Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức lao động và tiền lương tại khách sạn mường thanh thành phố vinh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.71 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI KHÁCH SẠN
MƯỜNG THANH – THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 401

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Hữu Dào
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Mai Sương
Khoá học

: 2004 – 2008

Hà Tây, 2008


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương I 4
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ
TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn
4
1.2 Nội dung công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp


5
1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của công tác tổ chức lao động trong doanh
nghiệp
5
1.2.2 Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp 5
1.2.3 Các hình thức và phương pháp tổ chức lao động 7
1.2.4 Công tác định mức lao động 9
1.2.5 Công tác tuyển dụng và hợp đồng lao động 9
1.2.6 Năng suất lao động và các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động
10
1.2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động trong doanh
nghiệp
12
1.3 Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 14
1.3.1 Các khái niệm cơ bản về tiền lương 14
1.3.2 Các chế độ tiền lương được áp dụng trong doanh nghiệp 15
Chương II 20
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦAKHÁCH
SẠN MƯỜNG THANH 20
2.1 Khái quát về khách sạn 20
2.1.1 Lịch sử hình thành khách sạn 20
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn 21
2.1.3 Vị trí, mơi trường kinh doanh của khách sạn 21
2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn 22
Chương III 28
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH(2005 ÷2007)
28
3.1 Cơng tác tổ chức lao động 28
3.1.1 Tình hình tổ chức bộ máy quản lí của khách sạn 28

3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn
31
3.1.3 Nhu cầu về lao động của khách sạn
32
3.1.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động
trong 3 năm (2005÷2007)
33
3.1.5 Phân tích tình hình tổ chức lao động của khách sạn
36


a) Phân tích cơ cấu lao động của khách sạn 36
b) Bố trí, sắp xếp lao động trong khách sạn 37
c) Phân công lao động của khách sạn 37
d) Phân tích chất lượng lao động của khách sạn 40
e) Cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41
3.1.6 Phân tích sự biến động năng suất lao động của khách sạn 42
3.2 Cơng tác tổ chức tiền lương
44
3.2.1 Tình hình biến động về tổng quĩ lương của khách sạn trong 3 năm
(2005÷2007)
44
3.2.2 Các hình thức trả lương đang áp dụng tại khách sạn
46
46
a) Các hình thức trả lương đang áp dụng tại khách sạn
b) Các qui định về lương, phụ cấp và các khoản phải nộp 48
c) Các bảng lương đang áp dụng
49
3.3 Một số kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức lao động và tiền

lương tại khách sạn Mường Thanh
50
KẾT LUẬN 53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH:
BHYT:
BQ:
CBCNV:
CNV:
CNTTSX:
CV:
ĐH- CĐ
d:
ĐV:
STT:
LĐPT:
KPCĐ:
HĐLĐ:
PVSX:
NSLĐ:
TSCĐ:
SXKD:
MLTT:
TĐPTBQ:
MMTB:
SX:
HĐQT:

LĐBQ:

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bình qn
Cán bộ cơng nhân viên
Cơng nhân viên
Cơng nhân trực tiếp sản xuất
Công việc
Đại học – cao đẳng
Tỷ trọng
Đơn vị
Số thứ tự
Lao động phổ thơng
Kinh phí cơng đồn
Hợp đồng lao động
Phục vụ sản xuất
Năng suất lao động
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Mức lương tối thiểu
Tốc độ phát triển bình qn
Máy móc thiết bị
Sản xuất
Hội đồng quản trị
Lao động bình quân


ĐẶT VẤN ĐỀ


Người lao động là yếu tố cấu thành nền tổ chức, chính những hoạt động
của họ quyết định sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức. Làm thế nào để
nhà quản trị có thể khuyến khích tối đa năng lực của các nhân viên và đảm bảo
cho sự phát triển của họ?
Trước hết, nhà quản trị phải đáp ứng được những đòi hỏi tối thiểu của
người lao động như: Việc làm ổn định, quyền được đối xử công bằng, các
quyền lợi cá nhân và đặc biệt là việc trả lương phải tương xứng với sức lao
động họ. Tiền lương vừa là điều kiện cơ bản vì nó là giá cả của hao phí lao
động sống bỏ ra để hồn thành cơng việc, nhưng nó cũng là mục tiêu và là động
lực kích thích mạnh mẽ sự cống hiến của mọi thành viên trong tổ chức. Tiền
lương phải bù đắp được các chi phí tối thiểu nhằm đảm bảo tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất sức lao động.
Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ và các yếu tố đầu vào, kể cả việc thu hút nhân viên của mình bằng mọi
cách. Chính vậy, tiền lương khơng chỉ là yếu tố quyết định tới chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp, mà nó cịn là cơng cụ giúp các nhà quản lí có thể giữ
nhân viên của mình khỏi những lơi kéo của đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì một trong những hoạt động không thể
thiếu của nhà quản trị là công tác tổ chức lao động. Nếu công tác tổ chức lao
động hợp lí, khơng những có thể giúp nâng cao khả năng làm việc của lực
lượng lao động đến mức tối đa, theo các chất lượng và tiêu chuẩn đã định. Mà
lý tưởng nhất là phát huy (sử dụng) năng lực làm việc của mỗi người nhân viên
ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức lao động vừa là phương
tiện để tổ chức công việc, vừa là phương tiện để thơng tin và kiểm sốt chi phí
lao động, mà với loại hình kinh doanh dịch vụ chi phí sản xuất cơ bản là chi phí
về lương cho các nhân viên thực hiện dịch vụ.
Khách sạn Mường Thanh kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ nên chi phí về
lương là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, việc tìm hiểu và hồn thiện cơng tác tổ chức lao động và tiền lương có
ý nghĩa hết sức cần thiết đặc biệt trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

1


Với mong muốn đóng góp một phần vào việc đánh giá thực trạng tình
hình sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn
thông qua việc tìm hiểu thực tế tại khách sạn Mường Thanh, cũng như đề ra
một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức lao động và tiền lương em
đã chọn khóa luận: ”Nghiên cứu thực trạng cơng tác tổ chức lao động và tiền
lương tại khách sạn Mường Thanh -TP Vinh - Nghệ An”.
* Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận
- Hệ thống hố cơ sở lí luận về cơng tác tổ chức lao động và tiền lương
- Đánh giá được thực trạng công tác tổ chức lao động và công tác tổ chức tiền
lương tại khách sạn Mường Thanh.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức
lao động và tiền lương tại khách sạn Mường Thanh.
* Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp thu thập số liệu. Trong quá trình khảo sát thực tiễn tại
khách sạn Mường Thanh sử dụng các phương pháp thu thập số liệu như:
+ Thu thập số liệu từ các phịng ban có liên quan tới các hoạt động kinh
doanh, tình hình nhân sự và tiền lương.
+ Kế thừa các tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chiếm một vai trò rất quan trọng,
việc thực hiện phương pháp chuyên gia nhằm đảm bảo độ tin cậy hơn về các số
liệu mà chúng ta thu thập đựơc.
- Các phương pháp xử lí số liệu
Phương pháp thống kê phân tích kinh tế: Số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý
và phân tích theo các phương pháp tính chỉ số tốc độ phát triển bình quân và tốc độ
phát triển liên hồn trong phân tích hoạt động kinh doanh.
- Ngồi ra để đạt được hiệu quả của q trình nghiên cứu chúng ta có thể
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập và xử lí số liệu.

2


* Nội dung nghiên cứu
- Công tác tổ chức lao động tại khách sạn Mường Thanh
+ Tình hình tổ chức bộ máy quản lí của khách sạn.
+ Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn.
+ Nhu cầu về lao động của khách sạn
+ Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động.
+ Tình hình tổ chức lao động của khách sạn.
+ Biến động năng suất lao động của khách sạn.
- Công tác tổ chức tiền lương tại khách sạn Mường Thanh trong 3 năm (2005÷ 2007).
+ Tình hình biến động tiền lương và tổng quĩ lương của khách sạn.
+ Các hình thức trả lương đang áp đụng tại khách sạn.
- Một số đề xuất và kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức lao động
và tiền lương tại khách sạn Mường Thanh.

3


Chương I
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn
Kinh doanh dịch vụ khách sạn bao gồm những hoạt động như:
- Kinh doanh buồng ngủ: Bao gồm việc tổ chức các điều kiện cần thiết cho
khách nghỉ ngơi tạm thời hoặc dài hạn như: Phòng ngủ (phòng khách hay bếp nếu khách
có nhu cầu), các dịch vụ kèm theo như các phương tiện thông tin (tivi, điện thoại,…).
- Kinh doanh Massage, Karaoke, Bể bơi.

- Bar, Cafe
- Kinh doanh nhà hàng: Phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách hàng, tổ chức các
lễ hội, đại tiệc, hội chợ triển lãm…
- Kinh doanh các dịch vụ khác như: Giặt là, tắm hơi, bán một số mặt hàng
mang tính đặc trưng của khách sạn…
Việc khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà
hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuẩt và nâng cao chất lượng đời
sống xã hội. Trong năm 2006 và 2007, số lượng các khách sạn lớn và vừa đã tăng
lên, chất lượng phục vụ ngày càng hoàn thiện và thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh loại hình dịch vụ phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng dịch vụ
du lịch của vùng và sự phát triển của các dịch vụ khác, đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng về điều kiện văn hoá, kinh tế xã hội và xu hướng tiêu dùng của người dân
trong từng thời điểm cùng với các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Kinh doanh dịch vụ khơng như các loại hàng hố thơng thường, sản phẩm
của q trình sản xuất dịch vụ khơng thể cân, đo, đong, đếm. Cũng chính vậy mà
giá cả được xác định rất phong phú, tuỳ vào từng thời điểm và đối tượng sử dụng
người sản xuất có thể đặt ra các mức giá khác nhau…
4


Do đặc tính riêng có của loại hình kinh doanh dịch vụ như vậy cho nên
công tác tổ chức lao động và tiền lương không đơn thuần như các doanh nghiệp
sản xuất. Vì vậy tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà các nhà quản trị cần tìm cho
mình cách thức tổ chức quản lí hiệu quả trên cơ sở đảm bảo dung hồ tối ưu
các lợi ích cá nhân trong đơn vị.
1.2 Nội dung công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
a) Khái niệm
Tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp là q trình tuyển chọn, bố trí
và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực lao động trong doanh nghiệp.

b) Nhiệm vụ của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
- Bảo đảm tăng năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp một cách
thường xuyên trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và tổ chức sản xuất hợp lí.
- Khơng ngừng cải thiện điều kiện làm việc bằng cách cơ giới hố q trình
sản xuất, nhất là đối với công việc nặng nhọc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ
lao động và giải quyết tốt chế độ sinh hoạt cho người lao động.
- Không ngừng nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần, trình độ văn hố và
kĩ thuật cho người lao động.
- Củng cố và tăng cường kỉ luật lao động nhằm sử dụng hợp lí thời gian của
người lao động và năng lực của máy móc thiết bị.
1.2.2 Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
a) Sắp xếp hợp lí lực lượng lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp gồm nhiều loại cơng việc với trình
độ kĩ năng, chun mơn của mỗi cơng nhân khác nhau.
Vì vậy, bố trí cơng việc hợp lí giữa các bộ phận, các nghành nghề có ý
nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp.
5


Kết cấu lao động của doanh nghiệp biểu thị bằng tỷ trọng.
Những tỷ trọng thường được xem xét để phân tích kết cấu lao động gồm:
- Tỷ trọng cơng nhân viên trực tiếp sản xuất chiếm trong tổng số công nhân
viên tồn doanh nghiệp.
- Tỷ trọng cơng nhân phục vụ sản xuất so với tổng số công nhân sản xuất.
- Tỷ trọng nhân viên quản lí so với tồn bộ nhân viên của doanh nghiệp.
- Tỷ trọng nhân viên phục vụ đời sống so với nhân viên trong toàn doanh nghiệp…
b) Phân công lao động nơi làm việc
Để nâng cao năng suất lao động của công nhân, điều đầu tiên phải phân cơng
hợp lí ngay ở nơi làm việc. Phân cơng hợp lí phải đảm bảo các ngun tắc sau:
- Phân công lao động phải phù hợp với sở trường của người lao động. Khả

năng và sở trường của người lao động phụ thuộc vào ngành nghề được đào tạo, kinh
nghiệm tích luỹ được trong sản xuất, thâm niên cơng tác trong nghề, trình độ thành
thạo cơng việc thể hiện ở cấp bậc lương cao hay thấp. Trong thực tế, thường có sự
phân cơng cơng việc cao hơn khả năng của người lao động một chút, vì điều đó sẽ
kích thích sự cố gắng thúc đẩy, nâng cao tay nghề và dễ gây hứng thú trong lao động.
- Phân công chun mơn hố cơng nhân: Chun mơn hố cơng nhân là
phân chia q trình sản xuất thành những cơng việc nhỏ, sau đó bố trí mỗi người
vào làm việc một cách ổn định. Phân cơng chun mơn hố lao động sẽ làm cho
người lao động mau chóng nắm được cơng việc, nâng cao trình độ thành thạo, do
đó nâng cao được năng suất lao động. Công việc phân chia càng nhỏ thì trình độ
chun mơn hố càng cao, do đó năng suất lao động càng cao.
- Phân công rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi người: Phân công công
việc tỷ mỉ đòi hỏi phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người, tránh sự
chồng chéo trong công việc hay ở cơng việc khơng có người phụ trách. Từ đó
nâng cao được tinh thần trách nhiệm và tính kỉ luật, phối hợp trong lao động,
lợi dụng được tối ưu năng lực máy móc và an tồn lao động.
6


c) Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Nhiệm vụ cơ bản của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc là xoá bỏ
những hiện tượng ngừng việc trong ca, hợp lí hố các thao tác trong làm việc,
đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, làm cho công nhân làm việc trong điều kiện vệ
sinh và sức khoẻ .
Nội dung của công việc phục vụ nơi làm việc bao gồm:
- Trang bị đầy đủ số loại và số lượng thiết bị, công cụ cho nơi làm việc, phụ
tùng sửa chữa và thay thế, dụng cụ phòng hộ lao động.
- Sắp xếp hợp lí nơi làm việc: Việc sắp xếp hợp lí nơi làm việc phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Thứ nhất: Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với thao tác của công nhân

nhằm giảm được thao tác thừa, bớt thời gian làm được những công việc phụ, giảm
thời gian đi lại nơi làm việc, do đó giảm được sự mệt mỏi cho người lao động.
+ Thứ hai: Bố trí nơi làm việc phải phù hợp với yêu cầu cơng nghệ.
+ Thứ ba: Bố trí lao động nơi làm việc phải đảm bảo an toàn lao động.
- Phục vụ tốt nơi việc: Chuẩn bị tốt cho sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu,
năng lượng kịp thời cho nơi làm việc…
- Phục vụ tốt cho sản xuất nhằm giảm thời lãng phí và tăng thời gian tác
nghiệp đối với người lao động trong công việc.
d) Công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những công việc như: Nghiên cứu và
thực hiện những biện pháp về tổ chức kĩ thuật, trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo vệ
sinh công nghiệp và kĩ thuật an toàn, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ lao động
cho cơng nhân trong cơ sở sản xuất.
1.2.3 Các hình thức và phương pháp tổ chức lao động
a) Các phương thức tổ chức lao động
* Hợp tác lao động
Hợp tác lao động là nhiều công nhân cùng phối hợp thực hiện một bước công
việc hay một số bước công việc nào đó.

7


Hợp tác lao động nhằm khai thác tính ưu việt của lao động tập thể, tạo điều
kiện để công nhân giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc và do đó cũng lợi
dụng được đầy đủ hơn năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và nâng cao được
năng suất lao động trong từng nhóm.
Nếu phân cơng q nhiều người cùng làm một công việc sẽ làm cho công
nhân đùn đẩy và ỷ lại, việc chia lương cũng trở nên phức tạp hơn.
* Phân cơng chun mơn hố
Phân cơng chun mơn hố nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cơng nhân

nhanh chóng nắm bắt được cơng việc, nâng cao trình độ tay nghề, từ đó mà nâng
cao năng suất lao động.
Chun mơn hố càng cao thì địi hỏi sự phối hợp càng chặt chẽ, phải tăng
cường kiểm tra và nghiệm thu nơi làm việc. Vì vậy, chun mơn hố sản xuất phải
đi đơi với hợp tác lao động.
b) Phương pháp tổ chức lao động
* Phương pháp tổ chức tuần tự
Phương pháp tổ chức tuần tự là phương pháp mà các bước cơng việc của q
trình sản xuất được thực hiện một cách tuần tự, hết bước công việc này đến bước
công việc khác cho đến khi kết thúc cả quá trình sản xuất.
Ưu điểm của phương pháp này là các bước công việc được thực hiện nối tiếp
nhau và do một người điều khiển. Nên nó tránh được các gián đoạn không cần
thiết khi chuyển bước công việc, rút ngắn thời gian bảo quản và bớt được việc
nghiệm thu các cơng việc trung gian, do đó giảm được thời gian ngừng việc
trong sản xuất.
Nhược điểm của phương pháp này là thời gian tác nghiệp của quá trình
sản xuất dài, và bằng tổng thời gian của các bước cộng lại.

8


* Phương pháp tổ chức song song
Theo phương pháp này, phải tổ chức ra nhiều nơi làm việc, các bước cơng việc
của q trình sản xuất được thực hiện đồng thời ở các nơi làm việc khác nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tác nghiệp ngắn và bằng thời gian
của bước công việc dài nhất.
Nhược điểm của phương pháp này là phải có thêm thời gian nghiệm thu khi bàn
giao sản phẩm giữa các bước công việc, giữa các nơi làm việc, do vậy thời gian
lãng phí cũng tăng lên.
* Phương pháp tổ chức hỗn hợp

Là phương pháp tổ chức kết hợp hai phương pháp tổ chức trên. Trong từng
giai đoạn sản xuất, các bước công việc được thực hiện một cách tuần tự, còn các
giai đoạn sản xuất được tiến hành song song.
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên, nên
nó được áp dụng phổ biến trong sản xuất.
1.2.4 Công tác định mức lao động
Định mức lao động là công việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn về mức
sử dụng lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mức lao động là những tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng lao động đối với
công việc cụ thể của doanh nghiệp.
Trong thực tiễn có các loại mức lao động chính sau:
- Mức sản lượng (Ms): Là số lượng sản phẩm hay khối lượng cơng việc ít nhất
được quy định mà cơng nhân phải hồn thành trong một đơn vị thời gian trong
những điều kiện tổ chức nhất định.

9


- Mức thời gian (Mt): Là lượng thời gian lớn nhất quy định để hoàn thành một
sản phẩm hay một khối lượng công việc nhất định trong những điều kiện tổ chức kĩ
thuật cụ thể.
- Mức phục vụ (Mpv): Là số lượng thiết bị ít nhất mà một người cơng nhân
phải phục vụ hoặc là số lượng công nhân tối đa được quy định để phục vụ cho một
đơn vị máy móc thiết bị.
1.2.5 Cơng tác tuyển dụng và hợp đồng lao động
a) Công tác tuyển dụng lao động
Công tác tuyển dụng lao động được tiến hành trên cơ sở đảm bảo về nhu
cầu lao động cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghịêp có thể
tìm người làm việc thông qua các nguồn như: Thông qua các trường đào tạo,
những người nộp đơn xin việc tại doanh nghiệp, từ các tổ chức trung tâm giới

thiệu việc làm, phương tiện thông tin đại chúng...
b) Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người
sử dụng lao động về việc làm có trả lương trên cơ sở xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình sử dụng lao động.
Trong doanh nghiệp có các hình thức hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động dài hạn: Thường dùng cho các cơng việc ổn định, lâu
dài, địi hỏi người lao động có trình độ cao.
- Hợp đồng có thời hạn: Áp dụng cho các công việc thông thường trong
doanh nghiệp.
- Hợp đồng theo thời vụ hay theo công việc.

10


1.2.6 Năng suất lao động và các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động
a) Khái niệm năng suất lao động
Năng suất là khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật hay giá trị) sản xuất
được trong một đơn vị thời gian hoặc là lượng thời gian hao phí để sản xuất ra
1 đơn vị sản phẩm.
Cơng thức:

W=

Q
T
hoặc W=
T
Q


Trong đó: W: Năng suất lao động
Q: khối lượng sản phẩm sản xuất được trong thời gian T. Nếu năng suất
lao động tính bằng tiền thì Q là giá trị tổng sản lượng trong kỳ kế hoạch.
T: Thời gian cần thiết để sản xuất được Q sản phẩm
b) Mối quan hệ giữa năng suất lao động và thời gian lao động
Công thức: :

Wca = TLv* MNS
MNSN=Ng* TLv* MNS

Trong đó: Wca :Mức năng suất lao động ca (ngày) làm việc
TLV: Số giờ làm việc thực tế trong ca
MNS: Mức năng suất lao động giờ
MNSN: Mức năng suất lao động năm
Ng: Số ngày làm việc thực tế trong năm.
c) Các biện pháp để nâng cao năng suất lao động
Nâng cao NSLĐ có nghĩa là giảm mức tiêu hao lao động cho một đơn vị sản
phẩm hoặc là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
NSLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, trình độ
trang thiết bị kĩ thuật, trình độ tổ chức lao động, trình độ lành nghề và trình độ
quản lý của cán bộ.
11


Để nâng cao NSLĐ thường áp dụng các biện pháp sau:
- Những biện pháp làm giảm lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất
một đơn vị sản phẩm.
- Những biện pháp làm tăng thời gian làm việc có ích trong ca của công nhân:
Làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, làm tốt công tác cung cấp nguyên vật liệu, nâng
cao kỉ luật lao động.

- Biện pháp làm tăng số ngày làm việc có hiệu quả trong năm: Tăng cường
bảo hộ lao động và an toàn kĩ thuật để giảm ngày nghỉ vì tai nạn lao động...
- Biện pháp giảm bớt công nhân phụ và phục vụ trên dây chuyền sản xuất.

12


1.2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
a) Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch lao động
* So sánh giản đơn
Công thức: ΦT = T1 x 100(%)
Tk

±∆T = T1 - Tk
Trong đó: ΦT: Là tỷ lệ % hồn thành kế hoạch sử dụng lao động
±∆T: Là mức chênh lệch tuyệt đối.
Tk; T1: Là lượng lao động kỳ kế hoạch và kỳ thực tế.
Kết quả phân tích trên mới chỉ cho biết biến động về mặt số lượng lao động
giữa kì kế hoạch và thực tế, chứ chưa cho chúng ta biết đuợc tình hình sử dụng lao
động tiết kiệm hay lãng phí như thế nào, vì việc sử dụng lao động ảnh hưởng trực
tiếp tới năng suất lao động, gắn liền với kết quả sản xuất.
* So sánh có liên hệ với kết quả sản xuất
Công thức: ΦT =

T1
x 100(%)
Q1
Tk x
Qk


±∆T = T1 – Tkx

Q1
Qk

Trong đó: Q1; Qk: Là sản lượng sản phẩm kì thực tế và kì kế hoạch.
b) Chỉ tiêu phản ánh kết cấu lao động: Phản ánh lượng lao động của từng bộ phận
so với tổng số lao động.
Cơng thức:

dTi =

Ti
x 100(%).
∑ Ti

Trong đó: Ti : Là số lượng lao động của bộ phận i.
dTi: Là tỷ trọng lao động của bộ phận i.
Việc nghiên cứu kết cấu lao động giúp chúng ta xem xét việc bố trí lao động
đã hợp lí hay chưa. Thơng thường lao động gián tiếp và lao động phục vụ chiếm tỷ
trọng nhỏ, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu lao động.

13


c) Chỉ tiêu phản ánh tổ chức lao động
* Phân tích tình hình lao động tham gia sản xuất
Cơng thức:

Hcm =


Tcm
(%)
Tyc

Trong đó: Hcm: Là hệ số lao động có mặt theo yêu cầu.
Tcm: Là số lao động có mặt.
Tyc: Số lao động theo u cầu.
* Phân tích trình độ đảm nhiệm cơng việc của cơng nhân
Hdn =

Cơng thức:

BT
(%)
B yc

Trong đó: Hdm: Là hệ số đảm nhiệm công việc.
Byc: Là bậc thợ theo yêu cầu của công việc.
n

∑ T xB

i

i

BT =

Công thức:


i =1

n

∑T

i

i =1

Trong đó: Ti: Là số cơng nhân thực tế bậc thợ i
Bi: Là bậc thợ i.
BT :Là bậc thợ thực tế bình quân.

* Chỉ tiêu phản ánh điều kiện làm việc của người lao động
- Hệ số huy động thiết bị cho ca làm việc
Công thức:

Htb =

KT
(%)
K yc

Trong đó: Htb: Hệ số huy động thiết bị cho ca làm việc.
KT: Số thiết bị thực tế theo yêu cầu.
Kyc: Số thiết bị theo yêu cầu.
- Hệ số đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho ca làm việc
Hvt =


Công thức:

Trong đó: MT: Hệ số đảm bảo vật tư cho ca làm việc.
Myc: Số lượng vật tư theo yêu cầu
14

MT
(%)
M yc


1.3 Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
1.3.1 Các khái niệm cơ bản về tiền lương
a) Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người
lao động cống hiến cho doanh nghiệp.
Tiền lương có hai loại:
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
thực tế có làm việc. Bao gồm cả lương cấp bậc, tiền thưởng, các khoản phụ cấp
có tính chất tiền lương.
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế không làm việc nhưng được hưởng theo chế độ qui định như nghỉ tết, nghỉ lễ,…
b) Bản chất kinh tế của tiền lương
- Tiền lương là biểu hiện bẳng tiền của giá cả hàng hoá sức lao động.
- Tiền lương là địn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái tham gia
của người lao động.
- Chi phí về tiền lương là một bộ phận cấu thành trong giá thành sản phẩm,
cho nên nếu việc quản lí lao động tốt, tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong phân

phối lương sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và tăng thu nhập doanh nghiệp.
c) Chức năng của tiền lương
- Tiền lương phải đảm bảo bù đắp được lao động hao phí để tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động nhằm đảm bảo cho sản xuất lâu
dài và ngày càng phát triển.
- Tiền lương phải phát huy được tác dụng như đòn bẩy kinh tế kích thích
tăng năng suất lao động.

15


d) Các nguyên tắc trả lương
- Nguyên tắc phân phối theo lao động: Theo nguyên tắc này tiền lương trả cho
người lao động phải phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động sẽ làm cho người lao động quan tâm
tới kết quả lao động của mình, khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề, phát huy
sáng kiến cải tiến kĩ thuật, làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Nguyên tắc đảm bảo tiền lương thực tế khơng ngừng tăng lên. Chính mức
tiền lương thực tế mới thể hiện đầy đủ mức sống của người lao động. Tiền lương
thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa và giá cả các tư liệu sinh hoạt chủ yếu.
- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa tốc độ phát triển năng suất lao
động và tốc độ phát triển tiền lương, giữa phát triển sản xuất và cải thiện đời sống.
Theo nguyên tắc này việc tăng lương phải trên cơ sở tăng năng suất lao động, vì
như vậy mới có phần tích luỹ để phát triển sản xuất và cũng là để nâng cao mức
sống một cách có hệ thống và lâu dài cho người lao động. Bao giờ tốc độ tăng tiền
lương cũng phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
1.3.2 Các chế độ tiền lương được áp dụng trong doanh nghiệp
a) Trả lương theo thời gian: Tiền lương trả theo thời gian là tiền lương được xác
định theo trình độ kỹ thuật của người công nhân (thể hiện bằng cấp bậc lương) và

thời gian làm việc thực tế của họ.
Công thức:

L tcni =

Lo
x (K cni + ΣK p )xTi (đồng/tháng)
Tlv

Trong đó: Ltcni: Tiền lương theo thời gian của công nhân i
Lo : Mức tiền lương tối thiểu một tháng
Kcni: Hệ số tiền lương hiện hưởng của công nhân i
∑Kp: Tổng các hệ số phụ cấp mà công nhân i được hưởng
Ti: Số ngày làm việc của công nhân i
16


Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản, dễ tính nhưng có nhược điểm: Vì
ở đây số lượng lao động hao phí được đo bằng thời gian chứ khơng phải bằng kết
quả lao động, nên khơng chính xác. Hình thức này thường áp dụng cho các đối
tượng lao động là các cán bộ quản lý vì cơng việc của họ khó xây dựng được định
mức và khó thống kê được kết quả lao động cụ thể của từng người.
b) Trả lương theo sản phẩm: Tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả cho
người lao động dựa trên đơn giá sản phẩm và số sản phẩm mà họ đã hồn thành
được nghiệm thu.
Cơng thức:

Lsp = ∑(Spi x Đgi)

Trong đó : Lsp : Lương sản phẩm trả cho cơng nhân

Spi : Số lượng sản phẩm i do công nhân hoàn thành được nghiệm thu
Đgi : Đơn giá thống nhất tính cho một đơn vị sản phẩm i
Cơng thức:

D gi =

Lo
x (K cvi + ΣK p )xM ti (đồng/tháng)
Tlv

Trong đó : Kcvi: Hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i
Mti : Định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm i
Hình thức trả lương theo sản phẩm đã căn cứ vào khối lượng sản phẩm
nghiệm thu thể hiện được khối lượng lao động hao phí, và căn cứ vào hệ số cấp
bậc công việc thể hiện được chất lượng lao động hao phí nên nó kích thích nâng
cao tay nghề, tăng NSLĐ. Tuy nhiên nó có nhược điểm dễ làm cho người công
nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà bỏ qua chất lượng, thiếu sự hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau trong q trình lao động và đặc biệt là khó khăn trong việc chia lương.
+ Tiền lương sản phẩm cá nhân: Là tiền lương tính trả trực tiếp cho từng cơng
nhân theo số lượng sản phẩm đã được nghiệm thu của họ.
+ Tiền lương sản phẩm tập thể: Là tiền lương sản phẩm tính cho cả tập thể
cơng nhân trên cơ sở số lượng sản phẩm mà tổ đã hoàn thành và được nghiệm thu.
17


Cơng thức:

Lgsto = ∑(Spti x Đgthi)

Trong đó: Lgsto : Lương sản phẩm trả cho cả tổ công nhân

Spti : Số lượng sản phẩm i do cả tổ cơng nhân hồn thành được nghiệm thu
Đgthi : Đơn giá tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm
- Đơn giá tiền lương trả cho sản phẩm i:
Công thức:

D gt =

Lo
x (K cvi + ΣK p )xM tthi (đồng/sản phẩm)
Tlv

Trong đó: Kcvi: Hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i
Mti : Định mức thời gian tổng hợp của tổ cho một đơn vị sản phẩm i
Khi trả lương sản phẩm tập thể, vấn đề chia lương là hết sức quan trọng. Vì
chính tiền lương mà mỗi cơng nhân nhận được phải tương ứng với số lượng và chất
lượng lao động mà họ đã hao phí thì tác dụng kích thích tăng năng suất lao động của
chế độ tiền lương mới được phát huy.
* Một số phương pháp chia lương thường được áp dụng trong các doanh nghiệp:
- Chia lương theo thời gian làm việc thực tế:
Công thức:

L cni =

L sto
xTi
ΣTi

Trong đó : Lcni: Tiền lương sản phẩm chia cho công nhân i
Lsto : Tổng số tiền lương sản phẩm của cả tổ
Ti : Thời gian làm việc của công nhân i

∑Ti : Thời gian làm việc thực tế của cả tổ
- Chia lương theo hệ số thời gian :

L cni =

L sto
xTi xK i
ΣTi xK i

Trong đó : Ki : Hệ số thời gian của công nhân i
Ti xKi : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
18


- Chia lương theo hệ số điểm :
Công thức:

L cni =

L sto
xTi xD i
ΣTi xD i

Trong đó: Di : Số điểm đạt được trong tháng của công nhân i
Di xTi : Hệ số điểm đạt được trong tháng của công nhân i
- Chia lương theo hệ số điều chỉnh:
Công thức:

Lcni = Ltcni x Hdc


Trong đó : Hdc: Hệ số điều chỉnh; H dc =

L sto
L tto

Ltto : Tổng số lương theo thời gian của cả tổ
- Chia lương kết hợp với hệ số thời gian với hê số điểm:
Theo phương pháp này tiền lương sản phẩm của tổ trong tháng được chia
làm hai phần: Phần thứ nhất tương ứng với lương cấp bậc tháng (kể cả phụ cấp)
toàn tổ được chia theo hệ số thời gian. Phần thứ hai là lương sản phẩm vượt
năng suất của tổ được chia theo hệ số điểm.
+ Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho những
công việc phục vụ hay phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân sản xuất chính.
Cơng thức:

Lspp = ∑(Spc x Đgp)

Trong đó: Lspp : Lương sản phẩm trả cho công nhân phụ và phục vụ
Spc : Số lượng sản phẩm của công nhân chính hồn thành được nghiệm thu
Đgp : Đơn giá thống nhất trả cho cơng nhân phụ tính cho một đơn vị sản phẩm
Công thức:

D gi =

Lo
x (K cvp + ΣK p )xM ti (đồng/sản phẩm)
Tlv

Trong đó : Kcvp: Hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho công việc phụ.


19


Khi trả lương sản phẩm gián tiếp, tiền lương của công nhân phụ và phục vụ
phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm thực hiện được của công nhân sản xuất chính.
Vì vậy cơng nhân phục vụ tạo điều kiện để cơng nhân chính tăng NSLĐ.
+ Trả lương khốn:
Hình thức trả lương khốn áp dụng cho những cơng việc nếu giao từng chi
tiết, từng bộ phận sẽ khơng có lợi mà phải giao tồn bộ khối lượng cho cơng
nhân hồn thành trong một thời gian nhất định. Đơn giá khốn có thể được tính
theo đơn vị cơng việc hoặc cho cả khối lượng cơng việc.
Hình thức trả lương khốn khuyến khích cơng nhân hồn thành nhiệm vụ
trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao
khốn. Tuy nhiên khi tính đơn giá phải chặt chẽ, tỉ mỉ để xác định đơn giá trả
cơng chính xác.
c) Quỹ tiền lương
* Khái niệm: Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả cho người lao động do đơn vị
(doanh nghiệp quản lí).
* Phân tích sự biến động quĩ lương báo cáo
- Xác định mức tiết kiệm hay lãng phí tuyệt đối (hiệu số giữa quĩ tiền lương
báo cáo so với kế hoạch) và tương đối quĩ tiền lương (là hệ số giữa quĩ lương báo
cáo so với kế hoạch sau khi đã điều chỉnh theo hệ số tăng tiền lương nhất định). Để
đảm bảo nguyên tắc của tổ chức tiên lương, hệ số tăng tiền lương phải nhỏ hơn hệ
số hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Các nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến quĩ tiền lương của doanh nghiệp: Có
hai nhân tố cơ bản đó là tiền lương bình quân và số lượng người làm việc.

20



Chương II
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦAKHÁCH
SẠN MƯỜNG THANH

2.1 Khái quát về khách sạn
2.1.1 Lịch sử hình thành khách sạn
Doanh nghiệp xây dựng tư nhân - Số 1 được thành lập năm 1986 với những cơ
sở ban đầu ở Lai Châu và hoạt động ở các lĩnh vực chủ yếu như xây dựng cơng
trình dân dụng, cơng trình giao thơng, thuỷ lợi… Ban đầu chỉ có 20 lao động nhưng
tới nay đã có trên 1.500 cán bộ công nhân viên. Đồng thời qui mô hoạt động cũng
được mở rộng và dần tiến lên các cơng trình lớn, vĩnh cửu, nhà cao tầng, kinh doanh
khách sạn và các cơ sở trong lĩnh vực du lịch như KS Mường Thanh - Điện Biên,
KS Mường Thanh - Lai Châu, KS Mường Thanh - Thanh Niên (tiêu chuẩn 3 sao),
bệnh viện Phủ Diễn, Trường PTTH tư thục và DN đã xây dựng các khu đô thị như
Bắc Linh Đàm, khu đô thị Định Công, khu đô thị Sài Đồng Hà Nội, khu đô thị Lai
Châu và các cơ sở du lịch sinh thái…
Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo tỉnh Nghệ An về chính sách thu hút vốn
đầu tư ngoại tỉnh và kêu gọi con em tỉnh nhà đang làm ăn ở mọi miền đất nước
cũng như ở nước ngoài nếu có điều kiện hãy về quê hương đầu tư trên mọi lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, dân dụng… góp sức vào sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm đưa tỉnh nhà theo kịp trào lưu đổi mới và hội
nhập với các trung tâm, các tỉnh trong nước và khu vực.
Năm 2001 khách sạn Mường Thanh - Nghệ An được thành lập và phát triển
cho tới nay. Khách sạn Mường Thanh nằm ở trung tâm thành phố Vinh - Nghệ An.
Hiện tại, khách sạn là chi nhánh của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân - Số 1, nhưng
hạch toán độc lập và tự chủ trong các hoạt động kinh doanh.

21



×