Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động ngân hàng, nghiên cứu điển hành tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN THÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGHIÊN CỨU ĐIỂN
••7
HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
••
CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN THÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGHIÊN CỨU ĐIỂN
••7

HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
••

CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM


Chun ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THỊ MINH NGỌC


Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lưu Thị Minh Ngọc.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ
ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
rri r _

___• 2 T______________

Tác giả Luận văn

Nguyễn Tiến Thành


LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã được các Giáo sư, Phó

giáo sư, Tiến sỹ, Thầy giáo, Cô giáo của Viện Quản trị kinh doanh - Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tận tình giảng dạy.
Đến nay tơi đã hồn thành chương trình của khóa học và hồn thiện luận văn
tốt nghiệp của mình với đề tài: “Ảnh hưởng của cơng nghệ đến kết quả hoạt động
ngân hàng. Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam”.
Nhân dịp này tôi xin được bày t l ng biết ơn đến các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến
sỹ, Thầy giáo, Cơ giáo của Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong q trình học tập. Đặc
biệt, tôi vô cùng biết ơn TS. Lưu Thị Minh Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Trung tâm Cơng nghệ thơng tin, Phịng Kiến trúc
tích hợp, Phịng hạ tầng cơng nghệ, Phịng Quản lý Kế tốn tài chính, Phịng phát
triển các kênh thay thế, Phịng Kiểm tốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1


CN/PGD

Chi nhánh/Phòng giao dịch

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CNTT-TT

Công nghệ thông tin - Truyền thông

ERP

Enterprise Resource Planning - Hệ thống hoạch

4

định nguồn lực doanh nghiệp

5

GD

Giao dịch


6

L/C

Letter of Credit/ Thư tín dụng

7

NHĐT

Ngân hàng điện tử

8

NHNN

Ngân hàng nhà nước

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

TSC

Trụ sở chính


VietinBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt

11
12

Nam
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0

11
1
2
13

Bảng
Bảng
3.1
Bảng
3.2
Bảng
3.3
Bảng
3.4
Bảng
3.5
Bảng
3.6
Bảng
3.7
Bảng
3.8
Bảng
3.9
Bảng
3.10
Bảng
3.11
Bảng
3.12

Bảng
3.13

Nội dung

Tran
g

Các chỉ số tài chính VietinBank từ 2015-2019

34

Tốc độ phát triển dịch vụ VietinBank iPay

42

Bảng số liệu thu thập cho việc đánh giá ảnh hưởng của công
nghệ

46

ERP
Bảng thu thập số liệu tài nguyên CNTT thực và ảo

53

Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

56


Sự tương quan giữa các biến nghiên cứu

58

Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy của mơ hình hồi quy 1

60

Kiểm tra đa cộng tuyến mơ hình hồi quy 1

61

Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy của mơ hình hồi quy 2

62

Kiểm tra đa cộng tuyến mơ hình hồi quy 2

63

Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy của mơ hình hồi quy 3

63

Kiểm tra đa cộng tuyến mơ hình hồi quy 3

64

Bảng so sánh kết quả phân tích hồi quy


64

7


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ

39

2

Biểu đồ 3.2

Khối lượng giao dịch được công nghệ Core xử lý

40

3

Biểu đồ 3.3


Tăng trưởng giao dịch điện tử

42

4

Biểu đồ 3.4

Năng suất của cán bộ tác nghiệp

47

5

Biểu đồ 3.5

Số lượng giao dịch được ERP xử lý

48

6

Biểu đồ 3.6

Số giờ lập báo cáo quản trị, báo cáo hợp nhất tập đoàn

49

7


Biểu đồ 3.7

Số giờ xin, phê duyệt, xử lý nghỉ phép của nhân viên

50

8

Biểu đồ 3.8

Ảo hóa máy chủ - Server

53

9

Biểu đồ 3.9

Ảo hóa bộ nhớ động - RAM

54

1

Biểu
3.10
Biểu
3.11

0

11
1
2

Nội dung

đồ Ảo hóa bộ nhớ tĩnh -HDD
đồ

Biểu đồ 4.1

Trang

55

Ảo hóa bộ vi xử lý - CPU

55

Thị phần viễn thông Việt Nam

80

8


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Hình


Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Sơ đồ Hệ thống tổ chức VietinBank

32

2

Hình 3.2

Mơ tả hệ thống cơng nghệ ngân hàng lõi Core Banking

37

3

Hình 3.3

Mơ tả hệ thống eBanking

41

4


Hình 3.4

Mơ tả hệ thống cơng nghệ ERP

45

5

Hình 3.5

Mơ tả hệ thống cơng nghệ Ảo hóa VOR

52

6

Hình 4.1

Mơ tả thời gian lãng phí cho giao dịch kế toán nội bộ
liên quan đến ngân hàng

78

7

Hình 4.2

Mơ tả hệ sinh thái VietinBank


82

8

Hình 4.3

Mơ tả hệ sinh thái Viettel

83

9

Hình 4.4

Mơ tả hệ sinh thái Grab

83

9


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào các nền tảng công nghệ, các
ngân hàng thương mại (NHTM) đang sử dụng các hệ thống công nghệ và tiếp tục đầu
tư cho hệ thống này để đảm bảo vận hành, phát triển sản phẩm dịch vụ mới phục vụ
cho hoạt động kinh doanh và quản trị nội bộ.
Việc đầu tư mua sắm hoặc tự phát triển hệ thống công nghệ xuất phát từ sự
thay đổi về chính sách quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc từ yêu cầu của

thị trường như: khách hàng ngày càng đ i h i sự thuận tiện khi giao dịch với ngân
hàng, quản lý tiền, chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, mua sắm trực tuyến (online), đầu
tư tài chính trực tuyến, hỗ trợ, chăm sóc, quan tâm mọi lúc, mọi nơi, trả lời hoặc tư
vấn, gợi ý cho họ sản phẩm, dịch vụ tối ưu nhất.
Việc đầu tư mua sắm hoặc tự phát triển hệ thống công nghệ cũng xuất phát từ
việc nhân viên ngân hàng đ i h i có cơng cụ làm việc thuận tiện, ít phải thao tác thủ
cơng, tránh nhầm lẫn, khơng phải nỗ lực làm việc ngồi giờ, tăng thêm thời gian cho
nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động, đây cũng là xu hướng chung của người lao động
trên thế giới.
Đối với người lãnh đạo, quản lý ngân hàng cũng cần có cơng cụ quản trị bằng
cơng nghệ để đưa ra quyết định kinh doanh hoặc quản trị nội bộ, hạn chế, tránh rủi ro
hoạt động.
Ban lãnh đạo ngân hàng, các cổ đông của ngân hàng thường có phản ứng mỗi
khi có đề xuất khoản đầu tư cho cơng nghệ là tốn kém về tài chính và con người,
càng mua nhiều phần cứng, phần mềm thì tốn tiền bản quyền, tiền triển khai, thêm
người vận hành, thêm chi phí bảo trì .. .Nhưng họ cũng ln u cầu ngân hàng phải
có các hệ thống cơng nghệ hiện đại, có tính cạnh tranh cao, phù hợp với nguồn lực
nhưng phải hiệu quả (kết quả so với mục tiêu)
Những mong muốn khác nhau giữa các đối tượng của ngân hàng nêu trên đều
chính đáng và cần phải có đánh giá kết quả thực sự mà công nghệ đem lại, tác động
đến các hoạt động của ngân hàng để thuyết phục các đối tượng của ngân hàng đầu tư
10


cho công nghệ phù hợp với mục tiêu của các đối tượng đó chứ khơng thể thuyết phục
bằng cách đầu tư cho công nghệ dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận (giá trị đầu tư dựa
trên tỷ lệ % doanh thu hoặc % lợi nhuận). Mặc dù về lý thuyết thì đầu tư cho cơng
nghệ hay cho lĩnh vực nào đó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiêp
trong từng giai đoạn nhưng phải chứng minh được sự đầu tư đó là phù hợp.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi cho mỗi dự án đầu tư cho công nghệ cũng

có nêu ra hiệu quả đầu tư (kết quả so với mục tiêu) nhưng thường là đánh giá định
tính chưa đánh giá đủ các yếu tố định lượng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của
cơng nghệ đối với hoạt động của ngân hàng khi áp dụng công nghệ.
Luận văn nghiên cứu, đo lường sự ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt
động kinh doanh và hoạt động quản trị của ngân hàng, nghiên cứu điển hình tại
VietinBank từ các dự án công nghệ đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2010 đến 2019,
đưa ra phương pháp, công thức lựa chọn hệ thống công nghệ phù hợp với từng mục
tiêu hoạt động trong chiến lược kinh doanh, quản trị của ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng như nhiều ngân
hàng tại Việt Nam năm 2010 đứng trước áp lực phải thay đổi công nghệ. Các ngân
hàng lớn nhất sở hữu của nhà nước có quy mô tương đương nhau tại Việt Nam như
BIDV, Vietcombank, Agribank, VietinBank cùng khởi động một q trình thay đổi
cơng nghệ lõi nhưng chỉ có Vietinbank là thực hiện và hồn thành chiến lược cơng
nghệ, về đích 2017 và các ngân hàng c n lại đã đi sau ít nhất 5 năm. Hệ thống cơng
nghệ đó mang lại ảnh hưởng như thế nào đối với các hoạt động kinh doanh và hoạt
động quản trị cho VietinBank?
Bằng phương pháp phân tích, thống kê mô tả với số liệu thu thập tại hệ thống
của VietinBank, số liệu của cục công nghệ ngân hàng nhà nước và khảo sát chọn mẫu
các khách hàng, cán bộ ngân hàng, các đối tác .. .luận văn sẽ phân tích yếu tố cơng
nghệ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng, nghiên cứu điển hình tại
VietinBank, Đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh mang
lại kết quả kinh doanh và quản trị nội bộ trong giai đoạn tiếp theo, tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho VietinBank.
Câu hỏi nghiên cứu
Công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
11


Giải pháp nào để áp dụng công nghệ nhằm nâng cao kết quả hoạt động của
ngân hàng Vietinbank?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của công nghệ đến kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng Vietinbank, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng công
nghệ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
-

Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về tác động của công nghệ đến kết
quả hoạt động của ngân hàng

-

Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động của
ngân hàng Vietinbank.

-

Đề xuất các giải pháp áp dụng các công nghệ nhằm nâng cao kết quả hoạt
động của ngân hàng Vietinbank.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
-

Ảnh hưởng của công nghệ đến hoạt động ngân hàng. Các đối tượng gồm: các
công nghệ đang ứng dụng tại ngân hàng, các kết quả hoạt động ngân hàng, sự
ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động của ngân hàng.


b. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi của luận văn này tập trung nghiên cứu
về ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP
Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) dưới góc độ tiếp cận so sánh sự thay đổi
của kết quả trước và sau khi áp dụng công nghệ. Kết quả hoạt động được đo
bằng các chỉ số ROA - Lợi nhuận trên tổng tài sản, ROE - Lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, AC - Chi phí hoạt động.
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại ngân hàng

VietinBank.
12


- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2009 đến 2019.
4. Dự kiến đóng góp của luận văn
-

Tóm tắt các nghiên cứu về xu thế công nghệ trong ngân hàng, ảnh hưởng, tác
động của công nghệ đến các tổ chức tài chính, ngân hàng trên thế giới và tại
Việt Nam

-

Đưa ra phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của công nghệ đến
các kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị nội bộ của ngân hàng

-


Đo lường mức độ ảnh hưởng, tác động của công nghệ đến các kết quả hoạt
động kinh doanh, hoạt động quản trị nội bộ của ngân hàng VietinBank

-

Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ cho VietinBank giai
đoạn 2020 đến 2025.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ảnh
hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại
Chương 2. Thiết kế và Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả hoạt động của VietinBank
từ 2009 - 2019.
Chương 4. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bằng
cách ứng dụng công nghệ đối với VietinBank trong giai đoạn 2020 đến 2025.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ
THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các hoạt động của ngân hàng thương
mại, các hệ thống công nghệ sử dụng trong hoạt động ngân hàng.
1.1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Hồng Tùng (2019) trong diễn đàn công nghệ đã nghiên cứu và đánh giá ảnh

hưởng của công nghệ đến hoạt động ngân hàng bằng việc các công ty công nghệ
13


thơng tin lượng hóa được các ảnh hưởng của FinTech đối với các ngân hàng thương
mại trong 10 năm tới là FinTech sẽ làm giảm khoảng 10-40% doanh thu và khoảng
20-60% lợi nhuận của ngân hàng. Tác giả cũng chỉ rõ tên các ứng dụng do FinTech
Việt Nam tạo ra cho hoạt động thanh tốn qua các ví điện tử; tên các ứng dụng huy
động vốn, tên các ứng dụng vay trực tuyến; tên các công cụ quản lý tài chính cá
nhân; tên các ứng dụng quản lý dữ liệu; tên các ứng dụng chuyển tiền. Trong bài viết
này tác giả đề cập đến việc hợp tác giữa Fintech với các Ngân hàng thương mại
nhưng chưa cụ thể sẽ hợp tác bằng cách nào.
Lê Đức Thọ (2019) trong báo cáo thường niên năm đã trình bày trước đại hội
cổ đơng rằng VietinBank đã chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình kinh doanh từ dựa vào
tăng trưởng quy mơ là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển kết quả,
trên nền tảng ngân hàng hiện đại và đa dịch vụ; các mơ hình kinh doanh theo chuỗi
liên kết, phát triển và ứng dụng giải pháp ngân hàng tài chính tổng thể cho khách
hàng và nhóm khách hàng; nâng cao kết quả quản trị tài chính; ứng dụng rộng rãi
cơng nghệ thông tin trong phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị; nâng cao năng
suất lao động; đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục, hồ sơ; tạo điều kiện hỗ trợ tối
đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng đầy đủ, kịp thời các
dịch vụ ngân hàng an toàn, hiện đại với chất lượng tốt. Kết quả kinh doanh của
VietinBank vượt các mục tiêu kế hoạch. Điểm nhấn quan trọng trong hoạt động năm
2019 là tốc độ cải thiện kết quả cao hơn 5 lần tốc độ tăng trưởng quy mô, thu thuần
dịch vụ tăng mạnh so với năm 2018, tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu.
Quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,2%. Lợi nhuận
vượt kế hoạch đề ra. Các số liệu nêu trên đã nói lên các kết quả xuất sắc trong hoạt
động của VietinBank nhưng chưa có đánh giá công nghệ nào và mức độ tác động ảnh
hưởng đến các kết quả đó? Sẽ đầu tư cho cơng nghệ thông tin cụ thể vào các sản
phẩm dịch vụ nào hay cho hoạt động quản trị nội bộ.

Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu (2018) đã đo lường tác động của
cơng nghệ đến hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng bằng cách thu thập dữ liệu
từ báo cáo tài chính của 24 NHTM Việt Nam từ năm 2006 - 2017 gồm các thơng tin
thu nhập ngồi lãi, thu nhập lãi thuần, quy mô của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của
14


tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản, chỉ
số ICT Index - một chỉ số xác định mức độ sẵn sàng cơng nghệ thơng tin thể hiện
tình trạng phát triển ngành CNTT và truyền thông ở Việt Nam được lấy từ báo cáo
của Hội Tin học Việt Nam, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT. Tác giả đã sử
dụng phương pháp của De Young và Rice (2004) để đo lường tác động của công
nghệ đến hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng bằng phương pháp định lượng,
thống kê mô tả, so sánh và phân tích.Nhóm tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu là công
nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của ngân hàng thể hiện qua các giao dịch trên
các thiết bị công nghệ như ATM, POS, điện thoại di động; Hoạt động cho vay có tác
động âm đến hoạt động đa dạng hóa vì giới hạn nguồn vốn của ngân hàng; Không
thấy mối quan hệ giữa tiền gửi với hoạt động đa dạng hóa; Kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra ngân hàng BIDV có mức độ phát triển CNTT cao nhất, sau đó là ngân hàng
ACB, thấp nhất là Eximbank và Kiên Long vào 2017.
Các nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Bích Hồng
(2017) với bài viết của mình đã nhận định rõ các tác động của CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự
cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thanh tốn do có
sự xuất hiện của các thiết bị giúp con người thay đổi cách giao tiếp và tương tác với
hệ thống bán hàng của ngân hàng qua kênh phân phối trên Internet là Internet,
Mobilebanking, Tablet Banking, mạng xã hội, hỗ trợ khách hàng, marketing qua
web-chat. Ngoài các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, ngân hàng còn triển khai ngân
hàng kỹ thuật số, giao dịch không dùng chứng từ giấy. Tác giả cũng khuyến nghị các
ngân hàng thương mại cần đổi mới và ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 cho lĩnh
vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa chỉ ra các giải pháp cụ thể là

ứng dụng công nghệ hay giải pháp nào cho từng nhóm ngân hàng lớn, vừa và nh
hoặc theo sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào của ngân hàng.
Lê Huyền Ngọc (2017) nghiên cứu các tác động của FinTech đối với hoạt
động ngân hàng, đã chỉ ra năm tác động tích cực của FinTech là: (1) tạo ra những mơ
hình kinh doanh mới với các kênh phân phối, tạo ra các sản phẩm dịch vụ với quy
trình đơn giản so với ngân hàng truyền thống; (2) FinTech thu thập dữ liệu để phân
tích hành vi khách hàng rồi cải tiến chất lượng dịch vụ của mình thơng qua các cơng
15


nghệ Big data, blockchain, hệ thống định danh, sinh trắc học; (3) FinTech sử dụng
công nghệ và viễn thông nên không cần nguồn vốn lớn cũng như mạng lưới vật lý
như Ngân hàng truyền thống; (4) Fintech làm tốt hơn các ngân hàng truyền thống cho
nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nh , siêu nh do tập khách hàng này
thường bị ngân hàng từ chối dịch vụ do không đáp ứng đầy đủ các điều kiện tuân thủ
về vốn, tài sản hoặc giấy tờ; (5) FinTech phục vụ 24/7 kể cả việc chăm sóc tư vấn
cho khách hàng vì thực chất là Máy/Cơng nghệ phục vụ. Tác giả cũng chỉ ra 5 tác
động tiêu cực của FinTech là: Nguy cơ bị tấn công bởi công nghệ; Mất thông tin của
khách hàng; Tinh giảm nhiều quy định của pháp luật cũng như của ngành ngân hàng
dẫn đến rủi ro về pháp luật cũng như là tài sản; Làm thu hẹp quy mô của ngân hàng
truyền thống dẫn đến mất việc làm. Tác giả cũng đã thống kê được số lượng các
Cơng ty Fintech tính đến năm 2017 cũng như phân loại theo các lĩnh vực/sản phẩm
của các công ty này. Tác giả cũng đề xuất giải pháp cùng nhau hợp tác phát triển giữa
FinTech và Ngân hàng. Tác giả đã đánh giá rất cao các yếu tố tích cực cũng như điểm
mạnh của Fintech tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra điểm yếu nào của các ngân hàng
thương mại sẽ đưa ra “hợp tác” với điểm mạnh của FinTech để tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho ngân hàng; điểm yếu nào của Fintech sẽ cần sự “hợp tác” của ngân hàng.
Cũng cần sự phân tích rủi ro của sự hợp tác này.
Bộ thông tin truyền thông (2017) báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và
ứng dụng Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2017 đánh giá, xếp hạng về mức độ

sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT- Truyền thông đã cung cấp các thông tin
về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam chỉ số này được tính
tốn từ dữ liệu thu thập từ các đơn vị được khảo sát gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty và Ngân hàng thương mại. Chỉ số ICT này dựa trên các thông tin về hạ
tầng kỹ thuật, nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin được tính theo phương pháp
Z-Score. Mỗi chỉ tiêu T, trước khi sử dụng để tính chỉ số thành phần, đều sẽ được
chuẩn hóa theo phương pháp Z-Score để tính ra các ICT cho mỗi đơn vị: Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập
đồn kinh tế, Tổng cơng ty và Ngân hàng thương mại.Việc tính tốn này nhằm mục
16


đích xem xét tương quan giữa ICT Index và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI); Tương quan giữa ICT Index và Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index);
Tương quan giữa ICT Index và Chỉ số kết quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
PAPI; Tương quan giữa ICT Index và Chỉ số Thương mại điện tử EBI; Tương quan
giữa ICT Index và thu nhập bình quân đầu người; Tương quan giữa ICT Index và tỷ
suất đầu tư ứng dụng cho CNTT.Việc nghiên cứu để chỉ ra thực trạng phát triển và
ứng dụng CNTT-TT của các đơn vị được khảo sát. Thơng qua các kết quả đó để các
đơn vị thấy được thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Tuy nhiên các nghiên
cứu này chưa có đánh giá định lượng được tác động của ICT đến kết quả hoạt động
của lĩnh vực kinh tế, xã hội nào nói chung và kết quả hoạt động của các ngân hàng
nói riêng.
Kyeremeh, Kwadwo and Prempeh, Kwadwo Boateng and Afful Forson,
Matilda (2019) đã nghiên cứu tìm cách kiểm tra sự đóng góp của Cơng nghệ thơng
tin và truyền thơng (ICT) đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc
cung cấp dịch vụ trong các tổ chức tài chính ở Ghana. Sự cạnh tranh cao trong ngành
ngân hàng Ghana đã buộc phải thay đổi nhanh chóng do sự đổi mới công nghệ, tăng
nhận thức và nhu cầu từ khách hàng. Nghiên cứu đã thông qua cả thiết kế nghiên cứu

thăm dị và mơ tả. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc thu
thập dữ liệu và dữ liệu được phân tích định tính. Cơng cụ chính để thu thập dữ liệu là
bảng câu h i có cấu trúc. Một cỡ mẫu gồm 50 người được h i bao gồm 8 nhân viên và
48 khách hàng của Ngân hàng Barclays đã được sử dụng cho nghiên cứu. Một bảng
câu h i có cấu trúc là cơng cụ thu thập dữ liệu chính. Các kỹ thuật lấy mẫu có chủ
đích và có hệ thống đã được sử dụng để thu được cỡ mẫu yêu cầu. Công cụ chính
được sử dụng để phân tích dữ liệu là Gói thống kê cho Khoa học xã hội. Tần suất và
tỷ lệ phần trăm đã được sử dụng để trình bày dữ liệu dưới dạng bảng. Hạn chế ảnh
hưởng đến nghiên cứu là thời gian và hạn chế tài chính. Nghiên cứu đã cho thấy rằng
ICT có tác động tích cực đáng kể đến kết suất do việc cung cấp dịch vụ khách hàng
được cải thiện. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Ngân hàng Barclays.
Dịch vụ ATM có lỗ hổng chênh lệch rút tiền, phát hành thẻ bị lỗi và hầu hết khách
hàng mất nhiều thời gian để được cấp phép thẻ ATM khi nó bị ngăn cản truy cập dịch
17


vụ. Theo nghiên cứu này, khuyến nghị ngân hàng Barclays tăng cường kết suất của
máy ATM và mạng của họ để tăng sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng là một
trong rất ít những nghiên cứu đo tác động của công nghệ đến kết quả hoạt động của
ngân hàng bằng phương pháp định tính.
Peter Appiahene, Yaw Marfo Missah và Ussiph Najim (2018) đã nghiên cứu
444 chi nhánh của ngân hàng Ghanaian về sự tác động của công nghệ thông tin và
coi CNTT là một công cụ để tạo lợi thế cạnh tranh. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào
CNTT của các tổ chức đã tạo ra cuộc tranh luận để đánh giá tác động của nó đối với
hoạt động của tổ chức. Kết quả của các nghiên cứu trước đây về CNTT và kết suất
của các công ty liên tục được quy cho việc thiếu các biện pháp định lượng hợp lệ.
Các mơ hình khơng tham số như phân tích dữ liệu bao phủ DEA - data envelopment
analysis đã được đề xuất là một thước đo định tính tốt về tác động CNTT đối với kết
suất của các tổ chức so với các phương pháp tham số. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng
các quan sát bởi Kết quả được xác định bằng cách sử dụng gói Robust DEA trong lập

trình R. Nghiên cứu 2 phần với phần 1 gồm các đầu vào là tổng tài sản của ngân hàng
(biến A), Chi phí cho CNTT (biến I), Số lượng nhân viên (biến E) để cho ra kết quả
là dư nợ tiền gửi (D); từ biến D đưa vào hoạt động đầu tư của ngân hàng để ra kết
quả lợi nhuận và kết quả tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (Performing Loan). Với nghiên cứu
này thì CNTT có tác động đáng kể đến các ngân hàng, đến kết suất tổng thể của ngân
hàng 78,82% cho thấy một số lượng lớn trong số các chi nhánh có kết quả trong tồn
bộ hoạt động của ngân hàng, mặc dù kết quả tương ứng đối với kết quả của số dư tiền
gửi và kết quả đầu tư là khơng tốt. Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu
tác động của CNTT đối với các hoạt động cốt lõi của ngân hàng như thanh toán, tài
trợ thương mại ...
Gasser, Urs, et al. "Digital Banking 2025." (2017) đã chỉ ra số hóa đang biến
đổi ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính. Động lực chính của q trình này là sự phát
triển to lớn trong CNTT và sự hội tụ của các công nghệ này, chẳng hạn như điện
thoại thơng minh và máy tính bảng với các dịch vụ điện tử mới, tức là dịch vụ đầu tư
cộng đồng hoặc thị trường ngân hàng điện tử. Những phát triển này không chỉ cho
phép các quy trình kinh doanh mới, mà cịn dẫn đến các mơ hình kinh doanh hồn
18


tồn mới và thậm chí cho thấy tồn bộ sự thay đổi của chuỗi giá trị ngân hàng giống
như chuỗi giá trị trong các ngành khác, như ngành truyền thông hoặc du lịch, đã
được chuyển đổi hoàn toàn (Ito và cộng sự, 2017). Ngành ngân hàng hiện đang trải
qua một sự chuyển đổi trong sáu lĩnh vực, dự báo trong tương lai: (1) là: Khách hàng
ngân hàng 2025: Giảm tư vấn khách hàng thực tế và tăng cường sử dụng các kênh
điện tử buộc nhiều ngân hàng phải thích nghi với các quy trình và hành trình của
khách hàng mới, để giữ liên lạc với khách hàng. Quá trình khách hàng tương tác
trong tương lai dựa trên tương tác khách hàng kết nối giữa các kênh khác nhau và
thậm chí được bắc cầu qua các công ty khác nhau bởi kỹ thuật số dán tiếp và kỹ thuật
vật lý. Một ví dụ về điều này là hành trình của khách hàng bắt đầu bằng quy trình lập
kế hoạch tài chính cá nhân trên ứng dụng máy tính bảng được hướng dẫn bởi Bot kỹ

thuật số, bao gồm trao đổi với các khách hàng khác trên mạng xã hội, liên hệ với
người hỗ trợ khách hàng qua trò chuyện video và cuối cùng là gặp khách hàng để tư
vấn hoặc ký kết hợp đồng. (2.) Các mơ hình hoạt động ngân hàng 2025: Các mơ hình
hoạt động của các ngân hàng vẫn dựa vào sự tích hợp mạnh mẽ của các quy trình
quản lý, cốt lõi và hỗ trợ theo chiều dọc. Một sự phát triển gần đây được gọi là
“hyperspecialization”, chỉ ra rằng các dịch vụ có nguồn gốc có xu hướng chi tiết hơn
trong tương lai và các mô hình tìm nguồn cung ứng mới, chẳng hạn như dịch vụ đám
đơng, do đó xuất hiện. Do sự phát triển trong CNTT (ví dụ: blockchain) và tiêu chuẩn
hóa (ví dụ: API mở), các ngân hàng hiện có thể th ngồi dịch vụ ở cấp độ của các
nhiệm vụ đơn lẻ. Việc nguyên tử hóa chuỗi giá trị này có thể dẫn đến các cấu trúc tổ
chức phi tập trung hơn như chúng ta biết ngày nay. (3). Mơ hình doanh thu ngân hàng
năm 2025: Giảm thị phần thông qua cạnh tranh tăng cường với các ngân hàng khác
và các ngân hàng phi truyền thống mới nổi, môi trường lãi suất thấp, ngồi việc tăng
chi phí do u cầu pháp lý, ... tất cả đã dẫn đến việc giảm khả năng sinh lời của ngân
hàng. Sự phát triển của hệ sinh thái kỹ thuật số mới cho phép các ngân hàng định vị
lại chính mình trong chuỗi giá trị ngân hàng, cũng như trong các chuỗi giá trị khác và
phát triển các mơ hình doanh thu mới. Trong số các ví dụ như vậy là sự hợp tác với
các nhà cung cấp dịch vụ sáng tạo khác, chẳng hạn như nền tảng đầu tư hoặc phát
triển dịch vụ mới, chẳng hạn như nền tảng cộng đồng xã hội tạo khách hàng cho ngân
19


hàng. (4) Nền tảng ngân hàng số 2025: Hành trình khách hàng tương lai mới là khách
hàng tự phục vụ thế hệ Y được đặc trưng bởi mức độ ngày càng tăng của dịch vụ
khách hàng điện tử cũng như các quy trình quan hệ đan chéo của cơng ty sẽ tích hợp
khách hàng, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba trên các nền tảng ngân
hàng số mới dựa trên các điểm khác nhau của ngân hàng hiện đại và ngân hàng
truyền thống. Các nền tảng ngân hàng số mở này tích hợp các dịch vụ sáng tạo, như
dịch vụ ngân hàng xã hội, dịch vụ tự cấu hình hoặc dịch vụ tư vấn tự động liên tục
vào các hành trình khách hàng mới và cho phép tất cả các bên liên quan truy cập vào

cùng các ứng dụng và dữ liệu của người dùng cuối. (5). Ngân hàng định hướng dữ
liệu 2025: Dữ liệu lớn là một yếu tố hỗ trợ cho các dịch vụ mới liên quan đến khách
hàng cũng như các dịch vụ nội bộ với mục đích đạt được kết quả hoạt động. Một ví
dụ tìm thấy chính nó trong danh mục đầu tiên là hồ sơ khách hàng kênh chéo được
kích hoạt bởi khách hàng xã hội hệ thống quản lý quan hệ. Lượng dữ liệu bên ngồi
của cơng ty khơng có cấu trúc ngày càng tăng cho phép các ngân hàng có được cái
nhìn đầy đủ hơn về khách hàng của họ và cung cấp các dịch vụ mới cho họ, như dịch
vụ tối ưu hóa chuỗi giá trị cho khách hàng thương mại dựa trên hồ sơ xếp hạng. Một
ví dụ về việc sử dụng nội bộ của Dữ liệu lớn là tối ưu hóa các quy trình quản lý rủi
ro. (6). Chuỗi giá trị ngân hàng 2025: Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức phi
ngân hàng đã tham gia chuỗi giá trị ngân hàng. Ví dụ: có các công ty công nghệ như
Apple (ApplePay) hoặc Google (Google Wallet) làm gián đoạn các mối quan hệ
khách hàng của khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ của họ trực tiếp cho khách
hàng và chỉ sử dụng ngân hàng làm nhà cung cấp xử lý giao dịch. Một ví dụ khác về
điều này là các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ mà không cần ngân hàng như
Wealthfront hoặc Nutmeg để đầu tư, hoặc cho vay ngang hàng trong tài chính.
Những phát triển mới này cho thấy sự thay đổi đối với các chuỗi giá trị ngân hàng
mới và buộc các ngân hàng phải suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh hiện tại của họ.
Vijith M Nair và Dileep G Menon trong bài viết "Fin Tech firms-A new
challenge to Traditional Banks: A RSPSS." International Journal of Applied Business
and Economic Research 15 (2017) cho rằng: Các ngân hàng, truyền thống, đã tồn tại
hàng trăm năm và kiểm soát thị trường tài chính. Nhưng bây giờ hoạt động của các
20


ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ nhanh chóng trong cơng nghệ. Đã có một
sự thay đổi mạnh mẽ trong việc khơng chỉ làm cho tài chính an tồn hơn mà c n làm
cho nó tốt hơn cho khách hàng của mình. Cơng nghệ tài chính hay FinTech đã phát
triển như một ngành dịch vụ tài chính mới. Fintech làm được điều này thông qua
nghiên cứu nhu cầu, quy định và sử dụng công nghệ. Các nghiên cứu kinh tế nhận

thấy rằng các công ty này hiện đang tập trung vào bốn lĩnh vực chính là: dịch vụ liên
quan đến thanh toán, quản lý tài sản, cho vay ngang hàng (cho vay P2P) và huy động
vốn từ cộng đồng. FinTech có thể được mơ tả như là một quy trình cơng nghệ trong
ngành tài chính với các phương pháp xử lý mới cho các quy trình tiêu chuẩn. Nó
nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng kết quả xử lý tại các tổ
chức tài chính truyền thống, nó mở ra thị trường cho những người mới mà tự họ tham
gia thiết kế lại các dịch vụ truyền thống để họ có thể cá nhân hóa mình trong hệ
thống, Fintech minh bạch và dễ tiếp cận hơn thông qua các kênh kỹ thuật số, cung
cấp cho khách hàng tiềm năng các dịch vụ thay thế cách truyền thống đang được
cung cấp trong ngành tài chính.
Adekunle Oluwole Binuyo và Rafiu Adewale Aregbeshola (2014) đã nghiên
cứu tính hiệu quả của Chi phí Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thông (ICT) đến hiệu
suất của các ngân hàng tại Nam phi. Các tác động của ICT đối với hiệu suất hoạt
động của ngân hàng nằm ngoài phạm vi của hầu hết các nghiên cứu tương tự nên
nghiên cứu này tiếp tục điều tra tác động của tính hiệu quả của Chi phí Cơng nghệ
Thơng tin và Truyền thơng đối với hiệu suất của ngành ngân hàng Nam Phi. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1990-2012 được công bố bởi
Bankscope - nguồn thông tin ngân hàng thế giới. Phân tích dữ liệu được thực hiện
trong môi trường bảng động bằng cách sử dụng tiếp cận biến đổi trực giao. Sự mạnh
mẽ của các kết quả đã được khẳng định bằng phân tích hồi quy hợp nhất phần dư sử
dụng cả hai phương pháp Pedroni và Kao. Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra
rằng việc sử dụng CNTT-TT làm tăng lợi tức vốn sử dụng cũng như lợi nhuận trên
tổng tài sản của ngành ngân hàng Nam Phi. Nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn
đóng góp cho hiệu suất đến từ hiệu quả giữa chi phí cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng so với đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông. Nghiên cứu khuyến
21


nghị các ngân hàng nên tập trung mạnh vào các chính sách sẽ tăng cường sử dụng
hợp lý các trang thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông hiện có thay vì bổ sung

thêm đầu tư.
Van Dinh, Uyen Le, and Phuong Le (2015) đã nghiên cứu đo lường tác động
của Internet Banking đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam qua bài viết "Measuring the impacts of internet banking to bank performance Evidence from Vietnam." đã nghiên cứu đánh giá tác động của Internet Banking Một kênh giao dịch của ngân hàng với khách hàng đến kết suất (tỷ suất sinh lời, chi
phí hoạt động và thu nhập của ngân hàng). Động lực nghiên cứu vì tác giả thấy rằng
khơng có nghiên cứu nào được tìm thấy gần đây bởi các nhà nghiên cứu về vấn đề
này. Nghiên cứu đã trả lời các câu h i Ngân hàng điện tử có ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khơng? Mức độ của tác động đó như thế
nào? Ngân hàng điện tử có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động tại Việt Nam khơng?
Mức độ của tác động đó như thế nào? Ngân hàng điện tử có ảnh hưởng đến thu nhập
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khơng? Mức độ của tác động đó như thế
nào?. Trong các cơng cụ cho hoạt động ngân hàng thì Internet Banking chỉ là một
kênh bán hàng sử dụng công nghệ trong các kênh bán hàng của ngân hàng, Internet
Banking là một ứng dụng công nghệ tác động vào công nghệ lõi của ngân hàng là
Core Banking: đây mới là hệ thống công nghệ chiếm tỷ trọng lớn về chi phí đầu tư,
bảo trì, vận hành của mỗi ngân hàng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cho các kênh
bán hàng của ngân hàng.
1.1.2.

Các vấn đề nghiên cứu chưa thực hiện được.

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin Việt Nam
ICT Index do Bộ thông tin và truyền thông công bố cho đến năm 2017 đối với các cơ
quan chính phủ, bộ, ngành trong đó có ngành ngân hàng nhưng các nghiên cứu này
chưa có đánh giá định lượng được tác động của ICT đến kết quả hoạt động của từng
ngành kinh tế nói chung và kết quả hoạt động của các ngân hàng nói riêng.
Các nghiên cứu sử dụng chỉ số ICT Index để làm đầu vào cho các nghiên cứu
tác động, tuy nhiên chỉ số này đã không c n được thu thập được tại các ngân hàng
Việt Nam từ 2017 nên không tiếp tục sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng công
22



nghệ thông tin của những ngân hàng nữa;
Nghiên cứu của Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu (2018) đã đo
lường tác động của công nghệ đến hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng nhưng
khơng tìm ra mối quan hệ tác động của CNTT cho hoạt động huy động tiền gửi đến
đa dạng hóa thu nhập nhưng thực tế huy động tiền gửi của ngân hàng tốt sẽ tạo ra các
lợi thế cho các hoạt động cho vay, tài trợ thương mại như bảo lãnh thanh toán, tài trợ
chuỗi cung ứng, các hoạt động phái sinh, kinh doanh vốn.
Nghiên cứu của Van Dinh, Uyen Le, and Phuong Le (2015) đã đo lường tác
động của Internet Banking đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam nhưng đối với hoạt động của ngân hàng thì Internet Banking chỉ là một
công nghệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong các công nghệ mà các ngân hàng thương mại sử
dụng và nó tham gia vào việc bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng chứ không
tạo ra các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng, Internet Banking làm nhiệm vụ nhận yêu cầu
và gửi đến hệ thống ngân hàng lõi xử lý, nhận kết quả xử lý của Ngân hàng lõi rồi
chuyển kết quả đó đến khách hàng.
Các nghiên cứu về Fintech và ngân hàng đều đánh giá rất cao các yếu tố tích
cực cũng như điểm mạnh của Fintech tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra điểm yếu nào của
các ngân hàng thương mại sẽ cần phải “hợp tác” với điểm mạnh của FinTech để tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng; chưa chỉ ra điểm yếu nào của Fintech sẽ cần sự
“hợp tác” với điểm mạnh của ngân hàng thêm vào đó cần sự phân tích rủi ro của sự
hợp tác này.
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng, tác động của công nghệ đến kết
quả kinh doanh hoặc đề xuất các giải phảp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà chưa
đánh giá đến kết quả hoạt động quản trị, kết quả tối ưu hóa chi phí hoặc kết quả nâng
cao chất lượng hoặc kết quả hỗ trợ tư vấn cho khách hàng hoặc hỗ trợ nhân viên ngân
hàng.
1.2.


Cơ sở lý luận ảnh hưởng của công nghệ đến kết quả các hoạt động

ngân hàng thương mại
1.2.1.

Ngân hàng thương mại

1.2.1.1.

Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
23


Ngân hàng thương mại: theo Mishkin (2001) là một định chế tài chính trung
gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh
tốn và các dịch vụ tài chính khác.
Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của ngân hàng thương mại là “tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo
quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.
Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO, ngân hàng thương mại được cung
cấp 12 dịch vụ chính gồm:


Huy động tiền gửi;



Cho vay, bao gồm tín dụng khách hàng, tín dụng cầm cố, quản lý và tài trợ các
giao dịch thương mại




Thanh tốn và chuyển tiền



Cho th tài chính



Bảo lãnh và ủy thác



Kinh doanh với danh nghĩa tự kinh doanh và kinh doanh cho khách hàng, trên
thị trường hối đoái, thị trường mua bán hàng hóa hoặc các thị trường khác như
các công cụ của thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh



Kinh doanh chứng khốn



Mơi giới tiền tệ;



Quản lý tài sản




Dịch vụ giải quyết và thanh tốn các tài sản tài chính



Dịch vụ tư vấn tài chính



Cung cấp thơng tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính
Luận văn tiếp cận đối tượng ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng

thực hiện các hoạt động về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách
hàng và ngân hàng hoặc ngược lại. Các dịch vụ tài chính gồm 12 dịch vụ theo WTO.
1.2.1.2.

Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Là một định chế tài chính trung gian, với đặc điểm này NHTM có các chức
năng
24


- Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng là chức
năng quan trọng nhất của NHTM với chức năng này NHTM đóng vai tr cầu nối giữa
các đơn vị/tổ chức có dư vốn và các đơn vị/tổ chức thâm hụt vốn trong nền kinh tế.
Để thực hiện chức năng này, NHTM thực hiện chức năng huy động tiền gửi, thực
hiện chức năng cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất Huy

động tiền gửi gửi và lãi suất cho vay. Thực hiên chức năng này NHTM tạo lợi ích cho
cả hai bên tham gia: Bên gửi tiền (NHTM Huy động) và bên đi vay (NHTM cho vay)
. . .đây là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi
nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.
- Chức năng trung gian thanh toán: Với chức năng trung gian thanh toán,
NHTM trở thành thủ quỹ cho các đơn vị, các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân,
thực hiện các thanh tốn theo u cầu của họ như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của
họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách
hàng tiền thu bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ngân
hàng thương mại cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh tốn trong nước
hay ở nước ngồi như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, thẻ thanh toán, thấu chi tài
khoản, thẻ tín dụng, Internet banking... Tùy theo điều kiện, hạn mức, thói quen và
nhu cầu thanh tốn, khách hàng có thể chọn phương thức thanh tốn phù hợp. Chức
năng này giúp các chủ sở hữu tiền không phải mang theo tiền để gặp người phải
thanh tốn. Khơng cịn giới hạn về khoảng cách và thời gian, khách hàng có thể sử
dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Chức năng này của
NHTM giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an
tồn và NHTM thu được phí thanh tốn hoặc có được số dư tiền gửi trong ngân hàng
để thực hiện các hoạt động tín dụng hoặc dịch vụ khác của ngân hàng.
- Chức năng tạo tiền: Chức năng tạo tiền dựa trên cơ sở hai chức năng: trung
gian tín dụng và chức năng trung gian thanh tốn. Thơng qua chức năng trung gian
tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại
được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ hay kinh doanh trong
khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ
phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ. Với
25


×