Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.95 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Ngày soạn:28/11/2012 KHOA HỌC
Ngày dạy: 4/12/2012
TPPCT: 31 CHẤT DẺO (KNS)
<b>I. MỤC TIÊU</b>
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về cơng dụng của vật liệu. Nêu được một
số công dụng của đồ dùng bằng chất dẻo. Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với yêu
cầu đưa ra; kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>
- Chuẩn bị một số đồ dùng làm bằng chất dẻo: máng luồn dây điện, thau nhựa, ống
nước, áo mưa …
- Phiếu thảo luận nhóm.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU</b>
<b>1, Ổn định : Hát</b>
<b>2, Bài cũ : Cao su</b>
Mời HS trả lời câu hỏi:
1. Cao su có tính chất gì ?
2. Cao su được dùng để làm gì ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
<b>3, Bài mới </b>
* Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động của giáo viên
1. Khám phá:
<b>Hoạt động 1: Quan sát </b>
- GV cho HS quan sát hai cái chai và hỏi ? Cái
chai nào được làm bằng nhựa?
- Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp
làm ra từ chất gì? Tính chất của nó như thế nào ?
Tiết khoa học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
bài Chất dẻo.
<b>2. Kết nối:</b>
<b>Hoạt động 2: Đặc điểm của những đồ dùng</b>
<b>bằng nhựa.</b>
Bước 1: Thảo luận theo nhóm đơi.
Quan sát 1 số đồ dùng bằng nhựa đem đến lớp,
kết hợp quan sát hình 1, hình 2, hình 3, hình 4
SGK trang 64, và nêu :
Đặc điểm của những đồ vật bằng nhựa em đã
quan sát ( tên đồ vật, màu sắc, độ cứng, …)
Bước 2: Thảo luận
Bước 3: Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả
<b>Hoạt động của học sinh </b>
- HS trả lời.
- Ngồi theo nhóm, nhận nhiệm vụ.
( chỉ vào vật mẫu hoặc chỉ vào các đồ dùng ở
từng hình).
- Mời HS các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, kết hợp cho HS
quan sát các hình ảnh đồ dùng bằng nhựa.
- Hỏi: + Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung
gì ?
+ Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta
thường gặp được làm ra từ chất gì ?
- Giới thiệu: Chất dẻo cịn có tên là “Plattic”,
nghĩa là có thể nặn, đúc, ….
<b>Hoạt động 3: Tính chất, công dụng và cách bảo</b>
<b>quản các đồ dùng bằng chất dẻo.</b>
Bước 1: Giao việc
- Thảo luận nhóm 4: Đọc các thông tin trong
1. Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên khơng ? Nó
được làm ra từ gì ?
2. Nêu tính chất chung của chất dẻo.
3. Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật
liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng
hằng ngày ? Tại sao ?
4. Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình
bằng chất dẻo.
Bước 2: Thảo luận
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm (nếu nhóm nào
cịn lúng túng).
Bước 3: Báo cáo kết quả.
- Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả, hướng
dẫn nhận xét kết hợp cho HS qua sát các hình ảnh
đồ dùng làm từ chất dẻo.
- Kết luận: Mời HS đọc lại.
- Chất dẻo khơng có sẵn trong tự nhiên. Nó được
làm ra từ dầu mỏ và than đá.
- Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách
nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ
cao.
<b>- Ngày nay, các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được</b>
dùng rộng rãi để thay thế những sản phẩm làm
bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại, vì chúng
khơng đắt tiền, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
<b>- Khi sử dụng xong các đồ dùng trong gia đình</b>
bằng chất dẻo cần rửa hoặc lau chùi sạch sẽ.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét
- Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc,
hình dáng, và đều khơng thấm nước.
- Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta
thường gặp được làm ra từ chất dẻo.
- 1 HS đọc to thơng tin.
- HS ngồi theo nhóm nhận nhiệm vụ.
- HS ngồi theo nhóm, nhóm trưởng điều
khiển cả nhóm đọc thơng tin, trả lời câu
hỏi và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
từng câu hỏi.
- Khơng phơi lâu ngồi trời nắng sẽ bị bạc màu,
giòn, mau hỏng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa.
<b>3. Thực hành</b>
<b>Hoạt động 4: Trò chơi “ Thi kể tên các đồ vật</b>
làm bằng chất dẻo”
- Cho HS chơi tiếp sức, mỗi đội 4 HS chơi trong
thời gian 2 phút nhóm nào ghi được nhiều tên
các đồ vật là chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Cho HS quan sát thêm hình ảnh một số đồ dùng
bằng chất dẻo.
<b>4. Vận dụng:</b>
- Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp
được làm ra từ chất gì ? Chất dẻo được làm ra từ
gì ?
- Nêu tính chất chung của chất dẻo.
- Kể tên những đồ dùng bằng chất dẻo ở gia đình
em. Em bảo quản chúng như thế nào?
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài,
chuẩn bị bài mới
- HS cử người tham gia trò chơi.
- Cùng nhận xét, tổng kết trò chơi..
- HS quan sát.