Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống cây xanh đường phố tới môi trường đô thị hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.3 MB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGIỆP
KHOA QUẢN LÝ LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG CÂY XANH
ĐƢỜNG PHỐ TỚI MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 306

Giáo viên hướng dẫn : Trần Ngọc Hải
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Luyện
Khóa học

: 2007 - 2011

Hà Nội, 2011


LỜI NÓI ĐẦU
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại lớp 52B_KHMT, khoa Quản lý
TNR&MT, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, nay khóa học đã kết thúc. Để hồn
thiện chƣơng trình đào tạo, với mong muốn bƣớc đầu làm quen với khoa học.
Đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng và khoa Quản lý TNR&MT_ Bộ môn Quản
lý môi trƣờng, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống cây xanh đường phố tới mơi
trường đơ thị Hà Nội ”
Để hồn thành khố luận này, ngồi sự cố gắng, nỗ lực và học hỏi của
bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ, bạn bè và đặc biệt


là thầy Trần Ngọc Hải_ Bộ môn Thực vật rừng, ngƣời đã tận tình quan tâm và
hƣớng dẫn trực tiếp tơi trong suốt q trình làm khóa luận.
Nay khóa luận đã đƣợc hồn thành, cho phép tơi đƣợc bày tỏ sự kính
trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới thầy.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, cùng các anh chị trong công
ty CP Kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, xin cảm ơn những ngƣời thân,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ bản thân cịn hạn chế, thời
gian có hạn nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Thầy cơ, bạn bè để bài khóa luận
của tơi đƣợc hồn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Luyện


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG KHỐ LUẬN
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG KHỐ LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Vấn đề cây xanh trong xây dựng đô thị ................................................. 3
1.2. Trên thế giới .......................................................................................... 4
1.3. Ở Việt Nam ........................................................................................... 9
1.4. Tổng quan về cây xanh đô thị ................................................................ 11
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ - XÃ HỘI ....... 16
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16

2.2. Dân số - kinh tế - xã hội ........................................................................ 18
Chƣơng 3: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 20
3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 20
3.2. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.4. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................. 21
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra chung ............................................................... 21
3.4.2. Phƣơng pháp cụ thể ............................................................................ 21
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
4.1 Kết quả điều tra về một số đặc điểm về hệ thống đƣờng giao thông và cây
xanh trên bốn tuyến đƣờng nghiên cứu ......................................................... 27
4.2. Thực trạng hệ trống cây bóng mát ở bốn tuyến đƣờng trên .................... 30
4.2.1. Thành phần và tỷ lệ của hệ thống cây xanh bóng mát trên bốn tuyến
đƣờng nghiên cứu.. ....................................................................................... 31
4.2.2. Tình hình sinh trƣởng của hệ trống cây bóng mát ở bốn tuyến đƣờng. ........... 37
4.3. Hiện trạng môi trƣờng ở bốn tuyến đƣờng trên ...................................... 40


4.4. Đánh giá ảnh hƣởng của cây xanh, cây bóng mát tới mơi trƣờng ........... 42
4.4.1. Điều hịa khí hậu (Nhiệt độ, chắn gió, che bóng, cản bụi…) ............... 42
4.4.2. Ảnh hƣởng tới các cơng trình xây dựng, đƣờng điện .......................... 44
4.4.3 Ảnh hƣởng tới hoạt động giao thông ................................................... 46
4.4.4. Ảnh hƣởng tới kiến trúc cảnh quan ..................................................... 48
4.4.5. Ảnh hƣởng tới sức khỏe tâm lý con ngƣời .......................................... 49
4.5. Đề xuất lựa chọn loại cây trồng phù hợp với môi trƣờng đô thị ............. 49
4.5.1. Cơ sở đề xuất ..................................................................................... 49
4.5.2. Nguyên tắc đề xuất ............................................................................ 51
4.5.3. Tiêu chí lựa chọn cây xanh đƣờng phố ............................................... 52
4.5.4. Chọn lồi cây trồng ........................................................................... 56
4.5.5. Cách bố trí cây trồng .......................................................................... 58

4.5.6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây đô thị .................................................... 62
Chƣơng 5: KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ ................................. 63
5.1. Kết luận ................................................................................................. 63
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 64
5.3. Khuyến nghị .......................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo
Ảnh minh họa


DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG KHOÁ LUẬN
Biểu 4.1: Đặc điểm về cây xanh trên bốn tuyến đƣờng ................................. 30
Biểu 4.2: Tổng hợp một số đặc điểm về cây xanh trên bốn tuyến đƣờng ...... 32
Biểu 4.3: Thành phần và tỷ lệ cây bóng mát trên đƣờng Nguyễn Trãi .......... 33
Biểu 4.4: Thành phần và tỷ lệ cây bóng mát trên đƣờng Láng ...................... 34
Biểu 4.5: Thành phần và tỷ lệ cây bóng mát trên đƣờng Đê La Thành ......... 35
Biểu 4.6: Thành phần và tỷ lệ cây bóng mát trên đƣờng Trƣơng Định.......... 36
Biểu 4.7: Đặc điểm sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao trung bình của một số
cây trên trục đƣờng Nguyễn Trãi .................................................................. 37
Biểu 4.7.1: Bên phải đường tính theo chiều từ cầu Hà Đông tới Khuất Duy
Tiến .............................................................................................................. 37
Biểu 4.7.2: Bên trái đường tính theo chiều từ cầu Hà Đông tới Khuất Duy
Tiến .............................................................................................................. 37
Biểu 4.8: Đặc điểm sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao trung bình của một số
cây trên trục đƣờng Láng .............................................................................. 38
Biểu 4.9: Đặc điểm sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao trung bình của một số
cây trên trục đƣờng Đê La Thành ................................................................. 38
Biểu 4.10: Đặc điểm sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao trung bình của một số
cây trên trục đƣờng Trƣơng Định ................................................................. 39
Biểu 4.11: Biểu so sánh đặc điểm sinh trƣởng, đƣờng kính, chiều cao của các
cây Xà cừ trên bốn tuyến đƣờng ................................................................... 39

Biểu 4.12: Nhiệt độ trong tán và ngoài tán trên trục đƣờng Nguyễn Trãi và
Láng ............................................................................................................. 43
Biểu 4.13: Ảnh hƣởng của cây xanh tới cơng trình xây dựng trên bốn tuyến
đƣờng ........................................................................................................... 44
Biểu 4.14: Thể hiện số lƣợng, kích thƣớc khuyết tật tổng hợp của cây xanh
trên trục đƣờng Nguyễn Trãi ........................................................................ 47


Biểu 4.15: Thể hiện số lƣợng, kích thƣớc khuyết tật tổng hợp của cây xanh
trên trục đƣờng Láng .................................................................................... 47
Biểu 4.16: Thể hiện số lƣợng, kích thƣớc khuyết tật tổng hợp của cây xanh
trên trục đƣờng Đê La Thành ....................................................................... 48
Biểu 4.17: Thể hiện số lƣợng, kích thƣớc khuyết tật của cây xanh trên trục
đƣờng Trƣơng Định ..................................................................................... 48
Biểu 4.18: Ma trận cho điểm các lồi cây bóng mát ..................................... 57


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG KHỐ LUẬN
Hình 4.1: Khu vực nghiên cứu.......................................................................... 27
Hình 4.2: Ảnh cắt ngang đƣờng Nguyễn Trãi ................................................... 27
Hình 4.3: Ảnh cắt ngang đƣờng Láng ............................................................... 28
Hình 4.4: Ảnh cắt ngang đƣờng Đê La Thành .................................................. 29
Hình 4.5: Ảnh cắt ngang đƣờng Trƣơng Định .................................................. 29
Hình 4.6: Một đoạn cây xanh đƣờng Nguyễn Trãi ............................................ 33
Hình 4.7: Một đoạn cây xanh đƣờng Láng ....................................................... 34
Hình 4.8: Một đoạn cây xanh đƣờng Đê La Thành ........................................... 35
Hình 4.9: Một đoạn cây xanh đƣờng Trƣơng Định ........................................... 36
Hình 4.10: Ảnh hƣởng của cây xanh lên cơng trình xây dựng ở đƣờng
Nguyễn Trãi ..................................................................................................... 45
Hình 4.11: Ảnh hƣởng của cây xanh lên cơng trình xây dựng, đƣờng điện trên trục

đƣờng Láng............................................................................................................... 45
Hình 4.12: Ảnh hƣởng của cây xanh lên cơng trình xây dựng, đƣờng điện ở đƣờng
Đê La Thành ..................................................................................................... 46
Hình 4.13: Ảnh hƣởng của cây xanh lên cơng trình xây dựng, đƣờng điện ở đƣờng
Trƣơng Định...................................................................................................... 46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ đã góp
phần nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần của con ngƣời. Song, mặt
trái của sự phát triển là sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng về chất lƣợng
môi trƣờng sống. Suy thối mơi trƣờng, ơ nhiễm mơi trƣờng, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên, sự biến mất các hệ sinh thái tự nhiên đã và đang là nỗi
thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.
Nằm trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam - một quốc gia đang phát
triển thực tế phải đối mặt với vô vàn các vấn đề bức xúc về mơi trƣờng. Với
tốc độ đơ thị hố ngày càng gia tăng, sự mở mang các khu đô thị ngày càng
lớn mạnh làm nảy sinh hàng chuỗi các vấn đề về môi trƣờng. Hậu quả để lại
là môi trƣờng sống nhiều nơi bị đe doạ, đặc biệt đối với các đô thị lớn.
Thực tế cho thấy môi trƣờng sống tại thành phố Hà Nội đã và đang bị ơ
nhiễm nghiêm trọng bởi khói bụi, khí độc, nƣớc thải cơng nghiệp cũng nhƣ
khí thải từ các khu cơng nghiệp, các phƣơng tiện giao thông.Việc nghiên cứu
áp dụng các giải pháp quy hoạch kiến trúc, công nghệ trong quy hoạch, thiết
kế, xây dựng khu công nghiệp vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trƣờng là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Đã
có rất nhiều giải pháp đƣợc áp dụng nhằm hạn chế và giảm thiểu ơ nhiễm, góp
phần cải thiện và nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng sống. Có thể liệt kê một số
giải pháp nhƣ giải pháp công nghệ, giải pháp kinh tế, giải pháp xã hội. Tuy
nhiên, đối với các thành phố, các khu đơ thị thì giải pháp trồng cây xanh đƣợc
coi là ít tốn kém và hữu hiệu về nhiều mặt.

Cây xanh nếu đƣợc tổ chức trồng hợp lý sẽ cho nhiều tác dụng nhƣ giảm
nhiệt độ khơng khí và bức xạ nhiệt. Tán lá xanh có tác dụng ngăn cản ánh
sáng mặt trời, tạo bóng mát. Cây xanh làm sạch khơng khí, giảm bụi và giảm
tiếng ồn nhờ hệ thống tán lá, cành nhánh. Ngồi ra, cây xanh cịn có khả năng
ngăn cản khói bụi bằng cách hấp thụ bụi nhờ nƣớc mƣa hoà tan. Q trình
quang hợp giúp cây xanh khơng ngừng bổ sung lƣợng O2 và hấp thụ CO2.
1


Đặc biệt một số lồi cây có khả năng tiết chất Phytơnxit có tác dụng diệt
khuẩn. Hệ thống cây xanh nhƣ một bức tƣờng xốp có tác dụng giảm tiếng ồn.
Sự phong phú về hình dáng, màu sắc của cây, hoa, lá, quả có tác dụng phối
kết tạo ra phong cảnh đẹp, khi đƣợc phối hợp với các cơng trình kiến trúc nó
sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật, phá đƣờng nét cứng nhắc của các cơng trình.
Tuy nhiên, các đơ thị lớn ở nƣớc ta đang xảy ra tình trạng thiếu công
viên trầm trọng. Theo đánh giá của Bộ xây dựng, mặc dù hầu hết các đơ thị đã
có những thay đổi hoàn chỉnh và phát triển về hạ tầng theo hƣớng tích cực
nhƣng vẫn cịn nhiều tồn tại trong lĩnh vực phát triển quy hoach công viên cây
xanh, nhân tố sống cịn trong việc bảo vệ mơi trƣờng đơ thị. Báo cáo về tình
hình phát triển cây xanh do Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ xây dựng mới
công bố đã đƣa ra vấn đề tồn tại đáng quan tâm trong phát triển cây xanh tại
các đô thị hiện nay. Đó là sự phát triển của các đô thị tăng mạnh đúng trong
thời điểm “tấc đất tấc vàng” khiến hầu hết các chủ đầu tƣ, nhất là các nhà đầu
tƣ nhỏ lẻ thƣờng “ăn bớt” đất trồng cây xanh, đất giành cho không gian mở
dẫn đến đất cây xanh cùng các không gian nhƣ mặt nƣớc, công viên dần bị
thu hẹp. Việc trồng cây xanh ở các nơi cơng cộng vẫn mang tính tự phát,
manh mún, thiếu sự hƣớng dẫn về việc chọn cây gì, bố trí ở đâu cho phù hợp.
Vì vậy, tỷ lệ cây xanh trên đầu ngƣời ở các thành phố nƣớc ta đều rất thấp so
với tiêu chuẩn cho phép.
Cũng có thể do nhận thức của ngƣời dân về cây xanh còn hạn chế nên họ

chỉ trồng cây đơn thuần là để che nắng chứ chƣa hề nghĩ tới những giá trị về
mặt mơi trƣờng của chúng. Để góp phần giải quyết các vấn đề cây xanh
Thành phố Hà Nội cùng với mong muốn đƣợc góp phần nâng cao nhận thức
về vai trị của cây xanh đô thị, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống cây xanh đường phố tới môi
trường đô thị Hà Nội”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề cây xanh trong xây dựng đô thị
Việc đƣa cây xanh vào cơ cấu đô thị ở các nƣớc trên thế giới đã có từ thời
cổ đại, nhƣng ở thời kỳ này cây xanh đƣợc trồng dƣới hình thức cục bộ và đƣợc
hiểu đơn thuần là các vƣờn - công viên. Do đó, những bố cục về vƣờn - cơng
viên và sự phát triển của hệ thống cây xanh đô thị bị hạn chế trong phạm vi nhỏ
hẹp. Mối quan hệ giữa chúng và đô thị chƣa đƣợc đề cập một cách toàn diện.
Ở thời kỳ này, cây xanh chủ yếu đƣợc trồng ở các vƣờn nhƣ Dinh thự tƣ
nhân, vƣờn di tích, vƣờn thƣợng uyển với mục đích để dạo chơi, ngắm cảnh.
Những công viên này không phải là chỗ giải trí có tính quần chúng, cũng
khơng phải là bộ phận hữu cơ của thành phố.
Đầu thế kỷ XX, do trong q trình đơ thị hóa phát triển, tích chất xã hội
hóa cao hơn, nhu cầu sinh hoạt cơng cộng tăng lên; sự lao động nặng nhọc và
đơn điệu trong các nhà máy nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi giải trí trong môi
trƣờng tự nhiên. Vƣờn, công viên, các dải cây trên đƣờng đƣợc coi là “lá phổi
xanh” của đô thị và dần trở thành bộ phận hữu cơ của cơ cấu đơ thị. Khơng
gian xanh của đơ thị đƣợc hình thành và trở thành một yếu tố không thể thiếu
đƣợc trong quy hoạch thành phố.
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội là q

trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, từ đây nảy sinh vấn đề cấp thiết với đô
thị sự gia tăng dân số, gia tăng quy mô của cơng trình xây dựng, mật độ
đƣờng xá, sự lớn nhanh của nhu cầu về các nguồn tài nguyên nhƣ nƣớc, thực
phẩm, năng lƣợng, nguyên nhiên liệu….Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn
đến tài nguyên bị cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, mơi trƣờng bị suy
thối, đặc biệt là ơ nhiễm nƣớc, ơ nhiễm khơng khí. Đó là tình trạng chung
của nhiều thành phố trên thế giới.
Để ngăn chặn và hạn chế suy thối, ơ nhiễm mơi trƣờng, để ngƣời dân đơ
thị đƣợc sống trong bầu khơng khí trong lành; ở nhiều nƣớc trên thế giới đã
áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xử lý nƣớc thải, khí, rác, lọc bụi đạt
3


kết quả cao. Tuy nhiên, những cơng nghệ này địi hỏi chi phí lớn mà nhiều đơ
thị trên nhiều nƣớc khơng thể áp dụng đƣợc. Vì vậy, cây xanh đơ thị trong
giai đoạn này khơng chỉ có tác dụng cho trang trí cảnh quan và dạo chơi nữa.
Các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra rất nhiều
vai trị của cây xanh đối với môi trƣờng đô thị.
Rừng, công viên và các đai cây xanh có tác dụng điều hịa khí hậu, nhờ
q trình quang hợp đã cung cấp lƣợng O 2 khổng lồ và lƣợng hấp thụ CO2
lớn. Theo nghiên cứu của S.V. Bê - lốp, 1981một ha rừng nơi đất tốt chỉ trong
một ngày hè đã có khả năng hấp thụ 220 - 275kg CO2 và giải phóng ra 180 215kg O2. Lƣợng O2 này đủ để cung cấp cho khoảng 430 - 500 ngƣời thở
trong 10h. Một ha rừng trong thành phố có thể hấp thụ 8kg CO 2 trong 1h, tức
là lƣợng CO2 do 200 ngƣời tạo ra. Để đảm bảo tăng trƣởng bình thƣờng, hàng
năm 1ha rừng cần 4 tấn C, tƣơng đƣơng với hàm lƣợng CO 2 có trong 1 800
000m3 khơng khí. Theo Hồ Vũ (1995), mỗi ngày mỗi ngƣời cần 0.75kg O 2 để
hô hấp. Một ha cây rừng có thể tiêu hao 1 000kg CO 2. Đồng thời lại cung cấp
700kg O2, đủ cho 1 000 ngƣời hô hấp. Mỗi ha rừng trong 1 năm có thể hút 60
tấn bụi, nơi khơng có rừng bụi trong khơng khí tăng lên gấp 15 lần so với nơi
có rừng. Theo viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh

có thể hấp thụ khoảng 2.5 kg CO2 /năm, một cây trƣởng thành có thể hấp thụ
từ 3 000 - 7 000 hạt bụi /m3 không khí, một cây trƣởng thành có thể cung cấp
lƣợng O2 cần thiết cho 4 ngƣời. Cây xanh cịn có tác dụng nhƣ một mơ xốp
làm giảm tiếng ồn, nhờ có lá hấp thụ bức xạ mặt trời, tạo bóng râm, cây xanh
có tác dụng giảm nhiệt độ khơng khí bình quân 1 - 30C, độ ẩm tăng 10 - 15%,
tốc độ gió trong vùng trồng nhiều cây xanh giảm 2 - 6%, cây xanh đƣợc xem
là “nhà máy” lọc bụi khổng lồ và hấp thụ chất ơ nhiễm [6]. Vì vậy, ngày nay
cây xanh là một nhân tố không thể thiếu đƣợc trong quy hoạch và phát triển
đô thị.
1.2. Vấn đề cây xanh đô thị trên thế giới
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh đã ln giữ vai
trị quan trọng đối với trang trí cảnh quan. Việc nghiên cứu về cây xanh đã có
từ rất sớm ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ngƣời Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy
4


Lạp, Nhật Bản đã biết sử dụng cây xanh để trang trí nhà cửa, lăng mộ, đền
thờ, tƣợng đài, hay những cung điện, các vƣờn thực vật, các rừng săn bắn của
Hoàng gia. Vƣờn treo Babilon, các khu vƣờn gắn liền với những toà lâu đài
nổi tiếng của Châu Âu, các khu vƣờn trong cung điện của các triều đại Trung
Quốc là các ví dụ sinh động về việc sớm biết sử dụng cây xanh nhƣ là một
yếu tố kiến trúc cảnh quan đô thị và làm đẹp cho khuôn viên của căn nhà. Có
thể kể đến một số cơng trình tiêu biều trong lĩnh vực này nhƣ: “Thiết kế vƣờn
công viên” của Rutxov L.I (1979), “Quần thể cây xanh trong quần thể đô thị”
của Severin S.I (1975), “Lịch sử nghệ thuật đô thị” của Bunnin A.V. và
Savaenskaia (1974).
Trải qua từng nấc thang phát triển của xã hội loài ngƣời, đơ thị dần đƣợc
hình thành và khơng ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển đô thị là hệ
thống cây xanh. Cũng từ đây cây xanh đã dần trở thành một bộ phận quan
trọng của các cơng trình kiến trúc nhất là đối với các cơng trình kiến trúc đơ

thị. Tuy nhiên, do việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí nên việc trồng
cây gì, ở đâu và nhƣ thế nào thì hầu nhƣ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quý tộc, hay sự đam
mê của những ngƣời làm vƣờn. Xét về phƣơng diện bảo vệ mơi trƣờng thì có
thể nói là chƣa đƣợc chú ý, nếu có thì cũng chỉ mang tính cục bộ đối với một
ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành
công nghiệp, sự gia tăng các phƣơng tiện giao thông làm môi trƣờng đô thị bị
ơ nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng trở thành nhiệm
vụ hết sức cấp bách. Từ đó, việc sử dụng cây xanh ở các khu đô thị đã đƣợc
coi là một giải pháp hiệu quả nhất trong việc cải thiện mơi trƣờng. Chính vì
thế mà cây xanh đã trở thành chủ điểm thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà khoa học. Song phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ
XX, vấn đề này mới đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Có thể liệt kê
một số cơng trình nghiên cứu về tác dụng cải tạo môi trƣờng của cây xanh ở
giai đoạn này nhƣ:

5


Stevenson (1970) cho rằng cây xanh có khả năng hấp thụ khí O 3, đặc biệt
là những cây cao, lá cây có nhiều khí khổng mở rộng sẽ có tác dụng tốt nhất.
Khối khơng khí chứa 150 ppm khí O3 giảm đƣợc 80% khi đi qua hệ thống
vành đai cây xanh đô thị trong 8h.
Cook và Van Haverbeke (1971 - 1974) đã nghiên cứu so sánh khả năng
giảm tiếng ồn ở nơi đất trống và nơi có cây xanh trên các đƣờng cao tốc.
Theo Sopper (1971): Kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học
Pennsylvania (Mỹ) cho thấy cây xanh có tác dụng nhƣ một “lƣới lọc sinh vật”
đối với nguồn nƣớc thải.
Robininets (1972) xác định dải cây xanh rộng 500m bao quanh nhà máy

có thể có thể giảm 70% khí SO2 và 67% khí NO2 .
Ở Trung quốc vào những năm 70 của thế kỷ XX cũng đã tổ chức nghiên
cứu một cách rộng rãi trong cả nƣớc về vai trị của cây xanh trong đơ thị, đã
tuyển chọn đƣợc hàng loạt các lồi cây có khả năng chống chịu và cả tạo môi
trƣờng ô nhiễm làm cơ sở cho quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị hay các
khu công nghiệp.
Sự phát triển của các yếu tố kinh tế, xã hội là động lực cơ bản thúc đẩy
nhanh tiến trình đơ thị hóa ở các đơ thị và địa phƣơng. Trong quá trình này
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao
nhƣng cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề phiền tối. Đó là cơ hội để mọi
ngƣời đƣợc sống và tận hƣởng các giá trị của môi trƣờng tự nhiên trong các
khu đô thị ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó là những khu đơ thị cao tầng
mọc lên nhƣ nấm sau cơn mƣa, những nhà máy xí nghiệp thải ra môi trƣờng
những chất thải độc hại gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và sức khỏe tâm lý
của con ngƣời.
Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về tác dụng của cây cối đối
với sức khỏe tâm lý, nhiều nhà khoa học đều rút ra kết luận chung rằng: Phát
triển cây xanh trong các khu đô thị là một trong các biện pháp hữu hiệu và có
tác dụng lâu dài tới việc cải thiện môi trƣờng, sức khỏe, tinh thần cƣ dân đô
thị.

6


Dƣới đây là các nghiên cứu về cây xanh đô thị với sở thích tâm lý:
Những năm gầm đây, các nghiên cứu khoa học liên quan giữa cây xang đô thị
với tâm lý môi trƣờng và cảnh quan đô thị chủ yếu tập trung vào hai nội dung
chính, đó là so sánh cảnh quan tự nhiên và cảnh quan đô thị; so sánh mơi
trƣờng đơ thị có cây xanh và khơng có cây xanh. Kết quả điều tra nhận thức
của quần chúng với cây xanh đô thị do Lyuch và Rivkin (1959) thực hiện tại

một số khu phố thƣơng mại thành phố Boston cho thấy mọi ngƣời đều có tâm
lý thiên về những nơi cảnh quan đơ thị có cây xanh, đặc biệt là những cây
xanh công cộng nhƣ ở công viên, vƣờn hoa. Một cách tiếp cận khác về vấn đề
này là Herzog (1976) sau khi chụp các tấm ảnh mẫu cảnh quan các khu phố
và tiến hành phân tích thiên hƣớng thẩm mỹ thơng qua việc phát các mẫu ảnh
và phỏng vấn nhận thức của ngƣời đƣợc điều tra, đã có những phát hiện thú
vị. Những nơi có cảnh quan tự nhiên với cây bóng mát và các thảm thực vật
khác so với những nơi nhân tố cảnh sắc nhân tạo chiếm ƣu thế thì khuynh
hƣớng thẩm mỹ nghiêng về nơi có cảnh quan cây xanh. Một điều tra nghiên
cứu khác của Thayer và Atwood (1978) ở các khu đơ thị có mật độ dân cƣ tập
trung cao, về tâm lý của những ngƣời dân khi họ quan sát cảnh quan môi
trƣờng xung quanh cửa sổ nhà cao tầng. Kết quả điều tra thu đƣợc là đa số
ngƣời phỏng vấn đều thích từ cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy cảnh sắc của
cây cối, ngƣợc lại cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy cơng trình kiến trúc hay
những bãi đất trống vắng bóng cây xanh. Từ các kết quả nghiên cứu có thể
thấy, đƣợc sống trong mơi trƣờng đơ thị có nhiều cây xanh ln là ƣớc muốn
của nhiều ngƣời.
Dẫn tới sự ƣa chuộng môi trƣờng tự nhiên và thích sống trong mơi
trƣờng đơ thị có nhiều cây xanh, có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong
những ngun nhân có thể dẫn đến đó là mơi trƣờng đô thị chứa các nhân tố
ảnh hƣởng bất lợi đến đời sống sinh hoạt, chẳng hạn ơ nhiễm khơng khí, thiếu
ánh sáng, điều kiện tiểu khí hậu khơng tốt, bụi bặm, không gian sống chật
chội, tai nạn giao thông nhiều, ồn ào, màu sắc tƣơng phản mạnh…Ngƣợc lại
trong môi trƣờng tự nhiên thì khơng khí lại trong lành, ánh sáng đồi dào,
khơng gian sống rộng, màu sắc ơn hịa, n tĩnh và an toàn hơn. Đƣa cây xanh
7


vào trồng trong đơ thị chính là dẫn yếu tố tự nhiên vào trong đơ thị, đồng thời
góp phần cải thiện môi trƣờng vật chất đô thị, tạo thêm nơi nghỉ ngơi, giải trí,

phục hồi sức khỏe, kích thích năng động sáng tạo trong cơng việc và nâng cao
trình độ thẩm mỹ. Đây cũng chính là phản ánh tƣ duy hƣớng tới tự nhiên,
đồng thời cũng vừa phản ánh sự ngày càng nâng cao về khả năng thẩm mỹ
của mọi ngƣời trong xã hội. Một khía cạnh liên quan khác là vấn đề văn hóa,
giáo dục cũng khơng ngừng đƣợc nâng cao. Vấn đề văn hóa ở đây là văn hóa
ứng xử với tự nhiên, văn hóa sinh thái; cịn giáo dục ở đây là tạo điều kiện để
mọi ngƣời hiểu và nhận thức rõ hơn về các giá trị tự nhiên đối với cuộc sống.
Cả hai vấn đề này đều mang tính thời sự ở mọi quốc gia và thu hút sự chú ý
của xã hội.
Tác dụng của cây xanh với sức khỏe tâm lý: Tinh thần căng thẳng, mệt
mỏi có quan hệ với mơi trƣờng sống, mơi trƣờng làm việc và đời sống sinh
hoạt trong các khu đô thị. Sự căng thẳng là một trong các phản ứng tâm lý của
cơ thể đối với áp lực môi trƣờng. Mặc dù những áp lực căng thẳng có trong
mơi trƣờng chỉ là tạm trời, có thể thích ứng đƣợc thơng qua quá trình rèn
luyện, nhƣng trạng thái tinh thần của con ngƣời luôn luôn thụ động trƣớc
những ảnh hƣởng của áp lực mơi trƣờng. Trên góc độ sức khỏe của cơ thể,
giáo sƣ Ulrich trƣờng đại học A&M của Mỹ đã từng đƣa ra giả thuyết về “Sự
phục hồi tự nhiên” (Nature restoration hypothesis). Thông qua hàng loạt các
nghiên cứu liên quan tới giả thuyết này, tác giả đƣa ra kết luận “Đa số ngƣời
nhận định rằng cảnh sắc tự nhiên trong đô thị hoặc các khu cây xanh đều có
tác dụng nhất định trong việc giải tỏa các vấn đề tâm lý do tác dụng của môi
trƣờng đô thị.”
Chứng minh tác dụng của cây cối đối với sức khỏe tâm lý, R.Ulrich đã
tiến hành các thử nghiệm về tác dụng giải tỏa căng thẳng tâm lý bằng phƣơng
pháp đọc truyện vui, nghe nhạc, đi dạo trên các khu phố và đi dạo trong khu
cảnh quan tự nhiên. Trƣớc khi tiến hành thử nghiệm những ngƣời đƣợc chọn
đều đƣợc xét nghiệm trƣớc trạng thái tâm lý. Thời gian thử nghiệm của mỗi
phƣơng pháp là 40 phút. Kết quả phát hiện những ngƣời đi dạo trong những
khu cảnh quan có nhiều cây gỗ và hoa thảo sự giải tỏa tâm lý hiệu quả nhất.
8



Những kết quả thí nghiệm trên chứng minh rằng tác dụng của cây xanh trong
vấn đề giải tỏa căng thẳng tâm lý thể hiện rất rõ rệt.
Cây xanh cịn có tác dụng tích cực kích thích hoạt động bộ não, Ulrich
(1986) đã thực hiện phản ứng điện não với hai nhóm ngƣời trong hai mơi
trƣờng cảnh quan khác nhau. Nhóm thứ nhất quan sát cảnh quan đơ thị khơng
có cây xanh và nhóm thứ hai quan sát cảnh quan có nhiều cây gỗ. Kết quả
phát hiện nhóm ngƣời quan sát cảnh quan có nhiều cây xanh, dao động sóng
của não hoạt động mạnh hơn so với nhóm cịn lại. Từ những kết quả nghiên
cứu và phân tích ở trên, đều cho thấy mơi trƣờng tự nhiên có nhiều cây xanh
tác dụng tích cực đối với sức khỏe tâm lý.
Nhƣ vậy, cây cối trong đô thị bên cạnh tác dụng liên quan tới vệ sinh mơi
trƣờng, cịn có tác dụng tích cực tới sức khỏe tâm lý. Chính vì có những tác
dụng trên mà hiện nay các đô thị trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc phát
triển việc quy hoạch phát triển cây xanh luôn đƣợc xem là một hạng mục
trong quy hoạch chi tiết đô thị và các hạng mục quan trọng khác, các tỷ lệ về
diện tích cây xanh cũng đƣợc quy định chi tiết cho từng loại hình sử dụng đất
cụ thể.
Nhƣ vậy có thể nhận thấy, việc nghiên cứu về vấn đề cây xanh trên thế
giới đã có từ rất sớm. Mặc dù, những nghiên cứu cịn tản mạn và chƣa có hệ
thống, song với những đóng góp to lớn của khoa học cơng nghệ, chúng ta có
thể tin tƣởng rằng: Kết quả của những nghiên cứu này sẽ là tiền đề, là cơ sở
khoa học cho việc thiết kế, xây dựng và phát triển những đô thị xanh, sạch và
kiểu mẫu trong tƣơng lai.
1.3. Vấn đề cây xanh đô thị ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã đƣợc tiến hành cách đây
từ hàng trăm năm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này thì mới đƣợc
thực hiện khoảng vài chục năm gần đây. Điều đáng chú ý lá hầu hết các
nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh. Quan niệm về cây xanh đơ thị của các nhà nghiên cứu trong nƣớc
đều khẳng định rằng hệ thống cây xanh đơ thị có vai trị hết sức to lớn trong
việc điều hồ khí hậu, bảo vệ mơi trƣờng và tạo kiến trúc cảnh quan đô thị.
9


Nhƣng hệ thống cây xanh đô thị của nƣớc ta vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
về môi trƣờng cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh cịn q ít (Tỷ lệ che phủ
của cây xanh bình quân ở Hà Nội là 6.6% trong khi đó ở Nhật Bản là 25%,
một số tỉnh của Trung Quốc nhƣ Thẩm Quyến là 19.6%, Quế Lâm 15.8%,
Nam Kinh 16.7%) [13], cơ cấu cây trồng chƣa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu
một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đơ thị.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu vê cây xanh đô thị đã đƣợc
thực hiện ở nƣớc ta nhƣ: “Kiến trúc cảnh quan đô thị” của Hàn Tất Ngạn
(1966), “Quy hoạch xây dựng đô thị” của Nguyễn Thế Bá (1982), “Cây trồng
và trang trí đơ thị” của Lê Phƣơng Thảo (1980), “Bố cục vƣờn công viên” của
Nguyễn Thanh Thuỷ (1990), “Quy chế quản lý cây xanh Thành phố Đà Lạt”
của UBND tỉnh Lâm Đồng (bản dự thảo 1994). Tuy nhiên, hầu hết những
nghiên cứu này chỉ đề cập đến những giá trị về mặt cảnh quan và đời sống
văn hoá tinh thần cho ngƣời dân đơ thị, mà ít đề cập đến giá trị của cây xanh
đối với các thành phần môi trƣờng.
Khi nghiên cứu về vấn tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các nƣớc trên thế
giới và vận dụng vào Việt Nam trong quy phạm thiết kế xây dựng đô thị số
20TCN - 82 - 81 Bộ xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn cây xanh cho các
Thành phố nƣớc ta nhƣ sau:
+ Đô thị nhỏ (2 000 - 50 000 ngƣời): Cần 8m2 cây xanh/ngƣời
+ Đô thị vừa (50 000 - 300 000): Cần 11m2 cây xanh/ngƣời
+ Đô thị lớn và rất lớn (> 300 000 ngƣời): Cần 13m2 cây xanh/ngƣời
Tuy nhiên, tỷ lệ cây xanh đô thị ở Thành phố Hà Nội hiện nay mới chỉ
đạt xấp xỉ 2m2 cây xanh/đầu ngƣời. Bình qn đơ thị cả nƣớc mới đạt 0.6m2/

đầu ngƣời. Nhƣ vậy mới chỉ đạt 8 - 10% tiêu chuẩn mong muốn đề ra và chỉ
bằng 1/20 mức bình quân cây xanh đô thị các nƣớc trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi
Trƣờng và một số Trung tâm nghiên cứu Môi Trƣờng ở Việt nam cho thấy:
Dƣới tán cây xanh nhiệt độ khơng khí có thể giảm từ 4 - 50C so với đất trống.
Cây xanh cũng có thể giữ đƣợc trên 40% lƣợng bụi trong khơng khí.

10


Cũng theo một số kết quả nghiên cứu của Uỷ ban thiết kế cơ bản
(UBTKCB) của Nhà nƣớc Việt Nam cho thấy nhiệt độ khơng khí trong vùng
có cây xanh thấp hơn những nơi khơng có cây xanh. Tại vƣờn Bách Thảo Hà
Nội, nhiệt độ nơi khơng có cây xanh là 32.30C, còn dƣới tán cây là 28.290C.
Lƣợng bụi trung bình khu vực khơng có cây xanh là 0.9mg/m3 khơng khí,
dƣới tán cây thân gỗ là 0.52mg/m3 khơng khí. Nhƣ vậy, cây xanh có khả năng
giảm đƣợc 42% lƣợng bụi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với âm
thanh thì cây lá rộng có khả năng hấp thụ đƣợc 26% âm lƣợng, còn 74% bị
phản xạ và khuếch tán. Độ ồn nơi đƣờng phố khơng có cây xanh cao gấp 5 lần
so với nơi có cây xanh.
Việc nghiên cứu về cây xanh đô thị ở nƣớc ta, mặc dù đã có từ rất sớm,
nhƣng thơng tin thu đƣợc cịn chƣa có hệ thống, chƣa đủ để khái qt hố về
giá trị của cây xanh đối với các thành phần mơi trƣờng đơ thị. Vì vậy, việc
hiểu biết về những giá trị của cây xanh là vô cùng cần thiết giúp chúng ta có
thể tìm đƣợc giải pháp hữu hiệu nhất nhằm cải thiện môi trƣờng đô thị ngày
một văn minh, hiện đại và kiểu mẫu.
1.4. Tổng quan về cây xanh đô thị
1.4.1. Khái niệm về cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị đƣợc hiểu là cây trồng trong các công viên, vƣờn hoa,
dọc các đƣờng phố, trong các dải rừng phòng hộ quanh Thành phố, trong nhà

dân hay các giàn cây, chậu cây đặt trên các nhà cao tầng, ở các đơ thị nhằm
mục đích chính là cải tạo môi trƣờng, tạo cảnh quan, cải thiện và nâng cao sức
khoẻ cho con ngƣời.
Cây đơ thị có thể đƣợc chia thành các nhóm chính sau:
+ Cây bóng mát (cây trồng lấy bóng mát) nhƣ: Vàng anh, Lim xanh,
Bách xanh, Long não, Kim giao.
+ Cây phong cảnh (cây trồng để cải tạo phong cảnh) nhƣ: Bụt mọc,
Trứng cá, Ơ rơ, Ngâu, Lộc vừng.
+ Cây trang trí (cây hoa, cây cảnh) nhƣ: Ngâu cảnh, Ngũ sắc, Hoa giấy,
Hoa hồng, Mẫu đơn, Trinh nữ.
+ Cây trồng phòng hộ trong các dải rừng quanh đô thị.
11


1.4.2. Môi trường sống của cây đô thị
Những đặc trƣng cơ bản của môi trƣờng đô thị:
+ Không gian đất bị hạn chế: Phần lớn cây thành phố có khơng gian đất cho bộ rễ hạn
hẹp. Xung quanh gốc cây thƣờng bị xây bó hay đƣờng đi lại.
+ Mực nước ngầm cao: Hầu hết mực nƣớc ngầm trong các thành phố
luôn cao và bị ô nhiễm do nƣớc thải từ mọi nguồn thải ra các cống rãnh xung
quanh.
+ Khơng khí bị ơ nhiễm: Lƣợng CO2 dƣ thừa, các khí độc COx, NOx, SOx,
CH4 , H2S, nhiều, nhiệt độ khơng khí ln cao hơn bình thƣờng từ 1 o- 2oC, bụi
nhiều, tiếng ồn nhiều và độ ẩm thấp.
+ Tác động của con người thường xuyên: con ngƣời thƣờng xuyên tác
động đền cây trồng nhƣ va trạm, chặt cành bẻ lá…
Trên đây là hồn cảnh sống chung nhất của cây đơ thị, song ở những
hồn cảnh cụ thể nhƣ cơng viên, trƣờng học, cơng sở, nhà dân thì mỗi nơi sẽ
có hồn cảnh riêng biệt. Do vậy, phải xuất phát từ điều kiện cụ thể để tìm ra
các yếu tố bất lợi của hồn cảnh đối với cây trồng để có thể lựa chọn cây

trồng hợp lý.
1.4.3. Vai trò của cây xanh đô thị
Đối với các đô thị, hệ thống cây xanh đƣợc coi là một trong những nhân
tố quan trọng để bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Cây xanh không chỉ có tác
dụng nhƣ một hệ thống lọc khổng lồ làm giảm hàm lƣợng bụi, hấp thụ khí độc
hại, làm giảm tốc độ gió, giảm tiếng ồn, tạo tiểu khí hậu ổn định cho môi
trƣờng sống của con ngƣời mà cịn đem lại vẻ đẹp cảnh quan đơ thị, cải thiện
tình hình sức khoẻ cho con ngƣời sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Ngày nay trên thế giới, lƣợng khí CO2 thải ra ngày một tăng. Biện pháp
duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng cây xanh. Trung bình 1ha cây xanh
tán rộng có thể hấp thụ đƣợc 1 tấn khí CO2/ngày và nhả ra 730kg khí ơxy.
Lƣợng CO2 do con ngƣời thải ra trong 1 ngày sẽ đƣợc 10m2 cây xanh hút hết

12


[6]. Ngồi ra, cây xanh cịn có khả năng hấp thụ một số chất ơ nhiễm trong
khơng khí và một số nguyên tố kim loại nặng nhƣ: Fe, Mn, Cu, Zn.
Theo nghiên cứu về môi trƣờng của Phạm Ngọc Đăng - Trƣờng ĐHXD
thì cây xanh có thể:
+ Giảm thiểu các khí độc hại từ 10%- 35%.
+ Giảm thiểu nồng độ bụi từ 20% - 65%.
+ Hiệu quả giảm nhiệt từ 3oC - 5oC.
Robnette (1972) đã liệt kê đƣợc 11 dặc trƣng có lợi của cây xanh để sử
dụng vào cơ cấu quy hoạch khu công nghiệp, các nhà máy trong đơ thị đó là:
1. Lá cây mọng nƣớc có thể cản tiếng ồn.
2. Cành cây rung động hấp thụ và cản tiếng ồn.
3. Lơng trên lá cây giữ bụi
4. Khí khổng trên lá cây trao đổi các chất khí.
5. Chồi và lá cây toả mùi thơm.

6. Lá và cành cây cản gió.
7. Lá và cành cây làm giảm nhẹ hạt mƣa rơi.
8. Rễ cây lan rộng giữ đất, giảm xói mòn.
9. Lá cây rậm rạp cản ánh sáng trực xạ.
10. Lá mỏng lọc ánh sáng
11. Cành có gai cản ngƣời có hại.
Ngồi ra, cây xanh cũng đƣợc coi là những “anh hùng” hút bụi, chống ô
nhiễm. Lá của một số lồi cây có những nếp nhăn, có lơng nhám, thậm chí có
lồi cịn tiết ra chất “nhựa”- chất Phytolxyt có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy,
cây vừa có khả năng hút bụi vừa có khả năng diệt vi khuẩn.
Theo thống kê 1ha cây xanh đơ thị trong một năm có thể ngăn cản và làm
sạch đƣợc 70 - 80 tấn bụi và làm giảm 30 - 40% lƣợng bụi trong khơng khí.
Ta cũng có thể nhận biết khả năng hút bụi và diệt vi khuẩn của cây xanh đô
thị qua việc giám định khơng khí trong cơng viên và trong cửa hàng bách hố
hoặc bến tàu xe: Mỗi m3 khơng khí trong cơng viên chỉ có từ 2 000 - 3 000
13


con vi khuẩn, trong khi đó cũng 1m3 khơng khí trong của hàng bách hố và
bến tàu xe có tới 20 000 - 30 000 con.
Thực tế cho thấy, cây xanh mặt nƣớc trong đô thị không chỉ là một trong
các thành tố của thiên nhiên đóng vai trị thiết yếu của mơi trƣờng sống mà
cịn tạo đƣợc ấn tƣợng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lƣợng
môi trƣờng sống cao cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho ngƣời dân sống
trong khu đô thị. Cây xanh mặt nƣớc trong đơ thị có thể làm giảm nhiệt độ
khơng khí tứ 3.30C - 3.90C, khi diện tích đất cây xanh đạt 20% - 50% diện
tích đất đơ thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi
17% - 51% năng lƣợng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực
vật. Cây xanh đơ thị có thể làm giảm từ 40% - 50% cƣờng độ bức xạ mặt trời
vá hấp thụ 70% - 75% năng lƣợng mặt trời. Không gian đơ thị rất cần những

diện tích đất cây xanh mặt nƣớc lớn để điều tiết khí hậu đơ thị. Bởi vậy, trong
các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mỹ, Bỉ,
Hà Lan, Anh, hệ thống At lát xanh của các thành phố (Green Map Atlát) và hệ
thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị (Greenstructure and Urban
Planning) của tổ chức phi chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp
hội Quy hoạch thế giới đƣợc triển khai có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề
sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả các dự án này đã đem lại một “thƣơng
hiệu” đáng tự hào cho các thành phố này “Thành phố xanh”.
Ngồi ra, cây xanh cịn:
+ Che mát bảo vệ cho ngƣời đi đƣờng và đƣờng (chống mƣa nắng, xói
mịn, chảy nhựa…).
+ Làm đẹp bộ mặt kiến trúc đơ thị.
+ Phòng hỏa, chống lây lan lửa.
+ Là nhân tố nối liền các loại hình cây xanh trong và ngồi thành phố để
tạo nên một hệ thống cây xanh thống nhất.
Để hiểu đúng vai trò của hệ sinh thống cây xanh đơ thị, chúng ta có thể
tham khảo sơ đồ dƣới đây:
14


Sinh thái đơ thị
Các yếu tố mơi trƣờng (Tín hiệu vào)
Khơng gian diện tích: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, đất, ánh sáng
Sự ơ nhiễm: Bụi, khí, tiếng ồn, tác động của con ngƣời
Hệ thống cơng
trình, kiến trúc
xây dựng
Hệ thống các cơ sở
hạ tầng: Đƣờng
xá,nhà ở, cấp thốt

nƣớc, điện

Cạnh tranh diện tích
Bổ sung giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan
Giới hạn không gian sinh sống
Có thể ảnh hƣởng đến kết cấu
Chất thải công nghiệp, ô nhiễm

Hệ thống sản
xuất công nghiệp
Hệ thống các
khu dân cƣ

Lọc khơng khí, lọc bụi, tiếng ồn
Gây tiếng ồn và bụi khói giao thơng
Lọc khơng khí, lọc bụi, chống ồn
Nơi vui chơi, giải trí
Tạo những tiện nghi đời sống

Hệ thống vành đai
cây xanh đơ thị
Hệ thống cây xanh
phịng hộ
Cơng viên
Cây xanh đƣờng phố
Cây xanh trong
khuôn viên
Cây ven sông, hồ
Thảm hoa màu
Cây trồng trong chậu


Đem lại giá trị kinh tế
Gia tăng diện tích cây xanh
Hệ thống canh
tác nơng nghiệp

Cungcấp mơi trƣờng sống cho sinh vật
Có thể cạnh tranh diện tích

Nguồn tư liệu: Nghiên cứu của nhà Sinh - Điều khiển học Bio - Cybernetics

Tóm lại: Việc trồng cây xanh đã và đang trở thành một giải pháp hữu hiệu
và đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trong các khu đô thị. Cây xanh không chỉ
đem lại những giá trị về mặt kinh tế, văn hố, xã hội, mà cịn tạo nên những
cảnh quan đặc sắc cho kiến trúc đô thị, cải thiện chất lƣợng mơi trƣờng sống
và là hình thức thƣ giãn lý tƣởng cho ngƣời dân đơ thị. Chính vì vậy, cây
xanh đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong kiến trúc
cảnh quan đơ thị. Đặc biệt với điều kiện tự nhiên, khí hậu bốn mùa ƣu đãi nhƣ
nƣớc ta, các đô thị lại đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ đó là điều kiện
rất tốt để phát triển “Mảng xanh đô thị”. Khơng có lý do gì mà các thành phố
“kêu” thiếu cây xanh, ơ nhiễm khơng khí. Chúng ta có thể chắc chắn rằng các
đơ thị sẽ ngày càng có nhiều mảng xanh hơn trong một tƣơng lai gần nhất.
15


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ - XÃ HỘI
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích
tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đơ thị sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội cũng thứ hai về dân số với 6.472 triệu ngƣời. Nằm giữa vùng Đồng Bằng

Sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tơn
giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn_
vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này
với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê,
Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi bn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục
của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đơ
đƣợc chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831,
dƣới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang
Đông Dƣơng và đƣợc ngƣời Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc
chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nƣớc Việt Nam thống nhất và
giữ vai trò này cho tới ngày nay.
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý- địa hình- đất đai
Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội mở
rộng có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Ngun, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam,
Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đơng, Hịa
Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nƣớc biển. Nhờ phù sa
bồi đắp, ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác. Phần diện
tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,
với các đỉnh nhƣ Ba Vì cao 1281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh

16


Lanh 427m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, nhƣ
gò Đống Đa, núi Nùng.

Đất đai thuộc loại phù sa bồi tụ lâu đời, do sông Hồng bồi đắp, thành
phần cơ giới từ sét đến thịt nặng, độ thơng khí kém, mức nƣớc ngầm cao (0.5
- 1.5m) và khơng đồng nhất trong tồn thành phố, do đó khả năng thốt nƣớc
kém, chỉ thích hợp với các loại cây ƣa sáng và ƣa ẩm. Hàm lƣợng hữu cơ
trong đất trung bình, Cu và Co có hàm lƣợng cao, cịn Pb, Mn, As thấp, Zn
trung bình, pH = 6.5 - 7.5. (Theo số liệu báo cáo trong chun đề “Tóm tắt
các vấn dề mơi trƣờng của thành phố Hà Nội hiện nay”)
2.1.2. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mƣa.
Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lƣợng bức xạ Mặt Trời
rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 114 ngày mƣa một năm. Một đặc điểm rõ nét
của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa
nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình
28.10C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đơng với nhiệt độ
trung bình 18.60C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10,
thành phố có đủ bốn mùa xn, hạ, thu và đơng.
1

2

3

Khí hậu bình quân của hà Nội
4
5
6
7
8

9

10

11

12

Trung bình cao (0C)

19

19

22

27

31

32

32

32

31

28


24

22

Trung bình thấp ( C)

14

16

18

22

25

27

27

27

26

23

19

16


Tháng
0

Lƣợng mƣa (mm)

20.1 30.5 40.6

80 195.6 240 320 340.4 254 100.3 40.6 20.3

2.1.3. Thủy văn
Sông Hồng là con sơng chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp
Hƣng Yên, sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lƣu với dịng
sơng Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngồi ra, trên địa phận Hà
Nội cịn nhiều sông khác nhƣ sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà
Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành nhƣ sông Tô Lịch, sông
Kim Ngƣu,... là những đƣờng tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội.
17


Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết cịn lại của
các dịng sơng cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây, hồ Gƣơm, Trúc Bạch,
Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngồi ra, cịn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà
Nội nhƣ Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù,
Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
Do q trình đơ thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các
sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng nhƣ sông Tô
Lịch, sông Kim Ngƣu…
2.2. Dân số - kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số

Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố
Hà Nội có 6.233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế
giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà
Nội là 6 451 909 ngƣời, dân số trung bình năm 2009 là 6 472 200 ngƣời.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1 979 ngƣời/km². Mật độ dân số
cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35 341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những
huyện nhƣ ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dƣới 1 000
ngƣời/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cƣ dân Hà Nội và Hà
Tây chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99.1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao,
Mƣờng, Tày chiếm 0.9%. Năm 2009, ngƣời Kinh chiếm 98.73 % dân số,
ngƣời Mƣờng 0.76 % và ngƣời Tày chiếm 0.23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2 632 087 chiếm 41.1%, và 3 816 750 cƣ
dân nơng thơn chiếm 58.1%.
2.2.2. Về kinh tế
Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31.8 triệu đồng,
trong khi con số của cả Việt Nam là 13.4 triệu. Hà Nội là một trong những địa
phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1 681.2 triệu
USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1 600 văn phòng đại diện
nƣớc ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1.6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp.
Nhƣng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang
khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh những
18


×