Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng keo đến một số tính chất của đất tại xã nam dương huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự cho phép của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng,
trƣờng Đại học Lâm nghiệp, và sự đồng ý của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS
Phùng Văn Khoa cho tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của rừng keo
đến một số tính chất của đất tại xã Nam Dƣơng – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc
Giang”
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo
đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trìnhhọc tập và rèn luyện tại
Trƣờng Đại Học Lâm nghiệp
Xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn Phùng Văn Khoa đã tận
tình, chu đáo hƣớng dẫn tơi thực hiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
Trung tâm nghiệm thực hành, các thầy giáo, cô giáo Khoa quản lý tài nguyên
rừng và môi trƣờng là các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong
suốt q trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn
chân thành tới Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể
các hộ dân tại tại đây đã hết lịng giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này
Mặc dù đã bản thân đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách
hoàn chỉnh nhất, nhƣng do điều kiện thời gian có hạn, năng lực bản than cịn hạn
chế, kinh nghiệm chƣa có nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi kính
mong đƣợc sự góp ý của q thầy, cơ giáo để khóa luận này đƣợc hồn chỉnh
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Cấn Thị Thủy Tiên
i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN


1. Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Phùng Văn Khoa
Sinh viên thực hiện
: Cấn Thị Thủy Tiên
Lớp
: 60B- KHMT
2. Thời gian thực tập: Từ ngày 21/02/2019 đến ngày 13/03/2019.
3. Tên đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng keo lai đến một số tính chất của đất
tại Nam Dương – Lục Ngạn – Bắc Giang.”
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu ảnh hƣởng của rừng Keo lai đến một số tính chất củađất.
- Mục tiêu cụ thể:
- Xác định đƣợc một số tính chất lý học của lớp đất mặt.
- Cho biết ảnh hƣởng của rừng trồng cây Keo lai ở cácchu kỳ khác nhau
đến một số tính chất lý học của Đất.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất rừng Keo
lai có hiệu quả cao hơn.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng, khai thác, chămsóc và bảo vệ rừng trồng Keo
lai tại xã Nam Dƣơng, huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của rừng trồng Keo lai đến một số tính chất của
đất dƣới rừng Keo lai.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình trạng đất, năng suất của khu vực
trồng Keo lai.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê mô tả
- Phƣơng pháp so sánh
- Kế thừa tài liệu
- Nghiên cứu ngồi thực địa

- Phỏng vấn
7. Phƣơng pháp phân tích.
- Tổng N: TCVN 6645: 2000
- Dung trọng, độ xốp: 11399:2016
8. Kết quả nghiên cứu.
ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 2
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 2
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4
1.3. Nhận xét chung............................................................................................... 6
CHƢƠNG II .......................................................................................................... 8
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 8
2.2. Đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu ..................................................................... 8
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 8
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm rừng trồng Keo lai. ................................................... 8
2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất dƣới rừng Keo. ............... 8
2.3.3. Đề suất một số số giải pháp quản lý và sử dụng đất rừng Keo lai có hiệu
quả. ........................................................................................................................ 9
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngồi thực địa .............................................. 9

2.4.2. Cơng tác nội nghiệp................................................................................... 10
2.4.3. Xử lý số liệu và phân tích kết quả ............................................................. 11
CHƢƠNG IIIĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 12
3.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 12
3.2. Địa hình ........................................................................................................ 12
3.3. Khí hậu, thủy văn ......................................................................................... 12
3.4. Tài nguyên Đất ............................................................................................. 14
3.5. Tài nguyên Rừng .......................................................................................... 14
iii


3.6. Thảm thực vật............................................................................................... 14
3.6.1. Thảm thực vật tự nhiên ............................................................................. 14
3.6.2. Thảm thực vật trồng .................................................................................. 14
CHƢƠNG IVKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 15
4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm rừng trồng Keo lai. ....................................... 15
4.1.1. Sự phát triển của rừng trồng Keo lai qua các chu kỳ tại khu vực nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 15
4.1.2. Kết quả điều tra kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây của ngƣời dân xã
Nam Dƣơng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang .................................................. 17
4.2. Ảnh hƣởng của rừng cây Keo lai đến tính chất lý hóa học của đất. ............ 19
4.2.1. Hình thái phẫu diện đất rừng trồng Keo lai. ............................................. 19
4.2.2. Ảnh hƣởng của rừng trồng keo lai đến tính chất của đất - hàm lƣợng N
tổng số của đất tại xã Nam Dƣơng – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang. .......... 24
4.2.3. Đánh giá chung ảnh hƣởng cua cây Keo Lai ở các chu kỳ khác nhau dến
tính chất lý hóa của đất ........................................................................................ 30
4.3. Đề suất một số số giải pháp quản lý và sử dụng rừng Keo lai có hiệu quả. 31
CHƢƠNG 5......................................................................................................... 32
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................................................ 32
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 32

5.2. Tồn tại........................................................................................................... 32
5.3. Kiến Nghị ..................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34
PHỤ BIỂU

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viêt tắt

STT

Tên đầy đủ

1

Hvn

Chiều cao vút ngọn

2

Hdc

Chiều cao dƣới cành

3

D 1.3


Đƣờng kính ngang ngực 1.3m

4

Dt

Đƣờng kính tán

5

TC

Độ tàn che

6

CP

Độ che phủ

7

OTC

Ơ tiêu chuẩn

8

ODB


Ơ dạng bản

9

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

10

TK

Thảm khô

11

M

Tên mẫu

12

CK

Chu kỳ

13

GTNN


Giá trị nhỏ nhất

14

GTLN

Giá trị lớn nhất

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu .................... 15
Bảng 4.2. Dung trọng, tỉ trọng, độ xốp ............................................................... 24
Bảng4.3: phân cấp độ xốp của đất ...................................................................... 25
Bảng 4.4. Thống kê mô tả độ xốp: ...................................................................... 25
Bảng 4.5. Thống kê mô tả tỷ trọng của đất ......................................................... 25
Bảng 4.6: Thống kê mô tả dung trọng của đất .................................................... 26
Bảng 4.7. Hàm lƣợng N tổng số.......................................................................... 27
Bảng 4.8 Thống kê mô tả hàm lƣợng N: ............................................................. 28
Bảng 4.9: Tổng hợp đánh giá ảnh hƣởng của cây Keo lai ở các chu kỳ khác nhau
đến tính chất lý hóa học của đất .......................................................................... 30

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trƣờng đất đƣợc coi là cả một thế giới sinh động, một hệ sinh thái phức tạp

có quy luật phát sinh và phát triển theo không gian và thời gian. Trong q trình
phát triển đó, ngồi các yếu tố phát sinh nội tại thì đất cịn chịu ảnh hƣởng của
các loài cây sinh trƣởng và phát triển trên đó.
Cây Keo lai (Acacia hybrids) là 1 trong 48 lồi cây trồng chính đến trồng
rừng sản xuất đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết định số
16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai khơng chỉ là giống có ƣu thế sinh
trƣởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất
mà có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trƣờng sinh thái. Gỗ Keo lai đƣợc sử
dụng làm ván, sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là đƣợc sử dụng nhiều
trong cơng nghiệp giấy. Keo lai có khối lƣợng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai
tƣợng và Keo lá tràm, hàm lƣợng xenluylo trong gỗ cao, lƣợng lignin thấp, do
đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lƣợng bột giấy tốt.
Cây Keo lai có khả năng cải tạo đất, chống xóa mịn, chống cháy rừng. Gỗ
thẳng, có tác dụng nhiều mặt: kích thƣớc nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thƣớc
lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng,vì vậy diện tích Keo trồng vẫn ngày
đƣợc mở rộng. Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng lớn dẫn đến việc khai thác cây
trong khoảng thời gian 3-5 năm ngày càng nhiều,chúng ta cần đặt ra câu hỏi là
cây Keo trồng trên một diện tích lớn có những tác động gì tới đất? Rừng Keo có
đảm bảo chức năng và ảnh hƣởng tới đất nhƣ các rừng tự nhiên khác khơng?
Cần phải có những biện pháp gì trong trồng, chăm sóc và khai thác Keo để vừa
đạt hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo độ phì cuả đất?Nhằm có những cái nhìn xác
thực hơn về sự ảnh hƣởng của rừng Keo tới tính chất của đất, tơi thực hiện đề
tài:”Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Keo lai (Acaciahybrids) đến một số tính
chất của đấttại xã Nam Dương Huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đi
sâu nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của rừng Keo đến tính chất của đất, nhằm
góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định cây trồng phù hợp với điều
kiện đất đai và quản lý, sử dụng đất bền vững ở xã Nam Dƣơng Huyện
LụcNgạnTỉnhBắcGiang.


1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cây Keo lai đang đƣợc mở rộng với quy mơ lớn nhanh chóng phủ xanh
những đồi núi trọc thành rừng. Ngồi tác dụng chính là lấy gỗ phục vụ lợi ích
kinh tế, Keo lai cịn có khả năng cải tạo đất, chống xói mịn, chống cháy rừng.
Keo lai giúp cải thiện đƣợc tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế
dòng chảy, trả lại 1 lƣợng cành khô lá rụng cho đất, có khả năng cố định đạm
khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhiều nơi nhƣ công viên, đƣờng,
xung quanh nhà cũng trồng Keo lai để chắn nắng gió, chắn bụi….. Hiện nay, với
tốc độ phát triển của nền kinh tế, con ngƣời gia tăng những hoạt động trên đất
rừng và ảnh hƣởng khơng ít tới tài nguyên rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả về sử
dụng bền vững tài ngun rừng thì những cơng trình nghiên cứu về đất và những
thực vật tồn tại trên nó ngày càng đƣợc trú trọng. Đặc biệt là dinh dƣỡng trong
đất và cây phát triển trên đó.
Một trong những khía cạnh của các cơng trình nghiên cứu về đất đó là
nghiên cứu tính chất của đất và đánh giá đất trong mối quan hệ với cây Keo lai.
1.1. Trênthế giới
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến đất
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa đặc
tính của đất và sinh trƣởng của cây trồng. V.P.Viliam đã kết luận, vịng tuần
hồn sinh học là cơ sở của sự hình thành đất và độ phì nhiêu của nó. Ơng đã chỉ
ra vai trị quan trọng của sinh vật trong sự hình thành những tính chất của đất,
đặc biệt là cây xanh, vi sinh vật, thành phần và hoạt động sống của chúng ảnh
hƣởng tới chiều hƣớng của quá trình hình thành đất. [1]
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều cơng trình của các tác giả trên thế
giới đi sâu nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về tính chất
của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái khác nhau và đã rút ra đƣợc

kết luận là: nhìn chung độ phì của đất dƣới rừng trồng đã đƣợc cải thiện đáng kể
và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và Rathore,
1984; Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D,
2


1989; Ohta, 1993). Các lồi cây khác nhau đã có ảnh hƣởng khác nhau đến độ
phì của đất, cân bằng nƣớc, sự thủy phân thảm mục và chu trình dinh dƣỡng
khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; trung tâm Lâm Nghiệp Quốc Tế (CIFOR),
1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K, 1988). [3]
Trong nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng đối với đất của Monin
(Nga) đã chứng mình rằng:”Với mỗi loại thảm che khác nhau, lƣợng vật chất
hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ phì của đất là khác
nhau”.[3]
Chijiok (1989) đã nghiên cứu sự thay đổi độ phì của đất nhiệt đới do trồng
cây Lõi thọ và Thơng caribaea thuần lồi ở 5 khu vực tại Trung Phi và Nam Mỹ
cũng thấy lƣợng mùn, đạm bị giảm đi nhanh chóng. Đến năm thứ 6 – 7 các yếu
tố này vẫn chƣa phục hồi. Lƣợng kali tuy ban đầu có tăng lên, nhƣng sau đó lại
bị giảm rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy với chu kỳ khài thác 14 năm trung bình đất
bị mất đi 150-400kg đạm, 200- 1000kg kali cho mỗi ha. Nhiều nghiên cứu đã
xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ một lƣợng dinh dƣỡng rất lớn ở
giai đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn. Vì vậy việc trồng cây mọc nhanh
với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm cho đất chóng kiệt quệ hơn so với
các rừng trồng cây lá kim có chu kỳ dài (80- 100) nhƣ ở ôn đới.[6]
Basu.P.K và Aparajita Mandi (1987) nghiên cứu về ảnh hƣởng của rừng
Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975 và 1981 đến tính chất đất. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dƣới rừng Bạch đàn
lai đã đƣợc cải thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung lƣợng cation
trao đổi tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ chua của đất cũng
giảm.[1]

Aiken et al., (1982) khi nghiên cứu về tác động môi trƣờng rùng Cao su ở
bán đảo phía tây Singapo đã nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nƣớc và bảo
vệ đất của rừng trồng Cao su. Ơng kết luận rằng q trình trồng Cao su sẽ khơng
tránh khỏi sự gia tăng dịng chảy mặt và xói mịn đất. Xói mịn đất càng trở nên
nghiêm trọng hơn khi ngƣời trồng Cao su tiến hành phát dọn thực bì dƣới tán
rừng.[5]
3


Một số tác giả nghiên cứu về khả năng bảo vệ môi trƣờng của rừng Cao
su nhƣ Gao Suhua (1985), Wu Eryu (1984), Chen Yongshan (1982) đã điều tra
hiệu quả bảo vệ đất và nƣớc của các đồn điền Cao su ở Trung Quốc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Keo lai đến đất
Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các cơng trình nghiên
cứu của Rufelds 1987, tác giả đã chỉ ra rằng khơng tìm thấy một sự sai khác nào
đáng kể của Keo lai so với các lồi bố mẹ. Các tình trạng của chúng đều thể hiện
tính trung gian giữa hai bố mẹ mà khơng có ƣu thế lai thật sự. Tác giả đã cho
thấy Keo lai hơn Keo tai tƣợng về độ trịn đều của thân, có đƣờng kính cành nhỏ
hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá
và chiều cao dƣới cành lại kém hơn Keo tai tƣợng.
Theo kết quả nghiên cứu của Pinso cyril và Robert Nasi, 1991 thì trong
nhiều trƣờng hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ đƣợc hình dáng đẹp
của Keo tai tƣợng. Về ƣu thế lai thì có thể có nhƣng khơng bắt buộc vì có thể bị
ảnh hƣởng của cả 2 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho
thấy rằng sinh trƣởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn còn từ F2 trở đi cây
sinh trƣởng khơng đồng đều và trị số trung bình cịn kém hơn cả Keo tai tƣợng,
và khi đánh giá về Keo lai thì Pinso và Nasi cho rằng độ thẳng của thân, đoạn
thân dƣới cành, độ tròn đều của thân,.. đều tốt hơn giống của bố mẹ và cho rằng
Keo lai phù hợp với các chƣơng trình trồng rừng thƣơng mại.
Nhìn chung các tác giả trên thế giới chủ yếu tiến hành nghiên cứu sơ bộ

đặc điểm hệ sinh thái rừng Keo và chức năng sinh thái của chúng. Một số tác
động khác tới đất của hệ sinh thái này vẫn chƣa đƣợc làm rõ.
1.2. Ở Việt Nam
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến đất
Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
cây trồng và đất để làm cơ sở cho phân loại đất đai, lựa chọn loài cây trồng hợp
lý, đồng thời đƣa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động giúp cho cây trồng
sinh trƣởng và phát triển tốt hơn là rất quan trọng và có tính thực tiễn cao.

4


Nƣớc ta đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp.
Thành tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp của tác giả Nguyễn Ngọc Bình
(1986, 1970, 1979). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất dƣới các
đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng ở miền bắc Việt Nam và ông đã nghiên cứu
đƣợc sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế thối
hóa và phục hồi của các thảm thực vật rừng ở Miền Bắc Việt Nam (1964,
1970…)
Nghiên cứu quá trình tích lũy chất hữu cơ trong đất rừng, cũng nhƣ đặc
điểm về thành phần mùn trong các loại đất rừng, đồng thời nghiên cứu ảnh
hƣởng của các loại rừng khác nhau đến q trình tích lũy chất hữu cơ và đặc
điểm hình thành phần mùn của đất (Nguyễn Ngọc Bình 1968, 1978; Hồng
Xn Tý, Nguyễn Đức Minh, 1978; Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, 1990 …)
Đỗ Đình Sâm có cơng trình nghiên cứu”cơ sở sinh thái thổ nhƣỡng đánh
giá độ phì của đất Việt Nam” đã nghiên cứu tác dụng của nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến độ phì của đất rừng, trong đó ơng nhấn mạnh đến mối quan hệ tƣơng
hỗ giữa đất và quần xã thực vật rừng.[1]
Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu về sự thay đổi các tính chất và độ
phì của đất qua diễn thế thối hóa và phục hồi của các thảm thực vật. Thảm thực

vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì biến động rất lớn ứng với mỗi loại
thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì độ
phì đất.[3]
Nếu con ngƣời tác động làm thay thế thảm thực vật tự nhiên bằng các rừng
trồng cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nhiều nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Bình (1980), Hồng Văn Tý (1973) đã chứng tỏ sự thối hóa lý tính và chất hữu cơ
tầng mặt nếu phá vỡ rừng gỗ tự nhiên để trồng rừng Luồng và Tre Diễn
Đỗ Đình Sâm (1984) nghiên cứu độ phì đất rừng và vấn đề thâm canh
rừng trồng cho rằng đất có độ phì hóa học khơng cao. Nơi đất cịn rừng thì độ
phì đƣợc duy trì chủ yếu qua con đƣờng sinh học. Các trạng thái rừng khác
nhau, các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hóa
tính đất khơng rõ nét (trừ yếu tố mùn, đạm). Tuy nhiên các tính chất về lý tính
5


của đất đặc biệt là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ biến đổi và bị ảnh hƣởng
nhiều, có lúc quyết định đến sinh trƣởng cây rừng. [3]
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa sinh
của đất ở Bắc Sơn, Nguyễn Trƣờng và Vũ Văn Hiển (1977), đã chứng minh tính
chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm thực vật. Ở
những nơi có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến đổi theo xu hƣớng xấu: đất
bị chua hóa, tỷ lệ mùn, hàm lƣợng các chất dễ tiêu đạm, lân đều thấp hơn rất
nhiều so với đất đƣợc che phủ tốt.
- Nghiên cứu tác động của rừng trồng Keo đến đất
Có nhiều cơng trình nghiên cứu Keo ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1980,
trong đó phải kể đến rất nhiều nghiên cứu của tác giả Lê Đình Khả, Nguyễn
Hồng Nghĩa, Đồn Thị Mai, Nguyễn Ngọc Tân, Lƣu Bá Thịnh, Phạm Văn
Tuấn và nhiều tác giả khác về lai giống,nhân giống, khảo nghiệm giống Keo.[2]
Các nghiên cứu về đánh giá khả năng cải tạo đất của một số loài Keo khi
trồng trên đất đồi trọc của Ngơ Đình Quế, Lê Đình Khả 1999.[7]

Nghiên cứu về nốt sần và vi khuẩn cố định đạm ở Keo lai của Lê Đình
Khả, Lê Quốc Huy 1999.[2]
Giống lai tự nhiên giữa keo tai tƣợng với keo lá tràm đƣợc phát hiện ở cả
rừng tự nhiên lần rừng trồng và đều có một số đặc tính vƣợt trội so với bố mẹ:
sinh trƣởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dƣới cành lớn
Lê Đình Khả. 2006.[8]
Một số nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng ( bón phân ) cho cây Keo của
các tác giả Nguyễn Đức Minh, Phạm Văn Tuấn, Phạm Thế Dũng, Lê Quốc
Huy,..[3]
1.3. Nhận xét chung
Điểm qua cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có thể rút ra một vài
nhận xét sau đây:
- Vấn đề nghiên cứu các tính chất lý hóa học của đất đã thu hút đƣợc
nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc. Những
nghiên cứu này hết sức phong phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong thực
6


tiễn sản xuất. Mọi nghiên cứu đều nhằm một mục tiêu chung là trên cơ sở kết
quả đạt đƣợc đó, đề ra các phƣơng án sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững
nhất.
- Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới đƣợc triển khai khá toàn diện để
nghiên cứu vấn đề về đất đai nhƣ độ phì của đất, các tính chất lý hóa học của
đất, đánh giá và phân hạng đất đai, mối quan hệ qua lại của đất đai và quần xã
thực vật rừng… và những nghiên cứu này đã có những đóng góp to lớn, phục vụ
cho việc phát triển rừng sản xuất trên thế giới những năm qua.
Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc mặc dù đã đề cập đến vấn đề
nghiên cứu, sử dụng đất đai, ảnh hƣởng của cây trồng đến đất, tuy nhiên còn
chƣa đồng bộ do mới chỉ thực hiện đƣợc ở 1 số địa điểm cụ thể chứ chƣa tiến
hành rộng rãi trên tồn quốc, chƣa mang tính bao qt, toàn diện.


7


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản ký chất lƣợng môi
trƣờng tại khu vực trồng Keo lai và đảm bảo năng suất cho cây trồng keo.
 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định đặc điểm cơ bản rừng trồng Keo lai.
- Xác định ảnh hƣởng của rừng trồng cây Keo lai ở các chu kỳ khác nhau
đến một số tính chất lý hóa học của Đất.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất rừng Keo lai
có hiệu quả cao hơn.
2.2. Đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: đất trồng cây Keo lai ở các chu kỳ khác nhau (1-3)

* Phạm vi nghiên cứu: đất dƣới rừng Keo lai của xã Nam Dƣơng Huyện
Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm rừng trồng Keo lai.
Sự phát triển của rừng trồng Keo lai qua các chu kỳ tại khu vực nghiên cứu.
Điều tra kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây của ngƣời dân xã Nam
Dƣơng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất dưới rừng Keo.
+ Tính chất lý học
- Tỷ trọng (d)

- Dung trọng (D)
- Độ xốp (P)
+ Tính chất hóa học
- Hàm lƣợng N

8


+ Đánh giá chung ảnh hƣởng của cây Keo lai ở các chu kỳ khác nhau đến
tính chất lý hóa học của đất.
2.3.3. Đề suất một số số giải pháp quản lý và sử dụng đất rừng Keo lai có hiệu
quả.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa
a. Thu thập và kế thừa tài liệu
Thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan và thông tin phục vụ
nghiên cứu đề tài nhƣ:
-Khí hậu, địa hình, đất, động thực vật, tác động của con ngƣời vào rừng
Keo lai nghiên cứu,…
- Tài liệu về sinh thái và lịch sử rừng trồng cây Keo lai ở nơi nghiên cứu.
b. Điều tra đất
- Thực hiện sơ thám khu vực nghiên cứu, xác lập ô nghiên cứu.
- Xác lập ô nghiên cứu dƣới rừng trồng Keo lai ở 3 cấp độ dốc: 15 – 20o,
20 – 25o, 25- 30o và3 chu kỳ khác nhau chu kỳ 1, chu kỳ 2, chu kỳ 3 ngồi ra
cịn có khu đất trống và rừng tự nhiên.
- Đào và mô tả phẫu diện đất đại diện cho chu kỳ khác nhau.Các đặc điểm
hình thái phẫu diện đất đƣợc mơ tả theo bảng mô tả phẫu diện đất của bộ môn
Khoa học đất – trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, cụ thể:
+ Màu sắc các tầng phát sinh đất: đƣợc xác định bằng mục trắc.
+ Độ dầy tầng đất: Đƣợc đo bằng thƣớc.

+ Độ chặt của các tầng đất: xác định bằng dụng cụ Push Corn
+ Thành phần cơ giới: Xác định bằng phƣơng pháp xoe con giun.
+ Độ ẩm các tầng đất: Xác định bằng máy đo nhanh pH meter
+ Khả năng đâm rễ của thực vật: Xác định bằng cách đếm số rễ cây có
đƣờng kính nhỏ hơn 2mm/dm2 (lấy giá trị trung bình).
+ Tổng số phẫu diện đào : 5 phẫu diện
- Lấy mẫu đất phân tích:

9


+ Mẫu đất để phân tích đƣợc lấy ở 3 tầng: tầng mặt với độ sâu từ 0 – 10cm
( lớp đất bị ảnh hƣởng nhiều nhất), tầng thứ 2 độ sâu từ 10-15cm, tầng thứ 3 với
độ sâu >15cm, là mẫu tổng hợp từ 4 mẫu đơn lẻ (lấy ở 4 ơ dạng bản ở 4 góc
trong 1 ơ tiêu chuẩn).
+ Các mẫu phân tích đƣợc cho vào túi nilon riêng biệt có ghi ký hiệu mẫu
để phân biệt rõ.
+ Mẫu đơn lẻ đƣợc lấy với lƣợng bằng nhau, mỗi đất tổng hợp có khối
lƣợng khoảng 1kg đất. Vậy số mẫu cần phân tích là 59 mẫu tổng hợp.
- Để xác định dung trọng ta lấy mẫu bằng ống dung trọng ( mẫu dung trọng
đƣợc lấy ở độ sâu 0 – 5cm, 5-10cm, 10-15cm, tại vị trí ở phẫu diện ).
c . Điều tra cấu trúc các chu kỳ rừng
Trong các chu kỳnghiên cứu lập 4 ô tiêu chuẩn với diện tích ơ là
20m*25m.
Phƣơng pháp lập ơ tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn (OTC) hình chữ nhật đƣợc lập
theo định lý pitago.
Dùng GPS định vị tọa độ 4 điểm cố định của OTC và tọa độ cây làm tâm.
Trong mỗi OTC đo các chỉ tiêu:
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dƣới cành (Hdc) bằng xào của
tất cả các cây trong OTC.

+ Đo đƣờng kính ngang ngực (D1.3) bằng thƣớc dây
+ Đo đƣờng kính tán (Dt) của các cây trong OTC bằng cách thơng qua hình
chiếu tán của cây trên mặt đất.
2.4.2. Công tác nội nghiệp.
a. Xử lý mẫu đất:
Mẫu đất đem về đƣợc hong khô trong bóng râm, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn, xác thực
vật, kết von,… giã nhỏ bằng cối đồng hoặc chày có đầu bằng Cao su, rây qua
rây có đƣờng kính 1mm, trộn đều rồi đƣa vào phân tích. Riêng đất để phân tích
mùn thì giã bằng cối hoặc chày mã não rồi rây qua rây có đƣờng kính 0,25mm.
b. Phân tích mẫu đất:
*Các tính chất lý học của đất:
10


- Xác định độ ẩm bằng phƣơng pháp tủ sấy.
- Xác định thành phần cơ giới bằng phƣơng pháp ống hút Robinxon
- Xác định tỷ trọng đất bằng phƣơng pháp bình tỷ trọng ( Picnoomete)
- Xác định dung trọng thơng qua cân sấy.
- Xác định độ xốp thông qua tỷ trọng và dung trọng theo công thức:
X% = d  D  100%
d

Trong đó: X% là độ xốp của đất
D là dung trọng của đất (g/cm3)
d là tỷ trọng của đất (g/cm3)
* Tính chất hóa học của đất:
- Xác định hàm lƣợng N tổng số bằng phƣơng pháp đốt khô ( phân tích
nguyên tố )
2.4.3.Xử lý số liệu và phân tích kết quả
- Tính tốn số liệu thu thập đƣợc của từng mẫu đất cho từng ô nghiên cứu.

- Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đất thành bảng biểu và so sánh sự khác
biệt về các chỉ tiêu lý học của đất dƣới rừng trồng Keo lai ở các chu kỳ khác
nhau theo các phƣơng pháp thống kê toán học.Từ đó đƣa ra những nhận xét về
ảnh hƣởng của cây Keo lai đến tính chất của đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả cao hơn
dựa trên các số liệu thu thập đƣợc và các kết quả nghiên cứu.

11


CHƢƠNG III
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý
 Xã Nam Dƣơng thuộc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Có vị trí tọa độ
địa lý: 21o20’9’’B và 106o34’22’’Đ.
 Có địa giới hành chính nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn;
- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đơng giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
3.2. Địa hình
 Địa hình chủ yếu là địa hình miền núi chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch
về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên.
 Vùng đồi núi thấp có thể trồng đƣợc nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp
nhƣ vải thiều, cam, chanh, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.
 Dạng địa hình sƣờn thoải có độ dốc từ 8 – 15o, đƣợc khai thác để trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu.
 Dạng địa hình sƣờn dốc với các dãy đồi có độ dốc từ 15 – 25o, đƣợc sử
dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển mơ hình nơng lâm kết hợp.
 Dạng địa hình dốc với các dãy đồi cao và núi thấp, có độ dốc trên 25o, đây
là vùng bị chia cắt nhiều, đặc biệt có những nơi đã mất thảm thực vật che phủ.

 Nằm trong địa bàn huyện, vùng trồng Keo xã Nam Dƣơng cũng mang
đặc điểm địa hình chung của khu vực, nhƣng ít phức tạp hơn một chút với độ
dốc trung bình nằm trong khoảng 18 – 25o, lớp thảm thực vật đa dạng.
3.3. Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu của trạm quan trắc khí hậu thủy văn huyện Lục Ngạn Tỉnh
Bắc Giang. Khí hậu của vùng mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm có hai mùa rõ rệt.
+ Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có sƣơng giá, ít mƣa, độ ẩm
thấp, nhiều đợt rét kéo dài làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây trồng.
12


+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, đầu mùa thƣờng có gió Tây Nam nên
khí hậu khơ và nóng, mùa này thƣờng xuyên có mƣa.
Theo tài liệu của trạm khí tƣợng thủy văn cảu huyện Lục Ngạn cho thấy
khí hậu thời tiết của khu vực điều tra nhƣ sau:
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm

: 23oC

Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1

: 17.6 oC

Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6

: 29.9 oC

Tổng lƣợng nhiệt cả năm


: 8842 oC

* Lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa bình quân năm

: 1328 mm

Tháng 10 có lƣợng mƣa cao nhất

:840 mm

Tháng 1 có lƣợng mƣa thấp nhất

:37 mm

Lƣợng mƣa lớn, số ngày mƣa trong năm nhiều nhƣng lƣợng mƣa phân bố
không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa thu và thƣờng kết
thúc muộn, tổng lƣợng mƣa của ba tháng 08, 09, 10 rất lớn, nó thƣờng chiếm
gần một nửa tổng lƣợng mƣa cả năm, nhiều năm cịn có thể vƣợt quá 50% tổng
lƣợng mƣa cả năm. Tổng lƣợng mƣa 5 tháng mùa khô chỉ chiếm 19% lƣợng
mƣa cả năm. Vì vậy vào thời kỳ này thƣờng xảy ra khô hạn, ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng.
Mƣa tập trung vào một giai đoạn, cƣờng độ mƣa lớn, lƣợng mƣa nhiều sẽ
có ảnh hƣởng trực tiếp tới q trình xói mịn đất. Mƣa nhiều sẽ làm cho độ ẩm của
đất tăng, do đó sẽ làm giảm khả năng hút nƣớc của đất. Mƣa càng lớn thì dòng chảy
mặt càng mạnh và khả năng bào mòn của bề mặt của dòng nƣớc càng lớn.
* Lƣợng bốc hơi bình quân năm
Lƣợng bốc hơi bình quân/năm: 889 mm
Lƣợng bốc hơi lớn nhất/tháng:106 mm

Lƣợng bốc hơi nhỏ nhất/tháng: 46 mm

13


* Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm trung bình năm

: 81%

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất

: 89%

Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất

: 71.33%

* Nắng
Số giờ nắng trung bình năm

: 1567,7 giờ/năm

Số giờ nắng tháng cao nhất

: 177 giờ/năm

Số giờ nắng tháng thấp nhất

: 29 giờ/năm


3.4. Tài nguyênĐất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 101.850,41ha. trong đó:đất nơng
nghiệp chiếm 66,04%, đất phi nông nghiệp chiếm 26,32%, đất chƣa sử dụng
chiếm 7,64%. Đất chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 52% tổng diện tích,
đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn đỏ vàng trên núi.
3.5. Tài ngun Rừng
Huyện Lục Ngạn có 28.260.26 ha diện tích đất rừng sản xuất và
10.054,18 ha đất rừng phòng hộ. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng đã
đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển và có vai trị quan trọng trong việc phòng hộ,
tạo giá trị sản xuất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và tài nguyên sinh vật. Tuy
nhiên hiệu quả kinh tế từ sản xuất rừng chƣa cao.
3.6. Thảm thực vật
3.6.1. Thảm thực vật tự nhiên
Rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn nƣớc
cho hệ thống sông trong vùng, cải tạo môi trƣờng sinh thái của địa phƣơng.
Diện tích rừng cịn khá ít thay vào đó là các rừng trồng phục vụ cho công
nghiệp.
3.6.2.Thảm thựcvật trồng
Cây trồng ở đây chủ yếu gồm cây vải, …, các loại cây ngắn ngày khác
nhƣ ngô, khoai, sắn, đậu các loại …, còn lại là diện tích rừng trồng.Và Keo là
loại cây trồng chiếm một diện tích lớn trong khu vực.
Trong mấy năm gần đây, Keo đã đƣợc trồng và phát triển tại nhiều nơi
đặc biệt là ở Huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang. Nó mang lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần cải thiện đời sống của ngƣời dân trong khu vực.
14


CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Kết quả nghiên cứu đặc điểm rừng trồng Keo lai.
4.1.1.Sự phát triển của rừng trồng Keo lai qua các chu kỳ tại khu vực nghiên
cứu.
a. Đặc điểm sinh trƣởng tầng cây cao
Qua quá trình điều tra thực địa tại khu vực xã Nam Dƣơng, huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho ta kết quả phát triển sinh trƣởng tầng cây cao của
rừng nhƣ sau:
Bảng 4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu
Chu kỳ
1
2
3

TC
(%)
51,08
50,29
49,94

TK
(%)
85,19
93,20
98

D1.3
(cm)
11,3
10,09
6,72


Dt
(m)
2,48
2,23
2,39

Hvn
(m)
14,33
12,48
10,95

Hdc
(m)
7,02
7,87
4,63

Tuổi cây
5
7
4

Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn).
Rừng trồng Keo lai ở khu vực nghiên cứu mật độ ban đầu là 1800 cây/ha,
(hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 1,5 m), sau 5 năm tuổi mật độ hiện tại của
các khu vực nghiên cứu cũng nhƣ mật độ của các cây trong ô tiêu chuẩn không
giống nhau. Do đó số cây dùng để đo đếm tính tốn sinh trƣởng chiều cao là số
cây cịn tồn tại đến thời điểm điều tra.

Kết quả điều tra sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của Keo lai ở 3 khu vực
nghiên cứu có sự sai khác khá rõ rệt.
Số liệu từ bảng 4.1 cho thấy: chiều cao vút ngọn Keo lai của 3 chu kỳ có
sự khác nhau.Nhƣ vậy, sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của Keo lai chu kỳ 1 là
14,33 cm trội hơn hai chu kỳ còn lại.

Sinh trƣởng đƣờng kính D1,3.
15


Số liệu từ bảng 4.9 cho thấy đƣờng kính bình quân D1,3 của chu kỳ 1 là
11,3cm có sinh trƣởng D1,3 cao hơn hai chu kỳ còn lại chu kỳ 3 là 6,72 cm và
chu kỳ 2 là 10,09 cm .
Nguyên nhân là do mật độ rừng trồng của chu kỳ này thƣa hơn 2 chu kỳ
cịn lại do đó bị thực bì cạnh tranh về mặt dinh dƣỡng nên đƣờng kính phát triển
chậm hơn.
Nhƣ vậy sinh trƣởng đƣờng kính của Keo lai tại các khu vực nghiên cứu
phụ thuộc vào mật độ rừng trồng hiện còn.
Độ tàn che, thảm khô dƣới trạng thái rừng
- Độ tàn che tại 3 chu kỳ không khác nhau nhiều, khoảng 50%. Điều này
cho thấy khả năng giữ nƣớc trên tán rừng của 3 chu kỳ đều nhƣ nhau. Vì thế
lƣợng nƣớc hấp thụ vào đất – khả năng xói mịn của đất ở các chu kỳ sẽ tƣơng
đối bằng nhau.
- Độ che phủ thảm khô ở chu kỳ 3 là cao nhất 98%. Lƣợng cành lá rơi
rụng hàng năm của rừng keo lớn, tại chu kỳ 3 có cả các cây cỏ đã chết bên dƣới
tán rừng, vậy nên lƣợng thảm khô ở đây rất lớn.
- Lƣợng thảm khô lớn nên cần chú trọng việc cảnh báo và phòng chống
cháy rừng tại nơi đây.
Mật độ rừng keo:
Biến động mật độ rừng keo là: 1600 và 2000 cây/ha. Nguyên nhân là do

mật độ trồng rừng đƣợc chăm sóc tốt, những cây chết hầu nhƣ sẽ đƣợc thay thế
bằng những cây mới, không xảy ra quá trình tỉa thƣa tự nhiên nhƣ các rừng tự
nhiên hay một số loại rừng trồng khác, đồng thời rừng Keo lai đƣợc trồng phục
vụ cho mục đích kinh doanh, do đó mật độ rừng Keo lai tƣơng đối ổn định.
Tại chu kỳ 1 mật độ cây thấp hơn chu kỳ 2 và 3 là do chủ rừng trồng cây
thƣa hơn so với các hộ khác. Còn rừng keo chu kỳ 3 là có mật độ cao nhất và
khoảng cách các cây trồng hợp lý nhất, vậy nên rừng keo chu kỳ 3 có chất lƣợng
tốt và đẹp nhất.

16


Đƣờng kính tán:
Đƣờng kính tán của chu kỳ 1 là 2,48m lớn hơn chu kỳ 2 là 2,23m và chu
kỳ 3 là 2,39m, cùng với đó nguy cơ xảy ra xói mịn tại chu kỳ 2 mỗi khi có mƣa
lớn sẽ rất cao so với chu kỳ 1 và chu kỳ 3. Theo điều tra thì tại chu kỳ 2 chủ
rừng có sử dụng biện pháp tỉa thƣa cành cây cao nhằm hạn chế nguy cơ đổ cây
vào những ngày gió lớn .Đây cũng chính là lý do khiên đƣờng kính tán của chu
kỳ 1 cao hơn 2 chu kỳ còn lại .
Ta cần hạn chế tỉa thƣa cành cây cao của rừng, tránh tình trạng rừng cây
mất đi lớp che chắn phía trên, làm ảnh hƣởng đến khả năng giữ nƣớc trên tầng
cây cao, từ đấy gián tiếp làm ảnh hƣởng đến thành phần hóa lý của mơi trƣờng
đất dƣới rừng, gia tăng nguy cơ xói mịn đất.
4.1.2.Kết quả điều tra kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây của người dân
xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Kỹ thuật trồng:
Cây giống xuất vƣờn đem trồng cao từ 35-40 cm, đƣờng kính cổ rễ từ 3-4
mm, tuổi cây tính từ khi cấy hạt vào túi bầu từ 3,5 tháng tuổi. Cây con khoẻ
mạnh không sâu bệnh, lá có màu xanh đậm khơng gãy ngọn, túi bầu khơng vỡ,
thân cây đã hoá gỗ, bộ rễ phát triển đầy đủ. Các khu vực có kỹ thuật trồng nhƣ

nhau.
Mật độ trồng: Mật độ trồng rừng ban đầu là 1800 cây/ha, cự ly hàng cách
hàng 3 m, cây cách cây 1,5 m. Hàng cách hàng đƣợc bố trí trồng theo đƣờng
đồng mức.
Thời vụ trồng: Trồng vào mùa mƣa (tháng 10).
Xử lý thực bì và làm đất: Trƣớc khi trồng phát tồn bộ thực bì trên lơ,
gom đốt sạch thực bì trên lô, gốc phát thấp dƣới 15 cm. Sau khi phát đốt thực bì
xong, đào hố trƣớc khi trồng từ 15 - 20 ngày, cự ly hố 30x30x30 cm, hố đƣợc
đào theo đƣờng đồng mức. Lấp hố: Dùng cuốc xới nhỏ đất, nhặt cỏ và rễ cây
thật kỹ rồi lấp ½ hố bằng lớp đất mặt, ½ lớp đất mặt cịn lại đƣợc trộn đều với
0,3g phân N-P-K rồi tiếp tục lấp đất cho đầy hố.

17


Trồng cây: Cây con vận chuyển đến bãi tập kết tại hiện trƣờng trồng rừng,
cây xếp sát nhau gọn gàng có dàn che nắng, dùng cuốc nhỏ móc đất ở tâm hố
nhúng bầu vào hóa chất chống kiến, dùng dao nhỏ rạch túi bầu theo chiều thẳng
đứng bóc túi bầu, đặt cây theo chiều thẳng đứng giữa hố, lấp đất đến đâu tay nén
chặt tới đó, vun gốc hình mu rùa đến cổ rễ không để cây bị úng nƣớc.
Cây trồng chính đƣợc 10-15 ngày, kiểm tra, trồng dặm các cây chết, cây bị
gãy ngang thân bảo đảm đủ mật độ.
Kỹ thuật chăm sóc, quản lý bảo vệ, phịng chống cháy rừng
Chăm sóc năm thứ nhất: Đƣợc tiến hành 02 lần/năm; chăm sóc lần một sau
khi trồng chính và trồng dặm xong từ 10 - 15 ngày, gồm bƣớc công việc: xới cỏ,
vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 1m và phát tồn diện thực bì
cịn lại giữa hai hàng cây. Chăm sóc lần hai tiến hành vào tháng 11 và tháng 12
gồm các nội dung sau: xới cỏ, vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng
0,8m; phát thực bì cịn lại giữa hai hàng cây; gom xử lý vật liệu cháy trên lơ và
làm đƣờng băng cản lửa phịng chống cháy rừng. Đến mùa khô thƣờng xuyên

tuần tra bảo vệ ngăn chặn, ngƣời, trâu bị phá hại.
Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba: Đƣợc tiến hành 02 lần/năm; lần một
tiến hành vào tháng 7 đến tháng 9 gồm các nội dung sau: Phát tồn diện thực bì
trên lơ; xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 1,0 m; chăm sóc
lần 2 tiến hành từ tháng 10 đến hết tháng 12 gồm các nội dung sau: Phát tồn
diện thực bì trên lơ; xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng
1,0m; gom xử lý vật liệu cháy trên lô, làm đƣờng băng cản lửa phịng chống
cháy rừng, đến mùa khơ xây dựng chòi canh lửa, tuần tra canh gác, bảo vệ ngăn
chặn, ngƣời, trâu bò phá hại.
Bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm thứ 4 đến năm thứ 10: Rừng
trồng đến năm thứ 4 trở đi tiến hành bảo vệ xuyên suốt cả năm; mùa khô làm
đƣờng băng cản lửa và gom xử lý vật liệu cháy trong lô. Tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia bảo vệ và chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Ký cam kết bảo
vệ rừng với các hộ dân sống gần rừng, tại các đƣờng mòn vào rừng, khu dân cƣ

18


giáp rừng trồng đóng các bảng cấm lửa và bảng quy ƣớc bảo vệ rừng, bảng cấp
dự báo cháy rừng.
Tại 3 chu kỳ nghiên cứu có các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản
lý bảo vệ rừng giống nhau.Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, thời vụ trồng, chất
lƣợng cây giống, quy trình chăm sóc rừng các năm ảnh hƣởng rất lớn đến chất
lƣợng rừng trồng.
Tại các khu vực nghiên cứu mật độ rừng trồng trung bình , chất lƣợng
rừng chƣa đồng đều. Các biện pháp xử lý kiến mối chƣa tốt , chƣa xử lý hết
lƣợng thực bì trong các lơ rừng, do đó rừng trồng bị cháy đây cũng là nguyên
nhân làm cho mật độ rừng trồng giảm.
4.2. Ảnh hƣởng của rừng cây Keo lai đến tính chất lý hóa học của đất.
4.2.1.Hình thái phẫu diện đất rừng trồng Keo lai.

a. Phẫu diện đất( Chu Kỳ 1)
- Phẫu diện đấtnằm ở sƣờn dƣới của rừng keo trồng keo thuần loài 6 tuổi.
Độ tàn che 0,5.
Độ che phủ 95% với các loài cây bụi thảmtƣơi nhƣ: dƣơng xỉ, cỏ lau,mua
và một số loài cây khác cao từ 1 – 1,5m.
Dạng địa hình dốc thoải.
Độ dốc: 200
Hƣớng dốc: Đơng Nam
- Tầng 1: từ 0 – 15cm, có màu nâu đen, rễ cây dài, tỷ lệ đá lẫn 2 – 3%.
Chuyển lớp rõ từ tầng 1 – 2.
- Tầng 2: từ 15 – 28cm có màu nâu vàng, rễ cây trung bình, đất ẩm ít, hơi
chặt, có hang mối, tỷ lệ đá lẫn 5 – 10%. Chuyển lớp hơi rõ từ tầng 2 – 3.
- Tầng 3: từ 28 – 48cm, có màu vàng, đất ẩm, hơi chặt. Chuyển lớp khá rõ
từ tầng 3 – 4.
- Tầng 4: từ 48cm đến 150cm, có màu vàng nhạt, đá to.

19


×