Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 4 thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.28 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 4 – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Ngành : Kinh tế Lâm nghiệp
Mã số : 402

Giáo viên hướ ng dẫn : TS. Nguyễn Văn Hà
Sinh viên thực hiện
Khoá học

: Phạm Tuấn Dũng
: 2004 - 2008

Hà Tây, 2008


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 2
PHẦN 1: C Ơ SỞ LÝ LUẬNVỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG
QUAN NGHIÊN CỨU........................................................................................ 5
1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp .................................. 5
1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp .................................................. 5
1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp............................................... 5
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................................. 7
1.2.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua
các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế tốn........................................................... 7


1.2.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp ............................... 8
1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.......................................................... 9
1.2.4. Phân tích khả năng thanh toán.......................................................... 11
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ
4 - HẢI DƯƠNG ............................................................................................... 15
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ......................................... 15
2.2. Tổ chức quản lý và lao động của Công ty............................................... 15
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ....................................... 15
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của Cơng ty ......................... 18
2.3.1. Chức năng nhiệm vụ ......................................................................... 18
2.3.2. Tính chất hoạt động .......................................................................... 19
2.4. Quy mô và cơ sở vật chất của Cơng ty ................................................... 19
2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất của Công ty trong
thời gian tới .................................................................................................... 20
2.5.1. Thuận lợi........................................................................................... 20
2.5.2. Khó khăn........................................................................................... 20
2.5.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới ................... 21
PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 4 – HẢI DƯƠNG.................................................................. 22
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty ............................................... 22
3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.............................................. 22
3.1.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn của Cơng ty...................................... 32
3.1.3. Đánh giá khả năng độc lập, tự chủ về tài chính................................ 33
3.1.4. Đánh giá khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD của Công ty
..................................................................................................................... 34
3.1.5. Đánh giá tình hình đầu tư của Cơng ty............................................. 37
3.1.6. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt
động sản xuất kinh doanh ........................................................................... 38
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn .............................................................. 43
59



3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định........................................... 43
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................................ 44
3.3. Phân tích khả năng thanh tốn của Cơng ty............................................ 46
3.3.1. Phân tích khả năng thanh tốn bằng phương pháp hệ số ................. 46
3.3.2. Phân tích khả năng thanh tốn thơng qua hệ số hoạt động............... 49
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 HẢI DƯƠNG ............................... 51
4.1. Nhận xét chung về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh
của Cơng ty..................................................................................................... 51
4.1.1. Về tình hình tài chính ....................................................................... 51
4.1.2. Về tình hình sản xuất kinh doanh ..................................................... 51
4.2. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................................... 52
4.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................ 52
4.2.2. Nâng cao khả năng sinh lời .............................................................. 53
4.2.3. Xây dựng phương án thanh toán hiệu quả........................................ 54
4.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn........................................................ 55
4.2.5. Xây dựng thương hiệu cho Công ty ................................................. 56
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 58

60


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh

HĐTC : Hoạt động tài chính
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn
ĐTDH : Đầu tư dài hạn
TCNH : Tài chính ngắn hạn
TCDH : Tài chính dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
NVDH : Nguồn vốn dài hạn
NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh ln là vấn đề mang
tính cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn đứng
vững và chiếm một ưu thế nhất định nào đó trên thị trường mà mình hoạt động
do vậy khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền họ bỏ ra
sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài
chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách, các hoạch định
đưa doanh nghiệp tới thành cơng. Điều này chứng tỏ rằng tài chính đóng vai trị
hết sức quan trọng trong q trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Thật vậy, trong hoạt động kinh doanh dù ở các điều kiện khác nhau như
thế nào đi nữa cũng sẽ tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được
vì vậy việc nghiên cứu tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định
đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó giúp doanh nghiệp kinh
doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
Là một Cơng ty sau khi đã tiến hành cổ phần hoá, thực hiện chiến lược
phát triển, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần xây dựng
số 4 Hải Dương phải tự tiến hành hoạch tốn độc lập. Do đó việc quản lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính là mối quan tâm hàng đầu của của
đơn vị. Đặc biệt, việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty sẽ giúp
giám đốc cơng ty có những quyết định đúng đắn trong q trình hoạt động của
mình từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đồng thời để vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân,
qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Hải Dương và
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hà tôi đã chọn đề
tài: “Nghiên cứu tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần xây dựng số 4 Hải
Dương” làm khoá luận nghiên cứu.
2


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá
tình hình tài chính của Cơng ty từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
tình hình tài chính của Cơng ty.
* Nhiệm vụ của phân tích tài chính
Nhiệm vụ chính của việc phân tích tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ
tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nó còn phải đặt trong mối
quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và các chỉ tiêu bình
quân ngành, chỉ ra những thế mạnh và tình trạng bất ổn để nhằm đề xuất những
biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời phát huy ở mức cao nhất hiệu
quả sử dụng vốn.
* Mục tiêu của phân tích tài chính
Qua phân tích tài chính giúp cho chúng ta đánh giá tình hình tài chính của

doanh nghiệp.
Đối với các nhà quản trị việc phân tích tài chính có nhiều mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong
quá khứ, khi tiến hành cân đối tài chính, khả năng thanh tốn, trả nợ, rủi ro tài
chính của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc cũng như giám đốc
tài chính : quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…
- Là cơ sở cho các báo cáo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền
mặt…
- Cuối cùng, phân tích tài chính là cơng cụ kiểm sốt các hoạt động quản lý.
* Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu
trong phạm vi Công ty cổ phần xây dựng số 4 - TP Hải Dương.
Phạm vi về thời gian: Trong phạm vi này chủ yếu là nghiên cứu số liệu
phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong vịng 3 năm gần
đây.
3


+ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này chủ yếu dựa vào số
liệu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ. Đây là bộ phận số liệu chủ yếu được sử dụng trong q trình
phân tích hoạt động tài chính của Cơng ty.
- Phương pháp phân tích và sử lý số liệu: Bao gồm:
\ Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp chỉ số, phương pháp sử dụng
chỉ tiêu đánh giá độ biến chiêu thức, phương pháp phân tích động thái.
\ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được
dùng khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp này là phương pháp xem

xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc:
- So sánh giữa thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính
thể hiện tốt hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng
thể ở mỗi bảng báo cáo.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối
và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
* Nội dung cơ bản của đề tài gồm: 4 phần
Phần I: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và tổng quan nghiên cứu
Phần II: Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần xây dựng số 4 Hải
Dương.
Phần III: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số
4 Hải Dương
Phần IV: Đánh giá và đề xuất ý kiến.

4


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là tổng hợp mối quan hệ kinh tế được biểu hiện
bằng các mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tạo lập, quản lý và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhất định trong doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn nhu cầu thu - chi
tiền tệ của doanh nghiệp theo quy luật kinh tế khách quan và nhu cấu xã hội.
Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:
- Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và Nhà nước.
-Những quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

- Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ
thơng qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy được xem là các
quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một
đơn vị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời
phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác
trong hệ thống tài chính.
1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu thông qua 3 chức năng cơ
bản sau:
+ Chức năng đảm bảo vốn và tiền tệ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Với chức năng này doanh nghiệp cần phải:
- Xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong từng thời
kỳ.
- Tổ chức nguồn vốn đầy đủ và kịp thời để đảm bảo nhu cầu vốn trong kinh
doanh.
- Sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả và hợp lý trong các giai
đoạn luân chuyển.
5


+ Chức năng phân phối
Chức năng này phải đảm bảo phân phối thu nhập và tích luỹ tiền tệ, thoả
mãn nhu cầu quản lý của Nhà nước và quan trọng hơn là đáp ứng được nguyện
vọng chính đáng của tồn xã hội.
Nội dung bao gồm:
- Xác định tỷ lệ phân phối sản phẩm cho đầu tư tái sản xuất và tăng trưởng
kinh tế.
- Phân phối tài chính quán triệt các mối quan hệ về lợi ích kinh tế của các
chủ thể tham gia phân phối.

- Phân phối tài chính cần phải giải quyết thoả đáng các mối quan hệ cân đối
trong nền kinh tế quốc dân.
- Phân phối tài chính giải quyết mối quan hệ cân đối giữa ngân sách với cán
cân nhập khẩu.
+ Chức năng giám đốc
Giám đốc tài chính thơng qua tiền tệ và các mối quan hệ để kiểm tra, kiểm
sốt các hoạt động về tài chính và quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị
kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân... để từ đó nhằm phát hiện
những vi phạm trong quản lý kinh tế tài chính với mục đích làm giảm thiểu
những yếu tố tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực.
Nội dung chính :
- Giám đốc vận động và chu chuyển nguồn vốn, tiền tệ và hiệu qủa sử dụng
vốn.
- Giám đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, định mức kinh tế tài chính.
- Giám đốc việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp.
- Giám đốc việc chấp hành các thể lệ chính sách và nghĩa vụ đối với Nhà
nước.

6


1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua
các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một
cách tổng qt nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay
không khả quan. Yếu tố này cho phép doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay
chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những
giải pháp hữu hiệu để quản lý.

1.2.1.1. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn
Để đánh giá khái qt tình hình tài chính trước hết cần căn cứ vào số liệu đã
phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn
vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị đã sử dụng
trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của
doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nếu chúng ta chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng
số tài sản và tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các
khoản mục trong bảng cân đối kế tốn.
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài
sản và nguồn vốn nhằm đánh gía khái qt tình hình phân bổ, huy động, sử
dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ta có mối
quan hệ như sau:
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
=> NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ
(Vế trái)

(Vế phải)

Trên thực tế, cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết, khơng thể nào nguồn vốn
chủ sở hữu có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm
7


dụng vốn của đơn vị khác. Do vậy mối quan hệ này không thể xảy ra mà
thường xảy ra các trường hợp sau:
• VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này thể hiện rằng doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang
trải tài sản. Do vậy, để quá trình kinh doanh không bị bế tắc doanh nghiệp phải

huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác
dưới hình thức như: mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải
thanh tốn (nhưng khơng vượt q thời hạn thanh tốn).
• VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản nên
thường thì các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình
thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ… hay ứng trước tiền
cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ…nguồn vốn của
doanh nghiệp không được đưa vào sử dụng hết trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
1.2.1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngồi việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ
đầu tư và đối tượng quan tâm khác cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm
đánh giá được khả năng tự tài trợ được về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng
như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu. Điều đó được xác định qua tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng
cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ
của doanh nghiệp càng tốt.
+ Tỷ suất tự tài trợ được xác định:
Tỷ suất tự tài trợ

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

=

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn
hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu khơng phải
là một khoản nợ. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn
vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.

8


+Tỷ xuất nợ:
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ phản ánh một đơng vốn kinh doanh bình qn mà doanh nghiệp
Tỷ suất nợ

=

đang sử dụng hiện có thì có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. Hệ số
càng nhỏ thì càng tốt.
1.2.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để đầu tư lâu dài cho
hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này trước hết để hình thành tài sản dài
hạn, phần cịn lại và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn.
+ Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX)
Số chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hoặc giữa tài
sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
VLĐTX = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ
ngắn hạn hay không?
- Nếu VLĐTX < 0: Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho TSDH,
doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSDH.
- Nếu VLĐTX >0: Nguồn vốn dài hạn ngoài đầu tư tồn bộ TSDH cịn
có phần dư ra đầu tư cho TSNH.
- Nếu VLĐTX =0: Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để đầu tư vào TSDH và TSNH
vừa đủ để trang trải các khoản nợ. Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh.
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (NCVLĐTX): là lượng vốn

ngắn hạn doanh nghiệp cần tài trợ cho một phần TSLĐ.
NCVLĐTX = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
- NCVLĐTX > 0: Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngồi
khơng đủ bù đắp TSLĐ.
- NCVLĐTX ≤ 0: Nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đủ để tài trợ cho TSLĐ.

9


1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định
Bao gồm các chỉ tiêu sau :
+ Sức sản xuất của vốn cố định
Sức sản xuất vốn cố định

Doanh thu thuần

=

Vốn cố định bình quân

Sức sản xuất vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Sức sinh lời của vốn cố định
Sức sinh lời vốn cố định

Lợi nhuận thuần

=


Vốn cố định bình quân

Sức sinh lời của vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bình quân
đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần.
+ Hệ số đảm nhiệm vốn cố định
Vốn cố định bình quân

Hệ số đảm nhiệm vốn cố định =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu
đồng vốn cố định.
Trên đây là một số chỉ tiêu quan trọng để phản ánh chất lượng sử dụng vốn
cố định của doanh nghiệp do vậy trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
cố định trong doanh nghiệp cần chú ý tới xu hướng biến động về mặt cơ cấu
TSCĐ theo hướng tích cực. Thể hiện đầu tư cần chú ý tới những trang thiết bị
chủ yếu phục vụ trực tiếp vào quá trình kinh doanh.
1.2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động.
+ Sức sản xuất của vốn lưu động :
Sức sản xuất của VLĐ

=

Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân

Cho ta biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
thuần.
10



+ Sức sinh lợi của vốn lưu động :

Sức sinh lợi của vốn lưu động

Lợi trước thuế

=

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được ra mấy
đồng lợi nhuận thuần trong kỳ, nó phản ánh chính xác và hợp lý hơn sức sản
xuất của vốn lưu động.
+ Số vòng quay của vốn lưu động :
Số vòng quay của vốn lưu động

Doanh thu thuần

=

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu cho biết số vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ.
Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
+ Thời gian của một kỳ luân chuyển :
Thời gian của một kỳ luân chuyển

Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)


=

Số vịng quay cuả vốn lưu động

Cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời
gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động :
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

=

Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn này
càng cao.
1.2.4. Phân tích khả năng thanh tốn.
+ Tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả.
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ nợ nần của doanh nghiệp.
θT/N

=

Tổng giá trị các khoản phải thu (A.TSIII)
Tổng giá trị các khoản phải trả (A.NV)
11



θT/N : Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
θT/N > 1: Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn hơn số doanh nghiệp đi chiếm
dụng và vay của đơn vị khác.
θT/N <1: Doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn lớn hơn số doanh nghiệp bị chiếm
dụng và vay của đơn vị khác.
θT/N = 1: Tình hình nợ nần và chiếm dụng giữa các doanh nghiệp với các thành
phần kinh tế là cân bằng. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tài chính để đáp
ứng, tuy nhiên trong kinh doanh việc nợ nần lẫn nhau là khó tránh khỏi.
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có và tổng số nợ phải trả.
HTQ

Tổng tài sản (A.TS + B.TS)

=

Tổng số nợ phải trả (A.NV)

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn
chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có khơng đủ trả nợ mà doanh
nghiệp phải thanh toán.
+ Hệ số thanh toán vốn lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ, cho biết
tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản ngắn hạn.
HVLĐ

=

Tiền và các khoản tương đương tiền (A.TS.I)
Tổng tài sản ngắn hạn (A.TS)


HVLĐ > 0,5 thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây ứ đọng vốn
HVLĐ < 0,1 thì doanh nghiệp lại thiếu tiền thanh toán các khoản nợ tới hạn.
+ Khả năng thanh toán tức thời (K):
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ cùa doanh
nghiệp, đồng thời nó cũng chỉ ra phạm vi, quy mơ mà các yêu cầu cuả các chủ
nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với
thời hạn trả nợ.
Tỉ số này được xác định bằng công thức:

12


Tỉ số thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền (A.TS.I)
Tổng nợ ngắn hạn (A.NV.I)

Trong đó:
- Tài sản lưu động: Là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong
khoảng thời gian dưới một năm. Cụ thể bao gồm các khoản như: tiền măt, đầu
tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho.
- Nợ ngắn hạn: Là tồn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể
từ ngày lập báo cáo, bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và
các khoản nợ ngắn hạn khác.
Tỷ số thanh toán tức thời lớn hơn hoặc bằng 0,5 điều này chứng tỏ sự bình
thường trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu gía trị tỉ
số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng giảm đây cũng là
dấu hiệu báo trước cho những khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy nhiên, khi tỷ
số này có giá trị q cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài

sản lưu động hay nói cách khác thì vịêc quản lý tài sản lưu động của doanh
nghiệp khơng hiệu quả bởi có q nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có q nhiều nợ
phải địi… chính điều này có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có
khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh tốn các khoản nợ cần chi trả nhanh
chóng cùng thời điểm. Vì hàng tồn kho là những hàng khó hốn chuyển được
thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả
năng chuyển thành tiền.
Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản
Hệ số thanh toán nhanh =

phải thu NH + Đầu tư NH
Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh tốn càng cao. Nó nói lên việc
Cơng ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh tốn nợ ngắn hạn vì Cơng ty dễ
dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.
13


Hệ số này thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thơng
thường khả năng thanh tốn của Cơng ty được đánh giá an tồn khi hệ số này >
0,5 lần vì Cơng ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến
nguồn thu hay doanh số bán.
Nhưng mặt trái của nó nếu hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân
đối giữa vốn lưu động, tập chung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn
hoặc các khoản phải thu… có thể dẫn tới khơng hiệu quả.

14



PHẦN 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
SỐ 4 - HẢI DƯƠNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xây lắp 4 Hải Dương trước kia là Công ty xây lắp 4 Hải Hưng.
Ngày 15-04-1997 do có sự điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh Hải Hưng
được tách ra làm 2 tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên từ đó Công ty xây lắp 4 Hải
Hưng được đổi lại tên là Công ty xây lắp 4 Hải Dương.
Trước sự chuyển đổi cơ cấu tổ chức như vậy, Công ty đã kết hợp được sự
ủng hộ của UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành hữu quan và sở chủ quản,
Công ty đã xây dựng lại phương án sản xuất, ổn định lại tổ chức cán bộ với tiêu
thức năng động, nhạy bén kịp thời bám sát thực tế và chủ trương phát triển kinh
tế của từng địa phương.
Đến ngày 07-01-2004 theo quyết định số 75/QĐUB của UBND tỉnh Hải
Dương. Công ty xây lắp 4 - Hải Dương đã chuyển hướng kinh doanh theo hình
thức mới là Cổ phần hố Cơng ty và cũng từ đó Cơng ty cũng đổi tên thành
Công ty cổ phần xây dựng số 4 - Hải Dương.
2.2. Tổ chức quản lý và lao động của Công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Tổ chức và quản lý của Công ty xây lắp 4 - Hải Dương được thể hiện
qua sơ đồ 01.
Nhìn vào sơ đồ bộ máy quản lý của Cơng ty ta thấy các phịng ban chức
năng khơng trực tiếp chỉ huy quản lý nhưng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, các quy trình cơng nghệ, tiêu
chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ quản lý tại đơn vị.
Bộ máy quản lý của Công ty CP xây dựng số 4 - Hải Dương bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 uỷ viên
- Ban kiểm soát: 1 Trưởng ban, 2 Uỷ viên

15


- Ban giám đốc: 1 giám đốc, 2 Phó giám đốc
- Các phòng chức năng :
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐƠNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM
SỐT

PHĨ GIÁM
ĐỐC KỸ
THUẬT

GIÁM ĐỐC

PHỊNG
TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH

PHỊNG
KẾ HOẠCH-KỸ THUẬT

PHĨ GIÁM

ĐỐC TC-HC

PHÒNG
KẾ HOẠCH TÀI VỤ

CÁC ĐỘI SẢN XUẤT

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu, giúp việc
Quan hệ giám sát
Phịng Kế tốn - Tài vụ: Có chức năng hoạch tốn tập hợp các số liệu
thông tin về HĐSXKD nhằm đưa ra một số giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả
cao trong HĐSXKD chi trả và thanh tốn các khoản trong Cơng ty.
Phịng Tổ chức tổng hợp – Hành chính: Bộ phận tổ chức có chức năng tổ
chức cán bộ trong bộ máy biên chế của Công ty, điều động lao động, công nhân
16


của Công ty dưới sự điều động của ban giám đốc. Bộ phận hành chính tổng hợp
có nhiệm vụ giúp giám đốc Cơng ty theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của
tồn Cơng ty, đơn đốc thực hiện các chủ trương chỉ thị của cấp trên và Công ty,
tham mưu cho Công ty về công tác pháp chế, tuyên truyền. Phụ trách cơng tác
hành chính văn thư và phục vụ các điều kiện làm việc, đời sống quản trị cho
tồn Cơng ty.
Phịng Kế hoạch – kĩ thuật: Khi Cơng ty khai thác được cơng trình,
phịng KH - KT tiến hành lập tiến độ thi cơng, lập dự tốn giám sát kỹ thuật tại
cơng trình, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chất lượng cơng trình mà đơn
vị thi cơng. Lập kế hoạch cụ thể, lập chỉ tiêu kế hoạch đầu tư kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kế hoạch, chế độ chính sách Nhà nước ban hành
các nội dung quy chế của Công ty và các chỉ thị công tác của ban giám đốc.

Các Tổ - Đội sản xuất: Cơng ty có 17 đội sản xuất và 3 tổ độc lập trực
thuộc Công ty. Biên chế mỗi đội gồm đội trưởng, kỹ thuật, nhân viên kinh tế và
công nhân sản xuất. Đội xây dựng là nơi trực tiếp thi công làm ra sản phẩm là
những công trường xây dựng hoặc giai đoạn công tác.
* Thuận lợi trong cơ cấu tổ chức này là một mặt vừa đảm bảo cho người
lãnh đạo chỉ huy điều hành mọi HĐSXKD của đơn vị một cách trực tiếp nhanh
chóng kịp thời, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý
chức năng. Mặt khác trong Công ty thì các thành viên trong hội đồng quản trị
cũng là những thành viên trong ban giám đốc, điều này sẽ giúp cho các nhà
quản lý có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt là phù
hợp với tình hình thực tế của Cơng ty. Bộ phận giúp việc là các phòng ban với
các chức năng nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu quản lý và HĐSXKD.
Tổng số lao động của cơng ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 113
người, với cơ cấu như sau:

17


Biểu 01: BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Trình độ
Tên bộ
phận
1. Văn
phịng
Cơng ty
2. Các đội
sản xuất

Tổng
số


Sau
đại
hoc

13

100

Đại học

CĐ,
THCN

LĐ phổ
thơng


gián
tiếp


trực
tiếp

9

3

1


12

1

26

33

41

59

41

2.3. Chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của Cơng ty
2.3.1. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng SXKD chính của Cơng ty Cổ phần xây dựng số 4 - Hải Dương
hiện nay là xây dựng các cơng trình cơng cộng, nhà ở, cơng trình cơng nghiệp,
xây dựng các cơng trình thủy lợi, giao thơng, xây dựng và lắp đặt đường ống
cấp thốt nước và một số cơng trình xây dựng khác. Do vậy HĐSXKD chủ yếu
của Cơng ty là:
- Xây dựng cơng trình dân dụng
- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp
- Xây dựng cơng trình giao thơng
- Xây dựng cơng trình thuỷ lợi
- Xây dựng và lắp đặt đường ống cấp thoát nước.
Được sự chỉ đạo của hội đồng quản trị và trực tiếp là giám đốc Công ty,
Công ty đã từng bước áp dụng thành thạo tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh như: Sử dụng công nghệ tiên tiến như cẩu tháp K100, K180 để

thi cơng cơng trình nhà cao tầng… Ngồi ra Cơng ty cịn thực hiện các dự án
kinh doanh nhà và đô thị đem lại hiệu quả cao.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, tự chủ
về hoạt động và tài chính trong khn khổ pháp luật đã hoạch định.
Cơng ty có trách nhiệm nộp thuế theo pháp luật hiện hành được hình
thành cá qũy đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật.
18


2.3.2. Tính chất hoạt động
Cơng ty cổ phần xây dựng số 4 Hải Dương hoạt động trong lĩnh vực
SXKD với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và lợi ích kinh tế cho các thành viên
trong Công ty. Hiện nay, hoạt động của Cơng ty đã góp phần tích cực vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội. Mặt khác về mặt phúc lợi xã hội, Công ty đã góp phần khơng nhỏ
trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong vấn đề tạo thêm thu
nhập.
2.4. Quy mô và cơ sở vật chất của Công ty
Hiện tại Công ty đang đi vào HĐSXKD với những thiết bị chính sau:
- Cẩu tháp K100, K180.
- Xe ơtơ chở vật tư: 3 Chiếc
Về mặt giá trị, cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2007 được tổng hợp qua biểu 02:
Biểu 02: BẢNG TỔNG HỢP CƠ SỞ VẬT CHẤT
ĐVT : Đồng
Tỷ lệ

Tỷ
TT


TSCĐ

Nguyên giá

trọng

Giá trị còn lại

(%)
1

Nhà cửa, vật
kiến trúc

2

MMTB

3

Phương tiện
vận tải

4

Thiết bị quản lý
Tổng

GTCL

(%)

740.250.000

43,53

465.760.000

62,91

278.930.636

16,40

218.186.126

78,22

596.000.000

35,05

269.340.027

45,19

85.096.496

5,02


46.745.317

54,93

1.700.277.132

100

1.000.031.470

19


2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất của Công ty
trong thời gian tới
2.5.1. Thuận lợi
- Đông đảo lực lượng cán bộ là những kĩ sư và có trình độ kỹ thuật, có
kinh nhiệm nhiều năm trong chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đa phần các cán bộ công nhân viên của Công ty được chuyển đổi từ
doanh nghiệp Nhà nước nên có ý thức trong mọi vấn đề.
- Công ty được lợi thế là thừa hưởng thương hiệu cũ của doanh nghiệp vì
vậy lợi thế về mặt khách hàng, mối quan hệ đã tồn tại từ trước.
- Có thương hiệu trên thị trường.
- Ngồi ra được sự giúp đỡ của cơ quan Nhà nước, cơ quan chủ quản từ
khi thành lập đến khi cổ phần hố.
2.5.2. Khó khăn
2.5.2.1. Khó khăn chủ quan
- Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu chưa thật sự đồng bộ nên việc đáp ứng
nhu cầu xây dựng chưa được hiệu quả.
- Do thời gian thi cơng các cơng trình dài vì vậy địi hỏi vốn phải lớn.

- Cơng ty đang thiếu những đội trưởng có khả năng hoạt động độc lập và
một số trưởng phịng có năng lực cao để giúp giám đốc Công ty trong việc điều
hành sản xuất kinh doanh trực tiếp với các đội.
2.5.2.2. Khó khăn khách quan
- Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng số 4 phải cạnh tranh với nhiều Công
ty khác cùng ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng bao gồm cả trong nước và
ngồi nước. Những dự án với quy mơ lớn thường bị các Cơng ty nước ngồi
chiếm phần vì vậy chỉ cịn lại những cơng trình vừa cho những Cơng ty khơng
đủ khả năng đấu thầu.
- Trong q trình xây dựng Công ty chủ yếu là thuê lao động theo cơng
trình và thường là nguồn lao động tại địa phương. Nguồn lao động này yếu kém
về trình độ học thức vì vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình
thi cơng.
20


- Vì tính đặc thù của xây dựng là khi có cơng trình trúng thầu là làm vì vậy
vấn đề thời tiết và thời vụ cũng ảnh hưởng đến công trình. Đến thời vụ thì
lượng nhân cơng rất khó th, họ chủ yếu không đi làm mà ở nhà làm mùa vụ,
chính điều này ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành cơng trình.
2.5.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
Trong thời gian tới năm 2008 để tiếp tục phát triển thì Cơng ty cổ phần xây
dựng số 4 Hải Dương đã đề ra một vài phương hướng sau:
- Thực hiện doanh thu và sản lượng đạt từ 5-12% so với năm trước.
- Lợi tức cổ đông >12%/năm.
- Phấn đấu đủ công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên trong Cơng ty, tạo
mức thu nhập bình qn 1triệu đến 1,2 triệu một người một tháng.
- Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
- Lợi nhuận bình quân cho Công ty trong năm tới phấn đấu đạt 300 triệu
VNĐ đến 500 triệu VNĐ/năm.

- Khơng ngừng cải thiện máy móc trang thiết bị để tăng năng lực SXKD
cho toàn đội .
-Trong năm tiếp theo này Công ty tham gia thêm vào lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu, vật liệu xây dựng nhằm đa dạng hoá ngành nghề.

21


PHẦN 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG SỐ 4 – HẢI DƯƠNG.
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty
3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
3.1.1.1. Phân tích cơ cấu về tài sản
Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại
trong các giai đoạn, các khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bảng
cân đối kế tốn có 2 loại :
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
Ta phân tích, so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự
biến động về quy mô đồng thời so sánh giá trị tỷ trọng của toàn bộ vốn qua
bảng biến động tài sản ở biểu 04.
Nhận xét chung:
Qua kết qủa trên bảng số liệu về tài sản thì tài sản ngắn hạn của Cơng ty
từ năm 2005 đến năm 2007 có tốc độ phát triển bình quân là 105.57% (tăng
5,57%). Trong khi đó tài sản dài hạn qua 3 năm lại có tốc độ phát triển bình
quân cao hơn là 124,32% (tăng 24,32%).
Cụ thể :
+ Năm 2005 :
Trong năm 2005 tỷ trọng các khoản mục trong báo cáo tài chính khác

nhau một cách rõ rệt:
A. Tài sản ngắn hạn.
+ Tổng cộng tài sản của Công ty là 71.231.467.242 đồng trong đó tài sản
ngắn hạn là 70.011.418.094 đồng chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 98,29%. Nguyên
nhân của việc tỷ trọng chiếm nhiều nhất là chủ yếu do hàng tồn kho và các
khoản phải thu của Công ty chiếm số lượng nhiều (hàng tồn kho
35.700.067.000 đồng chiếm tỷ trọng 50,99% trên tổng tài sản ngắn hạn, các

22


×