Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng thông nhựa pinus merkusiijungh et de vries tại thị trấn trạm tấu huyện trạm tấu tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.79 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học đào tạo kỹ sư lâm sinh hệ chính quy khóa
2014 – 2018, được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Lâm học và bộ môn Lâm
Sinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu
quả kinh tế của mơ hình rừng trồng Thơng nhựa (Pinus merkusiiJungh. et de
Vries) tại thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo và các bạn học Trường Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, đến nay bản khóa luận của tơi đã hồn thành. Nhân
đây, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể các thầy giáo, cơ giáo đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cơ giáo Phạm Thị Quỳnh, người đã nhiệt
tình hướng dẫn và giúp đỡ để khóa luận được hồn chỉnh.
Qua đây, cho tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể cán bộ đang công tác tại
UBND thị trấnTrạm Tấu và toàn thể người dân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian làm việc ở địa bàn.
Mặc dù đã cố gắng song do đây là lần đầu làm quen với công tác nghiên
cứu cộng với hiểu biết cịn hạn chế nên bài khóa luận chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cơ
giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng …..năm 2018
Sinh viên

Trƣơng Thị Minh Huế


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU ..................................... 2
1.1. Đặc điểm và giá trị của Thông nhựa ........................................................... 2
1.1.1. Đặc điển hình thái của Thơng nhựa ..................................................... 2
1.1.2. Đặc tính sinh thái .................................................................................. 2
1.1.3. Khai thác, sử dụng ................................................................................ 3
1.2.Nghiên cứu về Thông trên thế giới .............................................................. 4
1.2.1.Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng........................................ 4
1.2.2.Nghiên cứu về quy luật cấu trúc lâm phần ............................................ 5
1.2.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................. 7
1.3. Ở Việt Nam ................................................................................................. 8
1.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng....................................... 8
1.3.2. Nghiên cứu về quy luật cấu trúc lâm phần ......................................... 10
1.3.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................... 11
1.3.4. Thiết kế kỹ thuật trồng và chăm s c rừng trồng Thông nhựa ............ 12
1.3.5. Nhận xét đánh giá chung .................................................................... 13
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 15
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15


2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.............................................................. 16

2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ................................................... 16
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 17
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 22
3.1.2. Địa hình ............................................................................................... 22
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................ 23
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 24
3.1.4.2. Tài nguyên rừng ............................................................................... 26
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 26
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27
4.1.Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Thơng nhựa ............ 27
4.1.1. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3) .................................... 27
4.1.2. Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của rừng trồng Thơng nhựa .................. 29
4.1.3. Sinh trưởng đường kính tán (Dt) của rừng trồng Thông nhựa .......... 31
4.2. Đánh giá chất lượng, trữ lượng rừng trồng Thông nhựa .......................... 32
4.2.1. Chất lượng rừng trồng Thông nhựa ................................................... 32
4.2.2. Trữ lượng rừng trồng Thông nhựa ..................................................... 34
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Thông nhựa ................................... 34
4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển rừng Thông nhựa ............................ 37
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................... 39
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 39
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH MỤC BẢNG
Biểu 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng tầng cây cao ................................................ 17

Biểu 2.2. Biểu chỉnh lý các chỉ tiêu tính tốn ..................................................... 17
Biểu 2.3. So sánh các mẫu về chất ...................................................................... 19
Bảng 4.1. Kiểm tra tính thuần nhất về đường kính ngang ngực D1.3 .................. 27
Bảng 4.2. So sánh sinh trưởng đường kính D1.3 ở 3 vị trí ................................... 28
Bảng 4.3. Kiểm tra tính thuần nhất về chiều cao (Hvn) ....................................... 29
Bảng 4.4. So sánh sinh trưởng chiều cao Hvn ở 3 vị trí ....................................... 30
Bảng 4.5. Sinh trưởng đường kính tán (Dt) của Thơng nhựa.............................. 31
Bảng 4.6. So sánh sinh trưởng đường kính tánDt ở 3 vị trí ................................ 32
Bảng 4.7. Chất lượng cây rừng Thơng nhựa ở tuổi 13 trên các dạng địa hình ......... 33
Bảng 4.8. Trữ lượng rừng trồng Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu….…34
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng Thông
nhựa ..................................................................................................................... 36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng D1.3 (cm) của cây Thông nhựa .................................... 28
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng HVN (m) của cây Thông nhựa ..................................... 30
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng Dt (m) của cây Thông nhựa ........................................ 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước nhu
cầu về gỗ và lâm sản ngày càng tăng, điều đó dẫn đến sự khai thác quá mức tài
nguyên rừng làm cho rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Được sự quan tâm
của Đảng và nhà nước, ngành lâm nghiệp đã có nhiều giải pháp khôi phục lại
rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong đó cơng tác trồng rừng bằng các lồi
cây đa mục đích, hiệu quả kinh tế cao đang được quan tâm và chú trọng.
Thơng nhựa là lồi sinh trưởng tương đối chậm, ưa sáng, có biên độ sinh
thái rộng đối với nhiệt độ, ẩm độ và đất, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt

đới gió mùa vùng núi cao. Rừng Thông nhựa là một nguồn cung cấp nguyên liệu
có giá trị. Gỗ Thơng nhựa có phẩm chất tốt, giác dầy màu nâu vàng, lõi xẫm
hơn. Gỗ thường dùng để xây dựng, đóng đồ mộc trong gia đình, xẻ ván, làm
diêm, bột giấy, làm cột điện, làm nhà, làm hàng xuất khẩu. Nhựa có chất lượng
tốt nhất trong những lồi Thơng đang được trồng tại Việt Nam. Cơ lơ phan và
tinh dầu chế biến từ nhựa thông được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp
trong nước và xuất khẩu. Khơng những thế, rừng Thơng nhựa cịn có ý nghĩa
trong việc bảo vệ mơi trường, bảo vệ đất và có giá trị về văn hóa - xã hội.
Hiện nay các dự án trồng rừng của nhà nước đã và đang đưa lồi Thơng
nhựa vào mơ hình trồng rừng phịng hộ ở các tỉnh vùng trung du và miền núi bắc
bộ. Theo đánh giá ban đầu rừng trồng lồi Thơng nhựa có triển vọng để phát
triển kinh tế ở địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, việc phát triển cây Thơng nhựa trên địa bàn huyện vẫn cịn tồn
tại vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh tế loài cây này tại địa phương. Để góp phần
giải quyết vấn đề đó, khóa luận: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của
mơ hình rừng trồng Thơng nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn
Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”đã được thực hiện.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm và giá trị của Thơng nhựa

1.1.1. Đặc điển hình thái của Thông nhựa
Tên khác: Thông ta, Thông hai lá.
Tên khoa học: : Pinuss merkusii Jungh et de Vries
Pinus merkusiana E.N.G Cooling et H.Gauss

Họ: Thông ( Pinaceae).
Cây gỗ lớn, cao 25 – 30m và có thể hơn, đường kính ngang ngực 50 –
60cm, có cây tới 1m. Thân thẳng trịn nhiều nhựa. Vỏ dày, màu nâu đỏ nhạt hay
nâu đen, nứt dọc sâu. Tán là rộng, lá kim màu xanh thẫm, dài 15 – 20cm. Gốc lá
co bẹ dài 1 – 2cm. Quả hình nón, hạt hình trái xoan, hơi dẹt. Ra hoa tháng 5 – 6,
quả chín vào tháng 9 – 10 năm sau, khoảng 35 – 40kg quả cho 1kg hạt. Một kg
hạt có từ 27000 – 30000 hạt.
Cây ưa sáng hồn tồn, khi nhỏ chịu được bóng râm nhẹ, xanh quanh
năm, tỉa cành tự nhiên kém, tái sinh hạt rất mạnh. Rễ phát triển, ăn lan rộng 8 –
10m, rễ cọc đâm sâu, rễ tơ có nấm cộng sinh tạo thành nốt sần. Mọc chậm lúc
nhỏ nhất là ở lúc trước 4 – 5 tuổi, đến tuổi 10 – 12 bắt đầu ra hoa.
1.1.2. Đặc tính sinh thái
Quê hương chính của Thơng nhựa là các nước Đơng Nam Á, mọc ở vành
đai độ cao từ 10 – 250m và 700 – 900m so với mực nước biển, có 2 nhóm xuất
xứ: Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Indonexia, Philippin.
Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Đồng Nai. Ở độ cao dưới 100 – 200m đến gần 1000m ở nơi sát hay gần
sát biển đến cách biển hơn 100km theo đường thẳng. Có hai dạng hay kiểu sinh
học cây con của Thơng nhựa có đặc trưng hình thái và sinh trưởng khác nhau liên
quan với hai vùng lớn có chế độ mưa vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông khác nhau:

2


Dạng 1 có lá dài, màu xanh thẫm mọc tập trung ở đỉnh thân, sinh trưởng
nhanh về đường kính và chậm về chiều cao gồm Thông nhựa ở Bảo Lộc, Di
Linh (Lâm Đồng), n Lập, ng Bí (Quảng Ninh), Phú Bình (Thái Ngun),

Mộc Châu (Sơn La).
Dạng 2 có lá ngắn, màu xanh nhạt mọc tập trung ở giữa đến 1/3 trở lên
đến đỉnh thân, sinh trưởng chậm về đường kính và nhanh hơn về chiều cao,
gồm Thông nhựa ở Huế, Bố Trạch (Quảng Bình), Hồng Mai (Nghệ An), Hà
Trung (Thanh Hóa), Nho Quan (Ninh Bình).
Vùng thấp dưới 300 – 400m so với mực nước biển có Thơng nhựa dạng 1
với chế độ mưa có mùa Hè Thu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên và dạng 2 với chế độ
mưa mùa Thu Đơng có ở các tỉnh ven biển từ Ninh Bình đến Thừa Thiên – Huế.
Vùng cao 600 – 700m đến dưới 1000m chỉ có Thơng nhựa dạng 1 với chế
độ mưa mùa Hè Thu có ở các tỉnh Lâm Đồng ở phía Nam và Sơn La ở phía Bắc.
Thơng nhựa thích hợp ở vùng nhiệt độ trung bình năm từ 22 ÷ 250C,
có mùa khơ nóng kéo dài từ 2 ÷ 4 tháng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ
22 ÷ 280C, tháng lạnh nhất 15 ÷ 160C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 00C. Đây là
lồi Thơng nhiệt đới ưa sáng sống trong vùng có lượng mưa hàng năm từ 1200 ÷
2200mm, trung bình 1500mm/năm trở lên. Có khả năng chịu hạn, sống được ở
nơi úng nước. Nền đất Feralit phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Đất có
thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thích hợp hơn là trung bình, đặc biệt có
phản ứng chua, pHKCLtừ 3.3 – 4.9.
1.1.3. Khai thác, sử dụng
Gỗ có nhiều nhựa, ở lõi nhiều hơn ở giác. Từ nhựa chế biến được 2 sản
phẩm chính là dầu Thơng (Têrêbentin) và tùng hương (Cơlơphan). Đó cũng là
những ngun liệu rất cần cho ngành công nghiệp sơn, véc ni, xenlulo, được
phẩm, xà phòng, giấy, chất dẻo, mực in, cao su,… Cây 25- 30 tuổi sinh trưởng
tốt có thể trích được lượng nhựa 3 – 4kg/năm. Đây cũng là lồi Thơng có khả
năng cho lượng nhựa cao nhất so với nhiều loại Thơng khác trên thế giới.
Gỗ dùng để đóng đồ mộc gia dụng, bao bì, ván phủ bề mặt trong toa xe.
Gỗ nhỏ đường kính dưới 25 – 30cm, chưa có lõi, nhẹ, hàm lượng nhựa ít cịn

3



dùng để làm nguyên liệu giấy sợi dài. Đặc biệt ở rễ có nấm cộng sinh có khả
năng cố định đạm tác dụng cải tạo đất.
Áp dụng quy trình khai thác nhựa cây Thông nhựa QTN-29-97 của Bộ
NN&PTNT ban hành kèm quyết định số 2531 NN-KHCN/QĐ ngày 4/10/1997.
Khai thác cây có tuổi trên 25 năm, đường kính ngang ngực từ 25cm trở lên, khai
thác với nuôi dưỡng rừng đến tuổi thành thục cơng nghệ theo phương pháp đẽo
hình chữ nhật bằng quốc đẽo Hoàng Mai, khai thác diệt cho những cây chặt tỉa
thưa lần 2 và 3 cho rừng trồng thuần lồi bằng phương pháp chích hình xương cá.
Khi bơ đã đầy nhựa phải thu ngay, mỗi tháng thu 2 – 3 lần, nhựa phải
đựng trong thùng phi tráng kẽm hoặc bể xây, bảo quản nơi râm mát và phải
được che mưa.
1.2. Nghiên cứu về Thông trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
Ở Philippin, các tác giả Intari – SE; Natamiria – D (1973) đã nghiên cứu
về tình hình sâu bệnh ở vườn ươm và rừng trồng đối với rừng trồng lồi cây
Thơng nhựa và các biện pháp phòng trừ cho rằng, biện pháp kỹ thuật đem lại
hiệu quả cao và thuốc Boordo là tốt nhất để phịng trừ bệnh rơm lá Thơng.
Yao – N.Y.N (1981) đã đánh giá khảo nghiệm lồi của 7 lồi Thơng trồng
tại Đài Chung – Đài Loan cho thấy Thông nhựa sinh trưởng tốt đứng thứ 5 trong
số 12 loài tham gia khảo nghiệm.
Ở Brazin, Baross – NF – de; Bandi – Rm ( 1981) với đánh giá sinh trưởng
các loài xuất xứ Thông tại Viosa, Minas Gerais; tác giả cho thấy sau 7 năm sinh
trưởng của Thông nhựa rất kém so với các lồi Thơng khác được thử nghiệm.
Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng được Vilmorin tiến hành lần
đầu tiên vào năm 1821 tại Pháp. Đó là những khảo nghiệm và nghiên cứu đánh
giá sinh trưởng lồi Thơng Châu Âu (Pinus silvestris) tại Les Bares. Tại Thụy
Điển, trong các năm từ 1929 đến 1936, nhà di truyền chọn giống cây rừng
Langlet đã tiến hành khảo nghiệm, đánh giá và so sánh sinh trưởng của các xuất
xứ khác nhau của lồi Thơng Châu  (Nguyễn Ngọc Bách) [1].


4


Cuối những năm 1950, công tác trồng rừng được chú ý phát triển. Hàng
loạt các hoạt động khảo nghiệm, đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng
được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như việc trồng khảo nghiệm, nghiên
cứu so sánh sinh trưởng các xuất xứ của Thông Caribe (Pinus caribaea) đã được
xây dựng ở Fiji (quốc đảo thuộc Châu Đại Dương) vào năm 1955. Những so sánh
đánh giá về Thông ba lá (pinus kesiya), Thông nhựa(pinusmekusii) và một số lồi
Thơng nhiệt đới khác cũng được xây dựng vào thời kỳ này (Nguyễn Ngọc Bách)
[1].
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của rừng trồng, hầu
hết các nghiên cứu đều dựa vào quá trình sinh trưởng của các nhân tố đường
kính, chiều cao và thể tích thân cây. Mối quan hệ giữa đường kính với sinh
trưởng chiều cao thường chỉ được quan tâm trong nghiên cứu quy luật sinh
trưởng của cây rừng.
Đánh giá sinh trưởng cây rừng và lâm phần được các nhà nghiên cứu quan
tâm làm căn cứ khoa học cho quá trình chọn lập địa, xuất xứ giống cây rừng và
là trọng tâm của sản lượng rùng, nó có tính chất nền tảng để nghiên cứu các
phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệ thống biện pháp tác động nhằm
nâng cao năng suất của rừng.
1.2.2. Nghiên cứu về quy luật cấu trúc lâm phần
a, Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây ( N/D1.3)
Quy luật phân bố cây theo cỡ kính (N/D1.3) là một trong các chỉ tiêu
quan trọng nhất của cấu trúc rừng. Có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực
này tiêu biểu như: Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường
cong cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund ( 1936, 1937) xác
lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố N/D1.3 của lâm phần thuần loài theo
tuổi khép tán (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [3].Drachenko Z.N sử dụng phân

bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới.
Matvvee-Motin A.S cho rằng, dạng phân bố đường kính lâm phần thuần lồi đều
phụ thuộc vào tuổi của lâm phần. Khi tuổi tăng lên, phạm vi biến động cũng
tăng theo. Đặc biệt, để tăng tính mềm dẻo một số tác giả thường sử dụng các họ
5


hàm khác nhau, Loetch (1973) ( theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [3] dùng họ hàm
Bêta, Roemich, K (1995) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự
biến đổi của phân bố đường kính Lembeke, Knapp và Ditbma (theo Phạm Ngọc
Giao, 1995) [3], sử dụng phân bố Gamma với tham số Thơng qua các phương
trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau:
b = a0 + a1 *

+ a2 *

(1.1)

p = a0 + a1 * A + a2 * A2

(1.2)

α = a0 + a1*h100+a2*A+a3*A*h100

(1.3)

Một số tác giả còn dùng một số hàm khác để biểu thị các phân bố kinh
nghiệm của số cây theo đường kính (N/D) như: hàm Meyerr, hàm Poisson, hàm
Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ đường cong Pearson, hàm Weibull…
Dùng hàm này hoặc hàm khác để xây dựng dãy phân bố thực nghiệm

N/D1.3 phụ thuộc vào kinh nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số,
cũng có thể phù hợp cho nhiều hầm số ở các mức xác suất khác nhau. Việc xác
định hàm phân bố lí thuyết thể hiện tốt cho phân bố thực nghiệm giúp ta hiểu
hơn về quy luật phân bố lí thuyết thể hiện tốt cho phân bố thực nghiệm giúp ta
hiểu hơn về quy luật cấu trúc này, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về số cây theo
đường kính ở từng cấp tuổi tương ứng sẽ là cách làm khoa học để mang lại hiệu
quả cao trong kinh doanh rừng.
b, Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây
(HVN - D1.3)
Từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, cùng với sự tăng lên
của tuổi cây rừng thì chiều cao của cây rừng cũng khơng ngừng tăng, đó là kết
quả q trình tự nhiên của sự sinh trưởng Vagui A.B (1955) đã khẳng định:
“Đường cong chiều cao thay đổi và ln dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng
lên”. Tiourin A.V (1972) đã phát hiện hiện tượng này khi ông xác lập đường
cong chiều cao các cấp tuổi khác nhau. Curtis R.O đã mô phỏng quan hệ chiều
cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình:
Logh = d + b1* + b2*
6

+ b3*

(1.4)


Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) nghiên cứu tương quan giữa
chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết
quả cho thấy, khi đãy phân hóa thành các cấp chiều cao, thì mối quan hệ này
không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi. Vì những nhân tố này đã được phản ánh
trong kích thước của cây, nghĩa là đường kính và chiều cao trong quan hệ đã bao
hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.

Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ HVN – D1.3 để xác
định chiều cao tương ứng cỡ kính mà khơng cần thiết đo độ cao tồn bộ số cây.
Có nhiều tác giả dùng các phương trình tốn học khác nhau để biểu thị quan hệ
như: Naslund M (1929); Asnann F (1936); Hohenall W (1936); Michailow F
(1934, 1952); Prodan M (1944); Krenn K (1946); Meyerr H.A (1952)… đã đề
nghị các dạng phương trình:
h = a + a1*d +a2*d2

(1.5)

h – 1.3 = d2(a + b*d)2

(1.6)

h = a*db; logh = a + b*logd

(1.7)

h = a*(1 – e-c*d)

(1.8)

h = a + b*logd

(1.9)

h = k1*db

(1.10)
)b


h – 1.3 = a* (
h – 1.3 = a*e(b/d)

(1.11)
(1.12)

Để mô phỏng tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng
nhiều dạng phương trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn phương trình thích hợp
nhất cho đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Qua các nghiên cứu
trước đây để biểu thị đường cong chiều cao thì phương trình parabol và phương
trình logarit mơ phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm.
1.2.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế
Trên thế giới, trong hệ thống kinh tế thị trường, đánh giá hiệu quả của các
dự án nói chung và các dự án trồng rừng nới riêng đã được bắt đầu từ những
năm 50 của thế kỉ XX. Cùng với sự phát triển khoa học ký thuật, các phương
7


tiện ký thuật hiện đại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ngày càng được
hoàn thiện và thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Ngày nay, các chỉ tiêu để
đánh giá hiệu quả phần lớn được lập trình trong các phần mềm và được cài đặt
trong các máy tính bỏ túi chuyên dùng (Busines/Finalcial, Caculator EL – 733
và EL – 735), phần mềm excell trên máy tính, Microsoft-project 4 for window,
cũng như nhiều giáo trình và bài giảng đã được xuất bản ở nhiều trường đại học
trên thế giới.
Năm 1914, Jond E–Gunter, trường đại học tổng hợp thuộc bang
Michigan-Mỹ đã xuất bản giáo trình “Những vấn đề cơ bản trong đánh giá đầu
tư Lâm nghiệp”. Trong đó, chủ yếu tác giả đưa ra cơ sở đánh giá hiệu quả rừng
trồng với các nội dung về lãi suất, cơ sở của các cơng thức tính lãi, các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả rừng trồng (giá trị thu nhập và chi phí, giá trị hiện tại thuần, tỷ
lệ thu hồi vốn nội bộ, tỷ lệ thu nhập trên chi phí).
Năm 1979, Tổ chức Nơng nghiệp và lương thực thế giới (FAO) đã cho
xuất bản giáo trình “Phân tích dự án lâm nghiệp” do Hans M-Gregesen và
Amoldo H Contversal biên soạn. Tài liệu này tổ chức FAO đã dùng để giảng
dạy tại các nước có đầu tư dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp. Giáo trình
đã đề cập đến các nội dung như tiếp cận và phân tích các dự án lâm nghiệp,
phương pháp xác định chi phí đầu tư vào dự án, phương pháp đánh giá hiệu quả
dự án, Nó bao gồm những hiệu quả trực tiếp xác định Thông quan thị trường và
hiệu quả gián tiếp không qua trao đổi buôn bán trên thị trường.
1.3. Ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
Ở Việt Nam cùng với Thông 3 lá (P.kesiya); Thông đuôi ngựa
(P.massoniana) thì Thơng nhựa (p.merkusii) là lồi đang được khai thác nhựa
phổ biến ở nước ta. Thông nhựa cho năng suất cao hơn 2 lồi Thơng nói trên.
Mặt khác, đây là lồi các sinh trưởng nhanh (Đỗ Dỗn Triệu, 1997) [8].
Ngày nay, diện tích trơng Thơng nhựa ở các tỉnh ngày càng được mở
rộng, ở Hà Tĩnh 14.502ha (STRAP-1995), ở Nghệ An 14.000ha (Tô Hồng Hải
1995) [4] và từ 6.000 đến 10.000ha ở các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và
8


Quảng Trị. Chúng ta đang có khoảng 120.000ha rừng trồng Thông nhựa đã,
đang chuẩn bị đến tuổi khai thác.
Nghiên cứu về phân vùng lập địa trồng rừng cho Thông nhựa (Ngơ Đình
Quế, 1989) cho thấy Thơng nhựa là lồi cây khơng cần điều kiện đất tốt như các
lồi cây khác nhưng đất đó phải phù hợp với các đặc tính sinh thái của nó.
Nghiên cứu khảo nghiệm đánh giá sinh trưởng loài cây trồng rừng ở Việt
Nam được bắt đầu từ những năm 1930 do các nhà lâm nghiệp người Pháp thực
hiện. Các loài cây được quan tâm nghiên cứu là Lim xanh (erythrophoeum

forrdii), Long não (cinnamomum camphora), Bạchđàn trắng (eucalyptus
camaldulensis) ( Nguyễn Ngọc Bách) [1].
Nguyễn Xuân Quát (1986) [6] với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu Thông
nhựa ở Việt Nam yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để
trồng rừng” tác giả kết luận: Thơng nhựa ở Việt Nam có phạm vi phân bố rộng,
có trong 10 vĩ tuyến và 5 kinh tuyến ở độ cao từ 100 - 1000m cách biển 5 –
120km theo đường thẳng.... Đặc điểm môi trường và yêu cầu không gian dinh
dưỡng của Thông nhựa là pH và lân là những yếu tố quan trọng đến sự sinh
trưởng và chất lượng cây con.
Lê Đình Khải (1981), Phí Quang Đệ (1985) đã nghiên cứu chọn xuất
xứ Thông nhựa cho rằng: Thơng nhựa là lồi cây được gây trồng trên đất cằn
cỗi, đồi thấp ven biển, ở đó các lồi cây khác sinh trưởng không tốt. Thông
nhựa xuất xứ Hà Trung-Thanh Hóa sinh trưởng nhanh nhất ở các vùng
khảo nghiệm Đại Lải và Đông Hà.
Nguyễn Sĩ Giao ( 1965; 1970; 1973; 1976; 1977) nghiên cứu ứng dụng
nấm cộng sinh trong tạo cây con Thơng nhựa và nghiên cứu phịng chống
bệnh khơ róm lá Thơng kết luận: Tác dụng của các cơng thức bón mồi đất nấm
(tự nhiên) được thể hiện bằng sự tăng trưởng mạnh cả về chiều cao, đường
kính và thể tích thân cây. Thuốc Boordo có hiệu quả phịng chống bệnh khô
rơm lá Thông cao nhất.
Trần Cửu (1993 - 1996) [2] đã nghiên cứu đánh giá sinh trưởng một số
loài cây bản địa ở Quảng Ngãi như: Sao đen (Hopea odorata), Thông nhựa
9


(Pinus merkusii), Giổi (Talauma gioi), Muồng đen (Cassia siamea), Dầu con rái
(Dipterocarpus). Tác giả nhận định: Muồng đen, Sao đen, Dầu con rái là ba lồi
cây bản địa có sinh trưởng tương đối nhanh, cịn Thơng nhựa và Giổi cần có
những thử nghiệm khác để có kết luận chính xác hơn.
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu khác: Ảnh hưởng của trụi lá Thông đến

sinh trưởng, phát triển và sản lượng nhựa Thơng (Trần Văn Đường). Khuyến
khích trồng Thơng nhựa trên gị đồi Quảng Trị ( Nguyễn Xn Thơng) [7].
1.3.2. Nghiên cứu về quy luật cấu trúc lâm phần
Việc phát hiện ra những quy luật cấu trúc là cơ sở cho kinh doanh rừng.
Hiện nay, các kết quả nghiên cứu đã đang được ứng dụng rộng rãi mang lại
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta.
a, Nghiên cứu quay luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D1.3)
Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974)[5] đã chọn họ đường cong Pearson với
7 họ đường cong khác nhau để biểu diễn phân bố cây theo cỡ đường kính
rừng tự nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) đã sử dụng hàm Meyer,
hàm khoảng cách để biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính rừng thứ sinh,
ứng dụng q trình Poisson vào nghiên cứu quần thể rừng. Nguyễn Văn
Trương (1983) đã sử dụng phân bố Poisson vào nghiên cứu, mô phỏng quy
luật cấu trúc đường kính thân cây cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi...
Phạm Ngọc Giao (1995)[3] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông nhựa ở
vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng mơ
hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thơng đi ngựa. Hàm Weibull có dạng:
F(x) = a*λ*xα-1*e-λ*α

(1.13)

Trong đó:
F(x) là tần số quan sát.
x là cỡ đường kính hay cỡ chiều cao.
α, λ là hai hàm số của phương trình.
Những kết quả nghiên cứu định lượng trên là những cơ sở quan trọng
cho việc vận dụng vào nghiên cứu đối tượng Thông nhựa (Pinus merkusii).
Trong nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc N/D và mơ hình cấu trúc N/H
10



đề tài lựa chọn hàm Weibull phù hợp với đối tượng nghiên cứu là rừng trồng
Thơng nhựa thuần lồi đều tuổi.
b, Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây
(HVN - D1.3)
Phạm Ngọc Giao (1995)[3] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm
phần Thông nhựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình Logarit một chiều :
h = a + b*logd

(1.14)

Bảo Huy (1993)[1] đã thử nghiệm 4 phương trình tương quan H/D cho
từng lồi ưu thế : Bằng lăng, Căm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và rừng
nửa rụng lá. Đó là các phương trình :
h = a + b*logd1.3

(1.15)

h = a + b*d1.3 (1.16)
logh = a + b*d1.3(1.17)
logh = a + b*logd1.3(1.18)
Từ đó, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là:
Logh = a + b*logd1.3

(1.19)

Trịnh Khắc Mười và Đào Công Khanh (1995)[6], nghiên cứu quy luật
tăng trưởng là cơ sở cho việc tỉa thưa nuôi dưỡng rừng Thông nhựa đã lập được
biểu cấp đất cho rừng trồng Thông nhựa, lập biểu thể tích 2 nhân tố bằng
phương pháp đường sinh, biểu tỉa thưa Thông nhựa cho 3 cấp đất.

1.3.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của rừng được bắt đầu
đề cập tới trong một số năm gần đây. Có thể đến nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
của những mơ hình canh tác nơng nghiệp ở vùng Tuyên Quang của Viện kinh tế
sinh thái ( Trần Thị Quế, 1996).
Kỹ thuật ghép và xây dựng vườn giống ( Nguyễn Dương Tài, 1981),
phịng trừ sâu róm Thơng (Lê Nam Hùng, 1986), biện pháp phòng cháy và
chữa cháy rừng Thông (Phạm Ngọc Hùng, 1989), đánh giá sản lượng và
chất lượng nhựa của lồi Thơng nhựa (P.merkusii) trên những cấp đất khác

11


nhau ở Quảng Ninh và Nghệ An, để góp phần vào kinh doanh rừng hiệu quả
và hợp lí (Nguyễn Ngọc Bách, 1998)[1].
Năm 1980, Lê Đình Khả [5] và các cộng sự đã nghiên cứu với đề tài
“Chọn giống Thông nhựa có sản lượng cao” đã đưa ra một số giống Thơng
nhựa có sản lượng nhựa cao để gây trồng.
Năm 1997, Đỗ Doãn Triệu [8] đã biên soạn tài liệu “ Đánh giá hiệu quả
kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường”. Tài liệu này đã đề
cập đến phương pháp phân tích các dự án trồng rừng, đặc biệt là phân tích tài
chính và phân tích kinh tế dự án.
Trong những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp cũng tiến hành nghiên
cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án phát triển lâm nghiệp, đặc biệt dự
án PAM, dự án 327...(Hoàng Xuân Tý, 1994).
1.3.4. Thiết kế kỹ thuật trồng v ch m s c rừng trồng Thơng nhựa
* Kỹ thuật trồng
Xử lý thực bì, dọn tươi, cuốc hố 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm kết hợp
bón lót 3 kg phân chuồng hoai + 50 gam supe lân cho 1 hố nếu có điều kiện. Mật
độ trồng 1500 đến 3000 cây/ha tuỳ yêu cầu, mục đích và lập địa trồng. Nếu

trồng rừng sản xuất lấy nhựa với nguồn giống đã được cải thiện theo hướng
nâng cao lượng nhựa thì không nên trồng dày.
Trồng vào vụ Xuân Hè với nơi có chế độ mưa mùa Hè Thu và vụ Thu
Đơng với nơi có chế độ mưa mùa thu đơng, phải rạch bỏ vỏ bầu, trồng vào
những ngày râm mát, tuyệt đối tránh những ngày có gió Lào, gió heo may hoặc
có mưa to gió lớn.
* Kỹ thuật chăm s c
Chăm sóc 3-5 năm liền, 2-3 lần/ năm, chủ yếu phát luỗng cây cỏ xâm lấn,
vun xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1,0m.
Nhất thiết phải thiết lập các băng trắng và băng xanh cản lửa và phải có
biện pháp phịng chống cháy rừng theo tiêu chuẩn ngành 04TCN 89-2006 của
Bộ NN&PTNT – quy phạm kỹ thuật phịng, chữa cháy rừng Thơng.
12


Ngồi ra cịn phải có biện pháp phịng trừ dịch sâu róm Thơng thường phá
hoại từ sau khi rừng đã khép tán.
Tỉa thưa và bón thúc là những biện pháp nuôi dưỡng rừng quan trọng
không chỉ thúc đẩy sinh trưởng mà còn làm tăng được sản lượng nhựa nên cần
được quan tâm ứng dụng. Đối với rừng Thông nhựa đươc trồng bằng giống chưa
được cải thiện sau khi khép tán đến tuổi 8 - 9 tỉa thưa lần đầu, sau đó cứ 5 năm
tiếp tục tỉa một lần. Rừng đã qua tỉa thưa sinh trưởng 1 - 2 lần, lần cuối tỉa thưa
theo sản lượng nhựa làm tăng được lượng nhựa trung bình của rừng từ 19, 3531,86%.
Rừng Thơng nhựa đang khai thác nhựa bón 0,5 kg NPK (5:10:3)/cây có
hiệu quả kinh tế cao hơn bón 1 kg NPK (5:10:3)/cây, bón thúc phân cho rừng
tuổi 19 - 26 cũng tăng được sản lượng nhựa.
1.3.5. Nhận xét đánh giá chung
Đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước đối
với cây Thơng nhựa. Điều đó thể hiện sự quan tâm không chỉ của các nhà quản
lý mà còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học đối với

loài cây này. Những nghiên cứu đó tương đối phong phú, tồn diện, về các mặt
như xác định đặc điểm nhận biết, phân loại, giá trị sử dụng, đặc điểm phân bố,
sinh thái, cũng như những nghiên cứu đề xuất các biện pháp kĩ thuật tồng và
chăm sóc. Có thể nói rằng, những nghiên cứu đó đã thực sự cung cấp những
thơng tin cần thiết mở rộng sự hiểu biết của con người nhằm mục đích kinh
doanh lợi dụng lồi cây này.
Ngồi những vấn đề trên, hiện nay nước ta nói chung và tại địa điểm
nghiên cứu nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập như một rào cản trong việc phát
triển lâm sản trong đó có lồi Thơng nhựa tại thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm
Tấu, tỉnh Yên Bái. Đó là những rào cản cả về phương diện xã hội lẫn kinh tế,
trong đó có nhận thức chưa đầy đủ của xã hội về giá trị của lâm sản, chính sách
hưởng lợi tài nguyên rừng, chính sách đầu tư xây dựng cơ bản vốn rừng, chính

13


sách tín dụng ngân hàng, chính sách khuyến nơng, khuyến lâm,… Gây khó khăn
cho cơng tác phát triển nguồn tài nguyên này.
Do đó đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mơ hình rừng
trồng Thơng nhựa (Pinus merkusii Jungh. et de Vries) tại thị trấn Trạm Tấu,
huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm
những thơng tin về Thơng nhựa, đặc biệt là những biện pháp kĩ thuật trồng rừng,
phương thức trồng. Trên cơ sở đánh giá mơ hình rừng trồng, tìm ra các biện
pháp có triển vọng nhất nhằm phát triển lồi Thơng nhựa tại khu vực địa phương
khác có điều kiện tương tự.

14


CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu để bổ sung kiến thức lý thuyết và thực tế về lồi Thơng nhựa
tại Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng và hiệu quả của cây Thông nhựa tại
huyện Trạm Tấu - Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao sinh
trưởng của rừng trồng Thông nhựa.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Thông nhựa trên địa bàn huyện Trạm
Tấu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận chỉ nghiên cứu cây Thông nhựa tuổi 13.
- Địa điểm tại thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Thông nhựa
+ Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3).
+ Sinh trưởng chiều cao (HVN).
+ Sinh trưởng đường kính tán (Dt).
- Đánh giá chất lượn, trữ lượng rừng trồng Thông nhựa
+ Chất lượng của lâm phần.
+ Trữ lượng của lâm phần.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Thông nhựa
+Giá trị hiện tại rịng (NPV)
+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR)
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)
15



- Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng Thông nhựa
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa tài liệu về rừng trồng Thông nhựa 5 năm gần nhất ở địa phương.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a.Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các dụng cụ điều tra: thước dây, địa bàn, thước kẹp kính, thước
đo cao (Blume-leiss)
- Chuẩn bị các mẫu biểu điều tra, đo đếm.
b. Điều tra sơ thám
Khóa luận tiến hành điều tra sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để biết
được tình hình chung của khu vực nghiên cứu như ranh giới, địa chất thổ
nhưỡng, khí hậu thủy văn, địa hình, tình hình sinh trưởng của thực vật...từ đó
chọn nơi đại diện điển hình nhất để lập ơ tiêu chuẩn.
c. Điều tra tỷ mỉ
Ở mỗi vị trí (chân, sườn, đỉnh) lập 3 OTC có kích thước 500m2 (25x20m).
Tổng số 3 vị trí có tổng cộng 9 OTC.
* Điều tra trong OTC:
- xác định hướng phơi bằng địa bàn cầm tay.
- Đo đường kính D1.3 của cây bằng thước kẹp kính.
- Đo chiều cao Hvnbằng thước Blume leiss.
- Đo đường kính tán Dt của cây bằng thước dây theo 2 chiều Đơng Tây,
Nam Bắc, rồi lấy giá trị trung bình.
- Đánh giá chất lượng rừng trồng: Dựa vào hình thái của cây, mức độ sinh
trưởng, phân loại tất cả các cây trong OTC thành các chất lượng trung bình, tốt, xấu.
+ Cây tốt (T): là những cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán lá cân đối, cây
không cong queo, sâu bệnh.

+ Cây trung bình (TB): là những cây khơng bị lệch tán, khơng có hoặc ít
bị khuyết tật.
16


+ Cây xấu (X): là những cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng kém.
Số liệu thu được tổng hợp vào biểu 01:
Biểu 2.1. Biểu điều tra sinh trƣởng tầng cây cao
Số OTC:………………..
Hướng dốc:......................

Năm trồng:...........................

Mật độ:............................

Ngày điều tra:......................

Độ dốc:............................

Người điều tra:....................

STT

(cm)

Phẩm

Dt(m)

D1.3

DT

NB

Hvn(m)
TB

chất

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần điều tra, tiến hành xử lý và tính tốn số liệu
trên máy tính theo phương pháp thống kê tốn học trong lâm nghiệp, cụ thể:
Tính tốn các trị số trung bình mẫu:. D1.3 , Hvn , Hdc , Dt.
- Tính số tổ: m= 5 * logn
- Cự ly tổ: K=
trong đó:

(2.1)

X max X min
m

(2.2)

n: dung lượng mẫu quan sát
Xmax: trị số quan sát của các chỉ tiêu
Xmin: trị số quan sát của các chỉ tiêu

Từ đó lập biểu chỉnh lý các chỉ tiêu tính tốn
Biểu 2.2. Biểu chỉnh lý các chỉ tiêu tính tốn

STT

Cự ly
tổ

Giá trị giữa tổ
(xi)

Tần số
(Fi)

Fi*Xi2

Fi*Xi



* Tính các đặc trưng mẫu:
- Giá tính trung bình:

X=

1 n
*
n 1

- Sai tiêu chuẩn: S= Qx /( n  1)

fi*xi


(2.3)
(2.4)

17


S
*100(%)
X

- Hệ số biến động: S % =

(2.5)

Kiểm tra sự thuần nhất của các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các OTC với nhau:
U =

X1  X 2
2

(2.6)

2

S1
S
 2
n1 n 2

Trong đó: X1, X2 là giá trị trung bình của mẫu 1 và mẫu 2

S2, S2 là phương sai của mẫu 1 và mẫu 2
n1,n2 là dung lượng quan sát mẫu 1 và mẫu 2
NếuU  1,96 thì giả thuyết H0 chấp nhận, nghĩa là hai mẫu thuần nhất với nhau
Nếu U> 1,96 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là hai mẫu không thuần
nhất với nhau
Kiểm tra chất lượng rừng ở 3 vị trí chân đồi, sườn giữa và sườn đỉnh bằng
tiêu chuẩn Xn2
* Phẩm chất của cây rừng:
A%=

A
*100(%)
A B C

(2.7)

* Xác định trữ lượng và dự tính trữ lượng của lâm phần
- Từ tập hợp các biểu thu thập từ các OTC ta tính trữ lượng lâm phần theo
cơng thức:
(m3)

M/ha=

(2.8)

Đựa theo các cơng thức tính sau:
+ Tính tiết diện ngang (g/ha). Tiết diện ngang của từng cây theo
công thức:
g=


(*D2)

(2.9)

Sau đó tính tổng tiết diện ngang rồi suy ra của 1 ha
+ Thể tích thân cây riêng lẻ
=

* Hvn *f (m3)

Trong đó: g - tiết diện ngang trung bình
18

(2.10)


H - chiều cao trung bình
f - Hình số độ thon cây (f=0,5)
- Diện tích OTC
=
- Vẽ sơ đồ biểu thị mối quan hệ tương quan giữa quá trình sinh trưởng và
tăng trưởng trữ lượng lâm phần.
- So sánh các mẫu về chất:
Biểu 2.3. So sánh các mẫu về chất
OTC

Tốt

Trung bình


Xấu

Tổng

1

Ta1

2

Ta2

Tổng số Tb1

Tb2

Tb3

TS

Áp dụng cơng thức tính:
Xn² = TS.



fij 2
 Tai.Tbj  1 (2.11)




Trong đó: fij là tần số quan sát của mẫu I cấp chất lượng j
Tai là tổng số tần số quan sát mẫu thứ i
Tbj là tổng tần số quan sát thứ j
TS là tổng tần số quan sát của tồn thí nghiệm
So sánh χ²n: tính tốn với χ²05 tra bảng bậc tự do K = (a-1).(b-1)
+ Nếu χ²n tính tốn > χ²05 tra bảng thì kết luận có sự sai khác rõ rệt về
chất lượng rừng giữa các đối tượng nghiên cứu.
+ Nếu χ²n tính tốn <χ²05 tra bảng thì kết luận khơng có sự sai khác rõ
rệt về chất lượng rừng giữa các đối tượng nghiên cứu.
* Xác định hiệu quả kinh tế của trồng rừng
Phương pháp động
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiệu quả kinh tế các mơ hình sản xuất. Các số liệu được
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy
19


tính. Các chi tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (VPV), tỷ xuất thu hồi vốn
nội bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại chưa thu nhập và chi phí (BCR).
+ Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản
xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
- Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
NPV=
Trong đó:
+ NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
+
+

: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)


+ t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
+ r: Tỷ lệ lãi suất
Theo công thức trên, phương pháp tạo rừng nào có giá trị NPV lớn thì
hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng,
nếu NPV > 0 thì phương pháp tạo rừng có hiệu quả và ngược lại.
Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV,
chưa cho biết được mức độ đầu tư.
+ Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio)
Cơng thức tính:

BCR =

Trong đó:
+ BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (lần)
+ BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ)
+ CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ)

20


×