Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng tài nguyên của một số loài cây thuốc tại vườn quốc gia ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.14 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: Ths.Vũ Thị Hường

Sinh viên thực hiện

: Triệu Văn Dần

Mã sinh viên

: 1653010213

Lớp

: K61a – Lâm sinh

Khóa học

: 2016 – 2020



HÀ NỘI, 2020


LỜI CÁM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp và sự phân
công của khoa Lâm học. Em thực hiện nghiêm cứu khóa luận tốt nghiệp với nội
dung chuyên đề “Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng tài nguyên một số loài cây
thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ”.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng
với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo đến nay chuyên đề tốt nghiệp của em
cơ bản đã hoàn thành. Để có được thành cơng này, em xin gửi lời cám ơn chân
thành của các thầy cô trong khoa Lâm học – trường Đại học Lâm nghiệp. Em xin
gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô giáo Vũ Thị Hường đã hỗ trợ em trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Xin gửi lời cám ơn sự hỗ trợ về mặt số liệu của kiểm lâm và cơ quan vườn
Quốc gia Ba Bể đã hỗ trợ em trong suốt thời gian nghiên cứu.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … Năm 2020
Sinh viên

Triệu Văn Dần

i


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ i
MỤC LỤC.................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ v

DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1. Trên thế giới ........................................................................................................... 3
2. Ở Việt Nam ............................................................................................................ 6
Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 10
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 10
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 10
2.2. Đối tượng .......................................................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 10
2.3.1. Hiện trạng một số loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể. ........................ 10
2.3.2. Giá trị sử dụng tri thức cây thuốc tại cộng đồng. ......................................... 10
2.3.3. Thị trường tiêu thụ cây thuốc và thực trạng khai thác cây thuốc. ................ 10
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn giữ gìn
các lồi cây thuốc tại địa phương, nơi nghiên cứu. ................................................ 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 11
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp......................................................... 11
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp ................................................................................ 15
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................... 16
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 16
3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 16

ii


3.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 16
3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................... 17

3.1.4. Thủy văn ........................................................................................................ 17
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 18
3.2. Tình hình dân sinh – kinh tế ............................................................................. 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .............................................. 24
4.1. Hiện trạng một số loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể ............................ 24
4.1.1. Số lượng ngành, họ, chi, loài của các cây thuốc phân bố tại khu vực nghiên
cứu. ........................................................................................................................... 24
4.1.2. Tính đa dạng cây thuốc về dạng sống ........................................................... 29
4.1.3. Sự phân bố cây thuốc theo nơi sống ............................................................. 30
4.2. Giá trị sử dụng và tri thức cây thuốc tại cộng đồng......................................... 30
4.2.1. Tình hình sử dụng cây thuốc tại cộng đồng .................................................. 30
4.2.2. Các bộ phận của cây thuốc được sử dụng làm thuốc. .................................. 31
4.2.3. Tìm hiểu các nhóm bệnh người dân vùng đệm chữa được .......................... 32
4.3. Thực trạng khai thác cây thuốc vì mục đích thương mại tại khu rừng Vườn
quốc gia Ba Bể. ........................................................................................................ 34
4.3.1. Giá trị cây thuốc tại địa phương .................................................................... 34
4.3.2. Thị trường tiêu thụ cây thuốc tại khu vực nghiên......................................... 36
4.3.3. Một số bài thuốc dân gian và cách bào chế .................................................. 37
4.3.4. Mức độ đe dọa và nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc tại
Vườn quốc gia Ba Bể............................................................................................... 40
4.3.5. Các lồi cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa ở Vườn Quốc gia Ba Bể, huyện Ba
Bể, tinh Bắc Kạn ...................................................................................................... 42
4.4 Các biện pháp bảo tồn ....................................................................................... 42
4.4.1. Biện pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa ................... 43
4.4.2. Gây trồng một số loài cây thuốc trong vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................ 44

iii



4.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác Quản lý nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn
quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. ......................................................... 44
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

STT

Từ viết tắt

1

TCN

Trước công nguyên

2

SCN

Sau công nguyên

3

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

4

VU

Sắp nguy cấp

5

EN

Nguy cấp

6

R

Hiếm

7

T

Bị đe dọa

8

E


Đang nguy cấp

9

V

Sẽ nguy cấp

10

K

Thiếu dữ liệu

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thu nhập của dân cư vùng Hồ Ba Bể......................................................22
Bảng 4.1: Sự phân bố và tỉ lệ thực vật theo ngành tại khu vực nghiên cứu ..........24
Bảng 4.2: Đánh giá về sự đa dạng bậc họ của cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể
..................................................................................................................................25
Bảng 4.3: Bảng đánh giá tính đa dạng về bậc chi...................................................27
Bảng 4.4: Bảng đánh giá tính đa dạng về lồi ........................................................28
Bảng 4.5: Bảng thống kê dạng sống các loài ..........................................................29
Bảng 4.6: Những loài được thu hái phổ biến hiện nay tại Vườn quốc gia Ba Bể 31
Bảng 4.7: Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc.......................................32
Bảng 4.8: Các nhóm bệnh người dân chữa được....................................................33
Bảng 4.9: Giá trị bằng tiền của các cây thuốc được buôn bán ở Vườn quốc gia Ba

Bể..............................................................................................................................35
Bảng 4.10. Mức độ nguy cấp của các cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể ...........42

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên nhiều tài nguyên từ rừng rất phong phú, đa
dạng về loài, về dạng sống. Tài ngun rừng có vai trị rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Từ xa xưa người dân đã biết khai thác tài nguyên rừng biết sử
dụng các sản phẩm từ gỗ đề làm nhà, biết tận dụng các loài cây thuốc trong tự
nhiên để làm thuốc chữa trị bệnh. Rừng đã gắn liền mật thiết với nhân dân ta.
Hiện nay, tài nguyên rừng nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác
rừng quá mức, đốt rừng làm nương rẫy, lấy đất canh tác. Diện tích rừng đang bị
thu hẹp, độ che phủ của rừng giảm, làm mất cân bằng hệ sinh thái, khi rừng mất
sẽ dẫn đến xói mịn đất, rửa trơi, lũ qt diễn ra phổ biến, đất đai ngày càng bị cằn
cỗi gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của nhân dân. Trong khi
đó, cuộc sống của người dân cịn nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp vừa
bảo vệ rừng vừa nâng cao đời sống cho người dân là hướng họ vào gây trồng các
lồi cây lâm sản có giá trị, đặc biệt là cây thuốc. Cây thuốc là lồi cây có giá trị
kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng. Cây thuốc lại có vai trị quan trọng trong
công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó một số nơi người dân có
truyền thống và sử dụng cây thuốc để tự chữa bệnh như ở Bắc Kạn, Cao Bằng…
Trong các loài cây lâm sản ngồi gỗ ở các tỉnh miền núi này thì cây thuốc chiếm
vị trí quan trọng cả về thành phần lồi cũng như giá trị sử dụng, giá trị kinh tế.
Gây trồng cây thuốc đang là một xu hướng mới đầy tiềm năng giúp nâng cao đời
sống cho người dân đồng thời bảo tồn, phát triển các nguồn Gen quý, giữ gìn sự
đa dạng sinh học của thực vật của nước ta.
Vườn Quốc gia Ba Bể thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một vườn Quốc

gia ở Đông Bắc Vườn quốc gia này cách thành phố Bắc Kạn 50 km và Hà
Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc
gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa

1


dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của
ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là
Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Đời sống của nhân dân ở khu vực này chủ yếu là sản
xuất Nơng nghiệp là chủ yếu do đó cịn gặp nhiều khó khăn. Nhiều lồi cây trồng
đã được người dân đưa vào đây gây trồng tại nơi đây trong đó có các lồi cây
thuốc. Tuy nhiên, các lồi cây này vẫn chưa được người dân gây trồng rộng rãi
do họ chưa thật sự tin tưởng vào giá trị của chúng nên không bảo vệ và gây trồng.
Hiện nay một số lồi cây thuốc q đang có nguy cơ tuyệt chủng do người
dân không biết bảo vệ chỉ biết săn tìm bán cho các thương lái và bn cho các xí
nghiệp, trong đó có một số cây thuốc có giá trị kinh tế rất cao và quý hiếm. Xuất
phát từ những thực tế trên đó chuyên đề “Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng
tài nguyên của một số loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn ” được thực hiện.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
Việc sử dụng cây thuốc gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Ngay từ khi
xuất hiện trên trái đất, con người đã biết sử dụng các loài thực vật để duy trì sự
sống.

Trong q trình đó, người ta đã phát hiện các lồi thực vật có khả năng phịng
và chữa bệnh. Dần dần các kinh nghiệm được tích lũy, phổ biến … Đó là cơ sở
q trình hình thành và sử dụng cây thuốc trong y học truyền thống của các dân
tộc. Càng ngày tri thức của nhân loại càng được nâng cao nhất là khoa học đã phát
triển, việc sử dụng cây thuốc càng trở nên mở rộng hơn và mang lại hiệu quả to
lớn trong việc bảo vệ sức khỏe con người.
Kể từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền y học cổ truyền
mang đặc trưng riêng.
Nghiên cứu lịch sử các cây làm thuốc của các dân tộc, vùng lãnh thổ được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra nhiều bằng chứng xác thực. Trong cuốn
“Lịch sử niên đại cổ” ấn hành năm 1878, Charles PiKering đã chỉ rõ: Ngay từ năm
417 trước công nguyên (TCN) người dân khu vực Trung cận Đông đã sử dụng
nhiều loại cây để làm lương thực và chữa bệnh.
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ học, Borisova B (1960) chỉ ra rằng, vào
khoảng 5000 năm TCN cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu
chiếm đoạt ( cùng với phụ nữ, các cây lương thực, cây có hoa đẹp) trong các cuộc
chiến tranh giữa các bộ tộc. Như vậy, tầm quan trọng của các cây làm thuốc sớm
được loài người nhận thức việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quý được
thực hiện ngay từ thời cổ đại bởi các chiến binh.
Châu Úc được mệnh danh là cái nôi củ nền văn minh cổ xưa nhất thế giới.
Người ta cho rằng, các thổ dân Châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 6000 năm về
trước và hình thành nên những kiến trúc thực tiễn về các loài cây thuốc bản xứ.

3


Nhiều loài trong số này như cây Bạch đàn xanh (Eucalypusgloulus) duy nhất chỉ
có ở Châu Úc, vốn được sử dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên,
phần lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã bị mất khi Châu Âu đến định cư.
Ngày nay, đa phần các dược thảo ở Châu Úc bắt nguồn từ phương Tây, Ấn Độ,

Trung Quốc và các nước ven biển Thái Bình Dương.
Ở Châu Âu dược thảo rất đa dạng và phần lớn dựa trên nhiều nền tảng của y
học truyền thống cổ điển. Người đầu tiên phải kể đến là Galen (131 – 200 SCN)
một thầy thuốc của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hưởng sâu sắc đến
sự phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết hàng trăm cuốn
sách và đã được áp dụng trong ngành y ở Châu Âu hơn 1500 năm. Ở thế kỉ I SCN,
một thầy thuốc Hi Lạp tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách dược thảo có tên
“De material Medica”. Quyển sách này bao gồm 600 loại thảo mộc, gây ảnh
hưởng mạnh mẽ đến y học Phương Tây và là sách tham khảo chính được dùng ở
Châu Âu cho đến thế kỉ XVII. Cuốn sách cịn được dịch ra nhiều ngơn ngữ như:
Tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư, tiếng Hebrew. Vào thời Trung cổ, học thuyết “Dấu
hiệu của thần thánh” và công dụng y học của chúng. Chẳng hạn, những chiếc lá
đốm của cây Cỏ Phổi (Pulmonariaoffcinalis) giống như các mô phổi, chữa rất
hiệu quả các bệnh về Phổi.
Ở Châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kỳ châu
lục nào khác. Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở Châu Phi đã có từ
xa xưa.
Những bản viết tay đã có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 năm TCN) đã liệt kê
hàng chục loài cây thuốc và cơng dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân tộc
Ebers (khoảng 1500 năm TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và các cơng thức, 700
lồi dược thảo và các chứng bệnh, từ bệnh phổi cho đến các vết thương do cá sấu
cắn. Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc
Châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm trước. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XII SCN, các
thầy thuốc Ả Rập là những người có cơng đầu trong sự tiến bộ của ngành y. Vào

4


giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học BNEiBeitar đã xuất bản cuốn sách “Các vấn đề
y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi.

Nói đến dược thảo Châu Á không thể không nhắc đến hai quốc gia có nền y
học cổ truyền lâu đời là Trung Quốc và Ấn Độ. Lịch sử nền y học Trung Quốc
đầu thế kỷ thứ II, người ta đã biết dùng cây thuốc là các loài cây cỏ để chữa bệnh
như: Sử dụng nước chè (Theasienensis) đặc để rửa vết thương và tắm ghẻ. Trong
cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê một số loại cây
cỏ chữa bệnh như:
Rễ Gấc (Momordococochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, hạt
Gấc trị sưng tấy, đau xương khớp, sốt rét, vết thương tụ máu…
Văn minh của người Ấn Độ cổ đại phát triển cách đây hơn 5000 năm dọc
theo bờ sông Indus ở miền nam Ấn Độ. Trong sử thi Vedas được viết vào năm
1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về dược thảo thời kì đó.
Ngồi ra, y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi Hoa hồng
là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan
huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay, người ta đã chứng minh rằng trong cánh
Hoa Hồng chứa một lượng tanin, glycosid, tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này không
chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh.
Hiện nay chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành phổ biến và là một xu
hướng mới hiện nay trên thế giới đã điều tra và nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000
mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa bệnh ung thư,
5% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một
loại Hoa Hồng (Cantharanthus roesus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây
thuốc này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ
sống của trẻ em từ 10% lên 90%.
Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các lồi cây thuốc chính là chất tự nhiên
có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo
các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu lại được nhiều kết quả tốt. Tuy vậy,

5



hướng nghiên cứu này địi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ
chun gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu được triển khai ở các
nước phát triển và một số nước đang phát triển.
Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới–WHO năm 1985, trong số 250.000
loài thực vật bậc thấp nhất cũng như bậc cao đã biết, có gần 20.000 loài thực vật
được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để biết thuốc. Trong đó, Ấn
Độ có khoảng 6.000 lồi, Trung Quốc trên 5.000 lồi, riêng về thực vật có hoa ở
một vài nước Đơng Nam Á đã có tới 2.000 lồi cây thuốc, vùng nhiệt đới Châu
Mĩ hơn 1.900 lồi. Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao,
ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng thuốc dân tộc. Trung
Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong
số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài được sử dụng theo kinh nghiệm
cổ truyền của các dân tộc. Điều này chứng tỏ đối với các nước cơng nghiệp phát
triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ nền y học cổ truyền đang phát triển mạnh.
Do đó để phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe của con người, cho sự
phát triển của xã hội và để phòng chống lại các bệnh nan y thì cần phải có sự kết
hợp giữa đơng – tây y học hiện đại và y học cổ truyền của các dân tộc, chính từ
những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những
lồi thuốc có ích cho tương lai.
2. Ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích khoảng 330541 km, trải dài suốt bờ biển Đông
Nam lục địa châu Á trên 15 vĩ độ. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi đồng bằng. Đồng
bằng châu thổ Miền Bắc và Miền Nam sông Mê Công nối nhau ở Miền Trung ven
biển, nhiều núi và hẹp, do nằm ở trong mỏm chóp Đơng Nam lục địa Âu – Á nên
lãnh thổ Việt Nam đồng thời chịu nhiều tác động phức tạp của hệ thống hồn lưu:
Gió mùa Tây Nam va Đơng Bắc. Cho nên Việt Nam mang kiểu khí hậu nhiệt đới
điển hình là nóng ẩm mưa nhiều.

6



Với nhiều đặc trưng phong phú và kiểu khí hậu, Việt Nam khá giàu về thành
phần loài thực vật học, hệ thực vật Việt Nam có khoảng trên 12.000 lồi thực vật
bậc cao.
Theo Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập 2,
với hệ thực vật phong phú về thành phần loài, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng
lớn về tài nguyên cây thuốc trong khu vực Đông Nam Á.
Đồng thời nên y học cổ truyền qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh
hưởng rất lớn của y học cổ truyền Trung Quốc.
Ngay từ thời Vua Hùng dựng nước 2900 năm TCN, qua các văn tự Hán Nơm
cịn sót lại và các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích
sự ngon miệng và chữa bệnh.
Có thể nói tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là “Nam Dược thần
Hiệu” và “Hồng nghĩa giác tư y thư” của Tuệ Tĩnh. Trong tài liệu này mô tả hơn
630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 17 đơn thuốc chữa bệnh thương
hàn. Ông được coi là một bậc kì tài trong lịch sử y học nước ta, là “vị thần thuốc
Nam”. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập
tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp”. Tới thế kỷ XVIII,
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn thứ 2 “Y tông tâm
tĩnh” cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả chi tiết về thực vật, các
đặc tính chữa bệnh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miên
Bắc được giải phóng năm 1945, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi
trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Đỗ Tất Lợi là người
đã dày công nhiều năm và xuất bản được nhiều tài liệu về sử dụng cây con làm
thuốc của đồng bào dân tộc. Đặc biệt vào năm 1957, ông đã biên soạn bộ “Dược
liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập,
trong đó tác giả mô tả và nêu lên công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm
1962 –1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và gia vị thuốc
Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969, tái bản thành 2 tập, trong đó tác giả giới


7


thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khống vật. Ơng đã
kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các cơng trình được
tái bản nhiều lần qua nhiều năm.
Năm 1960, Phạm Hùng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ “Cây cỏ
Việt Nam”. Tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào
cũng đưa ra được cho chúng ta công dụng của nhiều loại thuốc. Năm 1965 Đỗ Tất
Lợi đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và được tái bản
vào năm 2000. Cơng trình đã liệt kê được gần 800 loài cây con và vị thuốc.
Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược
sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” và
được in lần thứ 2 vào năm 1976. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã
giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” với 519 lồi cây thuốc trong đó có 150
loài mới phát hiện.
Năm 1976, Võ Văn Chi trong luận phó Tiến sĩ khoa học của mình, ơng đã
thống kê 1360 cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm
1991, trong một báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức
tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc
Việt Nam có 2280 lồi cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong tấm ngành.
Trên cơ sở các nghiên cứu của mình và các tài liệu đã cơng bố. Năm 2002 ông đã
biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói đây là tài liệu
giới thiệu số lượng loài cây thuốc lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta hiện nay.
Vào năm 2003 một nhóm tác giả của Viện Dược liệu đã tiến hành biên soạn
bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” với hơn 1000 lồi, trong
đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu thập,
nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan đến cây thuốc, đáng chú ý là tập
2 tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mới


8


và cộng sự (2001; 2002) các tác giả đã đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc của
nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân và Cộng sự đã công bố sách “Danh mục các lồi thực vật
Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu thành phần cây
thuốc nói riêng.
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong những năm qua đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam. Với các cơng trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của các dân
tộc Tày, Nùng…. Đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu cây thuốc ở Việt Nam.
Hiện nay do sức ép của thị trường tài nguyên cây thuốc bị khai thác quá mức
nên đang có nguy cơ ngày càng cạn kiệt và đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Các
ban ngành y tế và Chính Phủ đã có nỗ lực bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung
và cây thuốc nói riêng. Nhiều cơng trình nghiên cứu của Nhà nước về bảo tồn cây
thuốc hoặc mơ hình bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở các dự án đầu tư cũng như
nhiều dự án Phi Chính Phủ về việc đầu tư trồng các loài cây thuốc ở tỉnh Bắc Kạn
(Đặc biệt về các lồi cây thuốc nam có giá trị),...
Có thể nói, cây thuốc đã gắn liền với đời sống của con người chúng ta từ rất
lâu và hiện nay nhu cầu sử dụng chúng ngày càng nhiều và cấp bách. Vậy mà ở
Vườn quốc gia Ba Bể nguồn tài nguyên này đang bị suy yếu một cách nghiêm
trọng. Mặc dù bên Ban quản lí đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng chỉ được
một thời gian tình trạng lại diễn biến phức tạp. Theo ước tính mỗi năm có hằng
chục tấn cây thuốc ở khu vực này bị khai thác, con số này dựa vào kết quả nghiên
cứu và thu thập được của kiểm lâm khu vực Vườn quốc gia Ba Bể mỗi năm.
Vậy nên để bảo tồn nguồn tài nguyên vơ cùng q giá này đồng thời để duy
trì và ổn định cuộc sống cho người dân kiếm lợi từ rừng đó là một thách thức lớn
với các cấp, ban, ngành, đoàn thể và địa phương các khu vực dân cư sinh sống tại

vườn Quốc gia Ba Bể. Đây chính là một thách thức lớn đối với công tác bảo vệ
rừng nói chung và cây thuốc nói riêng.
Chương 2
9


MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng cây thuốc
tại địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở để đề xuất
các biện pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc trong khu vực. Đồng thời
đề xuất thêm các loài cây thuốc mới vào nhằm việc gây trồng và giữ gìn những
lồi cây thuốc q có giá trị.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá giá trị sử dụng và tri thức cây thuốc tại cộng đồng.
- Đánh giá trình trạng khai thác và sử dụng thị trường tiêu thụ tại khu vực địa
bàn Vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên cây thuốc tại khu vực địa bàn Vườn quốc
gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Hiện trạng một số loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Ba Bể.
- Điều tra số họ, ngành, chi, loài của các loài cây thuốc phân bố tại khu vực
nghiên cứu.
- Tính đa dạng của cây thuốc về dạng sống.
- Phân bố cây thuốc theo nơi sống.

2.3.2. Giá trị sử dụng tri thức cây thuốc tại cộng đồng.
- Các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc.
- Tìm hiểu những nhóm bệnh của người dân chữa được.
2.3.3. Thị trường tiêu thụ cây thuốc và thực trạng khai thác cây thuốc.

10


- Tìm hiểu phương thức thu hái, sơ chế, bảo quản cây thuốc.
- Tìm hiểu một số bài thuốc truyền thống và cách chế biến.
- Giá trị cây thuốc tại địa bàn địa phương.
- Giá trị cây thuốc tại thị trường trong nước.
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn giữ
gìn các loài cây thuốc tại địa phương, nơi nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp
Tiến hành bằng 3 phương pháp sau:
2.4.1.1. Phương pháp điều tra thực địa
Tiến hành điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, đại diện
cho khu vực. Để tiến hành phương pháp này ta dựa vào bản đồ địa hình và hiện
trạng rừng để xác định các tuyến và ô cần lập.
Tuyến điều tra: Các tuyến điều tra được lập theo hệ thống các tuyến điển
hình. Các tuyến điều tra được bố trí cắt ngang theo các trạng thái, các sinh cảnh
rừng trong khu vực, khi điều tra theo tuyến cần có sự tham gia của người dân địa
phương (có thể nhờ hoặc thuê người dân đi cùng) để hỏi họ về những cây mà họ
thường dùng làm thuốc, tên địa phương và nơi chúng xuất hiện.
Những cây không xác định được tên thì lấy mẫu về xác định tên sau. Các
thông tin điều tra được ghi lại vào mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01: Thống kê các loài cây thuốc theo tuyến điều tra
Ngày điều tra:…


Tuyến số:….
Người điều tra:…
STT

Tên phổ
thơng

Tên khoa
học

Dạng
sống

1
2
3

- Ơ tiêu chuẩn (OTC):

11

Bộ phận
sử dụng

Cơng
dụng


Trong khu vực chọn vị trí điển hình để lập các OTC, chuyên đề lập 3 OTC

mỗi OTC với diện tích 1000m2. Trong OTC cũng điều tra tương tự với điều tra
tuyến và điều tra tình hình phân bố của các cây thuốc. Thông tin điều tra từ OTC
được ghi vào các mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2: Điều tra cây gỗ trong OTC
OTC số:…

Trạng thái rừng…

Người điều tra….

Ngày điều tra….

STT Tên loài

HVN (m) D1.3 (cm)

Đánh giá sinh
trưởng

Ghi chú

1
2
3

- Điều tra ô dạng bản (ODB), lập 5 ô dạng bản 4 ô ở bốn góc và 1 ô ở giữa,
mỗi ô có diện tích 16m2 để điều tra cây tái sinh và cây bụi thảm tươi.
Mẫu biểu 3: Điều tra cây tái sinh
OTC số:…


Trạng thái rừng….

Người điều tra….

Ngày điều tra….

STT ODB

Tên lồi

Chiều cao (m)
> 1m

< 1m

1
2
3


12

Tình hình
sinh trưởng

Ghi chú


Mẫu biểu 4: Điều tra cây bụi, thảm tươi
OTC số:…


Trạng thái rừng:

Người điều tra….

Ngày điều tra….

STT ODB

Tên loài

Dạng sống

Số bụi

Ghi chú

1
2
3


Mẫu biểu 5: Thống kê các loài cây thuốc trong OTC
OTC số:…
Người điều tra….
STT

Ngày điều tra….

Tên phổ


Tên khoa

thông

học

Dạng sống

Bộ phận sử
dụng

Cơng dụng

1
2
3

2.4.1.2. Phương pháp điều tra cộng đồng
Trong q trình điều tra nghiên cứu cộng đồng sử dụng phương pháp PRA (Đánh
giá nơng thơn có sự tham gia).
Một số kỹ thuật thường sử dụng trong PRA:
- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được lựa chọn.
- Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi bất kì câu hỏi
nào với những câu hỏi tùy thuộc vào hồn cảnh khi đó, thứ tự nội dung câu hỏi có
thể thay đổi tùy ý dựa trên câu hỏi trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp
thông tin.

13



- Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu
hỏi có thể hỏi thêm vào tùy ý theo tình huống cụ thể.
- Phỏng vấn cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng một bộ câu
hỏi nhất định đối với người cung cấp thơng tin có chọn lọc tham gia
- Phỏng vấn tái diễn (trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó chúng
ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hoặc chế biến nào
đó.
- Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác
đưa ra trong lần phỏng vấn trước.
Mẫu biểu 2.6: Tình hình gây trồng, thu hái, bộ phận sử dụng
công dụng và giá cả
Người phỏng vấn…

STT Tên chủ hộ

Tên
cây

Ngày….
Tình hình
Gây

Thu hái

trồng

Bộ

Cơng


phận

dụng

Giá cả

1
2
3

Mẫu biểu 2.7: Mùa thu hái, cách chế biến và bảo quản cây thuốc
Người phỏng vấn….
STT

Tên chủ hộ

Ngày….
Tên cây

Bộ phận

1
2
3


14

Mùa thu

hái

Chế biến

Bảo
quản


2.4.1.3. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thu thập số liệu sẵn sàng có của các nghiên cứu trước đây ở Vườn quốc gia Ba
Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, bản đồ, báo cáo các dự án có liên quan, báo cáo
khoa học.
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp
- Sử dụng bảng tính số liệu excel để phân tích xử lý số liệu.

15


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Ba Bể cách Hà Nội 250 km về phía Bắc thuộc địa bàn huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, bao gồm tồn bộ diện tích đất xã Nam Mẫu, một phần ở các
xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ.
Vườn có tọa độ địa lý: 22030 độ vĩ Bắc, 105036’ độ Kinh Đơng. Tổng diện
tích đất đai tự nhiên Vườn đang quản lý là 7.610ha trong đó khu bảo vệ nghiêm
ngặt 3.226,2 ha, khu phục hồi sinh thái 4.038,6 ha, khu hành chính dịch vụ 300,2
ha, vùng đệm ước tính khoảng 42.100 ha.
3.1.2. Địa hình

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1.098 mét so với
mặt nước biển. Về cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnh cao
lởm chởm, độ phân cắt lớn, nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sơng
suối. Địa hình núi đá vơi có nhiều hang động, lớn nhất là Động Puông, dài tới
300m, có sơng Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục.
Đặc điểm nổi bật nhất của Vườn Quốc gia Ba Bể là trên địa hình đá vơi có
một hồ nước ngọt - Hồ Ba Bể. Hồ nằm ở vị trí trung tâm của Vườn, có cấu tạo
đặc biệt thắt ở giữa và phình to ở hai đầu. Quanh Hồ là những vách đá, chỗ dựng
đứng như một bức tường, chỗ lại vòng vèo uốn lượn ăn sâu vào các thung lũng
làm cho hình dáng hồ rất độc đáo, hoang sơ. Hồ Ba Bể nằm trong vùng địa hình
caxto Chợ Rã - Ba Bể - Chợ Đồn thuộc vùng trũng của khối nâng Việt Bắc. Khối
nâng này được hình thành do sự phá huỷ của khối lục địa Đông Nam Á và cuối
kỳ Cambri khoảng 200 triệu năm về trước. Do có cấu tạo địa chất đặc biệt nên Hồ
Ba Bể có những nét riêng biệt so với các hồ Caxto khác trên thế giới. Chính vì
vậy mà Hội nghị Quốc tế về hồ nước ngọt tại Mỹ tháng 3/1995 đã đưa Hồ Ba Bể
là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên của thế giới cần được bảo vệ.

16


3.1.3. Khí hậu
Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đơng Bắc
Việt Nam, lại được che chắn, bao bọc bởi các dãy núi cao như Phja Bjc và Phja
Dạ nên khí hậu ở đây khá thuận lợi cho sự phát triển của các loài rừng nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C, nhiệt độ cao nhất trong ngày là 390C,
nhiệt độ thấp nhất là 60C, độ ẩm bình quân hàng năm là 83%, lượng mưa trung
bình hàng năm là 1378mm.
3.1.4. Thủy văn
Mặc dù chịu ảnh hưởng của 3 con sông thường xuyên chảy vào hồ nhưng
nước hồ thường xuyên xanh và lưu thông với tốc độ dòng chảy 5m/s làm cho hồ

Ba Bể vừa có tính chất sơng vừa có tính chất hồ. Hồ có độ sâu trung bình từ 20 25m, nơi sâu nhất là 35m, nơi nông nhất cũng sâu từ 5 - 10m. Về mùa lũ mực
nước hồ có thể dao động lên xuống từ 2,5 – 3m so với mức bình thường Đáy hồ
khơng bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm, hang động là nơi trú ngụ lý tưởng của
các loài thuỷ sinh, động vật dưới nước.
Hồ Ba Bể có diện tích là 500ha có sức chứa bình qn 90 triệu m3 nước có vai
trị rất lớn trong việc phân lũ cho lưu vực sông Năng, Sông Lô tỉnh Tuyên Quang.
Khi lũ sông Năng lớn, hồ Ba Bể là nơi chứa nước; khi lũ hạ, nước hồ lại chảy ra
sông Năng điều tiết giảm lũ cho các lưu vực sông Gâm, sông Lô tỉnh Tuyên
Quang. Đây là một giá trị quan trọng của hồ.
Ba con sơng, suối chính đổ nước về Hồ là Sơng Tà Han, suối Bó Lù ở phía
Tây, sơng Chợ Lèng ở phía Tây Nam. Hệ thống sơng suối này hợp thành hệ thuỷ
phía Nam của VQG. Nước Hồ Ba Bể chảy theo hướng Nam - Bắc đổ ra sơng
Năng, chảy qua phần phía Bắc của VQG, sau đó tiếp tục chảy theo hướng Tây
gặp sơng Gâm ở phía Đơng của tỉnh Tun Quang.

17


3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Hệ thực vật rừng
Là Vườn quốc gia nằm trong vùng địa lý sinh học Đông Bắc và nhờ có địa hình
đa dạng, núi đất xen núi đá nên thảm thực vật và thực vật rừng có nhiều kiểu đặc
trưng riêng.
Theo nghiên cứu của các nhà thực vật thì Vườn quốc gia Ba Bể có ít nhất
5 kiểu rừng:
- Rừng kín lá rộng nhiệt đới thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi
phân
bố ở độ cao từ 400 –1000m, kiểu rừng này cịn khơng nhiều và đặc trưng
bởi các ưu hợp thực vật là Nghiến, Đinh thối, lát hoa và một số loài họ Dẻ.
- Rừng trên núi đá vơi: Kiểu này tuy cịn diện tích lớn nhưng là rừng thứ

sinh sau khai thác chọn nên cấu trúc cũng như tổ thành thực vật rừng đã bị thay
đổi, chủ yếu gồm Thung, Đinh thối. Ven hồ có các lồi Trám trắng, Mùng qn,
Trâm vối.
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi đất cao trung
bình đã bị tác động phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 đến 1500m. Loại rừng này
đã bị khai thác nhiều lần, cấu trúc rừng bị phá vỡ. Các đỉnh núi cao có Dẻ, Thích,
Cơm, Lịng mang; vùng sườn núi có Đinh, Lát, Sấu; vùng phục hồi sau nương rẫy
có Hu, Trám, Sịi, Chẹo.
- Trảng cây bụi, cây gỗ mọc rải rác: Loại rừng này chủ yếu ở vùng thấp nơi
đất đã bị thoái hoá do làm nương rẫy. Cây gỗ ở đây có Thơi ba, Thơi chanh, Hồng
bì và các loại cây bụi như Tổ kén, Cò ke.
- Rừng tre nứa: Kiểu rừng nay gặp ở ven hồ gồm Vầu, Trúc sáo. Trên các
vách đá dọc theo sơng Năng có nhiều Trúc dây (loài đặc hữu ở Ba Bể).
Khu hệ thực vật ở Ba Bể mang đặc trưng bản địa Bắc Việt Nam với 2 yếu
tố cơ bản như sau:

18


×