Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh quảng ninh đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC G IA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM NHƯ THỊNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC G IA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM NHƯ THỊNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN YÊM

Hà Nội – Năm 2013




LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng chân thành, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Đại
học Quốc gia Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Phịng cảnh
sát PCTP về mơi trường Cơng an tỉnh Quảng Ninh; Bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu, xây dựng và hồn thành Luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cán bộ trong Trung tâm nghiên
cứu Tài nguyên và môi trường – Đại học quốc gia Hà Nội đã ln tận tình chỉ bảo,
truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc, giúp đỡ tôi trong học tập,
nghiên cứu khoa học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Yêm – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng
tồn thể các thầy cơ giáo trong trung tâm nghiên cứu tài ngun và mơi trường đã
giúp đỡ em hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày.....tháng .... năm 2013
Tác giả Luận Văn

Phạm Như Thịnh

 
 

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này được hình thành và
phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS Trần Yêm. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là hoàn toàn

trung thực.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Như Thịnh

 
 

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI .................................3
1.1. Cơ sở lý luận về CTNH........................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về CTNH...........................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTNH .....................................................................4
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTNH ....................................................................4
1.1.2.2. Phân loại CTNH......................................................................................5
1.2. Hiện trạng về chất thải nguy hại trên thế giới và ở Việt Nam .............................7
1.2.1. Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới và ở Việt Nam ...............................7
1.2.1.1. Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới .................................................7
1.2.1.2. Tình hình phát sinh CTNH của Việt Nam ...............................................8

1.2.2. Tình hình quản lý CTNH trên thế giới và ở Việt Nam................................12
1.2.2.1. Tình hình quản lý CTNH trên thế giới ..................................................12
1.2.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam.................................................15
1.3. Tổng quan vùng nghiên cứu...............................................................................17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................17
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội...............................................................................18
CHƯƠNG II ............................................................................................................21
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................21
 
 

iii


2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.....................................................21
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................21
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................21
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................21
2.2.1. Phương pháp luận ........................................................................................21
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu. .....................................................................21
CHƯƠNG III...........................................................................................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................24
3.1. Hiện trạng nguồn, khối lượng và thành phần chất thải nguy hại .......................24
3.1.1. Các loại nguồn thải và đặc điểm của chất thải nguy hại..............................24
3.1.1.1. CTNH phát sinh từ lĩnh vực công nghiệp..............................................24
3.1.1.2. CTNH từ ngành Y tế ..............................................................................25
3.1.1.3. CTNH từ sản xuất nông nghiệp.............................................................25
3.1.1.4. CTNH từ hoạt động khác.......................................................................26

3.1.2. Khối lượng và thành phần chất thải nguy hại..............................................26
3.1.2.1. Khối lượng phát sinh CTNH .................................................................26
3.1.2.2. Thành phần CTNH ................................................................................28
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của CTNH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.........36
3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất....................................................................36
3.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................................37
3.2.3. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí ........................................................38
3.2.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái .........................................................................39
3.2.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ...........................................................39
3.3. Đánh giá hiện trạng xử lý vi phạm và quản lý CTNH tại tỉnh Quảng Ninh .....41
3.3.1 Các vụ vi phạm về quản lý CTNH ................................................................41
3.3.2. Tổ chức quản lý ...........................................................................................43
3.3.3. Hiện trạng các văn bản pháp luật về quản lý CTNH của tỉnh Quảng Ninh 45
 
 

iv


3.3.4. Các hoạt động quản lý đang được thực hiện tại Quảng Ninh......................46
3.3.6. Các công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng tại Quảng Ninh ...............54
3.4. Dự báo nguồn, khối luợng và thành phần CTNH của tỉnh Quảng Ninh............56
3.4.1. Cơ sở dự báo ................................................................................................56
3.4.2. Kết quả dự báo.............................................................................................56
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................59
3.5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .........................................................................59
3.5.2. Các giải pháp quản lý CTNH.......................................................................60
3.5.2.1. Quản lý CTNH an toàn..........................................................................60
3.5.2.2. Đề xuất quy trình quản lý CTNH ..........................................................68

3.5.2.3. Hồn thiện, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH ....................70
3.5.2.4. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH ..................................72
3.5.2.5. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ...........................................................77
3.5.2.6. Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH................................80
3.5.3. Các biện pháp công nghệ xử lý CTNH........................................................81
3.5.3.1. Giảm thiểu CTNH tại nguồn ................................................................81
3.5.3.2. Cơng nghệ xử lý hóa - lý .......................................................................82
3.5.3.3. Các quá trình sinh học ..........................................................................84
3.5.3.4. Các quá trình xử lý nhiệt.......................................................................84
3.5.3.5. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh ...........................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
1. Kết luận .................................................................................................................88
2. Kiến nghị ...............................................................................................................89
2.1. Đối với các cơ quan nhà nước ........................................................................89
1.2. Đối với các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTNH...90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC .................................................................................................................93
 
 

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Giải nghĩa cụm từ viết tắt

CT


Chất thải

CTCN

Chất thải công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

BVMT

Bảo vệ môi trường

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

SX & TM

Sản xuất và thương mại

PCB

Polychlorinated Biphenyl


UBND

Ủy ban nhân dân

TP, TX

Thành phố, thị xã

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

QCVN07:2009/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại

TT số 12

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Quy
định về quản lý chất thải nguy hại”

 
 


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt.............9
Bảng 1.2. CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm.......................................10
Bảng 1.3. Lượng CTNH phát sinh theo ngành .........................................................11
Bảng 3.1. Số lượng CTNH phát sinh, vận chuyển và thu gom xử lý hàng năm tại
Quảng Ninh ...............................................................................................................27
Bảng 3.2. Thành phần chất thải nguy hại ở các nhóm ngành của.............................28
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................28
Bảng 3.3. Các đơn vị hành nghề quản lý CTNH tại Quảng Ninh.............................44
Bảng 3.4. Các đơn vị hành nghề quản lý CTNH ngồi địa bàn do Tổng cục Mơi
trường cấp phép tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh..............................................45
Bảng 3.5. Công tác cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hàng năm tại tỉnh Quảng
Ninh (ĐVT: sổ) .........................................................................................................48
Bảng 3.6. Ước tính lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2012 ..................57

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thực trạng CTNH phát sinh tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ.....................11
Hình 1.2. Phương tiện vận chuyển trái phép CTNH không đảm bảo điều kiện theo
quy định (Nguồn: báo Cơng an Nghệ An ngày 28/09/2012) ....................................12
Hình 3.1. Một số hình ảnh về cơ sở tái chế CTNH trái phép bị phát hiện, kiểm tra ở
Quảng Ninh ...............................................................................................................50
Hình 3.2. Sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTNH...........................52
Hình 3.3. Đề xuất Quy trình quản lý kỹ thuật CTNH trên địa bàn Quảng Ninh .....68
Hình 3.4. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đối với chủ nguồn thải CTNH
tại Quảng Ninh ..........................................................................................................77
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí CTNH........................................78
Hình 3.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan .....................79

Hình 3.7. Mơ hình tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật....................................................86
 
 

vii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp,
vấn đề gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường trở thành chủ đề được cả thế
giới quan tâm. Trong đó, chất thải nguy hại (hazardous waste) là một trong những
chất thải gây ô nhiễm được quan tâm hàng đầu.
Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, hoạt
động khai khống; từ bệnh viện; các cơ sở chăm sóc sức khỏe; từ các hoạt động
dịch vụ du lịch và phục vụ cho đời sống hàng ngày. Lượng chất thải nói chung và
chất thải nguy hại nói riêng sẽ tăng lên cùng với tốc độ phát triển kinh tế, và những
yêu cầu về quản lý chất thải cũng cần phải đi đôi với sự phát triển này.
Thành phần chất thải nguy hại (CTNH) rất đa dạng, bao gồm các chất hữu cơ
và vơ cơ hoặc có khi kết hợp cả hai. CTNH có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng
hoặc bùn. Mức độ nguy hại của chất thải cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào liều
lượng và khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn trong đó. Thậm chí tính chất
nguy hại của chất thải chỉ thể hiện trong điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp
suất nhất định nào đó. Đối với các CTNH hữu cơ, tính độc hại phụ thuộc nhiều vào
thành phần và cấu tạo hóa học của chúng.
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, mới đang trong giai đoạn
đầu xây dựng và triển khai các công cụ quản lý CTNH. Các ngành kinh tế và dịch
vụ của đất nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ có quy mơ lớn với công nghệ
hiện đại mới được xây dựng vẫn tồn tại nhiều cơ sở cũ đã vận hành hàng nhiều chục
năm, nhiều cơ sở tuy mới đầu tư nhưng quy mơ nhỏ và có cơng nghệ, thiết bị lạc

hậu. Không thể phủ nhận, đẩy nhanh phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hố, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng của thành
phố. Nhưng mặt khác, các hoạt động kinh tế đã tạo ra một khối lượng CT rất lớn,
trong đó nhiều chất có tính chất nguy hại cao đối với con người và môi trường.
 
 

1


Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý đặc
biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả
nước. Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội
với thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng, các tỉnh đồng bằng sơng Hồng, ven biển với hệ
thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi quanh địa bàn của tỉnh. Với
nguồn tài nguyên lớn, có ưu thế về phát triển cảng biển, du lịch, khoáng sản (đặc
biệt là than đá và vật liệu xây dựng), gần các nguồn sản xuất điện lớn, có nguồn lao
động dồi dào và hệ thống giao thông thuận tiện. Quảng Ninh là tỉnh có những cơ hội
lớn để phát triển nhanh trong tương lai.
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh đang trở thành vấn đề
cấp thiết. Nếu không được quản lý chặt chẽ từ khâu phát thải đến khâu xử lý, thải
bỏ, chất thải nguy hại có thể gây những tác động xấu cho môi trường, hệ sinh thái
cũng như sức khỏe cộng đồng. Để quản lý một cách hiệu quả, cần có đầy đủ thơng
tin về các chủ thải, lượng thải, nguồn gốc phát sinh, đặc tính của từng chủng loại và
phương thức quản lý, xử lý chất thải nguy hại hiện tại.
Từ những lý do trên đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015’’ được thực hiện với tính thực tiễn cao, thơng tin thu thập được

cùng với thông tin phát triển, quy hoạch của thành phố có thể dự báo về việc phát
sinh chất thải nguy hại trong những năm tới và đề xuất các giải pháp quản lý chất
thải nguy hại cho hiện tại cũng như tương lai.
Mục tiêu chính của luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Điều tra, thống kê, phân loại CTNH, để đưa ra được số liệu cụ thể về hiện
trạng số lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn Quảng Ninh.
- Đánh giá được công tác quản lý, xử lý CTNH hiện nay trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải nguy hại trên địa bàn tỉnh đến năm 2015.
 
 

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Cơ sở lý luận về CTNH
1.1.1. Một số khái niệm về CTNH
Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên
xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng
ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự
phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước hiện nay
trên thế giới mà CTNH được định nghĩa khác nhau theo nhiều cách trong Luật và
các văn bản dưới Luật về môi trường:
Theo UNEP (The United Nations Environmet Programme): CTNH là chất
thải ở dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí do hoạt tính hố học, độc tính, nổ, ăn
mịn, hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức
khoẻ con người hoặc mơi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với
chất khác.

Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ RCRA (Resource
Conservation & Recovery Act) thì CTNH là:
- Chất thải được liệt kê trong quy chế của EPA.
- Chất thải được phân tích và có 1 trong 4 đặc tính do EPA đưa ra gồm: cháy,
nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính.
- Chất thải được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US –EPA): Chất thải được cho là
nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
- Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mịn, phản ứng, và/hoặc độc hại.
- Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (Chất thải nói chung
từ quy trình cơng nghệ).
- Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các ngành công nghiệp độc
hại).
 
 

3


- Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian.
- Là hỗn hợp có chứa một CTNH đã được liệt kê.
- Là một chất được quy định trong RCRA.
- Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là CTNH trừ khi chúng
được loại bỏ hết tính nguy hại.
Theo Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 của Việt Nam, tại Khoản 11, Điều
3 nêu rõ: CTNH là chất thải có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Các chất gây nguy hại điển hình:
9 Axít và kiềm
9 Dung dịch xyanua và hợp chất

9 Chất oxy hóa
9 Dung dịch kim loại nặng
9 Dung môi (halogenated and nonhalogenated)
9 Cặn dầu thải
9 Amiăng
So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam với định
nghĩa của các quốc gia khác cho thấy định nghĩa của nước ta có nhiều điểm tương
đồng với định nghĩa của UNEP và của Mỹ. Qua đó, đã nhấn mạnh đến tính chất
nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ thì
CTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
1.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTNH
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTNH
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại
tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH
có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất cơng
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vơ tình hay cố ý. Có
thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như:
 
 

4


- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi
toluene hay xelyene…).
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại…).
- Thương mại (quá trình xuất nhập các hàng độc hại không đạt yêu cầu cầu
sản xuất, hàng quá hạn sử dụng…).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như việc sử dụng pin, dầu nhớt bôi trơn,
ắcquy các loại, các hoạt đơng nghiên cứu trong phịng thí nghiệm…).

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động cơng nghiệp là nguồn phát sinh
CTNH lớn nhất và phụ thuộc vào rất nhiều vào loại ngành cơng nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại CTNH
Có nhiều cách để phân loại CTNH, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như sau:
- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính).
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo Luật.
a. Theo đặc tính của CTNH:
- Tính cháy (Ignitability).
- Tính ăn mịn (Corossivity).
- Tính phản ứng (Reactivity).
- Tính độc hại (Toxicity).
Xác định tính độc của chất thải bằng cách sử dụng bảng liệt kê danh sách các
chất độc hại được ban hành theo luật hay xác định bằng phương thức rò rỉ. Chất độc
hại gồm các kim loại nặng như: thuỷ ngân (Hg), cadmium (Cd), asenic (As), chì
(Pd) và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen (C6H5CH3), benzen
(C6H6), axeton (CH3COCH3), cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc
sát trùng, trừ sâu, hố chất nơng dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự
nhiên nếu tích luỹ trong cơ thể con người ở đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây
bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls). Ngồi ra có một cách phân loại CTNH
theo đặc tính khác được thể hiện như sau dựa trên quan điểm những mối nguy hại
tiềm tàng và các tính chất chung của chúng, chia ra thành 9 nhóm:
 
 

5


+ Chất gây nổ.
+ Các chất khí nén, hóa lỏng hay hịa tan có áp.
+ Các chất lỏng dễ gây cháy.

+ Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất gặp
nước sẽ sinh ra khí dễ cháy.
+ Những tác nhân oxy hóa và các peoxit hữu cơ.
+ Chất gây độc và chất gây nhiễm bệnh.
+ Những chất phóng xạ.
+ Những chất ăn mịn.
+ Những chất nguy hại khác.
b. Theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành:
Ở Việt Nam, việc phân định, phân loại CTNH được thực hiện theo quy định
tại Phụ lục 8 TT số 12/2011/BTNMT, được xác định theo 19 nhóm nguồn/dịng
thải. Thơng qua danh mục này, các chất thải được tra cứu nhanh theo các nhóm
dịng thải tương ứng. Các nhóm nguồn/dịng thải này bao gồm:
01. Chất thải ngành thăm dị, khai thác, chế biến khống sản, dầu khí và than.
02. Chất thải từ ngành sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hố chất vơ cơ.
03. Chất thải từ ngành sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất hữu cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che
phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ CT, nước thải và xử lý nước cấp.
 
 

6



13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt
động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải nguy hại từ các nguồn khác.
17. Dầu thải và chất thải lẫn dầu từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải chưa nêu tại các mã khác.
Theo cách này, các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất thải
phát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các cơ quan quản lý địa
phương cũng dễ dàng trong việc cấp Sổ chủ nguồn CTNH và quản lý các nguồn
CTNH.
Tóm lại, ở nước ta hiện nay có hai cách xác định CTNH, đó là:
- Xác định CTNH theo 19 nhóm nguồn và dịng thải chính trong Danh mục
CTNH ban hành (Phụ lục 8 ban hành kèm theo TT số 12/2011/BTNMT).
- Xác định CTNH thơng qua phân tích các tính chất và thành phần nguy hại
đối với những chất thải rơi vào Cột Ngưỡng nguy hại (*) của theo TT số 12 hoặc
một số CT như: Phân loại của QCVN 07:2009 - Phân loại CTNH hoặc khơng có
trong danh mục của cả 2 văn bản trên. Các kết quả phân tích các thành phần nguy
hại sẽ được đối chiếu với Tiêu chuẩn về ngưỡng nguy hại QCVN 07: 2009.
Ngồi ra, trong thực tế, có một số CTNH do chủ nguồn thải tự kê khai và
công bố cũng được cơ quan quản lý môi trường chấp nhận khi đăng ký cấp Sổ chủ
nguồn thải CTNH.
1.2. Hiện trạng về chất thải nguy hại trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình phát sinh CTNH trên thế giới

 

 

7


Chất thải và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ln đi cùng nhau. Chính vì vậy,
tất cả các loại chất thải trên thế giới đều tăng lên một cách khác thường. Ở Mỹ, từ
năm 1970 – 1988, lượng chất thải rắn được chôn lấp hay tiêu hủy đã tăng 37%,
lượng chất thải tính theo đầu người tăng 14%. Mỗi năm người Mỹ thải ra 156 triệu
tấn rác thải đô thị. Khối lượng rác độc hại (vỏ hộp sơn cũ, pin bỏ đi được đổ vào
thùng rác gia đình…) rất lớn. Hầu hết các ước tính đều cho rằng tổng lượng rác thải
độc hại là từ 250 – 500 tấn/năm. Phần lớn rác thải độc hại được tạo ra từ các ngành
cơng nghiệp dầu lửa, kim loại và hóa chất, dù bằng cách này hay cách khác. [5a]
Sự phát triển các loại hình cơng nghiệp, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng
thụ vật chất…đã dẫn đến một lượng lớn chất thải được thải ra mơi trường trong đó
có chất thải nguy hại. Và chính điều này đã gây ra một số bệnh nghiêm trong như: ở
dạng muối vô cơ, thủy ngân gây nên các rối loạn thần kinh cho công nhân làm mũ
của ngành công nghiệp làm mũ của Hà Lan với cụm từ “mad as a hatter”, bệnh
“Minamata” do nhà máy hóa chất của Nhật, nhiễm độc Cd qua con đường thực
phẩm tại Nhật gây ra bệnh “Itai – Itai”… [5b]
1.2.1.2. Tình hình phát sinh CTNH của Việt Nam
CTNH là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh CTNH lớn nhất là
các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm).
Ngồi ra, nơng nghiệp cũng là nguồn phát sinh CTNH, mỗi năm phát sinh khoảng
8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng
37.000 tấn tồn lưu các loại hố chất nơng nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn
sử dụng. Lượng CTNH phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là
đối với CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Lượng chất thải công nghiệp
(CTCN) nguy hại phát sinh từ vùng KTTĐ phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng
CTCN nguy hại của cả nước. 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hố trong khi đó CTNH từ nông nghiệp chủ
yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. [8a]
Theo ước tính lượng phát sinh chất thải sẽ tăng lên đáng kể; Dự báo đến năm
 
 

8


2020 sẽ có khoảng 46 triệu cư dân sinh sống ở các vùng đô thị; Tiêu dùng sẽ tăng
lên và sản xuất cũng sẽ tăng mạnh với việc phát triển thêm nhiều ngành cơng nghiệp
có tiềm năng phát sinh nhiều CTNH và các cơ sở y tế sẽ tiếp tục được hiện đại hoá.
Những biến động này sẽ làm lượng phát sinh chất thải sinh hoạt tăng thêm 60%;
lượng phát sinh CTCN sẽ tăng 50% và lượng phát sinh CTNH sẽ tăng hơn 3 lần, mà
chủ yếu là từ các nguồn cơng nghiệp. Nếu tính đến chi phí cao cho các hoạt động
thu gom và tiêu huỷ chất thải một cách an tồn thì việc triển khai các sáng kiến
nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải như: Các chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng, sản xuất sạch hơn và áp dụng các biện pháp khuyến khích về kinh tế dựa trên
nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể nguồn
kinh phí. Ví dụ như: Ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm được 200 tỷ đồng chi cho hoạt
động xử lý chất thải sinh hoạt và 130 tỷ đồng chi cho xử lý chất thải y tế nguy hại
nếu thực hiện giảm thiểu được 10% lượng chất thải phát sinh. [8b]
Với quy mô đơ thị hóa, gia tăng dân số và cơng nghiệp hóa, lượng CTNH nói
riêng sẽ tăng nhanh chóng. Việc xử lý các loại chất thải này sẽ là một áp lực rất lớn
đối với công tác BVMT ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Trong đó, một số
CTNH chủ yếu ở Việt Nam cần phải có sự giám sát đặc biệt (Bảng 1.1). Lượng
CTNH phát sinh mỗi năm tại 3 khu vực KTTĐ của cả nước khoảng 113.188 tấn
(Bảng 1.2). Trong vùng KTTĐ phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh được kể đến là 1 trong 3
địa phương có lượng phát sinh CTNH lớn nhất toàn vùng. Tổng lượng CTNH phát
sinh theo một số ngành được thể hiện tại Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Một số loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt
Loại CTNH

 
 

Các đặc tính

Chất thải PCB

Độc hại

Bùn chứa kim loại nặng

Độc hại

Các dung môi chứa Halogen

Độc hại

Chất thải thuốc BVTV

Độc hại

Dầu và dầu mỡ

Độc hại

9



Loại CTNH

Các đặc tính

Các chất tẩy rửa

Độc hại

Chất thải chứa dầu

Độc hại

Dầu thải

Độc hại

Chất thải y tế

Độc hại
Nguồn: [30]

Bảng 1.2. CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm
Đơn vị

Khối lượng (tấn/năm)

Khu vực KTTĐ phía Bắc

28.739


Hà Nội

24.000

Hải Phịng

4.620

Quảng Ninh

119

Khu vực KTTĐ miền Trung

4.117

Đà Nẵng

2.257

Quảng Nam

1.768

Quảng Ngãi

92

Khu vực KTTĐ phía Nam


80.332

TP. Hồ Chí Minh

44.413

Đồng Nai

33.976

Bà Rịa – Vũng Tàu

1.943
Nguồn: [30a]

 
 

10


Bảng 1.3. Lượng CTNH phát sinh theo ngành
Ngành

Khối lượng (kg)

Công nghiệp nhẹ

60.000


Hóa chất

45.000

Cơ khí luyện kim

26.000

Y tế

10.000

Từ chất thải sinh hoạt đơ thị

5.000

Chế biến thực phẩm

4.000

Điện, điện tử

2.000

Tổng cộng

152.000
Nguồn: [30b]


Hình 1.1. Thực trạng CTNH phát sinh tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ

 
 

11


Hình 1.2. Phương tiện vận chuyển trái phép CTNH khơng đảm bảo điều kiện
theo quy định (Nguồn: báo Công an Nghệ An ngày 28/09/2012)
1.2.2. Tình hình quản lý CTNH trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình quản lý CTNH trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng
ký tồn cầu về hóa chất độc tiềm tàng), IPCS (chương trình tồn cầu về an tồn hóa
chất), WHO (tổ chức Y tế thế giới)…xây dựng và quản lý các dữ liệu thơng tin về
an tồn hóa chất.
Tùy từng điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật
cùng với nhận thức về quản lý, xử lý chất thải riêng của mình. Dưới đây là những
mơ tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại một số nước trong khu
vực và thế giới:
¾ Trung Quốc: Phần lớn chất thải nguy hại của các khu vực kinh tế, một số xí
nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc cũng đề ra Luật kiểm sốt và phịng
ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn (1995), trong đó có quy định các ngành công
nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải… đồng thời phải đăng ký
việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công
nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất.
 
 

12



¾ Hồng Kông: cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung được xây dựng từ năm
1987 đến năm 1993. Với hệ thống thu gom, vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại,
công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hóa/lý đã xử lý hầu hết lượng chất thải tại
Hồng Kông. Tại đây người ta cũng tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung
về sự tiêu hủy chất thải, đặc biệt là chất thải hóa học. Nhờ hệ thống nghiền nhỏ để
chơn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển xử lý và tiêu hủy chất thải, nhất là chất
thải nguy hại đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung và quản
lý nguy hại nói riêng tại Hồng Kơng.
¾ Inđơnêxia: xử lý chất thải nguy hại bằng các cơ sở hóa phối hợp hữu cơ tập
trung và đốt chất thải hữu cơ trong lò xi măng; chất thải vơ cơ lỏng nói chung được
thải vào nước. Một số ít chất thải nguy hại được xử lý tại chỗ tại các cơ sở sản xuất.
¾ Malaysia: tại đây xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung từ năm
1995 – 1996, đây là cơ sở xử lý với công nghệ hiện đại vận hành trên cơ sở thu hồi
vốn hoàn toàn. Chất thải nguy hại được liệt kê và chứa giữ riêng trong những ngăn
kín của hố chơn rác tại bãi chơn lấp chờ xử sau.
¾ Philippin: chất thải nguy hại được đổ vào nước hay đổ vào các bãi rác công
cộng. Hiện tại Philippin chưa có cơng trình xử lý chất thải nguy hại tập trung, một
số ít chất thải được xử lý tại chỗ. Hiện đang có một đề án nghiên cứu về xử lý chơn
lấp chất thải nguy hại do EU tài trợ.
¾ Singapore: để giải quyết chất thải nguy hại đã có giải pháp cơng nghệ trình
độ thấp để xử lý hóa/lý, thu hồi dung mơi hữu cơ và lị đốt trong nhiều năm, chủ
yếu dùng thiết bị cũ, hệ thống tiên tiến hiện đại đã được đề nghị nhưng chưa được
thực hiện. Hiện tại chất thải được phân loại, một phần được tái chế phần còn lại
được đưa vào 4 nhà máy thiêu hủy. Hiện tại đã xây dựng nhà máy thứ 5 với công
suất 2500 tấn/ngày để xử lý chất thải. Hệ thống xử lý được MARPOL phê duyệt bao
gồm cả lị đốt sẽ góp phần giải quyết chất thải nguy hại tại Singapore. Nhiệt lượng
trong quá trình thiêu hủy được thu hồi để chạy máy phát điện. Công nghệ thiêu hủy
chất thải đang được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo các tiêu

 
 

13


chuẩn về môi trường. Dầu cặn, sơn thừa được tái chế sử dụng thì các nhà máy xí
nghiệp phải chịu chi phí xử lý chúng. Việc thu gom chất thải hầu hết do các công ty
tư nhân đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng nhà máy xử lý thiêu hủy chất thải.
Các công ty thu gom chất thải đều chuyển sang hình thức cổ phần hóa, Bộ mơi
trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi tồn quốc. Hàng tháng,
người dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu chất thải tùy theo diện tích sử dụng đất của
từng hộ.
¾ Srilanca: hiện tại khơng có quy trình xử lý chất thải chun dụng. Thơng
thường chất thải nguy hại được đổ vào bãi rác không chống thấm. Hiện nay đang
xây dựng hố chôn lấp hợp vệ sinh cho các chất thải đô thị. Một chiến lược quản lý
chất thải nguy hại đang được dự thảo bởi ERM (do WB tài trợ). Nhìn chung chất
thải nguy hại tại Srilanca chưa được quan tâm đúng mức.
¾ Thái Lan: chất thải nguy hại của Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý
trung tâm với công nghệ xử lý thấp, hệ thống xử lý này được đưa vào vận hành từ
năm 1998 và phương thức xử lý chủ yếu là xử lý hóa/lý ổn định và chơn lấp an toàn
cùng với hệ thống phối trộn hữu cơ (cho đốt trong lị xi măng). Ngồi phương thức
xử lý hóa/lý kết hợp với đốt cũng được áp dụng tại Thái Lan.
¾ Pháp: các chất thải nguy hại nói riêng và chất thải nói chung chỉ được tiêu
hủy khoảng 40%, số còn lại chưa được xử lý hợp vệ sinh. Hiện tại, hàng năm có tới
20 triệu tấn chất thải khơng được xử lý đã chất đống ở những nơi hoang vu khơng
người khai thác. Ngồi ra do phí lưu giữ chất thải ở Pháp khá rẻ nên các nước láng
giềng đã mang chất thải của nước thải của mình sang đổ ở các bãi rác thải tại Pháp.
Tại đây có khoảng hơn 20000 bãi chất thải hoang và tình trạng đổ thải bừa bãi như
vậy đang được chính phủ Pháp tìm mọi cách để chấm dứt.

¾ Hà Lan: Chất thải nguy hại được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó
phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế. Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu
hủy chất thải ở ngoài biển, nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Hà Lan đã tập trung xử
lý chất thải nguy hại tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường do các xí nghiệp
 
 

14


tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dưới sự giám sát của các cơ
quan chuyên mơn. Hằng năm, Hà Lan có tới 20 triệu tấn chất thải, 60% trong số này
được đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu hủy hoặc tái chế. Để
bảo vệ mơi trường, Chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải
hằng năm để giảm chi phí xử lý. Cơng nghệ xử lý chất thải nguy hại chủ yếu được
áp dụng là thiêu hủy, nhiệt năng do các lò thiêu hủy sinh ra sẽ được hòa nhập vào
mạng lưới năng lượng chung của đất nước. Ngồi ra, Hà Lan cịn đạt được bước
chuyển lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, trong các xí
nghiệp cơng nghiệp và những người nội trợ về những sự cần thiết phải đảm bảo môi
trường sống được trong sạch ở nhiều nơi, các chất thải được phân loại ngay từ
nguồn phát thải, nhất là đối với chất thải nguy hại. Việc thiêu hủy chất thải nguy hại
được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với những kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ
chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên
liệu mới, thuận lợi cho việc chế biến.
1.2.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
Hiện tại việc quản lý CTNH trên toàn quốc được thực hiện theo Thông tư
12/2011/TT-BTNMT quy định về CTNH. Cũng như sự tham gia tích cực của lực
lượng Cảnh sát PCTP mơi trường, tình hình quản lý CTNH nói chung tại các cơ
sở cơng nghiệp lớn đã bắt đầu ý thức về trách nhiệm đối với CTNH do doanh
nghiệp mình phát sinh. Bên cạnh đó có nhiều cơ sở chưa ý thức rõ hoặc tìm cách

trốn tránh trách nhiệm của chủ nguồn thải. Song song với chủ nguồn thải, năng
lực xử lý CTNH của các cơ sở đang trong tình trạng q tải, thậm chí một số tỉnh
chưa có cơ sở xử lý CTNH nào.
Các hệ thống xử lý CTCN nguy hại còn chưa đầy đủ. Việc thiếu các cơ sở xử
lý tập trung và các cơ chế khuyến khích để thúc đẩy thực hiện các biện pháp tiêu
huỷ an tồn sẽ dẫn đến tình trạng là các cơ sở công nghiệp hiện vẫn tiếp tục thực
hiện các phương pháp xử lý và tiêu huỷ khơng an tồn như tiêu huỷ chung với các
loại CT đô thị khác, lưu giữ ngay tại cơ sở, bán cho các cơ sở tái chế hoặc thậm chí
 
 

15


là đổ bỏ một cách tuỳ tiện. Ở một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và các KCN,
hiện đã có một số nơi bắt đầu áp dụng các phương thức cùng dùng chung hệ thống
xử lý, tiêu huỷ CT như các loại lò đốt đơn giản, các loại lị hơi cơng nghiệp hoặc là
các cơ sở xử lý CT chuyên dụng ở gần cơ sở mình.
Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại đang được tăng cường nhưng bị hạn
chế do vận hành không đúng kỹ thuật. Hiện tại, tổng mức đầu tư cho việc trang bị
các lị đốt với cơng suất tổng cộng đã đủ để đảm bảo thực hiện thiêu huỷ khoảng
50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí để vận hành và
bảo dưỡng các lị đốt này nên dẫn tới tình trạng khơng vận hành các lị đốt theo
đúng quy trình kỹ thuật, do vậy mà làm tăng khả năng phát thải các loại khí dioxin
và furan độc hại hoặc thực hiện tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại giống như chất thải
đô thị. Do đó, cần phải xây dựng và áp dụng cách tiếp cận có tính gắn kết và nhất
qn đối với hoạt động quản lý chất thải rắn (CTR) y tế.
Các hoá chất nông nghiệp tồn lưu đang được xử lý. Gần một nửa lượng chất
thải là các hoá chất dùng trong nông nghiệp tồn lưu ở các kho chứa đã được xử lý
bằng cách thiêu đốt hoặc là bằng các kỹ thuật hố học. Tuy nhiên, chi phí xử lý cịn

cao và các biện pháp xử lý này cũng chưa thực sự thoả đáng do vẫn còn tạo ra các
loại bùn, tro, khí thải có nhiều khả năng gây ra các rủi ro về môi trường như các kim
loại nặng, các chất dioxin và furan.
Với tỷ lệ thu gom như hiện nay, mới chỉ đạt khoảng 60% - 80% tổng lượng
CTNH. Tại các thành phố việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty
môi trường đô thị đảm nhận. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hàng
ngày ở các đô thị được thực hiện như sau: hầu hết các rác thải không được phân loại
tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn (trong đó lẫn CTNH) sau đó được vận chuyển
đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom vào khoảng 60% - 80% tổng lượng rác thải phát
sinh ở các thành phố lớn, cịn các đơ thị nhỏ tỷ lệ này khoảng 40% - 60%. Do đó,
tồn quốc khoảng 60%. Việc chơn lấp CT sinh hoạt đơ thị có lẫn CTNH khơng đảm
bảo vẫn xảy ra.
 
 

16


×