Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Khái niệm chú thích ảnh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.23 KB, 5 trang )


Khái niệm chú thích ảnh

Giảng viên Fabienne Gérault của trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã
đưa ra một số gạch đầu dòng cơ bản trong một khóa đào tạo tại Việt Nam liên
quan đến chú thích ảnh như sau: có thể coi chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình
ảnh, giải thích hình ảnh, bình luận nó hoặc hoàn chỉnh nó.
Chú thích có thể là:
- một câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho hình ảnh: Ai? Ở
đâu? Khi nào?
- một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết phải có trong
bài báo.
- một tóm tắt: đặc biệt là tóm tắt thông điệp chính.
- một lời giải thích: chú thích khẳng định một nghĩa cho một bức ảnh đa
nghĩa.
- một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật.
- một gợi ý: làm cho độc giả phải suy nghĩ, gợi trí tò mò.
Vai trò của chú thích ảnh.
Một bức ảnh bao giờ cũng phải có chú thích, đó là nguyên tắc báo chí. Chỉ
chấp nhận ảnh không chú thích khi tít, sa pô hoặc hộp thông tin bao hàm luôn
nhiệm vụ của chú thích ảnh.
Ảnh là một cửa thông tin của bài báo. Giá trị của ảnh bằng hàng ngàn lời
viết. Tuy nhiên có những điều mà ảnh không truyền tải được hết, hoặc chưa nhấn
mạnh đúng. Chú thích ảnh giúp cho người đọc hiểu được những thông tin phụ trợ
mà bức ảnh chưa nói hết hoặc chỉ ra một khía cạnh ý nghĩa cần quan tâm của bức
ảnh.
Ảnh và chú thích ảnh không thể tách rời nhau. Chúng là hai kênh phi văn tự
và văn tự, bổ xung cho nhau để truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất.
Một chú thích ảnh tốt, hay giúp người đọc tiếp cận thông tin dễ dàng và
nhận ra được chiều sâu của bức ảnh.
Các qui tắc viết chú thích ảnh:


Theo cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” có 10 qui tắc vàng đối
với chú thích ảnh:
- Hãy dụng công khi viết chú thích ảnh: Đây là lối chính dẫn độc giả vào
bài viết.
- Giải thích những gì có trong ảnh và nói lí do bạn lựa chọn ảnh đó.
-Tạo nên tính tò mò, khiến cho độc giả muốn tiếp tục đọc bài viết.
- Chú thích phải dễ đọc: không dùng tít dài hay những giải thích phức tạp.
-Thêm thông tin về địa lý: chú thích phải nêu được bức ảnh đó chụp ở đâu,
tên đường phố hay thành phố.
-Luôn viết tên người trong ảnh, ngay cả khi đó là trẻ em, và kiểm tra xem
tên viết có chính xác không.
-Nếu dùng câu dẫn, cần để ở dạng chủ động và viết sao cho có ý nghĩa.
-Nếu ảnh là ảnh đã cắt sửa, bạn phải nói rõ cho độc giả biết.
-Khi dùng đồ hình, luôn có chú thích để giải thích về các dữ kiện và cách
tìm hiểu các đồ hình đó.
Còn theo giảng viên Fabienne Gérault, chú thích ảnh có thể là:
- một câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho hình ảnh: Ai? Ở
đâu? Khi nào?
- một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết phải có trong
bài báo.
- một tóm tắt: đặc biệt là tóm tắt thông điệp chính.
- một lời giải thích: chú thích khẳng định một nghĩa cho một bức ảnh đa
nghĩa.
- một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật.
- một gợi ý: làm cho độc giả phải suy nghĩ, gợi trí tò mò.
Theo ý kiến cá nhân, chú thích ảnh cần thiết phải làm được hai việc. Thứ
nhất, cần chỉ ra khía cạnh thông tin mà tác giả muốn chỉ ra trong một bức ảnh. Thứ
hai, giải thích các dữ kiện đi kèm của khía cạnh thông tin đó. Lượng thông tin cần
giải thích tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Không nhất thiết lúc nào cũng phải
có đủ 5W1H. Thậm chí trong một số trường hợp như chụp chân dung, chỉ cần 1W

duy nhất: who?
Về mặt ngôn ngữ chú thích ảnh nên tránh xa các tính từ, chú thích ảnh
không phải là chỗ cho biên tập viên điền cảm nhận chủ quan của mình, nó chỉ có
thông tin. Ví dụ nếu bạn muốn nói rằng những trẻ em ở vùng cao đang khổ sở vì
trời lạnh hãy viết: Dưới điều kiện âm một độ C, các em học sinh của trường tiểu
học ABC run lên trong tấm áo sơ mi duy nhất…
Khi giải thích, chú thích ảnh cần phải rõ ràng và cụ thể. Nó phải làm cho
người đọc hiểu được những thông tin cốt lõi bất chấp họ có nhiều cách hiểu, nhiều
cách suy nghĩ khác nhau.

×