Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
----

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA
KHU CÔNG NGHIỆP NGỌC HỒI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ:

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Đăng Thúy
Sinh viên thực hiện

: Dương Anh Tú

Mã sinh viên

: 1653150159

Lớp

: K61-QLTN&MT

Khóa

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020



i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là: Dương Anh Tú
Sinh viên khóa 61 chuyên ngành: Quản lý tài nguyên & môi trường. Niên
Khóa 2016 – 2020. Tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác;
nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày

tháng

Ký tên
Dương Anh Tú

i

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, gia đình, bạn bè và nơi thực tập.
Để hoàn thành được Luận văn, cùng với nỗ lực của bản thân em khơng
biết nói gì hơn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại
học Lâm Nghiệp và đặc biệt là cơ giáo Trần Thị Đăng Thúy đã tận tình hướng

dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện và dành thời gian giúp em nghiên cứu trong suốt quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng Luận
văn vẫn cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các thầy cơ giáo, các bạn
để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa giúp bản thân em có được những nhận
thức đúng đắn về lý luận cũng như thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Ký tên

ii

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về Khu công nghiệp ............................................................... 3
1.2.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới ................................................... 3
1.2.2.Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam ................................................... 4

1.3. Tác động của phát triển KCN đến kinh tế - xã hội – môi trƣờng .......... 6
1.3.1.Tác động đến kinh tế - xã hội ................................................................... 6
1.3.2.Một số vấn đề môi trường trong phát triển KCN: .................................... 7
1.4. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải công nghiệp................................. 11
1.4.1. Phương pháp xử lý lý học...................................................................... 11
1.4.2.Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý .................................................... 12
1.4.3.Phương pháp xử lý sinh học .................................................................. 13
Chƣơng 2 ........................................................................................................ 14
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 14
2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 14
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 14
2.2.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14
2.2.2.Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
Chƣơng 3 ........................................................................................................ 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ................................................ 23

iii


3.1. Nghiên cứu hiện trạng nguồn nƣớc thải tại khu cơng nghiệp Ngọc
Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội ........................................................... 23
3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của nhà máy xử lý nƣớc thải tại khu vực
nghiên cứu....................................................................................................... 25
3.2.1. Hiện trạng hoạt động nhà máy xử lý nước thải .................................... 25
3.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy:...................................... 27
3.2.3. Thuyết minh quy trình cơng nghệ ......................................................... 28
3.2.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải......................... 33
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nƣớc thải tại nhà

máy 48
3.3.1. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách ......................................... 48
3.3.2. Giải pháp giảm thiểu nước thải ............................................................. 48
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền .......................................................................... 49
3.3.4. Một số giải pháp khác............................................................................ 49
CHƢƠNG 4 .................................................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 51
4.1. Kết Luận .................................................................................................. 51
4.2. Kiến Nghị ................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 1

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

TSS:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

KCX:


Khu chế xuất

KCN:

Khu công nghiệp

HĐND:

Hội đồng nhân dân

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

TCVN:

Tiêu chuẩn việt Nam

QCVN:

Quy chuẩn Việt nam

PTBV:

Phát triển bền vững

NMXL:

Nhà máy xử lý


XLNT:

Xử lý nước thải

DO:

Nhu cầu oxy cần thiết

BĐH:

Bể điều hòa

BLI:

Bể lắng I

BVS:

Bể vi sinh

BLII:

Bể lắng II

PAC:

Chất trợ lắng Polyme A

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá sự thay đổi của lưu lượng nước thải đầu vào ..................... 26
Bảng 3.2. Biến động lưu lượng nước thải tại KCN Ngọc Hồi ........................... 26
Bảng 3.3. Bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu của từng bể xử lý ...................... 34
Bảng 3.4. Hiệu suất xử lý thông số pH của hệ thống ........................................ 35
Bảng 3.5. Hiệu suất xử lý thông số BOD5 của hệ thống .................................... 36
Bảng 3.6. Hiệu suất xử lý thông số Fe của hệ thống ......................................... 38
Bảng 3.7. Hiệu suất xử lý thông số NH4+ của hệ thống .................................... 39
Bảng 3.8. Hiệu suấ xử lý thông số COD của hệ thống ...................................... 40
Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý thông số TSS của hệ thống ...................................... 42
Bảng 3.10. Hiệu suấ xử lý thông số PO43- của hệ thống .................................... 43
Bảng 3.11. Hiệu suất xử lý nhiệt độ của hệ thống ............................................. 44

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Nước thải phát sinh tại khu cơng nghiệp. .......................................... 23
Hình 3.2. Sơ đồ mặt bằng của NMXLNT ......................................................... 25
Hình 3.3. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải tại nhà máy.................................... 27
Hình 3.4. Ảnh chụp bể điều hịa tại NMXL ...................................................... 29
Hình 3.5. Ảnh chụp bể phản ứng tại NMXL ..................................................... 30
Hình 3.6. Ảnh chụp bể lắng đứng Simutech tại NMXL .................................... 30
Hình 3.7. Ảnh chụp bể Aerotank tại NMXL ..................................................... 31
Hình 3.8. Ảnh chụp bể lắng II tại NMXL ......................................................... 31
Hình 3.9. Ảnh chụp bể cơ đặc bùn tại NMXL .................................................. 32
Hình 3.10. Ảnh chụp ao lọc sinh học tại NMXL............................................... 33
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn thông số pH trong nước thải ............................... 35
Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn thơng số BOD5 trong nước thải ........................... 37

Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn thơng số NH4+ trong nước thải ........................... 39
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn thơng số COD trong nước thải ............................ 41
Hình 3.16. Biểu đồ thông số TSS của nước thải ............................................... 42
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn thơng số PO43- trong nước thải............................ 43
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ- trong nước thải ..................................... 45

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Các Khu cơng nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc chuyển
dịch cơ cấu và phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng
cuộc sống của người dân. Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở
sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các
nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định nâng cao hiệu quả sản xuất,
hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường.
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn, ... đồng thời
giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý mơi trường trên một
đơn vị chất thải.
Ngồi ra, cơng tác quản lí mơi trường đối với các cơ sở sản xuất trong
KCN cũng được thuận lợi hơn. Phần lớn các KCN phát triển sản xuất mang tính
đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về mơi trường cao, do vậy, yêu cầu đối với
công tác xây dựng, giám sát các cơ sở sản xuất và hoạt động của KCN nói chung
sẽ khó khăn, nên chất lượng cơng trình và cơng nghệ xử lý nước thải cần đầu tư
mang tính đồng bộ. Nguồn thải từ các KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng
rất lớn, trong khi đó cơng tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN cịn nhiều
hạn chế, do đó phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là đáng kể.
Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựng cơng
trình xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất hạn chế.

Khu công nghiệp Ngọc Hồi là một trong những khu công nghiệp đã và
đang phát triển ổn định trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo UBND TP. Hà Nội,
việc đầu tư xây dựng khu công nghiệp Ngọc Hồi nhằm cụ thể hóa cơng tác phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Tạo cơ sở pháp lý cho cơng
tác đầu tư xây dựng các cơng trình phạm vi đất quy hoạch. Góp phần thực hiện
theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhằm giải quyết nhu cầu việc làm
cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, khu cơng nghiệp cịn phát triển kinh tế
dịch vụ như: nhà hàng, siêu thị, …. Song cùng với sự phát triển đó là các yếu tố
1


có thể gây ơ nhiễm mơi trường như nước thải công nghiệp nếu chưa được xử lý
đưa các thông số trong nước thải về mức đạt tiêu chuẩn cho nước thải đầu ra.
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
hiện nay đang là một vấn đề cần nhiều sự quan tâm của các ban ngành để có thể
giảm thiểu tối đa các tác động của các khu công nghiệp tới môi trường tiếp nhận
nói chung và đời sống của người dân nói riêng. Xuất phát từ u cầu thực tiễn
đó, trong khn khổ luận văn đã thực hiện đề tài: “Đánh giá và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp
Ngọc Hồi”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Cụm công nghiệp: là khu vực tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ
phục vụ sản xuất, thường có quy mơ khơng q 50 ha, có danh giới địa lý xác

định, khơng có dân cư sinh sống và có UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương quyết định thành lập.[1]
Khu công nghiệp: là tập trung các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các
mặt hàng cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ
tướng ký quyết định thành lập.[1]
Nước thải: là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do
các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.[2]
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.[3]
Nước thải công nghiệp: là nước thải phát sinh từ q trình cơng nghệ của
cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ
nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công
nghiệp”.[4]
Hệ thồng xử lý nước thải: là hệ thống được tạo thánh từ một số công nghệ
xử lý nước đơn lẻ hợp thành, giúp giải quyết các yêu cầu xử lý nước thải cụ thể
cho từng nhà máy. [5]
1.2. Tổng quan về Khu cơng nghiệp
1.2.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới
Trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã biết cách tập trung các nhà
máy sản xuất công nghiệp thành một KCN vào trong một khu vực. Vào năm
1896, KCN đầu tiên trên thế giới đã được thành lập ở Trafford Park thành phố
Manchester – nước Anh với tư cách là doanh nghiệp tư nhân.

3


Đến những năm 1950 – 1960, nền công nghiệp phát triển mạnh, nên có sự
thay đổi về điều kiện mơi trường sinh thái, các điều kiện về mặt xã hội có sự
phát triển mạnh mẽ và có xu hướng bùng nổ về phát triển công nghiệp và KCN
tâp trung. Năm 1959, ở Mỹ có 452 vùng cơng nghiệp và 1000 khu công nghiệp

tập trung. Năm 1979, KCN tăng lên 1400 khu. Cũng trong giai đoạn này, tại
Anh có khoảng 55 KCN, tại Pháp có khoảng 230 vùng cơng nghiệp.[6]
Trong những năm 1947 – 1963, chính phủ Pucto Rico đã xây dựng 480
nhà máy để cho các doanh nghiệp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp, nhằm thu hút
các công ty chế biến của Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung hơn 30 KCN. Điển
hình như khu cơng nghệ cao của Tân Trúc – Đài Loan được xây dựng năm 1980
với diện tích xây dựng 650 ha trên diện tích tổng thể là 2100 ha với tổng vốn
đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hang hóa
và dịch vụ của khu đạt được 10,95 tỷ USD chiếm 3,5% GDP Đài Loan. Đài
Loan là nước đầu tiên áp dụng thể chế KCN được sáng lập năm 1966, KCN Cao
Hùng là KCN đầu tiên của Đài Loan.[6]
Việc phát triển KCN ở các nước đang phát triển góp phần quan trọng
trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và góp
phần làm tăng nền kinh tế quốc dân. Cùng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp, các
nhà đầu tư trang bị cho KCN những dây chuyền, công nghệ sản xuất và các
phương pháp quản lý mới. Trực tiếp tác động, đóng góp đẩy nhanh tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần giữ vừng tốc độ tăng trưởng kinh tế
Quốc gia.
1.2.2. Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam
Sau ngày miền Nam được giải phóng năm 1975, khu kỹ nghệ Biên Hòa
(nay là KCN Biên Hòa I) được thành lập năm 1963 với vị trí địa lý thuận lợi cho
sự phát triển cơng nghiệp. Song cùng với đó, tại miền Bắc cũng đã xây dựng
nhiều khu Liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp phát
triển, tạo cơ sở phát triển KCN sau này. Nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động
của việc hình thành xây dựng, quản lý và phát triển KCN ngày 18/10/1991
4


Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy chế KCX kèm theo Nghị định 322/HĐBT,
Chính phủ ban hành quy chế KCN kèm theo Nghị định 192/CP vào năm 1994.

Đánh dấu cho bước mở đầu của việc phát triển KCN của nước ta đến ngày
24/04/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN
nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển và xây dựng đầu tư các KCN.
Từ đó, tạo ra hành lang pháp lý đặc biệt cho loại hình kinh tế cịn khá là
mới mẻ nhưng điểm xuất phát vẫn còn ở mức thấp. Dựa trên đường lối chính
trị đúng, Đảng ta đã từng bước lãnh đạo trong công cuộc đổi mới đạt được
nhiều thành cơng, và khẳng định vị trí của đất nước đối với Quốc tế. Với chính
sách kinh tế mở, đã góp phần hấp dẫn được các nhà đầu tư và các Quốc gia
trên Thế giới.
Các KCN được thành lập ở Việt Nam phần lớn tập trung ở các vùng kinh
tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 23 khu, diện tích 3.345 ha.
Phía Nam có 50 khu, diện tích 11.579 ha. Miền Trung có 17 khu, diện tích 2.466
ha, khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng
Nam). [7]
Hệ thống KCN nước ta đa dạng về loại hình, quy mơ, tính chất và trình độ
hiện đại. Đầu tiên phải nói đến sự ra đời của KCX Tân Thuận một hình thức tổ
chức tập trung sản xuất theo lãnh thổ đầu tiên ở nước ta, đã tạo được mơ hình
sản xuất mới có hiệu quả, một hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý mới về xu
thế thời đại. Từ đó có sức thu hút hấp dẫn đối với các nhà đầu tư xứng đáng là
đơn vị được Quốc tế xếp hạng nhất các KCN Châu Á. Với giá trị thành công của
một KCX đi đầu trong công cuộc đổi mới, KCX Tân Thuận đã tạo ra làn sóng
mạnh mẽ trong cả nước mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của nước nhà, đặc
biệt là đối với việc phát triển KCN sau này.[8]
Đặc điểm chung cho các loại hình KCN này; xuất phát từ khái niệm KCN
là nơi tập trung các doanh nghiệp, do đó KCN có đặc điểm là tập trung vốn các
nguồn lực khác để tạo nên cở sở hạ tầng tốt thu hút thêm các nhà doanh nghiệp
vào sản xuất, trong một phạm vi địa lý trên một phạm vi lãnh thổ nhất định,
5



được Chính phủ áp dụng một cơ chế quản lý ưu đãi để động viên, khuyến khích
các nhà đâu tư sản xuất trong KCN. Tập trung các điều kiện thuận lợi về mọi
mặt như: cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý, …. dựa trên mục đích nhằm bảo vệ môi
trường sinh thái, nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp, thương mại, đảm
bảo an toàn cho nhà đầu tư yên tâm sản xuất. [8]
Các KCN được thành lập trên một phạm vi diện tích có sẵn một số doanh
nghiệp đang hoạt động. Cụ thể hơn chính là KCN hình thành từ các cụm cơng
nghiệp có sẵn, do đó địi hỏi các công ty phát triển cơ sở hạ tầng, nhanh chóng
nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng các cơng trình xử lý chất thải cơng nghiệp,
trồng nhiều cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái nơi KCN cũng
như các vùng dân cư xung quanh nằm trên địa bàn.[8]
Các KCN hình thành do yêu cầu di dời các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt
động trong nội thành, gần khu dân cư sinh sống gây ảnh hưởng đến hoạt động
của đời sống xã hội, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường hoặc do yêu cầu di dời,
giải tỏa để phụ vụ cho các cơng trình xã hội khác. Mặt khác, một số doanh
nghiệp, cơng ty, xí nghiệp muốn mở rộng thị trường sản xuất, đầu tư đổi mới
công nghệ nên chọn giải pháp di dời.
1.3.Tác động của phát triển KCN đến kinh tế - xã hội – môi trƣờng
1.3.1. Tác động đến kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi các KCN là nhân tố tác
động mạnh mẽ đến đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp trong nước. Việc áp
dụng mơ hình kinh tế các KCN đã thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
phát triển nhanh về mặt tốc độ lẫn phạm vi của KCN.
Việc chuyển giao công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài tới các doanh
nghiệp, xí nghiệp trong nước có tầm ảnh hưởng lớn và lâu dài, góp phần quan
trọng trong việc tang năng suất trong ngành công nghiệp cỉa nước nhà
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên khu vực: sự góp mặt
của các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi làm tang sự thúc đẩy cạnh tranh. Tuy
nhiên có một số trường hợp dẫn đến tình trạng giảm sút sản lượng hoặc có thể
6



buộc doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Nếu có sự bứt phá trong quá trình quản
lý sản xuất một số mặt hang trung gian và lôi kéo được nguồn vốn từ nước ngồi
có thể đưa doanh nghiệp trong nước trực tiếp tiến hành xuất khẩu.
Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ: mối liên hệ giữa khu vực thu hút
được vốn đầu tư nước ngồi với cơng nghiệp phụ trợ trong nước dựa trên
ngun tắc PTBV “đơi bên có lợi”. Dù cơ sở sản xuất được đặt ở đâu, các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài đều cần những nguồn lớn các yếu tố đầu vào (nguyên
vật liệu, nhiên liệu, công nhân, …). Nếu sử dụng hợp lý các yếu tố này thì chi
phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, lượng chất thải trong quá trình sản xuất được sử
dụng tuần hồn, năng suất tăng, nâng cao cơng nghệ và quản lý, đa dạng hóa các
mặt hang trên thị trường
1.3.2. Một số vấn đề môi trường trong phát triển KCN:
Sự ra đời và hoạt động của KCN gắn liền với việc tiêu thụ một lượng lớn
nước và thải ra môi trường với mức độ ơ nhiễm cao. Bên cạnh đó, phần lớn các
KCN nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành
đúng quy trình. Một số KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung như: KCN
Biên Hòa (Đồng Nai), KCN Nội Bài (Hải Phòng), KCN Phú Nghĩa (Chương
Mỹ), KCN Ngọc Hồi (Thanh Trì), ….
Hầu hết các KCN trong quá trình quy hoạch và vận hành thường ít quan
tâm đến việc bảo vệ môi trường song song với việc phát triển kinh tế. Các vấn
đề chính liên quan đến KCN như là: ảnh hưởng đến mơi trường nước, đất, khơng
khí, chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn, ……
+ Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Theo số lượng thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2017, tỷ
lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều
khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa triển khai xây dựng hệ thống xử
lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng khơng vận hành hay vận hạnh nhưng lại
khơng có hiệu quả đáng kể. Nhưng trên thực tế, lượng nước thải được ước tính


7


chưa qua bất cứ khâu xử lý nào là 70% trong số hơn một triệu mét khối nước
thải hàng ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Theo thống kê của các công ty vệ sinh môi trường khu vực Đông Nam bộ,
lượng nước thải từ các khu công nghiệp chiếm đến 49% lượng nước thải của các
khu cơng nghiệp tồn quốc.
Vấn đề ơ nhiễm môi trường do nước thải ở các khu công nghiệp Việt Nam
hiện nay đang là vấn đề lớn được nhiều quan tâm. Tốc độ gia tăng này cao hơn
nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác.
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở
một số địa phương cịn thấp, có nơi chỉ đạt 20 – 25% như Bà Rịa, Vũng Tàu, Hà
Nội, … [5]
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công
nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó
là sự gia tăng lượng nước thải lớn; trong khi, mức đầu tư cho hệ thống xử lý
nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo nghiên cứu tác động môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường
Việt Nam cho thấy: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giất, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 1; chỉ số nhu cầu oxy sinh
hóa (BOD – Lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxy hóa các chất
hữu cơ), nhu cầu oxy hóa học (COD – Khối lượng oxy cần tiêu haoo trên 1 lít
nước thải) có thể lên đến 700 mg/l và 2.500mg/l; Hàm lượng chất rắn lơ
lửng(TSS) cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các
ngành này còn chứa Xyanua vượt đến 82 lần, H2S vượt 4 lần, hàm lượng NH3
vượt 83 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước
mặt trong vùng dân cư.

Có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp xử lý qua loa hoặc chưa được xử
lý đã thải ra môi trường gây ra những tác động xấu như ô nhiễm nguồn nước

8


mặt: sông, hồ, ao xung quanh khu vực nhà máy; ô nhiễm nguồn nước ngầm; gây
mùi hôi khó chịu và những ngày nắng nóng, ….
Làm mất cân bằng sinh thái môi trường nước của động – thực vật thủy
sinh đang tồn tại và sinh sống trong nước.
+ Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí: Thường chủ yếu tập trung tại các
khu công nghiệp cũ. Lý do là một số các khu công nghiệp Việt Nam đang sử
dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải.
Ơ nhiễm khơng khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện
ơ nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Khói bụi xả vào khơng khí: Ngành cơng nghiệp gây ơ nhiễm khơng khí là
ngun nhân chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung
môi hữu cơ, CO, sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (NOx), các chất hữu cơ chưa
cháy hết: muội than, bụi với nồng độ cực cao. Đây chính là nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng mưa axit, gây nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa
màng.
Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng và một
số bệnh lý về tai – mũi – họng, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng
mưa axit do các gốc axit hủy hoại môi trường, thủng tầng ozon, …. [4]
+ Ảnh hưởng đến môi trường đất: Nhiên liệu và năng lượng từ ngành
công nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vật liệu bị rị rỉ, vật liệu thừa sau
q trình sản xuất chưa được thu gom đúng cách, xả rác bừa bãi khiến cho một
số chất hóa học trong q trình sử dụng phục vụ cho sản xuất có tính độc hoặc
ăn mòn ngấm xuống đất khiến cho đất mất các chất dinh dưỡng, dễ bị thối
hóa,..

Nước thải cơng nghiệp mang nhiều chất hữu cơ từ các hoạt động sản xuất
thực phẩm, dược phẩm và hoạt động sinh hoạt của các công nhân viên hoạt động
trong khu cơng nghiệp; cịn lẫn cả các hợp chất vơ cơ; các chất khó phân hủy
ngấm xuống các lớp đất. Ảnh hưởng đến các tầng đất và một số sinh vật đất
sống trong đó, đặc biệt là gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
9


Ngồi ra, chất ơ nhiễm có trong nước sau khi vào đất sẽ trải qua thời gian
tích lũy, sau đó lại được cây trồng hấp thụ và tích lũy. Gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
+ Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh từ chất thải rắn (CTR): tại các
KCN Việt Nam, đều có ảnh hưởng tới cả ba mơi trường: Đất – Nước – Khơng khí.
Theo thơng kê từ năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy,
các KCN nước ta thải ra khoảng 8.000 tấn/ngày. Với con số sấp xỉ 3 triệu
tấn/năm, nhưng trên thực tế thì con số đó vẫn tiếp tục tăng cùng với tỷ lệ lấp đầy
của các KCN.
Trong khi năng lực thu gom, xử lý của các cơ sở được Bộ cấp phép
khoảng 1.300 tấn/năm. Nếu năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất cho th
bình quaan phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 – 2009 đã
tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong
cơ cấu sản xuất cơng nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy
mô ngày càng lớn các KCN và dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN gia tăng
giao động khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm. Cho đến năm 2020 đạt từ 9 đến 14 triệu
tấn/năm.
+ Ô nhiễm tiếng ồn:
Trong môi trường KCN, tiếng ồn phát sinh từ các nguồn khác nhau như
hoạt động sản xuất, tiếng máy móc trong các khâu hoạt động của nhà máy, tiếng
máy móc in ấn nơi văn phịng làm việc, …. Hoạt động sinh hoạt như là giờ nghỉ

trưa tại các căn tin của nhà máy, …. Các giờ tan ca và thay ca của một số nhà
máy và doanh nghiệp, …
Ngành công nghiệp chế tạo máy là nguồn gốc gây ra những vấn đề
nghiêm trọng về tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cơng nhân làm việc.
Nó gây ra mức ồn cao ngay cả bên trong và bên ngồi khu vực nhà máy. Ở
những nước cơng nghiệp, ước lượng có khoảng 15 ÷ 20% số cơng nhân hoặc
nhiều hơn bị ảnh hưởng bởi mức ồn từ 75 ÷ 85 dBA.
10


Nguồn ồn này phụ thuộc vào loại máy móc, thiết bị và sẽ tăng lên theo
công suất của máy. Những loại thiết bị chuyển động quayquanh trục và chuyển
động tay quay (pittông) phát ra những âm thanh dễ nghe, không khí di chuyển
trong thiết bị có xu hướng phát ra âm thanh trên một chuỗi tần số rộng. Những
mức ồn cao hơn được tạo ra trong những thiết bị hoặc dịng khí lưu thơng với
tốc độ cao (quạt, van xả khí nén) hoặcnhững hệ máy móc tác động (máy nghiền,
máy cắt đường, máy điều hòa).
“Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế thì các vấn đề ơ nhiễm mơi
trường ngày càng gia tăng phần lớn bắt nguồn từ việc xả thải các loại chất thải
(nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) vào môi trường. Điều này
gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp và sự
phát triển của đất nước trong tương lai.”
1.4. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải công nghiệp
1.4.1. Phương pháp xử lý lý học
a. Song chắn rác
Song chắn rác là điểm đầu tiên của nước thải trước khi qua công đoạn xử
lý tiếp theo. Ở vị trí của Song chắn rác, các tạp chất như lá cây, giẻ rách, đá, …
và các vật có kích thước lớn sẽ được giữ lại.
b. Lắng cát
Mục đích chủ yếu của bể lắng cát là bỏ cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim

loại, ….
Bể lắng cát chủ yếu loại bỏ những chất này ra khỏi nước thải và bảo vệ
các thiết bị cơ khí.
c. Phương pháp tuyển nổi
Các trạm tuyển nổi với phân tán khơng khí bằng thiết bị cơ học được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực khai khoáng cũng như trong lĩnh vực nước thải.
Thiết bị kiểu này cho phép tạo ra bợt khí khá nhỏ.

11


1.4.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
a. PP trung hịa
Thành phần nước thải của từng ngành cơng nghiệp khác nhau thì khác
nhau. Phương pháp này mục đích để trung hịa nồng độ các chất hóa học, chất
hữu cơ trong nước thải để tránh các thiết bị máy móc bị ăn mịn nếu như độc axit
cao. Tránh hiện tượng xâm thực ở các cơng trình thốt nước và tránh cho các
q trình sinh hóa ở các cơng trình làm sạch trong hồ, sông không bị phá hoại.
Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo,
đặc biệt là xử lý sinh học.
b. PP keo tụ tạo bông
Dùng các chất điện ly đơn giản, mang điện tích ngược dấu với hệ keo tụ
trong nước. Khi nồng độ ion ngược dấu tăng lên thì số ion từ lớp khuếch tán
được chuyển vào lớp điện tích kép cũng tăng lên, làm giảm lực đẩy tĩnh điện
giữa các hạt. Đồng thời chuyển động Brown sẽ giúp cho các hạt này có cơ hội
để va chạm và kết dính lại với nhau. Tạo nên các bơng cặn lớn hơn và lắng
xuống đáy.
Để tiết kiệm thời gian, có thể tăng cường sự khuấy trộn để các hạt cặn có
nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn.
c. PP hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được hiểu là cách hấp phụ chất bẩn trên bề mặt
giữa pha lỏng và pha rắn. Hấp phụ chịu tác dụng của hai lực chính: Lực giữa
chất tan và chất lòng – Lực giữa chất tan với vật liệu hấp phụ.
Hấp phụ hóa học xảy ra khi các phản ứng xảy ra mạnh hình thành liên kết
hóa học (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, …) nên khơng thể đảo ngược q
trình hấp phụ.
Các vật liệu thường dùng:
- Than hoạt tính: diện tích tiếp xúc với bề mặt nước thải lớn
- Nhơm hoạt tính: thường sử dụng hấp phụ ẩm và hoạt động ở nhiệt độ cao
- Sillica gel: thường dùng để xử lý axit
12


- Alumin silicat: ứng dụng chủ yếu quá trình tách
1.4.3. Phương pháp xử lý sinh học
a. PP xử lý sinh học hiếu khí
Phương pháp sinh học hiếu khí chủ yếu là dựa vào hoạt động sống của các
vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng các
chất hữu cơ có trong nước thải và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng
cho hoạt động sống của chúng và đồng thời các chất hữu cơ này sẽ được phân
giải thành hợp chất vô cơ đơn giản. Mục đích của q trình này là khử BOD và
COD.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là q trình sử dụng
các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ thích hợp có trong nước
thải trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục.
Các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí có thể
xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Tùy theo từng loại VSV khác nhau
quá mà quá trình sinh học hiếu khí nhân tạo được chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám

Một số cơng nghệ xử lý sinh học hiếu khí như:
- Bể sinh học màng MBBR
- Bể Aerotank
- …….
b. PP xử lý sinh học kỵ khí
Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí diễn ra trong điều kiện khơng có oxy. Sản
phẩm cuối cùng tạo ra gồm CH4, CO2, N2, H2, … và trong đó CH4 chiếm tới 65%.
Tại phương pháp này, nước thải sẽ qua bốn giai đoạn xử lý: “Thủy phân –
Acid hóa – Acetic hóa – Methane hóa”.
Một số cơng nghệ xử lý sinh học ký khí như:
- Cơng nghệ SBR
- Bể UASB, ...
13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả xử lý nước thải cho KCN Ngọc Hồi
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại KCN
Ngọc Hồi
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống xử lý nước thải KCN Ngọc Hồi.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Ngọc Hồi
- Thông số xử lý:
 pH, nhiệt độ

 Chất rắn lơ lửng (TSS)
 COD, BOD5, Fe, PO43-, NH4+
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: 01/02/2020 đến 31/05/2020
- Phạm vi không gian: Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Ngọc Hồi
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 01: Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước thải khu công nghiệp
Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Nguồn nước thải phát sinh
- Thành phần đặc tính nước thải KCN
Nội dung 02: Đánh giá hiệu quả xử lý của nhà máy xử lý nước thải tại
khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng nước thải tại KCN Ngọc Hồi
14


- Đánh giá hiệu quả XLNT tại nhà máy XLNT
- Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải
Nội dung 03: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ
thống xử lý nƣớc thải tại nhà máy
- Giải pháp khoa học công nghệ
- Giải pháp quản lý
2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập và kế thừa tài liệu
 Phương pháp thu thâp và kế thừa tài liệu là phương pháp phổ biến, và
thường được sử dụng khi nghiên cứu đề tài hoặc viết các báo cáo liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Đây là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả.
 Để thực hiện kết quả của đề tài, khóa luận tiến hành thu thập một số các
tài liệu liên quan như sau:
- Tài liệu hoạt động kinh doanh của khu công nghiệp

- Báo cáo “Hoạt động quản lý nhà nước theo quy định về xử lý nước thải
tại Khu cơng nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì”.
- Báo cáo “Kết quả giám sát việc thực hiện quy định pháp luật trong hoạt
động thu gom rác thải và xử lý nước thải tại một số Khu công nghiệp, Cụm công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội”.
- Báo cáo hoạt động của nhà máy xử lý nước thải
- Bài báo, tài liệu nghiên cứu liên quan tới xử lý nước thải
- Tài liệu công nghệ xử lý nước thải
- Văn bản pháp lý về chất lượng nước: Luật bảo vệ môi trường, Quy
chuẩn môi trường, Tiêu chuẩn môi trường.
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát vị trí, tình hình hoạt động sản xuất
trong KCN Ngọc Hồi để tiến hành thu thập kết quả về thực trạng hoạt động sản
xuất và đặc tính nguồn nước thải tại KCN. Phương pháp này nhằm điều tra

15


thông tin, hiện trạng của Khu công nghiệp Ngọc Hồi được thu thập số liệu và xử
lý thông tin thực trạng hoạt động.
Tiến hành khảo sát nhà máy xử lý nước thải tại KCN để khảo sát vị trí, sơ đồ
cơng nghệ xử lý nước thải, đặc tính lưu lượng nước thải, ….
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
 Phương pháp này nhằm lấy mẫu nước thải, phân tích để so sánh kết quả
với số liệu đã có, xác minh kết quả số liệu, phục vụ cho khóa luận.
 Thời gian lấy mẫu: Khoảng 11h đến 11h15‟.
 Mẫu lấy gồm các vị trí và số lượng mẫu như sau:
Đợt 01: Lẫy mẫu trong 2 ngày: Ngày 24 – 26/04/2020
 Nước thải đầu vào: 2 mẫu (lấy trong 2 ngày liên tục)
 Nước thải đầu ra: 2 mẫu (lấy trong 2 ngày liên tục)

Đợt 02: Lẫy mẫu trong ba ngày: Từ ngày 14 – 16/05/2020
 Nước thải đầu vào: 3 mẫu (lấy trong 3 ngày liên tục)
 Nước thải đầu ra: 3 mẫu (lấy trong 3 ngày liên tục)
* Lấy mẫu tại các vị trí của từng bể xử lý
 Bể điều hòa: 1 mẫu
 Bể lắng đứng: 1 mẫu
 Bể Aerotank: 1 mẫu
 Bể khử trùng: 1 mẫu
Trước khi vận chuyển, mẫu được đựng ổn định vào thùng chứa mẫu.
Thùng đựng và chứa mẫu chắc chắn có cách thức ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo:
Dùng các dụng cụ như xốp, dụng cụ va đập để chèn giữa các mẫu để tránh sự va
chạm. Trong quá trình vận chuyển, mẫu phải được bảo quản trong chỗ tối và
được bảo quản lạnh ở 4°C (bằng các thùng chứa mẫu chuyên dụng).
Từ khi lấy mẫu đến khi phân tích nếu để lâu thành phần nước có thể thay
đổi ở những mức độ khác nhau. Thay đổi nhanh nhất là nhiệt độ, pH, những chất
khí trong nước như: Cacbonic, Oxy, Clo có thể bay hơi nên tốt nhất những chỉ
tiêu này phải phân tích ngay tại hiện trường. Ngồi ra mùi, vị cũng dễ thay đổi.
16


Một số chất có thể bị thành bình hấp thụ (ví dụ mẫu lấy để phân tích dầu mỡ
phải đựng trong bình thủy tinh, khơng đựng trong can nhựa).
Thêm chất bảo quản ngay tại hiện trường đối với những chỉ tiêu được yêu
cầy như một số chỉ tiêu kim loại thủy ngân, xác định chất oxy hòa tan, …
Trong thực tế khơng có chất bảo quản chung cho tất cả các chỉ tiêu phân
tích nước. Vì vậy để đảm bảo chính xác cần lấy mẫu trong nhiều bình cho từng
chất bảo quản riêng đối với từng chỉ tiêu tương ứng. Sau đây là bảng hướng dẫn
chung về sử dụng các loại bình đựng mẫu và bảo quản mẫu.
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
Phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm nhằm lấy kết quả so sáng với tiêu

chuẩn cho phép theo quy định, các chỉ tiêu phân tích trong phịng thí nghiệm:
pH, nhiệt độ, COD, BOD5, TSS, NH4+, PO43-, Fe
a. Nhiệt đô, pH được xác định bằng máy đo nhanh cầm tay.
b. Xác định COD theo phương pháp Kalidicromat theo TCVN
6491:1999 (ISO 6060-1989).
 Lấy 2ml mẫu NT đã lọc (sử dụng dung dịch đã lọc, phân tích TSS) bỏ
vào ống nghiệm nhỏ. Lấy chuẩn 1.5 ml dung dịch K2Cr2O7 0,04M và 3,5 ml
dung dịch H2SO4/AgSO4. Vặn chặt nắp
 Lấy đủ với số mẫu cần phân tích.
 Đối với mẫu trắng: Lấy 2 ml nước cất bỏ vào ống nghiệm. Lấy chính
xác 1,5 ml dung dịch K2Cr2O7 0,04M và 3,5 ml dung dịch H2SO4/AgSO4. Vặn
chặt nắp.
 Cài đặt thời gian t = 120‟, t⁰ = 150⁰. Đặt mẫu vào trong và đậy nắp.
 Sau khi nung trong 2h, bỏ ra bên ngoài để nguội.
 Sau khi mẫu đã nguội, đổ mẫu vào bình tam giác, dùng nước cất rửa
sạch mẫu trong ông nghiệm, nhỏ 3 giọt Feroin vào và lắc đều.
 Lấy pipet để chuẩn độ, đổ dung dịch FAS 0,12M vào pipet. Lấy 1 giá
trị bất kỳ làm V1.

17


×