Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quan hệ thương mại việt nam nhật bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THANH THẢO

Ơ

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH MỚI GIAI ĐOẠN 2008-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THANH THẢO

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH MỚI GIAI ĐOẠN 2008-2013
Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội – 2014
ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kiń h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c em xin đƣơ ̣c bày tỏ lới cảm ơn chân
thành tới quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong quá
trình em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong
q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn
là hành trang quí báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Xuân
Thiên, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng
của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài luận văn tốt nghiệp này của
em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ
bảo, bổ sung them của thầy cơ và các bạn.
Cuối cùng em kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thanh Thảo

iii



Mục lục
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN ................................................................................................. 11
1.1. Nhân tố bên ngoài ..................................................................................................... 11
1.1.1.

Xu thế toàn cầu hóa........................................................................................ 11

1.1.2.

Sự gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch ................................................. 13

1.1.3.

Cấu trúc an ninh khu vực Đông Nam Á và xung đột giữa Trung Quốc và

Nhật Bản ...................................................................................................................... 17
1.1.4.

Tác động của bối cảnh thế giới ...................................................................... 20

1.2. Nhân tố bên trong ..................................................................................................... 22
1.2.1.

Nhật Bản ........................................................................................................ 22


1.2.2.

Việt Nam ........................................................................................................ 25

1.2.3.

ASEAN – Nhật Bản ....................................................................................... 28

1.2.4.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ............................. 32

1.2.5.

Ảnh hƣởng từ sự gia tăng FTA giữa Nhật Bản với Việt Nam và khu vực .... 35

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN . 38
2.1. Tổng quan chung quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản qua các chặng đƣờng
trƣớc năm 2008 ................................................................................................................ 38
2.1.1.

Giai đoạn 1973 – 1986 ................................................................................... 38

2.1.2.

Giai đoạn 1987 – 1991 ................................................................................... 40

2.1.3.


Giai đoạn 1992 – 2007 ................................................................................... 41

2.2. Thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam - Nhật Bản. ............................... 44
2.2.1.

Quy mô........................................................................................................... 44

2.2.2.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ....................................................... 47

2.2.3.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản .......................................................... 49

iv


2.2.4.

Những vấn đề đặt ra......................................................................................... 54

2.3. Đánh giá quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản............................................... 55
2.3.1.

Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................. 55

2.3.2.

Những thuận lợi khi thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản ............................. 57


2.3.3.

Một số khó khăn cần lƣu ý khi thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản.................... 59

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – NHẬT BẢN ................................................................................................. 64
3.1. Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản cho đến năm 2020 ............. 64
3.1.1.

Dự báo về triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản ................. 64

3.1.2.

Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản .................................. 68

3.2. Một số giải pháp gợi ý cho quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản. ................. 71
3.2.1.

Giải pháp chung từ phía nhà nƣớc ................................................................. 72

3.2.2.

Những giải pháp công nghiệp ở địa phƣơng để thu hút công nghiệp hỗ trợ từ

Nhật Bản ...................................................................................................................... 75
3.2.3.

Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp ..................................................... 77


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 80
Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................................................. 82

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

AJCEP

ASEAN Japan
Comprehension
Economic Partnership


Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản

3

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

4

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

5

ASEM

The Asia- Europe
Meeting

Diễn đàn hợp tác Á – Âu


6

CNH-HĐH

7

EU

European Union

Liên minh châu Âu

8

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do

9

JIS

Japanese Industrial
Standards

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật
Bản


10

NAFTA

North America Free
Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
Bắc Mỹ

11

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại
hóa

vi


12

OPEC

Organization of the

Petroleum Exporting
Countries

Tổ chức các nƣớc xuất khẩu
dầu lửa

13

TPP

Trans-Pacific Partnership

Đàm phán đối tác xuyên Thái
Bình Dƣơng

14

VJEPA

Vietnam – Japan
economic Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam-Nhật Bản

15

XNK


16

WTO

Xuất nhập khẩu
World Trade
Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Số hiệu
Bảng 2.1

Nội dung
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản

Trang
39

1973-1986
2

Bảng 2.2


Kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Nhật Bản giai

43

đoạn 1998-2007
3

Bảng 2.3

Kim ngạch, tốc độ tăng/ giảm kim ngạch XNK của

45

Việt Nam sang các châu lục và theo nƣớc/khối
nƣớc năm 2013
4

Bảng 2.4

Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hang hóa XNK

47

giữa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2007-2013
5

Bảng 2.5

Thống kê hang hóa nhập khẩu từ Nhật Bản ở Việt

Nam năm 2010 so với năm 2009

viii

53


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
1

Số hiệu

Nội dung

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật

Trang
48

Bản
2

3

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán
cân thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn
năm 2005- 2012 và 11 tháng năm 2013
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật


49

51

Bản trong năm 2013
4

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch hàng hóa XNK và cán cân thƣơng
mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn năm
2009-2013

ix

56


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Với nền tảng 40 năm từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với Nhật
Bản cũng là quốc gia ở trong khu vực có ảnh hƣởng nền văn hóa lâu đời với Việt
Nam. Sự gần gũi về địa lý, quan hệ gắn bó lâu đời trong lịch sử cùng với những
lợi ích chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay khiến Việt Nam và Nhật Bản ngày
càng xích lại gần nhau hơn. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong 4 thập kỷ qua
phát triển mạnh nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản
đã không ngừng phát triển, đặc biệt hai nƣớc đã và đang tăng cƣờng mạnh mẽ
quan hệ kinh tế bao gồm thƣơng mại và đầu tƣ. Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì
hịa bình và phồn vinh của Châu Á đƣợc hai bên thiết lập năm 2009 đã nói lên

đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ này. Không chỉ dành cho nhau sự ƣu tiên
hợp tác ở mức cao nhất, giao lƣu nhân dân hai nƣớc không ngừng đƣợc mở
rộng. Năm 2013, lãnh đạo hai nƣớc nhất trí chọn là “Năm Hữu nghị Việt-Nhật”
và Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng đề án tổ chức hàng loạt sự kiện để ghi
dấu chặng đƣờng 40 năm hợp tác. Tuy xét về mặt tăng trƣởng và phát triển, Nhật
Bản vẫn có độ chênh khá lớn so với Việt Nam, song hai nƣớc vẫn ln tìm đƣợc
tiếng nói chung với những nét tƣơng đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đó có lẽ
cũng chính là lý do để mối quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ngày một chắp
cánh, đặc biệt phải kể đến lĩnh vực giao lƣu thƣơng mại. Hiện tại, quan hệ song
phƣơng đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở gắn bó và lịng tin ngày càng đƣợc
củng cố giữa hai dân tộc và hiện nay giới kinh doanh Nhật đang tiếp tục đánh giá

1


Việt Nam là thị trƣờng có sức hấp dẫn cao vì sự ổn định và có thể phát triển lâu
dài.
Việc phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho
quốc gia trong lĩnh vực ngoại thƣơng. Nhật Bản có một thị trƣờng tiêu thụ rộng
lớn cho các sản phẩm của Việt Nam nhƣ: dầu thô, hàng dệt may, giầy dép da,
than, cafe… và các hàng nơng sản khác. Nhờ đó, tích luỹ đƣợc một nguồn ngoại
tệ đáng kể cho đất nƣớc, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Mặt
khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời Việt Nam sẽ đƣợc thoả
mãn với những hàng hố có chất lƣợng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, nhiều tính
năng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực để nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc với hàng hoá nhập khẩu từ
Nhật Bản. Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thƣơng với Nhật, Việt Nam
có thể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ một nƣớc có cơng nghệ tiên tiến
nhƣ Nhật Bản, để từ đó đẩy mạnh, nhanh hơn quá trình CNH – HĐH đất nƣớc,
nâng cao năng xuất lao động cho nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, mặc dù Việt

Nam và Nhật Bản là những nƣớc cùng ở khu vực Châu Á, cùng với thuận lợi về
giao thông biển. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn là bạn hàng số một của
Việt Nam, nhƣng đến những năm gần đây đã tụt xuống vị trí thứ hai hoặc thứ ba
sau Trung Quốc và Mỹ. Vị thế của Việt Nam trong quan hệ thƣơng mại với Nhật
Bản cũng còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm
thị phần còn hạn chế so với nhập khẩu của Nhật Bản. Tính chung kim ngạch mậu
dịch hai chiều, Việt Nam luôn đứng sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Điều
đó chứng tỏ quan hệ thƣơng mại giữa hai bên chƣa tƣơng xứng với tiềm năng,
thế mạnh cùng mong muốn của cả hai bên.
Bên cạnh sự tác động của nội lực kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản cũng cần
2


đƣợc xem xét dƣới sự tác động của những bối cảnh kinh tế thế giới mới. Trong
giai đoạn 2008 -2013 chúng ta có thể nhắc tới những sự kiện nổi bật liên quan tới
quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản đó là Hiệp định đối tác toàn diện
ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
(VJEPA) đã đƣợc ký kết. Cùng với đó, những vấn đề kinh tế thế giới cũng cần
bàn tới đó là cuộc Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu,
xu thế toàn cầu hóa và gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch. Những bối cảnh
trên tác động mạnh mẽ tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản.
Vì vậy vấn đề cần đƣợc nghiên cứu đó là: Quan hệ thƣơng mai Việt Nam
– Nhật Bản đã tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của hai nƣớc hay chƣa? Dƣới sự
tác động của bối cảnh mới, liệu rằng Việt Nam – Nhật Bản có thể gia tăng quy
mơ hợp tác hay khơng? Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản?
Để trả lời cho những câu hỏi và vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Quan
hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013”
làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sỹ.

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nhật Bản. Các tài liệu thƣờng xoay quanh các chủ đề chính đó là:
Thƣơng mại một số mặt hàng hoặc Khái quát thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản


Thương mại một số mặt hàng

-

Nguyễn Thị Huế (2009), Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường Nhật Bản, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Luận văn
phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang
thị trƣờng Nhật Bản đặc biệt là các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ mỹ
nghệ, hàng sơn mài từ năm 1998 đến năm 2007 và đƣa ra một cách khái quát
3


những kết quả tích cực và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.
-

Vũ Thị Lý (2012), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà

Nội. Luận văn đã nghiên cứu những nhân tố tác động hình thành và nội dung của
chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Đánh giá những mặt
thành công và hạn chế của chiến lƣợc này và khả năng vận dụng của các nƣớc đi
sau. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản và thực tiễn của Việt
Nam, luận văn đƣa ra các kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
 Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại
-

Nguyễn Xuân Thiên (2008), Vai trị của văn hóa đối với phát triển

kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam. Nghiên cứu đã
phân tích đánh giá vai trị của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản. - Đƣa
ra những gợi ý thiết thực đối với Việt Nam nhằm góp phần xây dựng một nền
văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với
phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập. - Góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa
giữa Việt Nam và Nhật Bản Những nội dung chính: Nội dung của đề tài đã tập
trung phân tích làm rõ những điểm sau: - Văn hóa Nhật Bản là một trong những
nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản,
đặc biệt là những đặc điểm độc đáo của văn hóa Nhật Bản; - Tác động của văn
hóa Nhật Bản đối với phát triển kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. - Phân tích làm
rõ những nét đặc trƣng của văn hóa Việt Nam và những quan điểm cơ bản của
Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. - Đƣa ra bốn gợi ý quan
trọng về mặt chính sách nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
4


tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy yếu tố văn hóa đối với phát triển kinh tế
trong bối cảnh hội nhập. - Việc nghiên cứu đề tài trên khơng chỉ có ý nghĩa đối
với Nhật Bản mà cịn có ý nghĩa đối với Việt Nam. Các kết quả đã đạt đƣợc: Cơng trình là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học và sinh viên chuyên

ngành Kinh tế quốc tế & Quốc tế học. -Góp phần thúc đẩy và phát triển giao lƣu
văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản, hƣớng tới Nhật Bản là “đối tác chiến
lƣợc”. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc cơng bố trên tạp chí Kinh tế châu
Á- Thái Bình Dƣơng số 223 - ngày 8/7/2008.
-

Tống Thùy Linh (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

(thời kỳ 1990-2007), ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội,. Luận văn trình bày
trình bày một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế; những đặc điểm
chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các
nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích
quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra
đƣợc những thành tựu nhƣ: sự tăng trƣởng của thƣơng mại hai chiều, sự cải thiện
của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đồng
thời cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật
Bản: sự phát triển của quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng của mỗi nƣớc, cơ cấu hàng hố xuất nhập khẩu cịn nghèo nàn, chậm đƣợc
cải thiện, chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu chƣa cao. Đề xuất một số giải pháp
chính sách đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật ở tầm vĩ mơ và vi mơ đối
với Chính phủ và đối với doanh nghiệp. Đối với chính phủ, nên có kế hoạch cụ
thể cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thƣơng mại, đẩy mạnh xây dựng
công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cải thiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, bên
cạnh đó cần xây dựng một chiến lƣợc sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức
thâm nhập hiệu quả để tăng cƣờng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đối với
5


các doanh nghiệp Việt Nam, cần lựa chọn chiến lƣợc phù hợp để thâm nhập thị
trƣờng Nhật Bản nhƣ xuất khẩu, liên doanh và đầu tƣ trực tiếp, cần cố gắng

thành lập văn phịng đại diện hoặc chi nhánh cơng ty tại Nhật và cần xây dựng
một chiến lƣợc hoạt động kinh doanh phù hợp với thế kinh tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra các giải pháp chính sách ở tầm vĩ mơ cho
cả Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
-

Trần Anh Phƣơng (2009), Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong

tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
Cơng trình nghiên cứu đƣợc chia làm 3 chƣơng. Chƣơng 1, tác giả đã khái lƣợc
lịch sử quan hệ giao lƣu giữa hai dân tộc Việt-Nhật qua nhiều thế kỷ từ trƣớc khi
thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Và trong 35 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao kể từ năm 1973 cho đến nay(2008), tác giả đã phân tích, chia thành 3 giai
đoạn phát triển: Giai đoạn 1973 – 1978; Giai đoạn 1979 – 1991; Giai đoạn 1992
– 2008. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đã nêu nhiều diễn biến và kết quả đạt đƣợc
của mối quan hệ hai nƣớc trong chính trị và hợp tác an ninh; giao lƣu, hợp tác
phát triển văn hoá, du lịch và đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trong đó, nổi bật lên
hợp tác thƣơng mại trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nhật
Bản đã đƣợc tác giả phân tích khá sâu sắc. Trong chƣơng 2, tác giả đã chia quan
hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thành 3 giai đoạn: Từ năm 1973 đến năm
1975; từ năm 1976 đến năm 1986 và từ năm 1987 đến năm 2008. Trong mỗi giai
đoạn, tác giả đã phân tích và đƣa ra nhiều số liệu có sức thuyết phục để lý giải về
sự phát triển thƣơng mại Việt - Nhật tuy có lúc thăng, trầm nhƣng suốt 35 năm
qua, hiệu quả của hoạt động kinh tế thƣơng mại Việt - Nhật đã đóng góp rất to
lớn vào quá trình phát triển bền vững mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Tuy
vậy quan hệ thƣơng mại Việt - Nhật cũng còn một số hạn chế, bất cập do những
nguyên nhân chủ quan của cả hai bên Việt Nam và Nhật Bản mà tác giả đã nêu
6



ra. Với chƣơng 3, tác giả đã phân tích những thuận lợi, khó khăn; đƣa ra những
dự báo triển vọng; đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển
mạnh hơn nữa quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020. Theo
tác giả, cả hai nƣớc Việt- Nhật đều phải có những giải pháp nỗ lực hợp tác phát
triển, phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của cả hai nuớc trong bối cảnh khu vực
hoá, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Trƣớc mắt, cả hai bên cần nhanh chóng ký
kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và do đó cả Hiệp
định Thƣơng mại tự do song phƣơng Việt-Nhật (VJFTA) cũng sẽ đƣợc ký kết
đồng thời. Tác giả đƣa ra kiến nghị: “nƣớc ta cần chủ động xây dựng chiến lƣợc
hợp tác phát triển toàn diện dài hạn với Nhật Bản từ nay đến năm 2020, trong đó
đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế
so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nƣớc”.
-

Ngọc Trịnh (2008), 35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản:

một chặng đường phát triển, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. Bài nghiên cứu
cho rằng “Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của
Việt Nam và Việt Nam là thị trƣờng ƣu tiên trong chính sách của các nhà đầu tƣ
Nhật Bản”. Tác giả đã nêu lên những nét nổi bật, thành tự của quan hệ 2 nƣớc
trong các lĩnh vực là Quan hệ thƣơng mại, Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản ở Việt
Nam, Viện trợ phát triển chính thức và các vấn đề hợp tác cụ thể nhƣ: giáo dục,
giao lƣu văn hóa, du lịch…
Các cơng trình trên đây đã nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt Nam –
Nhật Bản trong thời gian một số năm của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Các cơng
trình nói trên đã nghiên cứu thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật
Bản, thuận lợi và khó khăn, đƣa ra những giải pháp để giải quyết những khó
khăn, bất cập đó. Tuy nhiên, các cơng trình nói tên mới chỉ đáp ứng những yêu
cầu của thực tiễn trong khoảng thời gian mà các tác giả nghiên cứu mà khoảng
7



thời gian đó đã qua, hoặc là vấn đề mà các tác giả nghiên cứu chỉ một nội dung
trong công trình mà các tác giả nghiên cứu hoặc nếu có tách riêng thì chỉ mới
dừng ở một bài báo, một chƣơng sách… nên tính khái qt là rất cao, khơng đi
sâu nghiên cứu một cách sâu săc, vì thế khơng giải quyết đƣợc một các căn bản
các vấn đề đặt ra trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản trong giai
đoạn hiện tại. Cho nên tác giả luận văn nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi
nghiên cứu mới, sâu sắc và toàn diện về thƣơng mại hai nƣớc. Hƣớng tiếp cận
của luận văn là nghiên cứu trực tiếp thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam –
Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay, phát hiện những vấn đề nảy sinh, đề xuất
những giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển
hơn nữa phù hợp với những lợi ích kinh tế, chính trị của Việt Nam và Nhật Bản.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



Mục đích
 Đƣa ra thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản dƣới
sự tác động của bối cảnh mới của giai đoạn 2008-2013,
 Tìm ra thành tựu trong quan hệ hai nƣớc và các mặt hạn chế từ phía
Việt Nam
 Đề ra những giải pháp khắc phục và tận dụng những ƣu đãi của
Nhật Bản dành cho Việt Nam từ các hiệp định song phƣơng và đa
phƣơng đã kí kết.




Để đa ̣t đƣợc các mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ sau:

-

Thứ nhất, tìm hiểu và đánh giá bối cảnh tác động tới tiềm năng quan

hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản.
-

Thứ hai, đánh giá th ực tra ̣ng xu ất khẩ u , nhập khẩ u c ủa Viê ̣t Nam

với thị trƣờng Nhật Bản giai đoạn 2008-2013

8


-

Thứ ba, tổ ng hơp ̣ quan điểm, định hƣớng và đề xuất giải pháp nhằm

tiếp tục phát triển quan hê ̣ thƣơng ma ̣i Viê ̣t Nam – Nhật Bản trong những năm
tới
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam
và Nhật Bản trong bối cảnh .mới (giai đoạn 2008-2013). Trong quan hệ thƣơng
mại, quan hệ về thƣơng mại hàng hóa chiếm một phần quan trọng nên tác giả đã
lựa chọn nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại hàng hóa.

Về thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật
Bản giai đoạn 2008 đến năm 2013.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng hệ phƣơng pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát hoá
và cụ thể hoá.
Phƣơng pháp so sánh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của hoạt
động thƣơng mại giữa hai nƣớc.
Phƣơng pháp thông kê, thu thập số liệu thông tin tƣ̀ sách báo ,tƣ̀ các tổ
chƣ́c và Bô ̣ cơng thƣơng, các tổ chức chính phủ khác...
6.

Những đóng góp mới của đề tài.

-

Hệ thống hóa các vấn đề thực tiễn về quan hệ hợp tác thƣơng mại

giữa hai nƣớc dƣới bối cảnh mới.
-

Phân tích mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm

2008 đến năm 2013, chỉ ra đƣợc những thành tựu, những tồn tại và lý giải để tìm
ra ngun nhân cịn tồn tại giữa mối quan hệ của hai nƣớc
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song


phƣơng hơn nữa trong tƣơng lai.

9


-

Đƣa ra một số dự đoán về triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam

– Nhật Bản cho tới năm 2020.
7.

Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những nhân tố mới tác động tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam
-Nhật Bản
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản
Chƣơng 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nhật Bản

10


CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Nhân tố bên ngồi
1.1.1. Xu thế tồn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu hƣớng bao gồm nhiều phƣơng diện: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, toàn cầu hóa ngày nay có bản chất là toàn cầu
hóa kinh tế, chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vƣợt qua mọi
biên giới quốc gia khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
trong sự vận động phát triển hƣớng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất, sự
gia tăng của xu thế này đƣợc thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch
thế giới, sự lƣu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.
Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế:
-

Một là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất; q trình chun mơn

hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vƣợt khỏi tầm tay của từng
nƣớc.
-

Hai là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự

phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của
công nghệ thông tin.
-

Ba là nhu cầu mở mang thị trƣờng, xuất khẩu tƣ bản, sự di cƣ ồ ạt

về lao động.
-

Bốn là sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế

của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc thứ ba.

-

Năm là sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trƣờng và cơ chế thị

trƣờng.

11


-

Sáu là sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức

quốc tế về thƣơng mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân
hàng quốc tế, tạo ra khối lƣợng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ.
Toàn cầu hóa kinh tế nảy sinh rất sớm và dần dần phát triển, để rồi tạo ra
những bƣớc phát triển nhảy vọt nhƣ hôm nay. Ngay từ đầu thế kỷ XVI – XVII
với sự giao thƣơng giữa các quốc gia, đã hình thành dần các nhân tố quốc tế hóa
kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế khởi nguồn từ trao đổi thƣơng mại dần dần phát
triển sang nhiều lĩnh vực khác nhƣ sản xuất, dịch vụ, đầu tƣ, mơi trƣờng, xã hội.
Nó thu hút tất cả các nền kinh tế của các quốc gia, không phân biệt giàu, nghèo,
phát triển hay chƣa phát triển, quốc gia lớn và cả quốc gia bé, các nƣớc có chế độ
chính trị khác nhau.
Toàn cầu hóa kinh tế mang những đặc điểm:
-

Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu

đƣợc thể hiện qua tự do thƣơng mại đang trở thành nội dung quan trọng của q
trình toàn cầu hóa kinh tế. Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh

tế thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải
quyết vấn đề tiếp cận thị trƣờng thông qua các cam kết về tự do hóa thƣơng mại.
Đây là q trình dỡ bỏ dần những rào cản trong các hoạt động thƣơng mại, xóa
bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động
thƣơng mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm
dần thuế quan; giảm bớt và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan và không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia khi tham gia thƣơng mại quốc tế.
-

Đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ quốc tế và các quan hệ tài chính

khác. Các hoạt động tài chính đƣợc biểu hiện bằng quan hệ tự do hóa về vấn đề
tài chính nhƣ: tự do hóa lãi suất; tự do hóa khi các quốc gia tham gia hoạt động
ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Quá trình này dẫn đến hệ
12


thống các nền tài chính quốc gia hội nhập, tùy thuộc và tác động lẫn nhau ngày
càng mạnh mẽ.
-

Hình thành nhiều và ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc

tế với những cấp độ khác nhau đang có đƣợc những vai trị nhất định trong q
trình toàn cầu hóa.
-

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết

kinh tế quốc tế. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác

nhau, từ liên kết song phƣơng đến đa phƣơng phát triển đến khu vực nhƣ: EU,
ASEAN, NAFTA, OPEC,… liên khu vực nhƣ APEC, ASEM và liên kết toàn
cầu.
1.1.2. Sự gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch
Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu
hố, chủ nghĩa khu vực đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và về chất.
Trƣớc đó, chủ nghĩa khu vực thƣờng mang hình thái khu vực mậu dịch tự do
nhƣng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA song phƣơng hoặc nhiều bên trở nên
phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực
hiện tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ mà cịn cả xúc tiến và tự do hố
đầu tƣ, hợp tác chuyển giao cơng nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng
năng lực và nhiều nội dung mới khác nhƣ lao động, mơi trƣờng.
Cùng với q trình toàn cầu hố, khu vực hoá cũng đang diễn ra đặc biệt
mạnh mẽ. Xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ đƣợc thúc đẩy bởi sự gia
tăng mạnh mẽ các hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hiện có
cũng nhƣ đang hình thành. Các khối, tổ chức kinh tế ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong những cuộc thƣơng lƣợng, sắp xếp và giải quyết các vấn đề khu
vực và quốc tế, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại và giao lƣu
kinh tế quốc tế. Bất kỳ một nƣớc nào muốn phát triển đƣợc trong tƣơng lai thì
13


đều phải tìm cách trở thành thành viên của ít nhất một trong những tổ chức kiểu
nhƣ vậy. Quá trình toàn cầu hố đã dẫn đến việc hình thành các khối kinh tế –
mậu dịch tự do trong khu vực. Hiện nay, nền kinh tế thế giới có rất nhiều khối
liên minh, liên kết kinh tế hoặc mậu dịch tự do. Ví dụ nhƣ, liên minh Châu Âu:
đƣợc coi là một tổ chức liên kết khu vực rất điển hình, đƣờng biên giới giữa các
quốc gia đã bị xóa bỏ khơng cịn hàng rào thuế quan. Mặc dù tiến trình này, diễn
ra không hoàn toàn suôn sẻ nhƣ mong muốn, song việc hình thành một thị
trƣờng thống nhất đang ngày đƣợc hoàn thiện hơn. Mục tiêu của toàn cầu hoá

kinh tế đó là, lƣu thơng tự do hàng hố; các yếu tố - công nghệ sản xuất cả những
kinh nghiệm, kỹ năng quản lý… trên phạm vi toàn cầu. Nhƣng trong tƣơng lai
gần, mục tiêu này chƣa thể thực hiện đƣợc. Chính vì vậy, việc từng nhóm nƣớc
liên kết lại với nhau, cùng đƣa ra những ƣu đãi cho nhau cao hơn những ƣu huệ
quốc tế hiện hành nhƣ: loại bỏ những hàng rào ngăn cách, lƣu thơng hàng hố và
các yếu tố sản xuất… giữa các nƣớc. Đây là một khâu quan trọng, đặt nền móng
cho q trình toàn cầu hoá về kinh tế đƣợc xúc tiến nhanh hơn. Từ đó có thể
khẳng định rằng, khu vực hố và hợp tác kinh tế toàn cầu hoàn toàn không mâu
thuẫn với nhau mà hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Khu
vực hoá chỉ nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đã phát triển đến một
mức độ nhất định nào đấy. Nhƣng, trong trình độ hợp tác của khu vực hố lại cao
hơn so với toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá phát triển rộng rãi trên thế giới sẽ
lại giúp cho hợp tác kinhtế toàn cầu phát triển ngày càng sâu sắc hơn. Hai tổ
chức khu vực có tác động và ảnh hƣởng trực tiếp nhất, liên quan mật thiết đến
quan hệ kinh tế đối ngoại của nƣớc ta, đặc biệt là quan hệ kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản. Đó là, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á thái Bình Dƣơng (APEC) và
Hiệp hội các nƣớc Đơng Nam á (ASEAN).


ASEAN
14


ASEAN đƣợc thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, lúc đầu thành lập mới
có 5 nƣớc thành viên. Hiện nay, đã phát triển và mở rộng ra toàn bộ các nƣớc
Đông Nam á, số thành viên hiện tại là 12 nƣớc (bao gồm 2 quan sát viên), trong
đó có Việt Nam. Ngay trong ngày đầu thành lập, ASEAN đã long trọng tuyên bố
mục tiêu hàng đầu của hiệp hội là: “thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã
hội và phát triển văn hố trong khu vực thơng qua các nỗ lực chung trên tinh
thần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất cho một cộng đồng các

nƣớc Đơng Nam á hoà bình, hợp tác và thịnh vƣợng”. Kể từ đó cho đến nay, các
nƣớc này luôn coi hợp tác kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong các
hoạt động của mình. Là một nƣớc thành viên của ASEAN, các quan hệ kinh tế
của Việt Nam với Nhật Bản, nhất là trong quan hệ của ASEAN cộng 3 gồm
(Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc) vừa chịu sự chi phối của những nguyên tắc
chung trong hợp tác kinh tế của hiệp hội với các nƣớc trong khu vực và các khu
vực khác, vừa nằm trong bối cảnh chung quốc tế, chịu sự chi phối của các chính
sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản với các nƣớc trong khu vực này.
Với mục tiêu thúc đẩy sự thống nhất trong khu vực và làm sâu sắc thêm sự
hiểu biết giữa nhân dân các nƣớc ASEAN và nhân dân Nhật Bản, trong 5 năm
liền từ 2007 đến 2013, Nhật Bản đã tổ chức “Chƣơng trình Giao lƣu thanh niên
Đông Á thế kỷ 21 (JENESYS)”, mời 14.000 thanh, thiếu niên sang Nhật Bản
giao lƣu và ngƣợc lại, phái cử thanh niên Nhật Bản tới các nƣớc Asean. Cơ chế
này không những đã tạo cơ hội cho thanh, thiếu niên các nƣớc đối mặt với các
vấn đề “nóng” trong khu vực và trên Thế giới nhƣ chống khủng bố, ngăn chặn
bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trƣờng…, và còn làm sâu sắc thêm quan hệ hợp
tác Nhật Bản - ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên.
Ngày 14 tháng12 năm 2013, Tại hội nghị cấp cao Nhật Bản – ASEAN đã
diễn ra tại Tokyo, Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Nhật Bản và
15


ASEAN là các đối tác thực sự và chân thành, hai bên đều mong muốn hƣớng tới
một nền thịnh vƣợng chung. Để đạt đƣợc điều này, chúng ta phải duy trì hịa
bình, nhất là bảo vệ tự do hàng hải và hàng khơng. Kể từ khi chính thức nhậm
chức, tơi luôn theo đuổi một chiến lƣợc ngoại giao hƣớng tới toàn thế giới, và
trong đó, ASEAN ln đƣợc coi là một đối tác hết sức quan trọng... Tôi muốn
(chúng ta) cùng xây dựng một tƣơng lai tốt đẹp cho khu vực châu Á-Thái Bình
Dƣơng, tơn trọng nền văn hóa của mọi quốc gia thành viên, đồng thời kiến tạo
một hệ thống kinh tế không bị chi phối bởi vũ lực mà sẽ vận hành dựa trên các

nguyên tắc cụ thể đã đƣợc nhất trí cũng nhƣ nỗ lực của tất cả các bên".


APEC

APEC ra đời vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia,
Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei,
Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ. Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 có thêm Mexico, Papua New Ghine,
năm 1994 có thêm Chile; năm 1998 có thêm Việt Nam, Liên bang Nga và Peru.
Qua gần 25 năm, APEC hiện là cơ chế hợp tác kinh tế - thƣơng mại có quy mơ
lớn nhất tại khu vực, gồm 21 nền kinh tế, trong đó có 9 thành viên của nhóm
G20, chiếm khoảng 59% dân số, 50% lãnh thổ, 54% GDP và 57% thƣơng mại
toàn cầu. Các thành viên coi trọng hợp tác trong khn khổ Diễn đàn.
Trong năm 2013, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến
nhanh. Kinh tế thế giới phục hồi chƣa bền vững, Vòng đàm phán Đơ-ha tiếp tục
trì trệ, song các nƣớc chủ chốt đang thúc đẩy để có thể đạt kết quả nhất định tại
Hội nghị bất thƣờng WTO lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xi-a, tháng 12/2013). Châu
Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục duy trì vai trị đầu tầu về tăng trƣởng và liên kết
kinh tế thế giới. Cục diện liên kết kinh tế đa tầng nấc ở khu vực ngày càng khẳng
định, nổi bật là hình thành các khn khổ mới nhƣ đàm phán Hiệp định đối tác
16


×