Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái bệnh hại lá cây keo tai tượng acacia mangium willd và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh tại huyện kim bôi tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 52 trang )

Tr-ờng đại học lâm nghiệp
Khoa quản lý tài nguyên rừng và môi tr-ờng
----------

KHểA LUN TT NGHIP
NGHIấN CU C IM SINH HỌC, SINH THÁI
BỆNH HẠI LÁ CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI HUYỆN KIM BƠI,
TỈNH HỊA BÌNH

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG
MÃ SỐ: 7620211
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Tuấn
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc
Lớp

: K61B – QLTNR

Mã sinh viên

: 1653020404

Khoá học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm học tại trường


ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam. Bản khóa luận này là thành quả của 5 tháng thực
hiện nghiêm túc, khoa học và nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thành Tuấn.
Để có được thành quả này ngồi sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có
sự hướng dẫn tận tình của q thầy cơ, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và tổ
chức. Nhân đây tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thành
Tuấn đã giúp tôi định hướng nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng đề cương, thu
thập số liệu và chỉnh sửa hoàn thiện khóa luận. Tơi xin cảm ơn cán bộ, cơng
nhân viên tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thu thập số liệu ngoại nghiệp. Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người
thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập
ở Trường Đại học Lâm nghiệp và hồn thiện khóa luận.
Dù bản thân tơi đã rất cố gắng nhưng vì kiến thức chun mơn cịn hạn
chế và chưa có nhiều kinh nhiệm nghiên cứu nên bản khóa luận khơng tránh
khỏi khỏi những thiếu xót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý
thầy cô và bạn đọc để bản khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Lê Văn Phúc

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
1.1. Tổng quan về Keo tai tượng....................................................................... 4
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
1.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
1.3. Nghiên cứu về bệnh cây trên thế giới và ở Việt Nam................................ 6
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.3.2. Nghiên cứu bệnh cây ở Việt Nam ........................................................... 7
PHẦN 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 11
2.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ cây bị bệnh (P%) và mức độ bị hại (R%) lá
Keo tai tượng ................................................................................................... 11
2.4.3 Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh hại lá Keo tai tượng tại
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 15

ii


2.4.4 Phương pháp xác định ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến sự phát sinh,
phát triển của bệnh hại lá Keo tai tượng ......................................................... 16
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .................................................. 16
Phần III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17

3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 17
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 17

3.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 18
3.1.3. Thủy văn................................................................................................ 18
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa ..................................................... 18
3.2.1. Tài nguyên rừng .................................................................................... 18
3.2.2.Tài nguyên nhân văn .............................................................................. 19
3.3 Tiềm năng phát triển ................................................................................. 19
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp và vai trò của cây Keo tai tượng trên địa bàn
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình. ...................................................................... 20
4.2. Hiện trạng các loại bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.... 22
4.2.1. Một số bệnh hại lá Keo tai tượng điển hình tại khu vực nghiên cứu. ... 22
4.2.2. Đặc điểm bệnh Phấn trắng và bệnh Bồ hóng lá Keo tai tượng ............. 23
4.3. Đánh giá tỷ lệ cây bị bệnh (P%) và mức độ gây hại (R%) lá Keo tai tượng
của bệnh tại địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ...................................... 26
4.3.1. Tỷ lệ cây bị bệnh (P%) .......................................................................... 26
4.3.2. Mức độ bị bệnh (R%) lá cây Keo tai tượng .......................................... 28
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát
triển của bệnh hại lá Keo tai tượng trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa
Bình. ................................................................................................................ 30
4.4.1. Ảnh hưởng của hướng phơi đến tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị bệnh
(R%) lá Keo tai tượng ..................................................................................... 30

iii


4.4.2 Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại lá Keo tai
tượng................................................................................................................ 31

4.4.3 Ảnh hưởng của yếu tố khí tượng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh
hại lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu ................................................... 32
4.5. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại lá Keo tai Tượng tại huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình .......................................................................................... 34
4.5.1 Biện pháp phịng trừ bệnh Phấn trắng Keo tai tượng ............................ 34
4.5.2. Biện pháp phịng trừ bệnh Bồ hóng lá Keo tai tượng ........................... 35
4.5.3. Các biện pháp chung phòng trừ bệnh hại lá ở cây Keo tai Tượng ....... 36
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 37
1. Kết luận ....................................................................................................... 37
2. Tồn tại ......................................................................................................... 38
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm ô tiêu chuẩn .................................................................... 12
Biểu 2.2: Điều tra mức độ hại lá Keo tai tượng .............................................. 14
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích đất Lâm nghiệp huyện Kim Bôi ...................... 20
Bảng 4.2: Các loại bệnh hại lá Keo tai tượng tại Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình .... 22
Bảng 4.3: Tỷ lệ cây Keo tai tượng bị bệnh Bồ hóng và Phấn trắng ............... 26
Biểu đồ 4.1 Biến động tỷ lệ cây bị bệnh theo từng OTC ................................ 27
Bảng 4.4: Mức độ bị bệnh (R%) lá cây Keo tai tượng ................................... 28
Biểu đồ 4.2. Biến động mức độ bị bệnh (R%) của các loại bệnh theo từng ô
tiêu chuẩn ........................................................................................................ 29
Bảng 4.5 Số giờ nắng và lượng mưa trung bình/năm huyện Kim Bơi ........... 33

v



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình ................................................... 17
Hình 4.1. Rừng Keo tai tượng tại địa bàn xã Kim Sơn, huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình ......................................................................................................... 21
Hình 4.2: Triệu chứng bệnh Phấn trắng trên lá cây Keo tai tượng ................. 23
Hình 4.3. Nấm bào tử bột (Oidium) ................................................................ 24
Hình 4.4. Nấm bào tử bột (Oidium acaciae Berth.) ........................................ 24
Hình 4.5: Bệnh bồ hóng trên lá Keo tai tượng ................................................ 25
Hình 4.6. Nấm bồ hóng nhỏ (Meliola sp.) ...................................................... 26
Hình 4.7. Nấm bồ hóng nhỏ ............................................................................ 26
(Meliola sp.) gây bệnh bồ hóng lá Keo ........................................................... 26

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ĐH : Đại học
2. TS : Tiến sĩ
3. OTC : Ô tiêu chuẩn
4. NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
5. FAO : Tổ chức lương thực thế giới
6. P% : Tỷ lệ bị bệnh
7. R% : Mức độ gây bệnh
8. D1.3 : Đường kính tại vị trí 1,3m
9. Hvn : Chiều cao vút ngọn của cây
10.UBND : Ủy ban nhân dân
11. Ptb% : Tỷ lệ trung bình cây bị bệnh
12.Rtb% : Tỷ lệ trung bình mức độ gây bệnh


vii


TĨM TẮT NỘI DUNG KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái bệnh hại lá Keo tai tượng và
đề xuất biện pháp phịng trừ bệnh tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình”
2. Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thành Tuấn
3. Sinh viên thực hiện
Lê Văn Phúc – 61B _QLTNR
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1 . Mục tiêu chung
Góp phần nghiên cứu về bệnh hại lá trên cây Keo tai tượng (Acacia
mangium) ở giai đoạn rừng trồng, làm cơ sở đề xuất, quản lý bệnh hại trên
cây Keo tai tượng.
4.2 . Mục tiêu cụ thể
- Điều tra được loại bệnh hại lá chính trên cây Keo tai tượng tại huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Xác định được mức độ gây hại, nguyên nhân gây bệnh hại lá trên cây
Keo tai tượng tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình.
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát
sinh, phát triển của bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được biện pháp phòng trừ bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu
Các loại bệnh hại lá cây Keo tai tượng trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình.

viii



6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ gây bệnh (R%) lá cây Keo tai
tượng.
- Xác định nguyên nhân gây hại lá Keo tai tượng
- Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển
bệnh hại lá trên cây Keo tai tượng
- Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu vực
nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bệnh hại dựa theo giáo trình “Điều tra, dự tính dự
báo sâu bệnh hại trong Lâm nghiệp” của tác giả Nguyễn Thế Nhã, NXB
Nông nghiệp, năm 2001.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế của
khu vực nghiên cứu; Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây về bệnh hại
lá trên cây Keo tai tượng; Dựa vào sách chuyên khảo để định danh loài nấm
gây bệnh dựa vào đặc điểm hình thái.
8. Kết quả nghiên cứu.
- Qua thời gian điều tra, nghiên cứu bệnh hại lá Keo tai tượng tại
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình có 3 loại bệnh hại là bệnh Phấn trắng, bệnh
khơ đầu mép lá và bệnh Bồ hóng. Tỷ lệ bị bệnh Phấn trắng 53,13%, bệnh
phân bố đều; mức độ bị bệnh 16,88%, bệnh hại nhẹ; Tỷ lệ bị bệnh khô đầu
mép lá 15,8%, bệnh phân bố cụm; Tỷ lệ bị bệnh Bồ hóng 36,56%, bệnh phân
bố đám, mức độ bị bệnh 14,5%, bệnh hại nhẹ.
- Nguyên nhân gây bệnh hại lá Keo tai tượng:
Bệnh Phấn trắng do nấm Bào tử bột (Oidium acaciae Berth) gây ra.
Bệnh khô đầu lá mép lá do nấm Đĩa bào tử lông roi (Pestalotiopsis
acaciae (Thüm.) K.Yokoy. & S. KaneKo) gây ra.
ix



Bệnh Bồ hóng do nấm Bồ hóng nhỏ (Meliola sp.) gây ra.
- Yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh Phấn
trắng và Bồ hóng lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu:
+ Hướng phơi: Tỷ lệ bị bệnh Phấn trắng lá Keo ở hướng Đông Nam bị
nhiễm bệnh nhiều hơn so với hướng Tây Nam, nhưng mức độ bị bệnh ở
hướng Tây Nam cao hơn hướng phơi Đông Nam; Tỷ lệ bị bệnh Bồ hóng lá
Keo khơng có sự chênh lệch rõ rệt, OTC có tỷ lệ bị bệnh cao nằm ở cả hai
hướng phơi là Đông Nam và Tây Nam, tỷ lệ bị bệnh đều có phân bố đám.
Mức độ bị bệnh hướng phơi Tây Nam nặng hơn hướng phơi Đông Nam.
+ Tuổi cây: Tỷ lệ cây 2 năm tuổi nhiễm bệnh Phấn trắng là rất cao, đạt
70% tỷ lệ bị bệnh, bệnh phân bố đều khu vực điều tra và xếp thứ 2 về tỷ lệ bị
bệnh trong các OTC được điều tra. Mức độ gây hại của bệnh Phấn trắng
21%, mức độ gây hại mạnh nhất trong 8 OTC điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Tỷ lệ cây 2 năm tuổi bị bệnh Bồ hóng là 27,5%, bệnh phân bố đám. Mức độ
bị hại của loại bệnh này đạt 9%, bệnh gây hại nhẹ. Qua đây cho thấy đây là
loại bệnh ít gây hại với cây 2 năm tuổi; Bệnh Phấn trắng lá Keo tai tượng ở
cấp tuổi 4-5 có tỷ lệ cây bị bệnh phân bố đều hoặc theo đám, tỷ lệ bị bệnh
cao, nhưng mức độ gây hại nhẹ (đều nhỏ hơn 25%). Bệnh Bồ hóng lá Keo tai
tượng cấp tuổi 4-5 có tỷ lệ cây bị bệnh Bồ hóng tăng cao hơn so với cây 2
năm tuổi, bệnh phân bố đám và đều. Mức độ bị bệnh cũng nặng hơn so với
cây trồng tuổi 2, nhưng đều gây hại nhẹ.
+ Khí tượng: Số giờ nắng, lượng mưa trong thời gian nghiên cứu thuận
lợi cho bào tử nấm bệnh Phấn trắng và bệnh Bồ hóng phát sinh, phát triển trên
lá Keo tai tượng. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng vào những tháng
thời tiết ẩm thấp, nhiệt độ thấp, độ ẩm khơng khí cao.
- Đề xuất biện pháp quản lý bệnh Phấn trắng, bệnh Bồ hóng lá Keo tai
tượng tại khu vực nghiên cứu theo hướng quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM).


x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của nước
ta là 14.061.856ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.175.519ha, rừng
trồng là 3.886.337ha. Có câu “Rừng vàng, biển bạc” ý để nói lên giá trị mà
rừng mang lại là vô cùng to lớn, nhất là đối với một đất nước có ¾ diện tích là
đồi núi như Việt Nam ta. Từ chỗ phải nhập khẩu giống cây lâm nghiệp, nhập
khẩu nguyên liệu lâm sản, những chiến lược phát triển, nghiên cứu khoa học
đang đưa Việt Nam trở thành “trung tâm chế biến, xuất khẩu gỗ của thế giới”.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp (Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam), năm 2017 ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều
thành công, cụ thể: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,45%; Tốc độ tăng giá
trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 6,57%/năm, năm 2017 ước đạt
6,6%; Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt khoảng 18 triệu m3,
vượt 6% so với kế hoạch năm 2017, tăng 4% so với năm 2016; Thị trường sản
phẩm gỗ và lâm sản phát triển, tạo điều kiện cho chế biến gỗ và lâm sản ngồi
gỗ (LSNG) được duy trì, phát triển, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng cao.
Tổng giá trị xuất khẩu lâm sản là 7,974 tỷ USD, vượt 5% kế hoạch và tăng
9,2% so với năm 2016. Báo cáo kết quả ngành công nghiệp chế biến xuất
khẩu gỗ và lâm sản năm 2018 cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản
Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành
nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành
quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về
xuất khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được
mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy vậy, trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển của con người,
diện tích rừng ngày một bị thu hẹp là do hoạt động khai thác tài nguyên rừng


1


bất hợp lý như đốt nương làm rẫy, đất bỏ hoang, kinh doanh khơng đúng mục
đích... Ngồi ra cịn một nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích rừng là
sau khi được phủ xanh bằng các diện tích rừng trồng mới thì bệnh hại tàn phá
cây trồng, làm chất lượng rừng suy giảm. Do đó rừng là tài nguyên cần được
quản lý, bảo vệ và sử dụng một cách bền vững. Một trong những biện pháp
chủ yếu để bảo vệ và phát triển rừng là phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các
lồi cây lâm nghiệp có giá trị cao. Trong đó có cây Keo tai tượng là một trong
những loài cây cho giá trị kinh tế và đảm bảo độ che phủ rừng tốt.
Hịa Bình là tỉnh thể hiện đặc trưng sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
với địa hình được phân chia thành 2 khu vực rõ rệt, gồm vùng núi cao và
vùng núi thấp (trung du). Đây là điều kiện cơ sở để phát triển mô hình các lồi
cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các lồi cây trồng lâm nghiệp ở đây có
Luồng, Lát, Keo và cây Lim là những loài cây trồng chủ yếu. Diện tích rừng
trồng thuần lồi Keo chiếm đa số diện tích rừng trồng phân theo lồi cây,
chiếm 69,03%. Yếu tố giúp cây Keo trở thành cây lâm nghiệp được trồng
nhiều tại Hịa Bình là do đây là lồi cây dễ trồng, dễ chăm sóc, năng suất cao
cùng với việc khai thác và tiêu thụ nhanh, dễ dàng. Cây Keo đặc biệt phù hợp
với địa hình núi cao và núi thấp ở khu vực này.
Một trong những địa phương đi đầu làm tốt nhiệm vụ trồng rừng là
huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình hiện có tổng diện tích tự nhiên là 54.950 ha,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp 40.562 ha chiếm trên 73% diện tích tồn
huyện, riêng rừng sản xuất có diện tích trên 21.000 ha đây là điều kiện thuận
lợi cho huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Kim Bôi được
đánh giá là địa phương có tổng diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh. Bình quân
mỗi năm, huyện Kim Bôi trồng được 1.000 - 2.000 ha rừng, chủ yếu là rừng
sản xuất với các cây trồng chủ lực là Keo, Sấu, Trám. Trong đó, cây Keo tai

tượng được đánh giá là loại cây phù hợp nhất cho việc trồng rừng tại đây, vừa
đảm bảo thu nhập cho người dân, vừa đảm bảo độ che phủ đất rừng. Ngoài
2


các yếu tố tự nhiên là khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, một yếu tố quan trọng
giúp cây Keo trở thành cây trồng chính ở đây chính là con người. Phần lớn
thành phần người dân ở Hịa Bình là người dân tộc vùng cao, các hiểu biết về
khoa học kĩ thuật cịn hạn chế, do đó việc trồng một lồi cây trồng phù hợp,
khơng địi hỏi các u cầu kĩ thuật cao là điều hết sức quan trọng. Cây Keo là
lồi cây có sức phát triển tốt, khơng địi hỏi nhiều kĩ năng chăm sóc do đó rất
phù hợp với tình hình dân cư tại đây.
Keo tai tượng là lồi cây trồng dễ thích ứng và sinh trưởng phù hợp với
nhiều điều kiện lập địa song cũng là loài cây trồng dễ mắc phải nhiều loại
bệnh hại, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng rừng. Để góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng cây Keo tai tượng tại khu vực thì bên
cạnh việc quản lý, chăm sóc cây trồng cần định kỳ điều tra bệnh hại, xác định
nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và
đề xuất biện pháp quản lý, phòng trừ bệnh hại trên cây Keo tai tượng, đây là
những biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính cấp thiết, những khó khăn mà bà
con trồng cây Keo tai tượng gặp phải khi khống chế bệnh, được sự đồng ý của
khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường – Trường Đại học lâm nghiệp,
tơi thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái bệnh hại
lá Keo tai tượng (Acacia mangium WILLD.) và đề xuất biện pháp phịng trừ
bệnh tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình”.

3



PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium) thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Đông Bắc Ôxtrâylia tại các vùng
Queensland, Jarđin – Claudie River, Ayton – Nam Ingham. Ngồi ra cịn thấy
xuất hiện ở phía Đơng của Inđơnêxia và phía Tây Papua Niu Ghinê. Toạ độ
địa lý từ 1 đến 19o vĩ Nam và 125o22′-146o17‘ kinh Đông, ở độ cao dưới 800m
so với mực nước biển.
Đây là lồi có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng
lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mịn, nghèo dinh dưỡng, đất
chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể sống được ở những
vùng ngập úng, thốt nước kém. Nhờ khả năng thích nghi tốt với các điều
kiện khác nhau và khả năng sinh trưởng nhanh chóng, lồi cây này trở nên
phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Năm 1980, loài cây này được nhân rộng ra
toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc hình thành các lâm phần cây Keo
tai tượng cũng đi đôi với việc hình thành các loại bệnh gây hại trên cây, do đó
việc điều tra các loại bệnh cây này để quản lý và phát triển các mơ hình trồng
cây Keo tai tượng là vô cùng cần thiết.
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Cơ sở khoa học
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu sản
xuất cây nông lâm nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa tự nhiên và con
người, ý thức hệ duy tâm và duy vậy. Ngay từ đầu của lịch sử trồng trọt, nhân
dân lao động đã thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của mình
để phát hiện và phịng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão,1997).

4



Theo cách hiểu thông thường, bệnh cây là khoa học nghiên cứu về cây
bị bệnh, sinh trưởng và phát triển khơng bình thường do sinh vật và điều kiện
ngoại cảnh gây ra. Bệnh cây là kết quả tác động của 3 yếu tố: Nguồn bệnh
(vật gây bệnh), cây trồng (cây chủ) và điều kiện bên ngồi (Mơi trường, nhiệt
độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng). Cách hiểu trên giúp ta nắm rõ được nội dung
và bản chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể. Tuy nhiên, trên thực tế sản
xuất cách hiểu trên chưa cho phép giải quyết một cách có cơ sở những trường
hợp cụ thể về bệnh cây. Trong hoạt động thực tế của mình, con người tác
động lên cây phải giải quyết các vấn đề liên quan đến những tập đồn có cây
lớn, vi sinh vật gây bệnh, trong khoảng không gian nhất định, với các tác
động từ nhiều yếu tố khác nhau. Khoa học bệnh cây có nhiệm vụ chính là
nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó xác định các biện pháp bảo vệ cây cho
năng xuất cây trồng ở mức cao và ổn định.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên phổ biến. Bệnh hại thường
làm cho sức sinh trưởng của cây rừng kém đi, sản lượng giảm, một số bệnh
hại có thể làm cây chết, thậm chí chết hàng loạt nếu khơng có biện pháp
phịng trừ kịp thời. Do thực vật, vật gây bệnh đều chịu tác động của môi
trường xung quanh nên cả hai bị mơi trường khống chế. Tính chống chịu của
cây và tính xâm nhiễm của vật gây bệnh tùy thuộc vào điều kiện mơi trường.
Trong q trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây bệnh, nếu điều kiện
môi trường thuận lợi cho cây và khơng có lợi cho vật gây bệnh thì có thể sẽ
khơng có q trình gây bệnh cho cây. Đây chính là điều kiện để cây sinh
trưởng phát triển tốt. Chỉ cần tìm hiểu sâu sắc mối quan hệ động thái của 3
nhân tố cây chủ, vật gây bệnh và mơi trường thì ta mới có thể nắm vững quy
luật phát sinh phát triển của bệnh cây qua đó mới có thể quản lý, phịng trừ
bệnh hại.

5



1.3. Nghiên cứu về bệnh cây trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Khoa học nghiên cứu về bệnh cây được bắt đầu cách đây hơn 150 năm
do yêu cầu của đời sống sản xuất.
Năm 1874 ở châu Âu, Robert Hartig (1839-1901) là người đặt nền móng
cho việc nghiên cứu mơn khoa học bệnh cây. Kể từ đó đến nay thế giới đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh cây như : G.H. Hapting nhà bệnh lý thực
vật người Mỹ từ năm 1940 -1970 đã điều tra chủng loại và mức độ liên quan
đến sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh. Năm 1961, John Boyce xuất
bản cuốn: “Bệnh hại cây rừng”, trong đó có đề cập đến bệnh hại cây Keo
(Boyce J.S,1961). Năm 1953, L. Roger đã nghiên cứu các loại bệnh cây rừng
được mô tả trong cuốn sách: “Bệnh cây rừng các nước nhiệt đới –
Phytopathologie des pays chauds”. Đây là cuốn sách đề cập đến các loại bệnh
hại lá trên cây Keo, Bạch đàn, Thông.
G.F.Brown (1968) là người đã đề cập đến một số bệnh hại Keo, trong đó
khẳng định: “Cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn rụi từ trên xuống dưới do
loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vơ tính là nấm Colletotrichum
gleosporioides), là ngun nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo Acacia
mangium”.
Một trong những cuốn sách đề cập nhiều nhất đến các bệnh hại lá trên
cây Keo tai tượng là cuốn: “Cẩm nang bệnh hại cây Keo ở Australia, Đông
Nam Á, Ấn Độ”. Trong cuốn sách này có mơ tả nhiều loại bệnh hại cây Keo
tai tượng như: Bệnh phấn trắng (Powdery mildew), bệnh đốm lá, bệnh phấn
hồng (Pink disease), bệnh rỗng ruột (Heart rot).
Trong thực tế có một số nấm đã được phân lập từ một số lồi cây Keo bị
bệnh, đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm

6



Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A.melanoxylon; nấm
Oidium sp. có trên các lồi A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc.
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về bệnh cây Keo trên thế giới có
đặc điểm chung là phát hiện ra bệnh lý, điều tra về nguồn gốc và phân tách
mầm bệnh hại. Tuy nhiên, đây là các nghiên cứu mới chỉ ở mức độ đề cập đến
bệnh lý chứ chưa đi sâu vào thực tiễn phục vụ nâng cao sản xuất chất lượng
và sản lượng của cây Keo tại các khu vực cụ thể.
1.3.2. Nghiên cứu bệnh cây ở Việt Nam
Bệnh cây ở Việt Nam có thể nói là rất phổ biến. Các cây trồng ít nhiều
đều bị bệnh nhưng do chiến tranh và nền kinh tế phát triển sau, nên khoa học
bệnh cây ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước nên thế giới. Mặc dù
vậy, sau khi nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu các loài bệnh cây
trong việc quản lý và phát triển rừng thì các cơng trình nghiên cứu ở nước ta
cũng lần lượt mở ra.
Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam Việt Nam, Hoàng
Thị My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh gỉ sắt, phấn trắng,
nấm bồ hóng... các lồi bệnh hại này đều có xuất hiện trên cây Keo tai tượng.
Năm 1971, Trần Văn Mão đã công bố một số loại bệnh hại cây Quế, cây
Hồi... tác giả đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh và
biện pháp phòng trừ cho loại bệnh hại này.
Năm 1975, Uhlig cùng các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lâm
nghiệp đã nghiên cứu và thử nghiệm một số loại thuốc phòng chống bệnh rơm
lá thông ở Quảng Ninh.
Năm 1993, trong dự án WFP4304 đã nghiên cứu về một số loại bệnh hại
do nấm gây ra, trên cây loài cây chủ yếu Keo, Thơng.
Tình hình nghiên cứu bệnh hại cây Keo

7



Năm 1990, hai loài cây Keo tai tượng và Keo lá tràm gieo ươm tại vườn
ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng hại lá ở mức độ khác
nhau. Nhìn bề ngồi, lá cây Keo như bị rắc một lớp bột phấn, màu trắng. Mức
độ bị bệnh được đánh giá bằng mắt thường. Ở thời điểm này, bệnh chưa ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng của cây con tại vườn ươm, nên tuy phát hiện được
dấu hiệu của bệnh hại nhưng tác giả (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) chưa có
điều kiện để tìm hiểu sâu về ngun nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát
triển của bệnh, yếu tố sinh học, sinh thái của bệnh hại để đưa ra biện pháp
phịng trừ.
Năm 2001-2005, Nguyễn Hồng Nghĩa đã thực hiện đề tài: “Chọn giống
kháng bệnh cho năng suất cao, kháng bệnh cho cây Bạch đàn và Keo”. Tác
giả đã tiến hành điều tra bệnh hại các loài Keo tại vườn ươm và rừng trồng,
qua đó phát hiện một số bệnh quan trọng được tác giả nhắc đến như: Bệnh
phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh loét thân cây do nấm
Botryosphaeria sp., bệnh rỗng ruột do nấm Ganoderma sp. Đề tài đã phát
hiện ra các bệnh hại quan trọng, tuy nhiên lại chưa có biện pháp phịng trừ cụ
thể cho từng khu vực điều tra nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng
trồng.
Đặng Kim Tuyến năm 2006 trong đề tài báo cáo cấp bộ khi nghiên cứu
về bệnh gỉ sắt cây Keo tại rừng phòng hộ hồ Núi Cốc đã chỉ ra việc phịng trừ
bệnh bằng biện pháp hóa học và biện pháp kĩ thuật lâm sinh thông qua chặt vệ
sinh, chặt bỏ cây bệnh, cành bệnh từ sớm là biện pháp có hiệu quả.
Đặng Kim Tuyến năm 2014 nghiên cứu về bệnh hại trên cây Keo có
bệnh hại rễ (bệnh thối cổ rễ) và bệnh phấn trắng lá Keo. Hai loại bệnh này
được tác giả đề cập ảnh hưởng chủ yếu đến cây Keo giai đoạn gieo ươm. Tác
giả đề cập đến triệu chứng, tác hại của bệnh và các giai đoạn bệnh lý phát
triển ở cây con.

8



Có thể thấy những nghiên cứu về bệnh hại cây Keo trong thời gian này
có sự phát triển nhanh chóng và góp phần vào việc nâng cao hiểu biết về
bệnh hại, cho ngành lâm nghiệp thêm nguồn tài liệu quý giá phục vụ cơng tác
trồng, chăm sóc và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu ở trên vẫn tập trung chủ yếu ở mức độ phát hiện bệnh lý và triệu chứng,
quá trình phát sinh và phát triển của mầm bệnh tại các khu vực chưa rộng,
chưa đáp ứng mục tiêu cụ thể là để kinh doanh và phát triển rừng lâu dài ở
một địa phương nhất định. Các nghiên cứu ở trên đóng vai trị là cơ sở, căn cứ
nghiên cứu về bệnh hại địa phương dựa vào để phát hiện bệnh lý và đưa ra
các biện pháp phòng trừ phù hợp tại từng địa phương. Xuất phát từ việc các
nghiên cứu ở địa phương còn ít và hạn chế nên cá nhân em muốn thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái bệnh hại lá Keo tai tượng
(Acacia mangium WILLD.) và đề xuất biện pháp phịng trừ bệnh tại huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình” để góp một phần nhỏ vào khoa học nghiên cứu
bệnh hại cây rừng ở nước ta nói chung và ở địa bàn thực hiện đề tài nói riêng.

9


PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nghiên cứu về bệnh hại trên cây Keo tai tượng (Acacia
mangium Willd) ở giai đoạn rừng trồng, làm cơ sở đề xuất, quản lý bệnh hại.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại bệnh hại lá chính trên cây Keo tai tượng tại huyện

Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Xác định được mức độ gây hại, nguyên nhân gây bệnh hại lá trên cây
Keo tai tượng tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát
sinh, phát triển của bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được biện pháp phòng trừ bệnh hại lá Keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Xác định mức độ gây hại, nguyên nhân gây hại,
ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái và cách phòng trừ bệnh hại lá cây Keo tai
tượng.
- Phạm vi về phương pháp: Sử dụng phương pháp ngoại nghiệp (thu
thập số liệu…), kết hợp phương pháp nội nghiệp.
- Phạm vi về không gian và thời gian:
+ Khơng gian: Tồn bộ diện tích khu vực có rừng trồng Keo tai tượng
tại địa bàn Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
+ Thời gian: Tiến hành thực hiện nghiên cứu từ tháng 11 năm 2019 đến
tháng 4 năm 2020.

10


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ gây hại (R%) lá Keo tai tượng
- Xác định nguyên nhân gây hại lá Keo tai tượng
- Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự sinh trưởng, phát triển
của bệnh hại lá Keo tai tượng
- Đề xuất biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại lá Keo tai tượng tại
khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa số liệu về điều kiện cơ bản nơi nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên,
dân sinh - kinh tế khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa tài liệu liên quan đến cây Keo tai tượng; tham khảo bài viết,
chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp trước đây nghiên cứu về bệnh hại trên cây
Keo tai tượng; kế thừa tài liệu chuyên khảo về phân loại nấm gây bệnh trên
thực vật.
2.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ cây bị bệnh (P%) và mức độ bị hại
(R%) lá Keo tai tượng
Phương pháp điều tra, xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị hại
(R%) lá Keo tai tượng được thực hiện theo giáo trình “Điều tra, dự tính dự
báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp” của tác giả Nguyễn Thế Nhã (NXB Nông
nghiệp, 2001). Nội dung này được thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình
cho khu vực nghiên cứu.
a. Đặc điểm ô tiêu chuẩn
Tôi lựa chọn xã Nuông Dăm để tiền hành điều tra vì đây là xã có diện
tích trồng Keo tai tượng lớn, đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Tiến hành lập 08 OTC với diện tích mỗi ơ là 1000m2 (25mx40m).
OTC được lập có chiều dài 40m song song với đường đồng mức, chiều
rộng 25m vng góc với đường đồng mức tại khu vực lập OTC.
11


Bình quân mỗi OTC điều tra 40 cây theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống. Đặc điểm mỗi OTC được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm ô tiêu chuẩn
TT

OTC


1

1

Ngày đặt ơ

2

Lồi cây
Vị trí tương

3

đối

2

3

4

5

6

7

8

16/02 17/02


17/02 18/02

18/02

19/02

19/02

20/02

/2020

/2020 /2020

/2020

/2020

/2020

/2020

Đỉnh

/2020

Keo tai tượng
Đỉnh


Sườn

Đỉnh

Sườn

Sườn

Sườn

Chân

Tây -

Tây -

Đông

Đông

Đông

Nam

Nam

-Nam -Nam

-Nam


4

Hướng dốc

5

Độ dốc

12

14

21

18

17

9

24

18

6

Tuổi cây

4


5

5

4

2

4

4

5

7

Hvn(m)

8

7.8

8.2

8.2

2.2

7.9


7.8

8

8

D1.3(cm)

7

9

8

7.4

2

7

7.5

8

119

156

178


125

209

143

121

166

0,47

0,5

0,46

0,6

0,21

0,47

0,51

0,52

Số cây trong

9


OTC

10

Độ tàn che

11

Thổ nhưỡng

Đất đỏ bazan, đất sét và đất biến chất

b. Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%)
Trong mỗi OTC, tiến hành điều tra tất cả các cây Keo tai tượng, trong đó
xem có bao nhiêu cây bị bệnh trên tổng số cây có trong OTC.
Xác định tỷ lệ bị bệnh theo cơng thức:

P% 

n
100
N

Trong đó: P% là tỷ lệ cây bị bệnh.
n là số cây bị bệnh.
N là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn.
12


Sau mỗi đợt điều tra, tính tỷ lệ bị bệnh trung bình của khu vực nghiên

cứu được tính theo cơng thức :

1 m
P %    Pi
n i 1
Trong đó :
P% . là tỷ lệ cây bị bệnh trung bình của khu vực nghiên cứu

Pi là tỷ lệ cây bị bệnh ở từng ô
n là tổng số ô tiêu chuẩn.
Từ kết quả tính tỷ lệ bị bệnh trung bình của một loại bệnh ( P% ), căn
cứ vào chỉ tiêu sau để xác định phân bố của bệnh, nếu:
P% ≤ 5%

Bệnh phân bố cá thể

5 < P% ≤ 25%

Bệnh phân bố theo cụm

25 < P% ≤ 50%

Bệnh phân bố theo đám

P% > 50%

Bệnh phân bố đều

c. Xác định mức độ bị hại (R%)
Để xác định mức độ bị hại (R%), tôi tiến hành điều tra trên 40 cây tiêu

chuẩn trong OTC theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Với mỗi cây chọn
ra 5 cành ở các vị trí sau: Hai cành dưới theo hướng Đông – Tây; Hai cành
dưới theo hướng Bắc – Nam và một cành ngọn.
Căn cứ vào diện tích lá bị hại, mức độ phân cấp như sau:
Cấp 0: lá không bị hại
Cấp I : lá bị hại dưới 25% tổng diện tích lá
Cấp II: lá bị hại từ 25%-50% tổng diện tích lá
Cấp III: lá bị hại từ 51%-75% tổng diện tích lá
Cấp IV: lá bị hại trên 75% tổng diện tích lá
Kết quả thu thập ghi vào mẫu biểu sau.

13


Biểu 2.2: Điều tra mức độ hại lá Keo tai tượng
Số lá bị hại theo cấp hại
STT

Thứ tự
cành
điều tra

Loại
bệnh

0

I

II


III

IV

R%

Ghi
chú

1
2
Mức độ bị hại lá Keo tai tượng được tính bằng cơng thức sau:
4

R% 

Trong đó :

 n .v
i 0

i

N .V

i

 100


R(%) là mức độ bị hại của cây điều tra
ni: là số lá của cấp hại i
vi là trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0-4
N: là tổng số lá điều tra
V: là trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)

Sau đó tính mức độ bị hại trung bình cho cả ơ tiêu chuẩn và cả khu vực
điều tra theo phương pháp bình quân cộng rồi đối chiếu với tiêu chuẩn dưới
đây để đánh giá mức độ bị hại.
R%  25% cây bị hại nhẹ
26% < R%  50% cây bị hại vừa
51% < R%  75% cây bị hại nặng
R% > 75% cây bị hại rất nặng
Căn cứ vào kết quả điều tra, xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị
hại (R%) lá Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu để đánh giá sự phân bố của
bệnh hại, mức độ bị bệnh.

14


×