Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu tình trạng và phân bố của một số loài thú quý hiếm tại vườn quốc gia pù mát tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu tình trạng và phân bố của một số loài thú quý
hiếm tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Tỉnh Nghệ An” đƣợc thực hiện từ tháng 03
năm 2016 đến tháng 5 năm 2016. Nhân dịp hồn thành bản Khóa luận tốt
nghiệp, tơi xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân dƣới đây đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh và Ths.
Giang Trọng Toàn đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong việc định hƣớng nghiên
cứu; hƣớng dẫn phƣơng pháp thu thập, xử lý số liệu và hồn thiện bản Khóa
luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ và nhân viên Vƣờn Quốc gia Pù
Mát đã cho phép tôi thực hiện nghiên cứu ở khu vực, giúp đỡ tôi trong việc di
chuyển đến địa điểm nghiên cứu và chia sẻ các thông tin hữu ích cho đề tài.
Xin cảm ơn chính quyền và nhân dân địa phƣơng các xã Châu Khê,
Phúc Sơn, Tam Đình, Tam Quang, Chi Khê đã hợp tác cùng tơi trong việc trả
lời trung thực các câu hỏi liên quan và giúp tôi trong việc thu thập số liệu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã ủng hộ và
động viên tôi cả về vật chất và tinh thần để tơi hồn thành đƣợc đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng do thời gian còn hạn chế, kinh
nghiệm điều tra chƣa nhiều nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong các thầy cơ và bạn bè cùng đóng góp ý kiến để bản Khóa
luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Lò Văn Thánh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3
1.1. Đặc điểm lớp thú ........................................................................................ 3
1.2. Thành phần loài thú ở Việt Nam ................................................................ 4
1.3. Các nghiên cứu về phân bố của cá lồi thú ................................................ 5
1.4. Tình trạng các lồi thú ở Việt Nam............................................................ 7
1.5. Các mối đe dọa đối với khu hệ thú ............................................................ 9
1.6. Những nghiên cứu ở Vƣờn Quốc Gia Pù Mát ......................................... 10
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 12
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 12
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng ................................................................................................. 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12
2.3.1. Về địa điểm ........................................................................................... 12
2.3.2. Về thời gian ........................................................................................... 12
2.4. Nội dung ................................................................................................... 13
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu................................................................. 13
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn........................................................................ 14
2.5.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 15
2.5.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................... 18


Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 21
3.1.2. Địa giới hành chính ............................................................................... 21
3.1.3. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 21
3.1.4. Thổ nhƣỡng ........................................................................................... 22
3.1.5. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 22
3.1.6. Hệ thực vật ............................................................................................ 23
3.1.7. Hệ động vật ........................................................................................... 24
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........................................ 24
3.2.1. Dân tộc .................................................................................................. 24
3.2.2. Dân số và lao động ................................................................................ 24
3.2.3. Hoạt động kinh tế .................................................................................. 25
3.2.4. Giáo dục ................................................................................................ 26
3.2.5. Y tế ........................................................................................................ 26
3.2.6. Giao thông ............................................................................................. 27
3.2.7. Các hoạt động ảnh hƣởng đến tài nguyên thiên nhiên VQG Pù Mát ... 27
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
4.1. Thành phần thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát ............................. 29
4.1.1. Thành phần các loài thú quý hiếm ........................................................ 29
4.1.2. Đa dạng về taxon các bộ thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát ....... 1
4.2. Tình trạng của một số loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát ........................ 3
4.2.1. Voi (Elephas maximus) ........................................................................... 3
4.2.2. Vƣợn đen má trắng (Nomascus leucogenys) .......................................... 5
4.2.3. Vọoc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus) ........................... 5
4.2.4. Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) ........................................................... 6
4.2.5. Khỉ mặt đỏ(Macaca artoides) .................................................................. 6
4.3. Đặc điểm phân bố của một số loài thú quý hiếm ....................................... 7


4.3.1. Đặc điểm phân bố của các loài thú quý hiếm theo sinh cảnh ................. 7
4.3.2.Vùng phân bố của các loài thú quý hiếm theo khu vực ........................... 9

4.4. Mối đe dọa đến các loài thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát.......... 10
4.4.1. Săn bắt động vật hoang dã trái phép ..................................................... 10
4.4.2. Khai thác gỗ trái phép ........................................................................... 10
4.4.3. Chăn thả gia súc .................................................................................... 11
4.4.4. Xâm lấn rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất .................................. 11
4.4.5. Cháy rừng .............................................................................................. 11
4.4.6. Ơ nhiễm mơi trƣờng .............................................................................. 11
4.4.7. Mối đe dọa khác .................................................................................... 12
4.5. Giải pháp bảo tồn các loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát ...................... 13
4.5.1. Giải pháp xây dựng các chƣơng trình điều tra, giám sát ...................... 13
4.5.2. Giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa .................................................... 14
4.5.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về công tác
quản lý tài nguyên và bảo tồn các loài thú quý hiếm ...................................... 14
4.5.4. Giải pháp về tăng cƣờng công tác kiểm tra, bảo vệ rừng ..................... 15
4.5.5. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống của ngƣời dân ............................. 15
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dịch nghĩa

Từ viết tắt
BQL

Ban quản lí

BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

CITES

Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FFI

Tổ chức Động vật thế giới

GPS

Máy định vị tọa độ

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

LNXH

Lâm nghiệp xã hội


LSNG

Lâm sản ngồi gỗ



Nghị định

PGS. TS

Phó Giáo sƣ Tiến sĩ

QĐ - UB

Quyết định - Ủy ban

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

SFNC

Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên

STT

Số thứ tự

Ths


Thạc sĩ

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng kết về phân loại thú ở Việt Nam theo thời gian ...................... 5
Bảng 1.2: Tình trạng của lồi thú q hiếm...................................................... 8
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phỏng vấn .......................................................... 14
Bảng 2.2: Thông tin về các tuyến điều tra thú tại khu vực nghiên cứu .......... 15
Bảng 2.3. Biểu điều tra thú theo tuyến............................................................ 17
Bảng 2.4. Biểu điều tra các mối đe dọa đến khu hệ thú ở VQG Pù Mát ........ 18
Bảng 2.5: Thành phần các loài thú tại VQG Pù Mát ...................................... 18
Bảng 2.6. Danh sách các loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát ........................ 19
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa .................................... 20
Bảng 4.1: Danh sách các loài thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát .......... 0
Bảng 4.2: Đa dạng về taxon các loài thú quý hiếm ở VQG Pù Mát ................. 2
Bảng 4.3: Xếp hạng các mối đe dọa tới khu hệ thú tại VQG Pù Mát ............. 12



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu .................. 16
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn nguồn ghi nhận các loài thú tại VQG Pù Mát ..... 1
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % mức độ dạng của các bộ thú quý hiếm..... 2
Hình 4.3: Chuối bị đổ do voi kiếm ăn và di chuyển tại Khe Mai (Cao Vều) ........... 4
Hình 4.4: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) ..................................................... 6
Hình 4.5: sinh cảnh rừng lá rộng thƣờng xanh trung bình ................................ 7
Hình 4.6: sinh cảnh rừng lá rộng thƣờng xanh nghèo....................................... 8
Hình 4.7: sinh cảnh rừng phục hồi sau nƣơng rẫy và trảng cỏ cây bụi ............ 9
Hình 4.8: Bản đồ phân bố của một số loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát ...... 9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên thú ở Việt Nam khá đa dạng với 322 loài, 155 giống, 43 họ
và 15 bộ thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Tuy nhiên các
hoạt động thiếu ý thức của con ngƣời đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày
càng suy giảm nghiêm trọng về số lƣợng lồi và kích thƣớc quần thể của các
loài. Theo thống kê trong Sách đỏ Việt Nam (2007), hiện có 90 lồi thú đang
đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng và nghiêm trọng hơn trong số đó có rất
nhiều lồi đặc hữu nhƣ: Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Vọoc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus), Vọoc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus)...
đang trở thành mối quan tâm của toàn cầu về sự mất mát loài.
Các loài thú, đặc biệt là các lồi thú có giá trị thƣờng là đối tƣợng chính của
thợ săn vì chúng phục vụ các nhu cầu về thực phẩm, dƣợc liệu hoặc để thƣơng
mại. Thú càng lớn càng là đối tƣợng săn bắn chủ yếu hoặc sinh cảnh sống bị thu
hẹp do con ngƣời tàn phá. Do vậy, trong 4 lớp động vật có xƣơng sống thì lớp thú
có số lồi có tên trong Sách đỏ nhiều nhất (29,2% tổng số lồi thú). Khơng những
vậy, số lƣợng các lồi động vật rừng nói chung và các lồi thú nói riêng ngày càng
giảm mạnh trong những năm gần đây nên số lƣợng các lồi có nguy cơ tuyệt

chủng cịn có thể cao hơn nếu Sách đỏ Việt Nam đƣợc cập nhật.
Nhận thức đƣợc giá trị to lớn trong việc bảo tồn tài nguyên quốc gia,
đặc biệt là các lồi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, Chính phủ Việt Nam và
cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm bảo tồn các loài động vật
hoang dã nhƣ bảo tồn nội vi, ngoại vi, hay bằng pháp chế. Mặc dù vậy, các
loài thú vẫn đang phải đối mặt với các mối đe dọa nhƣ: săn bắn trái phép để
cung cấp nguồn thực phẩm, buôn bán; mất môi trƣờng sống do ngƣời dân
khai thác gỗ, củi, lâm sản, phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Các mối đe dọa này
gây suy giảm số lƣợng các loài thú hoặc thu hẹp vùng sống của chúng. Vì
vậy, việc thành lập các khu rừng đặc dụng nhằm hạn chế tác động của con
ngƣời đến tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn loài.

1


Vƣờn Quốc Gia (VQG) Pù Mát đƣợc thành lập vào ngày 21 tháng 5
năm 1997 theo Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nghệ An và
thuộc sự quản lí của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An. VQG Pù Mát đƣợc
thành lập nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và
các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan trong phạm vi của Vƣờn. Theo nguồn
thơng tin của Phịng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - VQG Pù Mát (2015) đã
ghi nhận sự đa dạng cao về nguồn tài nguyên thú ở VQG Pù Mát với 132 loài
(42 loài thú lớn, 39 loài dơi và 51 loài thú nhỏ), thuộc 11 bộ và 30 họ. Trong
số đó có 24 lồi thú đang bị đe dọa tuyệt chủng tồn cầu và 40 lồi thú có
nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Các loài thú quý hiếm và có nguy cơ
tuyệt chủng cao ở VQG Pù Mát tiêu biểu là các loài: Voi (Elephas maximus),
Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Vƣợn đen má trắng
(Nomascus leucogenys), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), Khỉ
đuôi lợn (Macaca nemestrina), Mang trƣờng sơn (Muntiacus truongsonensis),
Chó sói lửa (Cuon alpinus) (Vƣờn Quốc gia Pù Mát, 2015).

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình trạng
và phân bố của một số lồi thú q hiếm tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Tỉnh
Nghệ An”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm cung cấp các thông tin hữu ích trong
việc bảo tồn các lồi thú q hiếm nói riêng và tài nguyên động vật rừng nói
chung tại VQG Pù Mát.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm lớp thú
Theo tài liệu của Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Nguyễn Xuân
Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), đặc điểm chung của các loài thú đƣợc miêu tả
nhƣ sau:
Lớp thú (Mamalia) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong động
vật Có xƣơng sống. Cơ thể phủ lơng mao (một số ít lồi khơng có lơng). Da
có nhiều loại tuyến, nhƣng nổi bật là có tuyến sữa. Bộ xƣơng có sự tiến hố
cao nhƣ: sọ có 2 lồi cầu chẩm, xƣơng màng nhĩ và xƣơng xoăn mũi do có liên
quan đến sự phát triển của thính giác và khứu giác mà phân hố phức tạp, cổ
có 7 đốt, chi có cấu tạo 5 ngón điển hình nhƣng có biến đổi để thích nghi với
các lối vận chuyển khác nhau. Có cơ hồnh đặc trƣng, ngăn cách và hình
thành xoang ngực và xoang bụng. Răng phân hoá, mọc trên xƣơng hàm. Hệ
thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trƣớc có vỏ não lớn và hình thành
vịm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu
tiểu não. Có đủ 12 đơi dây thần kinh não - giác quan phát triển mạnh.
Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu khơng nhân - lõm
2 mặt - hổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cƣờng
độ cao. Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao. Hậu thận,
ống dẫn niệu mở vào bóng đái, ống dẫn niệu - sinh dục và ống tiêu hố đổ vào

hai lỗ khác nhau - có cơ quan giao phối, dịch hồn nằm lọt xuống bìu ngồi
xoang bụng - Có 02 buồng trứng, 02 ống dẫn và 01 tử cung, 01 âm đạo.
Trứng nhỏ, thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Đối với thú cao
thì phơi có liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi là màng ối, màng
đệm, túi niệu tạo thành nhau thai. Ni con bằng sữa.
Lớp thú có ba dạng chính do thích nghi với mơi trƣờng sống:

3


Dạng có đầu, mình, cổ, và đi phân biệt rõ ràng: dạng này chiếm đa số
các loài trong lớp thú, các lồi này chủ yếu là sống trên cạn. Ví dụ: Mèo, Thỏ,
Hổ, Trâu.v.v.v.
Dạng có cánh: dạng này thích nghi với mơi trƣờng sống khơng khí, có
khả năng bay lƣợn. Giữa các ngón của chi có lớp da – giống y nhƣ cánh của
các loài chim, hoặc màng da nối chi trƣớc với cổ, chi sau. Ví dụ: Dơi, Chồn
bay, Sóc bay.v.v.v.
Dạng thích nghi bơi lội: cơ thể có các chi biến đổi thành các vây. Lớp
da trở nên trơn và bóng hơn. Ví dụ: Cá voi.
1.2. Thành phần lồi thú ở Việt Nam
Thành phần các loài thú ở Việt Nam thay đổi theo thời gian và khác
nhau giữa các tác giả (bảng 2.1). Chẳng hạn, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự
(1994) đã thống kê ở Việt Nam có 223 lồi thú thuộc 12 bộ, 37 họ (khơng
thống kê các lồi thú biển). Đến năm 2000, Lê Vũ Khơi đã thống kê 252 loài
(289 loài và phân loài) thú thuộc 13 bộ, 37 họ (khơng thống kê các lồi thú
biển). Năm 2006, Kyznetsov đã thống kê ở Việt Nam 310 loài thú thuộc 44 họ
và 14 bộ (kể cả loài thú biển) đây là danh lục loài thú Việt Nam đầu tiên có
thống kê các lồi thú biển đã biết ở vùng biển Việt Nam. Từ năm 2008 đến
nay, Các cơng trình nghiên cứu các nhóm thú đƣợc tiến hành ở nhiều địa
phƣơng trong cả nƣớc, điển hình nhƣ “Danh lục các loài thú Việt Nam” của

Đặng Ngọc Quân và cộng sự năm (2008) thống kê 295 loài thú (298 loài và
phân loài) thuộc 37 họ và 13 bộ ở Việt Nam (không kể thú biển). Các kết quả
nghiên cứu này cùng với các nghiên cứu tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc
là cơ sở cho Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) đƣa ra danh lục các
loài thú ở Việt Nam. Nhƣng nhìn chung, số lƣợng các lồi thú ở Việt Nam
khơng có nhiều biến động kể từ năm 1994 đến nay.

4


Bảng 1.1: Tổng kết về phân loại thú ở Việt Nam theo thời gian
Năm

Bộ

Họ

Loài

1994

12

37

223

Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994)

2000


13

37

252

Lê Vũ Khôi (2000)

2006

14

44

310

Kyznetsov (2006)

2008

13

37

295

Đặng Ngọc Quân và cộng sự (2008)

2009


15

43

322

Nguyễn Xn Đặng và Lê Xn Cảnh (2009)

Nguồn thơng tin

Nhưng nhìn chung, số lượng các lồi thú ở Việt Nam khơng có nhiều
biến động kể từ năm 1994 đến nay. Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng tên
khoa học, tên phổ thông và hệ thống phân loại của Nguyễn Xuân Đặng và Lê
Xuân Cảnh (2009), vì đây là tài liệu cập nhật và chi tiết hơn cả.
1.3. Các nghiên cứu về phân bố của cá lồi thú
Theo Lê Vũ Khơi (2005) Việt nam là một bộ phận của phân miền địa lí
– động vật Đơng Dƣơng (Indochinese subregion) thuộc miền địa lí động vật
Phƣơng Đơng (Oriental Region hay cịn gọi miền địa lí – động vật Indomalai
(Indomalayan Region). Phân miền Đông Dƣơng (bao gồm: Mianma, Vân
Nam và Tứ Xuyên của Trung Quốc; Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia,
Đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Ryukyu).
Theo Đào Văn Tiến (1987) và Lê Vũ Khôi (2008) Việt Nam nằm trên
luồng di cƣ của hai luồng động vật từ Himalia qua Vân Nam xuống và từ
Malaysia, có một khu hệ thú nói chung phong phú, đa dạng. Tính chất này thể
hiện ở mối quan hệ của khu hệ thú Việt Nam với các khu hệ thú lân cận. khu
hệ thú Việt Nam đƣợc cấu thành bởi 4 nhóm yếu tố động vật học:
Nhóm yếu tố Ấn Độ: Himalia (gọi tắt là Himalia) có ở Miền Đông Bắc
Ấn Độ, Neepan, Mianma, Tây Bắc Vân Nam – Tứ Xun (Trung Quốc).
Nhóm này mang tính chất ôn đới núi cao.


5


Nhóm yếu tố Trung Hoa (chủ yếu là Hoa Nam,Trung Quốc) mang tính
chất cận nhiệt đới và có ở khu Đơng Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng
Đơng và Phúc Kiến).
Nhóm yếu tố đặc hữu của Việt Nam (có thể có cả của Lào hoặc
Campuchia) có tính chất hỗn hợp về tính chất địa động vật học của vùng Bắc
Trung Bộ.
Căn cứ vào các yếu tố địa hình, địa mạo, khí hậu, môi trƣờng sống, sự
phân bố của thảm thực vật và của các lớp động vật, Lê Vũ Khôi (2005) đã
chia vùng địa lý động vật khu hệ Việt Nam thành 5 vùng đặc trƣng nhƣ sau:
Khu Đông Bắc: khu Đông Bắc thuộc đơn vị địa – sinh học Bắc trung
tâm Đông Dƣơng (theo Mckinon, trong BAP, 1994). Ranh giới giữa khu
Đơng Bắc và khu Tây Bắc – Hồng Liên Sơn là dãy Hoàng Liên Sơn. Do các
dãy núi của khu vực này đều nối tiếp với các dãy núi đá vôi của khu Tứ
Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến nên có nhiều yếu tố
Himalaia và ít yếu tố Trung Hoa hơn. Khu hệ thú ở đây gồm một số dạng đặc
hữu sau: Hƣơu xạ, Chuột cùi lìa, Vọoc mũi hếch, Vọoc mơng trắng, Vọoc đầu
trắng, Thỏ rừng Trung Hoa,.v.v.v.
Khu Tây Bắc – Hoàng Liên Sơn: khu này phân cách khu Đơng Bắc bởi
dãy Hồng Liên Sơn và khu Bắc Trƣờng Sơn và cũng thuộc đơn vị địa sinh
học Bắc trung tâm Đông Dƣơng với nhiều yếu tố Himalaia và ít yếu tố
malaisia hơn. Điều này liên quan đến sự di cƣ của thú cổ xƣa ở kì Pleistoxen
theo hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam và ngƣợc lại dọc theo hƣớng các đƣờng bộ
nối Đông Dƣơng nói chung và với Việt Nam nói riêng với quần đảo Malaixia.
Dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản sự di trú của thú từ Đông sang Tây hay
ngƣợc lại. Khu hệ thú gồm các đặc trƣng sau: Vọoc xám, Chuột mù, Sóc bay
sao, Chuột cộc, Chuột choắt, Chuột chù nƣớc miền bắc, Nhím đi dài.v.v.v.

Khu Bắc Trung Bộ (Bắc Trƣờng Sơn): khu vực này có ranh giới phía
Nam là đèo Hải Vân. Điểm nổi bật nhất của khu vực này là có nhiều yếu tố đặc

6


hữu nhất. Có lẽ đây là do sự hình thành dãy Trƣờng Sơn ở kì Pleistoxten dẫn tới
chuyển hẳn khí hậu cận nhiệt đới của Miền Bắc sang khí hậu cận nhiệt đới của
Miền Nam hình thành nhiều ổ sinh thái mới, tạo điều kiện cho sự phân hóa của
các loài động vật. Khu hệ thú gồm các loài đặc trƣng sau: Sao la, Mang lớn, Cầy
bay, Vọoc hà tĩnh, Chà vá chân xám, Thỏ vằn đơng dƣơng,….
Xét chung tồn Miền Bắc Việt Nam (từ Bắc vào đến Đèo Hải Vân –
Bạch Mã) yếu tố Himalaia trội nhất đến yếu tố đặc hữu, số yếu tố Trung Hoa
và Malaixia không lớn. Vì vậy có thể nói Miền Bắc Việt Nam có khu hệ thú
hỗn hợp gồm các yếu tố cận nhiệt đới tiếp cận với các yếu tố ôn đới của khu
Phƣơng Bắc và yếu tố nhiệt đới của khu Phƣơng Nam. Khu hệ thú Miền Bắc
Việt Nam thuộc khu hệ thú Bắc trung tâm Đông Dƣơng khác với khu hệ thú
Miền Nam Việt Nam thuộc khu hệ thú Nam trung tâm Đông Dƣơng.
Khu Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: khu vực này bao gồm cao nguyên
Tây Nguyên và cao ngun Đà Lạt thuộc Nam trung tâm Đơng Dƣơng có
nhiều yếu tố Malaixia tiếp đến là yếu tố Ấn Độ, cịn yếu tố Trung Hoa ít. Các
lồi đặc trƣng: Bị xám, Hƣơu vàng, Chó rừng, Hƣơu cà toong,….
Khu Nam Bộ (bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long): khu vực này
bao gồm vùng Nam trung tâm Đông Dƣơng mang nhiều yếu tố Malaixia, còn
yếu tố Ấn Độ và Trung Hoa thì ít. Các lồi đặc trƣng: Tê giác java, Dơi ngựa
lớn, Sóc đỏ, Vọoc bạc.v.v.v.
Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện tại miền Bắc Trung Bộ của
Việt Nam (nơi chứa đựng nhiều loài đặc hữu) là cơ hội để đề tài cung cấp
những thơng tin hữu ích về khu hệ thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm, đặc
hữu và có giá trị.

1.4. Tình trạng các lồi thú ở Việt Nam
Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, viết
tắt IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources) Đƣợc thành lập tháng 10 năm 1948 sau một hội nghị quốc tế tại

7


Fontainebleau, Pháp và hiện đặt trụ sở chính tại Gland, Thụy Sĩ. IUCN cịn có
62 chi nhánh ở các quốc gia khác. IUCN là kho tài liệu có mơ tả đặc điểm
hình thái, sinh thái học và đánh giá tình trạng nguy cấp của các loài động vật
quý hiếm trên thế giới. Đây là tài liệu quan trọng giúp xác định tình trạng
nguy cấp của các lồi thú q hiếm trong nghiên cứu khoa học.
Việc đánh giá bảo tồn của các loài sinh vật ở Việt Nam cũng giống nhƣ
trong Danh sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, Sách đỏ Việt Nam chỉ đánh giá mức
độ bảo tồn của các loài sinh vật trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tài liệu Sách
đỏ Việt Nam cập nhật gần đây nhất là năm 2007. Trong tài liệu này đã thống
kê đƣợc 90 loài thú hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau,
trong số đó có 77 lồi đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp cao (từ cấp VU trở
lên). Đặc biệt có 4 lồi thú đã xác định bị tuyệt chủng hoàn toàn và 1 loài thú
bị tuyệt chủng trong tự nhiên (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2: Tình trạng của lồi thú q hiếm
Tình trạng
EX

Số lồi
Lồi đại diện
4
Cầy rái cá, Heo vòi, Tê giác 2 sừng, Bò xám


EW

1

Hƣơu sao

CR

12

Voi, Hổ, Hƣơu xạ, báo hoa mai ….

EN

30

Gấu ngựa, gấu chó, chó sói lửa, …

VU

30

Cu li lớn, cu li nhỏ, mang lớn, …

khác

13

Tổng


90
(nguồn: Sách đỏ Việt Nam, 2007)

Nghị định 32 (2006) là văn bản pháp luật của Việt Nam

quy định về

quản lý và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Theo
văn bản này, hiện nƣớc ta có 88 lồi thú thuộc Nghị định 32, trong đó có 62
lồi thuộc nhóm IB và 26 lồi thuộc nhóm IIB.

8


Công ƣớc CITES là công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực
vật hoang dã nguy cấp. Tài liệu cập nhật mới nhất hiện nay là Công ƣớc
CITES năm 2015 có 348 lồi thú thuộc Cơng ƣớc CITES (2015), trong đó có
221 lồi thuộc phụ lục I, 72 loài thuộc phụ lục II và 55 loài thuộc phụ lục III
của Cơng ƣớc.
Tình trạng của các lồi thú ở Việt Nam hiện nay còn đƣợc thể hiện
nhiều ở nhiều Văn bản pháp luật khác nhƣ Nghị định 160 (2013) về tiêu chí
xác định các lồi và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý
hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ, Nghị định số 82 (2006) về quản lý hoạt động nhập
khẩu, xuất khẩu... nhưng trong nghiên cứu này, đề tài chỉ lựa chọn bốn tài
liệu đánh giá áp dụng phổ biến hiện nay: Sách đỏ Việt Nam (2007), IUCN
(2015), Nghị định 32 (2006), CITES (2015) để xác định loài thú quý hiếm tại
VQG Pù Mát.
1.5. Các mối đe dọa đối với khu hệ thú
Khu hệ thú ở Việt Nam nói riêng và tài nguyên động vật rừng nói
chung đang chịu sức ép nặng nề từ các hoạt động thiếu ý thức của ngƣời dân

tại các khu vực có rừng thơng qua hoạt động săn bắn, bẫy bắt, làm mất sinh
cảnh hoặc thu hẹp sinh cảnh sống của các loài thú. Nguyên nhân sâu xa của
các hành vi này xuất phát từ phong tục, thói quen và việc tƣ lợi cá nhân của
một bộ phận cộng đồng địa phƣơng. Thực tiễn cho thấy, tất cả các khu rừng
đặc dụng ở Việt Nam hiện nay đều chịu tác động ở mức độ ít nhiều khác nhau
từ phía ngƣời dân địa phƣơng. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về tài nguồn
tài nguyên rừng đã đề cập về nội dung này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,
đề tài chỉ liệt kê một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về mối đe dọa đối với
khu hệ thú:
Vƣơng Văn Hùng (2008) trong bản Luận văn tốt nghiệp “nghiên cứu
hiện trạng, các mối đe dọa đối với quần thể Vọoc mũi hếch tại KBTTN Na
Hang – Tuyên Quang và đề xuất kiến nghị quản lí bảo tồn” đã xác định có 7

9


mối đe dọa đến quần thể Vọoc mũi hếch tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá các mối đe dọa theo mức
độ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quần thể. Theo đó, mối đe dọa khai thác gỗ
trái phép đƣợc đánh giá là mối đe dọa ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến hiện
trạng của các loài Vọoc mũi hếch.
Cũng trong năm 2008, Nguyễn Kim Kỳ trong bản Luận văn tốt nghiệp
“Nghiên cứu hiên trạng, các mối đe dọa đối với quần thể Vọoc mông trắng ở
KBTTN đất ngập nước Vân Long và đề xuất biện pháp quản lí bảo tồn” đã xác
định có 9 mối đe dọa đến quàn thể Vọoc mông trắng ở KBTTN đất ngập nƣớc
Vân Long. Trong đó, mối đe dọa cháy rừng và săn bắt trái phép đƣợc đánh giá là
có ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến hiện trạng của các lồi Vọoc mơng trắng.
Cịn rất nhiều các nghiên cứu khác về mối đe dọa đến các loài thú tại
các khu vực nghiên cứu nhưng trong nghiên cứu này, đề tài sẽ sử dụng
phương pháp xác định và đánh giá về các mối đe dọa của các nghiên cứu

trước đây và tập trung vào hai nhóm chính là săn bắt và phá hủy sinh cảnh.
1.6. Những nghiên cứu ở Vƣờn Quốc Gia Pù Mát
Khu hệ thú ở VQG Pù Mát trong nhiều năm qua đã thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
Phạm Nhật (1992) đã tiến hành nghiên cứu Khu hệ động vật làm cơ sở
để xây dựng dự án KBTTN Pù Mát và xác định đƣợc 64 loài thú tại khu vực,
trong đó có 42 lồi q hiếm có trong sách đỏ Việt Nam.
Từ năm 1998 đến năm 1999, các nhà khoa học, các nhà quản lí kết hợp
với các chuyên gia nƣớc ngoài đã tiến hành điều tra ĐDSH trên toàn bộ diện
tích của VQG Pù Mát. Chƣơng trình là hoạt động của Dự án Lâm nghiệp xã
hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC) do cộng đồng Châu Âu và
Chính phủ Việt Nam tài trợ. Chƣơng trình do tổ chức Động vật thế giới (FFI)
đảm nhận, cùng với tham gia của 55 nhà khoa học trong nƣớc, nƣớc ngoài và 17
cán bộ VQG Pù Mát. Kết quả điều tra đã thu đƣợc 70 mẫu vật của 20 loài thú

10


nhỏ, 3600 mẫu vật của 39 loài dơi, 42 loài thú lớn. Cuộc điều tra có sử dụng bẫy
ảnh tự động liên tục từ năm 1998 đến năm 2002. Chƣơng trình đó đã chụp và ghi
nhận hằng trăm bức ảnh của nhiều loài động vật tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát.
Năm 2001, Phạm Nhật vàNguyễn Xuân Đặng cho ra đời cuốn “Sổ tay
ngoại nghiệp nhận diện các loài thú của VQG Pù Mát”. Trong tài liệu này,
các tác giả đã mô tả đặc điểm nhận diện và phân biệt của 78 loài. Cũng trong
năm này, Phạm Nhật và các cộng sự tiến hành thực hiện điều tra nghiên cứu
và lập dự án bảo tồn Hổ tại VQG Pù Mát.
Năm 2002, Phạm Nhật và Đỗ Tƣớc đã tiến hành nghiên cứu phân bố
sinh thái và các giải pháp bảo tồn Gấu ở VQG Pù Mát. Nghiên cứu đƣợc thực
hiện dƣới sự tài trợ củadự án FSNC.
Năm 2004, Đặng Công Oanh tiến hành nghiên cứu thực trạng và giải

pháp bảo tồn loài Sao la ở VQG Pù Mát (Báo Nông nghiệp Nghệ An, 2016).
Ngồi những nghiên cứu trên cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khác
về khu hệ thú ở VQG Pù Mát nhƣ: Rediscovering the Saola (2004); Phan Huy
Dũng (2005); Nguyễn Tiến Lâm (2010).
Có thể nói, VQG Pù Mát là địa điểm nghiên cứu lý tƣởng cho các nhà
khoa học vì khu vực đang chứa đựng một nguồn tài nguyên thú phong phú
với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Mặc dù, các chƣơng trình, dự án thực
hiện và đã kết thúc nhƣng các thông tin về đặc điểm hiện trạng, phân bố, của
các lồi thú q hiếm cịn hạn chế, chƣa phản ánh hết nguồn tài nguyên của
khu vực nên cần đƣợc nghiên cứu bổ sung thông qua các cuộc điều tra và
giám sát để có những thơng tin hữu ích cho công tác bảo tồn tài nguyên tại
VQG Pù Mát.

11


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bảo tồn tài nguyên thú, đặc biệt là các loài
thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Lập đƣợc danh lục các loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát;
- Xác định đƣợc tình trạng của các lồi thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu;
- Xác định đƣợc vùng phân bố của các loài thú quý hiếm tại Vƣờn
Quốc gia Pù Mát;

- Xác định đƣợc các tác động tiêu cực của ngƣời dân địa phƣơng đến
các loài thú quý hiếm trong khu vực;
- Đƣa ra đƣợc các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú quý hiếm
phù hợp với điều kiện thực tiễn tại VQG Pù Mát;
2.2. Đối tƣợng
Các loài thú quý hiếm tại Vƣờn Quốc Gia Pù Mát
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Về địa điểm
Đề tài đƣợc thực hiện tại Vƣờn Quốc Gia Pù Mát gồm các xã: Phúc
Sơn, Tam Quang, Tam Đình, Châu Khê và xã Chi Khê.
2.3.2. Về thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ tháng 2 năm 2016
đến hết tháng 5 năm 2016). Kế hoạch thực hiện cụ thể của đề tài nhƣ sau:

12


TT

Thời gian

Nội dung cơng việc

Địa điểm thực hiện

1

22/2/2016 đến

Tìm tài liệu và viết


Trƣờng Đại học Lâm

2/4/2016

đề cƣơng

nghiệp

5/4/2016 đến

Thu thập số liệu

VQG Pù Mát

25/4/2016

ngồi thực địa

27/4/2016 đến

Xử lí số liệu và hồn

Trƣờng Đại học Lâm

31/5/2016

thiện khóa luận

nghiệp


2

3

2.4. Nội dung
(1) Điều tra thành phần các loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát
(2) Nghiên cứu tình trạng của các lồi thú q hiếm tại khu vực nghiên cứu.
(3) Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu.
(4) Xác định mối đe dọa đến các loài thú quý hiếm tại VQG Pù Mát.
(5) Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú quý hiếm tại
VQG Pù Mát.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những nội dung trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu
nhƣ: Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập VQG Pù Mát, các tài liệu về điều
kiện tự nhiên; dân sinh, kinh tế, xã hội; các báo cáo về tình hình quản lý; Bản
đồ hiện trạng rừng, Bản đồ địa hình của VQG Pù Mát; các đề tài nghiên cứu
về tài nguyên VQG. Từ các tài liệu đƣợc thu thập tiến hành đọc, chọn lọc,
phân tích và kế thừa các thông tin liên quan cần thiết phục vụ các nội dung
nghiên cứu của đề tài.

13


2.5.2. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện nhằm thu thập thơng tin sơ bộ

về sự có mặt của các loài thú quý hiếm và số lƣợng và vùng phân bố của
chúng ở khu vực nghiên cứu. Ngồi ra, các hoạt động có liên quan tới việc sử
dụng tài nguyên của ngƣời dân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các loài
thú quý hiếm cũng đƣợc thu thập trong quá trình phỏng vấn.
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện trên 02 đối tƣợng là: các Cán
bộ quản lý VQG Pù Mát và Ngƣời dân địa phƣơng.
Đối với đối tƣợng là các cán bộ quản lý VQG, đề tài tiến hành phỏng
vấn 5 ngƣời. Các câu hỏi phỏng vấn liên quan vùng phân bố, đặc điểm hình
thái, tiếng kêu của các loài thú.
Đối với ngƣời dân địa phƣơng ƣu tiên những ngƣời dân sống xung
quanh VQG và thƣờng xuyên vào rừng săn bắn, khai thác gỗ và lâm sản ngoài
gỗ. Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phỏng vấn trực tiếp 25 ngƣời: thu
thập các thông tin liên quan đến các loài thú mà ngƣời dân gặp, vùng bắt gặp
các loài thú trong VQG Pù Mát, các tác động của ngƣời dân đến khu hệ thú.
Các câu hỏi phỏng vấn đƣợc phân chia theo từng nội dung nghiên cứu. Thông
tin chi tiết về danh sách những ngƣời đƣợc phỏng vấn và các câu hỏi phỏng
vấn đƣợc trình bày chi tiết trong phụ lục 01 và phụ lục 02 của đề tài. Kết quả
phỏng vấn đƣợc tổng hợp vào bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phỏng vấn
Ngƣời điều tra:…………………..Ngày điều tra:……………………………
Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:……..Dân tộc……………….Tuổi…………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………….
Stt

Tên lồi
T. Phổ thơng T. Địa phƣơng

14

Địa điểm

bắt gặp

Số lƣợng Ghi chú


2.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
Điều tra theo tuyến đƣợc thực hiện nhằm thu thập các thông tin về
thành phần lồi thơng qua việc quan sát trực tiếp hoặc ghi nhận qua các mẫu
vật; xác định các vùng phân bố và các mối đe dọa đến khu hệ thú trong khu
vực điều tra.
Tuyến điều tra đƣợc thiết lập dựa vào bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ
địa hình, kết quả khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu và các thơng tin thu đƣợc
từ q trình phỏng vấn. Tuyến điều tra đƣợc lập đi qua nhiều dạng sinh cảnh
khác nhau và dàn trải trên một phần diện tích của VQG.
Trong nghiên cứu này, 06 tuyến đƣợc thiết lập để thu thập thông tin
phục vụ nghiên cứu. Thông tin về các tuyến điều tra đƣợc trình bày chi tiết
trong bảng 2.2 và hình 2.1.
Bảng 2.2: Thơng tin về các tuyến điều tra thú tại khu vực nghiên cứu
Tuyến

Tuyến 01

Tuyến 02

Tuyến 03

Tuyến 04

Tuyến 05


Tuyến 06

Tọa độ
điểm đầu

Tọa độ
điểm cuối

500512 -

495710 -

2083450

2082179

500512 -

495874 -

2083450

2082233

500512 -

496261 -

2083450


2081176

500512 -

499055 -

2083450

2082990

500512 -

498933 -

2083450

2081981

500512 -

496449 -

2083450

2081630

15

Sinh cảnh


Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa


T1 T2 T3 T4 T5 T6
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu
Ghi chú: T1–Tuyến 1; T2 – tuyến 2; T3–tuyến 3; T4 – tuyến 4; T5 – tuyến 5; T6 – tuyến 6.

Mỗi tuyến điều tra đƣợc điều tra 3 lần. Tại mỗi tuyến, dùng máy GPS
xác định tọa độ điểm đầu xuất phát, di chuyển với tốc độ 1,5-2,5 km/h, quan
sát về 2 bên tuyến với khả năng quan sát về mỗi bên là 50m. Trong quá trình
di chuyển quan sát tỉ mỉ bằng mắt thƣờng và dùng ống nhóm. Tại các điểm
giơng thống, sƣờn đồi, hoặc các điểm quan sát thuận lợi dùng ống nhóm
quan sát tỉ mỉ 5 – 10 phút. Tại các điểm vũng nƣớc, khe suối quan sát tỉ mỉ để
phát hiện dấu chân, phân, vết cào bới. Khi phát hiện thấy con vật hoặc các

16


dấu vết của con vật tiến hành chụp ảnh, ghi lại tọa độ, ghi chép, đo đếm, mô
tả các dấu vết (thời gian xuất hiện dấu vết, thành phần thức ăn chứa trong

phân, số lƣợng, ..) và mở rộng phạm vi điều tra xung quanh khu vực. Các
thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra đƣợc ghi vào các biểu điều tra thiết
kế sẵn (bảng 2.3) và sổ tay ngoại nghiệp.
Bảng 2.3. Biểu điều tra thú theo tuyến
Ngƣời điều tra:……………Ngày điều tra:…………………………………….
Thời tiết:…………………..Địa điểm điều tra:………………………………..
Tuyến điều tra:…………….Chiều dài tuyến:…………………………………
Thời gian bắt đầu :………..Thời gian kết thúc:………………………………..
Tọa độ

Loài

Số lƣợng

Hoạt động

Ghi chú

Trong quá trình điều tra trên tuyến cần lƣu ý di chuyển nhẹ nhàng và
giữ yên lặng trong quá trình điều tra, khơng hút thuốc lá và khơng để lại giác
thải trong q trình điều tra thực địa.
Ngồi những thơng tin về thành phần lồi, tại các điểm ghi nhận các tác
động của con ngƣời nhƣ điểm khai thác gỗ, điểm gặp bẫy, điểm gặp ngƣời
dân khai thác lâm sản, khu vực chăn thả gia súc đƣợc đánh dấu tọa độ và ghi
chép các thơng tin về diện tích ảnh hƣởng, cƣờng độ tác động và mức độ nguy
cấp của các tác động vào sổ tay ngoại nghiệp và phiếu đánh giá các mối đe
dọa nhƣ trong bảng 2.4.

17



Bảng 2.4. Biểu điều tra các mối đe dọa đến khu hệ thú ở VQG Pù Mát
1. Bẫy.

6. Khai thác LSNG.

2. Súng.

7. Chăn thả gia súc.

3. Lều/Trại( săn bắn khai thác

8. Xây dựng nhà.
9. Đƣờng đi lại trong rừng.

gỗ).
4. Nƣơng rẫy.

10. Những hoạt động khác.

5. Khai thác gỗ.
Thời
gian

Hoạt động

Hoạt động/
Ghi chú
khơng hoạt động


Vị trí

2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu
2.5.4.1. Xác định thành phần và tình trạng các lồi thú quý hiếm
Từ các số liệu thu thập từ các nguồn thông tin quan sát, dấu vết ghi
nhận, mẫu vật, phỏng vấn và kế thừa tài liệu lập danh sách các loài thú tại
VQG Pù Mát nhƣ bảng 2.5.
Bảng 2.5: Thành phần các loài thú tại VQG Pù Mát
TT Tên Phổ thơng

Tên Khoa học

Nguồn thơng tin
Quan
sát

I

Mẫu
vật

Phỏng
vấn

Tài liệu

Bộ

I.1 Họ
1


lồi

Từ bảng 2.5, các loài thú quý hiếm đƣợc xác định dựa vào các tài liệu:
Sách đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2015) Nghị định 32 (2006) và Cơng ƣớc
CITES (2015). Các lồi có tên trong các tài liệu trên hoặc có giá trị ở khu vực
đƣợc xác định là các loài thú quý hiếm và đƣợc tổng hợp vào bảng 2.6.

18


×