Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.03 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BAN CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CÁN BỘ GIÁO VIÊN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH ––––––. Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Hương trạch, ngày 24 tháng 02 năm 2013. /BC-BCĐ. BÁO CÁO Kết quả đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ––––––––– Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-BCĐ, ngày 21/01 2012 của ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Hà Tĩnh,công văn số 129/SGDĐT-VP, ngày 31/01/2013 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh v/v góp ý dự thảo Hiến pháp năm 1992, công văn số 89/PGDĐT , ngày 21/02/2013 v/v góp ý dự thảo Hiến pháp năm 1992, . Ban Chỉ đạo Trường TH Hương Trạch Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đỏi Hiến pháp cụ thể như sau: I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO. 1. Công tác tổ chức: Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-BCĐ, ngày 21/01 2012 của ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi được tiếp thu công văn số 89/PGDĐT v/v góp ý dự thảo Hiến pháp năm 1992, ngày ngày 22 tháng 02 năm 2013 đơn vị thành lập ban chỉ đạo lây ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp do Hiệu trưởng làm trưởng ban chủ trì, chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tiến hành thực hiện Kế hoạch của BCĐ đơn vị đã xây dựng. - Ngày 15/02/2013 tham dự hội nghị liên tịch mở rộng xã Hương Trạch. - Ngày 22/02/2013 Chi bộ trường ra Quyết định số …. về vệc thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Ngày 23/02/2013 Chi bộ trường, phối hợp tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo thông qua Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, quán triệt Nội dung, Kế hoạch để tổ chức thực hiện theo Kế hoạch đã xây dựng. Ban Chỉ đạo ban.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> hành Quyết định về việc Thành lập Tổ giúp việc lấy ý kiến của nhân dân, của cán bộ giáo viên về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Ngày 26/02/2013 Ban chỉ đạo tổ chức hội nghị thu thập ý kiến trong cuộc họp liên tịch xã mở rộng, họp xóm, họp đại diện hộ gia đình, các cụ lão thành, cán bộ hưu trí những người có trình độ học thức, nhận thức, hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về Hiến pháp cùng với ý kiến tham gia góp ý của cán bộ, giáo viên trong hội nghi. 2. Công tác lấy ý kiến: - Chi bộ phân công tổ giúp việc gồm Tổ Chuyên môn, Công đoàn, TPT Đội, Chuyên môn trường, cán bộ công chức, viên chức tổ chức hội nghị tiến hành thực hiện Chương trình, Kế hoạch, Quy trình, thứ tự các bước Ban Chỉ đạo đã xây dựng. 3. Các hính thức tổ chức: Để lấy ý kiến của từng cán bộ, giáo viên về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ban Chỉ đạo đã tham mưu, chỉ đạo bằng các hình thức góp ý trực tiếp tại các cuộc họp của đơn vị và một số cán bộ Giáo chức, cán bộ lão thành cách mạng qua các thời kỳ và tổng hợp bằng văn bản Cụ thể: - Toàn thể cán bộ, giáo viên. - Tham gia họp liên tịch xã, họp xóm, họp đại diện hộ gia đình, - Vận động các các cụ lão thành, cán bộ hưu trí những người có trình độ học thức, nhận thức, hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về Hiến pháp cùng tham gia góp ý. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992. 1. Nhận xét chung: - Nội dung Dự thảo Hiến pháp đã đảm bảo cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và Văn kiện của đại Hội Đảng khóa XI về dự thảo Hiến pháp năm 1992 a. Dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền Lập pháp, hành pháp và Tư pháp. *Ưu điểm: Quan điểm của Đảng ta trong cương lĩnh đại hội Đảng khóa XI về sửa đối hiến pháp năm 1992 là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế hiện.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> nay, vì Nhà nước ta là một Nước đang phát tiển, nên có những điểm mới phát sinh trong thực tiến nhưng trong hiến pháp năm 1992 chưa quy định hoặc quy định nhưng nay đã lạc hậu, hiện nay Nước ta đang hội nhập kinh tế - Quốc tế; việc phân cấp quyền lực nhà nước là hoàn toàn phù hợp, vì Thực hiện quyền lực nhà nước là các cơ quan Lập pháp, hành pháp và tư pháp; Chỉ đạo bằng mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới. * Nhược điểm: Hiến pháp năm 1992 thực hiện quyền Lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có bất cập, vì Quyền lập pháp là cơ quan Quốc hội; Quyền Hành pháp là Chỉnh phủ, nhưng quyền Hành pháp chủ yếu là chỉnh phủ quyết định, còn Chủ tịch nước chưa thể hiện được quyền một vị chủ tịch, chưa thực sự là quyền của một người đứng đầu Nhà nước mà chỉ làm nhiệm vụ đối nội, đối ngoại là chưa thích đáng.Vì Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý và điều hành. b. Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đối mới tổ chức và hoạt động của Chỉnh phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; Tổ chức tinh gọn và hợp lý; Tăng cường dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chỉnh phủ. c. Dự thảo đã xác lập cơ chế đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu xây dựng nước Việt nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Tôn trọng và bản đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ Xã hội chủ nghĩa; Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. d. Dự thảo đã đối mới tổ chức hoạt động của chỉnh quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp; Xây dựng mô hình chính quyền địa phương có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> đ. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo đã giải quyết được những vẫn đề bất cập, tồn tại của thực tiến đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. e. Dự thảo đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự bảo và ốn định lâu dài. III. Ý KIẾN CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO SỬA ĐỐI HIẾN PHÁP Cơ bản nhất trí như bản Dự thảo của cấp trên nhưng đề nghị bổ sung góp ý một sổ Chương, Điều cụ thể như sau: 1. Về qui định cụ thể của dự thảo. Đối với Chương I: Hiến pháp năm 1992 “Nước Công hòa XHCN Việt nam, chế độ chính trị” mục này để nguyên như cũ. vì Hiến pháp là một đạo luật gốc của một Quốc gia, toàn bộ quyền lực Nhà nước thể hiện trong Hiến pháp nên niên hiệu nước là thể hiện về chế độ chính trị của một Quốc gia, toàn bộ cơ quan hành pháp, Lập pháp, Tư pháp đều dựa trên đạo luật này. Đối với Chương II: (Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Điều 21 (mới) ‘Mọi người có quyền sống” Điều này đề nghị ghép vào Điều 20, Sửa đổi bổ sung điều 51 (cũ). Tại Khoản 1, Điều 25 ghi “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Ý kiến góp ý của cán bộ công chức, viên chức cơ quan và ý kiến của các các cụ lão thành, cán bộ hưu trí những người có trình độ học thức, nhận thức, hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về Hiến pháp cho rằng cần bổ sung sửa đổi thành câu: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo được Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận được bình đẳng trước pháp luật”. Điều 63 (Cũ) nay sưa rđổi bổ sung thành điều 26 (mới). Quy định chưa đầy đủ về giới tính. Vì công dân nam, nư bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. như vậy đang thiếu giới tính khác mới quy định giữa nam và nữ; Ví dụ: Đồng tính luyến ái chưa được điều chỉnh.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tại khoản 3 Điều 27 (mới) quy định “ Nghiêm cấm mọi hành vị phân biệt đối xử về giới” như vậy câu từ được điều chỉnh đầy đủ đề nghị thêm vào từ “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt, đổi xử về giới tính. Điều 28 (mới) sửa đổi bổ sung điều 54 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Điều này đề nghị xem xét sửa đổi độ tuổi 21 thì chưa đủ điều kiện để đảm nhận đại biểu Quốc hội vì Quốc hội đòi hỏi phải có trình độ, kiến thức, vì 21 tuổi thì độ tuổi đang học đại học, cao đẳng nên cơ quan hành pháp không phát huy được trí tuệ; 21 tuổi thì được ứng cử vào đại biểu HĐND các cấp. Điều 34 (Mới) sửa đổi bổ sung điều 57. - Khoản 1 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh”. đề nghị xem xét bổ sung: Mọi người có quyền tự do kinh doanh chính đáng và hợp pháp. - Khoản 2. “Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh” đề nghị xem xét bổ sung Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh chính đáng và hợp pháp. Điều 41 (Mới) sửa đổi bổ sung điều 39;61. Đề nghị để lại như điều 39 cũ. quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn, vì toàn bộ quyền lợi của nhân dân được điều chỉnh đầy đủ, còn điều 41 sửa đổi bổ sung điều 39; 61 quy định chưa chặt chẽ. Điều 42 (Mới) sửa đổi bổ sung điều 59. Đề nghị giữ nguyên như cũ và chỉ đổi tên điều từ điều 59 thành điều 42 mới. Vì điều 59 cũ đã được quy định chặt chẽ. Đối với Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Thống nhất cao với bản dự thảo sửa đổi. Đối với Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Nhất trí như Dự thảo sửa đổi. Đối với Chương V: Quốc hội Nhất trí như Dự thảo sửa đổi. Đối với Chương VI: Chủ tịch nước Điều 91 (Mới) giữ nguyên điều 101 “Chủ tịch nước là người đừng đầu Nhà Nước thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại” đề nghị nâng một số quyền do Chủ tịch nước quyết định vì Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhưng thẩm quyền còn hạn chế, chỉ đối nội, đối ngoại là chưa đủ. Hiện nay Chính phủ là cơ quan hành pháp nắm giữ nhiều quyền lực, bên cạnh đó Chủ tịch nước lại không có quyền, nhưng theo Nghị quyết TW4 thì quy trách nhiệm cho người đứng đầu. 2.Về kỹ thuật lập hiến. Bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo phù hợp thể thức trình bày. Ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các qui đinh của dự thảo xúc tích hơn, bao hàm hơn. Song trong quá trình thực thi cần phải đung với Hiến pháp thì mới có hiệu quả. Trên đây là Báo cáo của Ban chỉ đạo góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp 1992 của đơn vị Trường TH Hương Trạch.. Nơi nhận: - Văn thư - Lưu BCĐ.. TM. BAN CHỈ ĐẠO PHÓ TRƯỞNG BAN. Cao Đình Tượng.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>