Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã gia xuân huyện gia viễn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
sựđóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện đểem hoàn
thành đề tài này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc cô giáo.THS.Vũ Thị Minh
Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu giúp đỡ em
hoàn thành đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa kinh tế, trường đại học Lâm
Nghiệp đã hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Gia Xuân,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu những
thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cơ giáo, em xin gửi lời cảm ơn
chânthành sâu sắc tới ban lãnh đạo UBND xã Gia Xn, tỉnh Ninh Bình ln
mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộcsống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
2.1.Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
3.1.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nhiên cứu .......................................................................................... 3


4.Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 3
5.2.Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 4
5.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: ......................................................... 4
6. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 5
CHƯƠNG I.CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HIỆUQUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................ 6
1.1.Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp .................................................................... 6
1.1.1.Khái niệm về đất nông nghiệp và sử dụng đất ............................................. 6
1.1.2. Phân loại đất nơng nghiệp ........................................................................... 6
1.1.3. Vai trị của đất nông nghiệp ........................................................................ 8
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất.................................................................. 8
1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp .................. 12
1.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên .............................................................. 12
1.3.2. Nhóm nhân tố kĩ thuật canh tác................................................................. 13
1.3.3. Nhóm các nhân tố kinh tế- tổ chức- xã hội ............................................... 13
1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................... 15
1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế ..................................................................... 15
1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu về xã hội ....................................................................... 17


1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về môi trường ............................................................... 17
CHƯƠNG II.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ GIA XUÂN, HUYỆN GIA
VIỄN, TỈNH NINH BÌNH .................................................................................. 18
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 18
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 18
2.1.2. Địa hình, địa thế ........................................................................................ 18

2.1.3. Khí hậu, thủy văn: ..................................................................................... 19
2.2. Đặc điểm Kinh tế- Xã hội. ........................................................................... 20
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................... 20
2.2.2. Dân số và lao động .................................................................................... 22
2.2.3. Văn hóa- xã hội ......................................................................................... 23
2.2.4. Cơng tác quốc phòng- an ninh: ................................................................. 24
2.2.5. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 24
2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của xã Gia Xuân. ...................................... 25
CHƯƠNG III.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
XÃ GIA XUÂN, HUYỆN GIA VIỄN,TỈNH NINH BÌNH ............................... 27
3.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Gia Xuân. ....................................... 27
3.1.1. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Gia Xuân.......................................................... 27
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Gia Xuân ............................... 28
3.1.3. Tình hình biến động diện tích đất nơng nghiệp của xã Gia Xuân. ........... 29
3.1.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Gia Xuân ......................... 30
3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Gia Xuân .................................... 33
3.2.1.Đặc điểm của các hộ điều tra ..................................................................... 33
3.2.2.Kết quả hoạt động sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra .............. 38
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các hộ điều tra ................. 40
3.2.3. Đánh giá chung về các mơ hình sử dụng đất trên địa bàn xã.................... 52
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Gia
Xuân .................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân


BVTV

:Bảo vệ thực vật

CN- XD

: Cơng Nghiệp- Xây Dựng

CNH- HĐH

: Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CP

: Chi phí

HGĐ

: Hộ gia đình

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HQSDV

: Hiệu quả sử dụng vốn

KTXH


: Kinh tế xã hội



: Lao động

LĐNNBQ

: Lao động nơng nghiệp bình qn

LUT

: Loại hình sử dụng đất

NGĐ

: Nghìn đồng

NN

: Nơng nghiệp

TM- DV

: Thương mại- Dịch vụ

UBND

: Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ trọng các ngành kinh tế của xã Gia Xuân qua 3 năm.................... 20
Bảng 2.2.Biến động dân số, lao động và đời sống nhân dân xã Gia Xuân. ........ 23
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Gia Xuân năm 2017 ........................... 27
Bảng 3.2.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Gia Xuân năm 2017 ........ 28
Bảng 3.3.Các loại hình sử dụng đất chính của xã Gia Xuân năm 2017.............. 31
Bảng 3.4. Tình hình nhân khẩu lao động và thu nhập của hộ điều tra................ 34
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra ................................................ 36
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất nơng nghiệp theo các hộ điều tra năm 2017 ........ 38
Bảng 3.7.Tình hình chi phí chung gian của một số loại cây trồng chính của các
hộ điều tra ............................................................................................................ 39
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của cây trồng hằng năm tính trên 1ha ..................... 40
Bảng 3.9.Hiệu quả kinh tế của LUT nuôi trồng thủy sản trên 1 ha .................... 41
Bảng 3.10. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các mơ hình sử dụng đất........................ 43
Bảng 3.11.Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các mơ hình sử dụng đất chi tiết .. 45
Bảng 3.12. Mức đầu tư lao động và hiệu quả sử dụng lao động của các mơ hình
sử dụng đất .......................................................................................................... 47
Bảng 3.13.Tổng hợp mức đầu tư lao động và hiệu quả sử dụng lao động ......... 48
Bảng 3.14.So sánh mức đầu tư phân bón của một số loại cây trồng .................. 49
Bảng 3.15. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số loại cây trồng ...... 50
Bảng 3.16.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường .................................... 51
Bảng 3.17. Đánh giá chung về các mơ hình sử dụng đất tại xã Gia Xuân ......... 52


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Gia Xuân năm 2017 ..............................28

Hình 3.2. Biến động sử dụng đất nơng nghiệp của xã Gia Xn .................................29
Hình 3.3Biểu đồ thể hiện GTSX,GTGT và TNHH của các mô hình sử dụng đất.....44


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật và loài
người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong nông nghiệp, là yếu tố
quan trọng nhất cấu thành bất động sản và thị trường bất động sản. Đất đai còn
là mét trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước giao cho các tổ kinh tế đơn
vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và
cá nhân ổn định lâu dài.
Nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng đối với con người, cung cấp
lươngthực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm cho con người...Đất nông nghiệp là
một thành phần cấu tạo nên quỹ đất nên phải có những giải pháp hợp lý trong
quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.Đất nông nghiệp là đất để canh tác và đất
nông nghiệp có rất ít nên vấn đề cần cải tạo và quản lý đất nhà nước là vấn đề
cấp thiết. Nên việc khai thác tài nguyên đất sao cho đạt hiệu quả cao nhất là hết
sức quan trọng và cần thiết đảm bảo cho nền kinh tế phát triển mạnh hơn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp,việc sử dụng đất đai có hiệu quả
khơng chỉ đơn thuần là năng suất của các loại cây trồng mà còn cần chú ý đến
các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường. Các yếu tố này ở mỗi vùng có mức độ
ảnh hưởng khác nhau và đem lại hiệu quả sử dụng đất khác nhau. Vì thế đối với
mỗi vùng cụ thể phải có những đánh giá, nghiên cứu để tìm ra những hình thức
sử dụng đất thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Xã Gia Xuân,huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên ưu ái nhờ
có sơng và hệ thống kênhđược phân bố đều tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì
nhiêu và hệ thống tưới tiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Trong những năm qua xã đã tổ chức nhiều biện pháp nâng cao hiệuquả sử
dụng đất như giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nơngdân, xây
dựng hồn thiện các hệ thống giao thông, thủy lợi; chuyển đổi cơ cấumùa vụ, áp
1


dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoahọc kỹ thuật
đến với người nông dân... tuy nhiên cơ cấu chuyển đổi cây trồng vàáp dụng các
biện pháp kỹ thuật vào sản xuất còn chậm việc đầu tư thâm canhcủa các hộ nông
dân trong xã Gia Xuân còn chưa đồng đều.
Nhờ tập trung phát huy tiềm năng, phát triển các nguồn lực tại chỗ
nênkinh tế nông nghiệp của xã Gia xuân đã có bước chuyển biến tích cực.
Dođó, cần đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của xã nhằm tìm ra những
hạn chế trong sản xuất nơng nghiệp hiện nay để có những giải pháp sửdụng đất
hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường đấtvà sinh thái
để khai thác sử dụng đất lâu bền.
Từ tất cả những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Gia Xuân, huyện Gia viễn,
tỉnh Ninh Bình.”
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, đánh giá đầy đủ, trung thực và khách quan tình hình quản lý và
sử dụng đất xã Gia Xuân. Từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao sử
dụng đất nơng nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.
-Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
-Đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Gia Xn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Từ đó đề ra một số giải pháp để quản lý và sử dụng đất nông nghiệp một

cách hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất (LUT) nông nghiệp tại xã Gia Xuân,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chủ thể nghiên cứu là các hộ nông dân trên địa
bàn xã trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nơng nghiệp của mình.
2


3.2. Phạm vi nhiên cứu
 Phạm vi về nội dung
Đất sử dụng trong nông nghiệp bao gồm đất cho trồng trọt, nuôi trồng
thủy sản,...Trong đề tài này em chỉ tập chung vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng
đất cho các loại cây trồng, thủy sản chính và các loại hình sản xuất nông nghiệp
ngắn ngày tại xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
 Phạm vi về khơng gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình. Thơng tin sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi xã Gia
Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
 Phạm vi về thời gian
Số liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã trong 3
năm 2015-2017.
4.Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra khóa luận tập trung nghiên cứu các nội
dung chính sau:
-Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
-Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Gia Xn.
-Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp tại xã Gia Xuân.
-Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Gia Xuân, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình về các mặt : kinh tế, mơi trường, xã hội.

-Một số giải pháp nhằm nâng cao sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tồn xã có6thơn, tiến hành chọn những thơn điển hình nhất ở địa phương,
tiêu chí của các thơn được chọn là có điều kiện tự nhiên mang tính đại diện cho
địa phương, thơn có nhiều hộ, nhiều loại hình sử dụng đất. Từ các tiêu chí trên,
tơi chọn ra 4 thơn đó là: thơn Đồng Xn, thơn Vũ Đại, thôn Mưỡu Giáp, thôn
3


Xn Hịa, mỗi thơn chọn ra 20 hộ điều tra và tổng số hộ điều tra là 80 hộ để
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình.
5.2.Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp là những thơng tin có sẵn được thu thập chủ yếu qua sách
báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như giáo trình kinh tế nông
nghiệp, các báo cáo tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu, các tạp chí nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn, tạp chí nghiên cứu kinh tế ở trên tư liệu khoa, thư viện
trường. Các số liệu thứ cấp được thu thập cụ thể bao gồm :
+Số liệu về tình hình đất đai của xã Gia Xuân qua 3 năm(2015-2017)
trong báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai ở phòng địa chính .
+Số liệu về tình hình dân số, kết quả phát triển kinh tế trong các báo cáo
kết quả thực hiện và phương hướng nhiệm vụ qua 3 năm, các báo cáo nghị quyết
của UBND xã, các niên giám thống kê được sử dụng trong các văn bản chính
thức của xã.
 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Những số liệu thu thập được thơng qua q trình điều tra trực tiếp tại xã
Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Để có những số liệu cần thiết và đầy

đủ phục vụ cho đề tài của mình, em dùng phương pháp điều tra là phỏng vấn
trực tiếp và thông qua phiếu điều tra.
Đối tượng điều tra: Hộ nông dân trong địa bàn xã, ngồi ra cịn lấy ý kiến
của các cán bộ xã.
Chọn mẫu điều tra: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, các hộ nông dân
được chọn là các hộ điển hình nhất của thơn, có nhiều loại hình sử dụng đất.
5.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
 Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này dùng để mơ tả nhanh thực tế nơng thơn sau đó tổng hợp
phân tích các tài liệu thu thập từ các hộ để xác định một cách khoa học, chính
4


xác đặc điểm của xã, tình hình sản xuất của xã, từng kiểu sử dụng đất và một số
chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã Gia Xuân.
 Phương pháp thống kê so sánh:
Phương pháp này dùng để so sánh chỉ tiêu giữa các cây trồng trong xã để
biết cây nào có giá trị sản xuất cao hơn, tốc độ phát triển liên hồn, tốc độ phát triển
bình qn giữa các nhóm hộ với nhau. Phương pháp này được sử dụng không chỉ
để so sánh một cách đơn thuần giữa các năm mà còn dùng để so sánh các chỉ tiêu
tính tốn về kết quả và hiệu quả giữa các cây trồng, các cơng thức ln canh, các
nhóm hộ khác nhau để thấy được đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và
góp phần tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
 Phương pháp xử lý thông tin:
Tổng hợp các thông tin từ phỏng vấn hộ gia đình: Các thơng tin riêng lẻ,
rời rạc thu thập trong quá trình phỏng vấn hộ gia đình sẽ được tổng hợp và phân
tích để có những mơ tả hoàn chỉnh về đặc điểm hộ phỏng vấn, mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp, từ đó đề xuất các mơ hình bền vững.
Số liệu điều tra từ 80 hộ nông dân trên được tổng hợp và xử lý trên phần

mềm Excel để tính hiệu quả sử dụng đất.
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần đặt vấn đề và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sư dụng đất nông nghiệp
Chương 2: Đặc điểm cơ bản của xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Gia Xuân,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

5


CHƯƠNG I
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
1.1.Cơ sở lý luận về đất nơng nghiệp
1.1.1.Khái niệm về đất nông nghiệp và sử dụng đất
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm trong nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhên và môi trường. Quy
luật phát triển kinh tế- xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường
cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế,
xã hội cao nhất. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định,việc sử dụng đất cần
căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai.
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Đất trồng cây hằng năm(CHN): Là đất chuyên trồng các loại cây có thời

gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá (01) năm, kể cả
đất sử dụng canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng
vào mục đích chăn ni. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hằng năm khác.
Đất trồng lúa (LUA): Là ruộng nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn
lại, đất trồng lúa nương.
Đất trồng cây hằng năm khác (HNK): Là đất trồng cây hằng năm
không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu là trồng
màu, hoa, cây thuốc, mía, cỏ khơng để chăn ni,... gồm đất trồng cây hằng năm
và đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác.
6


Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng cây có thời gian sinh trưởng
trên một năm từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hằng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh
Long, Chuối, Nho,... bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây
ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có
rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi
rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
Đất rừng phòng hộ (RPH): Bao gồm đất rừng phịng hộ đầu nguồn; đất
rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; đất rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển;
đất rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái.
Đất rừng đặc dụng (RĐD): Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ
yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh
vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ

nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): Là đất đưa vào sử dụng chun vào
mục đích ni trồng thủy sản bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và
vùng đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Đất nông nghiệp khác (NNK): Là đất nông thôn được sử dụng để xây dựng
nhà kính và các loại nhà khác để phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng
trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, các nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ
thực vật, pân bón, máy móc, cơng cụ sản suất nông nghiệp.
Đất làm muối : Là đất được nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân tại
địa phương để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.

7


1.1.3. Vai trị của đất nơng nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của độngthực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia
vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Đối với mỗi ngành cụ thể đất đai có vị
trí, vai trị khác nhau.
Trong nơng nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có ý
nghĩa quan trọng. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay
thế. Đặc biệt vì đất đai là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là
đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản
xuất như : cày, bừa, xới,... Để có mơi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai
là tư liệu lao động vì đất đai phá huy tác dụng như một công cụ lao động. Con
người sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn ni, khơng có đất đai thì khơng có
sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là mơi trường sống mà cịn

là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đất đai.
Ngoài những vai trò trên đất đai còn là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội. Việc quả lý và sử dụng đất tốt sẽ làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế,
chính trị và xã hội nơng thơn. Với vai trị quan trọng như vậy, chúng ta cần phải
bảo vệ, quản lý, sử dụng đất đai theo đúng pháp luật để làm sao đất đai được sử
dụng một cách đầy đủ, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kì nhất định.
Đối với lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu đánh giá kết
quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá
trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút
lao động trong hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất.
8


Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả về giá trị và hiệu quả
về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng về mặt hiện vật.
Đó chính là sản lượng nơng sản thu được, nhất là các loại nơng sản cơ bản có ý
nghĩa chiến lược như lương thực, sản xuất xuất khẩu... để đảm bảo sự ổn địnhvà
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
 Hiệu quả kinh tế
Là hiệu quả được quan tâm hàng đầu có khả năng lượng hóa được tính
tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt

được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Ngồi ra, hiệu quả kinh tế còn được so sánh giữa thu nhập, lợi nhuận
trong quá trình sản xuất trên một đơn vị sản xuất mà nông hộ gieo trồng.
Nội dung của hiệu quả kinh tế bao gồm: Năng xuất cao, chất lượng tốt,
giá rị sản xuất, giá trị gia tăng/ đơn vị diện tích cao, giảm rủi ro.
Hệ thống sử dụng đất phải có năng suất sinh học cao hơn năng suất bình
qn của vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học được tính bao gồm cả
sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi. Xu thế năng
suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế.
Về chất lượng: Sản xuất phải đạt tiêu chuẩn thị trường (tiêu thụ địa
phương, trong nước hay xuất khẩu). Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị
trường, việc giải quyết ách tắc thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất,
chợn giống thích hợp, phù hợp thị yếu của người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý
nhất để bán sản phẩm được giá.
Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên đơn vị diện tích là thước
đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sư dụng đất. Các
9


loại sản phẩm kể cả sản phẩm chính và phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải
được tính đến.
Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện
cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định trong hệ
thống sử dụng đất.
Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị
trường nội địa. Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, tránh cho người sản xuất
không bị người mua ép giá.

 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hóa các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta chỉ đề cập
đến một số chỉ tiêu quan trọng mang tính định hình như tạo cơng ăn việc làm
cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, đảm bảo an ninh lương
thực, sự chấp nhận của người dân sử dụng loại đất đó, đảm bảo nâng cao mức
sống cho người dân, lành mạnh xã hội,...
Về mặt định lượng trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất
nơng nghiệp.
Hiệu quả xã hội thể hiện là đáp ứng nhu cầu nông hộ, phù hợp với năng
lực nông hộ, tăng cường khả năng người dân, cải thiện cân bằng giới trong cộng
đồng, phù hợp với pháp luật hiện hành, được cộng đồng chấp nhận. Xác định hệ
thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của nông hộ về
ăn ở, sinh hoạt rồi mới vươn đến sản xuất hàng hóa. Sau nữa quan tâm đến việc
cho thu nhập thường xuyên đều kỳ, phù hợp với số vốn mà hộ có.
Hệ thống sử dụng đất phải phát huy được nội lực của các hộ nông dân và
nguồn lực địa phương, được tổ chức trên đất mà hộ có sử dụng lâu dài đất, rừng
đã được giao với các bên rạch ròi.
10


Người dân dược tham gia triệt để về việc ra quyết định về kế hoạch và
phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hoạt động
có liên quan.
Về lao động xã hội: bố trí sử dụng lao động, quan tâm đến việc bình đẳng
giới về quyền trẻ em. Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn,
không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của chúng.
Rút ngắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em.

Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật và hương ước của cộng
đông lớn. Chẳng hạn, khơng bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng
đất, cây có sức chống sói mịn yếu khơng bố trí ở vùng đầu nguồn, cây trồng
khơng phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được
cộng đồng ủng hộ.
 Hiệu quả môi trường
Hệ thống sử dụng đất nhằm đảm bảo hiệu quả môi trường phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:
Giữ đất khỏi bị xói mịn, rửa trơi: thể hiện bằng giảm thiểu đất mất cân
bằng hằng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định với
từng loại đất, từng thảm thực vật ở địa phương.
Độ phì nhiêu của đất tăng dần trong đó tuần hồn hữu cơ được cải thiện.
Đảm bảo nguồn thủy sinh không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước
ngầm, ô nhiễm nguồn nước.
Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), che phủ liên
tục trong năm.
Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loại sinh vật (đa canh
bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày...)
Bảo tồn quỹ gen: tận dụng được nhiều loại cây bản địa vốn đã được chọn
lọc từ lâu đời, thích nghi điều kiện tự nhiên địa phương, bổ sung một số loài cây
mới đảm bảo cân bằng sinh thái.

11


Một số hoạt động sản xuất đượccoi là có hiệu quả khi không tác động xấu
đến môi trường đất, nước, khơng khí và khơng làm ảnh hưởng xấu đến mơi
trường sinh thái và đa dạng sinh học. Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông
nghiệp được đánh giá:
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến môi trường.

- Mức độ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh
hưởng của nó đến mơi trường xung quanh.
- Các biện pháp cải tạo đất được người dân sử dụng và ảnh hưởng của nó
đến mơi trường.
- Việc thu hoạch nông sản và xử lý các sản phẩm dư thừa ảnh hưởng đến
mơi trường đất, mơi trường khơng khí như thế nào?
- Việc xử lý chất thải từ các mô hình chăn ni, ni trồng thủy sản và
ảnh hưởng của nó đến mơi trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
1.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm: điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý,
địa hình thổ nhưỡng, thủy văn... là những yếu tố quyết định đến cây trồng.
- Đất đai: là môi trường sống trực tiếp của cây trồng, cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Đi kèm theo mỗi loại đất là một hệ
thống cây trồng , hệ thống canh tác và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được áp
dụng phù hợp. Từ đó đất đai quyết dịnh đến việc trồng giống cây nào với tỷ lệ
bao nhiêu, quyết định mức đầu tư để đem lại hiệu quả cao nhất.
-Nước: đóng một vai trị quan trọng trong đời sống của cây. Do vậy, việc
điều tiết nước chiếm phần lớn cơng chăm sóc. Tại những nơi có điều kiện sản
xuất thuận lợi về nguồn nước, việc định hướng cơ cấu mang lại hiệu quả kinh tế
rõ ràng hơn.
-Khí hậu thời tiết: Tác động rất lớn đến sinh trưởng à phát triển cây trồng,
với mỗi kiểu thời tiết khác nhau lại phù hợp với một loại giống cây khác nhau.

12


Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng
là ánh sáng, nhiệt độ, khơng khí, nước và dinh dưỡng.
-Nhiệt độ: Mỗi loại cây thích ứng với nhiệt độ khác nhau. Ví dụ như cây

lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện nóng ẩm ở nước ta thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển của nó. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho cây lúa thì năm
đó năng suất lúa sẽ tăng và ngược lại. Giữa các vùng có sự khác nhau về điều
kiện nhiệt độ và ánh sáng, do đó cơ cấu chọn giống cây khác nhau.
1.3.2. Nhóm nhân tố kĩ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người và đất đai,
chọn giống,kỹ thuật chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh,... nhằm tạo nên sự hài hịa
giữa các yếu tố của các q trình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao.
-Giống: mỗi giống chỉ phù hợp với từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu
nhất định nên cần chọn lựa giống phù hợp với địa phương.
-Phân bón: có vai trị quan trọng trông việc tăng năng suất cây trồng. Câu
ca dao “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là kinh nghiệm được ông cha ta
đúc rút từ thực tế sản xuất nơng nghiệp, khẳng định vai trị quan trọng của phân
bón trong các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cây trồng.
-Kỹ thuật chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh: q trình chăm sóc u cầu bón
phân đúng lúc, hợp lý và phòng trừ sâu bệnh kịp thời và hiệu quả cho cây phát
triển.
-Cơ cấu cây trồng thay đổi đạt hiệu quả cao địi hỏi người chăm sóc phải
nắm vững quy trình đầu tư và kỹ thật chăm sóc của từng giống- yếu tố quyết
định trong chuyển đổi cơ cấu sang giống.
1.3.3. Nhóm các nhân tố kinh tế- tổ chức- xã hội
-Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng: hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông
vận tải, hệ thống điện, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển. Chúng giúp cho
việc giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa được tuận tiện, giảm được nhiều chi
phí sản xuất, chi phí lưu thơng. Đồng thời cũng là yếu tố giúp nơng dân nắm bắt
được giá cả hàng hóa nhu cầu thị trường, thông tin kinh tế kĩ thuật.
13


-Cơ sở chế biến, thu mua, cung cấp vật tư, dịch vụ sản xuất, thông tin

khoa học cũng tác động đến quá trình sản xuất hằng năm. Hệ thống dịch vụ sản
xuất lưu thông tốt sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào giúp khai thác
tối đa mọi nguồn lực của địa phương thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất- kinh doanh: có tác động trực tiếp
đến tổ chức và hiệu quả sản xuất. Năng lực của chủ thể sản xuất- kinh doanh
được thể hiện qua trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của các chủ thể,
khả năng ứng xử trước các điều kiện thị trường, trình độ và trang bị cơ sở vật
chất kỹ thật của các chủ hộ.
-Quy mô sản xuất: các hộ nơng dân khác nhau có diện tích đất canh tác
khác nhau. Diện tích càng lớn thì việc tổ chức, chăm sóc, thu hoạch càng nên
phân tích kỹ càng hơn. Do vậy, quy mơ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh tế, cũng như quyết định cơ cấu giống cây trồng cho từng vùng hộ.
-Thị trường: là yếu tố cung cầu, đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế sản xuất, mất cần bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.
-Thói quen tiêu dùng: đó là sự hình thành tập qn của người tiêu dùng,
nó phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi vùng như trình độ dân trí,
mức sống của vùng. Từ đó là nhân tố quyết định đến cơ cấu giống cây trồng.
-Thu nhập: nói lên sức mua của người tiêu dùng. Nếu thu nhập thấp sức
mua của người tiêu dùng giảm và ngược lại. Mức thu nhập cao tạo ra xu hướng
tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng cao và an tồn thực phẩm.
- Các chính sách khuyến khích đầu tư, định hướng cơ cấu giống của chính
quyền có tác động lớn đến cơ cấu giống cây trồng của từng địa phương. Mỗi chính
sách có những công cụ, giải pháp cụ thể để cho phù hợp với cơ cấu cây trồng.
-Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất, trình độ dân trí của người dân
cũng có tác động đến cơ cấu giống cây trồng. Vì vậy, trong sản xuất phải biết
lựa chọn những yếu tố tích cực để đẩy mạnh sản xuất hiệu quả.
Tóm lại các nhân tố tự nhiên- kinh tế- xã hội trên có liên quan trực tiếp và
có tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
14



1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế
 Giá trị sản xuất( GO: Gross output)
Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành, từng đơn
vị được tạo ra trong một thời kỳ nhất định( thường là 1 năm).
Cơng thức tính:

=∑

Trong đó:

: khối lượng sản phẩm loại i



: giá bán sản phẩm loại i

 Chi phí trung gian (IC: Intermediate cost)
Là tồn bộ các khoản chi phí về vật chất thường xuyên dùng trong q
trình sản xuất, bao gồm các khoản chi phí về ngun vật liệu, giống, phân bón,
chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất ( thực chi dùng cho quá trình sản xuất để
tạo ra sản phẩm), thường tính theo năm hoặc q hoặc tháng.
Cơng thức tính: IC=∑
Trong đó:

: chi phí đầu vào thứ j




: đơn giá đầu vào loại j

 Giá trị gia tăng (VA: Value Added)
Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong
một năm hay trong một chu kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở lấy tổng thu
trừ đi các khoản chi phí trung gian.
Cơng thức tính: VA= GO – IC
Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong kinh tế sử dụng đất. Về mặt
lý thuyết nó là giá trị gia tăng mới tăng thêm trong quá trình sản xuất, là chỉ tiêu
được rất nhiều người quan tâm, nhất là trong thời gian ngắn hạn. Vì nó là cơ sở
cho sự lựa chọn cây trồng và công thức luân canh để thu nhập cao hơn
Thường tính các chỉ tiêu liên quan đến VA trên ba góc độ:
+ VA/1ha: hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị đất đai
Chỉ tiêu này phản ánh VA được tạo ra trên một đơn vị diện tích đất đai.

15


Dùng để so sánh hiệu quả sử dụng của nhóm đất này với nhóm đất khác,
nơi này với nơi khác. So sánh hiệu quả sử dụng giữa các hình thức luân canh,
hiệu quả của từng cây trồng trên đơn vị diện tích. So sánh giữa các mục đích sử
dụng đất khác nhau.
+VA/1đơn vị tiền tệ chi phí (1 đồng, 1 USD,...), (VA/IC)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí sản
xuất. Một đồng vốn bỏ ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ VA/1 lao động (VA/1 ngày công lao động)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, một lao động tạo ra bao
nhiêu giá trị gia tăng.
 Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income)

Là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả công lao động của họ và lợi
nhuận đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính: MI = VA- (A+ Th+ Lt)
Trong đó:

A: khấu hao tài sản cố định
Th: các khoản thuế phải nộp
Lt: chi phí th mướn lao động bên ngồi

Trong phần thu nhập này vẫn chưa bóc tách được những chi phí gián tiếp,
lao động tự làm của chủ hộ vì lao động gia đình một ngày làm cho cây này một
ít, cây kia một ít, cơng lao động quản lý của chủ hộ khơng tính được.
Thường tính các chỉ tiêu sau:
+ MI/1 đơn vị diện tích (Ha, sào,...): hiệu quả sử dụng đất, một đơn vị
diện tích đất tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
+ MI/ 1 đơn vị tiền tệ chi phí( 1 đồng, 1USD,...) (MI/IC): Hiệu quả sử
dụng vốn, một đơng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
+MI/1 công lao động ( MI/1lao động): Hiệu quả sử dụng lao động, một
công lao động tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

16


Đối với người sản xuất kinh doanh có tiềm năng kinh tế lớn, có đủ điều
kiện sản xuất, có trình độ cao trong kinh doanh người ta quan tâm chỉ tiêu:
VA/ha; MI/ha.
Những người sản xuất ít vốn, khả năng đầu tư thấp, người ta quan tâm đến
chi phí: VA/IC; MI/IC.
Trong điều kiện thiếu việc làm, thừa lao động, năng suất lao động thấp
người ta quan tâm: VA/1 công lao động; MI/ 1 công lao động.

Các công thức trên thường đượcáp dụng trong trường hợp tính hiệu quả
của các hộ gia đình sử dụng đất quy mơ nhỏ hay các trang trại sản xuất nhỏ mà ở
đó trình độ hạch tốn thấp, chưa hạch tốn được đầy đủ chi phí lao động, nhất là
lao động tự làm của hộ nông dân cũng như chi phí lao động quản lý của chủ hộ
cũng khơng tính được thu nhập thuần túy mà chỉ tính được thu nhập hỗn hợp .
1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu về xã hội
Hiệu quả sử dụng lao động
Các công thức tính hiệu quả sử dụng vốn lao động như: GO/L; VA/L;
Mi/L. Theo đó, chúng ta sẽ tính được một công lao động tạo ra bao nhiêu đơn vị
giá trị sản xuất, bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng và bao nhiêu đơn vị thu nhập
hỗn hợp. Hay khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
Ngồi hiệu quả lao động, các chỉ tiêu về xã hội cịn được xem xét bằng tỷ
lệ xóa đói giảm nghèo, mức độ đảm bảo an ninh lương thực do sử dụng đất nông
nghiệp mang lại...
1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về môi trường
Xét hiệu quả sử dụng đất về mơi trường bằng cách so sánh lượng phân
bón thực tế với tiêu chuẩn và so sánh tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
thực tế với tiêu chuẩn cho phép. Từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng đất theo
chỉ tiêu môi trường.

17


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ GIA XUÂN, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH
NINH BÌNH
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Gia Xn nằm về phía Đơng huyện Gia Viễn:
 Phía Bắc: giáp xã Gia Thanh, giáp sơng Đáy, bên kia là xã Yên Phương

tỉnh Nam Định, xã Yên Thọ tỉnh Hà Nam.
 Phía Nam: giáp xã Gia Tân, huyện Gia Viễn
 Phía Đơng: giáp xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn
 Phía Tây: giáp xã Gia Tân, xã Gia Thanh, huyện Gia viễn.
Xã Gia Xuân nằm trên trục Quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp giữa vùng Bắc
Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Thủ đơ Hà Nội 90km về phía
Nam, cách thành phố Ninh Bình 10km. Từ trung tâm huyện có tỉnh lộ 447 nối
quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh. Vì vậy xã nằm trên trục giao thông thuận
lợi, phù hợp để phát triển giao thương, giao lưu buôn bán trao đổi các hàng loại
hàng hóa.
2.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình Gia xn tương đối bằng phẳng với độ cao 8,7m so với mặt
nước biển . Là xã đồng bằng của huyện Gia Viễn được phù sa của sơng Hồng
Long và sơng Đáy bồi đắp vì thế khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là trồng lúa nước. Hệ thống sông ngịi, ao, hồ dày đặc vì thế thận lợi cho
việc trồng cây, chăn nuôi.
Xã Gia Xuân thuộc vùng chiêm trũng bao bọc bởi sơng Hồng Long và
sơng Đáy nên thường gây ra lũ lụt làm thiệt hại cho người dân trong vùng. Tuy
nhiên vì được hai con sơng này bao quanh mà vùng đất ở đây rất màu mỡ, phù
hợp trồng các loại cây nông nghiệp. Lượng nước từ 2 con sông dồi dào cung cấp
cho các hoạt động sản xuất chăn nuôi.

18


Có hệ thống giao thơng đường thủy và đường bộ, thuận tiện cho việc giao
lưu và phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Có khu cơng nghiệp Gián Khẩu nằm
trên địa bàn xã, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết việc
làm cho lao động địa phương.
Là địa phương có cảnh quan mơi trường trong lành, không gian yên tĩnh

mang đặc trưng của nông thôn bắc bộ với những ngôi chùa cổ nằm trên địa bàn xã
đây là tiềm năng để địa phương có thể thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhên của xã Gia Xuân là 424,85ha
với 87,6ha là đất bồi ven sông nên phần đất đai của xã tương đối phong phú và
đa dạng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các loại đất chủ yếu của xã gồm :
- Đất xám bạc màu với 16% so với tổng diện tích đất tập chung chủ yếu ở
phía quốc lộ 1A và nằm rải rác ở các thôn.
- Đất đỏ vàng chiếm 15 % so tổng diện tích đất tập chung chủ yếu ở thôn
Vũ Đại Và Mưỡu Giáp
- Đất đồi núi chiếm 4% chỉ có ở thơn Mưỡu Giáp.
- 65% đất cịn lại là đất thịt phân bố đều ở các thôn.
Nước ngầm: Do địa hình có nhiều sơng, suối nên lượng nước ngầm rất phong
phú, độ chênh mặt nước giếng đào đến mặt đất thường từ 3-4m theo địa hình. Tài
nguyên nước rất phong phú phù hợp phát triển sản xuất, chăn ni.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn:
Xã có địa hình dốc từ Tây sang Đông, cũng như các xã trong huyện, Gia
Xn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ khơng khí trung bình từ 22-29 C,
cao nhất là 38 C, thấp nhất là 5 C. Nhìn chung nhiệt độ phân bố không đồng
đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi từ 26 − 28 C, mùa Đông từ
15 − 21 C. Lượng nhiệt trên cũng đủ cung cấp nước cho cây trồng lương thực,
màu và cây công nghiệp. Lượng mưa trung bình năm khá lớn 2.016mm, năm
mưa cao nhất là 2.818mm, thấp nhất là 870mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, chiếm tới 89% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, tháng ít mưa nhất là tháng 12.
19


×