Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cà chua diệt sâu hại trên rau cải ngọt hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.83 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------------------------------

SỐ LIỆU GỐC
ĐIỀU CHẾ THUỐC THẢO MỘC CHIẾT XUẤT TỪ LÁ CÀ
CHUA DIỆT SÂU HẠI TRÊN RAU CẢI NGỌT HỮU CƠ

NGÀNH: KHUYẾN NÔNG
MÃ SỐ: 308

Giáo viên hướng dẫn

: Trần Thị Thanh Bình

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Hải Yến

Mã sinh viên

: 1453081260

Lớp

: Khuyến nơng

Khóa

: K59


Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Quý thầy cô Bộ môn Khuyến Nông và khoa học cây trồng, Viện quản lý đất
đai và Phát triển nông thôn – Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự
hƣớng dẫn tận tình của cơ giáo TS. Trần Thị Thanh Bình, đến nay em đã thu
đƣợc một số kết quả nhất định và đƣợc trình bày trong bản báo cáo với đề tài:
“ Điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cà chua diệt sâu hại trên
rau cải ngọt hữu cơ ”
Sau một thời gian làm bài luận văn tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản
thân và đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, đặc biệt cơ giáo TS.
Trần Thị Thanh Bình đã nhiệt tình hƣớng dẫn trong việc lựa chọn đề tài,
hƣớng tiếp cận, và giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên
cứu. Trong quá trình nghiên cứu do trình độ bản thân cịn nhiều hạn chế, chƣa
có nhiều kinh nghiệm, cịn nhiều thiếu sót rất mong thầy cơ bỏ qua những sai
sót và giúp em hồn thiện bài luận văn..
Em rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp q báu của q
thầy cơ giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hải Yến

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
2.1. Giới thiệu về cây cà chua ........................................................................... 4
2.2. Công dụng .................................................................................................. 5
2.3. Các thành phần hố học có trong cà chua .................................................. 5
2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng lá cà chua làm thuốc trừ sâu trên Thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................... 6
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ........................................................ 6
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 7
2.5. Đặc điểm chung của thuốc trừ sâu bằng thảo mộc .................................... 8
2.5.1. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ thảo mộc ...................................................... 8
2.5.2. Rau hữu cơ .............................................................................................. 9
2.5.3. Ƣu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại......... 12
2.6. Đặc điểm của rau họ thập tự và sâu xanh bƣớm trắng ............................. 13
2.6.1. Đặc điểm chung của họ thập tự ............................................................. 13
2.6.2. Sâu xanh bƣớm trắng ............................................................................ 14
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 16
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 16
3.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp........................................................................ 16
3.3.2. Tạo chế phẩm thuốc thảo mộc sinh học chiết xuất từ lá cà chua .......... 16
3.3.3. Thử hiệu lực của thuốc thảo mộc trong phịng thí nghiệm ................... 17
3.3.4. Thử hiệu lực của thảo mộc ngoài đồng ruộng ...................................... 18
ii



3.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................ 19
3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 19
3.4.2. Hiệu lực phòng trừ thuốc thảo mộc từ lá cà chua ................................. 20
3.4.3. Phƣơng pháp theo dõi ........................................................................... 20
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 21
4.1. TẠO CHẾ PHẨM PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TỪ LÁ CÀ CHUA ........... 21
4.1.1. Thu nhận chế phẩm ............................................................................... 21
4.1.2. Cách sử dụng chế phẩm ........................................................................ 23
4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA RAU CẢI NGỌT .... 23
4.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 23
4.2.2. Các chỉ tiêu về thiên địch ...................................................................... 26
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG, TRỪ SÂU HẠI RAU CỦA CHẾ
PHẨM ............................................................................................................. 26
4.3.1. Kết quả thử thuốc trong phòng.............................................................. 26
4.3.2. Kết quả thử thuốc ngoài đồng ruộng ..................................................... 28
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 31
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 31
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT: Công thức
NSG: Ngày sau gieo

NXB: Nhà xuất bản
ĐC: Đối chứng
CTTN: Cơng thức thí nghiệm
BVTV: Bảo vệ thực vật
CTĐC: Cơng thức đối chứng
OTC: Ơ tiêu chuẩn
CTTN: Cơng thức thí nghiệm
ĐVT: Đơn vị tính

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn rau hữu cơ và rau an toàn .................. 10
Bảng 4.1. Diễn biến chiều cao rau cải ngọt ở 4 công thức(ĐVT: Cm/cây) .... 23
Bảng 4.3. Hiệu lực trừ sâu xanh bƣớm trắng trong phòng của thuốc(ĐVT: %)
......................................................................................................................... 27
Bảng 4.4. Hiệu lực trừ sâu xanh bƣớm trắng ngoài đồng của thuốc(ĐVT: %)
......................................................................................................................... 29

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cây cà chua ....................................................................................... 4
Hình 2.2. Sơ đồ vòng đời của sâu xanh bƣớm trắng ....................................... 15
Hình 4.1. Lá cà chua ....................................................................................... 21
Hình 4.2. Hình ảnh chế phẩm ......................................................................... 22
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh chiều cao cây rau cải ngọt ở 4 công thức ............. 24

Hình 4.4. Biểu đồ so sánh số lá xanh ở 4 cơng thức ....................................... 25
Hình 4.5.Thử hiệu lực của thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cà chua diệt sâu
xanh bƣớm trắng trong phịng ......................................................................... 26
Hình 4.6. So sánh hiệu lực của các loại chế phẩm trong phòng lên sâu ......... 27
Hình 4.7. So sánh hiệu lực của các loại chế phẩm ngoài đồng lên sâu xanh
bƣớm trắng ...................................................................................................... 29
Hình 4.8. Hiệu quả phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng trên rau cải ngọt từ chế
phẩm chiết xuất từ lá cà chua trên 4 công thức ............................................... 30

vi


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, do sự phát triển của dân số cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh
đất canh tác, nền nông nghiệp nƣớc ta đang áp dụng các biện pháp thâm canh
cao, với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) có nguồn gốc hóa học nhằm tăng năng suất và sản lƣợng nơng lâm
sản. Tuy nhiên, sự thâm canh trong nông nghiệp đã làm cho đất đai ngày càng
thối hóa, hệ sinh thái mất cân bằng dinh dƣỡng, hệ vi sinh vật trong đất bị
phá hủy, tồn dƣ các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy
trong đất càng dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trƣớc.Trong
lĩnh vực phòng trừ dịch hại, do sâu, bệnh kháng thuốc nhanh nên nông dân
thƣờng tăng nồng độ sử dụng, dẫn đến dƣ lƣợng thuốc BVTV trong sản phẩm
nông nghiệp tăng cao, gây mất an toàn cho ngƣời sử dụng, ảnh hƣởng xấu tới
môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Ngồi ra, các sản phẩm làm ra khơng thể
xuất khẩu đƣợc nên ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của nông dân.
Từ năm 1960 đến nay nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng ồ ạt các chất
hóa học để diệt trừ sâu bệnh rất nhanh và rất có hiệu quả. Sau hơn 50 năm thế
giới sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đã cho thấy những nhƣợc điểm: gây hiện

tƣợng ô nhiễm nƣớc và ô nhiễm đất, gây độc hại cho ngƣời sử dụng, gây hiện
tƣợng bùng phát những ổ dịch khó kiểm sốt,… do việc sử dụng thuốc hóa
học khơng theo đúng chỉ dẫn. Các chất diệt sâu sinh hóa học thƣờng rất khó
phân hủy, chúng tồn tại trong đất, trong nƣớc và làm thay đổi khu hệ vi sinh
vật có ích trong đất, trong nƣớc, từ đó làm giảm hoặc triệt tiêu khả năng tự
làm sạch của vi sinh vật trong tự nhiên, ngoài ra các chất này cịn làm ngƣng
trệ nhiều q trình chuyển hóa vật chất trong nƣớc, trong đất do vi sinh vật
tiến hành có lợi cho cây trồng. Thuốc trừ sâu dƣ thừa khơng chỉ tồn tại trong
đất, trong nƣớc mà cịn bám vào rau, quả và nông sản và dẫn tới hiện tƣợng
ngộ độc càng nhiều. Do đó nhiều quốc gia trên thế giới cảnh báo và cấm sử
1


dụng rất nhiều loại thuốc hóa học (cơng dụng chữa bệnh của rau xanh). Để
giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV đến môi trƣờng và cộng đồng, xu
hƣớng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học thay thế dần các thuốc
hóa học đang ngày càng phát triển. Các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học
là lĩnh vực mà chúng ta cần quan tâm.
Các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hầu nhƣ khơng có độc với ngƣời
và sinh vật có ích. Do ít độc với các lồi thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ
đƣợc sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu
hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Thuốc trừ sâu sinh học thƣờng nhanh
bị phân hủy trong tự nhiên, ít để lại dƣ lƣợng trên nơng sản nên rất thích hợp
sử dụng cho nơng sản u cầu có độ sạch cao nhƣ các loại rau, quả, chè…
Muốn nơng sản sạch và an tồn, một biện pháp quan trọng là sử dụng các
thuốc trừ sâu sinh học.
Lá và thân cây cà chua có chứa atropine, tomatine và alkloid tropane là
độc hại nếu sâu hại ăn phải. Atropine có mặt trong tự nhiên ở một số thực vật
thuộc họ Cà bao gồm atropa belladonna, và mandragora officinarum. Ngoài
ra, trên thực tế cây cà chua cịn có khả năng tự bảo vệ chống lại những cuộc

tấn công sắp tới của sâu bọ(nguồn: hóa học ngày nay). Nó có tác dụng diệt
trừ các loại sâu: Rệp, sâu xanh bƣớm trắng, kiến, bọ cánh cứng, sâu khoang,
gián, ruồi, châu chấu, bét, tuyến trùng, bọ phấn, nấm và vi khuẩn. Xuất phát
từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều chế thuốc thảo mộc chiết
xuất từ lá cà chua diệt sâu hại trên rau cải ngọt hữu cơ ”
1.2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiệu lực của chế phẩm lá cà chua đến khả năng sinh trƣởng
và năng suất của rau cải ngọt nhằm lựa chọn đƣợc nồng độ thuốc thích hợp
trong phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng sử dụng đem lại hiệu quả
- Thử hiệu lực của thuốc trên sâu xanh bƣớm trắng hại rau cải ngọt

2


1.2.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Cao Thành- huyện Ứng Hòa- Thành phố Hà
Nội
- Đối tƣợng nghiên cứu: Rau cải ngọt, sâu xanh bƣớm trắng, chế phẩm
chiết xuất từ lá cà chua

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CÀ CHUA
- Rễ: rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0,5-1 mét. Rễ cái thƣờng bị đứt khi cây
ra rễ phụ, hệ thống rễ phụ rất phát triển và phân bố rộng. Bộ rễ ăn sâu hay
nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát
triển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ nhƣ ý muốn ta chỉ

việc tỉa cành, bấm ngọn.
- Thân: Thân tròn mọng nƣớc, phủ nhiều lơng, khi cây lớn thân cây hố
gỗ. Tùy theo khả năng sinh trƣởng và phân nhánh, cà chua đƣợc phân thành 4
dạng khác nhau: Dạng vô hạn, dạng hữu hạn, dạng bán hữu hạn, dạng bụi.
- Lá: Lá kép lông chim
- Hoa: Hoa mọc thành chùm trên thân thông thƣờng mỗi chùm 6-12
bông hoa. Do cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên không hấp dẫn côn trùng,
hạt phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra.
- Quả: Quả mọng nƣớc, hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, trong
quả chia ra làm 2 hay nhiều khoang.
- Hạt: Hạt nhỏ hẹp nhiều lông màu vàng sáng hơi tối

Hình 2.1. Cây cà chua
(Nguồn http://baovethucvathaiphong)
4


2.2. CƠNG DỤNG
Lycopen đƣợc chứng mình có thể bảo vệ cơ thế chống lại q trình oxi
hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu
thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thƣ vú, ung thƣ đầu và cổ, có thể
chống lại rất mạnh các bệnh thối hóa thần kinh. Uống nƣớc sốt cà chua xay
nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đƣờng. Tiêu thụ cà chua còn giúp
mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu
đƣờng loại 2
Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hố, làm mát
máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực
phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những ngƣời bị huyết áp cao, hay bệnh thận.
Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi

tổn thƣơng rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà
chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nƣớc, sau đó dùng nhƣ một loại
thuốc mỡ để bơi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
2.3. CÁC THÀNH PHẦN HỐ HỌC CĨ TRONG CÀ CHUA
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dƣỡng có lợi cho cơ thể
nhƣ carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi
cho sức khoẻ con ngƣời. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta
carotene giúp cơ thể chống lại q trình oxy hố của cơ thể, giảm thiểu nguy
cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thƣ.
Lá và thân cây cà chua có chứa atropine, tomatine và alkloid tropane là
độc hại nếu nuốt phải. Trái cà chua chín khơng chứa các hợp chất này. Việc
sử dụng lá cà chua làm trà (tisane) từng là nguyên nhân của ít nhất một cái
chết. Tuy nhiên, mức độ của tomatine nói chung quá nhỏ để có thể gây nguy
hiểm.

5


2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÀ CHUA LÀM
THUỐC TRỪ SÂU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Các nhà khoa học tại ĐHTH Yamaguchi (Nhật Bản) đã phát hiện ra
rằng, cây cà chua khỏe mạnh thƣờng hấp thụ hóa chất dễ bay hơi do các cây
xung quanh phát ra khi chúng bị sâu bƣớm ăn, sau đó chuyển hóa hóa chất đó
thành chất bảo vệ, có độc tính đối với sâu.
Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm cách khảo sát tác động của
các chất VOC này đối với các cây cà chua xung quanh. Họ phân tích chiết
xuất lá của những cây cà chua mọc ở cuối hƣớng gió so với những cây đã bị
chú ý cho phơi nhiễm sâu xanh bƣớm trắng. Kết quả là họ đã phát hiện ra
rằng, lá những cây cà chua đó có hàm lƣợng một chất glycosit gọi là Hex Vic

((Z) 3-hexenyl-vixianosit) cao hơn so với các cây đối chứng. Khi cho chất đó
vào thức ăn của sâu xanh bƣớm trắng, họ đã xác nhận chất đó có tác dụng bảo
vệ của cây trồng: nó khống chế sự gia tăng trọng lƣợng của những con sâu và
giảm cơ hội sống sót của chúng.
Bằng cách dán nhãn deuteri lên (Z)-3-hexenol, sau đó phun lên các cây,
các nhà nghiên cứu đã chứng minh đƣợc rằng, (Z)-3-hexenol đã đƣợc chuyển
hóa thành HexVic. HexVic là chất mà cây cà chua tạo ra sau đó có chứa
deuteri, điều đó cho thấy cây cà chua đã sử dụng(Z)-3-hexenol để tạo ra độc
tố đối với sâu bọ. Hơn nữa, khơng có sự khác biệt đáng kể về hàm lƣợng (Z)3-hexenol nội sinh giữa những cây đƣợc thí nghiệm với những cây đối chứng.
Điều đó cho thấy HexVic đã đƣợc tổng hợp từ (Z)-3-hexenol đã phun lên cây,
chứ không phải từ dự trữ (Z)-3-hexenol của chính bản thân cây.
Các nhà nghiên cứu về cây trồng tại ĐHTH Purdue (Mỹ) cho rằng,
những phát hiện nêu trên có thể giúp phát triển những phƣơng pháp mới để
kiểm soát dịch hại. Sâu xanh bƣớm trắng là một loài dịch hại lớn đối với rau
cải ngọt và các cây trồng khác.

6


2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh
năm, là nơi có thể sản xuất hầu hết các loại rau xanh. Tuy nhiên với điều kiện
thuận lợi này cũng là cơ hội cho sâu bệnh hại phát triển và bùng phát. Khi
này, để nâng cao năng suất cây trồng ngƣời dân hầu hết là sử dụng các loại
thuốc hóa học, thuốc BVTV diệt sâu hại đối với cây trồng. Việc sử dụng các
chất hóa học này quá lạm dụng, bừa bãi, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng
trong sản xuất nông nghiệp gây ra hệ lụy, tác hại rất lớn cho con ngƣời và môi
trƣờng đất. Để tránh việc sử dụng, lạm dụng hóa chất gây ảnh hƣởng cho con
ngƣời và mơi trƣờng thì Trung Tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ đã hƣớng
dẫn ngƣời dân sản xuất nơng nghiệp các loại thuốc thảo mộc có nguồn gốc tự

nhiên nhƣ: lá cà chua, tỏi, ớt, hạt củ đậu, lá đu đủ, hành tăm,.. đạt hiệu quả đối
với sâu hại mà an tồn với ngƣời sử dụng, mơi trƣờng tự nhiên.
Từ năm 2000 đến nay theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cũng đƣa ra danh mục các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc tự
nhiên góp phần thay thế dần các loại thuốc trừ sâu hóa học ảnh hƣởng tới
sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt là môi trƣờng sức khỏe
của đất.
- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo mộc nhƣ: Lá và thân cây cà
chua có chứa atropine, tomatine và alkloid tropane là chất độc hại đối với cơn
trùng khi ăn phải. Đối với tomatine là chất có nhiều trong thành phần của lá
cà chua để gây nguy hiểm đối với sâu hại. Nó có tác dụng xua đuổi sự tấn
công của côn trùng, do mùi vị của lá rất hắc, vị độc côn trùng phải tránh xa.
Theo tác giả Trần Thị Thanh Bình trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hiệp hội
nhóm nơng dân sản xuất rau hữu cơ tại Trác Văn – Hà Nam, Hiệp hội rau hữu
cơ huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, Nhóm sản xuất rau hữu cơ xã Thành
Lập - huyện Lƣơng Sơn đã biết sử dụng chế phẩm để phòng trừ sâu hại.

7


2.5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU BẰNG THẢO MỘC
2.5.1. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ thảo mộc
Trong sản xuất nông nghiệp, muốn đạt năng suất cây trồng cao, ngồi
những biện pháp: chọn giống tốt, làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, kịp thời vun
xới cây trồng... Còn phải có biện pháp bảo vệ cây trồng và phịng trừ tốt
những loại sâu bệnh phá hoại mùa màng.
Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, ngồi biện pháp canh tác, ngồi
cách bắt giết sâu thì việc dùng thuốc trừ sâu bệnh đóng một vai trị quan trọng
và ngày càng đƣợc mở rộng ở miền Bắc nƣớc ta.
Thành phần giết sâu có trong thuốc sinh học có thể là các vi sinh vật

(nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng) và các chất do vi sinh vật tiết ra (thƣờng là
các chất kháng sinh), các chất có trong cây cỏ (là chất độc hoặc dầu thực vật).
Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh học có thể chia thành hai nhóm
chính là:
 Nhóm

thuốc vi sinh: Thành phần giết sâu là các vi sinh vật nhƣ nấm,

vi khuẩn, virus.
 Nhóm

thuốc thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc có trong

cây cỏ hoặc dầu thực vật.
Nƣớc ta là một nƣớc nhiệt đới, có nhiều loại cây chứa chất độc sẵn có
trong thiên nhiên, dùng làm thuốc trừ sâu tốt. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng
thảo mộc ở nƣớc ta cần đƣợc đẩy mạnh khơng phải đơn thuần vì lý do ta cịn
thiếu nhiều thuốc trừ sâu bằng các hố chất. Ngay các nƣớc đã có nền cơng
nghiệp hố chất phát triển nhƣ Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản... Tuy hàng năm sản
xuất ra một khối lƣợng lớn nhiều loại thuốc trừ sâu bằng các hoạt chất vừa
thoả mãn đầy đủ nhu cầu trong nƣớc, vừa xuất khẩu ra nƣớc ngoài, nhƣng
thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn đƣợc coi trọng. Ở Nga ngƣời ta vẫn sử dụng
thuốc trừ sâu bằng loại cây Anabasin, ở Mỹ vẫn dùng thuốc trừ sâu bằng loại
cây Ryani, những năm gần đây diện tích trồng cúc trừ sâu ở một số nƣớc có
tăng nhƣng vẫn khơng đủ để cung cấp cho nhu cầu trừ sâu trong nông nghiệp
8


và trong y tế. Trong những năm của phong trào nhảy vọt ở Trung quốc, thuốc
trừ sâu bằng thảo mộc đã đƣợc đề cao và đƣợc sử dụng rất rộng rãi, thu đƣợc

kinh nghiệm phong phú. Nông dân Trung quốc đã phát hiện ra hàng trăm loại
cây sẵn có ở địa phƣơng, chế biến bằng những phƣơng pháp đơn giản, dùng
làm thuốc trừ sâu rất cơng hiệu, do đó đã dập tắt kịp thời những nạn sâu hại
quan trọng, không cho chúng lan tràn phá hại mùa màng.
Tại nhiều nƣớc trên thế giới, thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn có một vị
trí nhất định trong các loại thuốc trừ sâu và đƣợc sử dụng song song với các
thuốc trừ sâu khác.Hiện nay trong thực tế sản xuất, nhiều địa phƣơng nhƣ
Thái Ngun,Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hịa Bình,… đã dùng nhiều loại cây có
chất độc chế thành thuốc trừ sâu, trừ chuột và đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt.
Nhƣng nhìn chung việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn chƣa đƣợc
chọn đúng mức
(Nguồn: rau sạch tại nhà)
2.5.2. Rau hữu cơ
Là loại rau canh tác trong điều kiện hồn tồn tự nhiên, tiêu biểu cho
cuộc sống sạch, khơng hóa chất, khơng bị tác động từ con ngƣời:
- Khơng bón phân hố học
- Khơng phun thuốc bảo vệ thực vật
- Khơng phun thuốc kích thích sinh trƣởng
- Khơng sử dụng thuốc diệt cỏ
- Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen

9


Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn rau hữu cơ và rau an tồn
TIÊU CHÍ

RAU HỮU CƠ

RAU SẠCH,

RAU AN TỒN

Đƣợc quy hoạch thành vùng
và đƣợc trồng một vùng thích
hợp để bảo vệ nguy cơ xâm
nhiễm từ bên ngoài
Đất trồng

Đất trồng đƣợc xét nghiệm
đảm bảo không ô nhiễm bởi
kim loại nặng và các hóa chất
độc hạt khác
Đƣợc kiểm sốt, độ màu

Đƣợc quy hoạch thành
vùng, có thể đƣợc cơ
quan chức năng lấy mẫu
xét nghiệm
Khó kiểm sốt, nguy
cơ ơ nhễm cao

mỡ của đất ngày càng đƣợc
cải thiện
Lấy từ giếng khoan hoặc đào.
Đƣợc xét nghiệm nhằm đảm
bảo nguồn nƣớc đủ tiêu
Nƣớc

chuẩn sản xuất hữu cơ
Đƣợc kiểm sốt thƣờng

xun, đảm bảo nƣớc tƣới
khơng bị nhiễm hóa chất và

Lấy từ sơng suối, ao, hồ,
giếng khoan
Khó kiểm sốt đƣợc
nguy cơ ơ nhiễm tiềm
tang

kim loại nặng
Thuốc BVTV
-Thuốc trừ sâu
-Thuốc diệt cỏ

Tuyệt đối không sử dụng

Đƣợc phép sử dụng theo
liều lƣợng quy định

-Nấm hóa học
-Phân bón hóa
học

Tuyệt đối không sử dụng

10

Đƣợc phép sử dụng theo
liều lƣợng quy định



-Giống Biến đổi
Gen (GMO’s)
-Thuốc kích thích
tăng trƣởng
Năng suất

Tuyệt đối khơng sử dụng
Tuyệt đối không sử dụng
Thấp hơn 25 – 40% so với
sản xuất thông thƣờng

Đƣợc phép sử dụng theo
liều lƣợng quy định
Đƣợc phép sử dụng theo
liều lƣợng quy định
Năng suất cao
Bị cƣỡng ép sinh trƣởng

Cây sinh trƣởng tự nhiên, và phát triển nhanh để
thời gian sinh trƣởng dài so tang năng suất. Tích lũy
với sản xuất thơng thƣờng đƣợc ít dinh dƣỡng do
Chất lƣợng

nên đƣợc tích lũy nhiều dinh thời gian sinh trƣởng bị
dƣỡng

rút ngắn

Rau có hàm lƣợng dinh Rau có hàm lƣợng

dƣỡng, vitamin và khống dinh dƣỡng, vitamin
chất cao

và khống chất thấp,
trữ nhiều nƣớc

Có các bên liên quan gồm các
cơng ty phân phối, ngƣời tiêu
dung, nhóm, ban điều phối
PGS cùng tham gia giám sát
Giám sát

thƣờng xuyên
Kiểm soát truy suất đƣợc
nguồn gốc, có thể quy trách
nhiệm với từng cá nhân. Có
sử phạt nghiêm minh

Khơng có ai giám sát,
chủ yếu do sự tự giác
của ngƣời sản xuất
Khó tin cậy, khong
truy xuất đƣợc guồn
gốc , khơng có khả
năng quy trách nhiệm
với từng cá nhân

(Nguồn: />
11



2.5.3. Ƣu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học phịng trừ sâu hại
- Chế phẩm sinh học khơng gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe con
ngƣời, vật nuôi, cây trồng, không gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái
- Chế phẩm sinh học ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại
kết cấu đất, không làm chai đất, thối hóa đất mà cịn góp phần tăng độ phì
nhiêu của đất.
- Chế phẩm sinh học giúp đồng hóa các chất dinh dƣỡng, góp phần tăng
năng suất và chất lƣợng nơng sản phẩm.
- Chế phẩm sinh học có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu
bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh
hƣởng đến môi trƣờng nhƣ các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu
cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nơng nghiệp, cơng nghiệp, góp
phần làm sạch mơi trƣờng.
Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản đƣợc
chia làm 3 nhóm chế phẩm sinh học với các tính năng khác nhau:
+ Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nơng
nghiệp.
+ Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh
học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trƣởng bón cho cây trồng.
+ Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng.
- Thời gian phân hủy trong tự nhiên nhanh chóng, ít để lại dƣ lƣợng độc
trên nơng sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các
nơng sản u cầu có độ sạch cao nhƣ các loại rau, chè…
- Ngoài ra, các nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu sinh học thƣờng có sẵn
và rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc nhƣ hạt xoan, ớt, tỏi, gừng... Chi phí sản
xuất khi tự làm thuốc trừ sâu sinh học thấp hơn so với thuốc trừ sâu hóa học,
do vậy sẽ tiết kiệm hơn cho ngƣời dân mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

12


2.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA RAU HỌ THẬP TỰ VÀ SÂU XANH BƢỚM
TRẮNG
2.6.1. Đặc điểm chung của họ thập tự
Họ Cải còn gọi là họ Thập tự. Các loại cây trồng trong họ này gần nhƣ
đều có chữ “cải” trong tên gọi. Họ này chứa một số lồi có tầm quan trọng
kinh tế lớn, cung cấp nhiều loại rau về mùa đông trên khắp thế giới. Chúng
bao gồm cải bắp, cải bông xanh, súp lơ, cải xoăn, cải làn, cải xoăn nƣớc mặn,
cải củ, cải thìa và su hào. Rau là thực phẩm có giá trị lớn về kinh tế, là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị. Các bộ phận của rau chứa chất dinh dƣỡng nhƣ
đƣờng, đạm, vitamin A,B,C… và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhƣ
Fe, Ca… và là thức ăn cần thiết không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của
con ngƣời.
Rau là cây trồng sinh trƣởng trong thời gian ngắn từ 1-2 tháng có thể
cho thu hoạch. Tuy nhiên nhu cầu dinh dƣỡng của nó rất cao, khi gặp điều
kiện đất ẩm ƣớt là cơ hội cho các loại sâu hại phát triển xâm nhập.
Rau cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc Họ Cải
(Brassicaceae),có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc. Cây thảo, cao tới 50 cm,
thân trịn, khơng lơng, lá có phiến xoan ngƣợc trịn dài, đầu trịn hay tù, gốc từ
từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đơi, cuống
dài, trịn. Cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tƣơi, quả cải dài 4 – 11 cm, có
mỏ, hạt trịn. Cải ngọt đƣợc trồng quanh năm. Trong cải ngọt có chất aibumin,
chất đƣờng, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iốt. Rễ và lá có nhiều
chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan,
chống mỡ trong gan.
Rau cải (cải ngọt, cải bẹ xanh...) có thể gieo trong vụ đơng xn (từ
tháng 8 - 11) và vụ hè thu (từ tháng 2 - 6). Gieo hạt thẳng xuống đất hoặc gieo
ở vƣờn ƣơm cấy.(nguồn: wikepedia)


13


2.6.2. Sâu xanh bƣớm trắng
- Là loại gây hại chủ yếu trên các rau họ thập tự. Bƣớm có thân màu
đen, hai cánh trắng, đỉnh cánh có vết đen hình tam giác. Trứng màu hơi vàng,
sâu non màu xanh lục, trên lƣng có những điểm đen nhỏ. Sâu non có 5 tuổi,
khi đẫy sức dài khoảng 28- 35mm. Nhộng màu xanh, khi gần vũ hóa chuyển
màu xanh hơi vàng. Đặc tính sinh hoạt và phát sinh: bƣớm hoạt động ban
ngày. Sau vũ hóa 3-4 ngày thì đẻ trứng, trứng đẻ từng qủa, rải rác mặt sau của
lá rau. Một bƣớm có thể đẻ từ 50- 200 trứng. Bƣớm sâu xanh sống khá lâu từ
2- 5 tuần lễ. Sâu xanh mới nở gặm chất xanh của lá rau, từ tuổi hai trở lên
gặm thủng lá rau và ăn kiệt chỉ còn gân lá. Vì vậy nếu để mật độ cao thì ruộng
rau sẽ bị trơ trụi, xơ xác....
Vòng đời của sâu xanh bƣớm trắng từ 26- 30 ngày. Trong đó giai đoạn
trứng từ 6- 8 ngày, sâu non 10- 14 ngày, nhộng 7- 8 ngày. Bƣớm vũ hóa sau
3-4 ngày thì đẻ trứng. Sâu phát sinh và gây hại nặng từ tháng 10 năm trƣớc
đến tháng 5 năm sau, nhƣng thƣờng nặng nhất từ tháng 2 đến tháng 5 vì thời
tiết lúc này phù hợp với sinh trƣởng và phát triển của sâu. Sâu xanh thƣờng
tập trung và gây hại nặng ở những ruộng rau xanh tốt. Vì vậy trong kỹ thuật
thâm canh cần lƣu ý bón phân hợp lý, cân đối và đúng thời kỳ sinh trƣởng của
cây. Biện pháp phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng: sâu xanh bƣớm trắng hại chủ
yếu trên lá rau, vì vậy khi phát hiện có thể dùng biện pháp thủ cơng (dùng tay)
giết sâu non và nhộng.... hoặc sử dụng thiên địch trên đồng ruộng, đặc biệt sử
dụng các chế phẩm sinh học là một biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

14



Hình 2.2. Sơ đồ vịng đời của sâu xanh bƣớm trắng
(Nguồn: />D=93&id=461)

15


PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Nguyên liệu: lá cà chua
- Dụng cụ làm đất, dao, cân, nồi ninh, chai nhựa, bình phun.
- Vở ghi chép
- Dải bảo vệ: nilon
- Giống rau cải
- Phân bón hữu cơ
- Sâu: Sâu xanh bƣớm trắng
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng của rau cải ngọt
- Đánh giá hiệu lực của chế phẩm từ lá cà chua đến sâu xanh bƣớm
trắng
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên khí hậu
của khu vực nghiên cứu và các thí nghiệm liên quan đến thuốc thảo mộc chiết
xuất từ lá cà chua
3.3.2. Tạo chế phẩm thuốc thảo mộc sinh học chiết xuất từ lá cà chua
- Tìm hiểu tài liệu: sản xuất chế phẩm lá cà chua
- Chuẩn bị điều kiện thực hiện đề tài: xã Cao Thành- huyện Ứng Hòathành phố Hà Nội
- Cách pha chế thuốc thảo mộc:
+ Bƣớc 1: Tiến hành thu hái lá cà chua sau đó rửa sạch
+ Bƣớc 2: Tiến hành băm nhỏ hoặc giã

+ Bƣớc 3: Đun lá cà chua chặt nhỏ trong thời gian 30 phút, sau đó lọc
phun 1 lần/ ngày với từng cơng thức thí nghiệm
CT1: 250g lá cà chua + 1lít nƣớc đun trong 30 phút
16


CT2: 500g lá cà chua+ 1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT3: 750g lá cà chua +1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT4: Đối chứng (phun nƣớc lã)
Với từng công thức phun với diện tích là 1 mét vng/ơ thí nghiệm
+ Bƣớc 4: Tiến hành lọc dung dịch đã đun gạn lấy nƣớc thu đƣợc dung
dịch chế phẩm
+ Bƣớc 5: Tiến hành phun chế phẩm sau khi tiến hành(phun 1lần/
ngày)phun vào chiều tối
3.3.3. Thử hiệu lực của thuốc thảo mộc trong phòng thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên đầy đủ CRD với 4 công
thức ở các nồng độ pha khác nhau:
CT1: 250g lá cà chua + 1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT2: 500g lá cà chua+ 1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT3: 750g lá cà chua +1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT4: Đối chứng (phun nƣớc lã)
Lấy 10 con sâu xanh bƣớm trắng tuổi 2 nuôi trong lồng lƣới thả vào
hộp nhựa, phun thuốc và theo dõi 3,5,7,9 ngày sau phun, đếm số sâu còn
sống.
Mỗi hộp đƣợc đánh số thứ tự CT1, CT2, CT3, CT4 và sắp xếp số lần
lặp cho phù hợp.
Hiệu lực của thuốc đƣợc tính bởi cơng thức Abbott(1925) của TCCS 09:
2010 BVTV:
E (%) = C-T /C x 100
Trong đó: E là hiệu lực của thuốc tính bằng (%)

C là số sâu xanh bƣớm trắng sống ở công thức đối chứng
T là số sâu xanh bƣớm trắng sống ở công thức xử lý
- Thử hiệu lực của thuốc thảo mộc với sâu xanh bƣớm trắng

17


* Sơ đồ thí nghiệm trong phịng:
LN1

LN2

LN3

CT1

CT4

CT3

CT4

CT3

CT1

CT3

CT1


CT2

CT2

CT2

CT4

3.3.4. Thử hiệu lực của thảo mộc ngồi đồng ruộng
- Ơ thí nghiệm đƣợc bố trí trực tiếp ngồi đồng ruộng, với diện tích
OTC là 1m vng và có nilon bảo vệ, chiều cao ô chắn khoảng 50cm, trên bề
mặt sử dụng lƣới đen che phủ tránh sự phá hoại, xâm nhập của côn trùng ảnh
hƣởng đến kết quả thí nghiệm.
- Tiến hành ngăn OTC khi rau đã phát triển khoảng 3 tuần sau trồng,
rau có hiện tƣợng có sâu hại.
- Thí nghiệm đƣợc thử nghiệm từ chế phẩm với 3 nồng độ khác nhau
* Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 cơng thức
thuốc đã chọn ở thí nghiệm trong phịng và 1 cơng thức đối chứng:
CT1: 250g lá cà chua + 1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT2: 500g lá cà chua + 1 lít nƣớc đun trong 30 phút
CT3: 750g lá cà chua +1lít nƣớc đun trong 30 phút
CT4: Đối chứng (phun nƣớc lã)
Tiến hành điều tra 1 ngày trƣớc khi phun trên các ơ thí nghiệm, điều tra
10 cây/ơ thí nghiệm, đếm số sâu/cây. Sau đó tiến hành điều tra 3,5,7,9 ngày
sau phun.
* Thử hiệu lực của thuốc thảo mộc với sâu xanh bƣớm trắng
- Làm đất, lên luống: 10/02/2017
- Trộn đều phân hữu cơ vi sinh vào trong đất trồng: 10/02/2017
- Ngày gieo hạt giống rau: 17/02/2017
18



×