Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.39 KB, 2 trang )
Khái niệm Viễn Thông
Nguồn : blogthongtin.info
Thuật ngữ Viễn Thông
(télécommunication) được ghép từ từ communication (liên lạc)
với tiền tố télé (từ xa). Edouard ESTAUNIE, người Pháp, chính là người đưa ra thuật ngữ
télécommunication vào năm 1904. Thời bấy giờ từ télécommunication dùng để chỉ chung
cho telegraph và telephone. Từ tiếng Anh gọi là telecommunication (không có dấu) hay
người ta vẫn gọi tắt là telecom.
Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, các giao thức để truyền
thông tin từ nơi này đến nơi khác. Các thành phầ
n cơ bản của một hệ thống viễn thông
bao gồm (xem hình 1):
Hình 1: Mô hình viễn thông cơ bản
- Một máy phát (transmitter) ở nguồn (source). Máy phát sẽ lấy thông tin (information)
và chuyển đổi nó thành tín hiệu (signal) để có thể truyền được.
- Tín hiệu sẽ được truyền trên một kênh truyền (channel/medium).
- Một máy thu (receiver) sẽ được đặt ở đích đến (sink) để thu nhận tín hiệu truyền từ
nguồn và chuyển đổi tín hiệu ngược l
ại thành thông tin.
Thực tế, viễn thông đã tồn tại từ rất xa xưa. Sơ khai nhất có thể kể đến việc liên lạc bằng
cách đốt lửa cho bốc khói lên để báo động giặc đến. Hoặc dùng tiếng kèn, trống, chuông,
ám hiệu… để báo hiệu những mối nguy hiểm đang đến gần. Tiếp theo là sự ra đời của
telegraph, rồi telephone. Và ngày nay thì có vô số loại hình viễn thông khác nhau, như
Internet, hệ thống điện thoại di động, satellite, Bluetooth, infrared…Trong bất cứ hệ
thống viễn thông nào kể trên, chúng ta điều có thể nhận ra các thành phần cơ bản kể trên.
Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào để truyền thông tin nhanh, chính xác, chất lượng
cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của con người. Do đó có
thể nói ngành viễn thông bao gồ
m tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần vào việc thực hiện