Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng tam điệp xã quang sơn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG ĐẾN MƠI TRƢỜNG CỦA HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG TAM
ĐIỆP – XÃ QUANG SƠN – TỈNH NINH BÌNH

NGÀNH

: KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG

MÃ NGÀNH

: 306

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Khóa học

: Th.S Trần Thị Hương
: Phạm Tiến Dũng
: 2007 – 2011

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện khóa học 2007 – 2011 tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
nhà trƣờng tổ chức đợt thực tập cuối khố nhằm giúp sinh viên hồn thành kế


hoạch đào tạo và bƣớc đầu làm quen với thực tiễn nghiên cứu. Đƣợc sự đồng
ý của khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, bộ môn Quản lý môi
trƣờng và Th.S. Trần Thị Hƣơng em tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng của hoạt động sản xuất xi
măng tại nhà máy xi măng Tam Điệp - xã Quang Sơn – Tỉnh Ninh Bình".
Đến nay, sau gần 3 tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp đã hoàn thành và
đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Để hồn thành khố luận này, bên cạnh sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân em là sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ
giáo, của các ban ngành và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc cho em gửi lời cảm ơn đến Th.S Trần Thị
Hƣơng đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện khố
luận này. Nhân dịp này, em cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
giáo trong bộ môn Quản lý Môi trƣờng - trƣờng Đại học Lâm nghiệp, UBND
xã Quang Sơn, các cán bộ Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trƣờng
thuộc Chi cục bảo vệ mơi trƣờng Ninh Bình, các cán bộ Nhà máy xi măng
Tam Điệp và các hộ dân trong xã đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực
tập.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng do trình độ và thời gian có hạn nên
đề tài có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học
và các bạn để luận văn tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Tiến Dũng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….
MỤC LỤC .......................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................

DANH MỤC HÌNH .........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Tình hình sản xuất xi măng ..................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................... 3
1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 6
1.2. Ơ nhiễm mơi trƣờng và một số cơng trình nghiên cứu tác động đến mơi
trƣờng của hoạt động sản xuất xi măng .......................................................... 7
CHƢƠNG II:MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ ....................... 10
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 10
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
2.3. Nội dung................................................................................................ 10
2.3.1. Nghiên cứu tình hình và quy trình sản xuất của nhà máy xi măng
Tam Điệp, Ninh Bình ................................................................................ 10
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi
trường tại khu vực nghiên cứu .................................................................. 11
2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động
tại nhà máy xi măng Tam Điệp ................................................................. 11
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi
trường tại khu vực nghiên cứu ................................................................. 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................... 12


Để giảm bớt khối lượng công việc, đảm bảo nội dung nghiên cứu, đề tài đã
kế thừa một số tài liệu sau: ....................................................................... 12
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 12

2.4.3. Điều tra lấy mẫu ngoài hiện trường ................................................ 13
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ............................. 15
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp ............................................................ 17
CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 20
3.1.2. Khí hậu ........................................................................................... 20
3.1.3. Thuỷ văn ......................................................................................... 22
3.1.4. Địa hình và địa chất ....................................................................... 22
3.1.5. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ................................................. 23
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ..................................................................... 26
3.2.1. Về kinh tế ........................................................................................ 27
3.2.2. Y tế, giáo dục .................................................................................. 27
3.2.3. Hạ tầng, giao thông vận tải ............................................................ 28
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 29
4.1. Tình hình hoạt động và quy trình sản xuất của nhà máy ........................ 29
4.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................... 29
4.1.2. Quy trình sản xuất của nhà máy xi măng Tam Điệp ........................ 32
4.2. Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 34
4.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất xi măng ........ 34
4.2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ............. 37
4.2.3. Tác động đến môi trường xã hội tại khu vực nghiên cứu ................. 54
4.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ mơi trƣờng và an tồn lao động tại
nhà máy xi măng Tam Điệp ......................................................................... 57


4.3.1. Công tác xử lý chất thải của nhà máy ............................................. 57
4.3.2. Vấn đề an toàn lao động của nhà máy ............................................ 58

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................ 58
4.4.1. Giải pháp về công nghệ .................................................................. 59
4.4.2. Giải pháp về mặt quản lý, kinh tế xã hội ......................................... 63
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................. 65
5.1. Kết luận ................................................................................................. 65
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 66
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC………………………………………………………………………


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lƣợng xi măng tiêu thụ ở các nƣớc.
Bảng 1.2: Các nhà máy xi măng tại Ninh Bình.
Bảng 2.1: Lƣợng hóa chất sử dụng phân tích.
Bảng 3.1: Hệ thực vật rừng.
Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu kinh tế.
Bảng 3.3: Bảng chỉ tiêu y tế, giáo dục.
Bảng 3.4: Các trƣờng trong thị xã.
Bảng 4.1: Lao động của nhà máy xi măng Tam Điệp.
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt các nguồn phát sinh chất thải.
Bảng 4.3: Các yếu tố thời tiết của khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.4: Kết quả đo mơi trƣờng khơng khí trong nhà máy.
Bảng 4.5: Kết quả đo mơi trƣờng khơng khí tại khu vực xung quanh nhà máy
Bảng 4.6: Kết quả đo tiếng ồn khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nƣớc ngầm.
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nƣớc mặt.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nƣớc thải sản xuất.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt.

Bảng 4.11: Phƣơng pháp xử lý chất thải rắn.
Bảng 4.12: Tổng hợp phiếu điều tra xã hội học.


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy.
Hình 4.2: Sơ đồ cơng nghệ sản xuất xi măng.
Hình 4.3: Biểu đồ hàm lƣợng bụi lơ lửng tại các điểm nghiên cứu.
Hình 4.4: Biểu đồ hàm lƣợng CO tại các điểm nghiên cứu.
Hình 4.5: Biểu đồ hàm lƣợng SO2 tại các điểm nghiên cứu.
Hình 4.6: Biểu đồ hàm lƣợng NO2 lửng tại các điểm nghiên cứu.
Hình 4.7: Biểu đồ hàm lƣợng H2S tại các điểm nghiên cứu.
Hình 4.8: Cảnh quan khu vực mỏ đá
Hình 4.9: Xe chở vật liệu khơng có mái che
Hình 4.10: Sơ đồ xử lý nƣớc thải nhà máy.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỷ gần đây, môi trƣờng tồn cầu có nhiều biến đổi
theo chiều hƣớng xấu đối với cuộc sống của các sinh vật trên trái đất. Do đó
vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng đang đƣợc sự quan tâm đặc
biệt của phần lớn các quốc gia và của các tổ chức quốc tế trên thế giới. Vì thế
phát triển bền vững là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại nhằm đảm bảo
giữ cân bằng giữa việc phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững môi
trƣờng.
Nhằm đƣa đất nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm
2020, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đất nƣớc ta đã đẩy mạnh việc cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và đơ thị hố. Trong khoảng thời gian này, hàng loạt các khu công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mọc lên nhanh chóng, đóng góp rất lớn vào sự

phát triển chung của đất nƣớc. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất liên tục
phát triển với tốc độ không ngừng trong cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực thì ơ nhiễm mơi trƣờng đang ngày càng gia tăng
mạnh mẽ, kéo theo đó là một loạt các thảm hoạ môi trƣờng, gây ra những
thiệt hại đáng kể đối với con ngƣời và các loài sinh vật. Vì vậy mục tiêu cơ
bản của bảo vệ mơi trƣờng là “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng, phục hồi và
cải thiện, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng ở những nơi, những
vùng bị suy thối góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất
lƣợng môi trƣờng sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nƣớc”.
Trong q trình đơ thị hóa, thì mối đe dọa đến sức khỏe con ngƣời đó là
sự ơ nhiễm cơng nghiệp, khí thải giao thông, điều kiện sinh hoạt không đảm
bảo, cơ sở hạ tầng kém không đảm bảo, chất thải ra nhiều chƣa có biện pháp
xử lý phù hợp. Để đạt đƣợc mục tiêu cơ bản của bảo vệ mơi trƣờng thì chúng
ta phải ngăn chặn và giảm thiểu từ chính những nơi gây ra ơ nhiễm. Có nhƣ

1


vậy chúng ta mới có thể thực hiện đƣợc mong muốn ngăn ngừa và giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng.
Hoạt động sản xuất xi măng là một trong những hoạt động mang lại
những lợi nhuận lớn cho nền kinh tế quốc gia, bởi vậy việc sản xuất xi măng
là không thể thiếu đối với sự phát triển chung của đất nƣớc. Tuy nhiên bên
cạnh những lợi nhuận mà nó mang lại cho quốc gia thì hoạt động sản xuất xi
măng cũng là một trong những loại hình sản xuất gây ơ nhiễm mơi trƣờng
nghiêm trọng. Nguồn thải chủ yếu của nó là khói thải, bụi xi măng gây ảnh
hƣởng xấu đến mơi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân. Vì vậy vấn đề đặt ra lúc
này đó là làm sao để phát triển sản xuất xi măng theo hƣớng bền vững? Để
giải quyết đƣợc vấn đề này thì chúng ta phải đánh giá đƣợc mức độ tác động

của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng nhƣ thế nào? để từ đó đề xuất
biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi
trƣờng.
Công ty xi măng Tam Điệp trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam
và là một trong số các nhà máy xi măng hiện có trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
là cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tiên tại Ninh Bình có xây dựng hệ thống
quản lý tiêu chuẩn về môi trƣờng ISO 14001. Đƣợc xây dựng năm 1998 với
đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Ninh
Bình nói riêng. Hoạt động sản xuất xi măng cũng là một trong những loại
hình sản xuất có ảnh hƣởng đến mơi trƣờng. Vì vậy để hiểu rõ về tác động
đến môi trƣờng từ hoạt động sản xuất của công ty, nhằm đề xuất biện pháp
giảm thiểu tác hại đến môi trƣờng. Em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động sản xuất xi măng tại nhà
máy xi măng Tam Điệp – xã Quang Sơn – Tỉnh Ninh Bình”.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất xi măng
1.1.1. Trên thế giới
Nền kinh tế thế giới trong trong những năm qua bƣớc vào giai đoạn
phát triển ổn định và có thiên hƣớng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Theo đó
là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất để đáp ứng nhu cầu xã
hội. Tiêu dùng xi măng không ngừng đƣợc tăng trƣởng và là động lực quan
trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nƣớc đang
phát triển nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,….
Nhu cầu xi măng của thế giới qua các năm:
- Năm 2002, nhu cầu xi măng toàn thế giới đạt 1,7 tỷ tấn.

- Năm 2004, nhu cầu là 2,06 tỷ tấn.
- Năm 2005 là 2,25 tỷ tấn ( tăng gần 4% so với năm 2004). Riêng
Trung Quốc, quốc gia có nền sản xuất xi măng lớn nhất thế giới đạt 1,12 tỷ
tấn.
Năm 2006 trên thế giới có khoảng hơn 160 nƣớc sản xuất xi măng. Các
nƣớc có ngành cơng nghiệp xi măng chiếm sản lƣợng lớn của thế giới là:
Trung quốc, Ấn Độ và một số nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á nhƣ là Thái
Lan, Indonexia. Với 1680 nhà máy và 364 cơ sở nghiền xi măng với công
suất 2,32 tỷ tấn với gần 1triệu ngƣời làm việc.
Năm 2007 nhu cầu xi măng trên thế giới là 2,43 tỷ tấn
Dự kiến đến năm 2020 nhu cầu về xi măng trên toàn thế giới là 3,25 tỷ
tấn.
Hiện nay trên thế giới đang xuất hiện những cuộc chạy đua về năng
suất cũng nhƣ khả năng tiêu thụ xi măng. Vào cuối những thậo kỷ 80 đầu 90
của thế kỷ XX, Mỹ từng là nƣớc tiêu thụ xi măng nhiều nhất thế giới. Nhƣng
sau thời gian bùng nổ kinh tế thế giới thì Trung Quốc và Ấn Độ đã vƣơn lên
trở thành những nƣớc sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới.
3


Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở một số nước:
* Trung Quốc:
Kể từ cuối năm 1980 ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã
chứng kiến sự tăng trƣởng chƣa từng thấy khoảng 10%/năm và kết quả là
Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất xi măng đứng đầu thế giới. Sản lƣợng
xi măng Trung Quốc sản xuất ra chiếm khoảng 50% tổng sản lƣợng xi măng
toàn cầu.
- Năm 2004, Trung Quốc sản xuất 982 triệu tấn xi măng và tiêu thụ 975
triệu tấn.
- Năm 2006, Trung Quốc sản xuất 1,3 tỷ tấn xi măng, chiếm khoảng

49% sản lƣợng xi măng toàn thế giới.
* Ấn Độ:
Ấn Độ là nƣớc sản xuất xi măng lớn, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau
Trung Quốc. Với năng lực sản xuất hàng năm 160 triệu tấn và sản lƣợng 148
triệu tấn mỗi năm tăng gấp đơi trong vịng 10 năm. Tốc độ tiêu dùng từ 910% mỗi năm.
- Năm 2004 sản xuất đƣợc 135 triệu tấn/ 165 triệu tấn công suất thiết
kế. Lƣợng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 126 triệu tấn.
- Năm 2006 đạt 170 triệu tấn và tiêu thụ nội địa đạt 145 triệu tấn
* Mỹ:
- Nhu cầu sử dụng năm 2003 - 2005 tăng 13 triệu tấn đạt 128 triệu tấn.
- Năm 2006 nhu cầu sử dụng xi măng là 130 triệu tấn.
Bảng 1 sẽ liệt kê các nƣớc tiêu thụ xi măng nhiều nhất thế giới từ 2003
- 2007.

4


Bảng 1.1: Lượng xi măng tiêu thụ ở một số nước
TT

Tên nƣớc

1

Lƣợng tiêu thụ xi măng ( triệu tấn )
2003

2004

2005


2006

2007

Trung Quốc

595

630

720

860

965

2

Ấn Độ

95

92

112,6

120

125,6


3

Mỹ

115,3

117,2

110,1

116,7

120,6

4

Nhật Bản

74,3

69,3

66,7

62,3

58,8

5


Hàn Quốc

49,0

52,1

55,4

58,3

56,7

6

Tây Ban Nha

39,6

43,4

45,6

47,5

48,5

7

Italia


39,3

40,2

42,1

45,2

46,4

8

Nga

37,6

39,2

40,1

41,3

43,7

9

Braxin

41,2


39,5

37,8

35,4

36,5

10

Iran

22,4

24,1

25,6

28,9

33,1

11

Mêhico

31,0

28,8


29,5

31,2

32,4

12

Thổ Nhĩ Kỳ

32,3

30,0

32,2

34,1

31,2

13

Indonexia

24,8

26,7

28,5


28,9

28,7

14

Đức

34,0

32,4

30,9

28,6

26,5

15

Thái Lan

19,2

20,5

22,1

24,3


26,2

(Nguồn:Tạp chí vật liệu xây dựng)
Sản xuất xi măng luôn đi kèm theo các hậu quả về mơi trƣờng vì vậy
sản xuất xi măng ln địi hỏi phải gắn liền với cơng tác xử lý ơ nhiễm. Ở
những nƣớc có dây chuyền sản xuất hiện đại thì sẽ ít gây ơ nhiễm. Chủ yếu
hiện nay thƣờng dùng đó là cơng nghệ sản xuất xi măng lò quay, sử dụng
nhiên liệu sạch,... nên vấn đề ô nhiễm ở đây là không đáng kể. Các nƣớc đang
phát triển sử dụng những công nghệ cũ thƣờng gây ô nhiễm đối với môi
trƣờng. Công nghệ xử lý ô nhiễm chủ yếu là túi lọc vải. Bởi vậy vấn đề ô
nhiễm bụi xi măng ở các nƣớc này là mối quan tâm lớn.

5


1.1.2. Tại Việt Nam
Hiện nay nƣớc ta đang đi vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Do vậy các cơng trình xây dựng ngày càng nhiều và cần thiết. Trong đó cơng
nghiệp sản xuất xi măng đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển
đất nƣớc ta.
Việt Nam với diện tích đồi núi lớn đó là nguồn nguyên liệu phong phú
cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Bắt đầu ngày 25/12/1889 khởi công
xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam tại Hải
Phịng. Đến nay Việt Nam đã có khoảng 90 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp
sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nƣớc, trong đó: khoảng 33
thành viên thuộc tổng cơng ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và
hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác.
Tính đến nay cả nƣớc có hơn 40 dự án nhà máy xi măng đang đƣợc đầu
tƣ xây dựng với tổng công suất lên đến 43triệu tấn, có 17 dự án đang trong lộ

trình chuyển đổi sang lị quay với cơng suất 1000 tấn Clinker/ ngày. Chƣa kể
một số doanh nghiệp đang làm thủ tục để chuẩn bị khởi công nhà máy mới.
Tại Ninh Bình, đến năm 2009 trên tồn tỉnh có 4 nhà máy xi măng đã
vào sản xuất và 2 nhà máy đang đƣợc xây dựng đó là:
Bảng 1.2. Các nhà máy xi măng tại Ninh Bình
Cơng suất
Địa chỉ
(triệu tấn/ năm)
Xi măng Tam
Quang Sơn 1,4 triệu tấn
Điệp
Tam Điệp
Xi măng Hƣớng
Nam Sơn - Tam
1,55 triệu tấn
Dƣơng
Điệp
Xi măng The
KCN Gián
2,7 triệu tấn
Vissai
Khẩu
Xi măng Duyên
Ninh Vân - Hoa
0,55 triệu tấn


Ninh Vân - Hoa
Xi măng Lacky
Đang xây dựng 4 triệu tấn


Xi măng Phú Sơn Đang xây dựng 1,2 triệu tấn
Nho Quan
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích mơi trường)

TT Tên nhà máy
1
2
3
4
5
6

Tình trạng
sản xuất
Đã đi vào sản
xuất
Đã đi vào sản
xuất
Đã đi vào sản
xuất
Đã đi vào sản
xuất

6


Riêng đoạn đƣờng quốc lộ 1A từ Phủ Lý vào Nghệ An đã có đến hơn
10 nhà máy xi măng với tổng công suất 23 triệu tấn/ năm.
Trong suốt chặng đƣờng từ Bắc vào Nam có rất nhiều các nhà má sản

xuất xi măng có ứng dụng cả cơng nghệ cũ và công nghệ hiện đại. Các nhà
máy dùng công nghệ mới thì ít tác động đến mơi trƣờng nhƣ: Nghi Sơn,
Holsim, Tam Điệp, Hƣớng Dƣơng,... Ngồi ra cịn rất nhiều nhà máy dùng
cơng nghệ lị đứng và vấn đề cần giải quyết là vấn đề môi trƣờng. Các nhà
máy nhƣ Duyên Linh, Trung Hải của huyện Kinh Môn, Hải Dƣơng, Xi măng
Hải Phịng cũ,... lƣợng bụi và khí thải làm ô nhiễm môi trƣờng lớn. Các hộ
dân xung quanh ngày nào cũng phải sống trong môi trƣờng ô nhiễm nặng và
cả những ngƣời lao động cũng không đƣợc trang bị các thiết bị bảo hộ dùng
khi làm việc.
1.2. Ô nhiễm mơi trƣờng và một số cơng trình nghiên cứu tác động đến
môi trƣờng của hoạt động sản xuất xi măng
Hoạt động sản xuất xi măng luôn tạo ra một lƣợng chất thải tƣơng đối
lớn. Trong đó bụi và khí thải là hai nguồn ơ nhiễm chính ở khu vực sản xuất.
Thành phần khí thải bao gồm: bụi, SO2, NO2, CO, CO2, H2S,... Bên cạnh đó
tiếng ồn, nƣớc thải, chất thải rắn đƣợc sinh ra trong quá trình hoạt động của
nhà máy cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trƣớc thực trạng ô nhiễm tại các cơ
sở sản xuất xi măng, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu đánh giá về
mức độ tác động đến môi trƣờng từ sản xuất xi măng. Cụ thể là:
Năm 2001, Thạc sỹ Nguyễn Kiên Cƣờng thuộc viện khoa học công
nghệ vật liệu xây dựng đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động mơi trƣờng
nhà máy xi măng cơng nghệ lị đứng và đề xuất giải pháp khắc phục”. Kết quả
cho thấy: đề tài đã đánh giá đƣợc hiện trạng, tác động môi trƣờng của các nhà
máy xi măng sản xuất theo cơng nghệ lị đứng. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong các nàh máy xi măng
theo cơng nghệ lị đứng, nhằm hồn thiện cơng nghệ và phát triển bền vững
cơng nghiệp xi măng.
7


Năm 2004, Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim đã thực hiện đề tài:

“Đánh giá tác động môi trƣờng cho cơng ty xi măng Hồng Mai”. Kết quả đạt
đƣợc là đã phát hiện đƣợc những tác động đến môi trƣờng do hoạt động sản
xuất của nhà máy; dự báo đƣợc các tác động sẽ xảy ra trong tƣơng lai và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu tác động.
Năm 2004, Công ty Hà Tiên 2 đã thực hiện lập “Báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng cho dự án công ty xi măng Hà Tiên 2” Báo cáo đã đánh giá
đƣợc tác động của những hoạt động sản xuất đến môi trƣờng, xây dựng đƣợc
bản đồ phân bố nồng độ các chất ô nhiễm và đề ra đƣợc giải pháp khắc phục
các tác động xấu đến môi trƣờng.
Năm 2007, Công ty cổ phần xi măng Hƣớng Dƣơng đã thực hiện lập
“Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án đầu tƣ xây dựng dây
chuyền II nhà máy xi măng Hƣớng Dƣơng công suất 2500 tấn clinker/ ngày”.
Báo cáo đã đánh giá đƣợc tác động của hoạt động sản xuất của nhà máy đến
môi trƣờng và đề ra đƣợc những giải pháp để khắc phục tác động không tốt
đến môi trƣờng.
Năm 2007, sinh viên Nguyễn Thái Bình, trƣờng cao đẳng công nghệ
Đà Nẵng đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hệ thống xử lý
khí thải lị nung từ Clinker tại nhà máy xi măng COSEVCO 19”.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng hầu hết tất cả các nhà máy
xi măng hiện nay trƣớc khi đi vào hoạt động đều phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng. Tuy nhiên khi đi vào sản xuất thì việc quan trắc, giám sát
chất lƣợng mơi trƣờng do hoạt động của nhà máy gây ra còn là vấn đề cần
phải quan tâm.
Chúng ta có thể thấy rằng ô nhiễm môi trƣờng chịu sự tác động rất lớn
từ hoạt động sản xuất xi măng. Bởi vậy việc nghiên cứu các tác động này
khơng cịn là mới mẻ. Nhà máy Xi măng Tam Điệp là đơn vị sản xuất xi
măng đầu tiên ở Ninh Bình có cơng nghệ hiện đại do Tập đoàn FL.Smidth
(Đan Mạch) thiết kế và cung cấp thiết bị, với công suất 1,4 triệu tấn xi
8



măng/năm. Sau 5 năm hoạt động, Nhà máy đã cung cấp cho thị trƣờng hơn 7
triệu tấn sản phẩm, bao gồm Xi măng PC50, PCB40, PCB30 và Cliker Pcp40,
Pcp5. Năm 2010, Nhà máy sản xuất và tiêu thụ 1,4 triệu tấn xi măng, 200 tấn
Clinker, đạt doanh thu 1.140 tỷ đồng, nộp ngân sách 58 tỷ đồng. Để đảm bảo
chất lƣợng xi măng cung cấp ra thị trƣờng, Nhà máy đã đầu tƣ một hệ thống
thiết bị thí nghiệm hồn tồn tự động, do Hãng F.L.Smidth thiết kế, lắp đặt.
Khơng chỉ tập trung phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Nhà
máy Xi măng Tam Điệp còn rất chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng, đảm
bảo sự phát triển bền vững. Nhận thức rõ đặc thù của cơ sở sản xuất xi măng
phát sinh khói, bụi, nóng, ồn ảnh hƣởng đến môi trƣờng, nên ngay từ khi lắp
đặt thiết bị, Nhà máy đã đầu tƣ kinh phí lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện, xử
lý chất thải theo tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001-2000, tất cả khói bụi thải ra
đều đƣợc xử lý bằng các lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi rồi mới thải ra ngoài,
bảo đảm nghiêm túc nội dung đánh giá tác động mơi trƣờng. Bên cạnh đó do
khối lƣợng sản xuất của nhà máy lớn và máy móc sử dụng trong nhà máy đã
lâu phát sinh ra khí thải nên ơ nhiễm môi trƣờng của nhà máy vẫn là một vấn
đề cần đƣợc giải quyết. Vì vậy, “Nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng của
hoạt động sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng Tam Điệp – xã Quang Sơn –
Tỉnh Ninh Bình” là đề tài mà em lựa chọn để làm khoá luận tốt nghiệp.

9


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lƣợng

môi trƣờng của khu vực Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc tác động từ hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng
Tam Điệp – xã Quang Sơn – Tỉnh Ninh Bình đến mơi trƣờng.
- Đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng
do các hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Tam Điệp.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tính chất các thành phần mơi trƣờng và những
ảnh hƣởng từ hoạt động sản xuất xi măng tới môi trƣờng.
- Điạ điểm: Nhà máy xi măng Tam Điệp, xã Quang Sơn, Tỉnh Ninh
Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hƣởng từ hoạt động sản xuất của
nhà máy đến môi trƣờng thông qua một số thông số gây ơ nhiễm mơi trƣờng
khơng khí, nƣớc cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời dân xung quanh khu vực nhà
máy.
2.3. Nội dung
2.3.1. Nghiên cứu tình hình và quy trình sản xuất của nhà máy xi măng Tam
Điệp, Ninh Bình
- Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy.
- Tình hình hoạt động và đặc điểm tổ chức quản lý của nhà máy.
- Quy trình sản xuất của nhà máy, các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt
động sản xuất của nhà máy.

10


2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trường
tại khu vực nghiên cứu
* Tác động đến môi trƣờng tự nhiên:
+ Tác động đến môi trƣờng khơng khí: kiểm tra các tác động của: bụi tổng số,

bụi lơ lửng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt, độ rung, CO, SO2, NO2, H2S.
+ Tác động đến môi trƣờng nƣớc
- Đối với nƣớc mặt: pH, nhiệt độ, BOD5, COD, độ đục, tổng chất rắn lơ
lửng (TSS), NO3-, PO43-, Asen, Mangan.
- Đối với nƣớc thải sinh hoạt: pH, nhiệt độ, BOD 5, COD, tổng chất rắn
lơ lửng (TSS), Fets, NO3-, PO43-, Asen, Mangan.
- Đối với nƣớc thải sản xuất: pH, nhiệt độ, BOD 5, COD, tổng chất rắn
lơ lửng (TSS), Fets, NO3-, PO43-, Asen, Mangan.
- Đối với nƣớc ngầm: pH , nhiệt độ, BOD5, độ cứng, Fets, NO3-, PO43-,
Asen, Mangan.
+ Tác động của chất thải rắn: loại chất thải rắn, công đoạn phát thải chất thải
rắn và hệ thống xử lý các loại chất thải đó.
* Tác động đến kinh tế - xã hội: Nghiên cứu tác động của nhà máy đến công
ăn việc làm, thu nhập của ngƣời dân, vấn đề sức khỏe của công nhân và cộng
đồng dân cƣ sống xung quanh nhà máy.
2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động tại
nhà máy xi măng Tam Điệp
- Nghiên cứu hệ thống xử lý rác thải tại nhà máy.
- Nghiên cứu các hệ thống xử lý nƣớc thải và khơng khí tại nhà máy.
- Đánh giá cơng tác bảo hộ lao động ở nhà máy.
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi
trường tại khu vực nghiên cứu
- Giải pháp về mặt công nghệ
- Giải pháp về mặt quản lý, kinh tế xã hội

11


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Để giảm bớt khối lƣợng công việc, đảm bảo nội dung nghiên cứu, đề tài
đã kế thừa một số tài liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Tài liệu về sự hình thành và phát triển của nhà máy.
- Tài liệu về quy trình sản xuất của nhà máy.
- Tài liệu về đặc điểm tổ chức của nhà máy.
- Các báo cáo môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp đặt câu hỏi cho những đối
tƣợng mà ta lựa chọn để đặt câu hỏi về những vấn đề ta quan tâm để từ đó có
đƣợc những thơng tin về khu vực mà ta cần hỏi. Trong đề tài đã sử dụng
phƣơng pháp này để phỏng vấn các nhà quản lý, các công nhân làm việc trong
nhà máy và những ngƣời dân sống xung quanh nhà máy.
Phỏng vấn nhà quản lý
+ Đối tƣợng cần phỏng vấn là các chủ doanh nghiệp hoặc những ngƣời trực
tiếp điều hành quá trình sản xuất tại khu vực nghiên cứu.
+ Nội dung cần phỏng vấn: tình hình hoạt động sản xuất tại nhà máy, bảo hộ
lao động cho công nhân, thu nhập của công nhân.
Phỏng vấn công nhân trực tiếp lao động
+ Số lƣợng công nhân phỏng vấn phải từ 30 ngƣời trở lên;
+ Nội dung phỏng vấn: thu nhập của công nhân, các căn bệnh họ thƣờng gặp
phải, bảo hộ lao động họ thƣờng dùng, về môi trƣờng nơi họ trực tiếp làm
việc.
Phỏng vấn người dân xung quanh
+ Đối tƣợng phỏng vấn là những hộ gia đình sống trong vùng ảnh hƣởng của
nhà máy. Phỏng vấn 100 hộ dân.

12



+ Nội dung phỏng vấn: môi trƣờng nơi họ đang sống, những căn bệnh thƣờng
mắc phải khi sống ở gần nhà máy, họ đƣợc hƣởng những ƣu đãi gì của nhà
máy khi sống ở đây.
2.4.3. Điều tra lấy mẫu ngoài hiện trường
* Phƣơng pháp chung khi lấy mẫu khơng khí: Do đặc điểm của hoạt
động sản xuất xi măng có rất nhiều công đoạn, nhiều xƣởng sản xuất, đặc
điểm phát thải tại mỗi cơng đoạn lại khơng giống nhau vì vậy đề tài tiến hành
lấy tại vị trí xung quanh của các xƣởng sản xuất và một số điểm điển hình tại
khu dân cƣ ở các khoảng cách 100m, 200m, 300m so với ống khói thải của
nhà máy. Vị trí lấy mẫu cách mặt đất từ 1,5 – 3,5m không có vật cản gió xung
quanh.
Phƣơng pháp lẫy mẫu bụi
Bụi lắng đƣợc lấy bằng khay hứng, khay hứng mẫu bằng nhôm hoặc
bằng thủy tinh có chiều dày 1mm, cao 11mm đƣờng kính 85mm, diện tích
57cm2 khay lấy mẫu bụi lắng đƣợc đặt trên các giá ở độ cao độ cách mặt đất
1,5 – 2,5m. Các khay hứng bụi đƣợc tráng một lớp vazơlin để giữ lại các hạt
bụi khi rơi vào khay. Các khay này đƣợc đặt tại vị trí lấy mẫu liên tục trong
24giờ. Điểm lấy mẫu phải thống gió từ mọi phía, khoảng cách giữa các điểm
lấy mẫu với vật cản phải đảm bảo sao cho góc tạo thành giữa đỉnh của vật cản
với điểm đo và mặt phẳng nằm ngang nhỏ hơn 300.
Phƣơng pháp lấy mẫu cho chỉ tiêu SO2: Đƣợc lấy bằng phƣơng pháp
hấp thụ. Mẫu đƣợc lấy theo TCVN 5971-1995. Khí SO2 khi bị hấp thụ vào
dung dịch TCM. Tốc độ dịng khí vào bình hấp thụ là 0,2 lit/phút. Thể tích khí
tối thiểu cần lấy là 6 lít. Vị trí lấy mẫu cách mặt đất 1,5m. Thời gian lấy mẫu
là 30 phút, sau khi lấy mẫu xong chuyển ngay dung dịch vào bình đựng mẫu.
Phƣơng pháp lấy mẫu cho chỉ tiêu CO: Mẫu đƣợc lấy theo TCVN
5972: 1995/BTNMT
Phƣơng pháp lấy mẫu cho chỉ tiêu NO2: Mẫu đƣợc lấy theo TCVN
6138: 1996/BTNMT
13



Chỉ tiêu tiếng ồn: Có thể đo nhanh tại hiện trƣờng. Vị trí đo cùng với
vị trí lấy mẫu bụi và khí độc.
Các yếu tố thời tiết: Đƣợc quan trắc tại cùng vị trí lấy mẫu bụi và các
khí SO2, NO2.
Đo nhiệt độ và độ ẩm: Sử dụng thiết bị đo nhanh.
Thiết bị đo tốc độ gió: Sử dụng thiết bị đo tại hiên trƣờng.
* Lấy mẫu nƣớc
Địa điểm và vị trí lấy mẫu: Do nhà máy có nhiều xƣởng sản xuất nên
nƣớc thải ra môi trƣờng tại mỗi xƣởng không giống nhau. Nƣớc thải của các
xƣởng sản xuất đƣợc dẫn theo một hệ thống cống đến trạm xử lý nƣớc thải.
Vì vậy sẽ lấy ở mỗi xƣởng trƣớc khi thải ra hệ thống cống và nƣớc thải tại
trạm sau khi đã xử lý.
- Phƣơng pháp lấy mẫu
+ Lấy mẫu nƣớc sinh hoạt: Mẫu đƣợc lấy theo từng vị trí khác nhau, lấy vào
buổi sáng. Mẫu nƣớc đƣợc lấy là nƣớc sinh hoạt của công nhân ở các xƣởng
và cả ngƣời dân sống gần nhà máy. Tại mỗi điểm lấy mẫu ta lấy 2 mẫu nƣớc,
mỗi mẫu có thể tích là 1lít. Một mẫu cho phân tích Fe, một mẫu cho phân tích
các chỉ tiêu cịn lại. Đối với mẫu dùng để phân tích hàm lƣợng sắt cần cho
thêm 5ml HNO3 1/2N vào 1lít mẫu để bảo quản.
+ Lấy mẫu nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm đƣợc lấy từ các giếng xung quanh khu
vực nghiên cứu. Thể tích lấy và điều kiện bảo quản tƣơng tự nhƣ với lấy mẫu
nƣớc mặt.
+ Đối với nƣớc thải: Mẫu nƣớc thải đƣợc lấy tại các cống thoát nƣớc đƣợc
thải ra từ các xƣởng. Và nƣớc ở trạm sau khi đã xử lý.
* Đối với chất thải rắn: Tìm hiểu từ tình hình thực tế kết hợp với kế thừa tài
liệu của nhà máy.

14



2.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
+ Xác định bụi: Bằng cách cân các khay trƣớc và sau khi lấy mẫu ta tính
đƣợc lƣợng bụi lắng trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.
Bụi lắng đƣợc tính theo cơng thức sau:
Hàm lƣợng bụi lắng = (m2 – m1)/ (S*t) (g/m2.ngày)
Trong đó: m2 là khối lƣợng khay sau khi hứng bụi (gam)
m1 là khối lƣợng khay trƣớc khi hứng bụi (gam)
S là diện tích khay hứng (m2)
t là thời gian hứng bụi (ngày)
+ Xác định SO2: Cho mẫu khơng khí đi qua dung dịch hấp thụ TCM trong
một thời gian quy định sẽ tạo thành phức chất điclorosulfitomecurat. Cho
thêm dung dịch axit sunfamic vào dung dịch pararosanilin đã axit hoá vào
mẫu cùng với dung dịch focmandehit sẽ biến phức thành chất có màu tím
thẫm. Phức này hấp thụ ánh sáng ở bƣớc sóng 550 nm. Nồng độ SO 2 đƣợc
tính theo cơng thức sau:
Nồng độ SO2 =
Trong đó:

C.0.3.2
(mg/m3)
V

C (ml) là nồng độ SO2 đo đƣợc tính theo đƣờng chuẩn.
0,3 mg/ml là nồng độ của dung dịch chuẩn.
V là thể tich khơng khí đi qua bình hấp thụ (m3)

* Môi trường nước
+ pH và độ đục của nƣớc: Các chỉ tiêu này sẽ đƣợc xác định bằng các thiết

bị đo nhanh. Các thiết bị đo nhanh trƣớc khi sử dụng đều đƣợc chuẩn hoá lại
bằng dung dịch chuẩn.
+ Xác định hàm lƣợng chất rắn lơ lửng: Lấy 500ml mẫu nƣớc đem lọc qua
giấy lọc. Lƣợng chất rắn bị giữ lại trên giấy lọc đem nung ở 105 0C đến khối
lƣợng không đổi. Bằng cách cân giấy lọc trƣớc và sau khi lọc trên cân phân
tích có sai số ±0,1mg ta tính đƣợc khối lƣợng chất rắn lơ lửng trên một đơn vị
thể tích nƣớc.
15


+ Xác định độ cứng của nƣớc: Độ cứng tổng số của nƣớc đƣợc xác định
bằng phƣơng pháp chuẩn độ EDTA với chỉ thị là Ericrom T đen. Trong quá
trình chuẩn độ pH của dung dịch ln đựoc duy trì bởi dung dịch đệm Amoni
với pH = 10. Để loại bỏ ảnh hƣởng của Fe3+ cho thêm vài giọt KCN 20% vào
dung dịch trƣớc khi chuẩn độ. Điểm kết thúc của chuẩn độ là lúc dung dịch
chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lá cây. Quá trình chuẩn độ đƣợc lặp lại 3
lần để lấy kết quả trung bình.
+ Xác định Mangan: Xây dựng đƣờng chuẩn
Lấy một dãy bình định mức, dung tích 50 ml cho các dung dịch vào đó
theo bảng sau:
Bảng 2.1: Lượng hóa chất sử dụng
Bình số

T

1

2

3


4

5

6

0

1

2,5

5

10

20

30

Nƣớc cất

50

49

47,5

45


40

30

20

Axit sunfuric đặc

1

1

1

1

1

1

1

Bạc nitrat 10%

1

1

1


1

1

1

1

Kali pensunfat

10

10

10

10

10

10

10

Nƣớc cất vừa đủ

100

100


100

100

100

100

100

Dung dịch (ml)
Dung dịch mangan
chuẩn

Đo màu trên quang sắc kế, dùng kính lọc có bƣớc sóng 520 nm. Từ mật
độ quang học đo đƣợc, vẽ đƣờng chuẩn.
Tiến hành so màu trên quang sắc kế
Mẫu nƣớc sau khi đã xử lý lấy một thể thích sao cho hàm lƣợng mangan trong
đó vào khoảng từ 0,005 mg/l đến 1mg/l rồi pha lỗng hoặc cơ cạn đến thể tích
100 ml. Thêm 1 ml axit sunfuric đặc, 1ml bạc nitrat 10%, 10 ml kali pesunfat
bão hoà. Đun cạn đến thể tích 50ml. Để nguội, lọc bỏ phần kết tủa rửa kỹ
bằng nƣớc cất đến thể tích 100 ml. Nếu có mangan sẽ xuất hiện màu hồng tím
của ion Mn+7. Cƣờng độ màu phụ thuộc vào hàm lƣợng mangan.
16


Đo màu trên máy quang sắc kế ở bƣớc sóng 520 nm và cuvét từ 2  5 cm.

Cách tiến hành chuẩn độ màu

Lấy hai bình nón, dung tích 250 ml (nếu làm nhiều mẫu, ví dụ 8 mẫu
thì lấy 8 + 1 bình nón).
Cho vào bình nón thứ nhất 100 ml mẫu nƣớc, 1ml axit sunfuric đặc,
1ml bạc nitrat 10% đun cạn đến cịn thể tích 50ml. Lọc, loại bỏ tủa, rửa bằng
nƣớc cất đến thể tích ban đầu (100 ml). Đun sơi, thêm vào đó 10ml kali
pesunfat bão hịa, tiếp tục đun sơi thêm phút, dung dịch có màu hồng tím.
Cho vào bình nón thứ hai có dung tích trên 100 ml nƣớc cất, 5ml axit
sunfuric 75% và 10 ml kali pesunfat bão hịa, đun sơi thêm 1 phút, để nguội,
định mức với nƣớc cất vừa đủ 100 ml.
Sau khi cả hai bình (1) và (2) đã nguội, dùng buret giỏ từ từ dung dịch
kali pemanganat 0,01 N vào bình thứ hai (2), vừa giỏ vừa lắc đến khi nào màu
nƣớc trong bình thứ hai (2) cùng màu với màu của mẫu nƣớc thì dừng lại. Ghi
số ml kali pemanganat đã dùng (n).
Tính kết quả:
Hàm lƣợng mangan (x), tính bằng mg/l theo cơng thức:
x

0,11 x n x 1000
V

Trong đó:
n - lƣợng pemanganat 0,01 N đã dùng, ml
0,11 - số mg Mn++ tƣơng đowng với 1ml kali pemanganat 0,01 N.
V - thể tích nƣớc lấy để phân tích, ml.
* Chất thải rắn: Kế thừa tài liệu của nhà máy kết hợp với điều tra, quan sát
thực địa.
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp
17



Số liệu sau khi đƣợc phân tích sẽ đƣợc so sánh với các tiêu chuẩn về
mơi trƣờng khơng khí, nƣớc, ngồi ra kết quả cịn đƣợc so sánh với kết quả
của báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của nhà máy trƣớc khi tiến hành
hoạt động sản xuất. Từ đó đánh giá đƣợc mức độ ơ nhiễm do hoạt động sản
xuất của nhà máy đến môi trƣờng.
Các tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đƣợc áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tiêu chuẩn mơi trường về
khơng khí
- Các tiêu chuẩn, quy phạm đƣợc áp dụng trong quá trình lấy mẫu và lỹ
thuật phân tích: TCVN 5067-1995, TCVN 5968-1995, TCVN 5970-1995,
TCVN 5971-1995, TCVN 5972-1995, TCVN 5976-1995, TCVN 5977-1995,
TCVN 5978-1995, TCVN 6750-2000, Quy trình sử dụng vận hành thiết bị kỹ
thuật lấy mẫu hiện trƣờng và phân tích phịng thí nghiệm.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đê đánh giá kết quả đo đạc:
+ QCVN 05: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lƣợng khơng khí xung quanh.
+ QCVN 06 : 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong khơng khí xung quanh.
+ QCVN 19 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
+ QCVN 23 : 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất xi măng.
+ QCVN 26 : 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trƣởng
Bộ Y tế về việc ban hành nồng độ các chất cho phép trong cơ sở sản xuất.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tiêu chuẩn môi trường nước
- Các tiêu chuẩn, quy phạm đƣợc áp dụng trong quá trình lấy mẫu và kỹ
thuật phân tích: TCVN từ 5992 đến 6002-1995, TCVN 5987 đến 5989-1995,
TCVN từ 4556 đến 4581-1998, TCVN 6620-2000, TCVN 6658-2000.
18



×