Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún tại thôn thanh lương xã bích hòa huyện thanh oai tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
----

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƢỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN TẠI THƠN THANH LƢƠNG,

XÃ BÍCH HỊA, HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 7440301

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa

Th.S. Thái Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hoa

Mã sinh viên

: 1653100744

Lớp

: K61-KHMT

Khóa

: 2016 - 2020



Hà Nội, 2020
i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
PGS.TS. Nguyễn Hải Hịa, cơ giáo Ths. Thái Thị Thúy An, ngƣời đã nhiệt tình
giúp đỡ, chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn thể Q thầy cô trƣờng Đại
học Lâm nghiệp, Quý thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập và rèn luyện tại trƣờng.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh
viên lớp K61a KHMT đã luôn động viên, giúp đỡ em trong q trình làm khóa
luận.
Mặc dù em đã rất cố gắng để thực hiện đề tài này một cách tốt nhất,
nhƣng do kiến thức chuyên mơn vẫn cịn hạn chế và bản than cịn thiếu kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ và các bạn để bài
khóa luận này đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

i



TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp : Nghiên cứu hiện trạng và thiết kế hệ
thống xử lý nƣớc thải sản xuất bún tại thơn Thanh Lƣơng, xã Bích Hồ,
huyện Thanh Oai,TP Hà Nội
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
3. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Hải Hòa
Ths. Thái Thị Thúy An
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống và bảo vệ nguồn
nƣớc tại làng nghề sản xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện
Thanh Oai, TP. Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng cũng nhƣ thực trạng nƣớc thải sản
xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
- Đề xuất đƣợc mơ hình xử lý nƣớc thải sản xuất bún tại làng nghề thơn
Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng và quy trình sản xuất bún tại thơn Thanh Lƣơng, xã
Bích Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
- Nghiên cứu thực trạng nƣớc thải sản xuất bún tại thơn Thanh Lƣơng, xã
Bích Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
- Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải làng nghề sản xuất bún tại thơn Thanh
Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp kế thừa số liệu
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa

ii


- Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ngoài hiện trƣờng
- Phƣơng pháp đo nhanh ngoài hiện trƣờng
- Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
- Phƣơng pháp nội nghiệp
7. Những kết quả đạt đƣợc
Qua quá trình nghiên cứu tại làng nghề sản xuất bún Thanh Lƣơng, xã Bích
Hịa, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội, đề tài đã rút ra đƣợc những kết quả sau:
- Hoạt động sản xuất bún ở làng nghề đã và đang áp dụng công nghệ máy
móc thay cho con ngƣời.
- Hiện trạng nƣớc thải tại làng nghề bún đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các
thơng số phân tích đều vƣợt quy chuẩn cho phép hàng chục đến hàng trăm lần.
- Nƣớc thải sản xuất bún tuy không lớn (khoảng 500 m3/ngày đêm) nhƣng
liên tục trong thời gian dài mà khơng qua bất kì khâu xử lý nào gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới chất lƣợng nƣớc khu vực và sức khỏe ngƣời dân.
- Dựa trên những điều kiện có sẵn tại địa phƣơng, căn cứ vào quy hoạch
làng nghề, thực trạng môi trƣờng làng nghề, đề tài đã đƣa ra mơ hình tính tốn
thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải tâp trung cho hoạt động sản xuất làng nghề với
công suất 500 m3/ngày đêm.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ............................ 3
1.1 Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam .......................................................... 3
1.1.1 Làng nghề và ô nhiễm môi trƣờng do làng nghề ........................................ 3
1.1.2 Phân loại làng nghề ................................................................................... 4
1.2 Tình hình sản xuất bún ở Việt Nam ............................................................ 5
1.2.1 Giới thiệu về bún ....................................................................................... 5
1.2.2 Thực trạng môi trƣờng các làng nghề sản xuất bún .................................... 5
1.3 Các cơng trình nghiên cứu về xử lý nƣớc thải............................................. 7
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 7
1.3.2 Các nghiên cứu xử lý nƣớc thải ở Việt Nam .............................................. 7
1.3.3 Các cơng trình nghiên cứu xử lý nƣớc thải sản xuất bún .......................... 11
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 12
2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 12
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 12
2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12
2.2.1 Nghiên cứu thực trạng và quy trình sản xuất bún tại thơn Thanh Lƣơng, xã
Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội................................................ 12
2.2.2 Nghiên cứu thực trạng nƣớc thải sản xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng, xã
Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội................................................ 12

iv


2.2.3 Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải làng nghề sản xuất bún tại thơn Thanh
Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .............................. 13
2.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 13

2.4.1 Phƣơng pháp kế thừa số liệu .................................................................... 13
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................... 13
2.4.3 Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ngoài hiện trƣờng ...................... 13
2.4.4 Phƣơng pháp đo nhanh ngoài hiện trƣờng................................................ 15
2.4.5 Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm....................................... 15
2.4.6 Phƣơng pháp nội nghiệp .......................................................................... 18
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI .......................... 20
3.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 20
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 20
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................ 21
3.2.1 Dân số ..................................................................................................... 21
3.2.2 Kinh tế ..................................................................................................... 22
3.2.3 Văn hóa – Xã hội ..................................................................................... 22
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
4.1 Thực trạng và quy trình sản xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng..................... 24
4.1.1 Thực trạng sản xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng ....................................... 24
4.1.2 Quy trình sản xuất bún tại làng nghề........................................................ 24
4.2 Nguồn phát sinh và đặc tính nƣớc thải sản xuất bún tại Thanh Lƣơng ...... 27
4.2.1 Nguồn phát sinh nƣớc thải ....................................................................... 27
4.2.2 Đặc tính nƣớc thải sản xuất bún ............................................................... 29
4.3.Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng 37
4.3.1 Phƣơng án 1: kết hợp xử lý hai bậc UASB và Aerotank .......................... 37
4.3.2 Phƣơng án 2: Xử lý bằng công nghệ MBBR ............................................ 39
4.3.3 Lựa chọn phƣơng án ................................................................................ 41
v


4.3.4 Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải.............................................. 42
4.3.5 Các hạng mục xây dựng .......................................................................... 57

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 62
5.1 Kết luận .................................................................................................... 62
5.2 Tồn tại ...................................................................................................... 62
5.3 Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CNH-HĐH:

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN-TTCN:

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

GDP:

Thu nhập bình qn đầu ngƣời


QCVN:

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QLTNR&MT:

Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD:

Tiêu chuẩn xây dựng

TDS:

Chất rắn hòa tan trong nƣớc

TSS:

Chất rắn lơ lửng trong nƣớc

UBND:

Ủy ban nhân dân

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 - Thải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của một số làng nghề
chế biến lƣơng thực, thực phẩm.......................................................................... 6
Bảng 2.1 – Địa điểm vị trí lấy mẫu tại làng nghề bún Thanh Lƣơng ................. 14
Bảng 4.1 – Khối lƣợng nƣớc thải định mức cho 1 tấn sản phẩm bún ................ 28
Bảng 4.2 – Kết quả phân tích một số mẫu nƣớc thải tại làng nghề bún Thanh
Lƣơng............................................................................................................... 29
Bảng 4.3 – Tình hình sức khỏe ngƣời dân xã Bích Hịa .................................... 35
Bảng 4.4 – Bảng so sánh 2 công nghệ xử lý Aerotank và MBBR ..................... 41
Bảng 4.5 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc song chắn rác ................... 43
Bảng 4.6 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể thu gom ....................... 45
Bảng 4.7 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể điều hịa ....................... 47
Bảng 4.8 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể UASB .......................... 50
Bảng 4.9 – Các thông số đầu vào của bể Aerotank ........................................... 51
Bảng 4.10 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể Aerotank .................... 52
Bảng 4.11 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể lắng II ........................ 54
Bảng 4.12 – Tóm tắt thơng số thiết kế và kích thƣớc bể khử trùng ................... 56
Bảng 4.13 – Chi phí hạng mục xây dựng .......................................................... 57
Bảng 4.14 – Chi phí hạng mục thiết bị ............................................................. 58
Bảng 4.15 – Tổng hợp chi phí xây dựng và thiết bị .......................................... 59
Bảng 4.16 – Công suất tiêu thụ điện trong 1 ngày ............................................ 60

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 - Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải ứng dụng bể UASB .......................... 8
Hình 1.2 – Sơ đồ xử lý nƣớc thải bằng công nghệ lọc sinh học .......................... 9

Hình 1.3 – Mơ hình xử lý nƣớc thải bằng cơng nghệ ABR ............................... 10
Hình 2.1 - Bản đồ thôn Thanh Lƣơng và sơ đồ lấy mẫu nghiên cứu ................. 14
Hình 3.1 – Bản đồ vị trí làng nghề bún Thanh Lƣơng....................................... 20
Hình 4.1 – Quy trình sản xuất bún tại làng nghề bún Thanh Lƣơng .................. 25
Hình 4.2 – Giá trị pH của các mẫu nƣớc thải .................................................... 30
Hình 4.3 – Giá trị DO của các mẫu nƣớc thải ................................................... 30
Hình 4.4 – Giá trị COD của các mẫu nƣớc thải ................................................ 31
Hình 4.5 – Giá trị BOD5 của các mẫu nƣớc thải .............................................. 32
Hình 4.6 – Giá trị TSS của các mẫu nƣớc thải .................................................. 32
Hình 4.7 – Giá trị NH4+ của các mẫu nƣớc nƣớc thải ..................................... 33
Hình 4.8 – Giá trị PO43- của các mẫu nƣớc thải ............................................. 34
Hình 4.9 – Vị trí các điểm xả thải của làng nghề .............................................. 36
Hình 4.10 – Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải phƣơng án 1 .............................. 37
Hình 4.11 – Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải phƣơng án 2 .............................. 39

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của
đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế nơng thơn nói riêng. Nhiều làng nghề
truyền thống hiện nay đã đƣợc khôi phục, đầu tƣ và phát triển với quy mô và kỹ
thuật cao hơn, hàng hóa khơng những phục vụ nhu cầu trong nƣớc mà còn cho
xuất khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối
với các làng nghề là vấn đề môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động, của
cộng đồng dân cƣ đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của
các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của nhà nƣớc
cũng nhƣ các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phƣơng thức sản xuất

cũng nhƣ quản lý môi trƣờng và thu đƣợc hiệu quả đáng kể. Song đối với khơng
ít làng nghề sản xuất vẫn đang tăng về quy mơ, cịn mơi trƣờng càng ngày càng
ô nhiễm trầm trọng.
Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông của Hà Nội và là một phần không
thể thiếu của quê hƣơng đất trăm nghề Hà Tây xƣa, Thanh Oai còn đƣợc biết
đến nhƣ là vùng đất của nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc: Làng nghề nón lá
ở Phƣơng Trung, làng điêu khắc ở Võ Lăng, làng làm tƣơng ở Cự Đà, làng giò
chả ở Ƣớc Lễ,… Ngoài ra, rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan, kim khí,.. Sự
phát triển mạnh mẽ của các làng nghề ở trong Huyện Thanh Oai cũng đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi tích cực, các làng nghề
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những làng nghề phổ biến
nhất là làng nghề chế biến bún tại thôn Thanh Lƣơng, Thanh Oai, Hà Nội. Trong
quá trình sản xuất bún, việc tiêu thụ nhiều nƣớc, nhiên liệu, gạo tại các hộ sản
xuất bún khơng chỉ làm tăng chi phí sản xuất, lãng phí tài ngun mà cịn là
ngun nhân làm tăng lƣu lƣợng và nồng độ chất ô nhiễm trong dòng thải.
Hiện nay, làng nghề bún Thanh Lƣơng đang phải đối mặt với vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do nƣớc thải sản xuất bún chƣa qua xử lý đƣợc
1


xả trực tiếp ra cống rãnh. Vì vậy, nƣớc thải của làng nghề Thanh Lƣơng ln
trong tình trạng ơ nhiễm chất hữu cơ. Các chất cặn bã đọng lại bốc lên mùi chua
nồng khắp làng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân và
vệ sinh môi trƣờng làng nghề.
Nhận thức đƣợc mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại làng nghề sản xuất
bún Thanh Lƣơng gây ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sức khỏe con ngƣời.
Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và thiết kế hệ thống
xử lý nước thải sản xuất bún tại thơn Thanh Lương, xã Bích Hịa, huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.


2


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam
1.1.1 Làng nghề và ô nhiễm môi trường do làng nghề
Trong những năm gần đây, với các chính sách và cơ chế mới về kinh tế
nhiều ngành nghề truyền thống đƣợc phục hồi,nhiều ngành nghề mới đƣợc hình
thành và phát triển, hình thành các làng nghề tạo tiền đề cho nền sản xuất hàng
hóa , bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổi rõ rệt.
Vậy nhƣ nào là một làng nghề? Một làng đƣợc gọi là làng nghề khi hội tụ
3 điều kiện sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị cơng nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc
Trong thời kì đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta, vai trò của các
làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn ngày càng
đƣợc khẳng định. Hằng năm, các làng nghề truyền thống đã tạo công ăn vệc làm
cho hàng vạn lao động với thu nhập ổn định, làm tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa cho nền kinh tế, đa dạng hóa kinh tế nơng thôn và thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thơn theo hƣớng CNH-HĐH, bảo tồn các giá trị văn
hóa dân tộc.Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì tình trạng ô nhiễm môi trƣờng
trong các làng nghề ngày càng trở thành những vấn đề “nóng”, đáng báo động
trong mơi trƣờng nơng thơn. Tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng ngày càng trở nên
trầm trọng nhƣ một số làng nghề sản xuất sắt thép, đúc đồng, sản xuất giấy, dệt
nhuộm... Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do:


3


Một là, những làng nghề này đã hình thành và phát triển từ lâu, khu vực
sản xuất gắn liền với khu dân cƣ, khơng có sự quy hoạch, việc sản xuất mang
tính tự phát, đơn lẻ, cơ sở hạ tầng đã hƣ hỏng hoặc làm lại mới nhƣng lại là chắp
vá. Ngƣời dân đã phải chịu trực tiếp, trọn vẹn những loại ơ nhiễm do q trình
sản xuất gây ra. Tại các làng nghề thƣờng khơng có biện pháp xử lý môi trƣờng
và quy hoạch môi trƣờng mà thƣờng thải trực tiếp ra ngoài.
Hai là, ngƣời lao động hầu hết là lao động thủ công, việc sản xuất của họ
chủ yếu dựa vào thói quen. Nhận thức của ngƣời dân cịn hạn chế, họ chỉ chú
trọng chạy theo lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng.
Ba là, công tác quản lý môi trƣờng chƣa đƣợc chú trọng và thực hiện chƣa
triệt để, còn mang tính giải pháp tình thế hoặc giải quyết đƣợc chỗ này nhƣng lại
làm ô nhiễm chõ khác.
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm mơi
trƣờng và làm suy thối mơi trƣờng nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức
khỏe ngƣời dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ơ nhiễm mơi trƣờng
làng nghề có một số đặc điểm sau:
- Ơ nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm
vi một khu vực (Thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với
khu sinh hoạt nên đây là loại hình ơ nhiễm khó quy hoạch và kiểm sốt.
- Ơ nhiễm mơi trƣờng tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động
sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, và tác động trực tiếp đến môi
trƣờng đất, nƣớc và không khí trong khu vực.
- Ơ nhiễm làng nghề thƣờng khá cao tại các khu vực sản xuất ảnh hƣởng
trực tiếp đến sức khỏe ngƣời lao động.
1.1.2 Phân loại làng nghề
Có nhiều các phân loại làng nghề nhƣ sau:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển: làng nghề truyền thống, làng nghề

mới, làng nghề phục vụ du lịch,..
- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề cơ khí chế tác, làng
nghề dịch vụ,..
4


- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô nhỏ, làng nghề quy mơ lớn,..
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề chuyên doanh, làng
nghề kinh doanh tổng hợp,..
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: làng nghề thủ
công chuyên nghiệp, làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
1.2

Tình hình sản xuất bún ở Việt Nam

1.2.1 Giới thiệu về bún
Bún là một món ăn truyền thống của ngƣời dân Việt Nam, là một loại đặc
sản đƣợc các du khách nƣớc ngồi u thích. Hơn nữa, bún cịn là một món ăn
hằng ngày, giá thành rẻ, nên đƣợc nhiều ngƣời sử dụng.
Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm,
đƣợc làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khn và đƣợc luộc chín trong nƣớc sơi.
Bún đƣợc chế biến rất nhiều món ăn nhƣ bún thịt nƣớng, bún chả, bún nem,..
Bún là loại thực phẩm cung cấp nguồn tinh bột cho con ngƣời. Tinh bột
có vai trị dinh dƣỡng đặc biệt quan trọng vì trong quá trình tiêu hóa tinh bột bị
thủy phân thành đƣờng glucose – là chất cung cấp năng lƣợng (calo) chính cho
cuộc sống của con ngƣời. Ngồi ra, trong bún cịn chứa một lƣợng đáng kể các
vitamin nhóm B và khống chất (đặc biệt là chất calcium và sắt).
1.2.2 Thực trạng môi trường các làng nghề sản xuất bún
Một số báo cáo khảo sát vừa qua cho biết,chất lƣợng môi trƣờng tại hầu
hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề sản xuất bún đều không đạt tiêu

chuẩn Trong 52 làng nghề điển hình hiện nay đã có tới 46% làng nghề bị ô
nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa, 27 % ô nhiễm nhẹ và cịn có xu hƣớng gia tăng
trong thời gian gần đây [3].
Phần lớn các làng nghề sản xuất bún chƣa có quy hoạch hợp lý, quy mơ
sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đan xen với khu dân cƣ, công nghệ lạc hậu và thiếu ổn
định đã và đang gây ra những vấn đề môi trƣờng trầm trọng, gây ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, môi trƣờng đất cũng nhƣ tác động trực tiếp
đến sức khỏe của dân cƣ tại làng nghề.
5


Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nơng thơn nhƣ đƣờng xá, cống rãnh thốt
nƣớc thải khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không đƣợc
thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng. Do đó, chất
lƣợng môi trƣờng tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đã và
đang bị ô nhiễm nặng.
Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta đã có một số cơng trình nghiên cứu
cũng nhƣ dự án xử lý chất thải nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững. Đã có rất nhiều làng nghề thay đổi cơng nghệ cũng nhƣ phƣơng thức
sản xuất và đã có sự cải thiện rõ rệt. Song đối với khơng ít nơi sản xuất vẫn đang
tăng về quy mô và môi trƣờng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo thống kê chỉ riêng Hà Nội, hàng ngày tiêu thụ khoảng 70 tấn bún, 50
tấn bánh các loại, 30 tấn mì ăn liền, miến, bánh đa khô và hàng trăm tấn thực
phẩm khác. Điều này ảnh hƣởng không hề nhỏ tới môi trƣờng và đời sống ngƣời
dân xung quanh khu vực sản xuất. Cho đến nay, phần lớn nƣớc thải của các làng
nghề sản xuất bún đều thải thẳng ra ngồi khơng qua bất kỳ khâu xử lý nào.
Nƣớc thải này tồn đọng ở cống rãnh thƣờng bị phân hủy yếm khí gây ơ nhiễm
khơng khí và đặc biệt là ơ nhiễm nguồn nƣớc.
Khối lƣợng nƣớc thải các làng nghề sản xuất bún này rất lớn, có nơi lên
tới 7000m3/ngày đêm, thƣờng khơng đƣợc xử lý đã xả trực tiếp vào môi trƣờng.

Thải lƣợng các chất ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc thải sản xuất của các làng
nghề của nhóm này cũng khá cao.
Bảng 2.1 - Thải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của một số
làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm
Sản phẩm

COD

(tấn/năm)

(tấn/năm)

Bún Phú Đô

10.200

76,9

53,14

9,38

Bún Vũ Hội

3.100

22,62

15,3


2,76

Bún bánh Ninh Hồng

4.380

15,08

10,42

1,84

Tinh bột Dƣơng Liễu

52.000

13.050

934,4

2.133

Làng nghề

BOD5

SS

(tấn/năm) (tấn/năm)


[Báo cáo môi trƣờng Quốc gia, 2008]
6


Các số liệu cho thấy trong nhóm này các làng nghề chế biến tinh bột có
thải lƣợng các chất ơ nhiễm lớn nhất, hầu hết đều vƣợt quá QCVN
14:2008/BTNMT hàng chục lần. Hiện nay, hầu hết các làng nghề đang phải chịu
cảnh sống chung với ơ nhiễm vì nƣớc thải sản xuất bún chƣa đƣợc xử lý, ở một
số làng nghề đang triển khai xây dựng các hệ thống xử lý nƣớc thải nhƣng cho
đến nay, rất ít cơng trình đi vào hoạt động.
1.3 Các cơng trình nghiên cứu về xử lý nƣớc thải
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Công nghệ xử lý nƣớc thải trên thế giới hiện nay đã phát triển khá mạnh
mẽ. Các biện pháp xử lý sinh học đã đƣợc nhiều tác giả trên Thế giới nghiên cứu
nhƣ: Nhà nghiên cứu Lenntech (Hà Lan) đã nghiên cứu đƣa ra quy trình xử lý
nƣớc thải có tải lƣợng ô nhiễm BOD, COD cao nhƣ sau: Nƣớc thải đƣợc xử lý
sơ bộ bằng hệ thống xử lý hóa lý sau đó đƣợc đƣa vào giai đoạn 2 xử lý bằng
phƣơng pháp sinh học (ở đây là xử lý bằng bùn hoạt tính). Tiếp theo nƣớc thải
đƣợc khử trùng để xả thải ra ngoài. Theo tác giả, quá trình xử lý này ngồi tác
dụng giảm BOD, COD cịn có khả năng loại bỏ dầu mỡ, tồn dƣ thuốc trừ sâu và
khử màu [10].
Cho tới nay, cấp độ xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp vi sinh trên thế
giới đƣợc đánh giá nhƣ sau:
- Xử lý sơ cấp (xử lý bậc 2) loại bỏ đƣợc các tạp chất huyền pù và hợp
chất chứa cacbon, điển hình là các phƣơng pháp xử lý hiếu khí, bùn hoạt tính,
lọc quay, lọc tháp sinh học các loại
- Xử lý tiên tiến (xử lý bậc 3) nhằm loại bỏ Nito và Phopho.Đó là công
nghệ đang đƣợc nghiên cứu và ứng dụng tƣơng ứng với trình độ cơng nghệ hiện
nay.
1.3.2 Các nghiên cứu xử lý nước thải ở Việt Nam

Hiện nay ngƣời ta đã nghiên cứu và áp dụng thành công rất nhiều phƣơng
pháp khác nhau để xử lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, trong đó có một số phƣơng
pháp sau:
7


 Xử lý nước thải sử dụng bể UASB [8]
Nƣớc thải qua song chắn rác loại bỏ các chất rắn có kích thƣớc lớn khơng
tan trong nƣớc. Sau đó đƣợc tập trung vào hố gom. Nƣớc thải đƣợc bơm từ hố
gom lên bể điều hịa. Bể điều hịa có tác dụng điều hòa lƣu lƣợng, nồng độ. Ttaji
đây nƣớc thải đƣợc điều chỉnh về nồng độ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học
(6,5 – 8,5). Từ bể điều hòa nƣớc thải đƣợc đƣa sang bể UASB, tại đây sẽ xảy ra
quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản:
CH4, CO2, H2S. Sau đó, nƣớc thải đƣợc đƣa sang hồ sinh học tùy nghi để xử lý
triệt để các chất gây ô nhiễm còn lại trong nƣớc thải trƣớc khi thải ra nguồn tiếp
nhận.

Hình 1.1 - Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải ứng dụng bể UASB
Phƣơng pháp xử lý này có thể xử lý các loại nƣớc thải có nồng độ ô
nhiễm hữu cơ cao, hiệu suất xử lý có thể lên đến 80%, có thể thu hồi khí sinh
học, khơng có ơ nhiễm mùi. Tuy nhiên chi phí năng lƣợng, bảo dƣỡng và vận
hành hàng tháng khá cao, kỹ thuật vận hành phức tạp không phù hợp với trình
độ quản lý ở nơng thơn .

8


 Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt [8]

Hình 1.2 – Sơ đồ xử lý nƣớc thải bằng công nghệ lọc sinh học

Lọc nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nƣớc,
Biophin nhỏ giọt dung dịch để xử lý sinh hóa nƣớc thải hồn tồn với hàm
lƣợng BOD của nƣớc sau khi xử lý đạt 15mg/l. Bể Biophin xây dựng dƣới dạng
hình trịn hay hình chữ nhật có tƣờng đặc và đáy kép. Đáy trên là tấm đan đỡ lớp
vật liệu lọc, đáy dƣới liền khối không thấm nƣớc.
Các vật liệu lọc có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể
tích là lớn nhất trong điều kiện có thể. Nƣớc đến lớp vật liệu lọc chia thành các
dòng hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp
xúc với màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và đƣợc làm do vi sinh vật của
màng phân hủy hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ trong nƣớc. Các chất hữu cơ
phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và nƣớc, phân hủy kỵ khí sinh ra CH4 và CO2 làm
tróc màng ra khỏi vật liệu mang, bị nƣớc cuốn theo. Kết quả là BOD của nƣớc
thải bị vi sinh vật dùng làm chất dinh dƣỡng và bị phân hủy kỵ khí cũng nhƣ
hiếu khí: Nƣớc thải đƣợc làm sạch. Nƣớc thải trƣớc khi đƣa vào xử lý ở lọc
phun nhỏ giọt cần phải qua xử lý sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu.
Nƣớc sau khi xử lý ở lọc sinh học thƣờng nhiều chất lơ lửng do các mảnh
vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần đƣa vào lắng 2 và lƣu ở đây thời
gian thích hợp để lắng cặn.
9


Cơng nghệ này có hiệu quả xử lý COD tới 90%, u cầu về mặt bằng diện
tích khơng cao. Việc vận hành hệ thống địi hỏi tính chun nghiệp, chi phí đầu
tƣ cao so với điều kiện các làng nghề Việt Nam .
 Xử lý nước thải sử dụng bể kỵ khí ABR [8]
ABR là cơng nghệ phù hợp để áp dụng trong điều kiện thực tế làng nghề,
giảm mùi, dễ vận hành, và đã đƣợc áp dụng ở một số làng nghề có tính chất
nƣớc thải với hàm lƣợng BOD và COD cao, pH thấp. Nƣớc thải qua song chắn
rác loại bỏ các chất rắn có kích thƣớc lớn khơng tan trong nƣớc. Sau đó đƣa vào
lắng sơ bộ để lắng các chất rắn không tan qua song chắn rác và một phần lớn

chất rắn lơ lửng. Sau đó đƣa vào bể ABR. Nƣớc thải qua bể ABR có thể tiếp xúc
với một lƣợng lớn vi sinh vật hoạt động. Với những vách ngăn, bể có khả năng
làm giảm đáng kể lƣợng chất rắn đầu ra. Ở ngăn cuối cùng có thể sử dụng thêm
vật liệu lọc để giữ lại lƣợng bùn khơng cho trơi ra ngồi bể. ABR có ƣu điểm là
dễ lắp đặt và khơng tốn kém vì trong đó khơng có bộ phận chuyển động hoặc
thiết bị trộn cơ học, có thể xử lý các loại nƣớc thải có COD cao và hiệu quả xử
lý có thể đạt hơn 90% .

Hình 1.3 – Mơ hình xử lý nƣớc thải bằng công nghệ ABR
10


1.3.3 Các cơng trình nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bún
Hai tác giả Trƣơng Văn Lung và Nguyễn Ngọc Thạch của trƣờng Đại học
khoa học Huế đã nghiên cứu thăm dò một số phƣơng pháp sinh học để xử lý
nƣớc thải bằng vi sinh vật kỵ khí kết quả cho thấy sau 25 ngày xử lý giá trị COD
của nƣớc thải giảm từ 10.200 mg/l xuống còn 1.270 mg/l, giá trị BOD5 trƣớc xử
lý là 5.800 mg/l sau xử lý xuống cịn 529 mg/l. Qua các thí nghiệm, các tác giả
kết luận rằng: xử lý kỵ khí bậc 1 trong 25 ngày, tiếp theo đó xử lý hiếu khí bậc 2
trong 10 ngày là đạt hiệu suất cao nhất. Sau các bƣớc xử lý trên, mức độ ô
nhiễm của nƣớc thải đã giảm rõ rệt, tuy nhiên vẫn chƣa đạt quy chuẩn. Các tác
giả tiếp tục thăm dò xử lý bậc 3 bằng bèo Nhật Bản kết quả là hầu hết các thông
số của nƣớc sau xử lý đã đạt quy chuẩn cho phép [9].
Năm 2014, Chu Bá Phúc và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu xử lý nƣớc
thải Thanh Lƣơng bằng bể Biogas có bổ sung chế phẩm vi sinh. Ở đây các tác
giả đã nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy và khả năng tái tạo khí sinh học
từ các chế phẩm sinh học: DW97, EMC, MICROPHOT, EMU thông qua các
thông số pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), chất rắn hòa tan tổng số (TDS),
Nito tổng, Photpho tổng, tổng Colifom. Sau đó các tác giả tiến hành phân tích
khả năng phân hủy chất thải dựa vào các thông số trên so với lúc chƣa bổ sung

chế phẩm sinh học .Kết quả cho thấy, sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh 15 ngày,
các chỉ số COD và BOD5 giảm đi rất nhiều: COD giảm 37,2 lần , BOD5 giảm
25,4 lần. Với kết quả xử lý tốt nhƣ vậy, nhƣng vẫn chỉ dừng lại ở mơ hình thí
nghiệm và chƣa có kế hoạch nhân rộng [6].

11


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống và bảo vệ nguồn
nƣớc tại làng nghề sản xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng cũng nhƣ thực trạng nƣớc thải sản
xuất bún tại thôn Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất đƣợc mơ hình xử lý nƣớc thải sản xuất bún tại làng nghề thôn
Thanh Lƣơng, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu thực trạng và quy trình sản xuất bún tại thơn Thanh
Lương, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Tìm hiểu quy mơ hoạt động sản xuất bún của các cơ sở sản xuất, thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
- Tìm hiểu cơng nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, chế biến bún, các loại
nguyên liệu, hóa chất, năng lƣợng sử dụng trong q trình sản xuất bún, thể tích
nƣớc sử dụng, nhân công…
2.2.2 Nghiên cứu thực trạng nước thải sản xuất bún tại thơn Thanh Lương,
xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

- Tìm hiểu các nguồn hay các công đoạn phát sinh nƣớc thải sản xuất
bún, lƣợng nƣớc thải cho từng cơng đoạn sản xuất.
- Đặc tính nƣớc thải tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơng tác thu gom nƣớc thải tại các cơ sở sản xuất và tồn bộ
làng nghề.
- Tìm hiểu cơng tác xử lý nƣớc thải, thực trạng và đánh giá đƣợc hiệu quả
của phƣơng pháp xử lý.
12


2.2.3 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải làng nghề sản xuất bún tại thơn
Thanh Lương, xã Bích Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Dựa vào đặc tính nguồn thải đã phân tích đƣợc để tính tốn thông số hệ
thống xử lý nƣớc thải cho phù hợp
- Đề xuất phƣơng án áp dụng mơ hình tại khu vực
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi thơn Thanh Lƣơng, xã Bích
Hịa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
Thu thập những tài liệu sau:
- Tƣ liệu về quy trình sản xuất bún của làng nghề
- Tƣ liệu trên Internet về hoạt động sản xuất bún và các vấn đề mơi trƣờng
liên quan
- Khóa luận, luận văn liên quan đến đề tài xử lý chất thải làng nghề chế
biến lƣơng thực thực phẩm
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu dọc theo các tuyến
đƣờng để xác định các nguồn gây ô nhiễm, nguồn ảnh hƣởng đến chất lƣợng
nƣớc mặt; đánh giá trực quan đặc điểm nƣớc thải về màu, mùi để đánh giá sơ bộ

chất lƣợng nƣớc thải. Từ đó xác định các điểm lấy mẫu và phƣơng pháp lấy mẫu
phù hợp với đặc điểm khu vực.
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ngoài hiện trường
- Đối tƣợng lấy mẫu: Nƣớc thải sản xuất
- Số lƣợng mẫu: 5 mẫu
- Ngày lấy mẫu: 20/4/2020
- Thời gian lấy mẫu:
Nƣớc thải đƣợc lấy sau khi hộ sản xuất vừa sản xuất xong từ 14h30 đến
17 giờ.
13


- Vị trí lấy mẫu:
Do điều kiện và đặc điểm của làng nghề tập trung mà rải rác trên các xóm,
lƣu lƣợng nƣớc thải khơng ổn định. Vì vậy, đề tài tập trung vào nơi xả thải của
các hộ sản xuất để lấy mẫu. Các mẫu nƣớc thải đƣợc lấy tại cống của các cơ sở
sản xuất.
Đề tài tiến hành lấy 5 mẫu nƣớc thải tại cống thải của cơ sở sản xuất. Vị
trí lấy mẫu đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 – Địa điểm vị trí lấy mẫu tại làng nghề bún Thanh Lƣơng
STT

Địa điểm lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu

Ký hiệu

Kinh độ


Vĩ độ

mẫu

1

Nhà bác Vinh

20˚54’36.05”

105˚45’51.88”

NSX1

2

Nhà bác Hùng Thúy

20˚54’35.30”

105˚45’48.19”

NSX2

3

Nhà cơ Hạnh

20˚54’34.26”


105˚45’50.71”

NSX3

4

Nhà bác Thủy

20˚54’33.14”

105˚45’48.49”

NSX4

5

Nhà cơ Lý

20˚54’34.71”

105˚45’54.66”

NSX5

Hình 2.1 - Bản đồ thôn Thanh Lƣơng và sơ đồ lấy mẫu nghiên cứu

14


- Ngun tắc lấy mẫu

 Các mẫu phải có tính đại diện cao
 Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu phải sạch và phải áp dụng các biện
pháp cần thiết để tránh nhiễm bẩn, đảm bảo QA/QC.
 Dụng cụ lấy mẫu: Gậy dài 3m, bình polyetylen/ bình thủy tinh có
nắp nhựa hoặc thủy tinh dung tích 500ml, nhiệt kế, giấy dán nhãn,
bút, găng tay.
- Phƣơng pháp lấy mẫu:
Khi tiến hành lấy mẫu đeo găng tay cẩn thận, tráng nƣớc phân tích qua
chai 2 lần. Hƣớng miệng chai theo dòng chảy tới, lấy đầy chai đóng nắp chặt lại
tránh oxy vào. Các chai đƣợc đựng vào thùng xốp vận chuyển về phòng thí
nghiệm phân tích.
Mẫu sau khi lấy xong, đo nhiệt độ của nƣớc tại thời điểm lấy mẫu. Sử
dụng máy đo nhanh của phịng thí nghiệm, đo nhanh các chỉ tiêu ngoài hiện
trƣờng: nhiệt độ, pH, độ đục, nồng độ oxy hòa tan (DO).
Sau khi lấy mẫu phải dán nhãn và ghi đầy đủ các thông tin: Ký hiệu mẫu,
ngày lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, ngƣời lấy mẫu.
2.4.4 Phương pháp đo nhanh ngoài hiện trường
- Xác định pH: Đo bằng máy đo cầm tay pH
- Xác định nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thƣờng
- Thông số DO: Dùng máy DISSOLVED OXYGEN METER để đo nồng
độ oxy hòa tan trong nƣớc
2.4.5 Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
- Phương pháp phân tích chất rắn lơ lửng (SS)
Lấy 100ml mẫu nƣớc cần phân tích lọc qua giấy lọc đã sấy đến khối
lƣợng khơng đổi m0 (mg). Sau đó mang giấy lọc có bám chất rắn lơ lửng cho
vào tủ sấy ở 105˚C đến khối lƣợng không đổi m1 (mg). Khối lƣợng chất rắn lơ
lửng có trong 100 ml mẫu nƣớc phân tích đƣợc tính theo cơng thức:
TSS = (m1 - m0)*1000/V (mg/l)
15



×