Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.74 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn
Phạm Thị Ngọc Trâm TS: Hà Thị Hằng
Lớp: K44KTCT.
Niên khóa: 2010-2014
Huế, Tháng 5 năm 2014
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG
3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
KT- XH : Kinh tế - xã hội
UBND : Uỷ ban nhân dân
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
LN : Làng nghề
LNTT : Làng nghề truyền thống
TCTT : Thủ công truyền thống
SX-KD : Sản xuất – kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
LĐ : Lao động
KH- CN : Khoa học- công nghệ


KCN : Khu công nghiệp
GTSX : Gía trị sản xuất
KH- KT : Khoa học- kĩ thuật

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, việc hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống luôn chiếm
vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt
5
Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc
tế, sự phát triển nghề thủ công truyền thống có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở
nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Việc phát triển nghề thủ công truyền
thống góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có nhiều người thất nghiệp;
giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông
thôn. Bên cạnh đó góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động sẵn có ở địa phương cũng
như tận dụng được khả năng của người già, trẻ em, người khuyết tật. Phát triển nghề
thủ công truyền thống sẽ thu hút được nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và hỗ trợ công tác “xóa đói giảm
nghèo”. Từ đó có thể giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần phát triển nông
thôn mới bền vững, công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời cùng
với sự phát triển đa dạng của các làng nghề truyền thống. Xứ Huế sở hữu nhiều di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể như hệ thống đền đài lăng tẩm, danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, nhã nhạc cung đình,… Bên cạnh đó, Huế còn là quê hương của nhiều làng
nghề truyền thống với lịch sử phát triển lâu đời như: làng nghề gốm sứ Phước Tích,
làng nghề chạm khắc Mỹ Xuyên, làng nghề dệt tơ ở Phú Cam, nghề dệt lụa ở Lãng

Châu, làng nghề kim hoàn Kế Môn,… Với những lợi thế có sẵn cùng truyền thống lịch
sử, văn hóa lâu đời tạo điều kiện cho tỉnh Thừa Thiên Huế những nét độc đáo, riêng
biệt sự phát triển của nghề thủ công truyền thống.
Phong Điền là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn với những đặc
điểm chung về lịch sử, truyền thống văn hóa nên huyện có những nét nổi bật để phát
triển kinh tế xã hội, có những lợi thế riêng để phát triển nghề thủ công truyền thống.
Tuy nhiên trong suốt thời gian dài việc phát triển nghề thủ công truyền thống gặp
nhiều khó khăn, hạn chế do sự biến động của thị trường, cơ chế quản lý, Để khắc
6
phục những khó khăn trên chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện
để phát triển các ngành nghề truyền thống như gốm Phước Tích, chạm khắc Mỹ
Xuyên, đệm bàng Phong Bình,… Bên cạnh việc khôi phục lại các làng nghề còn chú
trọng phát triển nghề gắn với du lịch tạo điều kiện quảng bá thương hiệu của làng
nghề. Trong những năm gần đây, việc phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
đã mang lại diện mạo mới cho cuộc sống của người dân, tạo nên bức tranh sinh động
của nông thôn làm tiên đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển thủ công truyền thống trong
thời gian qua còn nhiều thách thức, thăng trầm; gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế cần
khắc phục như: khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển còn chậm, các nghề tiểu,
thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ bị mai một, tình trạng ô nhiễm môi trường
còn phổ biến…Nguyên nhân chủ yếu là do phát triển công nghiệp nông thôn tự phát,
kiểu phong trào, chưa làm tốt công tác quy hoạch, sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô
hộ gia đình, với đa số là lao động thủ công, công tác xử lí môi trường còn thô sơ, quy
mô nhỏ, chưa được quan tâm,… Chính sách hỗ trợ chưa đạt hiệ quả cao, chưa tạo
được tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững của nghề thủ công truyền thống.
Vấn đề đặt ra lúc này cần phải tổ chức đánh giá cụ thể về thực trạng và những
đòi hỏi đặt ra đối với nghề TCTT trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất,
bổ sung các chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của địa phương nhằm tiếp tục
thúc đẩy nghề TCTT phát triển là một việc làm cần thiết. Do đó, em chọn đề tài “Phát
triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên

Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn, đã có một số công
trình nghiên cứu trên các phương diện khác nhau, có thể điểm qua một số công trình
tiêu biểu sau:
- Nguyễn Thị Thu Hằng: “ Phát triển nghề thủ công truyền thống ở thị xã Hồng Lĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”- Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 2005- 2009.
Tác giả nêu lên thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống, từ đó đưa ra các giải
pháp cơ bản để giải quyết.
7
- Hoàng Trung Trực: “ Phát triển ngành nghề truyền thống trong các làng nghề ở huyện
An Nhơn, tỉnh Bình Định”- Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế- Đại học kinh tế huế.
Tác giả nêu lên thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống trong các làng nghề,
từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển làng nghề.
- Nguyễn Hồng Phong: “ Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An”-
Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung những công trình bài viết nói trên đã tiếp cận, nghiên cứu về nghề
thủ công truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống ở nhiều gốc độ, nhiều địa
phương khác nhau và gợi mở ra hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc phát triển nghề thủ
công truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, đề tài
của tôi không trùng lặp với bất cứ ai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển nghề TCTT ở huyện
Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề TCTT
trên địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề TCTT.

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền, từ đó
tìm ra các nhân tố nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển nghề TCTT.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nghề TCTT ở huyện Phong Điền
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ làm nghề TCTT trong các LN ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
8
- Về thời gian: các số liệu sử dụng trong đề tài được thu nhập trong khoảng thời gian từ
2009- 2012 và số liệu điều tra trực tiếp từ cơ sở năm 2014.
- Về nội dung: nghiên cứu thực trạng phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền. Đề
xuất những giải pháp nhằm phát triển nghề TCTT trên địa bàn trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương
pháp chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp chung
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để tiếp
cận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát
triển và hệ thống.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp phân tổ thống kê
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp:
Lấy từ sách, báo, interne như: tạp chí cộng sản, báo Dân trí.
Từ các văn bản, văn kiện Đại hội Đảng, các báo cáo quy hoạch và phát triển nghề
thủ công truyền thống huyện và các xã, niên giám thống kê huyện Phong Điền năm
2009- 2012.

+ Số liệu sơ cấp:
- Điều tra trực tiếp các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công truyền thống.
Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên
viên Phòng Công Thương huyện Phong Điền cùng các đơn vị có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất kinh doanh trong nghề TCTT cũng như sự quan sát chủ quan của mình.
Tôi đã quyết định điều tra 100 cơ sở tương ứng với 6 làng nghề đại diện cho 3 nhom
nghề TCTT ở huyện Phong Điền
∗ Nghề chạm khắc ở làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa: điều tra 20 cơ sở
∗ Nghề làm gốm ở làng Phước Tích, xã Phong Hòa: điều tra 10 cơ sở
∗ Nghề đệm bàng ở làng Phò Trạch, xã Phong Bình: điều tra 20 cơ sở
∗ Nghề gia công lưới ở làng Vân Trình, xã Phong Bình: điều tra 20 cơ sở
9
∗ Nghề làm nón lá ở xã Phong Xuân: điều tra 15 cơ sở
∗ Nghề chế biến nước mắm ở xã Phong Hải: điều tra 15 cơ sở
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài này tôi hi vọng sẽ góp phần làm rõ các vấn đề sau:
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề TCTT.
- Góp phần đánh giá thực trạng và phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền và
phân tích những mặt tích cực, hạn chế của nó.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm phát triển nghề TCTT ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Làm cơ sở lý luận và thực tiễn giúp địa phương xây dựng chiến lược và hoàn thiện
chính sách, đưa ra các giải pháp phát triển nghề TCTT trong thời gian tới ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Làm đề tài tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này, trong đó có sinh viên
ngành kinh tế chính trị.

8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, phần
mục lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghề thủ công truyền thống
Chương 2: Thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống ở huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp phát triển nghề thủ công truyền thống ở huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ NGHỀ TCTT
1.1. Nghề thủ công truyền thống và vai trò của nghề thủ công truyền thống
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
10
1.1.1. Nghề thủ công truyền thống và tiêu chí xác định nghề thủ công truyền thống
1.1.1.1. Nghề thủ công truyền thống
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề TCTT ở nước ta như: nghề truyền
thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ, nghề tiểu thủ công nghiệp,… Cho đến
nay, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nghề TCTT:
- Theo các nhà sử học Việt Nam hiện nay thì:
Nghề TCTT bao gồm những ngành nghề phi nông nghiệp có từ trước thời thuộc
Pháp còn tồn tại cho đến nay. Nghề TTCT còn bao hàm cả những ngành nghề đã được
cải tiến hoặc sử dụng cả những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng phải
tuân thủ công nghệ truyền thống, thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt
Nam. [4;12].
- Theo Th.s Bùi Văn Vượng:
Đối với những ngành nghề được xếp vào nghề TCTT, nhất thiết phải có các yếu
tố sau: Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta; sản xuất tập trung, tạo
thành các làng nghề, phố nghề; có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành
nghề; kĩ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam; sử dụng nguyên liệu tại
chổ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất; sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt

Nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn
hóa Việt Nam; là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng
góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. [6;12-13].
- Theo nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về “Phát triển ngành
nghề nông thôn”: Nghề TCTT là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có
nguy cơ bị mai một, thất truyền. [5].
Từ quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Nghề TCTT là những ngành nghề
sản xuất chủ yếu bằng thủ công, dựa vào kĩ thuật và công nghệ truyền thống là chủ yếu
và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần đáng kể vào tăng thu
nhập, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
1.1.1.2. Làng nghề truyền thống
11
 Làng nghề:
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”:
- Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo
lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ,
làm tương…song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, ông cả…
- Theo TS. Dương Bá Phượng: LN là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ
công tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập.
- Theo Ths. Bùi Văn Vượng: LN là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất
thiết tất cả dân làng đều sản xuất hang thủ công, người thợ thủ công trong nhiều
trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông.
- Còn theo Nghị định số 66/2006/NĐ- CP về “ Phát triển ngành nghề nông thôn” thì: LN
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm
dân cư tương tự trên địa bàn một xã, một thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
 Làng nghề truyền thống:

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các làng
nghề truyền thống, có nhiều ý kiến khác nhau về LNTT:
- Theo Ths. Bùi Văn Vượng: LNTT là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các
nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có
sự liên kết, hỗ trợ sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước
chế xã hội và gia tộc. [6; 13-14]
- Có quan niệm cho rằng: LNTT là những làng có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ
truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ
thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng
chục năm. Trong làng, SX mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa để phát
triển nghề, sản phẩm mang tính độc đáo và tinh xảo, nổi tiếng và mang đậm nét văn
hóa dân tộc.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu rằng LNTT là làng cổ truyền làm nghề thủ
12
công, ở đây không nhất thiết cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công, người làm nghề
thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu
chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng hóa truyền thống
ngay tại quê của mình.
1.1.2. Tiêu chí xác định nghề thủ công truyền thống, làng nghề và làng nghề
truyền thống
Căn cứ thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại nghị định số
66/2006/NĐ- CP ngày 07 tháng 7 năm 2006, thì tiêu chí về nghề TCTT, LN, LNTT
được xác định như sau:
 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt được 3 tiêu chí sau:
- Nghề đã được xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm được công
nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của LN.
 Tiêu chí công nhận LN
LN được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động SX- KD ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm được công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 Tiêu chí công nhận LNTT
- LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định
trên
- Đối với những làng nghề chưa đạt chuẩn LNTT, LN nhưng có ít nhất một nghề truyền
thống được công nhận thì cũng được công nhận là LNTT[5].
 Phân loại nghề TCTT
- Các ngành nghề chuyên SX hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm
khắc gỗ, đá, thêu ren,…
- Các ngành nghề chuyên SX các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: rèn,
13
mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang,…
- Các ngành nghề chuyên SX các mặt hàng cho nhu cầu thông thường như: dệt vải, dệt
chiếu cói, làm nón, may mặc,…
- Các ngành nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bún, chế
biến hải sản,…
1.1.3. Đặc điểm của nghề thủ công truyền thống
Nghề TCTT có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nghề TCTT Việt Nam gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nghề TCTT. Là một nước nông nghiệp với đại
bộ đa số dân cư sống ở nông thôn, chủ yếu họ sống bằng nghề trồng lúa, chỉ một bộ
phận ít có nghề phụ gia đình. Trong những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới(1986), diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi, nghề TCTT phát triển
mạnh mẽ trong các làng xã ở nông thôn và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.

Các ngành nghề TCTT tách dần ra khỏi nông nghiệp nhưng không rời khỏi nông
thôn. Các hoạt động SX nông nghiệp và SX ngành nghề đan xen lẫn nhau.
Thứ hai: LĐ làm nghề TCTT chủ yếu là LĐ thủ công, nhờ vào sự khéo léo, tinh
xảo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ, sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân,
phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề.
Trước đây, việc dạy nghề cho người thợ thủ công là theo phương thức truyền
nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác, các nghề được bảo tồn trong phạm vi
gia đình, ít được phổ biến ra bên ngoài. Hiện nay, có 3 hình thức đào tạo nghề là
truyền nghề trong các làng nghề, dạy nghề trong doanh nghiệp và đào tạo trong các
trường dạy nghề. Tuy nhiên, chỉ có 3% được dạy nghề tại trường và truyền nghề tại
doanh nghiệp, 97% số thợ còn lại được học theo hình thức “cha truyền con nối”. [10].
Vì vậy, phương thức đào tạo nghề theo lối truyền trong các LN vẫn là phương thức
mang tính chủ đạo.
Thứ ba: Phần lớn nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho các LN là nguồn nguyên
vật liệu tại chỗ.
Đa số các ngành TCTT đều xuất phát từ nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa
14
phương. Một số ít ngành phải mua nguyên liệu từ các tỉnh thành khác do ở địa phương
mình ít hoặc không có; cũng có thể phải nhập khẩu từ nước ngoài về, tuy nhiên chí phí
cho việc nhập khẩu không hề nhỏ, nên số lượng nhập không nhiều.
Thứ tư: hình thức tổ chức SX của nghề TCTT chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một
số đã có sự hình thành tổ chức hợp tác và các DN.
Từ trước tới nay, hình thức tổ chức SX chủ yếu của nghề TCTT là các hộ gia
đình. Hình thức tổ chức SX này tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi, lực lượng LĐ dư
thừa trong gia đình và sử dụng một phần đất đai của gia đình để làm nơi SX- KD. Tuy
nhiên, hình thức này còn rất nhiều hạn chế đó là SX nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chậm
cải tiến sản phẩm, tầm nhìn thông tin hạn hẹp, do đó đã ảnh hưởng tới khả năng phát
triển SX- KD của gia đình.
Một số hộ gia đình có điều kiện SX và quy mô lớn hơn thì đã tiến tới thành lập
các DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và đã đạt được hiệu quả rất cao. Tuy

nhiên, số lượng các DN này còn chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đáng kể.
Thứ năm: Sản phẩm TCTT thường mang tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc.
Mỗi một sản phẩm TCTT là một tác phẩm nghệ thuật, nó vừa có giá trị sử dụng
vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Trong mỗi sản phẩm đều chứa đựng những nét truyền
thống, những yếu tố văn hóa, những quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng, tôn giáo của
quê hương, của các vùng miền SX ra nó. Vì vậy, khi các sản phẩm này được xuất khẩu
ra các nước trên thế giới thì nó còn mang thông điệp giới thiệu bạn bè quốc tế những
đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc Việt Nam.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề thủ công truyền thống
Quá trình phát triển nghề thủ công truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân
tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác
nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố
không giống nhau.
1.1.4.1. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm
 Nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá
15
trình sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Nguồn nguyên liệu phong phú, có chất
lượng sẽ quyết định số lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
Trước đây, nguồn nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống là từ địa phương. Tuy
nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống bị cạn
kiệt, phải mua từ các vùng khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và
tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
Do đó, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ các làng nghề truyền thống trong
việc quy hoạch, nuôi trồng nguyên liệu, xây dựng các kho chứa nguyên vật liệu dự trữ.
Đồng thời, trong điều kiện khan hiếm nguồn nguyên liệu cần khích các nghề truyền
thống tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới với giá rẻ thay thế các nguyên liệu truyền
thống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lõi của nền sản xuất hàng hóa, có vai
trò quyết định đến quá trình sản xuất. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, nhiều mặt hàng của các làng nghề phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… Cho nên, nếu không có biện pháp giải quyết khâu
thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề thì sản xuất tại các làng nghề sẽ gặp
nhiều khó khăn.
Vì vậy, đề khôi phục và phát triển các làng nghề thì Nhà nước, chính quyền các
địa phương cần phải có cơ chế, chính sách, nhằm mở rộng thị trường đầu ra cho các
sản phẩm cho làng nghề. Đồng thời, các làng nghề, các cơ sở sản xuất phải nắm vững
các quy luật của thị trường, cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất ra các
sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
1.1.4.2. Vốn cho phát triển kinh doanh
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn bao gồm cả bằng tiền và tài sản khác
phục vụ cho sản xuất. Nguồn vốn đầy đủ sẽ giúp cho các hộ làm nghề TCTT có thể
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: nhà xưởng, kho hàng, mua sắm máy
16
móc, phương tiện, chủ động dự trữ nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Trước đây, nguồn vốn của các hộ chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình tích
lũy được hoặc vay mượn. Do đó, lượng vốn trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
không lớn, phần lớn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt không
thể đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của
sản phẩm. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính, tín
dụng. Vì vậy, các cơ sở đã mở rộng nguồn vốn phục vụ cho sản xuất và khôi phục các
ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một.
1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn
thông, y tế, giáo dục,… có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại và phát triển
các làng nghề truyền thống.

Trong công cuộc CNH- HĐH sự phát triển của các nghề TCTT chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước và thoát nước, trong việc đưa thiết bị công
nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động,
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện cho các cơ sở phát triển nghề TCTT
giao lưu, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thuận lợi và giảm được chi phí sản xuất.
Hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo cho các cơ sở sử dụng các thiết bị, máy
móc, xử lí nguyên liệu trong sản xuất, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện cho các cơ sở trao đổi, quảng bá sản
phẩm ở trong nước và thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt
trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì sự phát triển của hệ thống thông tin
ngày càng trở nên quan trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm,
chợ nông thôn, trường học, bệnh viện,… cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việc
tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình độ tri thức
và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các nghề TCTT phát triển.
1.1.4.4. Nguồn nhân lực
17
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề truyền thống.
Nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống bao gồm những nghệ nhân, chủ cơ
sở sản xuất, những người lao động thủ công,… Trong đó, vai trò của người nghệ nhân
đối với nghề TCTT là rất lớn. Mỗi sản phẩm đều gắn liền với tên tuổi của LN, của
nghệ nhân làm ra nó. Chính tài năng của người nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm
quý giá, tinh xảo và độc đáo, những sản phẩm sống mãi với thời gian, góp phần làm vẻ
vang cho mỗi dân tộc, mỗi LN, và ngày nay nó đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, việc phát triển nghề TCTT cần phải chú trọng xây dựng, phát triển đội
ngũ các nghệ nhân và thợ thủ công của LN. Đội ngũ này chính là lực lượng nồng cốt
quyết định sự tồn tại của LN.
1.1.4.5. Trình độ kĩ thuật và công nghệ.
Trình độ kĩ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bất

kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,
chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa
trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở,
một ngành nghề nào đó. Hiện nay, phần lớn các hộ SX nghề TCTT vẫn sử dụng thiết
bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tích chất cha truyền
con nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất,
số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giá thành cao, hạn chế khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, các cơ sở SX-KD không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng môt
số tiến bộ KH- CN vào các lĩnh vực SX.
18
1.1.4.6. Chính sách của Nhà nước
Bất cứ một nhà nước thuộc thể chế chính trị nào đều có chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế.
Đối với nghề TCTT, thì các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước sẽ ảnh hưởng
theo hai chiều hướng khác nhau: thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nghề TCTT.
Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước
ta hiện nay, cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, văn bản pháp luật của Nhà nước, có vai
trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nghề
TCTT nói riêng. Nếu Nhà nước có những chính sách đúng đắn, phù hợp quy luật vận
động của nền kinh tế, sẽ thúc đẩy nghề TCTT phát triển và ngược lại. Tuy nhiên, khi
các chủ trương, chính sách đúng đắn thì phải được tổ chức thực hiện một cách có hiệu
quả, khi đó mới đem đến kết quả trong thực tiễn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn. Chính điều này đã tạo ra môi
trường thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của nghề TCTT.
1.1.5. Vai trò của nghề thủ công truyền thống đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội
Việc hình thành và phát triển nghề TCTT trong thời gian khá dài, rất đa dạng,

phong phú, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Thứ nhất: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở
nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho
dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Với diện tích đất canh tác
bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn
chiếm tỷ lệ cao (hiện khoảng 30 - 35% lao động nông thôn). Do vậy vấn đề giải quyết
công ăn việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ
nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và khu vực. Việc mở mang, đầu tư phát triển
ngành nghề ở các làng nghề là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này. Bởi
vì, nghề TCTT chủ yếu thực hiện bằng tay, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật
như đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Các cơ sở sản xuất TCTT tuy có quy mô nhỏ,
19
thậm chí chỉ là sản xuất của các hộ gia đình nhưng đã thu hút một số lượng khá lớn lao
động nông thôn. Nhiều làng nghề ở nước ta hiện thu hút trên 60% lao động tham gia vào
các hoạt động ngành nghề. Sự phát triển của làng nghề không những chỉ thu hút lao
động ở gia đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương
khác. Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác
phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Mặt khác, cần chú ý đến ý nghĩa xã hội của những việc làm được tạo ra ở các
làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề đã có vài trò tích cực trong việc hạn chế di
dân tự do. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng quê, do vậy khi đã có
việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại cao hơn thu nhập từ sản xuất
nông nghiệp thì họ sẽ không muốn đi tìm việc nơi khác. Việc phát triển làng nghề
theo phương châm “ly nông, bất ly hương” không chỉ có khả năng lớn giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, mà còn có vai trò tích cực trong
việc hạn chế dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác
ở nước ta hiện nay. Hoạt động sản xuất TTCN của làng nghề không chỉ tạo ra một số
lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp nhàn
rỗi sau vụ sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong những vụ nông

nhàn hoặc ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủ công tài hoa. Bên cạnh
đó, các cơ sở sản xuất thủ công trong làng nghề còn thu hút được một lực lượng
đông đảo người già, trẻ em, người tàn tật tham gia sản xuất ở những công đoạn đơn
giản. Theo ước tính của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, những nhóm đối tượng này
chiếm đến 30 - 35% lao động đang làm việc trong các làng nghề.
Bên cạnh đó, tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của người lao
động, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là một
trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề quốc kế dân sinh. Thực
tế là trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển của các làng nghề đã có ý nghĩa
rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Thu nhập của các hộ làm
nghề thủ công ở các làng nghề cao hơn từ 2 - 8 lần thu nhập của hộ thuần nông. Ở các
làng có nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và
hầu như không có hộ đói. Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu
20
nhập đã đem lại cho người dân ở các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thứ hai: Góp phần tạo vốn, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp
Các làng nghề TCTT tạo ra những điều kiện ban đầu về nhân lực, vốn, thị trường
cho CNH- HĐH. Do tính chất đặc trưng của sản xuất “tiểu, thủ công nghiệp” là quy
mô nhỏ, công cụ lao động thủ công, với mức đầu tư không lớn nên dễ dàng huy động
các khoản vốn nhỏ nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng, và đi vay từ các
tổ chức tín dụng.
Xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
KT- XH, nó không những thu về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn mà quan
trọng hơn là tạo ra cơ hội để chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, mở
rộng các ngành nghề SX, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.
Thứ ba: Phát triển nghề TCTT góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư, hình thành thị trường lao động có tổ chức, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở
nông thôn.
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề TCTT đều có quy mô nhỏ. Các cơ

sở sản xuất ngành nghề truyền thống chủ yếu sản xuất trong phạm vi diện tích nhà ở,
tận dụng vườn tược của từng hộ gia đình nên số vốn ban đầu để thực hiện các hoạt
động sản xuất không lớn, do đó dễ dàng lôi kéo các gia đình tham gia. Ngoài các hộ
gia đình làm nông nghiệp tranh thủ thời gian lúc nông nhàn làm thêm một vài nghề thủ
công khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Sự phát triển nghề TCTT góp phần tăng thu nhập, tăng nguồn tích lũy cho các hộ
gia đình và địa phương. Nhờ đó, các địa phương, gia đình có điều kiện đầu tư, xây dựng,
nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng như: điện, thông tin, trường học, trạm xá, vệ sinh môi
trường, các phương tiện đi lại,… hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và ngày càng hiện
đại góp phần quan trọng cho phát triển KT- XH ở nông thôn, tạo điều kiện để khai thác
tốt các nguồn lực khác, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tăng cường giao lưu, trao
đổi giữa các vùng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Thứ tư: Phát triển nghề TCTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn.
Phát triên ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu để
21
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp
năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng
với thu nhập cao hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, là việc đưa kinh tế nông thôn phát triển cả
về chất lượng và số lượng. đó là làm thay đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu
nhập…trong nông nghiệp. Nghề TCTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn vì:
Một là, sự phát triển của nghề TCTT làm cho tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ tăng
dần trong GRDP. Như vây, có thể xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa hoặc kinh tế
thuần nông ở từng địa phương, làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa cho tiêu
dùng, xuất khẩu, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn.
Hai là, nghề TCTT cung cấp sản phẩm cho khu vực nông thôn, nông nghiệp,
đồng thời tạo vốn, phát triển ngành nghề. Thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp
trong dân cư tăng nhanh, từ đó kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm

TCTT. Khi khối lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng nhanh, thị trường mở rộng
thì kinh tế dịch vụ phát triển. Khi đó, cơ cấu kinh tế ở nông thôn chuyển dịch theo
hướng tích cực.
Thứ năm: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hóa Việt Nam luôn
gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống. Văn hóa các làng nghề
với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn
nhân, nghề nghiệp với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những
sắc thái riêng, tạo nên bản sắc truyển thống văn hóa phong tục sâu đậm của dân tộc ta.
Vì vậy, đề các LNTT mai một cũng tức là đánh mất đi một phần máu thịt của nhiều thế
hệ, đánh mất vốn quý của dân tộc.
LNTT là cả một môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa thu nhỏ. Nó bảo lưu
những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật từ đời này sang đời khác, hun đúc các thế hệ
nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Bởi vậy, các LNTT
với những bàn tay vàng của người thợ thủ công cần được coi trọng, bảo tồn và phát
22
triển, bảo tồn và phát triển các làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào
lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản
sắc văn hóa Việt Nam. Điều đó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phận của
nền văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hóa truyền thống trong một thế
giới đa phương tiện thông tin và đầy biến động.
Với vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông
thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏi các cấp chính quyền phải nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của làng nghề, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các làng
nghề phát triển phù hợp với đặc điểm từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường.
1.2. Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công truyền thống của các nước và
một số địa phương khác
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công truyền thống của thế giới
 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện CNH ở vùng Đông- Bắc Á và Châu Á. Nhật

Bản tiến hành CNH từ một nước nông nghiệp cổ truyền tự cung tự cấp sản xuất manh
mún với hộ nông dân quy mô nhỏ và đã nhanh chóng trở thành một trong những
cường quốc kinh tế thế giới. Trong quá trình CNH ở Nhật Bản các ngành nghề truyền
thống không những bị mai một mà trái lại vẫn được duy trì và phát triển ở nông thôn.
Nhật bản có 867 nghề TCTT khác nhau như chế biến lương thực thực phẩm bằng nông
sản, thủy sản(như bột gạo, miến, đậu phụ, tương,…) nghề đan lát bằng tre nứa, nghề
dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ.
Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ ở Nhật Bản từ thủ công dần dần
được hiện đại hóa với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tôi mạ tiên tiến.
Vào những năm 1970 ở tỉnh Oita đã có phong trào “mỗi thôn làm một sản phẩm”
nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền ở nông thôn do đích thân ông tỉnh trưởng
Hiramatsu phát động và tổ chức. Kết quả là ngay từ năm đầu tiên, họ đã sản xuất được
143 loại sản phẩm, thu được 358 triệu USD đến năm 1992 sản xuất thu được 1,2 tỷ
USD. Phong trào phát triển các ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng một sản phẩm”
đó nhanh chóng lan rộng khắp nước Nhật.
23
 Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Nghề TCTT của Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ
lụa, luyện kim và nghề làm giấy…Sang đầu thế kỉ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10
triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình,
trong các phường nghề và các làng nghề. Đến năm 1954, các ngành nghề TCTT được
tổ chức vào các HTX, sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn
tồn tại một số làng nghề.
Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thương nghiệp, xây
dựng và hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khi
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển
mạnh mẽ đã thay đổi bộ mặt nông thôn . Vào những năm 1980 các xí nghiệp các thể
và làng nghề đã phát triển nhanh, góp phần tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản
lượng công nghiệp nông thôn.
 Kinh nghiệm của Inđônexia

Inđônêxia là nước có diện tích tương đối lớn ở Đông Nam Á, ở đây nông nghiệp
là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, phải đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
toàn xã hội. Trong quá trình CNH, chính phủ Inđônêxia đã đề ra các chương trình phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trong các kế hoạch 5 năm:
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: xây dựng các xưởng và trung tâm để bán các sản
phẩm TCTT.
Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: thực hiện các dự án hướng dẫn và phát triển công
nghiệp nhỏ nhằm giáo dục, đào tạo, mở rộng các hoạt động sản xuất TCTT của các
DN nhỏ.
Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: tổ chức ra một cơ quan để quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn nghiệp vụ sản xuất kinh doanh và làm các dịch vụ cung cấp thiết bị vật tư, tiêu thụ
sản phẩm.
Chính phủ còn tổ chức ra trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đặt mối quan hệ
với công nghiệp lớn và có chương trình nghiên cứu tiềm năng sản xuất và nhu cầu thị
trường làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nhỏ.
24
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công truyển thống của các địa phương
 Kinh nghiệm của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Huyện Quảng Trạch là một trong những điển hình về phát triển TCTT của tỉnh
Quảng Bình. Cùng với những tiềm năng thế mạnh về nguồn lực lao động, tài nguyên
khoáng sản, thủy hải sản, lâm sản, ngành nghề TCTT được hình thành từ lâu đời và
phát triển phong phú như: đan lát, cơ khí, đóng tàu, chế biến lương thực thực phẩm.
Thấy được vai trò của TCTT trong đời sống kinh tế của địa phương huyện luôn có
chính sách quan tâm phát triển TCTT trong các kì đại hội.
Để thúc đẩy TCTT của huyện không ngừng phát triển huyện đã thực hiện đồng bộ
các giải pháp như làm tốt công tác quy hoạch, tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng
phát triển CN-TCTT, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất liên kết, liên
doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; không ngừng đổi mới công nghệ và các hoạt động khuyến công; chính sách hỗ
trợ phát triển TCTT; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề.

 Kinh nghiệm huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Huyện Hải Lăng có 24 làng nghề, trong đó có 11 làng nghề truyền thống với 19
ngành nghề truyền thống như : chế biến nước mắm, làm chổi đót, đan lưới, Các hoạt
động nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho 1352 hộ, thu nhập ổn định 800.000 đến
1.200.000 ngàn đồng/người/tháng (năm 2011). Để phát triển làng nghề truyền thống,
huyện Hải Lăng đã thực hiện một số giải pháp:
- Quan tâm công tác đào tạo tay nghề cho người lao động.
- Hỗ trợ vốn cho các hộ để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ các địa phương, các làng nghề đào tạo nguồn lực như: mở các lớp truyền nghề,
dạy nghề để nâng cao tay nghề cho người lao động. Các ngành chức năng giúp đỡ, tạo
điều kiện cho các làng nghề thành lập doanh nghiệp, tìm kiếm dự án đầu tư, mặt bằng
sản xuất, thị trường xuất khẩu và tư vấn các cơ sở sản xuất đầu tư công nghệ tiên tiến,

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ kinh nghiệm phát triển nghề TCTT của một số nước và địa phương trong
nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
25

×