Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Bac khong dong y voi nghi quyet cua Bo Chinh trive to chuc ki niem ngay sinh cua Nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.22 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của</b>


<b>Người </b>



<b> Câu chuyện sau đây do đồng chí Nguyễn Văn Lương, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, BCH</b>


<b>TW Đảng kể lại.</b>


Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40
ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi và
kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Hồi đó, sức Bác đã yếu. Để
giữ gìn sức khỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng và Nhà
nước thì mời Bác chủ trì, cịn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rối báo cáo lại. Bác cũng đồng ý
như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốn ngày lễ lớn thì Bác khơng dự. Nghị quyết đó
ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăng trên báo Nhân dân. Mọi việc lớn hay nhỏ, khi Bộ Chính trị đã
bàn xong đều báo cáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác biết thì thể nào cũng
khơng để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.


Hơm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong Bộ Chính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân
dân để trên bàn và hỏi: Nghị quyết này các chú bàn bao giờ mà tại sao khơng cho Bác biết? Bác nói
đại ý: tất cả các Nghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, có
một số cuộc họp khơng dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc nghị quyết đăng trên báo, Bác
tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác không đồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch
Đảng ta. Đọc nghị quyết này, người ta sẽ nghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc tổ
chức lễ kỷ niệm ngày sinh của mình cho linh đình. Thế là khơng đúng. Bác ngừng một lúc, giở tờ
báo, chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới. Bác chỉ
là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bác ngang với những việc lớn của Đảng và
Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữa trong nghị quyết và hỏi các đồng chí trong Bộ Chính trị:
Sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách học, giấy học cho
các cháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù. Nên bớt đi, cái gì cần lắm
hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấy ngón tay dị dị trên tờ báo. Thi ra vẫn chưa
hết! Chỉ tay vào một chỗ trong nghị quyết, ghi việc xây dựng và tu bổ những nhà bảo tàng, nhà lưu


niệm của những địa phương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước
ta đang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề, chúng ta nên để dành vật liệu trước
hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu và nhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân
sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàng này, bảo tàng nọ.


Từ một nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiều bài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn,
khơng muốn đề cao cá nhân mình, lúc nào Người cũng chỉ nhận mình là học trị của Lênin vĩ đại.
Mỗi việc làm của Bác đều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn cịn căn
dặn: "Sau khi tơi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền
bạc của nhân dân".


Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước
đều xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và ln đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.


</div>

<!--links-->

×