Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại xã nghĩa hương huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
TẠI XÃ NGHĨA HƢƠNG, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ

: 306

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thúy Hằng

Lớp

: K59B - KHMT

Mã sinh viên

: 1454030212



Khóa học

: 2014 - 2018

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô
đã luôn tạo mọi điều kiện, hướng dẫn chỉ bảo cho chúng em với sự tận tụy và
nhiệt huyết của mình. Những điều đó là động lực để em không ngừng học hỏi,
phấn đấu, trau dồi kiến thức để tiến bộ hơn.
Việc thực hiện đề tài khóa luận là cơ hội giúp em vận dụng, tổng hợp
kiến thức mà em đã được học trong thời gian qua dưới sự giảng dạy của thầy
cô. Hơn nữa, đề tài cũng giúp em hiểu được phần nào công việc của người cử
nhân môi trường trong tương lai. Tuy nhiên với kiến thức cịn hạn hẹp nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cơ góp ý, sửa chữa để
em có thể hồn thiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, để hồn thành tốt bài khóa luận này, em đã nỗ lực hết sức
và nhận được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là cô Trần Thị Hương. Cơ
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo những sai sót và những kinh nghiệm quý báu
trong thực tiễn để giúp em hồn thành tốt đề tài này.
Do đó, lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến cô Trần Thị
Hương. Kế đến, em xin cảm ơn đến các thầy cơ trong khoa Quản lý rừng và
Mơi trường nói riêng và tồn thể thầy cơ Trường Đại học Lâm nghiệp nói
chung đã truyền đạt kiến thức cho em để em có thể hồn thành đồ án của
mình một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Ngày 13 tháng 5 năm 2018

Sinh viên
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 2
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 2
1.2. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt ........................................................ 2
1.2.1. Thành phần nước thải sinh hoạt ....................................................................... 2
1.2.2. Tính chất nước thải sinh hoạt ........................................................................... 3
1.2.3. Tác hại đến môi trường ..................................................................................... 4
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt ........................................ 5
1.3.1. Các chỉ tiêu lí học ............................................................................................. 5
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa ...................................................................... 6
1.4. Các phương pháp xử lí nước thải sinh hoạt ......................................................... 8
1.4.1. Phương pháp xử lí cơ học ................................................................................. 8
1.4.2. Phương pháp xử lý hố học và hóa lý ............................................................. 12
1.4.3. Phương pháp xử lý sinh học ............................................................................ 14
1.5. Tiêu chí lựa chọn cơng nghệ xử lí nớc thải ........................................................ 19
1.6. Thực trạng nước thải sinh hoạt tại Việt Nam ..................................................... 19
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 22
2.1.1. Mục tiêu chung:............................................................................................... 22

2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................... 22
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22


2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 23
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 23
2.4.3. Phương pháp tính tốn và thiết kế hệ xử lí nước thải sinh hoạt ..................... 26
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ............................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu thời tiết............................................................................................... 27
3.1.4. Thủy văn .......................................................................................................... 27
3.1.5. Tài nguyên đất đai ........................................................................................... 28
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................... 28
3.2.1. Dân số và lao động ......................................................................................... 28
3.2.2. Kinh tế ............................................................................................................. 29
3.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã ............................................................................. 29
3.2.4. Công tác xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa ................................ 30
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 32
4.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương .......................................... 32
4.1.1. Nguồn phát sinh và khối lượng nước thải sinh hoạt ....................................... 32
4.1.2. Đặc tính nước thải sinh hoạt ........................................................................... 32
4.2. Thực trạng công tác xử lý nước thải sinh hoạt tại Nghĩa Hương ....................... 34
4.3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương ...................... 35
4.3.1. Đề xuất, lựa chọn phương án xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương 35

4.3.2. Xác định thông số đầu vào và thơng số tính tốn ........................................... 40
4.3.3. Tính tốn các cơng trình đơn vị ...................................................................... 41
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa
Hương

.................................................................................................................... 68

4.4.1. Giải pháp về quản lý ....................................................................................... 68
4.4.2. Giải pháp công nghệ ....................................................................................... 68
4.4.3. Giải pháp kinh tế ............................................................................................. 68
4.4.4. Giải pháp khác ................................................................................................ 68


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Tồn tại ................................................................................................................ 69
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài Ngun và Mơi Trường

COD


Nhu cầu oxy hóa học

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCTK

Tổng cục thống kê

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các chất ô nhiễm nghiêm trọng trong nước thải sinh hoạt......................... 4
Bảng 1.2. Ứng dụng quá trình xử lý hố học. ........................................................... 14
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu nước thải tại khu vực nghiên cứu ...................................... 23
Bảng 4.1.Đặc tính nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai ......... 33
Bảng 4.2. Bảng so sánh bể Aerotank với bể SBR ..................................................... 39

Bảng 4.3. Giá trị tính tốn đầu vào ........................................................................... 40
Bảng 4.4. Các thơng số thiết kế song chắn rác ......................................................... 44
Bảng 4.5. Tổng hợp tính tốn bể thu gom ............................................................... 45
Bảng 4.6. Thơng số thiết kế bể tách dầu mỡ ............................................................. 46
Bảng 4.7. Các thơng số xây dựng bể điều hịa .......................................................... 49
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể lằng .......................................................................... 54
Bảng 4.9. Công suất hòa tan oxy vào trong nước của thiết bị phân phối bọt khí ....... 59
Bảng 4.10. Tóm tắt các thơng số tính tốn bể Aerotank ........................................... 62
Bảng 4.11. Thơng số thiết kế bể lắng ......................................................................... 66
Bảng 4.12. Tóm tắt thơng số bể khử trùng ................................................................. 67
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phương án 1 ......................................... 36
Hình 4.2. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải phương án 2 ......................................... 38


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại xã
Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hằng
3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Hương
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề tài góp phần quản lý hiệu quả nguồn nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa
Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Thiết kế được hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu

* Nghiên cứu thực trạng nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Các nguồn phát sinh nước thải
- Thành phần nước thải
- Khối lượng nước thải phát sinh hàng ngày
*Nghiên cứu thực trạng cơng tác xử lí nước thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
- Công tác thu gom nước thải sinh hoạt
- Cơng tác xử lí nước thải sinh hoạt
* Thiết kế hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Hương, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Lựa chọn phương án xử lí nước thải cho xã Nghĩa Hương
- Các hạng mục công trình
- Thiết kế hệ thống xử lí nước thải
* Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt tại xã
Nghĩa Hương, huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội


6. Kết quả nghiên cứu
- Đặc tính nước thải khu vực nghiên cứu
Với khu vực nghiên cứu, hằng ngày xã Nghĩa Hương thải ra trung bình 1243
m3/ngày nước thải sinh hoạt. Nước thải có màu xám đen, mùi hơi khó chịu, chứa
hàm lượng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng cao.
- Thơng số thiết kế các cơng trình cho nhà máy
SONG CHẮN RÁC
STT

Tên thơng số

Ký hiệu


Kích thƣớc

Kích thước thanh chắn

1
Bề dày

-

10 mm

Bề rộng

d

8 mm

2

Khoảng cách giữa các thanh

b

16mm

3

Số thanh chắn

n


21

4

Góc nghiêng của thanh chắn

5

Vận tốc dịng chảy

60°
v

0,8(m/s)

Kích thước song chắn rác

6
7

Dài

L

1,6(m)

8

Rộng


Bs

0,5(m)

9

Sâu

H

0,7(m)

10

Bề rộng mương dẫn

Bk

0,5(m)

BỂ THU GOM
Thông số

STT
1

2

Ký hiệu


Đơn vị

Giá trị

T

Phút

30

Chiều dài

L

m

5

Chiều rộng

B

m

3

Chiều cao

H


m

4

Thời gian lưu nước
Kích thước bể thu
gom

3

Đường kính ống dẫn nước thải ra

D

mm

100

4

Thể tích bể thu gom

Wt

m3

60



BỂ TÁCH DẦU MỠ
Thông số

STT
1

Số lượng bể

2

Thời gian lưu nước

Đơn vị

Giá trị

Đơn nguyên

1

Phút

20

3

Chiều cao lớp nước

m


2

4

Chiều cao xây dựng

m

2,3

5

Chiều dài bể

m

5

6

Chiều rộng bể

m

3,5

m3/ngày

2,486


7

Lượng dầu cần vớt
BỂ ĐIỀU HỊA

STT

Thơng số thiết kế

1

Lưu lượng thiết kế

2

Thể tích xây dựng

3

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

(m3/ngày)

1243

V


m3

810

Chiều dài

L

m

15

4

Chiều rộng

B

m

12

5

Chiều cao xây dựng

H

m


4.5

6

Tốc độ nén khí để xáo

vkk

m3/ m3. Phút

0.014

Qkk

m3/phút

10,08

trộn
7

Lượng nén khí cần thiết
BỂ LẮNG I

STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

THƠNG SỐ
Đường kính bể
Đường kính ống trung tâm
Chiều cao xây dựng bể
Chiều cao ống trung tâm
Thời gian lưu nước
Đường kính máng thu nước
Chiều dài máng thu nước
Đường kính thiết bị thu váng nổi
Chiều dài máng thu váng nổi
Thời gian xả bùn

Đơn vị
m
m
m
m
h
m
m
m
m
h


Giá trị
16,7
1,2525
3,5
1,2
4
7,515
24
19,44
6,6735
10


BỂ AEROTANK
STT

Các thống số thiết kế

Đơn vị

Giá trị

1

Chiều cao xây dựng H

m

4,5


2

Chiều dài bể L

m

5

3

Chiều rộng bể B

m

4

4

Thể tích xây dựng

m3

90

5

Lượng khơng khí cần cung cấp

m3/h


128,125

BỂ LẮNG II
STT

Đơn vị

THƠNG SỐ

Giá trị

1

Đường kính bể

m

13,5

2

Đường kính ống trung tâm

m

2,025

3


Chiều cao xây dựng bể

m

3,5

4

Chiều cao ống trung tâm

m

1,2

5

Thời gian lưu nước

h

1,5

6

Đường kính máng thu nước

m

12,15


7

Chiều dài máng thu nước

m

38,151

8

Đường kính thiết bị thu váng nổi

m

10,093

9

Thể tích bùn cặn

m3

1,17

10

Thời gian xả bùn

h


10

BỂ KHỬ TRÙNG
Thơng số

Đơn vị

Kích thước

Thể tích chứa nước

m3

52

Chiều rộng bể

m

2

Chiều dài bể

m

3

Số vách ngăn

Vách


3

Lưu lượng clorin

lít/phút

1,7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và
đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh
thốt nước cịn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà
phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội,
Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v…Việc xử lý hiệu quả nước
thải sinh hoạt hầu như không thể thực hiện được.
Nghĩa Hương là một xã thuộc huyện Quốc Oai đã và đang chịu ảnh hưởng
từ nguồn nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân quanh khu vực. Với áp lực dân số tăng nhanh theo hàng năm làm cho
nước thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều. Với mong muốn môi trường
sống ngày càng được cải thiện, việc quản lý nước thải sinh hoạt ngày càng cấp bách
hơn để đảm bảo vệ sinh mơi trường và an tồn sức khỏe cho người dân.
Chính vì thế tơi đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống
xử lý nước thải sinh hoại tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội”.

1



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm

-Khái niệm nước thải: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.[14]
-Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các hoạt động
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…Chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học,bệnh viện, chợ và các cơng trình
cơng cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân
số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các
nhà máy nước hay các chạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đơ thị thường có tiêu
chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nơng thơn, do đó lượng
nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đơ thị thường thốt bằng hệ thống
thốt nước dẫn ra các sơng rạch, cịn các vùng ngoại thành và nơng thơn do khơng
có hệ thống thốt nước nên nước thải sinh hoạt thường được tiêu thoát tự nhiên vào
các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.[14]
-Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và
chuyển tải, hồ điều hoà, các cơng trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa
xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.[14]
1.2. Thành phần và đặc tính nƣớc thải sinh hoạt
1.2.1. Thành phần nước thải sinh hoạt
- Thành phần và tính chất của nước thải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc
nước thải. Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương
đối ổn định. Các thành phần này bao gồm 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ , ngồi
ra nước thải sinh hoạt cịn chứa nhiều các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của
chúng. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải là các vi khuẩn và vi rút gây bệnh
như : các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn… [13]

- Thành phần nước thải chia làm 2 nhóm chính:
 Thành phần vật lý

2


 Thành phần hóa học
+ Thành phần vật lý : biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các
kích thước khác nhau, được chia thành 3 nhóm
 Nhóm 1: gồm các chất khơng tan chứa trong nước thải dạng thô, ở dạng lơ
lửng và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt
 Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo
 Nhóm 3: gồm các chất bẩn dạng hịa tan, chúng có thể ở dạng ion hoặc
phân tử
+ Thành phần hóa học: Biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính
chất hóa học khác nhau, được chia thành 3 nhóm
 Thành phần vơ cơ: cát, sét, sỉ, axit vô cơ, các ion của muối phân ly…
 Thành phần hữu cơ: Các chất có nguồn gốc từ động vật , thực vật, cặn bã
bài tiết
 Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…[13]
1.2.2. Tính chất nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thông thường chiếm khoảng 80% lượng nước được cấp
cho sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học,
ngồi ra cịn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt giao động khoảng 150450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy
sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh
hoạt không được xử lí thích đáng là một trong những nguồn gây ơ nhiễm mơi
trường nghiêm trọng. [13]
Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ nhu cầu sử dụng nước cho các
hoạt động sống của con người, có các tính chất đặc trưng sau: do thải ra từ các thiết

bị vệ sinh trong hộ gia đình như bồn tắm, chậu rửa, nhà xí, máy giặt…nên chứa
nhiều chất ơ nhiễm hữu cơ và vi trùng, là dị thể phức hợp gồm nhiều chất bẩn với
nhiều dạng khác nhau, các chất bẩn có thể là sản phẩm thải bỏ từ cơ chế sinh hóa từ
q trình sống con người và vật ni hoặc là các chất thải rắn lẫn vào như giấy, gỗ,
nylon,các chất hoạt động bề mặt và đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, nấm
mốc… Lưu lượng thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước tính trên đầu người [13]

3


Bảng 1.1: Các chất ô nhiễm nghiêm trọng trong nƣớc thải sinh hoạt
STT
1

2

3

Chất gây ô nhiễm

Ảnh hƣởng tới môi trƣờng

Các chất rắn lơ

Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải

lửng

chưa xử lí được thải vào mơi trường


Các chất hữu cơ

Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo.

có thể phân hủy

Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD.Nếu thải

bằng con đường

thẳng vào nguồn nước quá trình phân hủy sinh học sẽ

sinh học

làm suy kiệt oxy hòa tan của nguồn nước

Các mầm bệnh

Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh
vật gây bệnh trong nước thải

4

Các dưỡng chất

N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi
được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự
phát triển của các lồi khơng mong đợi. Khi thải ra với
số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước
ngầm


5

6

Các chất ô nhiễm

Các hợp chất hữu cơ hay vơ cơ có khả năng gây ung

nguy hại

thư, biến dị, thai dị dạng và gây độc cấp tính

Các chất hữu cơ

Khơng thể xử lí được bằng các biện pháp thơng thường

khó phân hủy
7

Kim loại nặng

Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần
loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại
ức chế các q trình xử lí sinh học

8

Chất vơ cơ hịa tan Hạn chế xử dụng nước cho các mục đích nơng, cơng
nghiệp


9

Nhiệt năng

Làm giảm khả năng bão hịa oxy trong nước và thúc
đẩy sự phát triển của thủy sinh vật

10

Ion hydrogen

Có khả năng gây nguy hại cho TSV

(Nguồn: />1.2.3. Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt do các thành phần ô nhiễm
tồn tại trong nước thải gây ra
4


 COD,BOD : sự khống hóa ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi
trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong
q trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm làm cho nước có mùi hơi thối và
làm giảm pH mơi trường
 SS : lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây điều kiện yếm khí
 Nhiệt độ : nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến
đời sống của thủy sinh vật nước
 Vi trùng gây bệnh : gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da

 Màu : mất mỹ quan
 Dầu mỡ : gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt
 Ammonia,P : đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa ( sự phát triển bùng phát của
các loại tảo làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và
diệt vong các sinh vật, trong khi đó nồng độ oxy ban ngày rất cao do quá trình hô
hấp của tảo thải ra)
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt
1.3.1. Các chỉ tiêu lí học
Đặc tính lí học quan trọng nhất của nước thải sinh hoạt gồm: chất rắn tổng
cộng, mùi, nhiệt độ, màu và độ đục
 Chất rắn : chất rắn trong nước bao gồm các chất rắn lơ lửng , chất rắn có
khả năng lắng, các hạt keo và chất rắn hòa tan. Tổng các chất rắn trong nước thải
sinh hoạt là phần còn lại sau khi đã cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 103105◦C. Các chất bay hơi ở nhiệt độ này không được coi là chất rắn. Tổng các chất
rắn được biểu thị bằng đơn vị mg/l. Trong nước thải sinh hoạt có khoảng 40-65%
chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng. [13]
Tổng các chất rắn có thể chia ra làm 2 phần: chất rắn lơ lửng và chất rắn
hòa tan
Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác
định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy giấy lọc ở 105◦C đến khối lượng không đổi.
5


Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu trong
cùng một điều kiện cần chính là lượng chất lơ lửng có trong một thể tích mẫu đã
được xác định, phần cặn trên giấy lọc được đốt cháy thì các chất rắn dễ bị bay hơi bị
cháy hoàn toàn . Các chất rắn bị bay hơi được xem như là phần vật chất hữu cơ [13]
 Mùi : Việc xác định mùi của nước thải sinh hoạt ngày càng trở nên
nghiêm trọng. Đặc biệt là các phản ứng gay gắt của dân chúng đối với cơng trình xử
lí nước thải khơng được vận hành tốt. Mùi của nước thải cịn mới thường khơng gây

ra các cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ tỏa ra
khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí [13]
 Nhiệt độ : Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường cao hơn so với nhiệt độ
của nước cấp do việc xả ra các dịng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt,
thương mại và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn khơng khí. Nhiệt độ của
nước thải sinh hoạt là một trong những thơng số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ
đồ xử lí nước đều ứng dụng q trình xử lí sinh học mà q trình đó thường bị ảnh
hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống
thủy sinh vật, sự hòa tan oxy trong nước. [13]
 Độ màu : độ màu của nước thải sinh hoạt là do các chất thải sinh hoạt, nó
có thể làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh
hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẻ mỹ
quan của nguồn nước nên rất dễ bị phản ứng của cộng đồng lân cận [13]
 Độ đục : độ đục của nước thải sinh hoạt là do các chất lơ lửng và các chất
dạng keo chứa trong nước thải tạo nên [13]
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa
 pH : pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong q trình xử lí. Các
cơng trình xử lí nước thải sinh hoạt áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi
pH nằm trong giới hạn 7-7.6. Như chúng ta đã biết môi trường thuận lợi nhất để vi
khuẩn phát triển là mơi trường có pH từ 7-8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới
hạn pH hoạt động khác nhau. Ngồi ra pH cịn ảnh hưởng đến q trình tạo bông
cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhơm. Nước thải sinh hoạt
có pH dao động khoảng 6.9-7.8 [13]

6


 Nhu cầu oxy hóa học: chỉ tiêu BOD khơng phản ánh đầy đủ về lượng tổng
các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, vì chưa tính đến các chất hữu cơ khơng bị
oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ

tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng
oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt người ta sử
dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. [13]
 Nhu cầu oxy sinh học : Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi
sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được kí
hiệu bằng BOD được tính bằng mg/l. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu
cơ của nước thải sinh hoạt. BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô
nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hồn tồn các chất hữu cơ có thể
kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thảisinh hoạt, nhiệt độ
và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ sinh vật trong nước thải.Để chuẩn hóa
các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5. Mức độ oxy hóa các
chất hữu cơ khơng đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với
cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
 Nitơ : nitơ có trong nước thải ở dạng các liên kết ở dạng vô cơ và hữu cơ.
Trong đó nước thải sinh hoạt phần lớn là liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc
protit, thực phẩm dư thừa, còn các nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử
NH4+,NH3+ và các dạng oxy hóa NO2- và NO3- . Tuy nhiên trong nước thải chưa xử
lí, về ngun tắc thường khơng có NO2- và NO3 Chất hoạt động bề mặt : là những chất hữu cơ gồm 2 phần : kị nước và ưa
nước, tạo nên sự hịa tan của các chất đó trong dầu và trong nước.Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt, sự có mặt
của chất hoạt động bề mặt trong nước thải ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn xử lí,
các chất này làm cản trở q trình lắng và các hạt lơ lửng tạo nên hiện tượng sủi bọt
trong các cơng trình xử lí, kìm hãm các q trình xử lí sinh học. [13]
 Oxy hịa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lí sinh
học hiếu khí. Lượng oxy hịa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lí thường
bằng khơng hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các cơng trình xử lí sinh học hiếu khí
thì lượng oxy hịa tan cần thiết khơng nhỏ hơn 2mg/l.
7



 Kim loại nặng và các chất độc hại. Kim loại nặng có trong nước thải sinh
hoạt có ảnh hưởng đáng kể đến các quy trình xử lí, nhất là xử lí sinh học. Các kim
loại nặng độc hại gồm: Niken, đồng, chì, crom, thủy ngân …
 Vi khuẩn và sinh vật khác trong nước thải: Các vi sinh vật hiện diện trong
nước thảisinh hoạt bao gồm các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo, nguyên sinh động vật,
các loại động vật và thực vật bậc cao. Mức độ nhiễm bẩn vi sinh vật của nguồn
nước phụ thuộc nhiều vào vệ sinh của khu dân cư. Nguồn nước bị nhiễm bẩn sinh
học khơng sử dụng để uống được, thậm chí nếu số lượng vi khuẩn đủ cao thì nguồn
nước[13]
1.4. Các phƣơng pháp xử lí nƣớc thải sinh hoạt
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lí nước thải sinh hoạt đã và đang áp
dụng trên thế giới cũng như ở việt Nam, các phương pháp xử lí nước thảisinh hoạt
được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lí cơ học
- Phương pháp xử lí hóa học và hóa lí
- Phương pháp xử lí sinh học
1.4.1. Phương pháp xử lí cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong
nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.Để giữ các tạp chất khơng hồ tan
lớn hoặc một phần chất bẩn lơ lửng: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
Để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước dùng bể lắng:
 Các

hạt cặn đặc tính hữu cơ được tách ra ở bể lắng.

 Các

chất cặn nhẹ hơn nước: dầu, mỡ, nhựa,ễ.. được tách ở bể thu dầu, mỡ,


nhựa (dùng cho nước thải cơng nghiệp).
 Để

giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới

lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo, xử lý nước
thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các cơng trình và thiết bị như
song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ … Đây là các thiết bị cơng trình xử lý sơ
bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thơng thốt nước hoặc
các cơng trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.

8


Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp
chất không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường
quá trình xử lý cơ học, người ta làm thống nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu
suất xử lý của các cơng trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 1015%.[6]
Một số cơng trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm.
 Song

chắn rác

Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây
và các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các cơng trình và
thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến
50mm, các thanh có thể bằng thép, inox, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này
là hình chữ nhật, hình trịn hoặc elip.Bơ” trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải.Các

song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dịng nước chảy để giữ rác lại.
Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 90°.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải
và trước các cơng trình xử lý nước thải.
 Bể

thu và tách dầu mỡ

 Bể

thu dầu:

Được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi chứa dầu
và nhiên liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các cơng trình cơng cộng
khác, nhiệm vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ xe…
 Bể

tách mỡ:

Dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có trong nước
thải. Bể tách mỡ thường được bơ” trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học,
bệnh viện… xây bằng gạch, bê tông cốt thép, nhựa composite… và bố trí bên trong
nhà, gần các thiết bị thốt nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu mỡ
trước khi xả vào hệ thơng thốt nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác.
 Bể

điều hồ

Lưu lượng và nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải các khu dân cư, cơng
trình cơng cộng như các nhà máy xí nghiệp ln thay đổi theo thời gian phụ thuộc


9


vào các điều kiện hoạt động của các đôi tượng thoát nước này. Sự dao động về lưu
lượng nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tđến hiệu quả làm sạch nước thải. Trong q trình lọc cần phải điều hồ lưu lượng
dịng chảy, một trong những phương án tôi ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu
lượng.
Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thông xử lý sinh học do nó hạn chế
hiện tượng q tải của hệ thơng hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng
chất hữu cơ giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế
quá trình xử lý sinh học sẽ được pha lỗng hoặc trung hồ ở mức độ thích hợp cho
các hoạt động của vi sinh vật.
 Bể

lắng

 Bể

lắng cát

Trong thành phần cặn lắng nước thải thường có cát với độ lớn thủy lực J =
18 mm/s. Đây các phần tử vơ cơ có kích thước và tỷ trọng lớn. Mặc dù không độc
hại nhưng chúng cản trở hoạt động của các cơng trình xử lý nước thải như tích tụ
trong bể lắng, bể mêtan,… làm giảm dung tích cơng tác cơng trình, gây khó khăn
cho việc xả bùn cặn, phá huỷ q trình cơng nghệ của trạm xử lý nước thải. Để đảm
bảo cho các cơng trình xử lý sinh học nước thải sinh học nước thải hoạt động ổn
định cần phải có các cơng trình và thiết bị phía trước.
Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày.Các loại bể lắng cát thường dùng cho

các trạm xử lý nước thải công xuất trên 100m3/ngày.Các loại bể lắng cát chuyển
động quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm lượng chất hữu cơ trong cát thấp. Do
cấu tạo đơn giản bể lắng cát ngang được sử dụng rộng rãi hơn cả.Tuy nhiên trong
điều kiện cần thiết phải kết hợp các cơng trình xử lý nước thải, người ta có thể dùng
bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon hở một tầng hoặc xiclon
thuỷ lực.
Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân phơi cát để làm khô bằng biện pháp
trọng lực trong điều kiện tự nhiên.
 Bể

lắng nước thải

Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên
tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Vì vậy,

10


đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu có thể
bố trí nơi tiếp nhau, q trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 – 95% lượng cặn có trong
nước hay sau khi xử lý sinh học.Để có thể tăng cường q trình lắng ta có thể thêm vào
chất đơng tụ sinh học. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực .
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt
một trước cơng trình xứ lý sinh học và bể lắng đợt hai sau cơng trình xứ lý sinh học.
Theo cấu tạo và hướng dòng chảy người ta phân ra các loại bể lắng ngang, bể
lắng đứng và bể lắng ly tâm…
 Bể

lắng ngang


Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng, có thể được làm bằng
các loại vật liệu khác nhau như bêtông, bêtông cốt thép, gạch hoặc bằng đất tùy
thuộc vào kích thước và yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương nằm ngang qua bể.
Người ta chia dòng chảy và quá trình lắng thành 4 vùng:


Vùng hoạt động là vùng quan trọng nhất của bể lắng;



Vùng bùn (vùng lắng đọng) là vùng lắng tập trung;



Vùng trung gian, tại đây nước thải và bùn lẫn lộn với nhau;



Vùng an toàn.

Ứng với quá trình của dịng chảy trên, bể lắng cũng có thể được chia thành 4 vùng:


Vùng nước thải vào,



Vùng lắng hoặc vùng tách,




Vùng xả nước ra



Vùngbùn.

Các bể lắng ngang thường có chiều sâu H từ 1,5 – 4 m, chiều dài bằng (8 – 12)
H, chiều rộng kênh từ 3 – 6 m. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu
lượng nước thải trên 15000 m3/ngày. Hiệu suất lắng đạt 60%. Vận tốc dòng chảy
của nước thải trong bể lắng thường được chọn khơng lớn hơn 0,01 m/s, cịn thời
gian lưu từ 1 – 3 giờ.


Bể lắng đứng

Bể lắng đứng có dạng hình trụ hoặc hình hộp với đáy hình chóp. Nước thải
được đưa và ơng phân phối ở tâm bể với vận tốc không quá 30 mm/s. Nước thải

11


chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với vận tốc 0,5
– 0,6 m/s. Thời gian nước lưu lại trong bể từ 45 – 120 phút. Nước trong được tập
trung vào mánh thu phía trên, cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt
phía dưới và được xả ra ngồi bằng bơm hay áp lực thủy tĩnh trên l,5m Chiều cao
vùng lắng từ 4 – 5 m. Góc nghiêng cạnh bên hình nón khơng nhỏ hơn 50°, đường
kính hoặc cạnh có kích thước từ 4 – 9 m. Trong bể lắng, các hạt chuyển động cùng
với nước từ dưới lên trên với vận tốc w và lắng dưới tác động của trọng lực với vận

tốc W. Do đó các hạt có kích thước khác nhau sẽ chiếm những vị trí khác nhau
trong bể lắng. Khi W> w, các hạt sẽ lắng nhanh, khi W< w, chúng sẽ bị cuốn theo
dòng chảy lên trên. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang
10 – 20%.Bể có diện tích xây dựng nhỏ, dễ xả bùn cặn.


Bể lắng ly tâm

Loại bể này có tiết diện hình trịn, đường kính 16 – 40m (có khi tới 60m).
Chiều sâu phần nước chảy 1,5 – 5m, cịn tỷ lệ đường kính/chiều sâu từ 6 – 30. Đáy
bể có độ dốc i > 0.02 về tâm để thu cặn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ
tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài. Cặn lắng xuống
đáy được tập trung lại để đưa ra ngồi nhờ hệ thơng gạt cặn quay tròn.Thời gian
nước thải lưu lại trong bể khoảng 85 – 90 phút.Hiệu suất lắng đạt 60%. Bê’ lắng ly
tâm được ứng dụng cho các trạm xử lý có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm trở lên
[12]
1.4.2. Phương pháp xử lý hố học và hóa lý
* Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp
dụng các q trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ơ nhiễm mà khơng thể
dùng q trình lắng ra khỏi nước thải Các cơng trình tiêu biểu của việc áp dụng
phương pháp hóa học bao gồm:
 Bể

keo tụ, tạo bơng

Q trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và
các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 -10-8 cm).Các chất này tồn tại ở dạng phân
tán và khơng thể loại bỏ bằng q trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. ĐỂ tăng hiệu
quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất
như phèn nhơm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất


12


khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng
nhanh hơn.
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: A12(SO4)3.18H2O, NaA1O2,
Al2(OH)3Cl,

NH4A1(SO4)2.12H2O; phèn

KA1(SO4)2.12H2O,

sắt:

Fe2(SO4)3.2H2O,FeSO4.7H2O, FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân
tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi
tạo bơng cặn, các bơng cặn lớn lắng xuống thì những bơng cặn này có thể kéo theo
các chất phân tán không tan gây ra màu.
 Bể

tuyển nổi

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đôi rộng rãi nhằm loại bỏ các
tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi cịn được sử dụng
để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được
áp dụng trong trường q trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện.Các chất lơ
lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí

tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân
riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước
tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30.103mm
 Phương

pháp hấp phụ: Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí

hịa tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất
hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp
phụ hóa học).
 Phương

pháp trao đổi ion: Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng

các chất trao đổi ion. Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật
liệu nhựa nhân tạo.Chúng khơng hịa tan trong nước và dung mơi hữu cơ, có khả
năng trao đổi ion. [6]
Phương pháp này được ứng dụng để làm sạch nước thải khỏi các kim loại:
Zn,Cu,Cr,Ni,Mn,Fe…. Cũng như các hợp chất của Asen
Ngồi ra cịn có phương pháp xử lý nước thải bằng q trình màng,trích ly.
* Phương pháp xứ lý hố học

13


Đó là q trình khử trùng nước thải bằng hố chất (Clo, Ozone), xử lý nước
thải bằng phương pháp hoá học thường là khâu cuối cùng trong dây chuyền công
nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại
nước thải.
Bảng 1.2.Ứng dụng q trình xử lý hố học.

STT
1

Ứng dụng

Q Trình
Trung hồ

Để trung hồ các nước thải có độ kiềm hoặc axit cao
Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp

2

Oxi hóa và khử thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide
chlorine, ozone…
Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục

3
Kết tủa

tiêu nhất định nào đó. Ví dụ như dùng hoá chất để kết tủa
các kim loại nặng trong nước thải.

(Nguồn: />1.4.3. Phương pháp xử lý sinh học
Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi
sinh vật. Trong quá trình hoạt động sơng, vi sinh vật oxy hố hoặc khử các hợp chất
hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
 Xử

lý nưởc thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí


Q trình xử lý nước thải được dựa trên oxy hoá các chất hữu cơ có trong
nước thải nhờ oxy tự do hoà tan Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo
cơng trình, thì đó là q trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại,
nếu oxy được vận chuyển và hoà tan trong nước nhờ các yếu tố” tự nhiên thì đó là
q trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên. Các cơng trình xử lý sinh
học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo thường được dựa trên nguyên tắc hoạt động
của bùn hoạt tính (bể Aerotank trộn, kênh oxy hố tuần hoàn) hoặc màng vi sinh vật
(bể lọc sinh học, đĩa sinh học), xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên
thường được tiến hành trong hồ (hồ sinh học oxy hoá, hồ sinh học ổn định) hoặc
trong đất ngập nước (các loại bãi lọc, đầm lầy nhân tạo).
 Xử

lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

14


×