Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ dùng làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin
chân thành cảm ơn đến thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận
tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt các năm học vừa
qua. Dưới sự chỉ bảo của quý thầy cô đã giúp chúng em có được một nền tảng
kiến thức và có được hành trang để vững bước trên con đường tương lai.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn
Tuấn đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm
quý báu cho em trong suốt q trình thực hiện để em có thể hồn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh/chị thuộc công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn
đã tạo điểu kiện tốt nhất, hết lòng giúp đỡ để em trong thời gian thực tập tại
đơn vị.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND huyện Hương Sơn và UBND 2 xã
Sơn Kim 1 và Sơn Hồng đã tạo điều kiện để em có thể điều tra hoạt động sản
xuất kinh doanh cây LSNG của các hộ dân tại hai xã trên.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thu Hường

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. v


DANH MỤC ẢNH .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY LSNG
LÀM NGUYÊN LIỆU CHO THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ................................... 6
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm sản xuất .................................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển sản xuất....................................... 7
1.1.3. Khái niệm và phân loại lâm sản ngoài gỗ ............................................... 9
1.2. Tiềm năng và thách thức của lâm sản ngồi gỗ dùng làm ngun liệu cho
thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam ..................................................................... 14
1.3. Nội dung nghiên cứu để phát triển sản xuất cây LSNG .......................... 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây LSNG ....................... 20
1.4.1 Yếu tố khách quan .................................................................................. 20
1.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 21
1.5. Giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG ................................................. 21
1.5.1. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 21
1.5.2. Giải pháp về huy động vốn ................................................................... 22
1.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm ................................ 23
1.5.4. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 23
1.5.5. Giải pháp về tổ chức, thể chế ................................................................ 23
PHẦN II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH
......................................................................................................................... 24
2.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện hương Sơn ................................................ 24
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn ............................................... 24
ii


2.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 26
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 29
2.2.1. Dân số, lao động .................................................................................... 29

2.2.2. Đặc điểm văn hóa, y tế, giáo dục .......................................................... 31
2.2.3. Tình hình phát triển sơ sở hạ tầng ......................................................... 32
2.2.4. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh ............................................................. 32
2.2.5. Tình hình thiệt hại do lũ lụt và cơng tác cứu trợ ................................... 32
2.2.6. Tình hình phát triển các ngành kinh tế của huyện ................................ 33
PHẦN III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY LSNG
LÀM NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN ............... 36
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm nguyên liệu trên địa bàn
huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.................................................................... 36
3.1.1. Tiềm năng LSNG của huyện Hương Sơn ............................................. 36
3.1.2. Tình hình thực hiện chính sách về phát triển LSNG của huyện ........... 40
3.2 Thực trạng khai thác và sử dụng cây LSNG tại các hộ điều tra ............... 42
3.2.1. Tình hình cơ bản của các xã điều tra..................................................... 42
3.2.2. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra..................................................... 45
3.2.3. Thực trạng sản xuất LSNG tại các hộ điều tra ...................................... 47
3.2.4. Đóng góp của SX LSNG trong thu nhập của hộ gia đình..................... 54
3.2.5. Những khó khăn của hộ gia đình trong SX LSNG làm nguyên liệu cho
thủ công mỹ nghệ. ........................................................................................... 56
3.3. Giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG ................................................. 57
3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển
sản xuất cây LSNG làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ .......................... 57
3.3.2 Một số giải pháp phát triển LSNG làm nguyên liệu tại huyện Hương
Sơn................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt

Tiếng Việt

1

GTSX

Giá trị sản xuất

2

LN

Lâm nghiệp

3

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

4

MTV

Một thành viên

5


Nxb

Nhà xuất bản

6

SX

Sản xuất

7

SXKD

Sản xuất kinh doanh

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc

10


FSC

Hội đồng quản lý rừng

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai huyện Hương Sơn (31/12/2016)............................. 27
Bảng 2.2: Tài nguyên rừng huyện Hương Sơn (năm 2016) ........................... 28
Bảng 2.3: Dân số và lao động huyện Hương Sơn năm 2016 .......................... 30
Bảng 3.1: Sản lượng khai thác lâm sản của huyện Hương Sơn ...................... 36
Bảng 3.2: Một số loại cây LSNG tại khu vực huyện Hương Sơn .................. 39
Bảng 3.3: Tình hình đất đai, tài nguyên rừng ở 2 xã nghiên cứu ................... 43
Bảng 3.4: Thông tin cơ bản các hộ điều tra .................................................... 46
Bảng 3.5: Hoạt động SX LSNG của các hộ .................................................... 48
Bảng 3.6: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 54
Bảng 3.7: Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong năm....................... 55
Biểu đồ 2.1: Diện tích rừng phân theo loại rừng năm 2016 ........................... 29
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX huyện Hương Sơn năm 2016 .............................. 34

v


DANH MỤC ẢNH
Hình 1.1: Cây Nứa .......................................................................................... 13
Hình 1.2: Cây mây nếp.................................................................................... 13
Hỉnh 1.3: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ .................................................... 15
Hình 2.1. Bản đồ hạnh chính huyện Hương Sơn ............................................ 24

Hình 3.1: Khai thác cây mây tại địa bàn nghiên cứu ...................................... 49
Hình 3.2: Khai thác nứa tại địa phương .......................................................... 50

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi
phát triển tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, tài nguyên rừng
đã gắn bó với đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc sống ở
miền núi và trung du. Rừng khơng chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ mơi
trường sinh thái, phịng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, có giá trị
đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội. Giá trị về mặt kinh tế được thể hiện ở
các khoản thu nhập của người dân sống gần rừng. Về xã hội, LSNG giúp ổn
định về kinh tế và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng, tạo
việc làm, bảo tồn nét đặc sắc của từng vùng, chúng góp phần bảo vệ, điều tiết
nguồn nước, chống xói mịn, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lâm sản ngồi gỗ gồm các sản phẩm khơng phải gỗ có nguồn gốc sinh
vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử dụng.
Như vậy, LSNG là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng.
Trong những năm gần đây, khi tài nguyên gỗ của Việt Nam còn nhiều, người
dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như một sản phẩm phụ
của rừng và chưa được chú trọng nhiều do doanh thu từ nguồn này thấp hơn
so với gỗ.
Hiện nay, số lượng và chất lượng rừng đang suy giảm mạnh, kèm thêm
chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước càng làm cho nguồn cung cấp gỗ trở
nên khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống

gần rừng, phụ thuộc trực tiếp vào rừng. Lúc này, người dân lại quay lại tập
trung nhiều hơn vào khai thác các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này tăng
mạnh, không chỉ đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng
ngày một tăng.

1


Ngồi ra, LSNG mang lại cơng ăn việc làm cho hàng triệu người dân,
góp phần khơng nhỏ trong cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các vùng nơng thơn
và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trị của nguồn tài nguyên LSNG ở
Việt Nam được thay đổi đáng kể. LSNG ngày càng khẳng định vai trị của nó
đối với sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng
núi, vùng sâu, vùng xa.
Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng,
nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm,
phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp
văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc
biệt là những dân nghèo (FAO, 1994).
Để khai thác tốt hơn các chức năng của LSNG, chúng ta cần tập trung
nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập cao
và ổn định, gắn liền với bảo vệ rừng bên vững. Một trong số đó chính là việc
sản xuất LSNG dùng làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm đồ gỗ
của Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 120 quốc gia trên thế giới: đứng đầu
là thị trường Mỹ chiếm đến trên 19% thị phần, Nhật Bản chiếm gần 17% thị
phần. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mây tre của Việt Nam lại rất nhỏ
chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới. Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội
Làng nghề Việt Nam cho hay, cả nước có 723 làng nghề mây tre đan, chiếm
24% trong tổng số làng nghề thủ công mỹ nghệ, thu hút được khoảng 350

nghìn lao động. Từ năm 2012 đến nay, các làng nghề mây tre, nứa gặp mn
vàn khó khăn. Do thị trường bấp bênh, nguồn nguyện liệu không ổn định, chất
lương sản phẩm chưa theo kịp thị trường thế giới... Chúng ta cũng chưa xây
dựng được thương hiệu chung cho các sản phẩm tre Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do này, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển
sản xuất lâm sản ngoài gỗ dùng làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ
trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh” nhằm tìm hiểu rõ hơn về
2


sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ tại địa
phương và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất nhằm khắc phục
những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất cây LSNG làm nguyên liệu cho thủ công
mỹ nghệ trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số
ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây LSNG tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển cây LSNG
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm nguyên liệu
cho thủ công mỹ nghệ tại huyện Hương Sơn.
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG dùng làm nguyên liệu
cho thủ công mỹ nghệ tại huyện Hương Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG dùng làm nguyên liệu cho
thủ công mỹ nghệ tại huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu vào một số cây LSNG

chính dùng làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như mây, tre, nứa,... được
gây trồng và khai thác tại địa phương
- Về không gian: huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong khóa luận được thu thập trong
giai đoạn từ năm 2015 -2017.
Số liệu sơ cấp: Số liệu sử dụng trong khóa luận được thu thập trong
giai đoạn từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2018.

3


4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây LSNG.
- Thực trạng phát triển sản xuất cây LSNG làm nguyên liệu cho thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
- Giải pháp phát triển sản xuất cây LSNG dùng làm nguyên liệu cho thủ
công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Chọn điểm nghiên cứu khảo sát
Tiến hành điều tra tại hai xã Sơn Kim I và xã Sơn Hồng thuộc huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Hai xã có vị trí gần rừng tự nhiên, diện tích lớn,
cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào rừng tự nhiên.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp:
Kế thừa, tổng hợp cơ sở dữ liệu, báo cáo của địa phương, các cơng
trình nghiên cứu đã cơng bố, các tài liệu , sách, tạp chí,…
- Số liệu sơ cấp:
Thơng qua khảo sát thực tế bằng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn chuẩn bị
sẵn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cây LSNG với dung lượng

mẫu là 40 hộ gia đình có hoạt động SXKD LSNG tại 2 xã chọn làm điểm
nghiên cứu điển hình.
Các hộ điều tra đều là các hộ nằm tại các xã giáp rừng, kinh tế gia định
phụ thuộc vào việc đi rừng, thu hái các loại LSNG dùng làm nguyên liệu cho
thủ công mỹ nghệ như song, mây, tre, nứa…
5.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mơ tả:
Sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả quy mô, mức độ, cấu trúc,
đặc trưng chất lượng của số liệu thu thập được để phục vụ mục tiêu nghiên
cứu.
- Phương pháp so sánh:
4


Sử dụng công cụ thống kê để làm rõ sự khác biệt về quy mô, chất
lượng, cấu trúc của sự vật hiện tượng trong bối cảnh các điều kiện ảnh hưởng
khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia:
Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý
về các vấn đề có liên quan đến phát triển LSNG, phục vụ cho các nội dung
nghiên cứu của khoá luận.

5


PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY LSNG
LÀM NGUYÊN LIỆU CHO THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội
loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản
thân con người. Ba q trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với
nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Theo Ph.Ăngghen: “ Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với
xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại
sản xuất” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, t.34, tr.241. )
Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải
biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con
người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có
tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Bất cứ q trình sản xuất nào cũng gồm ba yếu tố cơ bản: sức lao động,
đối tượng lao động và tư liệu lao động:
Sức lao động: là tồn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng
được vận dụng, sử dụng trong q trình sản xuất vật chất. Sức lao động và lao
động là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Lao động là
quá trình con người sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất.
Sức lao động là tiền đề để có q trình lao động nhưng nếu khơng có q trình
lao động thì sức lao động chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng.
Đối tượng lao động: là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người
tác động vào chúng trong quá trình lao động.

6


Tư liệu lao động: Là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng
trong quá trình lao động để tác động vào đối tượng lao động.
Có 2 phương thức sản xuất là:

- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản
xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập
trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. (Trần Đăng Khoa, 2010).
1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển sản xuất
Trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
có đề cập: Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh
hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn (Nguyễn Viết Thông, 2010).
Theo Raaman Weitz cho rằng: Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội (Raaman Weitz, 1996).
Với Ngân hàng thế giới thì khái niệm phát triển với ý nghĩa là: Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do cơng dân để củng
cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà
nước và cộng đồng (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Theo cuốn sách Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông
thôn bền vững, phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển
kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội,
tuổi thọ và những thay đổi về chất của nền kinh tế (Đặng Trung Thuận và
Trương Quang Hải, 1999).
7


Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua

thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến
bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt
đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế
và xã hội ở mỗi quốc gia (Trần Quốc Tuấn, 2013).
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu
phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều thoả
mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có mơi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực, khơng có chiến tranh. Nói cách
khác phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao
các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng
về cơ hội; đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng
hơn của phát triển.
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô
về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
- Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ;
- Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Cả hai q trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới.

8



Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay
với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm (Trần Đăng Khoa,
2010).
1.1.3. Khái niệm và phân loại lâm sản ngoài gỗ
1.1.3.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, lâm sản được chia làm 2 loại: lâm
sản chính (những sản phẩm gỗ), và lâm sản phụ (những sản phẩm không phải
gỗ như mây tre, cây thuốc, dầu nhựa…).
Từ năm 1961, lâm sản phụ được thay bằng từ “đặc sản rừng” và từ cuối
thế kỷ XX, cả 2 từ trên được thay bằng một thuật ngữ: Lâm sản ngồi gỗ.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng
thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Lương
Nông Liên Hiệp quốc (FAO) thơng qua năm 1999:
“Lâm sản ngồi gỗ (Non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood
forest products - NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngồi rừng”
(FAO,1999).
1.1.3.2. Phân loại Lâm sản ngồi gỗ
Có rất nhiều loại LSNG khác nhau đã được điều tra, phát hiện và khai
thác sử dụng, chính vì vậy việc phân loại chúng là rất cần thiết. Có nhiều quan
điểm khác nhau để phân loại LSNG, như: Phân loại theo hệ thống tài nguyên
thực vật, phân loại theo hình dạng thân cây, phân loại theo giá trị sử dụng,...
Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng là phân chia các loại LSNG
khác nhau không kể về nguồn gốc trong hệ thống sinh vật, dạng thân, nơi
phân bố,... mà những lồi có cùng giá trị sử dụng được xếp vào cùng một
nhóm. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và dễ nhớ, có
thể xác định nhanh trữ lượng từng loại sản phẩm trong một lâm phần; tìm lồi
thay thế sản phẩm hoặc lựa chọn loài kinh doanh phù hợp cho từng địa

9


phương. Nhưng nhược điểm là chưa chú trọng tới đặc điểm sinh học của các
loài nên kỹ năng nhận biết các lồi gặp nhiều khó khăn. Một số lồi có nhiều
công dụng khi phân loại sẽ bị trùng vào nhiều nhóm.
Trong cuốn LSNG Việt Nam xuất bản năm 2007, các tác giả đã chia
các LSNG thành 6 nhóm:
+ Sản phẩm có sợi: gồm tre, nứa, mây song, các loại lá, vỏ có sợi và
cỏ.
+ Sản phẩm dùng làm thực phẩm: Gồm sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật (thân, chồi, củ, rẽ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu, nấm,…); sản phẩm có
nguồn gốc từ động vật (mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ yến, trứng chim và các
loại côn trùng ăn được).
+ Dược liệu, chất thơm và cây có chất độc.
+ Các sản phẩm chiết xuất: gồm các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo
và tinh dầu,...
+ Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm
như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà, xương, cánh kiến
đỏ,...
+ Các sản phẩm khác: Gồm cây cảnh, lá để gói thức ăn và hàng hóa,…
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối vì cơng dụng của lâm sản
ln có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau
tuỳ nơi, tuỳ lúc, không cố định, và biến đổi theo địa phương.
1.1.3.3. Giá trị của Lâm sản ngoài gỗ
LSNG có nhiều giá trị đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
 Giá trị kinh tế
LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung cho người dân miền
núi, nguồn thức ăn gia súc, và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay. Đặc biệt
các dân tộc ít người ở Việt Nam thường sống dựa vào các LSNG thu hái từ

rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc trao đổi và mua bán trên
thị trường. Ở một số địa phương miền núi, nguồn thu từ LSNG chiếm từ 2010


50% trong thu nhập kinh tế hộ, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
thậm chí là nguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận cư dân cùng nơng thơn
miền núi.
LSNG góp phần cung cấp ngun liệu cho các ngành công nghiệp và
thủ công nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu; tinh dầu cho công nghiệp
hương liệu và mỹ phẩm; tre nứa là nguyên liệu cho các nhà máy giấy, các hợp
tác xã thủ công mỹ nghệ; các cây thuốc là nguyên liệu cho nhiều xí nghiệp
dược phẩm… Do đó, LSNG cịn đóng góp tích cực cho kinh tế địa phương và
kinh tế quốc gia.


Giá trị xã hội
Từ lâu đời việc gây trồng, khai thác, chế biến và buôn bán LSNG đã

mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu người dân sống ở miền núi và
nơng thơn. Điều đó đã tạo điều kiện ổn định đời sống và trong giai đoạn hiện
tại góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân sống ở vùng cao, vùng xa.
Theo Jenne De Beer (IUCN-1996) ước tính có ít nhất 30 triệu người ở Đông
Nam Á sống phụ thuộc vào rừng và sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu về
sức khỏe và dinh dưỡng. Ngồi ra cịn có những người nhờ vào các sản phẩm
này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa hoặc tạo thu nhập như những
người thợ thủ công và nghệ nhân sử dụng làm nguyên liệu chế biến trên khắp
thế giới thì chưa có thống kê, đánh giá.
 Phát triển LSNG góp phần vào việc bảo tồn rừng và đa dạng sinh học
- LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng nhiệt đới, quan hệ đến sự
duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm trong tầng

dưới tán, có tác dụng làm giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất, chống
xói mịn cho đất rừng. Ngồi ra cịn có tác dụng tăng độ che phủ, nâng cao giá
trị phòng hộ của các khu rừng.
- Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ
và vai trị bảo vệ mơi trường và đa dạng sinh học của rừng. Phát triển LSNG
để khai thác là một biện pháp tích cực bảo vệ rừng. Mặt khác, phát triển
11


LSNG cũng góp phần chống lại việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục
đích sử dụng khác.
Hiện nay, có ít nhất 150 mặt hàng LSNG đóng vai trị quan trọng trong
lĩnh vực thương mại quốc tế (mật ong, nấm, hương liệu, song mây…). Ước
tính tổng giá trị thương mại quốc tế của LSNG hàng năm khoảng 5-11 tỷ
USD (Mohammad Iqbal - 1993).
1.1.3.4. Một số loại LSNG phổ biến dùng làm nguyên liệu cho thủ công mỹ
nghệ
Mây, Tre, Nứa… là một số loại lâm sản ngoài gỗ mà nhân dân ta sử
dụng từ xưa đến nay. Nhất là những năm gần đây, việc sử dụng các loại
LSNG làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ ngày càng trở nên rộng rãi
trong nước và có giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Chúng có nhiều ưu
điểm: có hình dáng đa dạng và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau; rẻ
tiền, dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh.
Cây Nứa là nhóm lồi cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc
từng bụi ở rừng. Trên thế giới có khoảng 70 lồi trong đó Trung Quốc có 10
lồi và Ấn Độ có 17 lồi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở nước ta phổ biến
nhất là nứa lá to, nứa lá nhỏ và nứa tép. Các loài nứa thường chiếm phần lớn
ở các vùng đất rừng là rừng tự nhiên. Chúng được khai thác làm nguyên liệu
phục vụ xây dựng nhà cửa, làm phên, làm cót và làm nguyên liệu sản xuất
giấy công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cung cấp nguồn thực phẩm

dinh dưỡng từ măng nứa, làm vật liệu xây dựng.

12


Hình 1.1: Cây Nứa
Mây được sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là
mây nếp. Do có sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt
ngồi có màu trắng ngà, bóng rất đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với
kim loại và vật liệu khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ
cao cấp. Sợi mây cũng dễ chẻ thành thanh nhỏ, nên mây nếp là một trong
những loài mây được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, tạo mặt bàn
ghế cao cấp có giá trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hình 1.2: Cây mây nếp

13


Cây tre, nứa, mây có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, chúng nhanh
chóng trở thành những vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của
người Việt Nam. Xã hội ngày càng hiện đại, con người thường tìm kiếm
những vẻ đẹp mới lạ, độc đáo từ thiên nhiên, bởi vậy những cơng trình kiến
trúc, đồ thủ cơng mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu từ LSNG đã xuất hiện và trở
thành trào lưu mới. Cây tre nứa xuất hiện mọi nơi, như mang vẻ đẹp thôn quê,
cùng thông điệp hãy bảo vệ môi trường sống.
1.2. Tiềm năng và thách thức của lâm sản ngồi gỗ dùng làm ngun liệu
cho thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam
Hiện nay, diện tích tre nứa tồn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5%
diện tích rừng tồn quốc). Về tài ngun song mây, ước tính nước ta có

khoảng 30 lồi song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc sáu
chi, phần lớn diện tích được phân bố và khai thác ở các tỉnh Khánh Hòa, Gia
Lai, Đác Lắc, Nghệ An, Hà Tĩnh,... Điều đáng nói là tre nứa, song mây có
biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi,
đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác,
chế biến tre nứa, song mây đang góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm
nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng.
Có thể nói, với nguồn tiềm năng phong phú, LSNG có thể đáp ứng
được tương đối nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt chúng có
vai trị vơ cùng quan trọng đối với người dân miền núi. Qua khảo sát ở những
địa phương có điều kiện gây trồng, chế biến tre nứa, song mây đã mang lại
những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điển hình như trồng luồng ở tỉnh Thanh Hóa đã
tạo thu nhập cho 30% số gia đình, với thu nhập gần 100 nghìn đồng/ngày/lao
động. Hay trồng thâm canh mây nếp ở tỉnh Thái Bình, sau năm năm trồng có
thể thu lãi ổn định từ 60 đến 90 triệu đồng/ha/năm.... Ngoài ra, hiện nay cả
nước có 723/2.017 làng nghề chế biến mây, tre đan (chiếm hơn 35%) và hơn
1000 doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ,
trong đó có mặt hàng mây, tre đan, thu hút 342 nghìn lao động. Riêng Hà Nội
14


có 365 làng nghề và làng có nghề mây tre đan với gần 33.000 gia đình, gần
200 doanh nghiệp, hợp tác xã đang làm nghề, thu hút trên 100 nghìn lao với
mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 35-40 triệu đồng/người/năm. Theo
đánh giá, hằng năm nước ta tiêu thụ từ 400 đến 500 triệu cây tre nứa và từ 600
đến 800 tấn song, mây nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và
phục vụ xuất khẩu.
Không ít LSNG có giá trị lớn đã vượt ra khỏi phạm vi vùng núi để đáp
ứng nhu cầu của người miền xuôi, đồng thời phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Đến nay, các sản phẩm mây tre đan đã xuất khẩu trên 130 quốc gia và vùng

lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt trên 200 triệu
USD/năm, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trong cả nước.

Hỉnh 1.3: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
15


Theo thông kế của Trademap (hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình
hình thương mại của các nước), thị phần mây tre đan Việt Nam trên thị trường
thế giới mới đạt khoảng 3,37%. Trong đó, thị trường chủ đạo nhập khẩu mây
tre đan của Việt Nam là: Mỹ chiếm đến 20%, Nhật Bản chiếm 16% tổng giá
trị xuất khẩu. Ơng Hồng Xn Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và
Phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết, một số thị trường mới nổi những năm
gần đây như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Autralia… đang có xu hướng
nhập khẩu nhiều các mặt hàng mây tre đan từ Việt Nam. Đặc biệt, là Tây Ban
Nha nhập khẩu các mặt hàng mây tre đan của Việt Nam tăng bình quân
13,2%, Trung Quốc tăng bình qn 40%/năm.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, song
mây nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu song mây cho sản xuất
chế biến từ một số nước trong khu vực với nhu cầu khoảng 33 nghìn tấn/năm.
Nguyên nhân trước tiên nằm ở việc khai thác tràn lan, tự phát nguồn tài
nguyên này khiến cho chúng bị cạn kiệt.
Nguồn cung LSNG chủ yếu từ rừng tự nhiên và rừng trồng chuyên
canh các loài thực vật cho LSNG. Việc khai thác LSNG từ rừng tự nhiên hiện
nay có thể được tiến hành bởi bất kỳ người nào do không thể kiểm soát được
việc người dân vào rừng thu hái lâm sản. Vì tính sở hữu đối với LSNG trong
trường hợp này khơng rõ ràng nên ý thức duy trì, bảo vệ của người dân tương
đối thấp.
Những hình thức khai thác LSNG hiện tại của người dân thường mang

tính chất tận thu, thậm chí hủy diệt. Những lồi cây cảnh, cây lấy củ bị đào cả
gốc rễ khi khai thác. Cách thu hái sản vật là hoa, quả đối với nhiều loài cây
hiện tại là bằng cách đốn hạ cả cây để thu. Thu hái cành lá, hoa quả, măng,
lấy nhựa quá mức, hoặc quá sớm vào đầu mùa vụ cũng làm mất đi khả năng
tái sinh, phục hồi tự nhiên của các quần thể cây lâm sản, khiến chúng nhanh
chóng bị suy thối.

16


Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân một phần là do thiếu các
vùng trồng tập trung quy mô từ 30 đến 50 nghìn ha; địa hình các vùng có
phân bố tre nứa khó khăn; giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre nứa cịn
nhiều hạn chế; tình trạng khai thác q mức dẫn đến thối hóa các bụi tre,
luồng; năng suất, giá trị tre gây trồng thấp; chưa có kế hoạch khai thác theo
hướng bền vững. Đây là thách thức đầu tiên ngành thủ công mỹ nghệ phải
đối mặt trong thời gian tới.
Theo các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan thì nguồn cung nguyên
liệu đầu vào trong những năm qua chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch,
quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động, thiếu ổn định cả về
thời gian giao hàng, số lượng lẫn chất lượng nguyên liệu. Điều này phần nào
đã tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt là triển khai các đơn hàng lớn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất do khơng tìm được nguồn cung nguyên liệu ổn định đã phải dừng một số
đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn, khơng chỉ làm giảm doanh thu của doanh
nghiệp mà còn làm giảm thu nhập người lao động, giảm lòng tin, uy tín của
doanh nghiệp đối với các nhà nhập khẩu nước ngồi.
Cơ hội là rất lớn, nhưng khó khăn đối với các làng nghề, doanh nghiệp
đấy chính là nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
Theo ơng Nguyễn Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa

phương (Bộ Công Thương) cho hay, nếu như trước đây người dân chỉ cần vào
rừng đã có thể lấy được mây, tre nứa tự nhiên, giá nguyên liệu thời điểm đó
cũng chưa cao, chỉ khoảng 2.000 đồng/kg nguyên liệu, thì hiện nay, giá
nguyên liệu tăng lên gấp nhiều lần. Đây là yếu tố được xem là một khó khăn,
thách thức rất lớn của các địa phương đang sản xuất mây tre đan, trong đó có
Hà Nội.
Ơng Hồng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Phát
triển công nghiệp Hà Nội cho biết, hiện nay, nguồn cung nguyên liệu chính

17


cho các làng nghề mây tre đan của Hà Nội là từ các tỉnh miền núi phía Bắc,
miền Trung và một phần nhập khẩu từ nước ngoài.
Bên cạnh hoạt động khai thác từ rừng tự nhiên nhằm đảm bảo nguồn
cung LSNG phục vụ nhu cầu thị trường thì việc gây nuôi, trồng những động
thực vật cho LSNG cũng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, do đây không phải
là những cây trồng lấy gỗ thông thường nên việc chọn giống, nuôi trồng, tạo
sản phẩm và thu sản phẩm từ cây trồng là những vấn đề nhận được rất ít sự
quan tâm và phải đối mặt với nhiều khó khăn về kỹ thuật. Hầu hết việc gây
trồng cây LSNG mang tính tự phát ở các địa phương có điều kiện. Ngay cả
đối với những loài cây đã được gây trồng lâu đời như Quế, Hồi, Thảo quả…
thì vấn đề kỹ thuật lâm sinh để đạt được năng suất cao, phẩm chất lâm sản tốt
vẫn cịn ít được nghiên cứu.
Mặc dù những nghiên cứu, đúc kết về công dụng của LSNG đã có
nhiều, song khơng hiếm trường hợp có những LSNG bỗng nhiên trở thành đối
tượng quan tâm khai thác mạnh khi nhu cầu thị trường xuất hiện. Điển hình là
lồi Giảo cổ lam, Lan Kim tuyến, quả Ươi là những loài cây trước đây ít được
biết tới, nhưng nay là những mặt hàng lâm sản khai thác rất “sốt”, được bán
với giá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất tiểu ngạch sang Trung

Quốc. Khi những nhu cầu đột xuất như vậy xuất hiện, rõ ràng việc khai thác
những LSNG này từ rừng tự nhiên sẽ tăng mạnh và với hình thức khai thác
thu vét, hủy diệt, tài nguyên nhanh chóng bị suy giảm.
Ngồi các thách thức về mặt kỹ thuật, khai thác hay sử dụng các mặt
hàng từ LSNG nước ta nói chung vẫn chủ yếu được sử dụng ở dạng nguyên
liệu thô chưa qua sơ chế trước khi xuất khẩu hoặc bán ra thị trường tiêu thụ.
Do đó, giá trị thu được từ các sản phẩm lâm sản chưa cao, mức tiêu thụ và giá
lại bị phụ thuộc nhiều vào các cơng ty nước ngồi. Điều này cũng cản trở
không nhỏ sự phát triển của ngành LSNG Việt Nam, nhất là trong bối cảnh
trước thềm hội nhập thị trường chung ASEAN vào năm 2015.

18


Bên cạnh những đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế lâm nghiệp,
LSNG còn gắn trực tiếp với vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và chức năng
phòng hộ của rừng. Do LSNG rất phong phú về chủng loại, thậm chí có số
lồi vượt xa số các lồi cây gỗ được sử dụng nên giá trị đa dạng sinh học của
rừng được bảo tồn trong các cây LSNG là rất quan trọng. Thống kê về hệ thực
vật Việt Nam cho thấy, hiện có ít nhất 221 lồi thực vật đặc hữu chỉ có ở Việt
Nam, 823 lồi đặc hữu chỉ có ở Đơng Dương. Nhiều lồi LSNG thực vật là
những loài cây nguy cấp, quý hiếm, được bảo vệ cao, điển hình như: nhóm
các lồi Lan Kim Tuyến, Lan Hài được xếp vào nhóm IB những lồi thực vật
rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
Mặc dù giá trị của LSNG về nhiều phương diện từ đa dạng sinh học,
đến kinh tế, sinh kế của người dân… đều không thể phủ nhận, song vấn đề
khai thác và sử dụng LSNG hiện nay vẫn còn hạn chế và phải đối mặt với
nhiều thách thức.
Điều đáng nói là tiềm năng, cơng dụng, giá trị kinh tế của khơng ít lồi

LSNG ở Việt Nam hiện nay còn chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Đây
cũng là một trong những thách thức cơ bản của vấn đề khai thác LSNG.
1.3. Nội dung nghiên cứu để phát triển sản xuất cây LSNG
Để phát triển cây LSNG, các nội dung cần nghiên cứu làm rõ bao gồm:
+ Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển SX cây LSNG
+ Quy hoạch phát triển SX cây LSNG
+ Cung ứng các yếu tố sản xuất
+ Tổ chức sản xuất LSNG (gây trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản….)
+ Tổ chức và phát triển thị trường tiêu thụ
+ Kết quả và hiệu quả SX cây LSNG

19


×