Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước sinh hoạt tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

----------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SINH
HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 306

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Ngô Duy Bách

Sinh viên thực hiện

: Đặng Thị Thanh Hoa

Khóa học

: 2007 - 2011

Hà Nội, 2011


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của nhà trường, Khoa quản lý Tài nguyên rừng và Môi
trường, Bộ môn Quản lý Mơi trường tơi thực hiện khố luận:


“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên nước sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên
Quang”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo, các cá nhân
trong và ngồi trường.
Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
ThS. Ngô Duy Bách, đã định hướng khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện khố luận tốt nghiệp. Tơi xin chân thành cảm
ơn những ý kiến chuyên môn của các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Môi
trường, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đã giúp tơi nâng cao
chất lượng khố luận.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Sở tài nguyên môi trường tỉnh Tuyên
Quang, phịng tài ngun nước tỉnh Tun Quang, chính quyền địa phương và
nhân dân trong Thành phố Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình thực tập tại địa phương.
Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực
tế, thời gian thực hiện đề tài khơng nhiều nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót trong q trình thực hiện khóa luận. Kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân mai, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thanh Hoa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 2
1.1. Đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu đến tài nguyên nước của Việt Nam....... 2

1.2. Quá trình nghiên cứu, đầu tƣ phát triển tài nguyên nƣớc .................. 2
1.3. Nghiên cứu về tài nguyên nƣớc của Việt Nam ..................................... 3
1.3.1. Tài nguyên nước mặt ........................................................................... 3
1.3.2. Tài nguyên nước dưới đất ..................................................................... 4
1.4. Một số quy định tiêu chuẩn nước và tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .... 5
1.4.1. Một số quy định quy chuẩn về nước.................................................... 5
1.4.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam ............................................... 5
1.5. Một số nghiên cứu về việc sử dụng nƣớc ngầm làm nƣớc sinh hoạt ... 8
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 9
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 9
2.2.1. Đánh giá trữ lượng và chất lượng nước sinh hoạt của khu vực......... 9
2.2.2. Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho sinh
hoạt trong khu vực nghiên cứu .................................................................... 9
2.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước của khu vực ..................... 9
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên
nước cho thành phố ...................................................................................... 9
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................... 9
2.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp (Phương pháp quan sát, phỏng
vấn) .............................................................................................................. 10
2.3.3. Phương pháp dự báo ......................................................................... 11
2.3.4. Phương pháp nội nghiệp: tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ....... 11
CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 12
A. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 12
1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 12
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ................................................................... 12
2.1. Địa hình ................................................................................................ 12

2.2. Địa mạo ................................................................................................ 13
3. Khí hậu.................................................................................................... 13
3.1. Nhiệt độ ................................................................................................ 13
3.2. Độ ẩm ................................................................................................... 13
3.3. Gió ........................................................................................................ 14
3.4. Nắng ..................................................................................................... 14
3.5. Bốc hơi ................................................................................................. 14
3.6. Mƣa ...................................................................................................... 15
4. Thuỷ văn ................................................................................................. 15


5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi
trƣờng ......................................................................................................... 15
5.1. Về điều kiện tự nhiên........................................................................... 15
5.2. Về các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng .......................... 16
B. Hiện trạng kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở .............................................. 16
1. Tăng trƣởng kinh tế ............................................................................... 16
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .............................................. 17
2.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ..................................................... 17
2.2. Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản .............................. 17
2.3. Thƣơng mại - dịch vụ .......................................................................... 17
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................. 18
3.1. Dân số ................................................................................................... 18
3.2. Lao động, việc làm và thu nhập .......................................................... 18
4. Thực trạng phát triển các khu đô thị và các khu dân cƣ nông thôn .... 19
5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................... 19
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 21
4.1. Đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của khu vực ........ 21
4.1.1. Trữ lượng nước mặt .......................................................................... 21
4.1.2. Trữ lượng nước dưới đất tiềm năng .................................................. 22

4.1.3. Đánh giá chất lượng nước mặt ......................................................... 23
4.1.4. Đánh giá chất lượng nước dưới đất .................................................. 27
4.2. Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc cho mục
đích sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu ................................................. 30
4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nƣớc của khu vực..................... 37
4.3.1. Dự báo phát triển dân số trong tương lai ......................................... 37
4.3.2. Dự báo nhu cầu về nước sinh hoạt trong các năm tới ...................... 38
4.4. Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng bền vững, bảo vệ tài
nguyên nƣớc cho thành phố ....................................................................... 41
4.4.1. Sơ đồ nguyên nhân hệ quả (CED) để nâng cao công tác quản lý khai
thác, sử dụng bền vững TNN sinh hoạt tại TP Tuyên Quang. ................... 41
4.4.2.Áp dụng phân tích SWOT trong việc đề xuất giải pháp nhằm khai
thác, sử dụng bền vững TNN sinh hoạt cho TP Tuyên Quang................... 43
4.4.3. Sắp xếp giải pháp ưu tiên quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên nước sinh hoạt tại thành phố ......................................................... 46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .............................. 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 50
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 52
PHỤ LỤC.................................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD5:

Nhu cầu ôxy sinh hố sau 5 ngày.

BTNMT:


Bộ tài ngun Mơi trường.

COD:

Nhu cầu ơxy hố học.

CLN:

Chất lượng nước.

DO:

Ơxy hồ tan trong nước.

ĐKKTXH:

Điều kiện kinh tế xã hội.

HVS:

Hợp vệ sinh.

KTMT:

Kiểm tra môi trường.

pH:

Độ pH.


QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam.

QLMT:

Quản lý môi trường.

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TNNSH:

Tài nguyên nước sinh hoạt.

TP:

Thành phố.

TX:

Thị xã.

UBND:

Uỷ ban nhân dân.

VSMT:


Vệ sinh môi trường.

XD:

Xây dựng.


DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH
TÊN BẢNG

TT

Trang

Bảng 1.1

Tài nguyên nước mặt các vùng ở Việt Nam

4

Bảng 3.1

Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình tháng, năm tại

13

trạm Tuyên Quang
Bảng 3.2


Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm Tun Quang

14

Bảng 3.3

Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm tại trạm quan

14

trắc Tuyên Quang
Bảng 3.4

Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm tại trạm quan

15

trắc Tuyên Quang
Bảng 4.1

Trữ lượng nước dưới đất đã được tìm kiếm thăm dị

22

Bảng 4.2

Chất lượng nước mặt (thực hiện tháng 12 - 2009)

24


Bảng 4.3

Chất lượng nước mặt (thực hiện tháng 04 - 2010)

25

Bảng 4.4

Chất lượng nước ngầm (tháng 12 - 2009)

28

Bảng 4.5

Chất lượng nước ngầm (tháng 04 - 2010)

29

Bảng 4.6

Bảng 4.7

Bảng 4.8

Hình 4.9

Tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt trên toàn thành
phố so với cả tỉnh
Tỷ lệ phần trăm và mục đích sử dụng các loại hình nước
sinh hoạt

Thống kê kết quả khai thác nước dưới đất của thành phố
Tuyên Quang năm 2010
Dự báo phát triển dân số đến năm 2015 và 2020

31

32

34-36

39


TÊN BẢNG

TT

Trang

Bảng 4.10

Chỉ tiêu dùng nước cho sinh hoạt

40

Bảng 4.11

Tổng nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt thành phố Tuyên

41


Quang
Bảng 4.12

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn theo từng giai

42

đoạn đến năm 2020

Hình 4.1

Hình 4.2

Biểu đồ các loại hình sử sụng nước sinh hoạt của người
dân thành phố Tuyên Quang
Một số hình ảnh về các hình thức khai thác,sử dụng

32

38

nước tại khu vực nghiên cứu
Hình 4.3

Sơ đồ nguyên nhân và hệ quả (sơ đồ xương cá (CED))
trong quản lý tài nguyên nước sinh hoạt tài TP Tuyên
Quang

43



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với sự
tồn tại và phát triển của nền văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã chứng
minh sự thịnh vượng hay suy tàn của mỗi nền văn minh nhân loại đều phụ
thuộc vào nguồn nước. Nguồn nước không chỉ là nhân tố quyết định đến sự
trù phú, giàu có của động thực vật trong đó có nguồn lương thực, thực phẩm
và các nhân tố thiết yếu khác của đời sống con người mà nguồn nước còn trực
tiếp ảnh hưởng đến đời sống như nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, cảnh
quan và bảo vệ mơi trường.
Việt Nam có đặc điểm khí tượng đặc trưng là lượng mưa nhiều nhưng tập
trung vào thời gian ngắn, đây là một thách thức đòi hỏi phải quản lý, sử dụng
bền vững nguồn nước. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới áp lực của gia tăng
dân số, sản xuất và việc thiếu trách nhiệm của nhiều cơ sở sản xuất đã và đang
đe dọa nghiêm trọng đến sự cạn kiệt tài nguyên nước của Việt Nam.
Thành phố Tuyên Quang là một thành phố trẻ và năng động với đặc
điểm dân số đông, các khu công nghiệp tập trung và phát triển nên nhu cầu
nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và những hoạt động kinh tế xã hội là rất lớn và ngày một tăng. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi với nguồn
tài nguyên nước phong phú tuy nhiên, do thiếu quy hoạch trong việc quản lý
và sử dụng nước nên việc sử dụng nước trên địa bàn thời gian qua đã gây nên
những bất cập như chỗ thiếu nước, chỗ thừa nước và nguồn nước tại nhiều địa
điểm đã và đang bị ô nhiễm. Để đảm bảo phát triển thành phố một cách bền
vững thì việc nghiên cứu, đánh giá trữ lượng nước, thực trạng khai thác và sử
dụng, dự báo nhu cầu nước cho các ngành đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của con người là rất cần thiết để đảm bảo sử dụng vừa tiết kiệm vừa hiệu
quả nguồn tài nguyên này. Do vậy tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên nước sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên
Quang”

1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm và ảnh hƣởng của khí hậu đến tài nguyên nƣớc của Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo phương kinh tuyến ở vị trí cuối Đơng
Nam của lục địa Á - Âu trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc (giới hạn trong
các vĩ độ 23o22’ N đến 8o30’ B và kinh độ 102010’E đến 109021’ E). Phần lớn
lãnh thổ được đồi núi hiểm trở bao phủ với địa hình nhiều đứt gãy cùng
những sườn dốc tạo thành mạng lưới sơng suối khá dày.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa phong phú đã tạo thuận lợi
cho sự hình thành dịng chảy với một lưới tiêu nước khá dày. Mật độ trung
bình sơng suối có dịng chảy thường xun đạt 0,6 km/km2. Mật độ sơng phân
hố khá lớn giữa các vùng từ dưới 0,3 km/km2 đến 4 km/km2 .
Các vùng có lượng mưa lớn thường có mật độ sông rất dày từ 1,5 - 2
km/km2. Đặc biệt là sông đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam châu
thổ Sơng Hồng có mật độ sơng 2 - 4km/km2. Những vùng núi trung bình thấp
và núi thấp, với lượng mưa tương đối lớn có mật độ sơng 1 - 1,5 km/km2. Cịn
lại đại bộ phận các vùng có mật độ sơng trung bình 0,5 - 1 km/km2. Đặc biệt
một số vùng có mật độ sơng 0,3 - 0,5 km/km2.
1.2. Quá trình nghiên cứu, đầu tƣ phát triển tài nguyên nƣớc[4]
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã tiến hành Quy hoạch phát triển nguồn
nước và phòng chống thiên tai phục vụ cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ (gồm 26 tỉnh, thành phố, kể cả đồng
bằng, trung du và miền núi) góp phần thúc đẩy chương trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã cùng cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các Bộ hữu quan tham gia nghiên cứu lập quy hoạch nhiều
cơng trình tầm cỡ quốc gia, trong đó có thủy điện Hồ Bình, Tun Quang,

Sơn La đã xây dựng.
2


Lập các quy hoạch thuỷ lợi theo lưu vực sông đã hồn thành khối lượng
cơng việc lớn đáp ứng được nhu cầu của Bộ như: tổng quan quy hoạch sử
dụng nguồn nước lưu vực sơng Hồng - sơng Thái Bình, quy hoạch thuỷ lợi
lưu vực sông Cầu - sông Thương, quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Đà, quy
hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Cà Lồ, quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Đáy, quy
hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Lơ - Gâm...
Rà sốt quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất Nông - Lâm
nghiệp của 11 tỉnh là: Lạng Sơn, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang và Lào Cai.
Lập các quy hoạch thuỷ lợi giai đoạn 2005 - 2020 đáp ứng yêu cầu của
địa phương gồm các tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu, Hải Dương... phần lớn các dự án này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thông qua bằng văn bản và có quyết định phê duyệt Quy
hoạch thuỷ lợi của Uỷ Ban nhân dân các tỉnh.
Năm 1996, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã nghiên cứu tính tốn cân bằng
nước lưu vực sông Lô - Gâm. Kết quả tính tốn cân bằng nước cho thấy lượng
nước đến của lưu vực sông Lô, sông Gâm khá dồi dào so với lượng nước dùng.
1.3. Nghiên cứu về tài nguyên nƣớc của Việt Nam
1.3.1. Tài nguyên nước mặt[2]
Tài nguyên nước mặt của lãnh thổ tồn tại trên mặt đất trong các nguồn
nước khác nhau như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ chứa nhân tạo, ao, đầm, kênh,
rạch. Dịng chảy các sơng được coi là thành phần chính của tài nguyên nước mặt.
Dịng chảy trung bình hàng năm của các sơng Việt nam tính đến năm
1985 là 880km2/năm. Hai hệ thống sơng lớn nhất là sông Mê Kông và sông
Hồng. Sông Mê Kơng có tổng dịng chảy lớn nhất bằng 520km3/năm và sông
Hồng 122 km3/năm. Tài nguyên nước mặt bao gồm phần nước mặt nội địa và

phần từ ngoài lãnh thổ chảy vào. Phần dịng chảy các sơng từ nguồn nước
mưa trên lãnh thổ Việt Nam là 324 km3/năm chỉ chiếm 37% tồn bộ dịng
chảy các sơng (bảng 1.1).
3


Bảng 1.1. Tài nguyên nước mặt các vùng ở Việt Nam

Vùng

Tổng lƣợng nƣớc (km3/năm)

Diện tích

Trong

(km2)

nước

Ngồi vào

Tồn bộ

I- Bắc Bộ

111,752

113,86


45,52

159,38

- Trung du, miền núi

104,297

106,43

45,52

151,52

- Đồng bằng

11,455

7,43

44,12

51,55

II- Bắc Trung Bộ

51,890

66,82


11,06

77,88

III- Nam Trung Bộ

100,366

105,33

105,53

- Duyên hải

45,607

51,82

51,82

- Tây Nguyên

55,296

53,71

53,71

IV - Nam Bộ


63,372

39,18

- Đông Nam Bộ

23,496

18,58

- Tây Nam Bộ

39,876

20,60

50,0

520,60

Cả nƣớc

331,440

325,39

556,58

881,97


500

539,18
18,58

(Nguồn: Báo cáo khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Văn Minh - 2009)
Nước sơng ngịi hình thành do mưa, luôn luôn biến đổi theo thời gian.
Mưa là yếu tố chính sinh dịng chảy vì vậy biến động của mưa trên lưu vực
quy định biến động dòng chảy của các sơng. Ở Việt Nam gió mùa hàng năm
tạo ra chu trình mùa nhiều mưa và mùa ít mưa. Theo phân phối mưa, sơng
ngịi có mùa nhiều nước và mùa ít nước. Đó là sự thay đổi nối tiếp mùa lũ mùa cạn dễ dàng nhận thấy được.
1.3.2. Tài nguyên nước dưới đất
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm phong phú về trữ lượng và
tương đối tốt về chất lượng. Tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi toàn quốc
mới được đánh giá chủ yếu ở dạng tiềm năng và triển vọng, trữ lượng cấp
công nghiệp đã được thăm dị chiếm tỷ lệ khơng đáng kể, còn nhiều vùng
trắng.

4


Đánh giá về chất lượng thì nước dưới đất vùng núi và trung du tốt, đáp
ứng được yêu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt. Tuy vậy, cũng có một số
đơn vị chứa nước nhiều sắt, độ cứng cao, và tính ăn mịn cacbonic lớn, khơng
thuận lợi cho một số ngành cơng nghiệp, địi hỏi phải xử lý.
Ở đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ chất lượng nước thay đổi phức tạp do sự
xen kẽ giữa nước ngọt và nước mặn trên diện và theo độ sâu. Hiện tượng
nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhiễm phèn khá phổ biến. Ở một số vùng trồng trọt do
sử dụng phân bón hố học, thuốc trừ sâu và một số trung tâm dân cư công
nghiệp lớn, nước dưới đất có dấu hiện bị nhiễm bẩn với mức độ khác nhau,

làm suy thoái chất lượng nước thậm chí có nơi khơng cịn sử dụng được nữa.
Việc khai thác quá mức nước dưới đất đã gây ra sự suy giảm về cung
lượng và hạ thấp mực nước ở các cơng trình khai thác, làm cạn kiệt tài
ngun về lượng và chất, gây ra nguy cơ khủng hoảng nước nếu khơng có
biện quản lý và bảo vệ tài nguyên này.
1.4. Một số quy định tiêu chuẩn nƣớc và tình hình sử dụng nƣớc ở Việt Nam
1.4.1. Một số quy định quy chuẩn về nước
+ Quy chuẩn 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng
nước mặt được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Quy chuẩn 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng
nước ngầm được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày
31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
1.4.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam [2]
Theo báo cáo “Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức
trong tương lai” của PGS-TS Trần Thanh Xn, Viện Khí tượng Thuỷ văn, Bộ
Tài ngun và Mơi trường thì ở Việt Nam, mức bảo đảm nước trung bình cho
5


một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm cịn 10.900
m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào
khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn
hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650
m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Theo Hội
Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong
một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ

hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung
cho cả nước thì nước ta khơng thuộc loại thiếu nước (vùng lưu vực sơng Hồngsơng Thái Bình khoảng 5.000m3/người) nhưng khơng ít vùng và lưu vực sơng
hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh
Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sơng Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một
phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngồi sẽ bị sử dụng và tiêu
hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó. Hơn nữa, nguồn nước sơng tự nhiên trong
mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước tồn năm,
thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ
hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình tồn năm.
Tài ngun nước ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt cịn các nhu cầu khác chiếm tỉ lệ ít hơn. Cùng với sự
gia tăng dân số, đơ thị hố, phát triển kinh tế, nhu cầu nước dùng cho ăn uống
- sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... ngày càng
tăng. Lượng nước cần của năm 2000 là 79,61 tỷ m3/năm, trong số đó có 2,91
(tỷ m3) cho ăn uống - sinh hoạt; 16,2 cho công nghiệp và 60,5 cho nơng
nghiệp. Trong vịng 15 năm, nhu cầu nước đã tăng 1,76 lần (ăn uống - sinh
hoạt: 1,65 lần; công nghiệp: 5,62 lần; nông nghiệp: 1,49 lần). Cụ thể về lĩnh
vực nước sinh hoạt:

6


* Sử dụng nước để uống và sinh hoạt
Vai trò quan trọng nhất của nước trong phát triển kinh tế - xã hội là sử
dụng để uống và sinh hoạt, là những yếu tố quan trọng trong phúc lợi của mọi
người.
Theo các nhà nghiên cứu ở Singapore, mỗi người cần tới 90 lít
nước/ngày để có thể tránh các bệnh có liên quan đến nước. Do không đủ nước
sạch, ở các nước đang phát triển có đến 80% số bệnh liên quan đến nước:
bệnh đường ruột, bệnh đau mắt, bệnh ngoài da, các bệnh do muỗi sinh sản

trong nước gây ra.
Nước cũng cần cho con người lúc làm việc. Không đủ nước sinh hoạt
và ăn uống hay chất lượng nước kém, con người dễ sinh bệnh, ngày công,
năng suất lao động giảm. Vì vậy giải quyết vấn đề nước uống sinh hoạt ln
phải đi đơi với vấn đề tiêu thốt nước sinh hoạt và tiết kiệm tiêu dùng nước.
* Cấp và thốt nước cho nơng thơn
Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến
việc cấp thoát nước, theo Uỷ ban Quốc gia về nước sạch và vệ sinh mơi
trường có thể chia ra 5 vùng cấp thốt nước cho nơng thơn: ven biển, nội
đồng, bán sơn địa, núi thấp và núi cao.
Theo truyền thống nhân dân ta sử dụng phổ biến các cơng trình sau để
cấp, chứa nước sinh hoạt:
- Bể, chum vại, lu bằng sành hay đất nung, bể xi măng hay cốt sắt hoặc
cốt tre để đựng nước mưa. Nước mưa hứng trực tiếp có chất lượng tốt, có thể
sử dụng làm nước uống rất an tồn, khi mức nhiễm bẩn khơng khí cịn thấp.
- Giếng khơi (giếng thơi), để khai thác nước dưới đất tầng nông. Đa số
giếng ở trung du đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. Giếng ở vùng đồng bằng
thường có nước khơng sạch, bị nhiễm mặn, phèn, phân hố học, thuốc trừ sâu,
có nhiều sắt và có nhiều mùi hơi. Sau cùng người ta cịn dùng nước mặt ở
sông, hồ, hồ chứa, ao,... nhưng hầu như loại nước này thường khơng đủ sạch
cần có các biện pháp xử lý trước khi dùng như đánh phèn, lọc, lắng, khử sắt.
7


Ngồi lĩnh vực trên nước cịn được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất
cơng nghiệp, cấp và thốt nước cho đơ thị,…Có thể nói tài ngun nước có ý
nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì lượng nước tái
tạo là có hạn cho nên phải có nhiều chính sách thích hợp cùng với sự quản lý
chặt chẽ đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước mới đảm bảo cho
sự phát triển bền vững có chú ý đến sự gia tăng mạnh dân số từ cuối thế kỷ

này sang thế kỷ sau.
1.5. Một số nghiên cứu về việc sử dụng nƣớc ngầm làm nƣớc sinh hoạt
Nghiên cứu đánh giá nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt ở khu vực Hà
Nội trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học tiến hành. Chất lượng
nước sinh hoạt ở khu vực Thanh Xuân Nam – thành phố Hà Nội được Trần
Kông Khánh tiến hành nghiên cứu và đánh giá công bố ở tạp chí khoa học đất
Việt Nam số 7/1996.
Năm 1998 tác giả Phạm Hùng Việt và các cộng sự với đề tài “Đánh giá
ô nhiễm hữu cơ trong nước ngầm cung cấp cho các nhà máy nước tại khu vực
Hà Nội” công bố ở hội thảo khoa học Quốc Gia về chương trình nước sạch và
vệ sinh mơi trường Hà Nội. Cũng ở hội thảo này GS.TSKH Trần Cơng Tấu
trình bày báo cáo với đề tài “Chất lượng nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt ở
khu vực phía Nam thành phố Hà Nội”. Bên cạnh đó việc đánh giá chất lượng
nước ngầm khu vực thành phố Hà Nội cịn có sự tham gia của một số tác giả
khác của khoa môi trường trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc
Gia Hà Nội.

8


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được thực trạng sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, dự
báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và đề xuất được một số
giải pháp nhằm khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước tại khu vực
nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá trữ lượng và chất lượng nước sinh hoạt của khu vực
- Trữ lượng nước mặt.

- Trữ lượng nước dưới đất tiềm năng.
- Đánh giá chất lượng nước mặt.
- Đánh giá chất lượng nước dưới đất.
2.2.2. Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho sinh
hoạt trong khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu loại hình khai thác sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt
của người dân.
- Nghiên cứu lượng nước sử dụng trung bình của người dân.
2.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước của khu vực
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên
nước cho thành phố
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nhằm bổ sung những thông tin
phục vụ cho khoá luận. Do hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh phí nên
việc thu thập, kế thừa các tài liệu có sẵn là vơ cùng cần thiết. Các tài liệu này
giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được
hay khơng tiến hành được. Có thể khai thác các tài liệu này thông qua sách
9


báo, mạng internet, các báo cáo nghiên cứu khoa học, các báo cáo điều tra của
tỉnh và nhà nước...
Đề tài kế thừa một số tài liệu đã được nghiên cứu tại địa phương như:
điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố, các tiêu chuẩn dùng để đánh
giá chất lượng nước, tài liệu nghiên cứu về nước sinh hoạt tại các khu vực
khác nhau của Việt Nam, báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên
Quang năm 2010, báo cáo kết quả quan trắc môi trường của tỉnh Tuyên
Quang 2009 - 2010,...
2.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp (Phương pháp quan sát, phỏng

vấn)
Là phương pháp thu thập số liệu tại hiện trường thơng qua q trình thu
thập và khảo sát thực tế, với các điều tra về các điều kiện môi trường tự nhiên
– kinh tế –xã hội.
Quá trình điều tra thực địa được tiến hành trong khóa luận là ghi nhận
các hiện trạng về môi trường nước mặt, các giếng khoan cấp nước, các loại
hình nước sinh hoạt được người dân khai thác, sử dụng tại khu vực (nước
mưa, nước máy, nước ngầm…, v.v.), việc tiêu thụ nước… bằng cách phát
biểu phỏng vấn để tiến hành thu thập thông tin từ người dân.
Sử dụng biểu phỏng vấn các hộ gia đình với những câu hỏi đã được
chuẩn bị trước. Ở đây đề tài sử dụng 90 biểu phỏng vấn và tiến hành phỏng
vấn ở 3 địa điểm khác nhau của khu vực nghiên cứu:
Khu vực 1: Phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang.
Khu vực 2 : Phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.
Khu vực 3 : Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang.
Mỗi biểu phỏng vấn có 4 phần gồm 10 câu hỏi với nhiều lựa chọn khác
nhau để tìm hiểu về tình hình sử dụng nước của người dân ở khu vực (phụ lục
01). Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ gia đình ở các độ tuổi từ 20 - 70 tuổi,
gồm cả nam giới và nữ giới.

10


2.3.3. Phương pháp dự báo
Dự báo dân số trong tương lai: Dân số tương lai của thành phố được dự báo
theo công thức sau:
 P V 
N t  N 0 1 

100 



n

Trong đó:
Nt: là dân số năm dự báo
N0: là dân số năm hiện trạng
V: Là tỷ lệ tăng dân số cơ học
P: là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
n: Số năm dự tính
Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai:
Trên cơ sở tính tốn nhu cầu nước cho từng người tại mỗi khu vực, căn
cứ vào dự báo sự phát triển dân số của thành phố, tiêu chuẩn nước sinh hoạt
cho khu vực nông thôn và thành thị theo quy định hiện hành để tính tốn
lượng nước sinh hoạt cần cung cấp cho thành phố đến năm 2015 và 2020.
2.3.4. Phương pháp nội nghiệp: tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Mục đích của phương pháp này là phân tích, đánh giá những tài liệu có
sẵn để chọn lọc ra những số liệu, nhận xét phù hợp nhất cho đề tài và hệ thống
hố các tài liệu rời rạc có sẵn theo định hướng nghiên cứu. Đồng thời có sự so
sánh, bổ sung và hiệu chỉnh lại các số liệu thông qua quá trình khảo sát thực
tế, tính tốn, xử lý các số liệu.
Phân tích số liệu đã thu thập từ nhiều nguồn: các tài liệu thứ cấp, các tài
liệu tham khảo, phiếu điều tra phỏng vấn… sau đó tổng hợp đối chiếu để chọn
ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
Các số liệu thu thập được tổng hợp lại từ các phiếu điều tra theo
phương pháp thống kê bằng phần mềm Excel.

11



CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
A. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía Nam tỉnh Tun Quang, bên bờ
sơng Lơ thuộc hạ lưu của hệ thống sơng Lơ, sơng Gâm, có toạ độ địa lý từ
21o47' đến 21o5' vĩ độ Bắc và từ 105 o17' độ kinh Đông. Cách thủ đô Hà Nội
165 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 2.
Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 11.917,45 ha và có ranh giới
hành chính, như sau:
- Phía Bắc, phía Tây, phía Đơng giáp huyện n Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương.
Với vị trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C... và
đường sông chạy qua, đây là những tuyến giao thông quan trọng, vì vậy thành
phố có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội
với các địa phương trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội trong tương lai.
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
2.1. Địa hình
- Phía Tả ngạn: Có nhiều đồi núi cao và núi đá thấp, xen kẽ có dải
ruộng hẹp và bãi bồi ven sông Lô, gồm xã Tràng Đà và Nông Tiến.
- Phía Hữu ngạn: Có các khu dân cư, cánh đồng bồi tích sơng lớn nối
với soi bãi tương đối bằng phẳng, cao độ nền từ 20,00m đến 28,00m; gồm 7
phường nội thị và 4 xã ngoại thị.
- Các đồi, gò thấp, sườn thoải dốc dần từ chân núi ra bờ sơng, suối, cao
độ từ 30m đến 70m.
- Phần phía Tây, Tây Bắc là các ngọn núi cao trên 100m, có sườn dốc.

12



- Thành phố có hướng dốc chính là hướng Bắc - Nam, hướng cục bộ ra
phía sơng Lơ.
2.2. Địa mạo
- Khu vực ven sơng, suối và thung lũng có đất trầm tích, lũ tích bồi tụ có
thành phần cơ giới đất thịt nhẹ và thịt nặng, cao độ từ 22,00m đến 35,50m.
- Khu vực sườn đồi ven núi có đất sét, sa thạch và đá tảng bị phong hố,
có cao độ từ 40m đến 70m chủ yếu phải san lấp tại chỗ tạo mặt bằng xây dựng.
- Khu vực đồi, núi đất: một số khu vực là đồi thấp màu nâu đỏ sẫm pha
lẫn sỏi sạn và đất thịt.
- Khu vực núi đá: tập trung ở hai xã Tràng Đà và Nơng Tiến là khu vực
có độc dốc lớn, khai thác mặt bằng xây dựng rất phức tạp. Khu vực này chủ
yếu dùng khai thác vật liệu xây dựng.
3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của
khí hậu vùng núi phía bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa đông và mùa hè.
Các đặc trƣng khí hậu
3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 23,0 oC. Sự chênh lệch nhiệt độ
trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng
6 - 7, nhiệt độ trung bình là 28,0oC, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau
nhiệt độ trung bình là 16,0oC.
3.2. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm ở thành phố Tuyên Quang đạt khoảng 83%, các
tháng có độ ẩm thấp là các tháng đầu và cuối mùa mưa.
Bảng 3.1 . Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình tháng, năm tại trạm
tuyên quang
Đơn vị: %
Tháng
Trạm

Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
Tuyên
83 83 84 84 81 83 84 85 84 83 82 81 83
Quang
13


(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang - 2010)
3.3. Gió
Theo tài liệu quan trắc tại trạm Tuyên Quang:
- Hướng gió thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 là hướng Bắc, Đơng
Bắc.
- Hướng gió thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8 là hướng Đông và
hướng Tây, Tây Nam.
Bảng 3.2. Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm Tuyên Quang
Đơn vị: m/s
Tháng 1
2
3
4
5

6
7
8
9 10 11 12 Năm
Vtb
1,2 1,2 1,3 1,5 1,5 1,3 1,3 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 1,2
Vmax 12 12 20
30 28 24 28 24 28 20 20 13
30
Hướng NH NH S SW SW E SW NH NE NH E
SE SW
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang - 2010)
3.4. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình tồn thành phố khoảng 1559 giờ. Tháng
có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 2, 3, nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9.
Bảng 3.3 Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm tại trạm quan trắc
Tuyên Quang
Đơn vị: Giờ
Tháng
Trạm
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12

Tuyên Quang 68,5 48,3 55,4 89,3 181,6 166,5 193,6 181,6 180,7 160,2 129,8 103,5 1559

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang - 2010)
3.5. Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm tại thành phố Tuyên Quang
thuộc loại trung bình nếu so với cả lưu vực sơng Hồng. Một trong những
nguyên nhân chính là do thực trạng thảm phủ ở Tuyên Quang còn tốt.

14


Bảng 3.4. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm tại trạm quan trắc
Tuyên Quang
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
Tuyên Quang 52,8 51,4 59,8 71,6 95,5 83,7 81,2 69,9 70,8 72,7 63,0 61,4 833,8
Chiêm Hoá 41,9 43,1 53,0 62,6 83,2 70,2 66,1 55,9 58,9 57,0 48,0 46,4 686,3
Hàm Yên 32,2 32,0 37,6 43,6 62,5 55,8 55,9 49,1 49,5 47,5 40,1 37,6 543,4
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang - 2010)

3.6. Mƣa
Lượng mưa trung bình năm là 1600 mm, phân bố không đều giữa các
tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 vào tháng 11, 12
lượng mưa không đáng kể.
4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sơng, ngịi, hồ nước
có trên địa bàn. Thành phố nằm ở hạ lưu sơng Lơ - Gâm và có 4 ngòi lớn là
Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ
văn của các sông, ngịi đó.
5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài ngun và cảnh quan mơi
trƣờng
Từ việc phân tích đánh giá về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên
và thực trạng về môi trường trên địa bàn thành phố cho thấy:
5.1. Về điều kiện tự nhiên
Thành phố có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế là khu vực trung
tâm về kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, thương mại, du lịch và dịch vụ.
Đây được coi là động lực chính để phát triển thành phố thành đô thị văn minh
hiện đại trong tương lai.
Yếu tố thuỷ văn luôn được đánh giá là quan trọng, đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ tưới tiêu ruộng đồng và
cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong tương lai của thành phố.

15


Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt và những yếu tố bất lợi của tự nhiên
như mưa lũ gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng, phát triển cở sở hạ
tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt hai bên bờ
sông Lô.
5.2. Về các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng

Thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, đất đai thích hợp với nhiều loại
cây trồng, được đặc trưng bởi hai yếu tố số lượng và chất lượng. Qua đánh giá
cho thấy nguồn tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất khá dồi dào, chất lượng
đất tốt, đảm bảo cho việc thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng.
Thành phố có địa hình khá bằng phẳng đối với khu vực miền núi, mặc
dù nằm trong vùng dư chấn nhưng nền địa chất tương đối ổn định là cơ sở
tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các cơng trình lớn...
Với nguồn khống sản hiện có trên địa bàn thành phố là cơ sở cho việc
phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản.
Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề ngày càng được nâng
cao, chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền
kinh tế. Nguồn tài nguyên nước của thành phố có trữ lượng và chất lượng
đảm bảo cho sinh hoạt, nguồn nước mặt và nước ngầm qua khảo sát đều có
thể cho khai thác với quy mơ lớn để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Môi trường văn hoá lịch sử rất tốt tạo cho thành phố có điều kiện phát
triển mạnh các hoạt động thương mại dịch vụ, thu hút khách du lịch tham
quan thông qua việc quảng bá các hình ảnh về thành phố Tuyên Quang.
B. Hiện trạng kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở
1. Tăng trƣởng kinh tế
Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực,
ngày càng tăng, bình quân hàng năm 12% (của tỉnh là 11,04%) nên đã đáp
ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Giá trị sản lượng của mỗi
ngành mỗi năm đều tăng lên.
16


2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.1. Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
Cơng nghiệp có bước phát triển khá, một số sản phẩm chủ yếu như xi

măng đạt 200.000 tấn/năm, tăng 97,6%; đường kính 8.000 tấn/năm, tăng
6,6%; bột kẽm 658 tấn/năm, tăng 37,1% quặng kẽm 5.800 tấn/năm tăng
93,3% so với năm 2000. Hiện trên địa bàn có 25 doanh nghiệp Nhà nước,
trong đó có 13 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá. Một số doanh nghiệp
đã chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, mạnh dạn đầu tư thực hiện các
dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Tiểu thủ cơng nghiệp được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các
ngành nghề. Năm 2005 có 4.220 hộ sản xuất thủ công nghiệp, tăng 1.022 hộ
so với năm 2000. Số hộ làm thủ công nghiệp tăng khá, năm 2005 có 2.030 hộ
tăng 585 hộ.
2.2. Nơng nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Xác định rõ vai trị quan trọng của sản xuất nơng lâm nghiệp, những
năm qua thành phố coi trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa ra các loại
giống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu đã hình thành một số
vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với
thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như chuyên canh
hoa, rau các loại, chuyên canh cây thức ăn gia súc ở một số xã như Ỷ La,
Hưng Thành... trong đó một số diện tích trồng rau, hoa đạt từ 80 đến 100 triệu
đồng/ha/năm.
2.3. Thƣơng mại - dịch vụ
Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh
tế. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong
việc ổn định thị trường.
Các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà
hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại. Hiện có 152 doanh nghịêp và 3.585

17


hộ kinh doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2005 đạt 770 tỷ đồng,

tăng 103,1%.
(Nguồn: Theo báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2000 - 2005),
văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005 - 2010 và niên giám thống
kê 2000 - 2005)
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2005 dân số thành phố có 56.472 người với
15.214 hộ. Dân cư phân bổ không đều tập trung ở các phường nội thị, mật độ
dân cư của thành phố 1.268 người/km2 cao nhất trên địa bàn cả tỉnh, khu vực
nội thị là 650 người/km2.
Trong vài năm gần đây, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về dân số, áp dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà
mẹ trẻ em nhưng tốc độ gia tăng dân số tự nhiên vẫn có sự tăng lên. Năm
2000 tỷ lệ phát triển dân số là 0,61% năm, đến năm 2005 tỷ lệ phát triển dân
số tự nhiên tăng lên 0,79%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,15%,
năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,3%. Tỷ lệ phát triển dân số trong
giai đoạn 2005 - 2010 tăng đột biến khoảng 20,50% (trong đó chủ yếu là tăng
cơ học do việc điều chỉnh địa giới với huyện Yên Sơn). Hiện trạng năm 2010
dân số thành phố là 92.623 người.
3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2005 thành phố có 35.083 lao động trong độ tuổi, chiếm 62,12%
dân số. Trong đó: lao động nam 17.563 người; lao động nữ 17.520 người; lao
động trong khu vực thành thị 16.473 người; khu vực nông thôn là 18.609
người.
Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người thành phố là 525.000
đồng/người/tháng. Mức bình quân lương thực đầu người đối với hộ nơng
nghiệp đạt 627 kg/người/năm. Thành phố khơng cịn hộ nghèo tính đến năm
2005 (theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2000 - 2005).[6]
18



×