành viên CPTPP đưa ra đối với hàng thủy sản NK, như quy định kỹ thuật khắt khe
để bảo vệ sức kho con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các quy định mới về
kiểm nghiệm kiểm dịch và thực hiện kiểm tra chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để XK
sang các thị trường này thì hàng thủy sản của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên,
trong khi có rất nhiều tiêu chuẩn khó vượt qua.
Chẳng hạn với thị trường Nhật Bản, Australia, khó khăn lớn nhất để thâm nhập vào thị
trường này là các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và an toàn sinh học, trong khi
đó, thủy sản Việt Nam vẫn cịn một số trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc
diệt nấm bị phát hiện. Với thị trường Malaysia và Brunei, các quốc gia Hồi giáo nên hàng
thủy sản XK sang đây phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm Halal.
Về truy suất nguồn gốc. Thách thức lớn nhất là việc truy xuất nguồn gốc phải minh
bạch để được miễn giảm thuế. Cách duy nhất để doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các ưu
đãi về thuế quan chính là tuân thủ quy tắc xuất xứ kèm theo trong CPTPP. CPTPP chấp nhận
xuất xứ cộng gộp có tổng giá trị khu vực từ 40% trở lên. Điều này không dễ thực hiện nhất là
đối với các loại thủy sản NK về chế biến rồi XK. Đây là thách thức vì hầu hết doanh nghiệp
XK thủy sản hiện nay chưa đủ khả năng kiểm sốt tồn bộ quá trình sản xuất nguyên liệu từ
con giống cho tới quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến, hàng hóa XK cịn phụ thuộc
nhiều vào ngun liệu NK từ các nước ngoại khối.
Thực hiện các cam kết về môi trường, lao động và trách nhiệm xã hội
Những quy định về lao động, mơi trường bị kiểm sốt tn thủ chặt chẽ hơn, đòi hỏi
các DN Việt Nam phải chủ động thay đổi quy trình sản xuất, đánh bắt, chế biến và nâng cao
năng lực quản trị. Việc tổ chức sản xuất bảo đảm quyền lợi cho công nhân, nông dân phải
được tuân thủ. Do ngành thủy sản Việt Nam còn làm theo mùa vụ nên việc ký hết hợp đồng,

580



bảo hiểm, đào tạo, thậm chí kể cả độ tuổi lao động cũng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu
của CPTPP.
Vấn đề công bố thông tin công khai minh bạch về chất thải; giải pháp bảo vệ môi
trường; cơ quan đầu mối chuyên trách/cá nhân chuyên trách về môi trường tại các tổ chức,
doanh nghiệp… cũng là những nội dung cần được đáp ứng khi XK vào thị trường CPTPP.
Những u cầu trên đã đặt ra khơng ít thách thức đối với các cơ quan quản l nhà
nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam bởi hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường
của Việt Nam vẫn đang trong q trình tiếp tục được hồn thiện, những khn khổ pháp l
cho lĩnh vực mơi trường cịn chưa đầy đủ và thậm chí cịn chồng ch o trong một số lĩnh vực
cụ thể, gây khó khăn cho việc thực thi các cam kết quốc tế; năng lực kinh nghiệm của một số
cán bộ trong việc xử l các vấn đề thương mại quốc tế có liên quan đến mơi trường chưa đáp
ứng được yêu cầu. Hiện nay, việc thực hiện CSR phần lớn cịn mang tính đối phó, chỉ đáp ứng
các yêu cầu của khối các đơn vị nhập khẩu, chưa đi vào bản chất bên trong.
Hàng rào phi thuế (rào cản kỹ thuật)
Các nước NK có thể cố tình lợi dụng u cầu vệ sinh an tồn thực phẩn (VSATTP) để
"làm khó" các DN XK ln là thách thức không nhỏ đối với DN thủy sản VN. Chẳng hạn, với
thị trường Nhật Bản trong 1-2 năm gần đây đã đưa ra cảnh báo và càng lúc càng gia tăng mức
cảnh báo đối với hàng thủy sản VN, từ vài chục, vài trăm rồi lên đến 700-800 loại hóa chất
cấm. Quy định này liên quan đến tất cả các DN tham gia vào quá trình từ sản xuất, chế biến
đến XK. Hơn nữa, để xác định về các loại chất cấm tồn dư trong thủy sản thì phía Nhật Bản
tiến hành kiểm nghiệm với các tần suất kiểm nghiệm theo xu thế tăng dần lên, từ vài lô, đến
50% rồi 100% các lô hàng NK từ Việt Nam khiến chi phí (sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm tra...
để được XK) tăng lên và được cộng vào giá làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

DN Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngay tại thị
trƣờng nội địa.
Sức p cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, cạnh tranh ln có tính hai mặt rõ ràng. Một mặt, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với

các doanh nghiệp yếu k m, nhất là các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc
hậu. Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng
tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Về phía các DN chế biến, xuất khẩu thì do khơng có mối liên hệ trực tiếp với nông dân
nên đầu vào của họ cũng chỉ thơng qua thương lái, vì vậy, giá cả nguyên liệu đầu vào của các
DN chế biến và xuất khẩu thường khá cao (trong khi nông dân lại thường xuyên bán với giá
thấp). Đồng thời khi thất mùa, nguồn cung hiếm thì các thương lái chủ yếu thu mua hàng để
bán l ra thị trường để có giá cao hơn so với việc bán cho các công ty chế biến, xuất khẩu làm
cho các công ty đôi khi lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất, không đủ khả năng thực hiện
hợp đồng gây mất lòng tin và uy tín đối với khách hàng làm cho ngành thủy sản không xây
dựng được thương hiệu và mất chỗ đứng trên thị trường.

581


5. Một số huyến nghị
Để tận dụng các cơ hội và vượt qua những thách thức trong XK thủy sản vào thị
trường các nước thành viên CPTPP, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các nội dung sau đây:
Thứ nhất, cải cách hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật theo luật quốc tế và liên
quan đến FTA và CPTPP: sửa đổi Luật Lao động, kiểm tra chuyên ngành Đào tạo và hỗ trợ để
DN chuẩn bị và đối phó kịp thời với các tranh chấp thương mại, đồng thời phát triển nguồn
nhân lực trong các DN.
Thứ hai, tăng cường cơng tác quản l chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm đối với
nông, thủy sản thông qua các biện pháp quản l theo hệ thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế
biến XK như áp dụng GAP, CoC, HACCP. Rà soát, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối
với hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp theo hướng hài hòa với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn của các nước NK. Xử l nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vi phạm qui định
về chất lượng, an tồn thực phẩm, cạnh tranh khơng lành mạnh làm mất uy tín nơng, lâm,
thủy sản Việt Nam.
Thứ ba, áp dụng các giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng vùng, cơ sở an tồn dịch bệnh;

kiểm sốt tốt việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất cơng nghiệp và chất cấm trong chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu
thụ, XK sản phẩm.
Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, chú trọng liên kết chuỗi để nâng cao
năng suất, chất lượng, kiểm soát tốt ATVSTP. Đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy
định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Thứ năm, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm để
sản phẩm XK Việt Nam được biết đến trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến
thương mại tại thị trường các nước tham gia FTA, tăng cường truyền thông quảng bá sản
phẩm thủy sản Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Trang (2019), CPTPP và Ngành Thủy sản–Trái cây, rau củ Chăn nuôi,
chế biến thịt Việt Nam. Bài trình bày tại Hội thảo Ngành Thủy Sản – Trái Cây, Rau củ - Chăn
nuôi và chế biến thịt trước cơ hội và thách thức từ CPTPP, VCCI tổ chức tại Cần Thơ năm 2019.
2. Văn Thọ (2019), Hiệp định CPTPP và EVFTA tạo cơ hội mở rộng thị trường XK
thủy sản. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản, đăng tải ngày 31/7/2019.
3. VASEP (2019a), Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội thuế quan và khuyến nghị
cho ngành thủy sản Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo Cơ hội và Thách thức của ngành thủy sản
tại các Hiệp định CPTPP & EVFTA tại Hà Nội năm 2019.
4. VASEP (2019b), Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, tải về từ website của
VASEP, />5. VCCI (2018), Tóm tắt chương 2 Hiệp định CPTPP: Đối xử quốc gia và mở cửa thị
trường đối với hàng hóa. Đăng tải trên website của VCCI.

582



×