Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai du thi Su dung kien thuc lien mon de giaiquyet cac tinh huong thuc tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.75 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên - Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Kim Động - Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Lương Bằng - Địa chỉ:Lương Bằng-Kim Động-Hưng Yên - Điện thoại: - Email:(không có) - Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): 1.Ngô Tuấn Tú. 2.Vũ Kim Tuân 3.Vũ Lê Trường Tùng - Mã số bài viết (do Chủ tịch hội đồng thực hiện) (chưa có) 1. Tên tình huống:Cứu người bị tai nạn do chết đuối. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống:Giúp học sinh biết được khái niệm về tai nạn chết đuối,nguyên nhân, cách sơ cứu,cách phòng chống tai nạn do chết đuối. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:Áp dụng những điều chúng ta biết trong cuộc sống hằng ngày để vận dụng. 4. Giải pháp giải quyết tình huống:Sử dụng những kiến thức trong cuộc sống hoặc những kiến thức trên lớp mà chúng ta học được. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Tình huống:Một bạn nhỏ không biết bơi đang tắm một mình ở giữa ao,chân bạn đó đang đứng ở trên một hòn đá to mà có rất nhiều rêu bám vào hòn đá đó.Không may,đang tắm bạn ấy bị trượt chân ra khỏi hòn đá đó và ngã xuống ao.Em ấy cố gào thét mãi nhưng mà không có ai đến cứu.Bất chợt chúng ta đang đi trên đường và nhìn thấy em bé đó đang dần dần bị chìm xuống.Chúng ta đã vớt được em ấy lên bờ nhưng mà bệnh viện cấp cứu cách khu phố đó rất xa mà chúng ta không có một dụng cụ gì để sơ cứu và cũng không có điện thoại để gọi điện.Trong hoàn cảnh đó chúng ta phải làm như thế nào để cho em bé thoát khỏi tình trạng nguy kịch này?. a) Cách xử lý đuối nước Tách trẻ ra khỏi nước: Tách em đó khỏi tác nhân gây đuối nước là rất quan trọng, phải thật nhanh chóng mới tránh được hậu quả do đuối nước đối với em. + Khi bơi xuống nước vớt trẻ cần lưu ý: không cho em túm chặt lấy mình bằng cách lặn xuống giữ chân trái trẻ phía dưới kheo chân và đẩy em quay lưng lại phía mình và kéo lên mặt nước. Khi ở trên mặt nước cần áp dụng các biện pháp: xoay lưng về phía người cứu, hai tay người cứu xốc nách em, giữ chặt vai và bơi bằng hai chân. Sơ cấp cứu sau khi đưa trẻ lên bờ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nếu em tỉnh táo cần đặt em nằm đầu thấp, nghiêng sang một bên, kiểm tra và lấy dị vật trong miệng (nếu có), sau đó ủ ấm cho em, trấn an tinh thần và gọi cho nhiều người xung quanh đang đi đường nhờ chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi. - Nếu em bất tỉnh, thở yếu hoặc ngừng thở, ngừng tim: tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đúng kỹ thuật và kiên trì. Sau khi em hồi tỉnh cần ủ ấm và gọi cho nhiều người xung quanh đang đi đường nhờ chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi. -Tiến hành hà hơi thổi ngạt: Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo. - Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau: - Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay). - Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay. - Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.- Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là còn tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi. Chú ý: - Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). - Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân. b)Các cách phòng chống tai nạn đuối nước. Sau đây là một số cách phòng chống tai nạn đuối nước thong dụng nhất: - Không tắm một mình trong bồn nước, chậu nước. Khi tắm như vậy cần có người lớn giúp đỡ. - Không chơi đùa ở khu vực gần nước hoặc trong môi trường nước. - Không đi bơi, tắm ở sông ngòi, ao hồ, bể bơi khi không có người lớn đi kèm hoặc giám sát. - Nhắc người lớn làm nắp đậy giếng, chum, vại, bể nước, thùng nước, rào ao, cắm biển báo tại nơi nước sâu nguy hiểm. - Không tự lấy nước ở ao, hồ, giếng, bể, chum vại vì như thế là quá sức của các em và dễ trượt ngã, chết đuối. - Mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy: đi đò, tàu, thuyền. - Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. - Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền. - Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước. - Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. - Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài… - Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. - Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào. - Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội: Chúng ta đã giải quyết được xong tình huống trên là nhờ vào kinh nghiệm thực tế ở trên lớp học,chúng ta thấy rằng giải quyết tình huống trên nó có vai trò,ý nghĩa rất.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> quan trọng đối với chúng ta.Nó đã giúp cho chúng ta trưởng thành hơn,có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập và trong thực tiễn để sau này chúng ta có thể áp dụng vào thực tế đời sồng kinh tế - xã hội nhiều lần hơn nữa.. Bài viết đến đây là hết.Em xin chân thành cảm ơn. Người viết bài Tuân Vũ Kim Tuân.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×