Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học đất dưới rừng trồng bạch đàn eucalyptus tại công ty lâm nghiệp hòa bình lâm trường lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ – HĨA HỌC ĐẤT
DƯỚI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN (EUCALYPTUS) TẠI
CÔNG TY LÂM NGHIỆP HỊA BÌNH, LÂM TRƯỜNG
LƯƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: Trần Thị Nhâm

Sinh viên thực hiện

: Giàng A Lứ

Khóa học

: 2016-2020

Hà Nội, 2020

i



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, để đánh giá kết quả
học tập và năng lực của sinh viên. Được sự đồng ý của nhà trường. Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm học cùng sự nhất trí của cơ giáo Trần Thị Nhâm em đã tiến
hành nghiên cứu khóa luận“Nghiên cứu một số tính chất lý – hóa học đất dưới
rừng trồng Bạch đàn (Eucalyptus) tại Cơng ty Lâm Nghiệp Hịa Bình, Lâm
Trường Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
Qua thời gian thực tập và nghiêm cứu khóa luận nghiêm túc, đến nay khóa
luận đã hồn thành. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ Trần
Thị Nhâm cùng tồn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm học. trường Đại học
Lâm nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để em hồn thành được khóa luận
này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ,
nhân viên Cơng ty Lâm nghiệp Hồ Bình, Lâm Trường Lương Sơn tỉnh Hịa
Bình, các cơ chú trong phịng kế tốn và đặc biệt là chú Đức và chú Long đã tạo
điều kiện thuận lợi để em thu thập số liệu hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng. do thời gian có hạn và là lần đầu tiên được
làm quen với nghiên cứu khoá luận, vì vậy khơng tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……. tháng…….năm 2020
Sinh viên thực hiện

Giàng A Lứ

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tới tính chất đất................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng rừng trồng tới tính chất đất................................ 7
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến cây ................................... 8
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 10
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 10
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngồi hiện trường .................................. 10
2.4.2. Cơng tác nội nghiệp .............................................................................. 12
Chương3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............. 13
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 13
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 13
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 13
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 13
3.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 14
3.1.5. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 14
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 15
3.2.1. Dân số và nguồn lao động ..................................................................... 15
iii



3.2.2. Đặc điểm kinh tế.................................................................................... 15
3.2.3. Giáo dục, y tế ......................................................................................... 15
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 16
4.1. Đặc điểm rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu........................... 16
4.1.1. Tầng cây cao .......................................................................................... 16
4.1.2. Cây bụi thảm tươi (CBTT) và thảm khô thảm mục (TKTM) ............... 17
4.2. Tính chất lý học của đất tại khu vực nghiên cứu ..................................... 18
4.3. Tính chất hóa học của đất ......................................................................... 19
4.3.1. Hàm lượng mùn ..................................................................................... 19
4.3.2. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất.................................................... 20
4.3.3. Phản ứng chua của đất ........................................................................... 23
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn ở hai tuổi khác nhau đến
tính chất lý – hóa học của đất .......................................................................... 24
4.5. Đề xuất một số biệnpháp nhằm quản lývà sử dụng đất có hiệu quả cao
hơn tại khu vực nghiên cứu ............................................................................. 26
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ........................................... 27
5.1. Kết luận .................................................................................................... 27
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 29
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
Dt


Đường kính tán

ĐCP

Độ che phủ

ĐTC

Độ tàn che

Hvn

Chiều cao vút ngọn

N

Mật độ

v


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ........................................... 12
Bảng 4.1. Đặc điểm của rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu .......... 16
Bảng 4.2. Đặc điểm CBTT và TKTM tại khu vực nghiên cứu ....................... 17
Bảng 4.3. Tỷ trọng, dung trọng và độ xốp của đất tại khu vực nghiên cứu .... 18
Bảng 4.4. Hàm lượng mùn trong đất tại khu vực nghiên cứu ......................... 20
Bảng 4.5. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tại khu vực nghiên cứu ....... 21
Bảng 4.6. Độ chua hoạt tính của đất tại khu vực nghiên cứu ......................... 23


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biến động hàm lượng mùn và các chất dễ tiêu trong đất rừng Bạch
đàn tuổi 1 so với tuổi 5 .................................................................................... 20
Hình 4.2. Biến động pHH2O và pHKCl của đất dưới rừng Bạch đàn ở tuổi 5
so với tuổi 1 của khu vực nghiên cứu ............................................................. 23

vii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Với quan điểm sinh thái môi trường, đất được coi là một “vật mang” của
các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất. Do đó khi con người tác động vào đất sẽ tác
động kéo theo đến tất cả các hệ sinh thái mà đất đã “mang” trên mình. Điều này
có nghĩa là con người tác động tới hệ sinh thái trên trái đất đồng nghĩa với việc
con người đang tác động vào đất. Một trong những nhóm sinh vật sử dụng đất
làm giá thể và nguồn cung cấp dinh dưỡng đó là thực vật. Nhưng ngược lại,
thực vật có vai trị tác động mạnh mẽ tới q trình hình thành đất, thay đổi tính
chất lý – hóa của đất. Đây chính là mối quan hệ hai chiều đất – cây, đã và đang
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, nghiên cứu về tính chất lý, hóa
học của đất là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản về thổ nhưỡng. Những
tính chất này có liên quan chặt chẽ đến phương thức canh tác, loài cây trồng và
quyết định đến năng suất cây trồng.Hiện nay sự xuất hiện của một số lồi cây
cơng nghiệp, sự thối hóa đất và suy giảm độ phì ở vùng nhiệt đới gây ảnh
hưởng khơng ít tới tính chất và độ phì nhiêu của đất.

Bạch đàn là lồi cây có giá trị kinh tế cao, gỗ có nhiều cơng dụng. Hiện
nay, tổng diện tích rừng trồng bạch đàn đã lên tới 7.000.000 ha, đứng đầu trong
các loài cây trồng của thế giới. Ở Việt Nam, bạch đàn được nhập nội từ trước
năm 1945. Đến năm 1995, nước ta có khoảng 144.417 ha rừng bạch đàn các loại,
chiếm 35% diện tích rừng trồng cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to
lớn mà bạch đàn đem lại trong khu vực kinh tế, cũng xuất hiện dư luận phản đối
lại việc trồng bạch đàn đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, làm khơ
đất, gia tăng xói mịn, chết cỏ, ảnh hưởng đến chăn ni, nơng nghiệp… Như
vậy, có nhiều quan điểm, tranh cãi khác nhau về tác động của việc trồng Bạch
đàn đối với mơi trường đất và tính chất đất.
Là một địa phương với các đồng bào dân tộc Mường, Dao, Kinh sinh
sống; kinh tế chủ yếu của người dân là dựa vào rừng. Vì vậy, diện tích rừng
trồng với các lồi cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh ngắn, cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao như Bạch đàn, Keo, Bồ đề, Xoan ta, …ngày càng

1


tăng. Với mỗi loài cây trồng rừng với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau
tác động vào hệ sinh thái rừng trong đó có yếu tố thổ nhưỡng. Cho nên, khóa
luận “Nghiên cứu một số tính chất lý – hóa học đất dưới rừng trồng Bạch đàn
(Eucalyptus) tại Cơng ty lâm nghiệp Hịa Bình, lâm trường Lương Sơn, tỉnh
Hịa Bình” được thực hiện nhằm đánh giá một số tính chất cơ bản của đất tại
khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm
nâng cao hiệu quả rừng trồng.

2


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tới tính chất đất
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa đặc
tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Ngay từ những năm đầu của thế kỉ
XIX, các nhà khoa học thổ nhưỡng đã có những phương pháp cơ bản để nghiên
cứu đất.
V.V.Docutraev,1879, cho rằng: Đất là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là
sản phẩm được hình thành dưới tác động của 5 nhân tố hình thành đất gồm: Đá
me, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Trong đó, ơng đặc biệt nhấn mạnh
vai trị củ thực vật trong q trình hình thành đất: “Nhân tố chủ đạo trong quá
trình hình thành đất ở nhiệt đới là thảm thực vật rừng”. Bởi nhân tố thực vật là
nhân tố sáng tạo ra chất hữu cơ và khi chết đi nó tạo thành mùn.[2]
V.P.Wiliam đã kết luận, vịng tuần hồn sinh học là cơ sở của sự hình
thành đất và độ phì nhiêu của nó. Ơng đã chỉ ra vai trò quan trọng của sinh vật
trong sự hình thành những tính chất của đất, đặc biệt là cây xanh, vi sinh vật,
thành phần và hoạt động sống của chúng ảnh hưởng tới chiều hướng của quá
trình hình thành đất. [2]
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều cơng trình của các tác giả trên thế
giới đi sâu nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về tính chất
của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái khác nhau và đã rút ra được kết
luận là: nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện đáng kể và
sự cải thiện tăng dần theo tuổi, Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và Rathore, 1984;
Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989;
Ohta, 1993. Các lồi cây khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì của
đất, cân bằng nước, sự thủy phân thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng
,Bernhard Reversat.F, 1993; Trung tâm Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR), 1998;
Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K, 1988. [4]


3


Chijiok, 1989, đã nghiên cứu sự thay đổi độ phì của đất nhiệt đới do trồng
cây Lõi thọ và Thông Caribaea thuần loài ở 5 khu vực tại Trung Phi và Nam Mỹ
cũng thấy lượng mùn, đạm bị giảm đi nhanh chóng. Đến năm thứ 6 – 7 các yếu
tố này vẫn chưa được phục hồi. Lượng kali ban đầu tuy có tăng lên nhưng sau đó
lại bị giảm đi rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy, với chu kỳ khai thác 14 năm trung
bình đất mất đi 150 – 400kg đạm, 200 – 1000kg kali cho mỗi hecta. Nhiều
nghiên cứu đã xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ một lượng dinh
dưỡng rất lớn ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn. Vì vậy việc trồng
cây mọc nhanh với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm cho đất chóng kiệt
quệ hơn so với các rừng trồng cây là kim có chu kỳ dài (80 – 100) như ôn đới.[8]
Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1987, nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng
Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975 và 1981 đến tính chất đất. Kết quả
nghiên cứu của tác giả cho rằng nhìn chung độ phì dưới đất rừng Bạch đàn lai đã
được cải thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung lượng cation trao đổi
tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ chua của đất cũng giảm.
Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989, đã nghiên cứu vè sự thay đổi
tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuoir 2, 3 và 4. Tác giả cho thấy rừng
trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như: độ chua của
đất biến đổi từ 5,9 đến 7,6, khả năng giữ nước của đất từ 22,9 đến 32,7%, chất
hữu cơ tăng từ 0,81 đến 2,7%, đạm tăng từ 0,364 đến 0,504% và đặc biệt màu
sắc của đất cũng biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu.
Nghiên cứu của Mongia.A.D và Bandyopadhyay.A.K, 1992, đã xác nhận
rằng việc thay thế rừng mưa nhiệt đới bằng các loại rừng trồng có giá trị kinh tế
cao như Tếch, Cọ dầu là nguyên nhân dẫn đến giảm chất hữu cơ, kali dễ tiêu, lân
dễ tiêu và đặc biệt dung trọng của đất tăng lên.
Ohta, 1993, nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc trồng rừng
Keo lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippines. Tác giả đã xem xét sự biến đổi tính

chất dưới rừng Keo lá tràm 5 tuổi và rừng Thông ba lá 8 tuổi trồng trên đất thối
hóa nghèo kiệt. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy trồng rừng đã và đang
làm thay đổi dung trọng và độ xốp của đất ở tầng 0 – 50cm theo hướng tích cực.

4


Tuy nhiên lượng Ca2+ ở tầng đất mặt dưới hai loại rừng này lại thấp hơn so với
đối chứng (đất trống).[7]
Marquez.O, Hernandez.R, Tores.A và Franco.W, 1993, nghiên cứu sự
thay đổi tính chất đất dưới rừng tếch trồng thuần lồi ở các tuổi 2, 7 và 12. Tác
giả cho thấy đất ở dưới rừng Tếch tuổi khác nhau đã có sự biến đổi, cụ thể là
Ca2+, Mg2+, pH và dung lượng cation trao đổi là cao nhất ở rừng Tếch 12 tuổi.
Tuy nhiên lượng lân dễ tiêu lại giảm đi một cách rõ rệt theo tuổi trong khi lượng
kali dễ tiêu lại biến động rất ít.[7]
Từ lâu trong vùng ơn đới vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tự nhiên
và rừng trồng đến độ phì của đất đã được nghiên cứu nhiều năm như Richard
(1948, 1959), Zon C.V (1954, 1971), Remezov (1959), Rodin và Bazilevich
(1967), Saly. R (1985), William. Fritchett (1979)[5].Trong lĩnh vực đất rừng đã
có nhiều cơng trình của các tác giả trên thế giới đi sâu vào nghiên cứu về tính
chất của của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái khác nhau và đã rút ra
được kết luận là: Nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện
tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và Ranthore, 1984; Báu.P.K
và Aparajita, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993). Các
loài cây khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng
nước, sự thủy phân thảm mục và chu trình dinh dưỡng khống (Bernhard
Reversat.F, 1993; Trung tâm lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P,
Dutta.D.R, Gupta.S.K và Baaejee.S.K, 1988).
Công trình nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng đối với đất của
Monin (Nga) đã chứng minh rằng: “Với mỗi loại thảm che khác nhau, lượng vật

chất hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ phì của đất là khác
nhau[4].Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu
kỳ ngắn đã cho thấy đất rừng bị thối hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho
biết khi thay thế rừng tự nhiên bằng P. radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản lượng
400 m3/ha đã làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực mục rừng
thơng khó phân giải nên làm chậm quay vịng các chất khoáng ở các dạng lập địa
này (dẫn theo Phạm Văn Điển) [4].

5


Theo kết quả nghiên cứu của Harper, 1974 cho thấy: Hàm lượng đạm tổng
số trong đất nhiều khi khá lớn nhưng cây trồng vẫn bị đói đạm bởi vì hàm lượng
đạm dễ tiêu rất thấp. Lúc đầu sự cố định đạm của cây chưa đáp ứng đủ nhu cầu
sinh trưởng và phát triển nên phải cần đến đạm của đất. Nếu hàm lượng đạm dễ
tiêu trong đất thấp không đủ cho cây sử dụng thì cây sẽ bị lão hóa nhanh và
khơng hình thành nốt sần [9].
Theo Smith.C.T,1994, thì việc trồng rừng đem lại những ảnh hưởng có
lợi trong việc cải thiện và nâng cao độ phì của đất. Ngược lại, hệ sinh thái rừng
ảnh hưởng tiêu cực nếu xảy ra sự mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất. Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy
nhiên việc sử dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất[6]. Illinois ở Urbana –
Champaign và 8 viện khoa học khác đã làm rõ được vấn đề chất dinh dưỡng
trong đất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng
rất lớn đến sự phân bố cây trong rừng nhiệt đới. Sau đó, các nhà khoa học so
sánh bản đồ phân bố của 10 chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với bản đồ lồi
cây của tất cả các cây với đường kính hơn 1 cm. Kết quả là mỗi khu vực rất khác
biệt với nhau, nhưng tại mỗi khu vực, các nhà khoa học đã tìm ra được bằng
chứng cho thấy rằng, thành phần của đất ảnh hưởng một cách đáng kể nơi những

lồi cây nào đó mọc: Sự phân bố khơng gian của 36 – 51% lồi cây có mối quan
hệ rất lớn với sự phân bố của chất dinh dưỡng trong đất[1].
1,1,2, Nghiên cứu ảnh hưởng của đất tới cây rừng
Công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazin, tác giả cho thấy Bạch
đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức khơng bón phân, nhưng nếu
bón phân NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Một nghiên
cứu khác của Schonau 1985 ở South Africa về vấn đề bón phân cho Bạch đàn
Eucalyptus grandis đã kết luận cơng thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K =
3:2:1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ
nhất[9].Tại Colombia, Bolstand và cộng sự, 1988 cũng đã tìm thấy một vài loại
phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thơng P. caribeae, đó là
Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium[6].

6


Tại Cu Ba, cũng với đối tượng là rừng Thông P. caribeae, khi nghiên cứu
các cơng thức bón phân cho đối tượng này Herrero và cộng sự, 1988 đã kết luận
bón phân Phosphate sau 13 năm trồng nâng cao sản lượng rừng từ 56m3/ha lên
69m3/ha. Từ những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón
phân cho rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng
sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh
trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng[8].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng rừng trồng tới tính chất đất
Trong q trình sản xuất nơng lâm nghiệp, việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa cây trồng và đất làm cơ sở cho phân hạng đất đai, lựa chọn các lồi cây
trồng hợp lí, đồng thời đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động giúp cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơnviệc làm cần thiết và thiết thực.
Nước ta đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp.

Thành tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp của tác giả Nguyễn Ngọc
Bình, 1986, 1970, 1979. Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất dưới
các đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng ở Miền bắc Việt Nam và ông đã nghiên
cứu được sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua các q trình diễn thế
thối hóa và phục hồi của các thảm thực vật rừng ở Miền bắc Việt Nam, 1964,
1970…
Với cơng trình nghiên cứu “Cơ sở sinh thái thổ nhưỡng đánh giá độ phì
của đất Việt Nam” Đỗ Đình Sâm đã nghiên cứu tác dụng của nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến độ phì của đất rừng, trong đó ơng nhấn mạnh đến mối quan hệ tương
hỗ giữa đất và quần xã thực vật rừng.[2]
Nguyễn Ngọc Bình, 1970, nghiên cứu về sự thay đổi các tính chất và độ
phì của đất qua diễn thế thối hóa và phục hồi của các thảm thực vật. Thảm thực
vật ở miền bắc Việt Nam cho thấy độ phì biến động rất lớn ứng với mỗi loại
thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì độ
phì đất. [3]
Qua nhiều nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, 1980, Hồng Văn Tý,
1973, đã chứng tỏ sự thối hóa lý tính và chất hữu cơ tầng mặt nếu phá vỡ rừng

7


gỗ tự nhiên để trồng rừng Luồng và Tre Diễn.Như vậy, theo ông sự tác động của
con người trong việc thay thế thảm thực vật tự nhiên bằng các loài cây trồng
khác đã làm thay đổi chất hữu cơ trong đất.
Đỗ Đình Sâm, 1984, nghiên cứu độ phì của đất rừng và vấn đề thâm canh
rừng trồng cho rằng đất có độ phì hóa học khơng cao. Nơi đất cịn rừng thì độ
phì duy trì chủ yếu qua con đường sinh học. Các trạng thái rừng khác nhau, biện
pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hóa tính đất khơng rõ
rệt (trừ yếu tố mùn và đạm). Tuy nhiên, các tính chất về lí tính của đất, đặc biệt
là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ bị biến đổi và bị ảnh hưởng nhiều, có lúc quyết

định đến sinh trưởng của cây rừng. [3]
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa sinh
của đất ở Bắc Sơn, Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiền, 1977, đã chứng minh tính
chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm thực vật. Ở
những nơi có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến đổi theo xu hướng xấu: đất
bị chua, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu như đạm, lân đều thấp hơn rất
nhiều so với đất được che phủ tốt.
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến cây
Theo nghiên cứu của Trương Đình Trọng về “Thực trạng thối hóa đất
bazan ở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ môi trường đất” thì một số vùng
sau khi lột bỏ lớp phủ rừng đã được trồng cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê,
Bạch đàn, Chè có khả năng duy trì độ phì đến đất bazan. Song so với đất phát
sinh dưới tán rừng của khu vực, tác động canh tác đất vẫn thấy biểu hiện trạng
thái thối hóa nhẹ. Biểu hiện thối hóa tạo ra một tầng chặt dưới tầng canh tác.
Dưới rừng Bạch đàn, tầng đất mặt thường bị làm chặt do di chuyển của con
người và trâu bò [6].
Nguyễn Ngọc Bình, 1970, nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì
của đất qua các q trình diễn thể, thoái hoá và phục hồi rừng của các thảm thực
vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì đất biến động rất lớn ứng với mỗi loại
thảm thực vật, thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì độ phì
đất[2].
Trần Khải, 1977, cho rằng: “chất hữu cơ và độ ẩm là hai yếu tố quan

8


trọng hàng đầu giữ vai trị điều tiết độ phì nhiêu của đất”.
Ngơ Đình Quế, 1985, khi nghiên cứu các đặc điểm của đất trồng thông
nhựa và ảnh hưởng của Thơng nhựa tới độ phì đất đã cho kết quả như sau: Sau
8– 10 năm trồng Thông nhựa bước đầu cho thấy tính chất hóa học đất có sự thay

đổi khơng nhiều, khả năng tích lũy mùn ở rừng thấp, độ chua thủy phân tăng.
Tuy nhiên lý tính của đất được cải thiện đáng kể.
Lê Văn Thành, 2006, nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật
gây trồng Thảo quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã đề cập tới một số tính
chất đất rừng trồng Thảo quả: Về độ ẩm là từ trung bình đến cao và cao nhất ở
độ sâu 0 – 20cm là 59,63%, thấp nhất là 36,76% ở độ sâu 20 – 50cm; Hàm lượng
mùn dao động từ 3,66 – 8,39% thuộc mức khá đến giàu; thành phần cơ giới đất
dao động từ thịt pha cát đến thịt trung bình [12].
* Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về thổ nhưỡng cho thấy:
- Nghiên cứu các tính lý hóa học cơ bản của đất đã thu hút được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Những nghiên cứu này
hết sức phong phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn sản xuất.
Mọi nghiên cứu đều nhằm một mục tiêu chung là trên cơ sở kết quả đạt được đề
ra các phương án sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách bền vững nhất.
- Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai khá tồn diện các
mặt như độ phì của đất, các tính chất lí hóa học của đất, đánh giá và phân hạng
đất đai, mối quan hệ giữa đất đai và quần xã thực vật rừng… Những nghiên cứu
này đã đóng góp một phần khơng nhỏ phục vụ cho việc phát triển rừng sản xuất
trê thế giới những năm qua.
- Các cơng trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và có khả năng ứng dụng
cao. Do đó có thể áp dụng những nghiên cứu này để tiến hành đánh giá cho
những khu vực cụ thể trong sản xuất.

9


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu

Xác định được tính chất lý – hóa học cơ bản của đất dưới rừng trồng
Bạch đàn (Eucalyptus)tại Cơng ty Lâm nghiệp Hịa Bình, Lâm trường Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đất dưới tán rừng trồng Bạch đàn 1 tuổi và 5 tuổi ở độ sâu 0 – 20cm, 20 –
40 cm tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm rừng trồng Bạch đàn tuổi 1 và tuổi 5 tại khu vực nghiên cứu.
- Tính chất vật lý của đất dưới rừng trồng Bạch đàn 1 tuổi và 5 tuổi.
- Tính chất hóa học của đất dưới rừng trồng Bạch đàn 1 tuổi và 5 tuổi tại
khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường
2.4.1.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu
Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan đã được nghiên cứu
và xác định trước đó.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra hiện trường
- Điều tra sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để nắm được một cách
tổng quát tình hình chung của đối tượng nghiên cứu về địa hình, địa vật, đặc
điểm tài nguyên rừng để chọn các vị trí lập OTC và có những định hướng cho
công tác điều tra tỉ mỉ.
- Lập OTC có diện tích 1000m2 (25 x 40m) tại 2 trạng thái rừng trồng
Bạch đàn tuổi 1 và tuổi 5.
+ Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm
tay để xác định vị trí ơ tiêu chuẩn. Ơ tiêu chuẩn hình chữ nhật được lập theo định

10


lý pitago, chiều dài 25m song song với đường đồng mức, chiều cịn lại vng

góc đường đồng mức.
+ Điều tra sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn tuổi 1 và tuổi 5 về các chỉ
tiêu: mật độ, chiều cao vút ngọn, độ tàn che và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc
tác động đến rừng trồng tại khu vực.
* Điều tra cây bụi thảm tươi và thảm khô thảm mục:
Sử dụng ô dạng bản điều tra cây bụi, thảm tươi. Trong ơ dạng bản xác
định: Tên lồi cây chủ yếu, chiều cao trung bình độ che phủ bình quân, tình hình
sinh trưởng, với diện tích ơ dạng bản (4m x 5m).
* Điều tra lấy mẫu đất:
- Lấy mẫu phân tích: Tại mỗi ô nghiên cứu lấy hai mẫu đất để phân tích
các chỉ tiêu lí hóa học ở hai độ sâu khác nhau là 0 – 20cm và 20 – 40cm. Mẫu
phân tích đất là mẫu tổng hợp từ các mẫu đơn lẻ.
+ Đối với độ sâu 0 – 20 cm: Lấy mẫu phân tích tổng hợp từ 9 mẫu đơn lẻ
(1mẫu lấy từ thành quan sát phẫu diện chính, 8 mẫu cịn lại lấy theo 8 hướng
Đơng, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam cách phẫu diện chính 8
– 10m).
+ Độ sâu 20 – 40 cm: Lấy mẫu tổng hợp từ 5 mẫu đơn lẻ (1mẫu lấy từ
thành quan sát phẫu diện chính, 4 mẫu cịn lại lấy theo 8 hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc cách phẫu diện chính 8 – 10m).
- Các mẫu đất phân tích được cho vào túi nilon riêng biệt có ghi kí hiệu
mẫu để phân biệt rõ.
- Mẫu đơn lẻ được lấy với lượng bằng nhau ở cùng một cấp độ sâu và mỗi
mẫu đất tổng hợp được lấy 1kg đất. Vậy số mẫu phân tích là 4 mẫu
- Lấy mẫu dung trọng: Mẫu dung trọng được lấy bằng ống dung trọng ở
độ sâu 0 – 20cm, 20 – 40cm từ 5 mẫu đơn lẻ (1 ở thành phẫu diện chính, 4 mẫu
cịn lại được lấy ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách phẫu diện chính 8 –
10m). Vậy số mẫu dung trọng tổng là 20.

11



2.4.2. Cơng tác nội nghiệp
* Xử lý mẫu, phân tích đất tại phịng thí nghiệm bằng phương pháp truyền
thống.
- Xử lý mẫu: Các mẫu đất sau khi đem về được phơi khô trong điều kiện
tự nhiên, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn, kết von...Sau đó, tiến hành giã nhỏ và rây qua
rây có đường kính 1 mm.
- Phân tích mẫu: Sau khi mẫu đất được xử lý xong, tiến hành phân tích để
xác định các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT

Phương pháp phân tích

Chỉ tiêu phân tích

1

Tỷ trọng (g/cm3)

Phương pháp bình tỷ trọng Picnomet

2

Dung trọng (g/cm3)

Ống dung trọng

3


Độ xốp (%)

Tính thơng qua dung trọng, tỷ trọng

4

Hàm lượng mùn (%)

Phương pháp Tjurin

5

pHH20 , pHKCl

Máy đo pH cầm tay

6

NH4+, P2O5 , K2O

Phương pháp so màu

12


Chương3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phí Đơng Bắc của tình miền núi

Hịa Bình và miền Tây Bắc Việt Nam; nằm ở tọa độ địa lí: từ 105 025’14” 105041’25” Kinh độ Đông, 20036’30” - 20057’22” Vĩ độ Bắc; tiếp giáp với thủ
đô Hà Nội; biên giới liền kề với khu công nghiệp cao Hịa Lạc, khu đơ thị Phú
Cát, Miếu Mơn, Đại học Quốc Gia, Làng văn hóa các dân tộc.
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì, nơi có một
phần của vườn quốc gia Ba Vì. Phía Đơng giáp huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội. Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Phía Nam
giáp huyện Kim Bơi và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình. Phía Bắc giáp huyện
Quốc Oai và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.1.2. Địa hình
Lương Sơn là huyện thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng
bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp ó độ cao sàn
sàn nhau khoảng 200 – 400m được hình thành bởi đá macma, đá vơi và các trầm
tích lục ngun, có địa thế nghiêng đề theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
là nơi tiếp xúc giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc Bộ.
Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ
các khối núi đá vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ
nhân tạo đan xen.
3.1.3. Khí hậu
Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đơng lạnh,
ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.
- Nền nhiệt trung binh cả năm 22,9 – 23,30C.
- Lượng mưa bình quân từ 1.520,7 – 2.255,6mm/năm, nhưng phân bố
không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.

13


3.1.4. Thủy văn
Lương Sơn có mạng lưới sơng, suối phân bố tương đối đồng đều trong
các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ xã Lâm Sơn

dài 91km. Sơng Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy
bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước. Ngồi sơng Bùi trong huyện cịn một
số sơng, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thoát nước tốt
3.1.5. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất
lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa
bàn huyện. Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố
khơng đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân
bố rải rác tồn huyện.
Tài ngun rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19ha ( số liệu
thống kê năm 2016) chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện
khá đa dạng và phong phú với nhiều loài gỗ quý. Nhưng do tác động của con
người, rưng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh
Tài ngun khống sản: Trên địa bàn huyện có các loại khống sản trữ
lượng lớn đó là đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.
Tài nguyên du lịch: Với vị trí thuận lợi gần thủ đơ Hà Nội và địa hình
xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp hệ thống sống, suối, hồ tự
nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng... đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều
kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân
golf.
Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ
thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hag
Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển du
lịch.

14


3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số và nguồn lao động

Dân số huyện Lương Sơn trên 100 nghìn người, có 3 dân tộc chính cùng
sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 66,46%, dân tộc Kinh chiếm
32,07%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng. Lực
lượng lao động đơng, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao
động qua đào tạo chiếm 45% điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực
lao động có tay nghề
3.2.2. Đặc điểm kinh tế
Theo số liệu vào quý I năm 2020, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát
triển theo hướng tái cơ cấu ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, cơ cấu cây trồng, vật ni được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung, quy hoạch và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa gắn với chuỗi
sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng từng bước ổn định, có mức tăng trưởng khá; Giá trị sản xuất công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng ước đạt 4.085 tỷ đồng, đạt 24,24% so với kế
hoạch tỉnh giao, đạt 31,5% so với kế hoạch huyện giao, tăng 15% so với cùng kỳ
năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 122 triệu USD, đạt 25,4 % kế hoạch,
tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Thương mại, dịch vụ, du lịch: Tổng mức
luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.259 tỷ đồng, đạt 23,58%
so với kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019
3.2.3. Giáo dục, y tế
- Về giáo dục: Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng
lên, giáo dục vùng khó khăn, giáo dục dân tộc được quan tâm đầu tư và đi sâu
vào chất lượng. Nhiều trường đã đón nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay
trường đạt chuẩn quốc gia trong huyện đạt trên 40%.
- Về y tế: Các hoạt động y tế được duy trì thường xuyên, cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho các cơ sở. Thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục, tư vấn vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách Dân số KHHGĐ

15



Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Tầng cây cao
Thực vật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với đất và sự hình thành đất.
Là nhân tố chủ yếu cung cấp chất hữu cơ, cải thiện tính chất vật lý, hóa học cho
đất.

Qua q trình điều tra, đề tài tổng hợp được các chỉ tiêu cấu trúc và sinh

trưởng của rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng
sau:
Bảng 4.1. Đặc điểm của rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu
Tuổi

N (Cây/ha)

Hvn (m)

Dt (m)

1

1.746

1,45

1,10


5

1.520

11,25

4,15

ĐTC
Rừng chưa
khép tán
0,40

Bảng kết quả trên cho thấy:
- Về mật độ: Rừng trồng Bạch đàn tại khu vực khơng có sự khác biệt, cụ
thể là: mật độ trung bình ở tuổi 1 là 1.746 cây/ha; tuổi 5 là 1.520 cây/ha.
- Chiều cao và đường kính tán cũng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các cấp
tuổi: Chiều cao vút ngọn tính trung bình ở cấp tuổi 1 đạt 1,45 m và ở tuổi 5 đạt
11,25 m. Trung bình sự tăng trưởng về chiều cao đạt 2,25m/ năm. Chiều cao vút
ngọn tăng mạnh cho thấy cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Chỉ tiêu đường
kính tán cũng tăng mạnh đạt 1,10m ở tuổi 1 và lên đến 4,15m ở tuổi 5. Đường
kính tán tăng kéo theo độ tàn che, độ giao tán tăng có tác dụng rất lớn trong việc
giảm thiểu động năng hạt mưa tác động xuống bề mặt đất.
- Độ tàn che của tầng cây cao trong khu vực biến đổi rõ rệt theo tuổi. Ở
tuổi 1, rừng ở giai đoạn còn non, chưa khép tán và đạt 0,40 ở tuổi 5.
Như vậy: Các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính
tán (Dt) khá đồng đều, tại khu vực nghiên cứu sinh trưởng cây Bạch đàn tương
đối tốt và ổn định.

16



4.1.2. Cây bụi thảm tươi (CBTT) và thảm khô thảm mục (TKTM)
Ngồi vai trị trả lại chất hữu cơ cho đất CBTT và TKTM cịn có tác dụng
quan trọng trong bảo vệ đất, giảm dịng chảy mặt, cải thiện tính chất lý – hóa –
sinh học của đất.Kết quả điều tra sơ bộ về tầng cây bụi thảm tươi và lớp thảm khơ,
thảm mục tại khu vực được trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Đặc điểm CBTT và TKTM tại khu vực nghiên cứu
Trạng thái rừng

Cây bụi thảm tươi

Thảm khô thảm mục

Htb (m)

ĐCP (%)

Độ dày (cm)

ĐCP(%)

RT BĐ tuổi 1

0,67

58

1,00


21

RT BĐ tuổi 5

1,35

87

4,00

75

Kết quả điều tra cho thấy:
- Tầng cây bụi thảm tươi: Dưới rừng trồng Bạch đàn tuổi 1: thành phần
loài cây chủ yếu là đơn buốt, cỏ lá tre, cỏ tranh.… có chiều cao trung bình
0,67m; độ che phủ 58 %. Các chỉ tiêu điều tra có sự tăng theo tuổi của rừng Bạch
đàn: Cụ thể là ở tuổi 5, chiều cao trung bình của cây bụi thảm tươi đạt 1,35m, độ
che phủ trung bình lên tới 75% với lồi câychủ yếu là dương xỉ, cỏ lá tre, chó đẻ,
sim, mua,tàu bay…Có sự sai khác về sinh trưởng của cây bụi thảm tươi dưới 2
trạng thái rừng là do biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với mỗi trạng thái là khác
nhau.
- Thảm khô, thảm mục: Kết quả xác định độ dày và độ che phủ của thảm
khô, thảm mục có sự khác biệt lớn giữa các tuổi của rừng: Tăng theo tuổi. Đó là:
Ở tuổi 1 độ dày trung bình của lớp thảm khơ chỉ đạt 1,00 cm, độ che phủ thấp
21.00% ngược lại ở tuổi 5 độ dày trung bình tăng nhanh lên tới 4,00 cm với độ
che phủ đạt 75%. Nguyên nhân là do trạng thái rừng Bạch đàn tuổi 5 có tầng cây
cao, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh trả lại cho đất một lượng lớn vật rơi rụng
còn ở tuổi 1 rừng chưa khép tán gần như khơng có vật rơi rụng của tầng cây cao,
chỉ có một phần lớp cây bụi thảm tươi chết đi hình thành nên độ dày bình quân
và độ che phủ thấp.


17


×