Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CSVHVN_544_N7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài:
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ SÙNG BÁI CÁC NHÂN
THẦN VIỆT Ở VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

Lớp học phần DHAV15F_420301066544
Nhóm
7
GVHD
Hà Thị Ánh

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài:
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ SÙNG BÁI CÁC NHÂN
THẦN VIỆT Ở VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG


Lớp học phần: DHAV15F_420301066544
Nhóm: 07
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Anh Quốc

19515631

2

Đặng Văn Phú

19491567

3

Phan Thị Phương Quyên

19491131

4

Lê Quang Thắng


19495981

5

Đoàn Chúc Nguyên

19497531

Chữ ký

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2021


BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Học kỳ 2 năm học 2020 - 2021
Lớp: DHAV15F_420301066544
Nhóm 07
Đề tài: Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và sùng bái các nhân thần Việt ở
Việt Nam truyền thống.
Điểm Tiểu luận cuối kì
Phần

Phần
mở
đầu
(1.5)
Phần
Nội
I
dung

(4.0)
Phần
kết
luận
(1.5)
Hình
II
thức
(2.0)
Tổng điểm
(a)

Nội dung

Nhận xét

Điểm

/1.5

/4.0

/1.5
/2.0
/9.0

Điểm của các thành viên
Phần

Điểm

(a) +
(b)

STT
1
2
3
4

5
GV chấm 1

Họ và Tên
Nguyễn Anh Quốc
Đặng Văn Phú
Lê Quang Thắng
Phan Thị Phương
Quyên
Đoàn Chúc Nguyên

Xếp
loại

Điểm quy
đổi
(b)
/1.0
/1.0
/1.0
/1.0


Điểm tổng
kết (a+b)

/1.0
GV chấm 2


Mục Lục

Mục Lục....................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................4
Chương I. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam................................. 5
1. Nguồn gốc của các tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam.......... 5
2. Nghi thức thờ cúng Tổ tiên................................................................6
3. Các nghi thức bắt buộc khi thờ cúng Tổ tiên.................................... 7
4. Nghi lễ thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần người Việt........10
5. Ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên của người Việt..........................11
Chương II. Tín ngưỡng sùng bái các nhân thần Việt ở Việt Nam truyền
thống...........................................................................................................11
2.1. Tín ngưỡng là gi?..........................................................................11
2.2. Tín ngưỡng phồn thực...................................................................12
2.2.1. Nguồn gốc............................................................................ 12
2.2.2. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực....................................12
2.2.3. Vai trị của tín ngưỡng phồn thực........................................ 14
2.3. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.......................................................15
2.3.1. Tín ngưỡng thờ bà Trời, bà Đất, bà Mẫu.............................15
2.3.2. Tín ngưỡng thờ động vật và thực vật...................................16
2.4. Tín ngưỡng sùng bái con người....................................................17

2.4.1. Tín ngưỡng về hồn vía......................................................... 17
2.4.2. Tín ngưỡng về thờ cúng Tổ tiên.......................................... 18
2.4.3. Tín ngưỡng về thờ cúng Thổ Cơng......................................19
2.4.4. Tín ngưỡng thờ cúng thần Làng.......................................... 20
2.4.5. Tín ngưỡng thờ cúng Tứ Bất Tử..........................................20
III. Kết luận................................................................................................21
1


IV. Tài liệu tham khảo............................................................................... 22
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤ TRÁCH TIỂU LUẬN.................. 23
MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM..................................................... 23
BẢNG PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH TIỂU LUẬN................................. 25

2


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hà Thị
Ánh. Trong suốt học kì vừa qua và tìm hiểu mơn Cơ sở văn hóa Việt
Nam nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình và tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều về
kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ
những kiến thức mà cơ truyền tải nhóm em đã dần dần hiểu sâu hơn về
văn hóa của Việt Nam. Thơng qua bài tiểu luận này nhóm chúng em xin
trình bày lại những gì mà nhóm đã tìm hiểu với đề tài “ Tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên và sùng bái các nhân thần Việt ở Việt Nam truyền thống” để
hoàn thành bài tiểu luận gửi đến cơ.
Có lẻ kiến thức vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi bản thân

con người ln tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong q trình
hồn thành bài tiểu luận chắc chắn khơng tránh những thiếu sót. Nhóm 7
chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ cơ để bài tiểu luận
hồn chỉnh hơn.
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường
sự nghiệp giảng dạy.

3


LỜI MỞ ĐẦU

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ơng bà có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời ở nước ta. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin
rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ơng bà tổ tiên vẫn thường
xun đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu .Tín ngưỡng này có mặt ở
nhiều dân tộc Đơng Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc
học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở
thành một thứ tơn giáo, ngay cả những gia đình khơng tin thần thánh
cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng
và sùng bái các nhân thần và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên
quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa
Việt Nam. Chính vì thế, tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên nói riêng trên tất cả các mặt biểu hiện của nó khơng chỉ phác
họa nên đời sống tín ngưỡng mà cịn bổ sung tư liệu cho việc nhận thức
về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt.
Từ những ý nghĩa trên với đề tài đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
và sùng bái các nhân thần Việt ở Việt Nam truyền thống” với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên trong dịng chảy tín ngưỡng dân gian của Viêt Nam. Đồng thời, cũng
thể hiện sự sùng bái các nhân thần Việt cũng là một nét đẹp văn hóa Việt
Nam.

4


Chương I. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam
1. Nguồn gốc của các tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam.
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết phải đề cập
đến chế độ phụ quyền. Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người
đàn ông trở nên quan trọng trong họat động kinh tế và sinh họat của gia
đình. Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong
gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy.
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên cịn chịu ảnh hưởng từ ba dịng tơn giáo chính ở Việt Nam. Đó
chính là:
- Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người khơng phải do
tạo hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự
sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế
hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư
tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa.
- Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về
trật tự kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì
Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên
của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như:
gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
- Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật

giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của
Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên người Việt nhưng khơng vì thế mà có sự sao chép y nguyên. Người
Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con

5


cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết,
vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.
2. Nghi thức thờ cúng Tổ tiên.
Không gian thờ cúng tổ tiên bao giờ
cũng là nơi sạch sẽ và trang trọng nhất của
ngôi nhà. Bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng đặt
ở nơi cao ráo và phần lớn quay về hướng
Nam với hàm ý con cháu tôn vinh bậc hiền
tài theo tinh thần “Thánh nhân nam diện
thính nhân thiên hạ”.
Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ là biểu tượng của bầu trời
tinh khiết. Ở hai góc ngồi có hai cây đèn hoặc nến tượng trưng cho mặt
trời (phía bên trái bàn thờ) và mặt trăng (bên phải bàn thờ). Bát hương ở
giữa biểu hiện cho vì tinh tú. Đèn hương đóng vai trị rất quan trọng vì đó
là cầu nối duy nhất giữa con người và thần linh. Con người nhờ hương
khói để truyền ước vọng của mình lên các đấng thiêng thiêng ở trên
trời.Ngồi bàn thờ thơng thường cịn có bàn thờ vọng, là một loại bàn thờ
mà người sống xa q ít có điều kiện về nhà con trưởng lập nên.
Nghi lễ thờ cúng từ xưa đến nay đều được thực hiện theo một số
nguyên tắc nhất định:
Khi trong gia đình có người qua đời. lễ tang đươc tổ chức rất trịnh
trọng theo những nghi lễ như: Mộc dục (tắm rửa cho người chết), lễ Phạn

hàm (đặt tiền và gạo vào miệng người chết), lễ Nhập quan, lễ Thiết linh
(đặt bàn thờ tang), lễ Phát dẫn (lễ đưa tang), lễ An táng (hạ huyệt), lễ Tế
ngu (nghi lễ được thực hiện sau ba ngày chôn cất, con cháu đến mộ để
sửa sang mộ phần và sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc,
khách khứa đến dự). Ngồi ra, cịn có lễ Chung thất (49 ngày) (ngày đưa
6


linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật). Khi người chết đã được 100
ngày là đến tuần tốt khốc, con cháu làm lễ cúng và cỗ bàn mời họ hàng.
Sau lễ 100 ngày, con cháu lấy ngày chết làm ngày giỗ.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào
ngày mất (lễ Đàm tường). Họ tin rằng đấy là ngày con người đi vào cõi
vĩnh hằng. Khơng chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên cịn được thực hiện đều
đặn vào các ngày mùng một, ngày rằm và các dịp lễ tết khác trong năm
như: Tết Nguyên Đán, tết Thanh minh, tết Thượng nguyên…Những khi
trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ, gả chồng, sinh con, làm nhà,
đi xa, thi cử… người Việt cũng dâng hương làm lễ cúng tổ tiên để báo
cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay tạ ơn.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể
hiện lịng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào
việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng nén hương cũng
giữ được đạo hiếu.
3. Các nghi thức bắt buộc khi thờ cúng Tổ tiên.
Khi thực hiện nghi thức thờ cúng Tổ tiên có một số nguyên tắc gia
chủ tuân theo. Dù khơng phải quy định chính thức nhưng quan niệm về
tâm linh của con người hướng người ta đi theo một chuẩn mực chung.
Ví dụ về nguyên tắc “ Đơng bình tây quả” tức là bình hoa để bên
phải, còn trái cây để bên trái, rượu và nước. Hay “ Nam tả nữ hữu” để chỉ
việc sắp xếp di ảnh, bát hương,… theo đúng quy luật.

Các nghi thức bắt buộc trong thờ cúng tổ tiên được quy định như
sau:
* Cúng
Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1,… gia chủ bày lễ cúng lên
bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn và khấn hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu
7


kính và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này khơng chỉ để gợi nhớ lại,
tỏ lịng thành với tổ tiên, ơng bà mà cịn đưa ra những lời cầu xin mong
linh hồn người thân che chở người cịn sống.

Hình 1 Cúng ông bà Tổ tiên
* Khấn
Khi khấn chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thơng
tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người đọc cúng
gồm tên những thành viên trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa. Tất cả
cầu mong của con người sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà Tổ
tiên. Có một số gia đình lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ Tổ tiên được
ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ gì nói đấy bày tỏ lịng thành
kính.

Hình 3 Khấn gia tiên

8


* Vái
Sau khi đưa ra lời cầu xin chúng ta phải vái lạy với Tổ tiên. Khi vái
thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa ngang lên đầu, hơi cúi đầu

và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo
nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp người ta vái
2,3,4 hay 5 vái.

Hình 4 Vái ơng bà Tổ tiên
* Lạy
Lạy là hành động bày tỏ lịng tơn kính chân thành với người quá cố.
Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp
lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có ý nghĩa khác nhau.
 Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: hai lạy thường dùng để áp dụng cho người
sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Hoặc khi đi
phúng đếu nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu và
những người vào hàng em,… nên lạy 2 lạy.
 Ý nghĩa của 3 cái lạy và 3 vái: khi đi lễ Phật, lạy 3 lạy tượng trưng
cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác tức là giác ngộ, sáng suốt,
thông hiểu mọi lẻ. Pháp là chánh tức là chính đáng, trái với tà ngụy.
Tăng là tịnh tức là trong sạch, thanh tịnh.
 Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: bốn lạy để cúng những người quá cố như
ông bà, cha mẹ và thánh thần.

9


 Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: ngày xưa, người ta lạy Vua 5 lạy. Ngày
nay trong lễ giỗ tổ Hùng Vương những người trong ban tế lễ thường
lạy 5 lạy.

Hình 5: Lạy tổ tiên
4. Nghi lễ thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần người Việt.
Thông qua nghi lễ thờ cúng , người Việt gửi gắm tính cảm biết ơn

đối với tổ tiên, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong mỗi gia đình tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý uống nước nhớ nguồn, thành “đạo
hiếu”. Đạo hiếu là cái gốc của mỗi người. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức
quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Cùng với
sự thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn là sợi dây
liên kết giữa những con người trong cuộc sống hiện tại. Từ lịng nhân ái,
tính cộng đồng được xây dựng, củng cố cũng là những giá trị đạo đức đáng
trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội của mỗi người.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực khơng thể phủ nhận được
của văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng ,vẫn cịn tồn tại những
nghịch lí. Những nghịch lí ấy xuất phát từ chính quan niệm “ trần sao âm
vậy” vì thế mà nhiều người đã suy bụng ta ra bụng thần, áp đặt cách ứng
xử nhuốm màu tiêu cực vào chốn thiêng liêng. Hậu quả nguy hại nhất là
làm gia tăng tình trang mê tín dị đoan, lối suy nghĩ và cách hành xử tiêu
cực, chạy theo các giá trị vật chất hiện sinh, cách ứng xử gian dối, phủ
10


nhận khoa học, coi thường lao động, sự trung thực và những giá trị chân
chính của cuộc sống.
5. Ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên của người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của
những linh hồn. Người Việt cho rằng giữa những người đã khuất và cịn
sống đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ luôn tin rằng những người
đã khuất vẫn luôn hiện hữu theo dõi con cháu để mang lại sự bình an và
phúc lộc.
Cũng chính vì vậy, ý nghĩa tục lệ thờ cúng Tổ tiên tại Việt Nam để
bày tỏ lịng biết ơn, lịng thành kính đến đấng sinh thành nuôi dưỡng của
con người, cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ và phát huy đạo lý
“ uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau. Có thể nói việc thờ cúng tổ tiên

có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp giữ gìn lối sống đẹp,
nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý nhớ về Tổ tiên ơng cha đã khuất.
Chương II. Tín ngưỡng sùng bái các nhân thần Việt ở Việt Nam
truyền thống.

2.1. Tín ngưỡng là gi?
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải
thích với thế giới và để mang sự bình an cho cả nhân loại và cộng đồng.
Tín ngưỡng đơi khi được hiểu là tơn giáo. Đặc điểm khác biệt giữa tín
ngưỡng và tơn giáo:
- Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tơn giáo, tín ngưỡng
có tổ chức khơng chặt chẽ như tôn giáo.

11


- Tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc, cịn tơn giáo thường
khơng mang tính dân gian.
2.2. Tín ngưỡng phồn thực
2.2.1. Nguồn gốc
Ngay từ đầu duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết
yếu nhất của con người. Đối với văn hóa gốc nông nghiệp, hai việc này
lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi
tốt. Để phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sơi. Hai hình thức sản
xuất lúa gạo ( để duy trì cuộc sống ) và sản xuất con người ( để tiếp tục
dịng giống ) này có bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp của hai yếu tố
khác loại ( đất và trời, mẹ và cha ).
Từ một thực tiễn đó, tư duy cư dân gốc nơng nghiệp Nam - Á đã
phát triển theo hai hướng: những trí tuệ sắc sảo đi tìm qui luật khách quan
để lí giải hiện thực, kết quả là tìm được triết lí âm dương. Những người

có trình độ hạn chế thì nhìn thấy ở hiện thực một sức mạnh siêu nhiên,
bởi vậy sùng bái như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn
thực ( phồn = nhiều và thực = nảy nở). Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn
thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với hai dạng biểu hiện: thờ cơ
quan sinh dục và thờ hành vi giao phối.
2.2.2. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
* Thờ cơ quan sinh thực khí
Thờ cơ quan sinh thực khí ( sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = cơng
cụ ) là hình thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở hầu
hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết
các nền văn hóa khác là chỉ thờ sinh thực khí nam, nữ, tín ngưỡng phồn

12


thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí
được tìm thấy ở trên cột đá có niên đại hàng năm trước Cơng ngun như
tượng đá, hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to có niên đại hàng
nghìn năm trước Cơng ngun được tìm thấy ở Văn Điển (Hà Nội), ở
thung lũng Sa Pa (Lào Cai ), ở nhà mồ Tây Nguyên xưa nay tượng người
với bộ phận sinh dục phóng to thường xun có mặt. Ngồi ra nó cịn
được đưa vào các lễ hội, lễ hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh ) có tục rước cặp
sinh thực khí bằng gỗ vào ngày tháng 6 tháng giêng, sau đó chúng được
đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may mắn, no đủ cả năm.
Việc thờ sinh thực khí cịn thể hiện ở việc thờ các loại cột đá (tự
nhiên hoặc được tạc ra) và các loại hốc ( hốc cây, hốc đá, kẽ nứt trên đá).
Ở chùa Dạm (Bắc Ninh) có một cột đá hình sinh thực khí nam có chạm
nổi hình rồng thời lí. Ngư phủ ở Sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) thờ một kẻ
nứt lớn lên trên một tảng đá mà dân gian gọi là Lỗ Lường, vị nữ thần này
được ngư dân gọi là Bà Lường.


Hình 6 Cột đá chùa Dạm
* Thờ hành vi giao phối
Ngoai việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam cịn thờ hành vi
giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện chú trọng đến các mối quan hệ của
văn hóa nơng nghiệp nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đơng Nam Á. Các hình
nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng
13


Đào Thịnh ( Yên Bái ) có niên đại 500 trước Cơng ngun. Ngồi hình
tượng người có cả các lồi động vật như cá sấu, gà, cóc,… cũng được
khắc trên mặt trống đồng Hồng Hạ (Hịa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa “ tùng di”
thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí
nam và nữ, cứ mỗi tiếng trống “ tùng” thì họ đi lại “ di” hai vật đó lại với
nhau. Phong tục “ giã cối đón dâu” cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng
phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngồi
ra một số nơi cịn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao dun.

Hình 7 Giã cối đón dâu
2.2.3. Vai trị của tín ngưỡng phồn thực
Vai trị của tín ngưỡng phồn thực trong cuộc sống người Việt cổ
lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của
người xưa - đồng thời cũng là biểu tượng tồn diện của tín ngưỡng phồn
thực:
 Chày - cối sinh thực khí nam nữ, việc giã gạo là tượng trưng cho hành
động giao phối.
 Biểu hiện trống đồng hình dáng trống đồng được phát triển từ cối giã
gạo : cách đánh trống, các hình khắc giao phối.


14


 Ở nhà mồ Tây Nguyên trang trí cơ quan sinh dục nữ thân Tây Nguyên
biểu hiện cho sinh tồn.
2.3. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là gia đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của
con người. Với người Việt sống bằng nghề luá nước thì sự gắn bó với tự
nhiên lại càng lâu dài và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều
các yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận
thức là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa
thần. Chất âm tính của văn hóa nơng nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan
hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ và trong tín ngưỡng là
tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế. Và cái đích mà người nông nghiệp
hướng tới là sự phồn thực cho nên các nữ thần của ta không phải là các cô
gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu. Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín
ngưỡng Việt Nam điển hình.
2.3.1. Tín ngưỡng thờ bà Trời, bà Đất, bà Mẫu.
Đây là những nữ thân cái quản các hiện tượng tự nhiên thân thiết
với cuộc sống của người trồng lúa nước. Do ảnh hưởng văn hóa Trung
Hoa nên có thêm Ngọc Hồng, Thổ Cơng, Hà Bá. Tuy nhiên các bà vẫn
tồn tại Bà Trời dưới dạng Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ, ở
Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana. Bà Đất tồn tại dưới dạng Mẹ Đất ( Địa
Mẫu) và Bà Nước tồn tại dưới dạng Bà Thủy. Ở nhiều vùng Bà Đất và
Bà Nước còn tồn tại dưới dạng thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa
Sông.
Các bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp cai quản các hiện tượng tự nhiên
hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Khi Phật giáo vào Việt Nam nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hệ

15


thống Tứ Pháp với Pháp Vân ( Thần Mây), Pháp Vũ ( Thần Mưa ), Pháp
Lôi ( Thần Sấm ) và Pháp Điện ( Thần Lơi). Ngồi ra người Việt cịn
thờ các hiện tượng tự nhiên khái qt như khơng gian và thời gian. Thần
khơng gian được hình dung theo Ngũ hành cịn Thần thời gian là Thập
nhị Hành khiển.

Hình 8: Bà Mẫu Thượng Ngàn
2.3.2. Tín ngưỡng thờ động vật và thực vật
Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng
sông nước nên do vậy thuộc lồi sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu
“ Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Người dân thuộc văn hóa gố
nơng nghiệp cịn đẩy các con vật này lên mức biểu tượng Tiên, Rồng. Tiê
Rồng là cặp đơi chỉ có dân tư duy theo trừu tượng hóa từ từ giống chim,
cịn Rồng được trừu tượng hóa từ hai lồi bị sát rắn và cá sấu có rất nhiều
ở vùng sơng nước Đơng Nam Á. Đó là hai lồi vật biểu tượng của
phương Nam và phương Đơng Ngũ hành.
Thực vật thì được sùng nhất là cây Lúa: khắp nơi - dù là vùng
người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ thần Lúa, hồn
Lúa, mẹ Lúa,… Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như
cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,…

16


Hình 9: Cá sấu và Rồng trên đồ đồng Đơng Sơn
2.4. Tín ngưỡng sùng bái con người
Ngồi phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con

người. Họ cũng hay thờ con người, đặc biệt là thờ sống và phong thánh,
chẳng hạn như người ta phong Trần Hưng Đạo là Đức Thánh
Trần, Nguyễn Minh Không là Đức Thánh Nguyễn hay thờ những người
được mến trọng như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…
2.4.1. Tín ngưỡng về hồn vía
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu
tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm
“ linh hồn” và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt và
một vài dân tộc Đơng Nam Á cịn tách linh hồn ra thành thành hồn và vía.
Người Việt cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía thì nam có 7 cịn nữ
thì có 9. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng
lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy
vía ở đàn ơng cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở
nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía
này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm vú có vai trị quan
trọng trong ni con. Tuy nhiên có cách giải thích khác (xem thêm chín
17


vía). Người Việt thường có câu nói nam có "ba hồn bảy vía" cịn nữ có
"ba hồn chín vía", cũng là từ các quan niệm trên mà ra.
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các
mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức
độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó
chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác cịn vía nặng
hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ
như: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái
run sợ, mất chủ động), "sợ đến mức hồn vía lên mây". Khi chết là hồn đi
từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều
sơng nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều

nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền.
2.4.2. Tín ngưỡng về thờ cúng Tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (phong tục thờ cúng tổ tiên hay cịn
gọi được gọi khái qt là Đạo Ơng Bà, Đạo Hiếu, Đạo Làm con) là tục lệ
thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân
tộc Châu Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung
Hoa. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành
một thứ tơn giáo; đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà,
ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng. Nhiều người Việt Nam,
ngồi tơn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên.Đối với người Việt,
Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, khơng gia đình nào khơng có bàn thờ tổ tiên trong nhà,
nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lịng thành kính của người
Việt đối với cha mẹ, ơng bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng
và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.
Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng
ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao
18


giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ
cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã.
Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống
tro tàn - khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất - theo họ như
thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện
Nước-Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý
sâu sắc.
2.4.3. Tín ngưỡng về thờ cúng Thổ Cơng
Thổ Cơng là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa,
định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ

Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo
quân (hay Sự tích ba ơng đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ
Cơng (trơng coi việc bếp núc, cịn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất
là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc
mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy
nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn
Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Mối quan hệ giữa Thổ Cơng và Tổ tiên
trong gia đình là Thổ Công là định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị
thần là quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh thành là quan trọng nhất. Để
không làm mất lòng ai người Việt xếp chon Tổ tiên ngự tại cái bàn thờ
tơn kính nhất ở gian giữa, cịn Thổ Cơng thì ở bên trái.

19


2.4.4. Tín ngưỡng thờ cúng thần Làng
Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Cơng, ở phạm vi
làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ cơng, Thành hồng
cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Khơng có làng nào ở Việt
Nam mà khơng có Thành hồng.
Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị,
có cơng lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng cịn thờ những người
lý lịch khơng rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm cắp... nhưng họ
chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo mê tín dị đoan).
2.4.5. Tín ngưỡng thờ cúng Tứ Bất Tử
Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Tản Viên biểu hiện cho ước vọng
chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống

giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật
chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của
người dân Việt Nam.


Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba
Vì), núi tổ của các núi ở Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước
vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.



Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh
thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.



Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ; tượng trưng cho lòng
hiếu nghĩa, tình u, hơn nhân và sự sung túc, giàu có.



Cơng chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh;
tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh
vượng, thơ văn.

20


III. Kết luận


Về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt vừa là vô thức, vừa
là tiềm thức và ý thức của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Nó khơng phải
là một tín ngưỡng hay một đạo lý bị áp đặt. Nó chính là một nét văn hóa
tâm linh vừa mang tính bản địa vừa mang tính nhân loại di truyền từ đời
này sang đời khác. Việc thờ cúng tổ tiên có thể coi như một thứ “gen”
văn hóa tinh thần của người Việt.
Về tín ngưỡng thờ cúng các nhân thần Việt ở Việt Nam truyền
thống gồm tín ngưỡng phồn thực, tính ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín
ngưỡng sùng bái con người.
Đối với tín ngưỡng phồn thực là 1 nét đẹp văn hóa từ xa xưa. Nó
đề cao cả 2 thực thể nam và nữ và mong cho sự hài hòa đem lại sự phát
triển và trường tồn. chúng ta hãy chung tay gìn giữ nét đẹp văn hóa này.
Đối với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đã giúp cho nền nông nghiệp
lúa nước càng khẳng định sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên ln
bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên dẫn đến lối
tư duy tổng hợp. Vì vậy, con người bắt đầu sùng bái nhiều yếu tố trong tự
nhiên: đất, nước, trời. Tín ngưỡng đa thần là nét nổi bật trong tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam.
Đối với tín ngưỡng sùng bái con người là một giá trị văn hóa tinh
thần rất đẹp của dân tộc ta. Đó là tinh hoa đượ chắt lọc qua suốt chiều dài
lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết cộng đồng để làm ruộng và đánh
giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh
thần hạnh phúc.

21


IV. Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Cở sở văn hóa Việt Nam ( Trần Ngọc Thêm, 2005, nhà sản

xuất bản giáo dục ).
2. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb KHXH, 1996.
3. Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb Trẻ, 2005.
4. Trần Long, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM, 2005.

22


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×