Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước tại làng nghề chế biến gỗ xã hữu bằng huyện thạch thất thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.18 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học của mình sau 4 năm học tại Trường
Đại học Lâm nghiệp, được sự đồng ý của nhà trường và khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và môi trường tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu hiện trạng mơi trường nước tại làng nghề chế biến gỗ xã Hữu
Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”
Trong quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận của mình, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều thuận lợi của Ban giám hiệu, khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và môi trường, Bộ môn Quản Lý Môi Trường trường Đại học
Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, các doanh nghiệp, người
lao động và toàn thể nhân dân xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Th.S Trần Thị Hương,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong q trình thực tập và hồn
thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Hữu
Bằng, nơi đã trực tiếp giúp đỡ tơi trong q trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ
chun mơn của bản thân nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
và tồn tại nhất định. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các
thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Xuân


BẢNG DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH

:



Đại học

M

:

Mẫu

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLTNR & MT

:

Quản lý tài nguyên rừng và môi trường

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TCXD

:


Tiêu chuẩn xây dựng

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTCN-DV-TM

:

Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - thương mại

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

UBND

:


Ủy ban nhân dân


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với đặc thù là một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn, cùng với
thời gian con người đã biết tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình tạo ra những
công việc mà sản phẩm tạo ra giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Nhiều nghề
thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam và dần hình thành nên
các làng nghề khác nhau với những đặc trưng riêng của nó. Trải qua thời gian
với sự tác động nhiều mặt của cuộc sống nhiều làng nghề đã bị mai một dần,
hiện nay các con số thống kê cho thấy Việt Nam cịn có khoảng gần 2.000
làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu
ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, chế biến lương thực
thực phẩm…các làng nghề tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt
Nam.
Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đơng Nam huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà
Nội cách thị trấn huyện 3km, phía Đơng giáp xã Phùng Xá, phía Tây giáp xã
Thạch Xá - xã Bình Phú, phía Bắc giáp xã Dị Nậu, phía Nam giáp xã Bình
Phú, cách thủ đơ Hà Nội gần 30km được nối liền bởi trục đường giao thơng
quan trọng Láng - Hịa Lạc, bám sát hai bên đường này là một chuỗi đô thị và
các khu công nghiệp, rất thuận tiện cho việc giao thông giữa huyện với thủ
đơ. Đó là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của
huyện Thạch Thất và địa phương trong huyện. Với đặc điểm một làng nghề
có lịch sử truyền thống lâu đời là nghề mộc, Hữu Bằng đã cho ra nhiều các
mặt hàng làm từ gỗ cung cấp phần lớn cho thị trường trong và ngồi nước. Từ
đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển khơng ngừng, bên cạnh đó mặt tiêu
cực mà làng nghề tạo ra cũng rất lớn đó là các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi
trường, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Các vấn đề môi trường ngày càng trở lên
nghiêm trọng tại đa số các làng nghề truyền thống và trở thành vấn đề chung

được cả xã hội quan tâm. Các chất thải được đổ trực tiếp ra ao, hồ, kênh,
mương…gây ứ đọng bốc mùi hôi thối là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người dân. Đặc biệt hoạt
1


động làng nghề mộc gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khơng khí do bụi từ
q trình sản xuất. Do đó việc nghiên cứu đánh giá những tác động tiêu cực
của hoạt động chế biến gỗ sẽ là cơ sở quan trọng góp phần đề xuất các giải
pháp giúp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này, khóa luận tiến hành với đề tài: “Nghiên cứu
hiện trạng môi trường tại làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng - huyện
Thạch Thất - thành phố Hà Nội”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Làng nghề Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp truyền thống. Trước đây,
kinh tế của người dân Việt Nam chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước,
công việc thường bận rộn vào lúc mùa vụ cịn lại thời gian khi nơng nhàn
người nông dân đã tận dụng để làm những công việc phụ khác nhau. Nhiều
nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trị rõ nét, mang lại lợi ích thiết thực cho
cuộc sống người dân. Một số sản phẩm đã được tạo ra từ các nghề phụ bằng
mây, tre, cói…phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ
nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để mua bán, trao đổi mang lại lợi ích kinh
tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ

chỉ có một vài hộ gia đình trong làng làm nghề phụ, sau đó nhiều gia đình
khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng,
hay nhiều làng gần nhau.
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính bền
vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các
cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát
triển chung của tồn xã hội. Các làng nghề thủ cơng, làng nghề truyền thống,
hay làng nghề cổ truyền... có mặt khắp nơi trên đất nước và thường được gọi
chung là Làng nghề. Lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã
ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở
các vùng châu thổ sông lớn như: vùng châu thổ sông Hồng, Hà Tây cũ, Bắc
Ninh, Thái Bình, Nam Định…Hoạt động trong các làng nghề ở nông thôn
Việt Nam là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: nghề thủ công,
chế biến LTTP, hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất vừa và nhỏ với các thành
phần kinh tế hộ gia đình, cá thể, các tổ chức kinh tế như hợp tác xã, xí
nghiệp…
3


Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, cả nước có khoảng
1.450 làng nghề với 108 ngành nghề khác nhau phân bố ở 58 tỉnh và thành
phố trong cả nước trong đó tập trung chủ yếu ở đồng bằng sơng hồng với
khoảng 800 làng. Tại một số tỉnh có số lượng làng nghề nhiều như: Hà Nội có
khoảng 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Thanh Hóa
127 làng…theo ước tính trong vịng 10 năm qua làng nghề nơng thơn Việt
Nam đã có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% tính theo giá
trị đầu ra. Nhiều sản phẩm đã có thương hiệu nổi tiếng như: lụa Hà Đông,
gốm sứ Bát Tràng, tranh Đơng Hồ, chiếu Nga Sơn…
Với tiêu chí đặt ra của Bộ NN&PTNT năm 2006 làng nghề truyền
thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng

phải có ít nhất một nghề truyền thống và phải đạt 3 tiêu chí làng nghề đó là:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước vì chỉ cần đạt chỉ
tiêu này thì cũng được cơng nhận là làng nghề truyền thống.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta
có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề theo tổng hợp của
Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng
bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền
Nam (khoảng 10%). Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% 40%. Những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng
lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các
làng nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư
nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường
4


xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động
thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây
tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng
vai trị quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc
làm cho người lao động trong lúc nơng nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Các làng nghề ở Việt Nam không chỉ đa dạng về số lượng làng nghề
mà còn đa dạng về các loại hình sản xuất ra sản phẩm, số liệu được thể hiện
qua bảng sau:


Bảng 1.1 Phân bố số lượng các làng nghề Việt Nam
LTTP

Tái chế phế liệu

Gốm

Dệtmay, Thủcông,

TC

TC

TC

sứ,

ƣơm tơ,

Giấy

Nhựa

Kim

VLXD

đồ đá

mỹ nghệ


loại
Bắc Bộ

134

4

5

53

30

138

387

TrungBộ

42

_

_

23

23


24

103

Nam Bộ

21

_

1

5

26

11

77

Tổng

197

4

6

81


79

173

567

( Nguồn: Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và Môi Trường)
Sự đa dạng và phong phú các làng nghề là một đặc thù của nông thơn
Việt Nam, nó thể hiện nét truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc của một
đất nước. Tuy trải qua nhiều sóng gió nhưng các làng nghề vẫn tồn tại và
khẳng định thương hiệu của sản phẩm do mình tạo ra. Các sản phẩm phi nông
nghiệp đã được người nông dân trực tiếp tạo ra và trở thành hàng hóa tiêu thụ
trên thị trường góp phần khơng nhỏ vào kinh tế của hộ gia đình. Sau khi đất
nước thống nhất người dân Việt Nam lại trở về với quê hương hăng say sản
xuất, nhiều làng nghề được khôi phụ lại và phát triển mạnh mẽ.
Bước vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang
phát triển đất nước trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Những thay
5


đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng
nghề trong quá trình phát triển. Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập các làng nghề
có cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ với các du khách từ các vùng miền trong
và ngoài nước. Nhờ có nét độc đáo riêng mang tính văn hóa truyền thống của
vùng miền, dân tộc mà một số sản phẩm này đã góp phần rất lớn vào nền kinh
tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nhất là các vùng
đồi núi, trung du. Một số mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều
năm qua phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước
như: thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ....Theo thống kê, hiện nay hàng hóa
của các làng nghề nước ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim

ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Báo cáo có được trong năm 2004 kim ngạch
xuất khẩu các sản phẩm từ làng nghề mới đạt 450 triệu USD thì năm 2008 đã
tăng lên hơn 776 triệu USD. Sự phát triển đó góp phần rất lớn cải thiện cuộc
sống cho nhân dân, đời sống tăng cao đã thúc đẩy các hoạt động y tế, giáo
dục, văn hố thơng tin, giao thơng, vệ sinh mơi trường…từng bước được cải
thiện rõ rệt.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, các làng nghề cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức nhất là trong điều kiện hiện nay các vấn đề: thị trường cạnh
tranh, một số nghề khơng cịn phù hợp với xu thế sẽ bị mai một, hội nhập có
nguy cơ mất dần nét truyền thống văn hố, ơ nhiễm môi trường…đang là
những vấn đề cần quan tâm sâu sắc, trong đó có vấn đề ơ nhiễm mơi trường
làng nghề đang trở nên đáng lo ngại từ đó địi hỏi sự phát triển theo hướng
bền vững. Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô
nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Ơ nhiễm mơi
trường tại các làng nghề có tính chất là dạng ô nhiễm cục bộ trên phạm vi một
khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và
loại hình sản phẩm. Vì vậy khơng phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm
và mức độ cũng như dạng ô nhiễm gây ra là không giống nhau.
Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của
6


làng nghề có xu hướng ngày càng gia tăng nhất là ô nhiễm bụi tại các làng
nghề: mộc, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các
làng nghề tái chế. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ, nước thải có độ ơ nhiễm hữu cơ cao. Cơng tác thu gom và xử
lý chất thải rắn ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến
mơi trường sống xung quanh. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ơ
nhiễm mơi trường ở các làng nghề, tuy nhiên ngun nhân chính của tình
trạng ơ nhiễm kể trên vẫn là do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề

còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có
cơng nghệ xử lý chất thải.
Kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa Học - Công Nghệ và Môi
Trường trường Đại Học Bác Khoa Hà Nội cho thấy 100% mẫu nước thải tại
tất cả các làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều
có dấu hiệu ơ nhiễm. Nước thải có hàm lượng BOD5 rất cao, có nơi hàm
lượng COD cao gấp nhiều lần so với TCCP. Tiêu biểu tại thơn Phú Đơ, xã Mễ
Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, hàm lượng BOD trong nước thải vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, cặn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong
nước thải rất cao. Ước tính, thơn Phú Đơ có khoảng gần 600 hộ gia đình làm
bún, mỗi gia đình sản xuất từ 50-70 kg bún một ngày. Để làm bún người ta
phải ngâm gạo đến khi có mùi chua thì vớt ra. Nước gạo chua đổ ra cống, rồi
chảy vào mương của thôn, xã bốc mùi hôi nồng nặc. Không chỉ nguồn nước
thải mà các chỉ số ô nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn đều vượt tiêu chuẩn
cho phép. Tại các làng nghề gỗ Vân Hà và Liên Hà, hàm lượng các chất hữu
cơ dễ bay hơi (VOC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 5 lần, hai làng nghề
Xuân Phương và Dục Tú tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần.
Làng nghề ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái nói chung,
đến sức khoẻ và cộng đồng dân cư mà còn đang đe doạ đến sự tồn tại và phát
triển của chính cư dân trong làng làm nhiều loại bệnh tật xuất hiện như là:

7


bệnh ngoài da, bệnh tả, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, các bệnh về
thần kinh…
1.1.2. Thực trạng môi trường làng nghề chế biến gỗ ở Việt Nam và ảnh
hưởng của nó tới đời sống con người
Nghề mộc hay còn gọi là nghề chế biến gỗ ở Việt Nam đã ra đời từ
khoảng thế kỷ thứ X và cho đến thế kỷ XVI nghề mộc mới bắt đầu được thực

hiện một cách khoa học hơn nhờ áp dụng các máy móc thiết bị từ nước ngồi,
qua thời gian đã trở thành nghề truyền thống và phát triển rộng rãi trên cả
nước. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc - Việt Bắc, các dân tộc Tây
Nguyên nước ta từ lâu đã biết lấy gỗ làm những căn nhà sàn nhỏ và tre nứa
đan ghép, các nhà rông làm bằng những cây gỗ lớn. Người Kinh ở vùng đồng
bằng lại có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như
phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa…Ngày nay các sản phẩm làm
ra từ nghề mộc rất phong phú và đa dạng với các chủng loại mẫu mã đẹp mắt
phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Sản phẩm đồ mộc của Việt
Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tập trung
vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%), Nhật Bản (chiếm
13,68%), Trung Quốc (với 7,62%).
Hầu hết cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp trong nước là vừa và nhỏ,
các làng nghề thì hoạt động chủ yếu theo hộ gia đình, cơ sở hộ kinh doanh
nhỏ lẻ, manh mún thường thì mạnh ai người đó làm dẫn đến các vấn đề mơi
trường chưa được quan tâm. Hữu Bằng là một ví dụ cho làng nghề chế biến
gỗ ở Việt Nam mới phát triển khoảng 20 năm trở lại đây. Trước kia, đây là
nơi nổi tiếng là nghề dệt vải nhưng rồi nghề dệt mai một dần và nghề mộc trở
thành nghề chính được thay thế. Đến nay, ở Hữu Bằng những căn nhà cao
tầng đồ sộ mọc lên ngày càng nhiều hơn. Thu nhập của chủ một xưởng nhỏ
(5-7 người) hiện nay vào khoảng 10 triệu đồng/tháng, với chủ xưởng lớn thu
nhập cịn có thể lên tới 15 – 20 triệu đồng/tháng. Người công nhân đi làm
thuê mức lương được trả khoảng 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Nơi đây với
8


đặc thù nghề mộc, để chạy theo lợi nhuận người ta lại xem nhẹ chất lượng
mơi trường sống. Q trình sản xuất đưa vào mơi trường khơng khí cả tấn bụi
và các dung môi hữu cơ mỗi ngày gây nguy cơ ơ nhiễm bầu khơng khí là rất
lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện

nay, vấn đề rác thải tại Hữu Bằng cũng cần được giải quyết, lượng rác thải nơi
đây có khi lên tới 15 tấn/ngày. Rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác
thải từ sản xuất đồ mộc, rác được vứt ở khắp nơi, tồn đọng không được thu
gom bốc mùi hôi thối khi trời mưa rác thải hòa lẫn ngâm trong nước tạo nên
những dòng nước đen ngòm chảy tràn ra đường, chảy xuống mương gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân quanh vùng.
Theo nghiên cứu về môi trường của làng nghề mộc thì yếu tố gây ơ
nhiễm mơi trường chính tại các làng nghề này là bụi, tiếng ồn, hơi dung môi
và nhiệt. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào,
máy phun sơn, máy chuốt, xẻ mây song…Tại các vị trí này, tiếng ồn đều vượt
85dBA, cá biệt tại khu vực làm việc cạnh các máy xẻ gỗ, máy chuốt, máy xẻ
mây song tiếng ồn vượt 95dBA. Do đặc thù đa số các làng nghề nơi sản xuất
và nhà ở người dân xen lẫn nhau, điều này làm cho cuộc sống người dân và
gia đình họ phải sống cùng với bụi, tiếng ồn cả những khi trong thời gian nghỉ
ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phịng khách, phòng ngủ
lên tới 78dBA, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư (tiêu chuẩn TCXD
175:1990, mức tiến ồn tương đương cho phép là; từ 22h-6h: 40dBA; từ 6h22h: 55dBA). Do khơng gian chật hẹp, khơng có vùng đệm nên tiếng ồn mà
các cơ sở sản xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị
trí trước cửa nhà mức tiếng ồn lên tới 80-82dBA. Bụi trong các làn nghề mộc
phát sinh trong quá trình gia cơng và vận chuyển sản phẩm. Nồng độ đo bụi
được tại các làng nghề mộc là khá cao như tại Bích Chu (Vĩnh phúc) trong
khoảng 4,8- 22,5mg/m3, tại làng mộc Chàng Sơn (Hà Nội) là 4,7- 8,3 mg/m3,
tại Đồng Kị (Bắc Ninh) là 1,2- 9,8 mg/m3. Nồng độ dung môi hữu cơ cũng
9


khá cao tại các bộ phận sơn hoành thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất hộ gia
đình có mặt bằng chật nên bộ phận sơn thường bố trí ngồi trời là chính, khả
năng phát tán dung mơi hữu cơ ra môi trường xung quanh là rất cao. (ThS.

Nguyễn Trinh Hương, viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động)
Sự ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng lớn do các làng nghề phát
triển cịn mang tính tự phát, thiếu tính quy hoạch, thiết bị và cơng nghệ cịn
thơ sơ, hơn nữa trong một làng có thể có nhiều ngành nghề khác nhau cùng
sản xuất, tuy chỉ gây ô nhiễm cục bộ, quy mơ khơng lớn nhưng vì phân bổ rải
rác nên có thể gây ảnh hưởng trên diện rộng. Vấn đề nước sạch và vệ sinh
môi trường cũng nổi lên những thách thức mới.
1.2. Thực trạng môi trƣờng làng nghề huyện Thạch Thất
1.2.1. Phát triển Làng nghề ở huyện Thạch Thất
Thạch Thất có diện tích là 202,5 km² với dân số khoảng 179.060 người
trong năm 2009, mật độ dân số là 884 người/km². Huyện gồm 22 xã và 1 thị
trấn, nơi đây rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội với nhiều hệ thống
giao thông lớn thuận lợi như: phía Bắc là quốc lộ 32, quốc lộ 21ở phía Tây,
đường cao tốc Láng - Hồ Lạc ở phía Nam…Huyện Thạch Thất đã được Nhà
Nước cho quy hoạch xây dựng các dự án lớn của quốc gia như: Đại học Quốc
Gia Hà Nội, Khu Cơng nghệ cao Hồ Lạc, Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát và
nằm trong chuỗi đơ thị Miếu Mơn, Xn Mai, Hồ Lạc. Thạch Thất có tiềm
năng lớn về phát triển kinh tế nhất là kinh tế công nghiệp – TTCN, thương
mại và dịch vụ. Đây cũng là nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như:
Cơ kim khí Phùng Xá, mây tre đan Bình Phú, mộc Chàng Sơn, mộc-may Hữu
Bằng … ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay, giá trị sản xuất Công nghiệp TTCN của 9 làng nghề chiếm trên 70% giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN
của huyện.
Làng nghề cơ kim khí ở Phùng Xá có tổng số 1.350 hộ với dân số là
5.660 người, trong đó có 2.547 lao động. Xã hiện có 101 doanh nghiệp cơ
kim khí với 1.935 lao động làng nghề chiếm 76% tổng số lao động. Với
10


những sản phẩm được sản xuất đa dạng về mẫu mã mặt hàng và chủng loại,
thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất lao động ở làng nghề Phùng

Xá ngày càng cao, sản phẩm sản xuất tiêu thụ ở thị trường rộng lớn, thu hút
được nhiều lao động ở trong và ngoài địa phương tham gia với mức thu nhập
bình quân là 1.700.000 đồng/người/tháng. Xã Bình Phú nổi tiếng với những
sản phẩm mây giang đan xuất khẩu. Bình Phú có 3 làng nghề là Phú Hịa,
Thái Hịa và Bình Xá. Hiện nay xã có 16 doanh nghiệp mây giang đan, thu
hút 890 lao động trên tổng số 1.952 lao động chiếm 45,6%. Các sản phẩm
mây giang đan đa dạng về mẫu mã, nguồn nguyên liệu được khai thác rất
thuận lợi, lao động tập trung đông, tận dụng được hết thời gian nhàn rỗi, tạo
được nguồn thu nhập đồng đều trung bình 1.100.000 đồng/người/tháng. Làng
nghề chế biến gỗ, sản xuất và trang trí nội thất ở Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình
Phú, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Nguyên liệu gỗ được nhập về Hữu
Bằng, Chàng Sơn, Thạch Xá từ đó được chế biến thành sản phẩm thơ và được
sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ, đồ trang trí nội thất ở các làng nghề, sản phẩm
sản xuất ra đa dạng phong phú được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn.
Nghề mộc dân dụng ở Thạch Thất thu hút nhiều lao động nhất trong các nghề
truyền thống. Hiện có tổng số 72 doanh nghiệp sản xuất mộc dân dụng trên
địa bàn các xã Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn trong đó Canh Nậu có 18 doanh
nghiệp, thu hút 2700 lao động trên tổng số 5931 lao động, chiếm 46,7%; Dị
Nậu có 11 doanh nghiệp với 1100 lao động trong nghề mộc dân dụng chiếm
37% tổng số lao động; Chàng Sơn có 43 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang
trí nội thất thu hút 1700 lao động trên tổng số 3922 lao động, chiếm 43,3%.
Thu nhập bình quân của lao động làm nghề mộc dân dụng khoảng từ
1.200.000 đồng đến 1.400.000 đồng/người/tháng.
Hữu Bằng là một làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất với các sản
phẩm mộc dân dụng và dệt may. Trên địa bàn xã hiện có 50 doanh nghiệp sản
xuất đồ gỗ, trang trí nội thất và dệt may công nghiệp thu hút khoảng 4950 lao

11



động chiếm 73,4% tổng số lao động của xã. Thu nhập bình quân của lao động
làng nghề ở xã Hữu Bằng khoảng 1.500.000 đồng/người/tháng.
Sản phẩm chè lam (đặc sản Thạch Thất) là sản phẩm của làng nghề
Thạch Xá. Chè lam được sản xuất với những bí quyết riêng tạo nên hương vị
đặc trưng, được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn ở miền Bắc. Xã có 12 doanh
nghiệp sản xuất chè lam với 570 lao động trên tổng số 1.035 lao động.
Sản phẩm mây tre giang đan song mây ở Hạ Bằng, Cần Kiệm, Chàng Sơn và
một số sản phẩm phụ ở các xã Lại Thượng, Bình n, Thạch Hồ cũng đã có
bước phát triển.
1.2.2. Thực trạng mơi trường làng nghề chế biến gỗ tại Thạch Thất
Huyện Thạch Thất được coi là một trong những huyện có nhiều làng
nghề như: Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu, Dị Nậu…trong đó Chàng Sơn là
xã có nhiều nghề truyền thống có từ lâu đời như nghề mộc, trạm trổ, làm quạt
giấy, đan giát giường và phát triển nhất là nghề mộc. Chàng Sơn hầu như gia
đình nào cũng làm mộc, trong khi đó Canh Nậu, Dị Nậu ước tính cũng gần
500 hộ có xưởng mộc tất cả tạo nên sự đa dạng ô nhiễm làng nghề, từ tiếng ồn
từ máy cưa, máy xẻ, máy bào đến ơ nhiễm khơng khí từ bụi gỗ, hố chất phun
sơn. Chính vì vậy, số người mắc bệnh về đường hơ hấp như viêm phổi, viêm
xoang, thậm chí ung thư nơi đây ngày một gia tăng đặc biệt là ở người già và
trẻ em. Đa phần các xưởng mộc nhỏ nằm ngay trong hộ gia đình nên việc ơ
nhiễm tiếng ồn, bụi, khơng khí, hố chất ảnh hưởng tới nhiều thế hệ trong một
gia đình.
Hiện nay, lượng rác thải của Hữu Bằng có thể lên tới hơn 20 tấn/ngày.
Chàng Sơn hiện một ngày cũng có khoảng trên 10 tấn rác thải được đổ ra bãi,
chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải từ sản xuất đồ mộc. Một số khu vực
nơi chứa rác vào mùa hè nóng nực thì bốc mùi hơi thối, khi mùa mưa xuống
xuất hiện những dòng nước đen ngòm chảy tràn ra đường, chảy xuống mương
gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu và gây khó khăn cho giao thơng qua lại.

12



Mặc dù Chàng Sơn đã có cụm cơng nghiệp dài gần 1000m nhưng vẫn
chưa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, hiện nay cần có quy hoạch tổng thể khu
sản xuất cách xa khu dân cư. Với đặc điểm đất chật người đơng, người dân đã
tìm cách tách, mở rộng xưởng bằng việc lấp ruộng làm nhà. Tại Canh Nậu, Dị
Nậu tình trạng này cũng xảy ra tương tự. Kết quả là cuộc sống người dân sống
tại các làng nghề trở nên ngột ngạt, nhiều các bệnh dịch thường xuyên xuất
hiện đặc biệt là vào mùa hè.

13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU- NỘI DUNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại
làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề và ảnh hưởng của nó tới
sức khỏe cộng đồng tại làng nghề Hữu Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải tại khu vực nghiên
cứu.
2.2. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mơi trường nước, khơng khí, rác
thải tại làng nghề chế biến gỗ Hữu Bằng.
- Địa điểm nghiên cứu: Làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng, huyện
Thạch Thất, TP Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung
sau:
2.3.1. Nghiên cứu tình hình và quy trình chế biến gỗ tại làng nghề Hữu
Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
+ Các loại hình sản xuất của làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng,
huyện Thạch Thất,TP Hà Nội.
+ Sự tham gia của người dân vào từng loại hình sản xuất.
+ Số hộ tham gia vào nghề mộc, phân công lao động trong từng công
đoạn.
+ Thị trường đầu ra cho sản phẩm.
+ Quy trình cơng nghệ sản xuất đồ gỗ, dịng thải tạo ra từ các cơng
đoạn.
14


2.3.2. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại làng nghề Hữu Bằng, huyện
Thạch Thất, TP Hà Nội
+ Hiện trạng môi trường rác thải.
+ Hiện trạng mơi trường khơng khí.
+ Hiện trạng môi trường nước.
2.3.3. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải chế biến gỗ tại làng
nghề Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
+ Công tác phân loại và thu gom chất thải.
+ Công tác quản lý nguồn nước tại xã.
+ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động chế
biến gỗ.
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm do chất
thải của hoạt động chế biến gỗ tại khu vực nghiên cứu
+ Giải pháp về chính sách, pháp luật.
+ Giải pháp về kinh tế.

+ Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục.
+ Giải pháp về quản lý và quy hoạch.
+ Giải pháp về công nghệ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập- kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu là sử dụng tài liệu đã được công bố của các cơng trình
nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra
cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một phương pháp giúp sinh
viên có những tài liệu cần thiết cho q trình làm khóa luận vừa nhanh chóng
mà lại đảm bảo độ tin cậy. Các tài liệu cần thu thập và có thể thu thập được,
bao gồm:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề chế biến gỗ
Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
+ Các tài liệu, báo cáo môi trường mới được công bố tại xã.
15


+ Tài liệu về tình hình sản xuất, chế biến gỗ tại đây.
+ Số liệu về mơi trường khơng khí, rác thải tại xã.
+ Tham khảo tài liệu từ các giáo trình, báo, tạp chí, các ấn phẩm và các
nghiên cứu có liên quan tới mơi trường làng nghề chế biến gỗ, các giải pháp
giải quyết ô nhiễm cho làng nghề, các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
+ Tài liệu tham khảo, các trang báo đáng tin cậy trên mạng Internet như:
báo nông nghiệp, báo của hiệp hội làng nghề Việt nam…
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp giữa người điều tra và
người được điều tra thông qua hỏi và đáp. Nguồn thơng tin thu thập được là
tồn bộ những câu trả lời của những người được phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm thu thập những ý kiến khách quan của nhiều đối

tượng khác nhau đó là: cán bộ, người dân, công nhân lao động, nhà sản xuất,
hộ kinh doanh, … để từ đó đưa ra các giải pháp sát thực nhất. Các giải pháp
cho vấn đề này thường liên quan đến yếu tố tuyên truyền giáo dục, phổ biến
kiến thức cho người dân về ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.
Tiến hành phỏng vấn các vấn đề môi trường khu vực và các vấn đề môi
trường liên quan đến hoạt động chế biến gỗ tại địa phương.
Khóa luận tiến hành phỏng vấn 03 nhóm người:
+ Người dân: 10 biểu
+ Người lao động: 10 biểu
+ Người sản xuất: 10 biểu
Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề: chất lượng môi trường
của địa phương, công tác quản lý của cơ quan chức năng về vấn đề này thông
qua ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn.

16


2.4.2.2. Phương pháp khảo sát
Khảo sát toàn bộ làng nghề: cư dân, khu vực sản xuất, khu vực xả thải,
các ao chứa nước…từ đó có thể đối chiếu với các tài liệu đã thu thập được và
xác định chính xác về hiện trạng mơi trường khu vực.
Tìm hiểu về các quy trình cơng nghệ sản xuất, các cơng nghệ thường áp
dụng, các chất thải tạo ra trong sản xuất.
2.4.2.3. Phương pháp lấy mẫu nước và bảo quản mẫu.
+ Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu
Dụng cụ gồm: chai nhựa 1500ml, dây nilon dài 1-2m, băng dính, bút đánh
dấu, thùng xốp, đá lạnh.
Chai đựng mẫu phải được rửa sạch bằng nước xà phịng hoặc bằng dung
dịch kiềm axit sau đó rửa bằng nước sạch, trước khi lấy mẫu phải tráng qua
chai bằng chính nước thải cần lấy rồi mới tiến hành lấy mẫu nước.

+ Địa điểm lấy mẫu: địa điểm chọn lấy mẫu phụ thuộc vào đặc điểm
nguồn nước.
+ Thời gian lấy mẫu: Vào buổi sáng ngày 01/04/2011 từ 9h đến 11h với
thời tiết nắng ấm.
+ Cách lấy mẫu: Mẫu được tiến hành lấy đồng loạt; như ao, hồ, nước
giếng do chất lượng nước ít thay đổi ta có thể lấy mẫu đại diện cho chất lượng
nước khu vực.
Tiến hành: Buộc dây và gạch vào cổ chai sao cho cân bằng đủ để chai có
thể chìm xuống nước sau đó thả chai xuống vị trí lấy mẫu (mẫu lấy ở độ sâu
20-30 cm so với mặt nước và không quá sát xuống tầng đáy) đến khi nước
đầy thì kéo chai lên tháo đây ra, lau khơ bên ngồi chai, đậy nắp và quấn băng
dính quanh nút chai cho chặt tránh nước rị rỉ mẫu ra ngồi. Dùng bút viết kí
hiệu mẫu gắn lên chai và ghi các thông tin cần thiết cần có về mẫu ra giấy.
Hồn tất việc lấy mẫu ta đặt mẫu vào hộp chuẩn bị trước và vận chuyển tới
nơi cần phân tích.

17


+ Bảo quản và vận chuyển mẫu: Mẫu được bảo quản bằng đá lạnh ở
nhiệt độ khoảng 5-8 0C. Mẫu để trong thùng xốp có nắp đậy kín khơng cho
ánh sáng lọt vào. Vận chuyển mẫu từ địa điểm lấy mẫu về phịng thí nghiệm
trong khoảng thời gian từ 3-4h. Mẫu sau khi lấy được phân tích ngay trong
ngày.
2.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
Các chỉ tiêu phân tích: độ đục, độ cứng, TS, SS, BOD 5, COD và Zn. Các
chỉ tiêu được tiến hành phân tích tại Viện Công Nghệ Môi Trường, Bộ Khoa
Học Công Nghệ. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu cụ thể như sau:
2.4.3.1. Đo pH
pH được đo bằng giấy quỳ, sau khi mẫu cần phân tích được lấy lên cạn ta

tiến hành nhúng 1/2 tờ giấy quỳ vào mẫu nước rồi đem ra so màu với bảng
màu có sẵn để xác định độ pH của mẫu nước đó.
2.4.3.2. Xác định độ đục (NTU)
Độ đục của mẫu nước được tiến hành đo bằng thiết bị đo nhanh độ đục.
2.4.3.3. Độ cứng
Phương pháp sử dụng trong phân tích là chuẩn độ Complexon III.
Tiến hành:
Lấy 100 ml nước cần xác định đô cứng thêm vào 10 ml dung dịch đệm
(nếu độ kiềm của nước lớn thì phải dùng dung dịch HCl 0,1 N để điều chỉnh
cho pH dung dịch bằng 7 -8 theo giấy chỉ thị tổng hợp trước khi thêm dd
đệm), thêm một lượng nhỏ chất chỉ thị , dung dịch có màu đỏ. Chuẩn dung
dịch bằng dung dịch Complexon III cho tới khi dd chuyển từ màu đỏ sang
màu xanh thì ngừng chuẩn độ, ghi thể tích cmplexon III đã dùng, từ thể tích
này ta có thể tính được hàm lượng Ca, Mg. Q trình chuẩn độ được lặp lại 3
lần và lấy giá trị trung bình.
Dựa vào thể tích dung dịch chuẩn Trilon B đã tốn ta có thể tính tốn được
độ cứng của nước.

18


X

a  0,025  2 1000md lg/ l
V

Trong đó: a: Thể tích Complexon III tiêu tốn
V: Thể tích mẫu nước lấy để phân tích (ml)
0,025: Nồng độ dung dịch Complexon III (mol/l)
2: Số đương lượng gam độ cứng tương ứng với 1 mol Complexon III

2.4.3.4. Chất rắn tổng số trong nước ( TS )
Chất rắn tổng số là bã rắn cịn lại sau khi làm bay hơi và sấy khơ mẫu
phân tích ở 103 đến 105 oc cho đến khi khối lượng khơng đổi.
Được xác định bằng cách lấy chính xác một thể tích mẫu cần phân tích
cho vào cốc chịu nhiệt đem cô cạn trên bếp. Cốc thủy tinh trước và sau khi cô
cạn phải sấy khô bằng tủ sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 oC rồi
đem cân trên cân phân tích sai số ± 0,1. Hàm lượng chất rắn tổng số được tính
theo cơng thức sau:
CTS 

mTS
(mg / l )
VMAU

Với: mTS: khối lượng cốc thủy tinh sấy ở 105oC trước khi cô cạn (mg)
VMAU: thể tích mẫu nước ban đầu đem đi cơ cạn (lit)
CTS: khối lượng cốc thủy tinh sấy ở 105oC sau khi cô cạn (mg)
2.4.3.5. Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lửng là chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước. Hàm lượng chất
rắn lơ lửng (SS) là khối lượng khơ của phần chất rắn cịn lại trên giấy lọc rồi
sấy khơ. Được xác định bằng cách lấy chính xác một thể tích mẫu nước cần
phân tích rồi lọc qua giấy lọc. Khối lượng giấy lọc trước và sau khi lọc phải
sấy khô bằng tủ giấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC trong 2 giờ rồi đem
cân trên cân phân tích sai số ± 0,1 mg. Từ đó xác định được hàm lượng chất
rắn huyền phù trong nước bằng công thức sau:
CSS 

Với:

mSS

(mg / l )
VMAU

mSS: khối lượng giấy lọc sấy ở 105oC trước khi lọc (mg)
19


VMAU: thể tích mẫu nước lọc qua giấy lọc (lit)
CSS : khối lượng giấy lọc sấy ở 105oC sau khi lọc (mg)
2.4.3.6. Nhu cầu ơxi sinh hóa BOD5
BOD5 biểu hiện sự ô nhiễm của các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước.
Với những mẫu nước có hàm lượng BOD 5 < 7 mg/l thì có thể xác định trực
tiếp mà khơng cần pha lỗng. Với mẫu nước có BOD5>7 mg/l thì cần pha
lỗng trước khi phân tích (pha lỗng để đảm bảo sau 5 ngày vi sinh vật phân
hủy hết các chất ơ nhiễm trong mẫu).
Khi pha lỗng kết quả BOD5 được tính như sau:
BOD5 = (DOo - DO5).F
Với: DOo: giá trị ơxi hịa tan trước khi ủ (mg/l)
DO5: giá trị ơxi hịa tan sau khi ủ 5 ngày (mg/l)
F : là hệ số pha loãng.
2.4.3.7. Xác định COD
- Lập đường chuẩn: từ dung dịch COD 2000 mg/l, pha ra các nồng độ 50,
100, 150, 200,... 1000 mg/l trong thể tích 25 ml. Lấy vào các ống làm COD
2,5 ml các dung dịch có nồng độ vừa pha, thêm 1,5 ml dung dịch K2Cr2O7
0,25N, 3,5 ml dung dịch AgSO4/H2SO4. Đậy nắp chặt đun ở 1500C trong 2
tiếng đồng hồ. Bỏ các ống ra để nguội, so màu với mẫu trắng (mẫu khơng có
COD) ở bước sóng 600nm được bảng số liệu biểu thị quan hệ giữa nồng độ và
mật độ quang. Từ đó tiến hành lập đường chuẩn.
- Xác định COD của mẫu: Lấy vào ống dùng để phân tích COD 2,5 ml
mẫu (nếu mẫu có COD lớn hơn 100 thì phải pha lỗng), thêm 1,5 ml dung

dịch K2Cr2O7 0,25N ; 3,5 ml dung dịch AgSO4/H2SO4. Đậy nắp chặt, đun ở
1500C trong 2 giờ (tính từ lúc đạt 1500C). Bỏ các ống ra để nguội, so màu với
mẫu trắng ở bước sóng 600nm.
2.4.3.8. Xác định Zn
+ Tiến hành:
- Lập đường chuẩn:
20


Dùng pipet lấy một lượng dung dịch chuẩn chứa 0, 1, 2, 3, 4, 5 mg Zn, bổ
sung nước cất đến 25ml mẫu, thêm 5ml đệm acetatnatri, 1ml Na 2S2O3 (pH
dung dịch khoảng 4-5,5), 10ml DZ(II), lắc nhẹ pipet trong 4 phút. Chiết tách
10ml phức DZ(II)- Zn, đo quang ở bước sóng 520nm.
- xác định Zn của mẫu:
Lấy 25ml mẫu (nếu hàm lượng Zn nhiều thì lấy một thể tích ít hơn, bổ
sung nước cất đến 25ml), thêm 5ml đệm acetatnatri, 1ml Na 2S2O3 (pH dung
dịch khoảng 4-5,5), 10ml DZ(II), lắc nhẹ pipet trong 4 phút. Chiết tách 10ml
phức DZ(II)- Zn, đo quang ở bước sóng 520nm.
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp
+ Xem xét, kế thừa một cách chọn lọc các số liệu đã thu thập được
đem so sánh đối chiếu với kết quả điều tra được, tổng hợp để đưa ra bộ số liệu
chính xác về điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của xã Hữu Bằng.
+ Kế thừa chọn lọc số liệu có được về mơi trường khơng khí, rác thải
tại xã.
+ Kết quả phân tích mẫu có được đem so sánh với TCVN để đánh giá
hiện trạng ô nhiễm của làng nghề.
+ Từ kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp có thể đánh giá được
mức độ quan tâm và nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường tại
khu vực.
+ Nghiên cứu, xác định ngun nhân ơ nhiễm từ đó đưa ra các giải

pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm.

21


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đơng Nam huyện Thạch Thất, cách thị trấn
3km, ở ngoại thành Hà Nội.
Phía Đơng giáp xã Phùng Xá huyện Thạch Thất
Phía Nam giáp xã Bình Phú huyện Thạch Thất
Phía Tây giáp xã Bình Phú và xã Thạch Xá huyện Thạch Thất
Phía Bắc giáp 2 xã Dị Nậu, Canh Nậu huyện Thạch Thất
Hữu Bằng nằm trong vùng tiếp giáp với vùng đồi thấp phía Tây và vùng
đồng bằng phía Đơng - Nam. Làng nghề có địa hình tương đối bằng phẳng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất của mỗi hộ gia đình.
Loại hình sử dụng đất dược thể hiện qua bảng sau :

Bảng 3.1: Loại hình sử dụng đất
Tổng diện tích : 178,4 ha

TT

Đất ở

Đất chun dùng

Đất nơng nghiệp


Diện tích (ha)

30

32

116,4

Tỷ lệ (%)

16,82

17,93

65,25

16.82

Đất ở
17.93

Đất chun dùng
Đất nơng nghiệp

65.25

Biểu đồ 3.1 : Cơ cấu sử dụng đất
22



Với tổng diện tích đất tự nhiên là 178.4 ha trong đó: 30 ha được sử
dụng làm đất ở (chiếm 16,82%), 32 ha là đất chuyên dùng (chiếm 17,93%),
còn lại 116,4 ha là đất nông nghiệp (chiếm tới 65,25%). Đất nông nghiệp ở
đây hầu hết được dùng để trồng lúa và cây màu vụ Đơng. Làng nghề khơng có
đất chun canh cây màu và cây ăn quả. Đất chuyên dùng 32 ha dùng để xây
dựng cơ sở hạ tầng trong xã như: đường xá, trường học, chợ, kênh mương,
trạm y tế…Làng nghề hiện nay chưa có đất quy hoạch cho sản xuất tiểu thủ
công nghiệp mà hoạt động sản xuất của làng nghề vẫn là vừa nhà ở vừa sản
xuất.
3.2. Đặc điểm về kinh tế
Hữu Bằng là một xã có nghề truyền thống với dân cư đông đúc. Sự phát
triển kinh tế của địa phương cơ bản là phát triển theo hướng sản xuất tiểu thủ
công nghiệp dịch vụ và thương mại, tỷ trọng từ nông nghiệp chiếm một phần
rất ít trong nền kinh tế địa phương. Trong điều kiện cơ chế chính sách mở cửa
hiện nay của Đảng và Nhà nước, nhất là khi nước ta vừa gia nhập WTO thì
tốc độ phát triển kinh tế của làng nghề ngày càng tăng lên. Hữu Bằng là một
làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất với các sản phẩm mộc dân dụng đa
dạng và dệt may. Vậy nên tuy là một xã nông thôn nhưng thu nhập của người
dân chủ yếu là từ tiểu thủ cơng nghiệp. Thu nhập bình quân của lao động làng
nghề ở xã Hữu Bằng khoảng 1.500.000- 2.000.000 đồng/người/tháng. Cịn
với các chủ hộ sản xuất có thể lên tới 10.000.000- 15.000.000 đồng/tháng.
Trước đây, Hữu Bằng có HTX dệt vải đến khi HTX dệt giải tán người dân
chuyển sang nghề làm đồ gỗ chuyên phục vụ thị trường trong nước. Hiện nay
thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ mộc của Hữu Bằng ngày càng rộng lớn không
chỉ ở trong nước mà cịn xuất khẩu ra nước ngồi.
Cho đến nay khơng có người dân Hữu Bằng nào di cư làm ăn ở nơi khác,
họ vẫn sinh sống, sản xuất và kinh doanh tại quê hương mình. Cuộc sống của
họ chủ yếu từ nghề mộc, nhiều cửa hàng buôn bán đồ gỗ nội thành Hà Nội về
làng Hữu Bằng mua sản phẩm mang ra bán.
23



×