Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tìm hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.14 KB, 50 trang )

I. GIỚI THIỆU
Du lịch là một ngành công nghiệp trên thế giới. Ngành du lịch đóng góp 10% trong tổng số việc
làm, 11 % trong tổng GDP và ước tính tăng 1.6 tỷ trong năm 2020. Thông thường, ngành du lịch
có ảnh hưởng lớn đến con người và tự nhiên. Ngành du lịch mang cả giá trị tích cực lẫn tiêu cực.
Việc phát triển và khai thác du lịch không lành mạnh có thể làm cho môi trường sống và cảnh quan
xuống cấp. Trong khi đó, phát triển và khai thác du lịch lành mạnh sẽ nâng cao ý thức và bảo vệ
văn hoá địa phương đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia và cộng đồng.

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên đang nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khuyến khích
khai thác thiên nhiên có trách nhiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và khám phá thêm các giá
trị về văn hoá cúng như tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch sinh thái cộng đồng là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đôi khi loại hình du lịch này được giải
thích là một loại của du lịch thu hút khách du lịch và là một cách thức để bảo vệ thiên nhiên. Theo
đó đây là một nghành du lịch thị trường được gọi là “du lịch thiên nhiên”. Tuy nhiên, một du lịch
sinh thái đúng nghĩa yêu cầu có đường lối hoạch định mà có khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực
và phát huy các yếu tố tích cực của du lịch thiên nhiên. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du
lịch sinh thái là có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên như bảo tồn môi trường
và đảm bảo lối sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực.
Định nghĩa này không chỉ có ngụ ý chúng ta nên công nhận và ủng hộ cho việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên mà còn là thước đo xã hội của du lịch sinh thái. Thuật ngữ “ Du lịch sinh thái cộng
đồng” xác định thước đo xã hội . Đây là một loại của du lịch sinh thái mà mỗi cộng đồng trong
khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững thông qua việc phát triển và quản lý và góp
phần nào những thuận lợi trong cộng đồng.
Cộng đồng được định nghĩa như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và cơ cấu trong
khu vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa này ngụ ý đến trách niệm và sự ủng hộ của chính quyền địa
phương. Đặc biệt, tại những nơi có nhiều người dân bản địa, họ phải có quyền quản lý đất và tài
nguyên. Du lịch sinh thái cộng đồng nên phát huy sử dụng bền vững và có trách nhiệm sưu tầm.
Tuy nhiên, nó phải bao quát các sáng kiến cá nhân trong cộng động.
Các đặc điểm chung về du lịch sinh thái được tổng kết bởi chương trình môi trường của Liên Hợp
Quốc và Tổ chức du lịch thế giới bao gồm:
- Liên quan đến việc đánh giá về tự nhiên và văn hoá bản địa


- Bao gồm giáo dục và phiên dịch theo yêu cầu của khách du lịch khi cần thiết;
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và các tác động
tiệu cực về văn hoá;
- Đưa ra các cách thức bảo vệ môi trường tại các khu vực tự nhiên, tránh các tác động về lợi nhuận
kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường;
- Cung cấp các lợi nhuận và việc làm liên tục cho người dân tại các địa phương và;
- Nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về trách nhiệm bảo tồn;
Các khái niệm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên sẽ còn nhiều thuận lợi hơn khi đánh
giá về chất lượng và tính chính xác của hành động.
Các quy trình liên quan đến du lịch sinh thái bao gồm các kế hoạch, các nguồn lực và các chiến
lược phát triển, tiếp thị cũng như quản lý cho loại hình du lịch này.
Các hoạt động đặc biệt như dạo bộ, nhiếp ảnh và các chương trình bảo tồn thiên nhiên cũng là một
phần của du lịch sinh thái. Tại một vài điểm du lịch, các hoạt động như săn bắt và câu cá cũng sẽ
được xem là các họat động có ý nghĩa nếu chúng được nghiên cứu và kiếm soát ý thức bảo vệ môi
trường. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân địa phương, sự hỗ trợ vốn tại địa
phương đồng thời là sự khích lệ cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trách nhiệm bảo
tồn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng
đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra
phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh
thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên
cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.
Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ
có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như
Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về
du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.
Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng
có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác

rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.
Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh
thái cộng đồng, bao gồm:
A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không
B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;
C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;
D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.
Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát
triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.
Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một
mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và
xây dựng du lịch:
- là một phần của chiến lược phát triển bền vững
- phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và
- phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố
đảm bảo phù hợp nhất.
Từ đó, các quan điểm này nhằm mục đích phát triển và thúc đẩy du lịch. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên
nhiên tin tưởng rằng du lịch nên duy trì môi trường bền vững, kinh tế ổn định và xã hội công
bằng.Tuy chỉ chiếm số luợng nhỏ trong du lịch toàn cầu nhưng du lịch sinh thái là sự liên hợp của
nhiều mục đích tốt, tạo nhiều thuận lợi cho các nơi được cho là khu vực thiên nhiên kể cả các khu
vực được bảo vệ.
Là một tổ chức bảo tồn, Quỹ WWF quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy
việc bảo tồn thiên nhiên và quá trình xây dựng hệ thống sinh thái. Quỹ WWF tin rằng, việc tham
gia các hoạt động tại cộng đồng địa phương là một phần thiết yếu của điều này, từ đó xây dựng du
lịch sinh thái cộng đồng. Đồng thời, thông qua đó, Quỹ WWF xây dựng các nguyên tắc chung về
công bằng xã hội, tính toàn vẹn văn hoá, chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm hướng dẫn các
chương trình phát triển.
Du lịch sinh thái đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các tổ chức bảo tồn, tổ chức phát triển và
tổ chức du lịch quốc tế và các khu vực như quốc gia bảo tồn, phát triển và tổ chức du lịch, chẳng

hạn như Chương trình môi trưòng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới. Đồng thời,
đã có những nhận định trên thế giới cho rằng du lịch sinh thái cần phải xây dựng xuất phát từ cộng
đồng. Cũng có nhiếu bất cập khi mà xây dựng các hình thái về du lịch sinh thái mà không có yếu
tố cộng đồng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trưòng. Thêm vào đó, cũng có nhiều sáng kiến
về du lịch sinh thái được đưa ra nhưng thất bại vì thiếu các đánh giá, tổ chức, chất lượng và tính
phát huy môi trưòng. Hơn nữa, nhiều quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các sáng kiến du lịch sinh
thái đã được thành lập mà đã thất bại do thiếu thị trường đánh giá, tổ chức, chất lượng và khuyến
mãi.
Du lịch sinh thái vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Cũng không thể nói chỉ du lịch thái mang lại
cơ hội và các thuận lợi. Mà thay vào đó chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết và kiến thức chuyên
sâu về nó.Du lịch sinh thái là một trong số các chiến lược phát triển bền vững ở cả cấp độ cộng
đồng và cả cấp độ quốc tế. Điều này gây ra thách thức cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tất
cả các tổ chức quan tâm đến du lịch sinh thái. Nghiên cứu này sẽ vạch ra một vài định hướng về
du lịch sinh thái.
III.TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

1. Cân nhắc xem du lịch sinh thái là lựa chọn đúng hay sai
1.1.Xem xét về các tiềm năng thu được
Ba nghiên cứu đầu tiên tập trung vào điều kiện và mối quan hệ tại môi trường du lịch sinh
thái trước khi xây dựng sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng.
Du lịch sinh thái cộng đồng nên được xem xét và đánh giá như một mục tiêu cần hướng tới. Theo
đó, vai trò của du lịch bao gồm:
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;
- Khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường và;
- Thúc đẩy ý thức người dân, thuân lợi kinh tế và các biện pháp bảo vệ cho môi trường tự nhiên.
Phải xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và việc khai thác tài nguyên.
Theo đó, cần phải xác định các vấn đề quan trọng như sau:
- Chúng ta phải có các hành động như thế nào? Ai là đối tượng tham gia hành động này? Như thế
nào được hiểu là bảo vệ và tàn phá môi trường? Thách thức đối với mô hình du lịch sinh thái là ý
thức kém của mọi người, cụ thể đó là vì lợi ích mà tỏ ra thờ ơ với môi trường. Điều này thuộc về

mô hình liên quan đến cộng đồng( theo dõi trong nghiên cứu số 4).
- Loại sáng kiến nào cần thiết để thay đổi quan điểm và hành động nhằm đem lại các lợi ích trong
việc bảo vệ môi trường? Du lịch sinh thái mang lại lợi ích gì? Du lịch sinh thái gây tổn hại đến
môi trường như thế nào khi so sánh với các sáng kiến khác?
- Du lịch sinh thái còn có thể gây ra các tác nhân gì nữa? Liệu có thể ngăn chặn hay không?
- Các thêm các giải pháp nào giảm tải nỗ lực nhưng vẫn thu được các kết quả tương ứng hoặc là
tốt hơn không? Điều này cũng yêu cầu như quy định với du lcịh sinh thái trong bối cảnh phát triển
bền vững( theo nghiên cứu số 3).
Việc phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch tại Sabah, Malayxia:
Ở Sabah, Quỹ thiên nhiên hoang dã của Malayxia nỗ lực xây dựng dự án du lịch cộng đồng bền
vững lý tưởng ( MESCOT) dưới sự trợ giúp của Quỹ thiên nhiên hoang dã và Chính phủ Nauy.
Tuy nhiên ở đất nước này liên tục có tình trạng thất thoát về tài nguyên thiên nhiên bởi quả trình
khai thác dầu trái phép. Dự án du lịch sinh thái bền vững lý tưởng nhằm mục đích tạo nguồn thu
lợi nhuận bền vững liên tục. Người dân làng hi vọng Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng
sẽ mang tính khả thi về du lịch sinh thái.
Mô hình này hi vọng sẽ đáp lại mong muốn của dân làng về nhu cầu du lịch sinh thái. Theo đó,
người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện dự án sẽ là các kỹ năng trong cộng đồng để phát triển dự án
thành công.
Các kỹ năng này sẽ bao gồm sự hiếu khách, tài chính, tiếp thị, kỹ năng máy tính và tiếng anh cơ
bản. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên và văn hoá sẽ được đưa vào. Bài học quan trọng sẽ là nghiên
cứu về việc xây dựng các sản phẩm du lịch hiệu quả. Cấu trúc luôn rất quan trọng. Theo đó, việc
phát triển nơi ở, dịch vụ thuyền buồm và các sản phẩm thủ công tại các làng nghề phải được chú
trọng. Những người tham gia sẽ bao gồm thanh niên và đảm bảo cân bằng giữa số lượng nam và
nữ khi tham gia.
Yếu tố quan tâm đầu tiên của khách du lịch sẽ là điều kiện ăn ở. Với con só trên 800 phòng ngủ
được thống kê trong 6 tháng đầu năm, du lich sinh thái có thể mang lại một nguồn thu đáng kể. Từ
kết quả như vậy, các điều phối viên nên chú ý đến việc cung cấp điều kiện ăn ở.
Việc quan tâm đến điều kiện ăn ở là mục tiêu quan trọng của dự án sau khi Quỹ thiên nhiên hoang
dã thế giới ngừng trợ giúp. Chiến lược tiếp thị vẫn duy trì nhiều thách thức. Sự kết nối giữa công

ty lữ hành và các bộ phận khác cũng được xem là quan trọng ở đây. Hỗ trợ cho Dự án du lịch cộng
đồng bền vững lý tưởng, Bộ phát triển nơi ở du lich đã liên tục giúp đỡ phát triển và đẩy mạnh sản
phẩm.
Dự án du lịch cộng đồng bền vững lý tưởng cũng quan tâm đến công tác tài nguyên rừng đang dần
bị thoái hoá tại Malayxia. Việc xây dựng các con đường mòn mang tính nghệ thuật sẽ mang lại các
lợi ích cũng như ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Việc tham gia vào loại hinh du lịch này sẽ
khuyến khích vệ sinh môi trường và nâng cấp thiên nhiên cũng như chương trình tái tạo rừng.
1.2. Kiểm tra các tiền đề phát triển du lịch
Trước khi bắt đầu dự án du lịch sinh thái cộng đồng, tính ổn định tại các địa phương nên
được kiểm tra và các các tiển đề cơ bản cần được đáp ứng.
Một số tiền đề sẽ liên quan đến thực trạng cấp quốc gia nhưng các tiền đề khác sẽ vẫn liên quan
đến các địa phương. Các khía cạnh chính sẽ được kiểm tra như sau:
Các điều kiện phù hợp để phát triển du lịch như sau:
- Khung pháp lý liên quan đến chính trị và kinh tế, tránh kinh doanh du lịch;
- Pháp lý quy định không gây mâu thuẫn trong các nguồn thu từ du lịch tại các địa phương.
- Cấp độ quyền sở hữu tại các địa phương;
- Các cấp độ an toàn cho khách du lịch;
- Giảm thiểu các rủi ro sức khoẻ bằng các dịch vụ y tế và cung cấp nước sạch; và
- Cung cấp các phương tiện thông tin truyền thông cho các địa phương.
Các tiền đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:
- Cảnh quan và động thực vật nên được chú trọng phát triển để thu hút các nhà nghiên cứu và
khách du lịch đến với du lịch sinh thái cộng đồng;
- Hệ thống du lịch sinh thái nên chú trọng tới cấp độ quản lý khách đến thăm, tránh hiện tượng tàn
phá;
- Các địa phương nên nhân biểt về tiềm năng, tỷ lệ rủi ro và các thay đổi của nó;
- Các cấu trúc tiềm năng mang lại du lịch cộng đồng hiệu quả;
- Không ảnh hưởng đến văn hoá và truyền thống bản địa; và
- Đánh giá thị trường theo nhu cầu tiềm năng và phương tiện hiệu quả để tiếp cận.
Các tiền đề phụ thuộc vào hoàn cảnh các địa phương tuy nhiên vẫn có thể thay đổi theo thời gian.
Chẳng hạn như xung đột biên giới Namibia tại Caprivi liên tục ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường

tại khu vực nhưng vẫn có thể hứa hẹn các sang kiến du lịch sinh thái để bình ổn tại khu vực.
Nếu tiền đề này đáp ứng cũng không có nghĩa là hệ thống du lịch sinh thái sẽ thành công, nó chỉ có
giá trị cho quá trình đem ra phân tích đánh giá cho các bước tiếp theo.
Kiểm tra các tiền đề sẽ được đưa ra nghiên cứu. Căn cứ về tiền đề và cách thức kiểm tra nhanh về
tính khả thi trước đó sẽ được áp dụng giữa cho các ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch.
Nhóm bảo vệ thiên nhiên cộng đồng tại Namibia
Tại Namibia, Quỹ thiên nhiên hoang dã chỉ đạo các tổ chức quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện dự
án hỗ trợ công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng đồng. Việc gây quỹ thông qua du
lịch để hỗ trợi phát triển và bảo vệ điaj phương là một phần của dự án.
Trước khi độc lập, các cộng đồng đã không có quyền để quản lý và thu các lợi nhuận từ các sản
phẩm tự nhiên mà chỉ đơn giản là duy trì sự sống. Trường hợp như việc mất mát 97 số dê và cừu
trong một đêm được cảnh báo.
Hiện tượng săn bắt trái phép trên diện rộng đã xảy ra. Người đứng đầu các khu vực này đã đứng ra
bổ nhiệm người bảo vệ rừng dưới sự hỗ trợ từ phía các Tổ chức Phi Chính phủ. Sau khi giành độc
lập, quá trình này đã được thắt chặt hơn bằng các luật lệ được quy định bởi Bộ Môi Trường và Du
lịch. Bộ này sẽ quy định cho các cá nhân về quyền hạn cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng,
quản lý và thu lợi nhuận từ môi trường tự nhiên cũng như du lịch. Theo đó, Cục bảo vệ khu vực
cộng đồng được thành tlập và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên
tại khu vực.
Nhóm bảo vệ sẽ bao gồm các nhóm người muốn làm việc cùng nhau, đưa ra các quyết định cùng
nhau và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai dựa theo điều khoản đặt ra. Chính phủ sẽ duy
trì trách nhiệm tổng quát nhằm đảm bảo bền vững và bảo vệ thống nhất.
Nhóm bảo vệ sẽ tìm ra các cách thứec nhằm bảo vệ du lịch. Tuy nhiên,thuận lợi nhiều nhất về mặt
tài chính phụ thuộc vào khả năng mà được quy định bởi luật pháp. Đó là cách thức liên doanh với
các đơn vị tư nhân nhằm phát huy cách thức bảo vệ và xây dựng các chương trình nhằm kiểm chế
xâm nhập trái phép.
Các hỗ trợ và dẫn dắt liên tục được thực hiện đối với nhóm bảo vệ, chẳng hạn như việc quản lý tài
chính và các hợp đồng đàm phán. Các lợi nhuận đặc biệt thu được từ việc tổ chức các chuyến thăm
sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch sinh thái thông qua việcliên doanh với
các nơi khác. Hiệp hội du lịch cộng đòng tại Namibia đã tạo nên mối liên kết giữa các cộng đồng

với các ngành, các doanh nghiệp bên ngoài. Namibia đã nhận được sự hỗ trợ thông qua việc đào
tạo, các lời khuyên kinh doanh, chiến lược tiếp thị, sự bảo hộ và cả vốn. Hệ thống thông tin và đặt
vé được thiết lập.
Các Kế hoạch lựa chọn du lịch an toàn sẽ đảm bảo định hướng thị trường với chất lượng tốt và tôn
trọng các di sản văn hoá và môi trường. Điều này được phản ánh trong Chính sách du lịch tại
Namibia.
Có các dấu hiệu mang tính khích lệ về việc quản lý du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học. Các sản
phẩm tự nhiên như tê giác đen và voi liên tục tăng lên về số lượng từ khi ứng dụng nó.
1.3. Tuân thủ theo quy tắc hợp nhất
Loại bỏ các quy tắc độc lập, du lịch sinh thái cộng đồng xảy ra trong bối cảnh của nhiều sự
lựa chọn và các chương trình bảo vệ, phát triển bền vững và du lịch đi cùng với trách nhiệm.
Bàn về du lịch sinh thái cộng đồng, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái cộn
đồng đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính
hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp
nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.
Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên
kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như
việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.
Nhìn chung, các hoạt động đa ngành trong địa phương liên tục được khích lệ. Thị trường du lịch
sinh thái dường như nhỏ bé, mang tính nhay cảm cũng như theo mùa vụ và cũng chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn dịnh kinh tế tại các nước
lớn cũng như các nước kế cận. Mặt khác, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ
gây ra cho các ngành khác.
Cùng với sự sáp nhập theo phương ngang nắm giữ trong cộng đồng, sự thành công của các sáng
kiển của du lịch cộng đồng có thể phụ thuộc vào sự sáp nhập cả ở phương dọc ở cấp độ sáng kiến
cấp quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy du lcịh trách nhiệm. Bên cạnh việc liên kết với những cái đã
có, các nỗ lực nên được phát huy nhằm hỗ trợ du lịch sinh thái bao gồm sự phối hợp giữa các bộ
các chính sách du lịch và môi trường. Việc hỗ trợ cấp quốc gia teho hưóng liên kết các hoạt động
bảo vệ và hỗ trợ theo hướng các doach nghiệp nhỏ và các sáng kiến cộng dồng cũng như việc xúc
tiến quốc gia và quốc tế.Ví dụ như ở Brazil, WWF liên tục tìm kiếm chính sách quốc gia cũng như

tiềm năng tại các địa phương.
Các kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Brazil
Brazil là một minh chứng cho các hỗ trợ được quy về cho du lịch sinh thái. Mặc dù điều này có thể
thúc đẩy việc bảo vệ quốc gia nơi mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn thấp nhưng nó vẫn là mối
đe doạ cho Brazil bởi một ngành du lcịh không kiểm soát cùng với các mối đe doạ liên tục tới môi
trường tự nhiên. Do đó, Quỹ WWF tại Brazil liên tục nỗ lực xây dựng các chương trình bảo vệ,
theo đó ý thức của người dân cũng dần được cải thệin ở cả cấp đọ quốc gia lẫn địa phương. Đây là
một động lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Braxin.
Nội dung của chương trình bao gồm:
- Đễ xuất và kiểm tra phương pháp luận về việc đào tạo về du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào 8
dự án thí điểm được đa dạng hoá lĩnh vực sinh thái cộng đồng, một cách thức của du lịch sinh thái;
- Đưa phương pháp luận đến các đại phương tại Brazil, và;
- Xác định phương hướng phát triển hệ thống chứng chỉ về du lịch sinh thái cấp quốc gia.
Đào tạo nhằm mục đích bảo vệ. Quy định liên quan đến các hội thảo trong 6 tháng và sẽ trực tiếp
hỗ trợ kỹ thuật đến các dự án. Các hội thảo bao gồm các học viên nhằm cải thiện phương pháp
luận. Các bài học bao gồm sự cần thiết cảu đội ngũ nhân viên kỹ thuật và sự cần thiết của công tác
tư vấn và nghiên cứu khi đưa du lịch sinh thái đến cộng đồng.
2. Kế hoạch cho du lịch sinh thái cộng đồng
Ba gợi ý tiếp theo liên quan tới các loại cấu trúc và các quy trình cần được thay thế trong một cộng
đồng để phát huy du lịch sinh thái và vì lợi ích của người dân địa phương và môi trường. Đây
không phải là các bước tuần tự và nên được xem xét cùng nhau.
2.1. Tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cộng đồng
Các cấu trúc hiệu quả sẽ tác động đến cộng đồng để gây ảnh hưởng và có thể thu lợi từ phát triển
du lịch sinh thái. Liên quan đến cộng đồng là một vấn đề mấu chốt mang lại thành công cho du
lịch sinh thái cộng đồng. Các cơ hội và giải pháp sẽ thay đổi tại các khu vực khác nhau giữa các
cộng đồng. Một nguyên tắc quan trọng là sự kết hợp giữa cấu trúc xã hội và cộng đồng,mặc dù có
thể tạo ra những thách thức cũng như cơ hội.
Mục đích chính vẫn là mang lại những thuận lợi cho cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến giới tính
có thể được hoà giải bởi du lịch sinh thái có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ.
Du lịch sinh thái cộng đồng yêu cầu sự hiểu biết, trách nhiệm cộng đồng. Điều quan trọng là hãy

nhớ rằng du lịch sinh thái là một hình thức kinh doanh. Cùng với các sáng kiến cho cộng đồng thì
vấn đề doanh nghiệp tư nhân và đầu tư cần được khuyến khích đúng chỗ để mang lại lợi nhuận
cho cộng đồng.
Có nhiều cách khác nhau về sự liên quan giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Mức độ tham gia và lợi
ích cộng đồng có thể phát triển theo thời gian. Ví dụ, có một số sáng kiến du lịch sinh thái ở
Amazon mà tập trung vào xây dựng đầu tư tư nhân, các thỏa thuận kinh doanh sau một thời gian
quy định, và điều khoản việc làm và chương trình đào tạo cho người dân địa phương.
Các lựa chọn liên quan đến cộng đồng và doanh nghiệp:
- Công ty du lịch tư nhân sẽ thuê người dân địa phương. Đây là loại hình hữu ích và quan trọng để
gảm thiểu thu nhập thấp cho người dân địa phương và đảm bảo công tác quản lý cho người dân địa
phương.
Cá nhân địa phương sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách trực tiếp hoặc có thể
thông qua các doanh nghiệp du lịch. Điều này là một dấu hiệu tốt cho cộng đồng.
Doanh nghiệp du lịch tư nhân (nội bộ hay bên ngoài nước) được cấp giấy một nhượng bộ hoạt
động trong cộng đồng, để đổi lấy một khoản phí và chia doanh thu. Đây là một điển hình mà mang
lại hiểu quả tại nhiều nơi.
- Các cá nhân đang hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch nhỏ, liên kết với cộng đồng trên diện
rộng cần phải trau dồi kỹ năng để khắc phục các nhược điểm.
- Các doanh nghiệp làng xã có thể thiếu tính tổ chức và sáng kiến, cần thiết để khắc phục nhanh.
Cần thiết để thúc đẩy quan hệ giữa cộng đồng và các đối tác tư nhân. Điều này bao gồm:
- Các lời khuyên và đào tạo cộng đồng theo quyền lợi và thực tế đàm phán;
- Đảm bảo chế dộ minh bạch, đơn giản để thu lại sáng kiến tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân;
giảm thiểu gánh nặng tài chính; và
- Thiết lập các uỷ ban có người dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và
các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo hiểu biết về các điều khoản nhằm giúp đỡ các địa phương.
2.2. Hợp tác tìm kiếm sự nhất quán trong chiến lược
Các nhà tư vấn cộng đồng và các cổ đông khác nên thống nhất chiến lược về du lịch sinh thái
nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Các sáng kiến du lịch sinh thái cộng đồng nên tập trung vào
chiến lược rõ ràng thống nhất và được lĩnh hội bởi cộng đồng địa phương và các cổ đông mà quan
tâm đến lợi ích du lịch và bảo tồn. Chiến lược nên xây

dựng một bức tranh toàn diện đáp ứng nhu cầu và cơ hội trong khu vực, do đó, một loạt các hành
động bổ sung có thể được thực hiện. Một trong những lợi ích chính từ việc xây dựng chiến lược là
cung cấp cho cộng đồng các công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.
Chiến lược nên dựa trên cộng đồng lãnh đạo và khai thác quanh cộng đồng . Tuy nhiên, những
người thực hiện phải là những người có kinh nghiệm và kiến thức về du lịch và bảo tồn thiên
nhiên.
Những người tham gia nên bao gồm đại diện của các cộng đồng địa phương, am hiểu các nhà khai
thác du lịch, các doanh nhân địa phương, các tổ chức phi chính phủ có liên quan, cơ quan bảo tồn
bao gồm cả quản lý khu bảo tồn, và chính quyền địa phương. Sự liên kết nên được thực hiện như
phù hợp với cấp chính phủ trong khu vực và quốc gia.
Chiến lược bao gồm:
- Thu tập các thái độ và nhận thức du lịch,các cơ hội và cạm bẫy, kinh nghiệm hiện tại, mối quan
tâm và mức độ quan tâm;
- Đánh giá thị trương toàn diện; và
- Đánh giá về các di sản văn hoá và thiên nhiên; bao gồm các cơ hội mang lại từ du lịch sinh thái
và đánh giá các ưu nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức mang lại.
Bên ngoài quá trình chiến lược phải là một tầm nhìn thống nhất cho du lịch sinh thái trong khoảng
thời gian quy định, cùng với việc xác định các mục tiêu, đối tưọngvà các ưu tiên chiến lược, kế
hoạch hành động, và kết quốnc thể kiểm soát.
Kế hoạch hành động nên lấy từ các sáng kiến thực tế, bao gồm phạm vi thời gian, trách nhiệm và
nguồn lực yêu cầu. Cần tránh các sai lầm cũng nhưe hạn chế tham vọng khi đưa ra các mục tiêu.
Các hành động nên bao gồm việc phát triển chuyên sâu và dự án tiếp thị. Ở một số địa điểm ít
hoặc nhiều, nên chú ý đển quản lý du lịch, bao gồm cả chính sách về kiểm soát phát triển và các du
khách hiện có. Ở nhiều nơi, quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và một khu vực bảo vệ có thể
là một yếu tố quan trọng của chiến lược, bao gồm hành động thống nhất về thu phí công viên và
công tác bảo tồn trong cộng đồng, đó là một vấn đề quan trọng đối với du lịch sinh thái .
2.3. Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá
Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và
mong muốn của cộng đồng.
Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái cộng đồng là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và

di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tăng cường bởi du lịch. Tác
động xấu đến môi trường tự nhiên nên được giảm thiểu và văn hóa của các cộng đồng bản địa
không nên bị tác động. Du lịch sinh thái nên khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn
hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi
nó. Một cách tiếp cận thực tế là xác định các giới hạn của sự thay đổi cho phép mang lại bởi du
lịch và sau đó để xem xét xem mức độ hoạt động du lịch sẽ tạo ra thay đổi ra sao. Điều quan trọng
là cộng đồng ra quyết định mức độ của ngành du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây
dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực
thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số
lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.
Lấy ví dụ như tại một vùng ở Amazon, ước tính có hơn 8 khách du lịch mỗi tháng sẽ đến. Theo đó
có hai quy định đặt ra như sau:
- Các sản phẩm tạo ra phải duy trì trên kiến thức, giá trị và kỹ năng truyền thống; và
- Cộng đồng nên quyết định xem khía cạnh nào truyền thống văn hoá mà họ muốn quảng bá đến
khách du lịch.
Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép
và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được
dùng để tính đến các điều kiện của các mdi tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm.
Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ
tổng thể của các chuyên thăm.
Các yêu cầu trong quản ly khách du lịch bao gồm các yếu tố sau:
- Hợp đồng với các Công ty lữ hành về số lượng nhóm tham gia
- Mã số quản lý khách du lịch
- Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề
xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách chi tiết của những gì phục vụ du khách, chẳng
hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa
thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.
- Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức
độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định cụ thể khu du lịch sinh thái
mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải

xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch cách xa khu vực làng cộng đồng.
3. Phát triển các dự án du lịch sinh thái cộng đồng
Nhiều dự án du lịch sinh thái không thật sự khả thi và mang lại thất bại. Hai gợi ý tiếp theo
sẽ xác định khó khăn trong việc thực hiện.
3.1. Đảm bảo thực tế thị trường và thúc đẩy hiệu quả
Dự án du lịch sinh thái phải được xây dựng trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn
của người tiêu dùng cũng như cách thức đưa sản phẩm ra thị trường.
Lý do chính các dự án du lịch sinh thái luôn thất bại là bởi nó không thu hút đủ số lượng khách
tham quan. Đó là bởi vì các giả định được đưa ra liên quan đến tiếp thị tại một địa điểm cụ thể
hoặc kinh nghiệm không thực tế và không dựa trên nghiên cứu. Kết quả là, hoạt động khuyến mại
bị chêch hướng. Vấn đề là thiếu kiến thức du lịch không chỉ giữa các cộng đồng địa phương mình
mà còn là thiếu các cơ quan tư vấn và các cơ quan tài trợ.
Việc đánh giá thị trường toàn diện phải được tiến hành thông qua điểm đến và các dự án du lịch
sinh thái tư nhân. Điều này cần xem xét như sau
- Các mẫu, các hồ sơ và các lợi ích của khách du lịch đến khu vực phải dựa trên các khảo sát về
khách du lịch. Về nguyên tắc thì sẽ dễ dàng để duy trì khách du lịch hiện tại hơn là thu hút du
khách mới.
- Vị trí của khu vực phải được nhìn nhận tại các mạch du lịch trong nước. Nếu là sự lệch pha sẽ
gây ra sự khác biệt.
- Mức độ, bản chất và sự tồn tại các sản phẩm du lịch sinh thái sẽ gây ra sự cạnh tranh nhưng cũng
tạo nên tiềm năng.
- Các hoạt động của các nhà khai thác tour du lịch trong nước và các công ty liên đới đất đai trong
nước và sự bảo trợ bởi công ty lữ hành quốc tế.
- Các thông tin hiện hành và cơ chế quảng cáo tại khu vực
Chất lượng độc nhất hoặc đặc biệt tại một khu vực cùng với các sản phẩm du lịch khác phải được
xác định. Theo những kiến thức về thị trường, các thông tin đầu tiên về khách du lịch nên được
thông qua. Tại một vài khu vực, thị trường khách du lịch trong nước có thể là tiềm năng hơn so với
khách du lịch quốc tế.
Cấp độ và bản chất của tiếp thị nên được quy từ sự gắn kết bởi văn hoá và môi trường tại khu vực
và số lượng khách du lịch.

Kế hoạch tiếp thị nên được chuẩn bị trong các dự án mà phải liên quan đến nghiên cứu thị trường
cho chương trình quảng cáo.Thành phần thiết yếu cho các dự án là tạo ra mối quan hệ với một
hoặc nhiều Các công ty lữ hành chuyên nghiệp. Điều này có thể đảm bảo rằng họ có thể thiết lập
tốt và phân phối đến các doanh nghiệp đáng tin cậy.
Liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các đại lý , phải được thực hiện trong giai đoạn đầu, trước khi
đưa ra các lưòi mời, để các nhà điều hành có thể tư vấn về những gì có thể được bán và điều
chỉnh, nếu cần thiết, có thể được thực hiện. Thiết lập một chương trình hoàn toàn có thể mất thời
gian. Bước khởi đầu có thể được để kiểm tra chương trình thị trường với một hoặc hai nhóm.
Quỹ WWF của Vương Quốc Anh liên tục xây dựng các mối quan hệ giữa các dự án và nhà điều
phối tour để phát triển các tour theo các dự án. Các nhà điều phối tour lợi nhuận đóng một phần
quan trọng trong chiến lược tiếp thị của dự án Bạc tại Braxin.
3.2. Hành động liên kết với các công ty lữ hành
Điều quan tâm đầu tiên là việc lựa chọn các công ty lữ hành.Các công ty lữ hành tại đảo
Galapagos (gọi tắt là DI) được xây dựng. Nhiệm vụ của DI liên quan đến việc hỗ trợ công tác bảo
tồn và trao đổi thương mại với các cộng đồng mà DI đến. Điều này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn
diện vào chương trình bảo tồn. Các tour du lịch chỉ được giới hạn tối đa là 12 người.
Quỹ WWF bắt đầu đàm phán với DI đầu năm 1999. Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2000
được đưa vao sổ tay năm 2001, và DI hy vọng rằng hai năm sẽ là thời gian hợp lý cho việc kinh
doanh. Điều quan trọng là mỗi bên phải rõ ràng trong điều kiện phân phối sản phẩm, cung cấp thời
gian cho các chuyên gia và hoạt động quảng cáo. Mấu chốt là sản phẩm du lịch bán cho khách du
lịch trên thị trường là phải có giá trị.
Việc kết giao các mối quan hệ bên ngoài giúp duy trì lâu dài cho chương trình. Quỹ WWF của
Vương quốc Anh đang hợp tác với Chương trình chuyên sâu về thiên nhiên và du lịch sinh thái
( tên gọi là NEAP), chương trình xác nhận chứng chỉ về du lịch sinh thái có trụ sở tại Úc nhằm
quản lý và xác nhận các tour. Tour đầu tiên đến Trung Quốc đối mắt với nhiều thách thức cho cả
người tham gia lẫn nhân viên cụ thể là về cơ sở vật chất và đối tượng phiên dịch đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch mang lại các tour thành công.
Một yếu tố nữa là sự kết hợp giữa ID và các trang web hữu ích. Chẳng hạn như trang web
www.responsibletravel.com có thể đưa thông tin quảng cáo đến các chương trình như các chương
trình của ID mà đáp ứng cá tiêu chí du lịch. Điều này đã nhận được các đánh giá cao từ các khách

hàng về sự minh bạch về đánh giá cũng như quảng bá các sản phẩm.
3.3. Xây dựng các sản phẩm chất lượng
Các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng nên đảm bảo chất lượng cao và thắt chặt kế hoạch kinh
doanh.
Lý do thứ hai gây ra thất bại là việc liên quan đến chất lượng thực hiện dự án về kế hoạch kinh
doanh.
Chất lượng phải duy trì ở kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này có nghĩa là
phải xác định tham gia nghiên cứu thị trường. Mặc dù không qua phức tạp nhưng thành phần quan
trọng của thị trường du lịch sinh thái mà các nhà điều phối tour liên tục quan tâm là tìm kiếm kinh
nghiệm thực tế về môi trường thiên nhiên hoang dã giàu tiềm năng, điều kiện phải thoải mái và
đáng tin cậy và có thể khai thác thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần thiết để khai thác các
giá trị về tính cởi mở, tính đặc quyền tịa các khu vực để xúc tiến du lịch sinh thái.
Có ba yêu cầu mấu chốt như sau:
- Chú ý đến chi tiết, đảm bảo các yêu cầu, cấp độ
- Chất lượng và độ chính xác của quảng cáo và thông tin, đưa ra cam kết nhưng vẫn phải đảm bảo
kết quả pahỉ sát với thực tế. Tất cả khách du lcịh trong thị trường này đang tăng lên trong tốc độ
tìm kiếm cấp độ cao để nắm vững thông tin.
- Tính xác thực và môi trường. Khách du lịch trong môi trường du lịch sinh thái sẽ thích nghi
nhanh với các giá trị truyền thống và giá trị thực.
Thông qua chiến lược quảng cáo
- Chất lượng của môi trường tự nhiên và cảnh quan xét trong các khía cạnh như tính duy nhất, sự
hấp dẫn và phong phú. Nếu đạt được các tiêu chí này, dự án sẽ thu được nhiều cơ hội thành công
hơn. Ngược lại nếu không đạt được các tiêu chí này thì cần quan tâm đến chất lượng về điều kiện
sinh hoạt.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và văn hoá. Nhiều khách du lich sẽ quan tâm đến vấn đề này.
- Điều kiện ăn ở: sạch sẽ luôn là tiêu chí đầu tiên, các hệ thống về tắm rửa, nhà vệ sinh, thiết kế
toàn bộ và môi trương phải đảm bảo. Các yếu tố khác như nhà ngỉ tạm thời và không gian cắm trại
cung phải được bố trí tinh tế.
- Hướng dẫn và công tác phiên dịch. Hỗ trợ nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho người dân địa
phương làm hướng dẫn viên du lịch.

- Các sản phẩm và đồ thủ công địa phương: Mặc dù khách du lịch có thể tìm kiếm các sản phẩm
thực tế, nhưng cần thiết để tránh khai thác cạn kiệt các đồ tạo tác có giá trị văn hóa và các nguồn
tài nguyên khác. Các sản phẩm chất lượng có thể được làm và bán nhưng phải phản ánh tính
truyền thống của khu vực và sự sáng tạo hạn chế làm giảm giá trị của nó.
- Kinh nghiệm chung về cuộc sống làng quê bao gồm phong tục tập quán. Cần đưa ra các sáng
kiến để gìn giữ văn hoá địa phương.
- Tham gia: Khách du lịch đánh giá cơ hội tham gia các hoạt động. Các chương trình tham gia bảo
vệ phải gắn liền với các thành phần phụ của du lịch sinh thái và dựa trên tiêu chí cộng đồng.
Các phương pháp cải thiện chất lượng như sau:
- Đào tạo kỹ năng
- Làm việc với các nhà điều hành đơn vị tư nhân, mô hình liên quan đến các nhà điều hành doanh
nghiệp tư nhân.
- Liên kết các dự án tại các địa phương khác nhằm cung cấp các yếu tố khác biệt. Đièu này có thể
tiết kiệm các chi phí bao gồm cả chi phí tiếp thị. Thỉnh thoảng cộng đồng có thể làm việc với các
tổ chức khác như chính quyền quản lý công viên.
Thông qua các lời mời tới khách du lịch đến với Romania
Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Vương Quốc Anh và Quỹ thiên nhiên hoang dã tại Thuỵ Sỹ liên tục
tham gia vào các tổ chức môi trường hỗ trợ dự án các động vật ăn thịt tại vùng Carpathian ở
Romania. Đây là một dự án quản lý thống nhất mà kết hợp nghiên cứu, quản lý,phát triển và giáo
dục nông thôn. Dự án này phát triển chương trình du lịch tại các cộng đồng mà các loại động vật
lớn như sói, gấu và mèo rừng luôn mang lại các giá trị kinh tế cao.
Việc phát triển các chương trình bao gồm các yếu tố như sau:
- Tập trung các nhóm kiểm tra sự thích nghi của cộng đồng
- Tập trung vào một nơi, cụ thể là Zarnesti với 27000 dân với một nền kinh tế không ổn định cần
được hỗ trợ;
- Làm việc với các cá nhân trong cộng đồng để phát triển các dịch vụ du lịch, xúc tiến mở rộng
dựa trên kết kết quả;
- Đào tạo người dân địa phương thông qua các chuyên gia được cấp chứng chỉ tại công ty du lịch
quốc gia;
- Xúc tiến công tác bảo tồn thông qua duy trì các cuộc đi bộ đường núi và thăm các di tích di sản

điển hình;
- Thiết lập hiệp hội du lịch sinh thái Zarnesti để xúc tiến dự án;
- Liên kết với các công ty lữ hành chuyên nghiệp; và
Chương trình thu hút 40 nhóm trong năm 2000 và mang lại lợi nhuận cao từ các nhà điều hành.
4.Thúc đẩy các thuận lợi đến cộng đồng và môi trường
Gợi ý thứ 4 nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm cải thiện cách thức thực hiện các sáng kiến
du lịch sinh thái cộng đồng nỗ lực thu về các lợi nhuận xã hội, kinh tế và môi trường.
4.1. Tác động của công tác quản lý.
Các bước chủ yếu nên được xây dựng trong cộng đồng để giảm thiếu ảnh hưởng của môi
trường và tận dụng tối đa lợi nhuân từ du lịch sinh thái.
Thiết kế của tất cả các tòa nhà mới nên được xem xét cẩn thận. Các thiết kế truyền thống và vật
liệu sẵn có ở địa phương nên được sử dụng. Trong một số cộng đồng, thu nhập theo hướng tích
cực thu được đáng kể, ví dụ, cung cấp mái lợp lá.Điều này cần được xem xét trước. Hành động
cần được thực hiện, cả ở giai đoạn phát triển và điều hành cơ sở vật chất, để giảm tiêu thụ nước và
năng lượng, giảm chất thải và tránh ô nhiễm. Công nghệ năng lượng thấp phù hợp với vị trí nên
được áp dụng nếu có thể. Tái chế cần được khuyến khích và tất cả các hình thức xử lý chất thải
nên được quản lý cẩn thận, với một nguyên tắc cách ly lượng chất thải khỏi các di tích như có thể.
Sử dụng phương tiện giao thông giảm thiểu gây ôi nhiễm môi trường trong các quy hoạch của
chương trình và các thông tin được cung cấp.
Để giảm thiểu thâm hụt kinh tế, cần nỗ lực để tạo ra các sản phẩm và dịch tại địa phương và tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương. Người thợ có thể được hỗ trợ thông qua việc lập nên
các nhóm địa phương và mạng lưới, và giúp đỡ việc tiếp thị và giá cả.
Các cộng đồng địa phương cần được khuyến khích và giúp đỡ những vấn đề này mà không ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ, thông qua thông tin và đào tạo. Các du khách sẽ đưa ra các phản hồi.
Việc đóng góp ý kiến của khách du lịch và các công ty lữ hành là rất quan trọng (xem Hướng dẫn
11).
Các chiến lược du lịch quốc gia và quốc tế sẽ quản lý các tác động của mmôi trường và cộng đồng
địa phương. Việc lựa chọn chiến lược cần phải xem xét các tiêu chuẩn. Đặc biệt, chứng chỉ nên
dựa trên hành động mà không phải chỉ đơn giản là xem xét. Quỹ thiên nhiên hoang dã của Vương
Quốc Anh sẽ đánh giá các chiến lược và tập trung vào các sáng kiến thử nghiệm trong lĩnh vực

này.
4.2. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật
Các cộng đồng sẽ yêu cầu đưa ra lời khuyên và hỗ trợ phát triển, quản lý và tiếp thị cho
thương hiệu các xản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao.
Nhiều vấn đề xoay quanh quan điểm hướng dẫn về tầm quản trọng của việc xây dựng tiềm năng
và chương trình đào tạo cùng với các địa phương. Nhìn chung, các khoá học kỹ thuật ngắn hạn chỉ
mang lại ảnh hưởng nhỏ. Các khoá học dài hạn bao gồm việc học thông qua thực hành, đào tạo
công việc chứng tỏ khả năng cần thiết. Các chủ đề quan trọng bao gồm:
- Các vấn đề phát triển sản phẩm;
- Các chế độ chăm sóc khách hàng và các kỹ năng hiếu khách;
- Tiếp thị và giao tiếp;
- Quản lý môi trường;
- Làm việc và đàm phán với các công ty thương mại;
Các kỹ năng quản lý, các vấn đề liên quan đến luật pháp và kiểm soát tài chính;
- Đào tạo dẫn tour liên quan đến nội dung và quảng bá; và
- Đào tạo ngôn ngữ trình độ cơ bản.
Cách thức truyền thụ các ý kiến, mang đến sự tự tin và cung cấp các kiến thức thông qua học hỏi
các dự án khác sẽ mang lại kinh nghiệm xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Có nhiều ví dụ điển
hình mang lại nhiều kểt quả.
Phần lớn các dự án đều cần đến hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bản chất của sự hỗ trợ tài chính cần
tránh gây ra thất thoát. Các nguồn vay lãi suất thấp và thẻ tín dụng dài hạn hỗ trợ các địa phương
cần phải xác định đúng lúc. Các uỷ ban địa phương sẽ phê duyệt các vấn đề về tài chính nhằm
mang lại thành công trong các khu vực.
Quan trọng là phải chứng minh được sự thành công của các dự án cộng đồng nhỏ bảo gồm các
chiến lược tín dụng nhỏ để khuyến khích các chương trình hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà
tài trợ.
Tầm quan trọng của tiếp thị hiệu quả được (giới thiệu trong Hướng dẫn 7)
Cùng với các lời khuyên tiếp thị kỹ thuật, các dự án cần được hỗ trợ thông qua đánh giá các dữ
liệu nghiên cứu quốc gia, hỗ trợ các cuộc khảo sát khách du lịch và liên kết với các thành phần tiếp
thị nhằm quảng các các công ty lữ hành và các trang web đón khách du lịch quốc gia. Việc xây

dựng nơi đăng ký dự án du lịch sinh thái cộng đồng cần thiêt phải thiết lập hệ thống dự phòng.
Sẽ là giá trị cho việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới dự án. Một vài nước đã
thiết lập mối liên kết các sáng kiến du lịch cộng đồng. Cách thức này không chỉ tăng cường ý thức
và hỗ trợ tiếp thị mà còn thúc đẩy chất lượng chung và phân phối hỗ trợ tài chính.
Các dự án du lịch sinh thái dưới sự bảo trợ của Quỹ WWF có kinh nghiệm đào tạo, đặc biệt là ở
Namibia( xem phần 7) và Brazil ( xem phần 9).
4.3. Hỗ trợ của khách du lịch và công ty lữ hành
Các kinh nghiệm du lịch sinh thái nên nâng cao ý thức bảo tồn, các vấn đề cộng đồng giữa
khách du lịch và công ty lữ hành cùng với các cơ chế nhận được hỗ trợ.
Các lợi nhuận thêm có thể thu được thông qua việc cải thiện qaun hệ với khách du lịch, với các
công ty lữ hành. Các lợi nhuận này bao gồm ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội, bổ sung
cách cư xử của khách khi tham quan và tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng địa phương.
Các quy tắc ứng xử dành cho du khách nên được quy định. Một vài quy tắc có thể là quy định
chung, tuy nhiên vẫn phải xây dựng các tiêu chí quy tắc phân loại theo từng khu di tích.
Điều này tập trung vào các câu hỏi chẳng hạn như đọc và tìm hiểu trước, lựa chọn các công ty lữ
hànhvà các điểm đến mà tập trung vào các khía cạnh văn hóa địa phương, giảm thiểu tác động môi
trường và tập trung vào vấn đề bảo tồn. Tương tự, mã số cho các công ty lữ hành bao gồm các vấn
đề môi trường và văn hóa tại các địa điểm có liên quan, gắn kết quan hệ với các cộng đồng bản
địa, các thông điệp gửi đến nhân viên và khách hàngvà thêm nhiều hướng dẫn và quy định chi tiết
hơn. Các yêu cầu này được đặt ra cho hình thức du lịch sinh thái. Chương trình Bắc Cực của Quỹ
WWF đã thông qua các quy định này.
Tăng cường tài chính hoặc các hình thức hỗ trợ khác từ khách du lịch (chẳng hạn như tham gia
nghiên cứu) đã trở thành một thực tế khá phổ biến tại các điểm du lịch sinh thái. Điều này được áp
dụng mức thuế cho các công ty lữ hành. Mặc dù một số công ty lữ hành phản đối ý kiến này nhưng
ảnh hưởng của nó đến giá cả du lịch tương đối nhỏ. Khách du lịch thích thú các cơ hội đóng góp ý
kiến, tạo ra lợi thế tiếp thị cho các công ty lữ hành. Tiền được đưa vào một quỹ phát triển địa
phương. Du khách có thể được mời tham gia thảo luận các chiến lược nhằm thu lợi nhuận và
khuyến khích hiểu biêt hơn về nó. Điều này có thể tăng cường công tác bảo tồn và các chương
trình xã hội trong cộng đồng.
4.4.Quản lý và đảm bảo tính liên tục

Dự án du lịch sinh thái nên được thiết kế và quản lý nhằm mang lại thành công lâu dài
Vấn đề trong các dự án du lịch sinh thái cộng đồng mà thông qua các sáng kiến quỹ hỗ trợ bên
ngoài không mang tính liên tục. Do đó, cần tập trung vào các vấn đề như sau:
- Chiến lược nên xác định ở giai đoạn sớm;
- Các cơ quan hỗ trợ nên quan tâm đến hoạt động của các cá nhân và tổ chức thông qua các khoá
về dự án;
- Chiến lược về quyền sở hữu địa phương nên duy trì lâu dài; và
- Liên tục sử dụng quy chế tại địa phương và quy chế quốc gia cũng như hỗ trợ từ doanh nghiệp tư
nhân.
Các dự án sẽ được thắt chặt thông qua việc quản lý và các phản hồi để đánh giá các điểm mạnh và
điểm yếu từ đó đi đến việc điều chỉnh.
Các yêu cầu cần được thiết lập và phù hợp với cộng đồng. Điều đó bao gồm hiệu suất kinh tế,
phản ứng cộng đồng địa phương, sự hài lòng của khách du lịch và thay đổi môi trường. Quản lý
nên được thắt chặt và phản hồi nên tiếp thu từ du khách, các công ty lữ hành và người dân địa
phương.
Cần thiết để đào tạo người dân địa phương khi tham gia quá trình quản lý. Các chiến lược về phần
thưởng và chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như thực hiện tốt hơn.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng
đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra
phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh
thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên
cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.
Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ
có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như
Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về
du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.
Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng

có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác
rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.
Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh
thái cộng đồng, bao gồm:
A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không
B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;
C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;
D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.
Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát
triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.
Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một
mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và
xây dựng du lịch:
- là một phần của chiến lược phát triển bền vững
- phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và
- phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố
đảm bảo phù hợp nhất.

×