QUY CHẾ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ
(Ban hành kèm theo Quyết định số _____/QĐ/HĐQT.____ ngày __/__/____
của Hội đồng quản trị Công ty)
I.
- QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Mục đích của việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty.
1.1.
- Việc giám sát hoạt động của Công ty nhằm mục đích giúp cho những người có
trách nhiệm và/hoặc những người có thẩm quyền trong Công ty nắm bắt kịp thời kết quả và
hiệu quả hoạt động của Công ty trong từng thời gian để trên cơ sở đó có ý kiến chỉ đạo cho
Công ty nhanh chóng khắc phục các khó khăn, tồn tại, hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch
kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
1.2.
- Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty nhằm xác định đúng thành quả
hoạt động của Công ty, làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền trong Công ty có biện pháp động
viên, khen thưởng đối với Công ty và đối với những người quản lý và điều hành Công ty hoạt
động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những người quản lý và điều hành Công ty yếu kém
hoặc có sai phạm.
Điều 2 : Căn cứ để thực hiện việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
Công ty.
2.1.
- Việc giám sát hoạt động của Công ty được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp,
Luật Chứng khoán, Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2.2.
- Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty được thực hiện theo các tiêu chí
quy định trong Quy chế này.
Điều 3 : Đối tượng chịu sự giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động.
3.1.
- Công ty Cổ phần XYZ.
3.2.
- Các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Công ty Cổ phần XYZ sở
hữu 100% vốn điều lệ.
3.3.
- Các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có
vốn góp chi phối của Công ty Cổ phần XYZ (từ 51% trở lên).
Điều 4 : Giải thích từ ngữ.
1/9
4.1.
- “Giám sát hoạt động của Công ty” là việc theo dõi, kiểm tra Công ty trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh và việc Công ty chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, cùng việc tuân thủ chánh sách, pháp luật của nhà nước.
4.2.
- “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty” là việc sử dụng các tiêu chí để xác
định hiệu quả hoạt động của Công ty, làm cơ sở để xem xét khen thưởng cho Công ty và cho
những người quản lý và điều hành Công ty.
4.3.
- “Tiêu chí đánh giá” là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để xác định hiệu
quả hoạt động một cách toàn diện và khách quan.
II.
- GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
A.
- GIÁM SÁT TRONG NỘI BỘ CÔNG TY.
A.1.
- ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN FIDECO
Điều 5 : Giám sát của Hội đồng quản trị.
5.1.
- Hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của
Công ty, trong đó tập trung giám sát hoạt động của Ban Giám đốc Công ty theo quy định tại
Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Điều lệ Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
5.2.
- Nội dung giám sát của Hội đồng quản trị bao gồm :
a.
- Giám sát Ban Giám đốc Công ty trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định tại Điều lệ Công ty và các Quy định, Quy chế nội bộ của Công ty; việc thực hiện các
Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Công ty; việc tuân thủ
các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
b.
- Giám sát tình khả thi và tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; hiệu
quả của dự án huy động vốn (trong đó có việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ
phiếu và trái phiếu của Công ty); dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư vốn vào các doanh
nghiệp khác.
c.
- Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty; mức độ
hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
và/hoặc của Hội đồng quản trị Công ty, trong đó chủ yếu là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cổ phần; tình hình thực hiện phương án phối hợp kinh doanh giữa Công ty và các doanh
nghiệp khác mà Công ty là chủ sở hữu, hoặc có cổ phần chi phối hoặc có vốn góp; tình hình
sử dụng lợi nhuận sau thuế; tình hình sử dụng các quỹ của Công ty.
d.
- Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính (bao gồm tài sản, công nợ, vốn,
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế nộp cho nhà nước); thông tin kinh tế và các báo cáo khác
của Công ty.
5.3.
- Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát Công ty thông qua :
2/9
a.
- Các thông tin trên Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, các báo cáo của Bán Giám
đốc Công ty theo quy định của pháp luật và của Hội đồng quản trị; báo cáo của Ban kiểm soát.
b.
- Hoạt động của Ban Kiểm soát và bộ máy giúp việc của Hội đồng quản trị.
c.
- Trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc, các Phòng, Ban, Trung tâm, Bộ phận công tác
và người lao động trong Công ty.
Điều 6 : Giám sát của Ban Kiểm soát
6.1.
- Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công
ty trong việc quản lý và điều hành Công ty.
6.2.
- Nội dung giám sát của Ban Kiểm soát bao gồm :
a.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty; trong tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính.
b.
- Thẩm định báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và
sáu tháng của Công ty; báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám
đốc Công ty.
c.
- Kiểm tra sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty; các công việc quản lý, điều
hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; theo yêu cầu của Đại hội
đồng cổ đông hoặc cổ đông, hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp
2005.
6.3.
- Phương thức giám sát của Ban Kiểm soát :
a.
- Giám sát gián tiếp thông qua các thông tin trên các Báo cáo của Hội đồng quản trị,
Ban Giám đốc Công ty; các thông tin, tài liệu, hồ sơ về hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Công ty.
b.
- Thông qua tư vấn độc lập để thực hiện việc giám sát.
c.
- Trực tiếp làm việc với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các cán bộ chủ chốt và
người lao động trong Công ty.
Điều 7 : Giám sát của Ban Giám đốc Công ty
7.1.
- Ban Giám đốc Công ty thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động của Công
ty thông qua các Phòng, Ban, Trung tâm, Bộ phận công tác nằm trong hệ thống tổ chức của
Công ty (dưới đây gọi tắt là “các đơn vị trong nội bộ Công ty”)
7.2.
- Nội dung giám sát của Ban Giám đốc bao gồm :
a.
- Giám sát, kiểm tra các đơn vị trong nội bộ Công ty trong việc thực hiện các Nghị
quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các quy
định của pháp luật.
b.
- Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty và trong
từng đơn vị trong nội bộ Công ty; tình hình thực hiện của các đơn vị trong nội bộ Công ty về
3/9
phương án phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty; hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mà Công ty là chủ sở hữu, doanh nghiệp mà Công ty có vốn góp chi phối và doanh
nghiệp có vốn góp của Công ty để trình Hội đồng quản trị hoặc quyết định theo thẩm quyền về
việc duy trì hoặc bán bớt hoặc đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp đó.
c.
- Giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng vay và sử dụng vốn vay của Công ty;
tình hình cung ứng, phân bổ tiền vốn, nguyên vật liệu, hàng hoá, lao động cho các đơn vị
trong nội bộ Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ; tình hình
thực hiện các hợp đồng mua, bán tài sản và các hợp đồng kinh tế khác.
d.
- Giám sát các đơn vị trong nội bộ Công ty trong việc thực hiện các quy định, quy
chế nội bộ của Công ty; quy chế quản lý các chi phí trong nội bộ Công ty.
đ.- Giám sát các đơn vị trong nội bộ Công ty trong việc thực hiện hợp đồng lao động,
Quy chế lương; việc trả lương cho người lao động; việc chi trả tiền thưởng, thực hiện quyền
lợo về phúc lợi; chế độ trợ cấp thôi việc. mất việc từ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
(nếu có) và các quyền lợi khác của người lao động.
e.
- Kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, các thông
tin kinh tế, tài chính và các báo cáo khác theo quy định hiện hành. Phát hiện kịp thời và có
biện pháp xử lý những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của Công
ty.
7.3.
- Phương thức giám sát của Ban Giám đốc Công ty:
a.
- Giám sát thông qua các báo cáo của các đơn vị trong nội bộ Công ty.
b.
- Thông qua kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty để
thực hiện việc giám sát trong nội bộ Công ty.
c.
- Trực tiếp kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong nội bộ Công ty
và của người lao động.
Điều 8 : Giám sát của người lao động
8.1.
- Người lao động trong Công ty giám sát việc triển khai các chính sách, chế độ liên
quan tới lợi ích của người lao động và các chức năng giám sát khác quy định tại các văn bản
pháp luật.
8.2.
- Nội dung giám sát của người lao động bao gồm :
a.
- Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm; biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh,
sắp xếp tổ chức lại sản xuất, kinh doanh của Công ty.
b.
- Các nội quy, quy chế của Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động.
c.
- Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và
tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại nghề, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của người lao động trong Công ty.
d.
- Việc thực hiện các Nghị quyết của tổ chức công đoàn về các vấn đề :
4/9
- Nội dung hoặc các sửa đổi, bổ sung nội dung Thoả ước lao động tập thể.
- Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch sản
xuất, kinh doanh của Công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động phù hợp với quy định của nhà nước.
8.3.
- Phương thức giám sát của người lao động :
a.
- Tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp thẩm quyền quyết định và giám sát,
kịp thời có ý kiến trong quá trình thực hiện.
b.
- Thông qua tổ chức Công đoàn.
c.
- Trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc về những vấn đề liên quan theo Quy chế dân
chủ cơ sở và Quy chế nội bộ Công ty.
A.2.
- ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÀ
CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ LÀ CHỦ SỞ HỮU
Điều 9 : Giám sát của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ với tư cách là
người đại diện có thẩm quyền của Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên.
9.1.
- Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ thực hiện chức năng giám sát của Chủ
sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên; đối với người đại diện phần vốn của Công ty
Cổ phần XYZ tại các doanh nghiệp khác hoặc người đại diện theo ủy quyền trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
9.2.
- Nội dung giám sát :
a.
- Việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty; việc thực hiện nhiệm vụ
quản lý của Chủ tịch hoặc Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên; việc điều hành
của Ban Giám đốc Công ty; việc thực hiện chức trách của người được ủy quyền đại diện chủ
sở hữu tại Công ty.
b.
- Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh hàng năm và dài hạn của Công ty; xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của
Công ty và khả năng thanh toán nợ của Công ty
c.
- Việc chấp hành các Nghị quyết, Quyết định của Chủ sở hữu, của Chủ tịch hoặc Hội
đồng thành viên Công ty và Điều lệ của Công ty. Đánh giá hiệu quả các Nghị quyết, Quyết
định của Chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của Công ty TNHH
một thành viên.
d.
- Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ của Công
ty TNHH một thành viên.
9.3.
- Phương thức giám sát :
a.
- Giám sát thông qua thông tin trên các báo cáo của Giám đốc Công ty TNHH một
thành viên, của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty; báo cáo của người đại diện theo
ủy quyền về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; báo cáo về tình hình hoạt động
5/9