Enzim và hiện tượng
xúc tác sinh học
Sự sống là quá trình trao đổi vật chất liên
tục, quá trình đó bao gồm hàng loạt phản
ứng phân giải và tổng hợp. Kết quả là
những chất glucid, lipid, protein... đưa
theo thức ăn vào sẽ biến thành thành
phần mới của mô bào hoặc thành năng
lượng cung cấp cho hoạt động sống.
Các quá trình này nếu ở phòng thí
nghiệm thường mất nhiều thì giờ, cần
nhiều hoá chất, nhiệt độ cao mà kết quả
đôi khi không phân hoá triệt để được.
Trái lại, ở điều kiện in vi vo (tức là trong
sinh thể) các phản ứng sinh hoá học nói
trên tiến hành rất dễ dàng, nhanh và hiệu
quả rất cao.
Đó là nhờ sự xúc tác của hệ thống enzym
1. Lịch sử về enzym .
Trước kia người ta đưa ra thuyết "sinh
lực" thuyết này cho rằng các quá trình
sống được điều khiển bởi một" lực huyền
bí không thể tìm hiểu được.
Nhưng ngáy từ đầu thế kỷ XVIII người ta
đã bắt đầu tìm tòi về quá trình tiêu hoá.
- Năm 1783 một người Ý tên là
Spalacani gói thịt vào mảnh lưới thép rồi
cho diều hâu nuốt, khi kéo lưới ra thì thịt
đã bị hoà tan hết. Ông đưa ra kết luận là
thịt bị một loại chất có tác dụng đặc biệt
hoà tan.
Mãi đến năm 1811- 1814 nhà bác học
Nga Kiếc-gốp tìm ra trong mầm lúa một
chất có khả năng biến tinh bột thọ đường
maltose.
Gần 19 năm sau, 1833, Phi- en và Pec-
xô mới phân lập được chất đó dưới dạng
tinh thể mà ngày nay chúng ta gọi là
enzym amylase.
Tuy người Cổ Đại đã biết dùng enzym
vào việc sản xuất lườn, thuộc da, làm
bánh mì, làm pho-mat, làm mắm, ủ
tương... nhưng sự nghiên cứu về enzym
có thể nói chỉ phát triển từ cuối thế kỷ
XIX.
Sang đầu thế kỷ XX, những phát hiện về
enzym thu được càng nhiều, người ta đần
dần biết được bản chất hoá học của
enzym là protein, đã thu được nhiều
enzym tinh khiết (sanmer 1926) đã phát
hiện được cấu tạo nhóm ghép của enzym
(Wilstaetter
1920 - 1930). Riêng việc nghiên cứu các
enzym tiêu hoá đã được nhà sinh lý học
người Nga Páp - lốp đóng góp đáng kể.
Cho tới nay các kiến thức về enzym đã
tập hợp thành một môn học sâu rộng. Đó
là môn enzym học (enzymologia).
2. Hiện tượng xúc tác
Hiện tượng xúc tác là hiện tượng làm
tăng tốc độ phản ứng để cho hệ thống
chóng đạt tới trạng thái cân bằng động.
A + B ↔ AB
Bằng những chất hoặc đưa từ ngoài vào
cơ thể hoặc nó tự sản sinh trong quá trình
phản ứng, bản chất của chất xúc tác là
không tham gia vào sản phẩm cuối cùng
của phản ứng.
A + B + K ↔ AB + K