Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phát sinh đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn làng nghề sản xuất hoa vải lụa báo đáp xã hồng quang huyện nam trực tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
============o0o============

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HOA VẢI LỤA
BÁO ĐÁP XÃ HỒNG QUANG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 306
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. LÊ PHÚ TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHÚ XUYÊN
KHÓA HỌC: 2012 – 2016

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tiễn của các trường đại học ở nước ta nói chung và trường Đại học Lâm nghiệp
nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn khơng thể thiếu của sinh viên
cuối khóa. Đây là q trình giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề
nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng
tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo cử nhân Khoa học mơi trường có đủ
năng lực, sáng tạo và có khả năng cơng tác. Được sự nhất trí của Trường Đại
học Lâm nghiệp, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường,
Bộ môn Kỹ thuật môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, đề xuất giải pháp quản lý chất thải


rắn làng nghề sản xuất hoa vải lụa Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định ”. Trong thời gian triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi
trường, Bộ môn Kỹ thuật môi trường đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo ThS. Lê Phú Tuấn cùng các bác, anh chị trong Uỷ ban nhân dân xã Hồng
Quang.
Mặc dù, đã có rất nhiều cố gắng, xong do thời gian thực hiện còn hạn hẹp,
năng lực, kinh nghiệm cũng như chun mơn cịn hạn chế nên đề tài của tơi
khơng tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các quý thầy, cô giáo và các nhà chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phú Xuyên

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn ......................................................................... 3
1.1.1. Chất thải rắn và các khái niệm liên quan ............................................. 3

1.1.2. Phân loại và thành phần chất thải rắn .................................................. 4
1.1.3. Tác hại của chất thải rắn ...................................................................... 5
1.1.4. Khái niệm và phân loại làng nghề ....................................................... 6
1.1.5. Phát triển làng nghề và tác động đến ô nhiễm môi trường .................. 8
1.2. Khái quát về nghề làm hoa vải lụa ........................................................... 12
1.2.1. Lịch sử phát triển trên thế giới........................................................... 12
1.2.2. Lịch sử phát triển hoa vải lụa tại Việt Nam....................................... 14
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 15
2.4.2. Phương pháp xác định thành phần, khối lượng riêng chất thải rắn ... 17
2.4.3. Phương pháp xác định lượng chất thải rắn phát sinh ........................ 18
2.4.4. Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ........... 19
2.4.5. Phương pháp phân tích xử lý thống kê .............................................. 19
2.4.6. Phương pháp biểu diễn kết quả nghiên cứu....................................... 20
2.4.7. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 20
CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................... 21
ii


3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 21
3.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn................................................................ 23
3.1.3. Các nguồn Tài nguyên Môi trường ................................................... 24
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 25

3.2.1. Về kinh tế ........................................................................................... 25
3.2.2. Về xã hội ............................................................................................ 25

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
4.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất .... 29
4.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt...................................... 29
4.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sản xuất ....................................... 37
4.1.3. Kết quả phân tích khối lượng riêng của chất thải rắn........................ 40
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn ........................................... 40
4.2.1. Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn .................................... 40
4.2.2. Hiện trạng xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ......................................... 43
4.3. Kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng........................................................... 44
4.3.1. Kết quả khảo sát về thực trạng môi trường ....................................... 44
4.3.2. Kết quả khảo sát về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn ....... 46
4.4. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn .............................. 50
4.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn cho khu vực ............................... 51
4.5.1. Giải pháp quản lý chất thải rắn tại nguồn .......................................... 51
4.5.2. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật ........................................................... 53
4.5.3. Giải pháp giáo dục – Truyền thơng ................................................... 62
4.5.4. Giải pháp quản lý chính sách ............................................................. 62
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ .............................. 64
5.1. Kết luận..................................................................................................... 64
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 64
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCN

Cụm công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải răn sinh hoạt

CTRSX

Chất thải rắn sản xuất

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới


UBND

Ủy ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề .......... 10
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của Báo Đáp ................................................... 22
Bảng 3.2 Hiện trạng số hộ làm nghề tại Báo Đáp ............................................... 26
Bảng 4.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt qua điều tra.................... 29
Bảng 4.2 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của hộ gia đình ..................... 30
Bảng 4.3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khối cơ quan ............... 30
Bảng 4.4 Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình ................. 31
Bảng 4.5 Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn tại chợ hôm ..................... 33
Bảng 4.6 Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn tại bãi chôn lấp ................ 34
Bảng 4.7 Thành phần chất thải rắn trên địa bàn nghiên cứu............................... 36

Bảng 4.8 Tỷ lệ số hộ làm nghề trên địa bàn nghiên cứu ..................................... 39
Bảng 4.9 Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh ................................................ 40
Bảng 4.10 Kết quả phân tích khối lượng riêng chât thải rắn .............................. 40
Bảng 4.11 Nhân lực và phân bổ nhân lực trong công tác thu gom ..................... 41
Bảng 4.12 Mức phí thu gom rác thải trên địa bàn thơn ...................................... 43
Bảng 4.13 Loại hình xử lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn nghiên cứu ........ 43
Bảng 4.14 Mức điểm trung bình đánh giá mức độ ơ nhiễm ............................... 45
Bảng 4.15 Mức điểm trung bình về nguyên nhân gây ô nhiễm .......................... 45
Bảng 4.16 Kết quả dự tính khối lượng rác sinh hoạt đến năm 2030 .................. 51
Bảng 4.17 Ưu khuyết điểm của các phương án được đề xuất ............................ 54
Bảng 4.18 Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các phương án đề xuất....... 55
Bảng 4.19 Mức độ an tồn đối với mơi trường của các phương án .................... 56
Bảng 4.20 Đánh giá về mức độ tác động xã hội của các phương án đề xuất ..... 56
Bảng 4.21 Đánh giá chung về các phương án được đề xuất ............................... 57
Bảng 4.22 Phân loại bãi chơn lấp theo diện tích ................................................ 58
Bảng 4.23 Khoảng cách tối thiểu từ vành đai cơng trình tới các bãi chôn lấp ... 59

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ lệ phân loại ngành nghề sản xuất chính tại nơng thơn Việt Nam ..... 8
Hình 1.2 Tỷ lệ người mắc bệnh của các làng nghề và làng khơng làm nghề tại
Hà Nam................................................................................................................ 11
Hình 3.1 Vị trí Báo Đáp trong huyện Nam Trực ................................................ 21
Hình 4.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn .................... 29
Hình 4.2 Thành phần chất thải rắn hộ gia đình ................................................... 32
Hình 4.3 Thành phần chất thải rắn tại chợ hơm .................................................. 33
Hình 4.4 Thành phần chất thải rắn tại bãi chôn lấp tập trung ............................. 35
Hình 4.5 Thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình, chợ hơm và bãi chơn lấp .... 35

Hình 4.6 Thành phần chất thải rắn tại Báo Đáp .................................................. 37
Hình 4.7 Sơ đồ quy trình sản xuất hoa vải lụa cơ bản ........................................ 38
Hình 4.8 Tỷ lệ dịch vụ thu gom rác qua điều tra ................................................ 42
Hình 4.9 Tổng điểm đánh giá mức độ ô nhiễm các thành phần môi trường ...... 44
Hình 4.10 Tổng mức điểm đánh giá nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường ...... 44
Hình 4.11 Tỷ lệ nguyên nhân vứt rác bừa bãi qua điều tra ................................. 46
Hình 4.12 Tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ chứa rác qua điều tra ........................... 47
Hình 4.13 Tỷ lệ cách xử lý rác sinh hoạt hộ gia đình qua điều tra ..................... 48
Hình 4.14 Tỷ lệ khối cơ quan hiểu biết về chương trình phân loại rác tại nguồn
............................................................................................................................. 49
Hình 4.15 Tỷ lệ khối cơ quan chấp nhận tham gia chương trình phân loại rác tại
nguồn ................................................................................................................... 49
Hình 4.16 Tỷ lệ dụng cụ chứa rác khối cơ quan ................................................. 49
Hình 4.17 Tỷ lệ cách xử lý rác thải khối cơ quan ............................................... 49
Hình 4.18 Cách phân loại rác thải theo nguồn gốc phát sinh ............................. 51
Hình 4.19 Hình ảnh thùng và túi nilon đựng rác ................................................ 52
Hình 4.20 Quy trình quản lý bãi chơn lấp hợp vệ sinh ....................................... 60

vi


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
=====================o0o=====================

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
I. Tên khóa luận: “Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, đề xuất giải pháp quản lý
chất thải rắn làng nghề sản xuất hoa vải lụa Báo Đáp xã Hồng Quang, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định”
II. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phú Xuyên

1. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Phú Tuấn
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý chất thải rắn cho làng nghề Báo Đáp góp phần bảo vệ mơi
trường và phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được thực trạng phát sinh chất thải rắn tại làng nghề;
 Đánh giá được công tác quản lý chất thải rắn của làng nghề;
 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho làng nghề.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên, khóa luận tiến hành các nội
dung như sau:
 Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn sản xuất.
 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn của làng nghề.
 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho khu vực nghiên cứu.
4. Kết quả đạt đƣợc
 Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho thấy rằng Báo Đáp có
những thuận lợi khó khăn như sau:

vii


 Về điều kiện tự nhiên: Báo Đáp có vị trí thuận lợi trong huyện Nam
Trực, gần trung tâm thành phố Nam Định và các trục đường đi qua các
huyện của tỉnh như huyện Nghĩa Hưng, huyện Giao Thủy, huyện Trực
Ninh…là cầu nối trong việc trao đổi hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, các
tuyến đường trong làng nghề còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu
lưu thơng hàng hóa. Đất đai thuận lợi cho trồng lúa nước với 2 vụ/năm,

hệ thống thủy lợi tương đối đồng đều góp phần phát triển nông nghiệp
trên địa bàn.
 Về kinh tế xã hội: Phần lớn các hộ gia đình là giáo dân và làm nghề hoa
vải lụa, đây cũng là thế mạnh của làng nghề trong việc liên kết các hộ để
sản xuất theo dây chuyền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày
càng mạnh. An ninh trật tự luôn được đảm bảo. Do đa phần người dân là
công giáo nên việc tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng đến
các giáo dân gặp nhiều khó khăn.
 Hiện nay, ô nhiễm môi trường làng nghề chưa ở mức nghiêm trọng. Tuy
nhiên, theo phản ánh của người dân vấn đề rác thải đang gây bức xúc cần
có biện pháp quản lý.
 Qua q trình tiến hành phân tích chất thải rắn thực tế trên địa bàn làng
nghề khóa luận đạt được những kết quả như sau:
 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, chợ, cơ quan
trường học, đường làng ngõ xóm trong đó hộ gia đình chiếm lượng lớn
nhất 78,93%, chợ chiếm 3,01%, khối cơ quan trường học chiếm 5,17%,
đường làng ngõ xóm chiếm 12,89%. Lượng rác phát sinh trung bình là
0,56 kg/ngày/người.
 Chất thải rắn sản xuất phát sinh trung bình 6,24 kg/ngày/hộ.
 Thành phần chất thải rắn tại Báo Đáp bao gồm: Chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học chiếm 45,93%, nhựa chiếm 14,21%, kim loại chiếm tỷ lệ thấp
nhất 1,3% và một số thành phần khác ở mức trung bình. Dự báo đến năm
2030 lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đạt 3,38 tấn/ngày.
 Tình hình quản lý rác cịn nhiều bất cập, tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt
86,96%. Công tác quản lý chưa được thống nhất từ cấp chính quyền đến
nhân dân. Người dân dần có ý thức tốt về vệ sinh môi trường và thu gom

viii



rác thải sinh hoạt , tuy nhiên việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực
hiện.
 Phương pháp thu gom rác thải vẫn cịn thơ sơ, chưa được quan tâm đầu
tư một cách thích đáng, các trang thiết bị tự chế khơng đảm bảo an tồn
trong q trình vận chuyển rác.
 Phương pháp xử lý còn nhiều hạn chế chủ yếu là đốt và chôn lộ thiên
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
 Người dân chưa thực sự hiểu biết nhiều về tác động của chất thải rắn đến
môi trường và phân loại chất thải rắn tại nguồn.
 Khóa luận đã đề xuất được một số giải pháp như sau:
 Giải pháp quản lý chất thải rắn tại nguồn: khóa luận đưa ra quy trình
phân loại rác sinh hoạt bằng việc sử dụng các loại dụng cụ chứa rác có
màu khác nhau để phân thành rác hữu cơ và rác vô.
 Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật: Khóa luận đề xuất phương án chơn lấp
hợp vệ sinh và chế biến rác thành phân compost sau khi đã phân loại rác
tại nguồn
 Giải pháp giáo dục – truyền thông: Tuyên truyền nâng cao nhận thức
người dân trong phân loại rác thải để bảo vệ cảnh quan mơi trường.
 Giải pháp quản lý chính sách: Sử dụng các văn bản luật trong việc quản
lý thu gom rác thải, đầu tư nguồn nhân lực có chun mơn về môi
trường, xây dựng các dự án phân loại chất thải rắn tại địa phương.
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phú Xuyên

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nơng thơn nói riêng. Nhiều
làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy
mô và kỹ thuật cao hơn, việc sản xuất hàng hóa khơng những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn cho xuất khẩu sang các quốc gia vùng lân cận với giá trị
ngày càng tăng.
Tại Nam Định, theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là: Xây
dựng nền kinh tế có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu chuyển dịch theo
hướng tích cực, trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và xây
dựng nơng thơn mới. Trong đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt từ 10,5-11%/năm; giá trị sản xuất tiểu
thủ công nghiệp chiếm khoảng 19-20% tổng giá trị ngành công nghiệp của tỉnh.
Hàng năm, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 2.000-3.000 lao động. Tập trung
đầu tư phát triển nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cả về hạ tầng, trang
thiết bị, đào tạo nhân lực [10]. Cũng theo đó Đảng ủy UBND huyện Nam Trực
từng bước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của huyện. Là một xã duy nhất
có nghề làm hoa vải lụa, Báo Đáp - Hồng Quang không ngừng đầu tư máy móc,
trang thiết bị, nhân lực phân đấu tăng giá trị sản xuất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
thị trường, từng bước xây dựng nông thôn mới theo đúng các tiêu chí chung của
nhà nước đề ra. [11]
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là
vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm
gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà
khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các
làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản
lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với khơng ít làng nghề,
sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, nhưng môi trường ngày càng ô nhiễm trầm
trọng. Theo kết quả đánh giá ô nhiễm tại 63 làng nghề do Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Nam Định tiến hành, các loại hình sản xuất cơ khí, dệt may, tẩy

nhuộm, thủ cơng mỹ nghệ, mây tre đan, chế biến lương thực-thực phẩm đang
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường. Các kết quả quan trắc cho thấy thông
số BOD5, COD, tổng N và tổng P tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đều vượt
1


ngưỡng cho phép từ 2 đến 7 lần, trong khi thơng số NH3 trong khơng khí vượt từ
1,5 đến hơn 13 lần, chất thải rắn không được thu gom xử lý gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. [12]
Báo Đáp là một trong những làng nghề truyền thống của huyện Nam Trực
với việc sản xuất hoa vải lụa, đèn ông sao. Hiện nay, theo quyết định quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Trực và tỉnh Nam Định, Báo
Đáp đang dần mở rộng quy mô theo hướng cơng nghiệp hóa sử dụng máy móc
tự động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng công suất làm việc. Khi quá
trình sản xuất phát triển thì chất thải cũng không ngừng gia tăng cả về thành
phần, số lượng, mức độ độc hại…lại càng gây áp lực đến môi trường. Do đặc
thù ngành nghề, làng Báo Đáp đang bị ô nhiễm bởi vấn đề CTR, khi vào thời
gian cao điểm của sản xuất hàng hóa, lượng CTR sản xuất phát sinh từ 100-200
kg/hộ/ngày vải vụn, giấy, nilon các loại, mùi hóa chất nồng nặc từ vải và keo
nến. Mặt khác, cơng tác quản lý CTR cịn nhiều bất cập, rác thải chưa được phân
loại, thu gom và xử lý triệt để, chủ yếu là các bãi rác tự phát, đốt lộ thiên do vậy
ngày càng trở nên quá tải lan tràn xuống khu vực đất nông nghiệp gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Quản lý chất thải rắn cho làng nghề từ quá trình tái chế, phân loại đến khâu
thu gom vận chuyển và xử lý là vấn đề cấp thiết đối với Báo Đáp. Bởi vậy tôi đã
chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, đề xuất giải pháp quản lý chất
thải rắn làng nghề sản xuất hoa vải lụa Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Chất thải rắn và các khái niệm liên quan
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 Quy định về quản lý
chất thải và phế liệu. Khóa luận đưa ra một số khái niệm như sau: [8]
Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi khơng cịn hữu dụng hay
khi khơng muốn sử dụng.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Khái niệm về quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức khoẻ con người.
Thu gom chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm xử lý hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Lưu giữ chất thải rắn
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển
đến cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp cuối cùng.

Phân loại chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình
quản lý khác nhau.
3


1.1.2. Phân loại và thành phần chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn
Các loại chất thải rắn thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
 Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
 Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ
vụn, cao su, chất dẻo…
 Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn cơng
nghiệp…
 Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
 Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…
 Chất thải trực tiếp của người và động vật là phân.
 Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
 Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ
cháy khác trong gia đình, trong kho của các cơng sở, cơ quan, xí nghiệp,
các loại xỉ than.
 Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao…
 Theo mức độ nguy hại phân ra thành chất thải nguy hại và chất thải không

nguy hại.
Thành phần chất thải rắn [15]
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất
tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Chất thải rắn nói chung là một khối hỗn hợp khơng đồng nhất và phức tạp
của nhiều vật chất khác nhau. Tùy theo cách phân loại, mỗi loại chất thải rắn có
một số thành phần đặc trưng nhất định. Thành phần của chất thải rắn đô thị bao
gồm mọi thứ chất liệu từ nhiều nguồn gốc khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, y
tế, xây dựng, chăn nuôi, xác chết, rác đường phố…)
4


Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:
 Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ (50,27-62,22%)
 Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ…
 Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900 kcal/kg).
1.1.3. Tác hại của chất thải rắn
Tác hại của chất thải rắn đến môi trường [15]
 Môi trường đất
Chât thải rắn nằm rải rác khắp nơi không được thu gom sẽ lưu giữ lại trong
đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon làm
thay đổi cơ cấu và ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất.
Nhiều loại chất thải như xỉ than, vơi vữa… làm cho đất bị đóng cứng, khả
năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
 Mơi trường nước
Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa các chất thải
này sẽ theo dòng nước chảy và hòa lẫn trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,
sơng ngịi, gây ơ nhiễm nguồn nước mặt và các thủy vực. Khi các thủy vực bị ơ
nhiễm hoặc chứa nhiều dầu mỡ có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh
vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của

các tầng nước kém, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật
thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác thải chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân
cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước
mưa thấm qua thì cũng có thể gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
 Mơi trường khơng khí
Các trạm hoặc bãi trung chuyển rác xen kẽ với khu vực dân cư là nguồn
gây ô nhiễm môi trường khơng khí do mùi hơi từ rác, bụi cuốn lên khi xử lý rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chơn lấp chất thải rắn thì mùi hơi thối, mùi khí metan, các khí
độc hại từ các chất thải nguy hại gây ơ nhiễm khơng khí.
Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người

5


Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động
đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng theo đúng các quy định về kỹ thuật
chơn lấp và xử lý thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan
truyền dịch bệnh nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của
tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần
bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại
khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
1.1.4. Khái niệm và phân loại làng nghề
Khái niệm về làng nghề [3]
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn
để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời

sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế
biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến
nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người
chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề,
hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang
tính chất chun mơn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang
nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Theo GS.TS Đặng Kim Chi, 2005 “Làng nghề là làng nơng thơn Việt Nam
có ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao
động và thu nhập so với nghề nơng”.
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một
làng ở nơng thơn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý kiến
thống nhất ở một số tiêu chí sau:
 Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong
năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu
đồng;

6


 Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên,
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nơng nghiệp ở làng ít nhất đạt 30%
so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động;
 Sản phẩm phi nơng nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và
do người trong làng tham gia.
Theo thông tư 46/2011quy định về bảo vệ mơi trường làng nghề thì làng
nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau

đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [14]
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí cơng nhận làng nghề
gồm có 3 tiêu chí sau: [1]
 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị cơng nhận.
 Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước.
Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như sau:
 Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới
 Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
 Theo quy mơ sản xuất, theo quy trình cơng nghệ
 Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
 Theo mức độ sử dụng nguyên nhiên liệu
 Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển

7


15%

Thủ công mỹ nghệ

Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ

4%

39%

5%

Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

Vật liệu xây dựng và khai thác
đá

17%

Tái chế phế liệu

20%
Nghề khác

Hình 1.1 Tỷ lệ phân loại ngành nghề sản xuất chính tại nơng thơn Việt Nam
Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm ngành
nghề sản xuất chính (hình 1.1): Thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ,
chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ), chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến
lương thực thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu
xây dựng và khai thác đá; tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nơng cụ như cày
bừa, đóng thuyền, làm hàng mã, hoa vải lụa, đèn ông sao, làm quạt giấy…). [2]
1.1.5. Phát triển làng nghề và tác động đến ô nhiễm môi trƣờng
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ cơng
mà cịn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những
thợ thủ cơng có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng.
Ngồi ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung
những tinh hoa trong sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất không
chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn bao gồm các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ

cúng, dụng cụ sản xuất,… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường khu vực
lân cận.
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Q trình cơng
8


nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nơng thơn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập
bình qn của người dân nơng thơn, các cơng nghệ mới đang ngày càng được áp
dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được
khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và
thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014,
số làng nghề và làng có nghề ở nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền
thống được cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748
làng. Các làng thu hút khoảng 10 triệu lao động.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm dân
cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát triển làng nghề
giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập trung vào những
khu vực nơng thơn đơng dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao
động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu
tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 30% và miền nam (khoảng 10%). [16]
Tuy nhiên, mặt trái của các làng nghề nơng thơn cũng cịn nhiều, nhất là
tình trạng gây ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải rắn thải ra các vùng quê
gây ô nhiễm môi trường nước, khơng khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật
ni và sức khỏe người dân. Theo thống kê, tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử
lý nước thải, chất thải độc hại chỉ đạt 4,1%. Theo quy định, để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, đối với các làng nghề không thể đầu tư, áp
dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi

trường tương ứng thì phải di dời vào CCN hoặc khu chăn nuôi, khu sản xuất tập
trung bên ngoài khu dân cư. Tuy nhiên, đến nay số làng nghề được quy hoạch
trong CCN làng nghề là rất ít (47 làng nghề) nên tình hình xử lý chất thải tại các
làng nghề nhiều nơi còn bị bỏ ngỏ, CTNH phát sinh từ các hoạt động sản xuất
làng nghề chưa được phân loại, tái chế, tái sử dụng hợp lý càng ảnh hưởng đến
môi trường. [2]

9


Bảng 1.1 Đặc trƣng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình
sản xuất
1. Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn ni,
giết mổ.

Các dạng chất thải
Khí thải

CTR

Bụi, CO, SO2, COD, BOD5, SS, Xỉ than, CTR
NOx, CH4
tổng N, tổng P,
từ nguyên liệu
Coliform và trong
nước ngầm là

COD, TS, NH4+

2. Dệt nhuộm, Bụi, CO, SO2,
ươm tơ, thuộc NOx, hơi axit,
da.
hơi kiềm,
dung môi
3. Thủ công
- Bụi, CO,
mỹ nghệ:
SiO2, SO2,
Gốm xứ; sơn NOx, HF,
mài; gỗ mỹ
THC
nghệ; chế tác - Bụi, hơi
đá.
xăng, dung
môi, oxit Fe,
Zn, Cr, Pb
4. Tái chế:
- Bụi, SO2,
giấy; kim
H2S, hơi
loại; nhựa.
kiềm,
- Bụi, CO, hơi
kim loại, hơi
axit, Pb, Zn,
HF, HCl,
THC, hơi

dung môi
5. Vật liệu
xây dựng,
khai thác đá.

Nƣớc thải

BOD5, COD, độ
màu, tổng N, hóa
chất, thuốc tẩy,
Cr6+,
BOD5, COD, SS,
độ màu, dầu mỡ
công nghiệp

Xỉ than, tơ sợi,
vải vụn, cặn,
bao bì hóa chất

pH, BOD5, COD,
SS, tổng N, tổng
P, độ màu
COD, SS, dầu
mỡ, CN-, kim loại
BOD5, COD,
tổng N, tổng P,
độ màu, dầu mỡ,
hóa chất, thuốc
tẩy, Cr6+
Bụi, CO, SO2, SS, Si, Crom

NOx, HF,
THC

Bụi giấy, tạp
chất từ giấy
phế liệu, bao bì
hóa chất
Xỉ than, rỉ sắt,
vụn kim loại
nặng
Nhãn mác, tạp
khơng tái sinh,
cao su
Xỉ than, xỉ đá,
đá vụn

Xỉ than, phế
phẩm, cặn hóa
chất

Ơ nhiễm
khác
Ô nhiễm
nhiệt, độ
ẩm

Ô nhiễm
nhiệt, độ
ẩm, tiếng
ồn

Ô nhiễm
nhiệt

Ô nhiễm
nhiệt

Ô nhiễm
nhiệt,
tiếng ồn,
độ rung

[Nguồn: Võ Đình Long , Nguyễn Văn Sơn, 2008]

Tác động của ơ nhiễm mơi trường làng nghề
Trong vịng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có
nguồn gốc từ ơ nhiễm mơi trường. Hàng loạt các bệnh hô hấp, đường ruột,
truyền nhiễm, bệnh phụ khoa… có nguy cơ tăng cao, trong đó yếu tố mơi trường
sống là tác nhân truyền bệnh. Một số làng ung thư, làng bệnh tật đã xuất hiện ở
10


vùng nông thôn. Những bệnh “nan y” thường chỉ phổ biến ở khu vực đô thị, nơi
phải chịu nhiều chất độc hại thì nay có nguy cơ trở thành “vấn nạn” ở vùng nông
thôn.

Tỷ lệ mắc (%)

Tại các làng nghề tái chế kim loại cả nước, ơ nhiễm khơng khí do sự phát
thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại… trong
quá trình sản xuất đã gây ra các bệnh phổ biến như bệnh hô hấp, bụi phổi và

bệnh về thần kinh. Các bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh phổi thơng thường, bệnh
tiêu hố, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, lao phổi (0,4-0,6%) và ung thư phổi
(0,35-1%).
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

79,5
52,4

78,3

Làng làm
nghề

47,6

12,5
Đau mắt

Tiêu chảy

21,9


Làng khơng
làm nghề

Ngồi da

Nhóm bệnh

Hình 1.2 Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh của các làng nghề và làng không làm nghề
tại Hà Nam
Ô nhiễm nước tại các làng nghề cũng làm gia tăng tỷ lệ người mắc các
bệnh về tiêu hóa, bệnh đau mắt và bệnh ngoài da. Một nghiên cứu tại Hà Nam
cho thấy tại các làng có nghề tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn các làng không làm
nghề điển hình là bệnh tiêu chảy tại làng có nghề đạt gần 80% (nhóm bệnh tiêu
chảy) trong khi tỷ lệ người mắc bệnh tại làng không làm nghề rất thấp 12,5%.
Tương tự đối với bệnh đau mắt và bệnh ngoài da tỷ lệ mắc bệnh đều cao hơn các
vùng không làm nghề.
Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại làng nghề
Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào
nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia
tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành
phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính
như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, chai lọ thủy tinh, nhựa nilon, vỏ bao
bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại, vải vụn…Tuy nhiên, chất thải rắn
11


ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới
cảnh quan mơi trường, gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước và đất. Mặc dù
đã có nhiều nỗ lực nhưng hầu hết các làng nghề chưa thiết lập một hệ thống thu

gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR một cách hồn chỉnh. Tình trạng CTR
sản xuất được thu gom chung với rác thải sinh hoạt còn khá phổ biến, khâu xử lý
chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt lộ thiên.
Hiện nay, đối với chất thải rắn từ hoạt động sản xuất, một số làng nghề
bước đầu đã có sự phân loại để tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, phần còn
lại được thu gom tập trung mang đi chôn lấp tại bãi thải hoặc bằng các lị đốt thủ
cơng. Ngồi ra, cịn một lượng khơng nhỏ CTR đổ thải tự do trong khuân viên
hộ làm nghề và nơi công cộng. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm, phần CTR không được tận thu thường xả bừa bãi vào môi trường. Chất
thải rắn tại các làng nghề tái chế phế liệu như tái chế giấy, nhựa, kim loại với
các thành phần phức tạp, khó phân hủy thường được xử lý bằng phương pháp
đốt hoặc mang đi chôn lấp. Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, lượng chất thải rắn
sản xuất phát sinh không nhiều, hầu hết được tận thu, phần cịn lại được chơn
lấp hoặc đốt thủ công.
Trên địa bàn cả nước, một số địa phương đã có sự quan tâm đến cơng tác
xử lý CTR, một số khu xử lý CTR tập trung cho cụm công nghiệp làng nghề đã
được xây dựng và đi vào hoạt động. Một số mơ hình xử lý chất thải đã được
nghiên cứu và áp dụng đối với một số loại hình làng nghề như dệt nhuộm, chế
biến nơng sản thực phẩm, tái chế… Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sạch hơn
cũng được nghiên cứu áp dụng thí điểm tại một số làng nghề như sản xuất gạch
gốm, cơ kim khí… đã mang lại hiệu quả thiết thực giảm thiểu lượng rác thải
phát sinh, giảm áp lực cho quá trình thu gom và xử lý, nâng cao hiệu quả kinh tế
và bảo vệ môi trường. [2]
1.2. Khái quát về nghề làm hoa vải lụa
1.2.1. Lịch sử phát triển trên thế giới
Hoa lụa là loại hoa được làm từ các vật liệu nhân tạo. Vật liệu nhân tạo có
thể là vải, đất sét, nhựa, sứ, da…Hoa lụa có thời gian sử dụng lâu hơn hoa tự
nhiên, ít tốn kém, đầy đủ các chủng loại màu sắc và thường khơng làm dị ứng
như các lồi hoa thật. Hoa lụa có thể được tùy chỉnh thiết kế đa dạng mẫu mã
cho phù hợp với tất cả những người yêu thích. Thông qua các thế hệ, con người

đã sử dụng vật liệu khác nhau để làm cho hoa lụa thêm phong phú đẹp mắt.
12


Người Ai Cập sử dụng các loại vải tô sơn để làm hoa; người Trung Quốc sử
dụng giấy gạo; người La Mã dùng vàng và bạc. Trong khi khu vực Nam Mỹ lại
sử dụng các bộ lông chim màu sắc rực rỡ để trang trí. [17]
Theo Sara Hemson, 2010 lịch sử phát triển hoa vải lụa trải qua các giai
đoạn như sau: [13]
Trước thế kỷ 16 (1501-1600), hoa được sử dụng để trang trí theo mục đích
nhất định như trang trí nhà thờ sử dụng các loại hoa phục vụ nghi lễ đặc biệt
trong các triều đại Henry VII (1485-1509) và Henry VIII (1509-1547). Theo
thời gian, các nhà thờ được dần được trang trí bằng nhiều loại hoa khác nhau
chủ yếu là hoa hồng, hoa oải hương, hoa ngựa bạch, dây thường xn, hoa bulơ,
và các lồi họ cau dừa…
Vào thế kỷ thứ 17 triều đại vua James I (1603-1625) sử dụng các loại hoa
vải như đồ trang sức được gắn trên vạt áo, cánh tay hay cổ áo hay trong các cuộc
diễu hành… cả hai giới đàn ông và phụ nữ mặc trên mình những bộ quần áo có
gắn hoa loại hoa được sử dụng là hoa hồng, hoa anh thảo vàng nhạt, thủy tiên,
và một số loài hoa khác. Đầu những năm 1800 các loại hoa vải được sử dụng
vào ngày chủ nhật và ngày lễ cưới ở các vùng quê. Họ sử dụng để trang trí trong
nhà và ngoài đường hay cả trang phục của họ.
Trong thế kỷ 18 (1701-1800) nghệ thuật làm hoa vải phát triển đến mức
cao nhất với đầy đủ các màu sắc và chủng loại, các loại chính được sử dụng trao
đổi thương mại là hoa hồng tây, hoa thuốc phiện, hoa ngũ sắc, cây tai gấu…
Trong những năm đầu của thập niên 19 (1801-1900), hoa và những loài cây
thân xanh được kết hợp với nhau để trang trí các tịa nhà lớn trụ sở chính, lâu
đài… Hoa vải trở nên phổ biến hơn và được thương mại nhiều hơn theo mục
đích sử dụng. Nửa sau của thế kỷ 19, các nghệ nhân tìm cách thiết kế hoa để bàn
và những năm sau đó những thảm cỏ nhân tạo được làm hồn tồn bằng hoa có

thể trải trong diện tích rộng đáp ứng nhu cầu thị trường
Năm 1870, hoa vải lại được bày trong các bàn tiệc sang trọng trông giống
như khu rừng nhiệt đới thu nhỏ với các loài cọ dừa, dương xỉ…
Đến nay, hoa vải lụa được phát triển mạnh tại các nước phương Đông như
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản nhập khẩu sang khu vực phương Tây. Mẫu mã
đa dạng, sản phẩm và chất lượng được nâng cao.

13


1.2.2. Lịch sử phát triển hoa vải lụa tại Việt Nam
Hoa vải lụa được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và
phát triển mạnh trong những năm đầu thế kỷ 21. Trong đó khu vực thành phố
Hồ Chí Minh là nơi phát triển mạnh nhất, quá trình được lan rộng và phát triển
sang vùng lân cận. Từ xa xưa ơng cha sử dụng các lồi thực vật tự nhiên phơi
khô và nhuộm thành những nguyên liệu đơn giản sau đó chế tạo thành những
bơng hoa nhân tạo. Tuy nhiên, hoa không sử dụng được lâu và mẫu mã không
phù hợp. Trong thời CNH-HĐH đất nước, khoa học phát triển, các ngành hóa
chất, sản xuất nhựa phát triển theo đó các sản phẩm từ hoa vải lụa được nâng
cao về màu sắc, mẫu mã cũng như thị trường tiêu thụ.
Báo Đáp là nơi tiếp thu nghề làm hoa vải lụa lâu đời nhất, cũng từ các sản
phẩm mang đính đơn giản, Báo Đáp ngày càng phát triển mạnh với hàng trăm
loại hoa khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường. Hoa vải lụa không chỉ đáp ứng
được những yêu cầu về thẩm mỹ, màu sắc giống hoa thật mà cịn có giá trị sử
dụng lâu dài và giá cả hợp lý nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hoa vải lụa là mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ quanh năm nên đã góp phần
không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động trong làng và các vùng
lân cận. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa những người thợ làng nghề Báo
Đáp đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật góp phần làm đẹp cho đời, giữ gìn
nghề truyền thống của ông cha.


14


CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Khóa luận cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý chất thải rắn cho làng nghề Báo Đáp góp phần bảo vệ mơi
trường phát triển bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được thực trạng phát sinh chất thải rắn tại làng nghề;
 Đánh giá được công tác quản lý chất thải rắn của làng nghề;
 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho làng nghề.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên, khóa luận tiến hành các nội
dung như sau:
 Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn sản xuất.
 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn của làng nghề.
 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho khu vực nghiên cứu.
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CTRSH và CTRSX của làng nghề Báo Đáp, xã
Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.4.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (kế thừa tài liệu thứ cấp) là phương

pháp sử dụng những tư liệu đã được công bố bởi các cơng trình nghiên cứu khoa
học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ
quan có thẩm quyền… liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong khóa luận tơi sử
dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thu thập các số liệu như:
 Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu;
15


×