TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------------------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT
SÔNG TRẦN NỘI, TỈNH HẢI DƢƠNG
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 306
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Bế Minh Châu
Sinh viên thực hiện
: Lê Thị Hải Hậu
Khóa học
: 2007 - 2011
Hà Nội, 2011
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, bộ
môn Quản lý môi trường và TS. Bế Minh Châu, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sơng Trần Nội, tỉnh
Hải Dƣơng”.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Bế Minh Châu
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện khố luận này.
Nhân dịp này, tơi cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo
trong bộ môn Quản lý Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện nước,
tưới tiêu và môi trường - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, Chi cục Bảo Vệ
Môi Trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, UBND tỉnh Hải
Dương, UBND huyện Gia Lộc và nhân dân khu vực sông Trần Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực tập.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và tồn thể bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và
các bạn để khóa luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hải Hậu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT
: Bộ Tài nguyên môi trường
WQI( Water Quality Index): Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường nước
TNMT
: Tài nguyên môi trường
UBND
: Uỷ ban nhân dân
CT
: Công ty
CSSX
: Cơ sở sản xuất
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CTCP
: Công ty cổ phần
CCN
: Cụm công nghiệp
DC
: Dân cư
NM
: Nước mặt
QCCP
: Quy chuẩn cho phép
TP
: Thành phố
TT
: Thị trấn
NSTPXK
: Nông sản thực phẩm xuất khẩu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 2
1.1. Ô nhiễm nước .......................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân ô nhiễm nước ................................................. 2
1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm ................................... 2
1.1.3. Các loại ô nhiễm nước .......................................................................... 3
1.1.3.1. Ô nhiễm sinh học của nước................................................................ 3
1.1.3.2. Ô nhiễm hóa học của nước ................................................................ 3
1.1.3.3. Ơ nhiễm vật lý.................................................................................... 4
1.2. Tình trạng ơ nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam ................................. 5
1.2.1. Tình trạng ơ nhiễm nước trên thế giới .................................................. 5
1.2.2. Tình trạng ơ nhiễm nước ở Việt Nam .................................................... 5
1.3. Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam ............................................................ 6
1.4. Một số phương pháp đánh giá môi trường nước ở trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................... 7
1.4.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7
1.4.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 8
Chƣơng 2. MỤC TIÊU - NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
....................................................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 9
2.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 9
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
2.4.1. Phương pháp tham khảo và kế thừa tài liệu ........................................ 10
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 10
2.4.3.Phương pháp nội nghiệp...................................................................... 12
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 17
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 17
3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 17
3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 17
3.1.4. Thủy văn ............................................................................................. 18
3.1.5.Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 18
3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 19
3.2.1.Về kinh tế ............................................................................................. 19
3.2.2. Về xã hội............................................................................................. 19
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 21
4.1. Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội tỉnh Hải Dương . 21
4.1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội từ các hoạt động công nghiệp ..... 21
4.1.3. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội từ khu dân cư ...................... 31
4.1.4. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 35
4.1.5. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội từ các hoạt động phát triển
kinh tế khác .................................................................................................. 36
4.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Trần Nội ............................. 37
4.2.1. Phân tích các chỉ tiêu nước mặt sơng Trần Nội .................................. 37
4.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Trần Nội đến khu vực nghiên cứu ..... 40
4.3. Phân vùng chất lượng nước sông Trần Nội ............................................ 42
4.3.1. Phân vùng chất lượng nước theo phương pháp cải tiến WQI của TS.
Tôn Thất Lãng .............................................................................................. 42
4.4. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu................ 49
4.4.1. Công tác bảo vệ môi trường ở huyện Gia Lộc .................................... 49
4.4.2. Công tác bảo vệ môi trường ở xã Thạch Khôi .................................... 52
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sông Trần Nội ... 53
4.5.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật – công nghệ ............................................. 53
4.5.2. Giải pháp về mặt quản lý ................................................................... 54
4.5.3. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền ................................................... 55
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................. 56
5.1. Kết luận ................................................................................................ 56
5.2. Tồn tại .................................................................................................. 57
5.3. Kiến nghị .............................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu nước sông Trần Nội ............................................... 11
Bảng 2.2: Phân mức ô nhiễm nguồn nước mặt theo phương pháp WQI ....... 14
Bảng 2.3: Phân mức ô nhiễm nguồn nước mặt theo phương pháp MCA ...... 16
Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước tại cống thải của CTTNHH Long Hải…..25
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước tại cống thải ............................................ 27
của CSSX Quang Long ................................................................................ 27
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước tại cống thải của Công ty cổ phần chế biến
NSTPXK Hải Dương ................................................................................... 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ xả nước thải sinh hoạt vào sơng Trần Nội theo địa giới hành
chính xã ........................................................................................................ 32
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước thải khu dân cư........................................ 34
Bảng 4.6: Kết quả phân tích các thơng số nước mặt sông Trần Nội .............. 37
Bảng 4.7: Chỉ số phụ các thông số chất lượng nước nghiên cứu ................... 43
Bảng 4.8: Các thông số chất lượng nước và trọng số của nó ........................ 43
Bảng 4.9: Chỉ số WQI và phân mức ô nhiễm sông Trần Nội ........................ 44
Bảng 4.10: Hệ số xác định của các thông số ................................................. 46
Bảng 4.11: Chuẩn hóa các thơng số theo phương pháp đối lập ..................... 46
Bảng 4.12: Trọng số của các thông số nghiên cứu ........................................ 47
Bảng 4.13: Phân cấp ô nhiễm sông Trần Nội theo phương pháp MCA ......... 48
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VỄ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ xả nước thải sinh hoạt của các xã, thị trấn ....................... 32
vào sông Trần Nội ........................................................................................ 32
Biểu đồ 4.2: Nồng độ DO tại các điểm lấy mẫu trên sông Trần Nội ............. 38
Biểu đồ 4.3: Nồng độ COD tại các điểm lấy mẫu trên sông Trần Nội........... 39
Biểu đồ 4.4: Nồng độ BOD5 tại các điểm lấy mẫu trên sông ........................ 39
Trần Nội ....................................................................................................... 39
Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất thạch rau câu của cơng ty TNHH Long Hải ... 22
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Công ty TNHH Long Hải .... 23
Sơ đồ 4.3: Quy trình tái chế nhựa tại cơ sở sản xuất Quang Long................. 25
Sơ đồ 4.4: Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải của cơ sở sản xuất Quang Long .... 26
Sơ đồ 4.5: Tiến trình chế biến lợn mảnh đơng lạnh ...................................... 28
Sơ đồ 4.6: Tiến trình chế biến lợn sữa đơng lạnh .......................................... 29
Hình 4.1: Bể trộn hóa chất ........................................................................... 24
Hình 4.2: Bể xử lý yếm khí ......................................................................... 24
Hình 4.3: Kênh dẫn nước thải của CTTNHH Long Hải ra sông Trần Nội ... 24
Hình 4.4: Cống thải từ khu dân cư xã Thạch Khơi ........................................ 35
Hình 4.5: Rác thải tại khu vực xã Tồn Thắng.............................................. 42
Hình 4.6: Rác thải tại khu vực cạnh bưu điện xã Đoàn Thượng .................... 42
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
===============o0o===============
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu phân vùng chất lƣợng nƣớc
mặt sông Trần Nội, tỉnh Hải Dƣơng”.
1.Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Hậu - Lớp 52B- Khoa học môi trường
2.Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Bế Minh Châu
3.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được chất lượng nước sông Trần Nội tỉnh Hải Dương.
Phân vùng chất lượng nước mặt sông Trần Nội.
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước tại khu
vực nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu.
Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương
Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương
Phân vùng chất lượng nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương
Đánh giá công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sông Trần Nội.
5. Những kết quả đạt đƣợc
1) Sông Trần Nội là nơi tiếp nhận và lưu trữ nước thải của các công ty,
cơ sở sản xuất trong và ngồi cụm cơng nghiệp Gia Lộc I điển hình là: cơng
ty TNHH Long Hải, cơng ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu
Hải Dương, CSSX Quang Long,…. Ngồi ra, có khoảng 806,56 m3 nước thải
sinh hoạt một ngày của khu dân cư khu vực sống quanh sông, một lượng nước
thải, rác thải của các nhà hàng kinh doanh dịch vụ đổ xuống sông.
2) Nước sông Trần Nội bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu là COD, BOD5, DO,
NH4, PO43-, Coliform. Ở một số vị trí các chỉ tiêu này đều vượt quy chuẩn cho
phép nhiều lần (QCVN 08:2008/ BTNMT mức B1 về chất lượng nước mặt).
Điều này cho thấy lượng nước thải đổ vào sông thường xuyên làm cho khả
năng tự làm sạch của sơng dần mất đi, gây tình trạng ơ nhiễm.
3) Nước sơng Trần Nội có chỉ số WQI nằm trong khoảng
3.72
xây dựng được bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Trần Nội sử dụng chỉ
số chất lượng nước WQI của TS. Tôn Thất Lãng. Bên cạnh đó, đề tài cũng
nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để phân vùng ơ
nhiễm sơng Trần Nội đạt được kết quả tương đối phù hợp với phương pháp sử
dụng chỉ số chất lượng nước WQI. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng phương
pháp rộng rãi trong phân vùng ơ nhiễm cần có thêm nhiều các nghiên cứu
khoa học khác.
4) Công tác BVMT khu vực sông Trần Nội đã có những chuyển biến rõ
rệt trong thời gian qua. Hầu hết các địa phương trong khu vực nghiên cứu đã
thành lập được tổ thu gom rác. Tăng cường thu phí mơi trường và huy động
các nguồn lực xây dựng quỹ BVMT. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,
công tác BVMT ở các xã, thị trấn từng bước được đảm bảo.
5) Từ kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất được ba nhóm giải pháp nhằm
xử lý, giảm thiểu mức độ ô nhiễm nước mặt sông Trần Nội, đảm bảo chất
lượng nước tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân
cũng như bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân, đó là giải pháp về mặt
kỹ thuật – cơng nghệ, giải pháp về mặt quản lý, giải pháp về giáo dục tuyên
truyền.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hải Hậu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoà chung với nhịp độ phát triển của cả nước, tỉnh Hải Dương đang thực hiện
công cuộc công nghiệp hố, hiện đại hố, trong đó phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp được xem là mũi nhọn, đã và đang mang lại nguồn ngân sách lớn
cho tỉnh. Bên cạnh đó, Hải Dương có lợi thế nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng
điểm các tỉnh phía Bắc, có nhiều tuyến giao thơng thuận lợi như quốc lộ 5, 18, 37,
hệ thống đường sắt, đường sông đi Hà Nội, Hải Phịng, thơng thương với các tỉnh
lân cận, cùng với lợi thế về lao động và tài nguyên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước tới sản xuất, kinh doanh.
Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh,
đặc biệt là phát triển mạnh các cụm công nghiệp và nông nghiệp. Tổng diện tích
gieo trồng năm 2010 của huyện là 17,164 ha, tổng sản lượng lương thực 71,560
tấn. Tuy nhiên giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có xu
hướng giảm so với những năm trước do huyện ngày càng thu hút được nhiều dự
án đầu tư khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất. Diện tích cho sản xuất
nơng nghiệp giảm, hệ thống tưới tiêu thủy lợi bị ảnh hưởng bởi nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn.
Sông Trần Nội nằm trên trục đường chính của huyện Gia Lộc dài khoảng
12,33 km rộng khoảng 6m. Sông chảy qua địa bàn xã Thạch Khôi - Thành phố Hải
Dương (trước thuộc huyện Gia Lộc), các xã Phương Hưng, Gia Xuyên, Gia Tân,
Toàn Thắng, Đoàn Thượng, thị trấn Gia Lộc - huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương.
Khu vực này tập trung khá đông dân cư, các chợ đầu mối về nông sản, thủy sản,
thực phẩm, các nhà máy xí nghiệp.... Sơng Trần Nội thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải,
tiếp giáp và lấy nước từ sơng Sặt, có chức năng nhiệm vụ chính là cung cấp nước
tưới tiêu thủy lợi cho diện tích nơng nghiệp của các xã có sơng chảy qua. Tuy nhiên,
chất lượng nước sơng Trần Nội hiện đang có dấu hiệu ơ nhiễm.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng, phân vùng chất lượng nước
sông Trần Nội để từ đó có kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn nước phù hợp cho
từng vùng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông
Trần Nội, tỉnh Hải Dƣơng”.
1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ô nhiễm nƣớc
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân ô nhiễm nước
Theo Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho cơng nghiệp, nơng nghiệp, ni
cá, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã.”
Sự ơ nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ơ nhiễm tự nhiên và ơ
nhiễm nhân tạo.
- Ơ nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các lồi
thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất
gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
- Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp
vào nguồn nước.
1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…)
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các q trình sinh hố để
oxy hố các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về lồi và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
Nguồn nước bị ơ nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thuỷ sinh vật và
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan.
2
1.1.3. Các loại ơ nhiễm nước
Ơ nhiễm nước thường được chia thành ba loại theo tính chất của ơ
nhiễm.
1.1.3.1. Ơ nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm
các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được: chất thải sinh hoạt hoặc cơng nghiệp có chứa chất cặn bã
sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lị sát sinh…
Sự ơ nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
1.1.3.2. Ơ nhiễm hóa học của nước
a. Ơ nhiễm hóa học do chất vơ cơ
Ơ nhiễm do tiếp nhận các chất nitrat, photphat dùng trong nơng nghiệp.
Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng
các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 – 40% lượng phân bón, lượng dư
thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu
hố sơng hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg
là những chất độc cho thuỷ sinh vật.
Nhiễm độc chì: Đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và
các chất kim loại khác như đồng, kẽm, crom, niken, cadnium rất độc đối với
sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với con người và động vật.
b. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy
rửa…
3
* Hydrocarbons (CxHy)
Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và
hydrogen. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung
môi hữu cơ.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải
của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu vô ý làm rơi vãi xăng
dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
ngầm bị ô nhiễm.
* Chất tẩy rửa như: bột giặt tổng hợp và xà bông.
* Thuốc bảo vệ thực vật
Các loại thuốc diệt nấm, diệt cỏ, diệt sâu bọ hại...
Các loại thuốc bảo vệ thực vật tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng
cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất
cặn bã ra sông hoặc do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,
làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mang lại nhiều hiệu quả trong nông
nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
1.1.3.3. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vơ cơ hay hữu
cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật
khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của
ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải cơng nghiệp cịn chứa nhiều hợp chất hố học
như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfur, phenol… làm cho nước có vị
4
khơng bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyancur, dầu làm nước có mùi
lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có
mùi tanh của cá.
1.2. Tình trạng ơ nhiễm nƣớc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình trạng ơ nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ. Ví dụ như:
- Anh Quốc: Đầu thế kỷ 19, sơng Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự
trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
- Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng
vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Cuối thế kỷ 18, các sông lớn và nước
ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sơng
của Pháp bị ơ nhiễm mãn tính.
- Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ơ nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô
nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
- Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung
Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp
50 lần mức độ cho phép.
1.2.2. Tình trạng ơ nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp đang phát triển, các khu công nghiệp và
các đơ thị ngày càng đơng đúc tình trạng ơ nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi
với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và
hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sơng Hồng. Việc sử dụng
nơng dược và phân bón hố học càng góp thêm phần ơ nhiễm mơi trường
nơng thơn.
5
- Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có
một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến
Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số.
Khu cơng nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà
máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm
bẩn đáng kể. Khu cơng nghiệp Biên Hồ và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải
công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và
cả vùng phụ cận.
- Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng
dân số và các đô thị. Nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta.
- Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và
nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm
mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển Sơng Hồng, sơng Thái
Bình, sơng Cửu Long, ven biển miền Trung…
1.3. Tài nguyên nƣớc mặt ở Việt Nam
Tài nguyên nước mặt (dịng chảy sơng ngịi) của một vùng lãnh thổ
hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sơng ngịi từ ngồi vùng chảy
vào và lượng dịng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dịng chảy sơng ngịi trung bình hàng năm của nước ta
bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km3
chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sơng trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh
mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và
cịn phân bố rất khơng đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
6
Tổng lượng dịng chảy năm của sơng Mê Kơng khoảng 500 km3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sơng trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sơng Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km3 (4,3%), sơng Mã, sơng Cả, sơng Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp
xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sơng Kỳ Cùng,
Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sơng cịn lại
là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sơng (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm
ở nước ngồi, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3,
88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sơng được hình thành trong lãnh
thổ nước ta, thì hệ thống sơng Hồng có tổng lượng dịng chảy lớn nhất (81,3
km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sơng Mê Kơng (53 km3, 15,6%), hệ
thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).
1.4. Một số phƣơng pháp đánh giá môi trƣờng nƣớc ở trên thế giới và
Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
- Chỉ số chất lượng nước của Canada – CWQI (Canada Water Quality
Index)
Có nhiều phương pháp thử nghiệm để đưa ra chỉ số đánh giá chất lượng
môi trường nước tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu, nhưng phương pháp được coi là
thành công nhất là phương pháp của Bộ Môi trường, đất đai và các vườn quốc
gia của Anh.
Phương pháp này có ưu điểm là tổng hợp được nhiều thông số thành
một chỉ số đánh giá cuối cùng, dễ tính tốn, linh hoạt và có thể đánh giá cho
nhiều đối tượng. Chỉ số có thể dễ dàng để theo dõi chất lượng theo thời gian
hoặc so sánh giữa các vị trí với nhau (sử dụng cùng bộ chỉ tiêu và tiêu chuẩn).
- Chỉ số môi trường nước của Mỹ - WQI (Water Quality Index)
WQI (Water Quality Index) là một thơng số “tổ hợp” được tính tốn
dựa trên nhiều thông số đơn lẻ khác nhau theo một phương pháp xác định.
7
Qũy vệ sinh quốc gia Hoa Kỳ đã xây dựng nên một tiêu chuẩn danh
mục các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mơi trường nước. Phương pháp này có
thể so sánh chất lượng nước ở các vị trí khác nhau trên cùng một lưu vực
nghiên cứu hoặc so sánh chất lượng nước ở các lưu vực khác nhau. Kết quả
này cũng có thể được sử dụng để đánh giá xem mơi trường nước đó ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng sống gần lưu vực đó như thế nào.
1.4.2. Tại Việt Nam
Mười sáu năm trước đã có cơng trình nghiên cứu phân vùng chất lượng
nước cho lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gịn nhưng chưa có cơng cụ về tin học
để cập nhật số liệu định kỳ. Trong các năm 2004-2006 Khoa hóa học – Đại học
Huế cũng đã vận dụng phương pháp tính chỉ số WQI của Ấn Độ áp dụng cho
việc phân loại chất lượng nước các sông khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tại TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nước sơng Đồng Nai – Sài Gịn và
các sơng phía Nam lần đầu tiên được phân loại chất lượng nước theo hệ thống
WQI có tính quốc tế hóa.
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học trên cũng mới chỉ tập trung nghiên
cứu ở các thành phố lớn. Các tỉnh thành khác trên cả nước hầu như chưa được
quan tâm đúng mức do chi phí phân tích, đánh giá là tương đối cao.
Hiện nay, việc phân vùng chất lượng nước sơng Trần Nội là chưa có.
Trong thời gian gần đây, chất lượng nước con sơng này đang có sự biến đổi
theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy, việc phân vùng chất lượng nước sông này
đang là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay nhằm phục vụ cho công tác quản
lý nguồn nước được tốt hơn.
Tuy nhiên, việc đánh giá môi trường sông Trần Nội là một công tác đã
được thực hiên thường xuyên trong các năm gần đây. Các nghiên cứu, đánh
giá có liên quan tới sơng Trần Nội bao gồm: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi
trường nước tỉnh Hải Dương năm 2009, Báo cáo kết quả kiểm tra vấn đề ô
nhiễm sông Trần Nội đoạn thuộc xã Thạch Khôi, TP. Hải Dương, báo cáo về
các đợt quan trắc trong năm cũng đề cập nhiều đến tình trạng môi trường
nước sông Trần Nội.
8
Chƣơng 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Đề tài tiến hành nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng
cao chất lượng môi trường nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được chất lượng nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương.
- Phân vùng chất lượng nước mặt sông Trần Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước tại
khu vực nghiên cứu.
2.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Do thời gian còn hạn chế, cũng như trong khn khổ của một khố
luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nguồn ảnh hưởng tới chất
lượng nước sông Trần Nội trong phạm vi:
- Khu dân cư: Tìm hiểu nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, hộ gia
đình kinh doanh phục vụ ăn uống.
Lấy mẫu nước tại đội 1 – xã Thạch Khôi, thôn Phương Điếm – TT. Gia
Lộc, thôn Bái Hạ - xã Tồn Thắng.
- Cơng nghiệp: Đề tài đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của 03 công ty, cơ sở
sản xuất đến chất lượng nước sông Trần Nội: Công ty TNHH Long Hải, Cơ
sở sản xuất Quang Long, Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất
khẩu Hải Dương.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung
chủ yếu sau:
(1) Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước sông Trần Nội, tỉnh Hải Dương
(2) Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Trần Nội
9
(3) Phân vùng chất lượng nước sông Trần Nội
(4) Đánh giá công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu
(5) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sông Trần Nội.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tham khảo và kế thừa tài liệu
Phương pháp này giúp định hướng hướng nghiên cứu và cách thức tiến
hành, đồng thời giảm bớt thời gian và công việc ngồi thực địa, trong phịng
thí nghiệm. Thơng qua các tài liệu thu thập được của các cơ quan Nhà nước,
các báo cáo khoa học…tiến hành xem xét và tổng kết lại các kinh nghiệm, kế
thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu từ trước đến nay. Những tài liệu được thu
thập phục vụ cho q trình làm khố luận bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
- Bản đồ khu vực nghiên cứu;
- Các tài liệu khác có liên quan
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.2.1.Phương pháp điều tra thực địa
Khảo sát khu vực nghiên cứu, đối chiếu với các tư liệu thu thập được,
làm cơ sở chọn vị trí lấy mẫu,cách thức lấy mẫu,....
2. 4.2.2.Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Dụng cụ lấy mẫu: Chai nhựa 500ml, bút đánh dấu,băng dính.
- Vị trí lấy mẫu: Sau khi điều tra thực địa, tiến hành xác định được các
vị trí lấy mẫu sau.
+ Đối với nước mặt sông Trần Nội: Tiến hành khảo sát thực địa và lựa
chọn các vị trí đại diện cho chất lượng nước của khu vực nghiên cứu. Đề tài
tiến hành lấy 02 mẫu trên một vị trí nghiên cứu, tổng số mẫu là 20 mẫu. Vị trí
các điểm lấy mẫu được thể hiện ở bản đồ và bảng 2.1 dưới đây.
10
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu nƣớc sơng Trần Nội
TT
KH mẫu
1
NM1
2
NM2
3
NM3
4
NM4
5
NM5
6
NM6
7
NM7
8
NM8
9
NM9
10
NM10
11
NM11
12
NM12
13
NM13
14
NM14
15
NM15
16
NM16
17
NM17
18
NM18
19
NM19
20
NM20
Vị trí lấy mẫu
Cống Trám gần cơng ty may Shin't BVT
Thôn Phú Tảo, xã Thạch Khôi
Gần trạm bơm Quán Phấn thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên
Thôn Phương Điếm, TT. Gia Lộc
Gần cầu ngã tư Lương Thực, TT. Gia Lộc
Thôn Nội, xã Phương Hưng
Thơn Bái Thượng, xã Tồn Thắng
Cầu Bái, thơn Bái Hạ, xã Tồn Thắng
Gần trạm bơm thơn Đươi, xã Đoàn Thượng
Cầu Tràng Thưa
11
+ Đối với nước thải khu dân cư, lấy mẫu tại cống thải với các điểm sau:
DC1: Đội 1 - xã Thạch Khôi
DC2: Thôn Phương Điếm - TT Gia Lộc
DC3:Thôn Bái Hạ - xã Toàn Thắng
+ Đối với nước thải công nghiệp, lấy mẫu tại cống thải của các cơ sở
sản xuất:
CN1: Công ty TNHH Long Hải
CN2: Cơ sở sản xuất Quang Long
CN3: Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu HD
- Thời gian lấy mẫu: Đề tài lấy mẫu vào sáng ngày 16/3/2011 (từ 7h30
đến 12h).
- Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực cần lấy mẫu,
tiến hành lấy mẫu đơn lẻ. Trước khi lấy mẫu chai cần rửa sạch và khi lấy mẫu
ở vị trí nào cần tráng kỹ chai lấy mẫu bằng nước tại vị trí đó. Khi lấy mẫu cần
gạt bỏ hết những rác, cành lá cây… Sau khi chuyển mẫu từ thiết bị lấy mẫu
vào đầy chai đựng mẫu cần phải nắp nút chai ngay để tránh sự thay đổi nồng
độ các chất ô nhiễm nước trước khi phân tích.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu: Mẫu được bảo quản bằng đá lạnh ở
nhiệt độ khoảng 4-8°C và giữ trong thùng xốp có nắp đậy kín khơng cho ánh
sáng lọt vào, sau đó vận chuyển từ địa điểm lấy mẫu về phịng thí nghiệm
trong khoảng thời gian 3-4h. Sau khi lấy mẫu, mẫu phải được phân tích ngay
trong ngày. Thời gian lưu tối đa không quá 24h.
2.4.3.Phương pháp nội nghiệp
2.4.3.1.Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.
Dựa vào đặc trưng của nước sông Trần Nội, tiến hành phân tích các chỉ
tiêu: pH, DO, BOD5, SS, COD, PO43-, Coliform, NH4+.
- Đối với nước thải cơng nghiệp phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD5,
COD, dầu mỡ, Coliform, NH4+.
12
- Đối với nước thải khu dân cư phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD 5, NH4+,
PO43-, Coliform.
Tiến hành phân tích mẫu nước tại phịng thí nghiệm tổng hợp - Viện
nước, tưới tiêu và môi trường - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam.
Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu:
+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu pH: Xác định pH trực tiếp bằng máy
đo nhanh.
+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu BOD5: Theo TCVN 6001-1995
+Phương pháp phân tích chỉ tiêu COD: Theo TCVN 6491- 1999
+Phương pháp phân tích chỉ tiêu NH4+: Theo TCVN 5988 – 1995 (ISO
5664 – 1984)
+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu SS: Theo TCVN 6625-2000
+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu DO: Xác định DO trực tiếp bằng máy
đo nhanh
+Phương pháp phân tích chỉ tiêu Coliform: Bằng phương pháp MPN
theo TCVN 6178-2-1996 bằng tủ ấm Binder
2.4.3.2.Phương pháp xử lý nội nghiệp
Sau khi có kết quả phân tích các thơng số chất lượng nước, đề tài tiến
hành phân vùng chất lượng nước mặt sông Trần Nội sử dụng hai phương
pháp: Phương pháp cải tiến WQI của TS. Tơn Thất Lãng, phương pháp phân
tích đa tiêu chuẩn (MCA).
a. Phương pháp cải tiến WQI của TS.Tôn Thất Lãng
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số tổ
hợp được tính tốn từ các thơng số chất lượng nước xác định. WQI dùng để
mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm.
Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thơng qua chỉ số đó.
Đây là phương pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thông số.
Để phân vùng chất lượng nước mặt sông Trần Nội theo phương pháp chỉ
số chất lượng nước của TS. Tôn Thất Lãng, đề tài thực hiện theo các bước.
13
Bước 1: Xác định chỉ số phụ I
Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác
nhau, vì vậy để tập hợp được các thông số vào chỉ số WQI ta phải chuyển các
thông số về cùng một thang đo. Các thông số chất lượng nước được biểu thị
bằng các phương trình tương quan tương ứng. Bước này sẽ tạo ra một chỉ số
phụ cho mỗi thông số.
Bước 2: Xác định trọng số W
Trọng số được đưa ra do các thơng số có tầm quan trọng khác nhau đối
với chất lượng nước.
Bước 3: Tính WQI (Water Quality Index)
Dựa vào chỉ số phụ I và trọng số W đã xác định được, tính tốn giá trị
WQI. Đây là chỉ số đánh giá chất lượng môi trường nước tổng hợp từ các
thông số nghiên cứu.
Bước 4: Phân mức ô nhiễm nguồn nước mặt theo phương pháp cải tiến WQI.
Trên cơ sở WQI tính được, phân loại và đánh giá chất lượng nước theo
thang điểm WQI từ 1 đến 10, với giá trị càng cao, chất lượng nước càng tốt.
Bảng 2.2: Phân mức ô nhiễm nguồn nƣớc mặt theo phƣơng pháp WQI
Loại nguồn
nƣớc
Kí hiệu màu
Chỉ số WQI
Đánh giá chất lƣợng
1
Xanh dương
9
Khơng ơ nhiễm
2
Lam
7
Ơ nhiễm rất nhẹ
3
Lục
5
Ơ nhiễm nhẹ
4
Vàng
3
Ơ nhiễm trung bình
5
Da cam
1
Ơ nhiễm nặng
6
Đỏ
WQI≤1
Ơ nhiễm rất nặng
b. Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn đã được một số tác giả trong và
ngoài nước vận dụng trong nghiên cứu và lựa chọn các mơ hình dựa trên
nhiều tiêu chuẩn có liên quan đến các nhân tố về kinh tế, sinh thái. Nhiều thầy
giáo, học viên cao học và sinh viên các chuyên ngành Lâm học và Quản lý
14
bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường trường Đại học Lâm Nghiệp đã vận
dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu và so sánh các mơ hình rừng
trồng, lựa chọn các loài cây trồng ở đường phố.…Tuy nhiên, chưa có một
nghiên cứu nào sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để phân vùng
chất lượng nước. Chính vì vậy, đề tài áp dụng phương pháp mang tính chất
thử nghiệm.
Sau khi đã có những số liệu phân tích mẫu nước ở từng vị trí, đề tài tiến
hành tính tốn và cho điểm các vị trí được chọn lấy mẫu. Phương pháp này sử
dụng phần mềm SPSS là công nghệ quản lý môi trường phổ biến và tương đối
hiện đại. Sau khi xác định được mục tiêu, tiêu chuẩn ta tiến hành tính tốn và
phân tích theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích ảnh hưởng của các tiêu chuẩn đến thành phần chính
thứ nhất
Việc phân tích này để thấy rõ vai trị các biến thơng qua ảnh hưởng của nó
đối với thành phần chính thứ nhất làm cơ sở cho việc cho điểm có trọng số.
Bước 2: Tiến hành chuẩn hóa các biến
Nội dung chuẩn hóa là chuyển đổi các số liệu có đơn vị khác nhau
thành những đại lượng khơng mang theo đơn vị nào và khơng cịn phụ thuộc
vào tăng có lợi hay giảm có lợi nữa. Khi chuẩn hóa số liệu thường gặp 2 loại
đó là càng tăng càng có lợi hoặc ngược lại càng giảm càng có lợi.
Đề tài sử dụng cách chuẩn hóa theo phương pháp đối lập. Đối với các
tiêu chuẩn tăng có lợi để tính Yij áp dụng cơng thức: Yij =
Đối với tiêu chuẩn giảm có lợi áp dụng cơng thức:
Yij =1 Bước 3: Xác định trọng số
Trọng số được đưa ra do các thơng số có tầm quan trọng khác nhau đối
với chất lượng nước. Việc xác định trọng số căn cứ vào hệ số xác định của
các thông số nghiên cứu.
15
Bước 4: Tính điểm cho các chủ thể
Đề tài xác định điểm cho các vị trí nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh
giá chất lượng nước cũng như phân mức ô nhiễm.
Bước 5: Phân mức ô nhiễm nguồn nước mặt theo phương pháp phân
tích đa tiêu chuẩn.
Khi đã tính được tổng điểm C, phân loại và đánh giá chất lượng nước
theo thang điểm từ 0.1 đến 1, với giá trị càng cao, chất lượng nước càng tốt.
Bảng 2.3: Phân mức ô nhiễm nguồn nƣớc mặt theo phƣơng pháp MCA
STT
Tổng điểm C
Đánh giá chất lượng
1
0.9
Khơng ơ nhiễm
2
0.7
Ơ nhiễm rất nhẹ
3
0.5
Ơ nhiễm nhẹ
4
0.3
Ơ nhiễm trung bình
5
0.1
Ơ nhiễm nặng
6
C≤0.1
Ơ nhiễm rất nặng
Sau khi phân mức ô nhiễm nguồn nước mặt sông Trần Nội theo
phương pháp WQI và MCA đề tài tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng chất
lượng nước mặt sông Trần Nội. Sử dụng phần mềm mapinfo để xây dựng bản
đồ. Bản đồ sẽ giúp người sử dụng nhìn được trực quan hơn, khi xem cả những
người khơng có kiến thức chuyên môn cũng sẽ hiểu được. Người dân nhận
biết được mức độ ô nhiễm thông qua màu sắc để từ đó có ý thức hơn trong
việc bảo vệ nguồn nước đồng thời có kế hoạch sử dụng nguồn nước phù hợp
với từng vùng.
Đề tài kế thừa bản đồ khu vực nghiên cứu đã số hóa, xây dựng bản đồ
phân vùng theo các bước:
Bước 1: Tạo trường và lập cơ sở dữ liệu
Bước 2: Tạo bản đồ chuyên đề
Bước 3: Biên tập bản đồ và in ra theo tỉ lệ
16