Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn tại huyện gia viễn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, em đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin đƣợc bày tỏ sự cám ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời
cảm ơn tới cô giáo - Ths. Nguyễn Thị Bích Hảo - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo em trong quá trình học tập,rèn luyện tại trƣờng
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Trung tâm vệ sinh môi trƣờng
huyện Gia Viễn đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập nghề nghiệp và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa
phƣơng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh nhất,
nhƣng sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong q thầy cơ đóng
góp và sửa chữa cho em để bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
SINH VIÊN

Trần Thị Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 2
1.1 Một số vấn đề chung liên quan đến chất thải rắn ............................................ 2
1.1.1 Khái niệm cơ bản ......................................................................................... 2
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn ........................................... 3
1.1.3 Thành phần chất thải rắn ............................................................................. 5
1.1.4 Hoạt động quản lý chất thải rắn .................................................................. 5
1.2 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới và việt nam............... 8
1.2.1 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới ............................... 8
1.2.2 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại việt nam ................................. 9
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu gom và vận chuyển chất thải rắn ................ 11
1.4 Các dự án môi trƣờng và hoạt động quy hoạch liên quan đến quản lý........ 12
chất thải rắn tại huyện gia viễn .......................................................................... 12
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 14
2.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập, kế thừa tài liệu ...................................................... 15
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ........................................................... 15
2.4.3 Phƣơng pháp nội nghiệp ........................................................................... 17
2.4.4 Phƣơng pháp xây dựng bản đồ .................................................................. 18
2.4.5 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..................................................... 19


CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA
VIỄN, TỈNH NINH BÌNH ................................................................................. 20

3.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 20
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
3.1.2 Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 20
3.1.3 Khí hậu – thủy văn .................................................................................... 21
3.1.4 Các dạng tài nguyên .................................................................................. 22
3.1.5 Đất đai ....................................................................................................... 22
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 23
3.2.1 Dân số và lao động .................................................................................... 23
3.2.2 Tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chuyển
dịch theo hƣớng tích cực .................................................................................... 24
3.2.3 Xã hội ......................................................................................................... 26
3.3 Những thuận lợi và hạn chế trong quá trình phát triển ................................ 26
3.3.1 Thuận lợi ................................................................................................... 26
3.3.2 Hạn chế ...................................................................................................... 27
3.4 Tìm hiểu về trung tâm vệ sinh môi trƣờng đô thị huyện gia viễn................ 28
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
4.1 Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại huyện gia viễn .................................. 29
4.1.1 Nguồn gốc và khối lƣợng phát sinh chất thải rắn ..................................... 29
4.1.2 Dự báo lƣợng ctr phát sinh tại khu vực nghiên cứu tới năm 2030 ........... 32
4.2 Hiệu quả thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu ...... 34
4.2.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở gia viễn ........... 34
4.2.2 Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại
huyện gia viễn .................................................................................................... 38
4.3 Thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn cho khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................... 41
4.3.1 Phƣơng án thiết kế tuyến thu gom/vận chuyển từng xã(tx) ...................... 42
4.3.2 Phƣơng án thiết kế tuyến thu gom và vận chuyển liên xã (lx) .................. 47


4.3.3 So sánh lựa chọn phƣơng án tuyến thu gom tối ƣu và tính tốn thiết kế

trạm trung chuyển ............................................................................................... 50
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu gom và xử lý chất thải
rắn tại huyện gia viễn ......................................................................................... 54
4.4.1 Giải pháp về kĩ thuật quản lý chất thải rắn ............................................... 54
4.4.2 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng ................................................. 54
4.4.3 Giải pháp về quản lý môi trƣờng .............................................................. 54
4.4.4 Giải pháp thu gom phân loại vàxử lý rác thải hữu cơ tại nguồn ............... 56
4.4.5 Giải pháp về công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn .................... 57
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 58
1.Kết luận ............................................................................................................ 58
2.Tồn tại............................................................................................................... 58
3.Kiến nghị .......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lƣợng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 ........ 10
Bảng 1.2 Các dự án môi trƣờng tại huyện Gia Viễn ........................................... 12
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Gia Viễn năm 2016 .............. 23
Bảng 3.2. Dân số huyện Gia Viễn qua các năm .................................................. 24
Bảng4.1. Khối lƣợng và nguồn phát sinh CTRSH từ các nguồn trên địa bàn
huyện Gia Viễn.................................................................................................... 29
Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Viễn ...... 29
Bảng 4.3: Khối lƣợng CTRSH phát sinh tại các xã trên địa bàn huyện ............. 30
Bảng 4.4. Dự báo khối lƣợng CTR phát sinh đến năm 2030 .............................. 32
Bảng 4.5. Dự báo về khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ................ 34
Bảng 4.6.Tình hình thu gom chất thải rắn tại huyện Gia Viễn ........................... 35
Bảng 4.7. Thông tin về các bãi rác ở huyện Gia Viễn năm 2015 ....................... 36
Bảng 4.8. Diện tích quy hoạch trạm trung chuyển tại các xã/ thị trấn ................ 42

Bảng 4.9.Dự toán chi phí thu gom, vận chuyển CTR mạng lƣới TX ................. 45
Bảng 4.10. Phƣơng án thu gom, vận chuyển mạng lƣới TX............................... 46
Bảng 4.11. Quy hoạch trạm trung chuyểncho tuyến thu gom liên xã (LX)........ 48
Bảng 4.12.Dự tốn chi phí thu gom, vận chuyển CTR mạng lƣới LX ............... 49
Bảng 4.13. Phƣơng án thu gom, vận chuyển mạng lƣới LX............................... 50
Bảng 4.14. Bảng so sánh lựa chọn phƣơng án thu gom, vận chuyển tối ƣu ........... 51


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ....................................................... 3
Sơ đồ 1.2. Nguyên tắc quản lý tổng hợp chất thải rắn .......................................... 5
Sơ đồ 4.1 Mơ hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại các xã/ thị trấn...... 41
trên địa bàn huyện Gia Viễn................................................................................ 41
BẢN ĐỒ 01 HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC XÃ ..... 40
BẢN ĐỒ 02 THIẾT KẾ TUYẾN THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN
GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH .......................................................................... 53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt


KH&CN

:

Khoa học và công nghệ

LX

:

Liên xã

NN&PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trƣờng

TX

:

Từng xã

UBND


:

Uỷ ban nhân dân


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năn gần đây, vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) đã
trở thành một trong những thách thức lớn đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới,
đặc biệt là đối với các nƣớc đang trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
nhƣ Việt Nam. TheoBáo cáo Diễn biến Mơi trƣờng Việt Nam 2004của Bộ Tài
Nguyên và Môi trƣờng,tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh mỗi năm ƣớc tính 15
triệu tấn, trong đó 80% là chất thải rắn sinh hoạt, phần cịn lại từ các hoạt động
cơng nghiệp,nơng nghiệp và y tế.Cơng tác quản lý chất thải rắn vẫn cịn nhiều bất
cập và chƣa thực sự hiệu quả. Lƣợng chất thải rắn đƣợc thu gom vẫn ở mức thấp
và chủ yếu tập trung ở các đô thị. Phần lớn chất thải rắn chƣa đƣợc phân loại, thu
gom và vận chuyển hợp vệ sinh. Nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc chƣa có bãi chôn
lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng kỹ thuật.
Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình,
vấn đề chất thải rắn đã và đang trở thành vấn đề cần đƣợc quan tâm đặc biệt của
ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng. Chất thải rắn phát sinh trong phạm vi của
huyện chủ yếu đƣợc thu gom và xử lý theo hình thức tự phát, với biện pháp xử
lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, lộ thiên, mang tính tạm thời, khơng có quy hoạch
định hƣớng, khơng hợp vệ sinh và bắt đầu gây ô nhiễm cho môi trƣờng xung
quanh.
Xuất phát từ thực tiễn huyện Gia Viễn chƣa có biện pháp hay hình thức
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho hệ thống toàn huyện, tác giả đã
lựa chọn chủ đề: “Thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn
tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp. Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận cho việc thiết

kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

1


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Một số vấn đề chung liên quan đếnchất thải rắn

1.1.1 Khái niệm cơ bản
a. Chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau
về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt.
Theo Đặng Kim Chi (2002),chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất đƣợc
con ngƣời loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng
v.v…). Trong đó chất thải chiếm tỉ phần lớn nhất là các loại chất thải phát sinh
từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo Báo cáo diễn biến môi biến môi trƣờng Việt Nam 2004 của Bộ Tài
nguyên và Mơi trƣờng, chất thải rắn (hay cịn gọi là rác thải) là chất thải khơng ở
dạng lỏng, khơng hồ tan, đƣợc thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, cơng
nghiệp. Chất thải rắn cịn bao gồm bùn cặn, phế phẩm trong nông nghiệp, xây
dựng, khai thác mỏ.
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP,Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn đƣợc
thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy
hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng
đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là những chất thải liên quan đến các
hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ
quan, trƣờng học, các trung tâm dịch vụ thƣơng mại. Chất thải rắn sinh hoạt có
thành phần bao gồm thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật,
tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo,…(Nguyễn Thế Chinh,2003).
b. Phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn là hoạt động cần thiết và hiệu quả nhất
trong việc giảm chất thải rắn ngay tại nguồn. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
2


nhằm tách các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ,
tạo nguồn hữu cơ sạch để sản xuất compost, chế biến phân hữu cơ có chất lƣợng
cao phục vụ cho nơng nghiệp và tái sinh năng lƣợng một cách có hiệu quả từ
chất thải rắn hữu cơ.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu trữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.
Lưu trữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định đƣợc các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lƣu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng, bãi chôn
lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hƣởng tới mơi trƣờng; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế (Trung tâm Thông tin Khoa Học và Công Nghệ
Quốc gia, 2007)
1.1.2


Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn

a. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn đƣợc phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, căn cứ vào
đặc điểm của chất thải rắn, có thể phân chia nguồn gốc phát sinh của chất thải
rắn thành nhiều nguồn khác nhau (sơ đồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
3


b. Phân loại chất thải rắn
 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt:là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng nhƣ thức ăn thừa, sách báo, quần áo...
Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ hoặc các hoạt động khác đƣợc gọi
chung là chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp nhƣ
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trƣớc và sau thu hoạch nhƣ rơm rạ, chai
lọ thuốc trừ sâu...
Chất thải rắn xây dựng: là các phế thải nhƣ đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Chất thải rắn y tế:là những vật phẩm, bệnh phẩm, các loại hóa chất vv…
sinh ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế.
 Theo mức độ nguy hại
Chất thải rắn nguy hại: là loại chất dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này
chứa ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa đến sức khỏe con

ngƣời và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ơ
nhiễm mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí.
Chất thải rắn thông thường: là các chất thải không chứa các chất và hợp
chất có các tính chất nguy hại. Thƣờng là các chất thải có khả năng phân hủy tự
nhiên theo thời gian.
 Theo đặc tính của chất thải
Chất thải rắn hữu cơ: gồm cây cỏ, lá rụng, rau quả hƣ hỏng, rác nhà bếp,
phân gia súc, gia cầm....
Chất thải rắn vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại,
cao su, nhựa, vải.....
Chất thải rắn độc hại: là phế thải gây độc hại cho con ngƣời và mơi
trƣờng nhƣ pin, bình ắc quy, hóa chất, chai lọ thuốc trừ sâu...
4


1.1.3 Thành phần chất thải rắn
Tùy vào từng nguồn phát sinh chất thải rắn khác nhau mà thành phần và
tính chất của chất thải rắn cũng có sự khác nhau. Thành phần của chất thải rắn
có thể đƣợc chia ra làm 3 loại cơ bản nhƣ sau:
- Các chất cháy đƣợc: giấy, cỏ, củi, gỗ, chất dẻo, cao su...
- Các chất không cháy đƣợc: kim loại (kim loại đen, kim loại màu), thủy
tinh,đá , sành sứ.
- Các chất hỗn hợp: tất cả các vật liệu khác, không phân loại ở trên.
Chúng đƣợc chia làm 2 loại: kích thƣớc nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm.
Theo các nguồn tài liệu thu đƣợc từ các nghiên cứu về chất thải rắn đô thị
ở Việt Nam, thấy rằng trong thành phần chất thải rắn đơ thị, thì chất thải rắn hữu
cơ chiếm đến 55% tổng lƣợng chất thải rắn
1.1.4 Hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, giảm

nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lƣợng
và chôn lấp chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối
với mơi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Sơ đồ 1.2 mơ tả trình tự của hoạt động
quản lý CTR.

Sơ đồ 1.2. Nguyên tắc quản lý tổng hợp chất thải rắn
(Nguồn: Van de Klundert và Anschutz,2002)
5


a. Phòng ngừa, phân loại và giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn
Trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải thì phịng ngừa là ngun tắc
hàng đầu. Phịng ngừa là sự ngăn chặn sự phát thải hoặc tránh tạo ra chất thải.
Phân loại chất thải rắn là hoạt động cần thiết và hiệu quả nhất trong việc
giảm chất thải rắn ngay tại nguồn.Phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm tách
các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ, tạo nguồn
hữu cơ sạch để sản xuất compost, chế biến phân hữu cơ có chất lƣợng cao phục
vụ cho nông nghiệp và tái sinh năng lƣợng một cách có hiệu quả từ chất thải rắn
hữu cơ. Ngoài ra, phân loại chất thải rắn tại nguồn để nâng cao hiệu quả của hệ
thống tái chế, tái sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng
lƣợng.
Giảm thiểu (tiết giảm) là việc làm để sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát
thải đƣợc giảm tới mức gần bằng 0 thì khi đó phòng ngừa đƣợc coi là tuyệt đối.
Trong một chiến lƣợc quản lý tổng hợp chất thải trƣớc tiên cần đƣợc chú
ý vào các biện pháp hạn chế sự phát thải và giảm thiểu đƣợc phát thải thì càng
giảm thiểu đƣợc chi phí cho các khâu tiếp theo để xử lý chất thải ( tái sử dụng,
tái chế, thu thồi, chôn lấp....).
b. Tái sử dụng, tái chế
Tái sử dụng và tái chế là những thuật ngữ đồng nghĩa với việc giảm
nguồn thải. Tái sử dụng là dùng lại các sản phẩm hay ngun vật liệu mà khơng

có sự sửa đổi đáng kể, chúng chỉ cần đƣợc làm sạch hoặc sửa chữa trƣớc khi sử
dụng lại. Tái chế khác với tái sử dụng ở chỗ nó địi hỏi sự biến đổi nhất định về
thành phần, tính chất vật lý, hóa học hay sinh học của chất thải để trở thành sản
phẩm có thể sử dụng đƣợc.
Tái chế là một loạt các công đoạn trong đó vật liệu đã đƣợc sử dụng đƣợc
sản xuất lại và bán nhƣ một sản phẩm mới ( giấy, kim loại, bìa cát tơng).
c. Phương pháp sinh học
Phƣơng pháp xử lý sinh học là một trong những phƣơng pháp thơng dụng
nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền và ít gây ô nhiễm môi trƣờng nhất. Nguyên tắc của
phƣơng pháp này là sử dụng tính năng phân hủy chất thải rắn của các loại vi
6


khuẩn để đƣa vào mục đích xử lý chất thải rắn. Các loại vi khuẩn tham gia xử lý
chất thải rắn có thể bao gồm vi khuẩn, nấm, men, actinomycetes vv… là các loại
vi sinh vật có vai trị rất tích cực trong việc xử lý chất thải rắn.
Sử dụng phƣơng pháp xử lý sinh học để xử lý chất thải rắn bao gồm cả về
xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí.
Quy trình xử lý rác bằng phƣơng pháp xử lý sinh học hiếu khí đƣợc áp
dụng mạnh mẽ tại các nhà máy sử dụng chất thải rắn thải sinh hoạt làm phân bón
hữu cơ.
d. Thiêu đốt, tận thu nhiệt
Xử lý chất thải bằng phƣơng pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối
thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ
mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trƣờng, song đây là phƣơng pháp xử lý tốn
kém nhất so với phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao
hơn khoảng 10 lần so với chôn lấp.
Phƣơng pháp đốt này tạo ra năng lƣợng phát sinh và có thể tận dụng cho
các lị hơi, ngành công nghiệp nhiệt và phát điện.
Hiện nay, tại các nƣớc phát triển có xu hƣớng giảm đốt rác thải vì hoạt

động này sinh ra các vấn đề kinh tế cũng nhƣ môi trƣờng cần phải giải quyết.
Việc thu đốt chất thải rắn thƣờng chỉ áp dụng cho việc xử lý chất thải rắn độc
hại nhƣ rác thải bệnh viện, rác thải cơng nghiệp vì các phƣơng pháp khác không
thể xử lý triệt để đƣợc.
e. Chôn lấp
Chôn lấp chất thải rắn là hoạt động cuối cùng trong quản lý chất thải rắn.
Phƣơng pháp này chi phí thấp và đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc đang phát
triển. Việc chôn lấp chất thải rắn đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các xe
chuyên dụng trở chất thải rắn tới các bãi chôn lấp đã xây dựng trƣớc. Sau khi
chất thải rắn đƣợc đổ xuống, dùng xe san ủi bằng, đầm nén trên bề mặt, phun
chế phẩm sinh học diệt ruồi muỗi sau đó phủ lên một lớp đất có độ dày khoảng
1,5- 2m. Theo thời gian sự phân hủy của vi sinh vật làm cho chất thải rắn bị
phân hủy.
7


1.2 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới
Tùy thuộc vào từng đơ thị trên thế giới mà có những hoạt động thu gom
và xử lý chất thải rắn khác nhau. Nhƣng tất cả các hoạt động thu gom và xử lý
đó đều hƣớng tới mục đích là quản lý và bảo vệ môi trƣờng.
Hiện nay, các nƣớc phát triển đã có những mơ hình phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt rất hiệu quả. Việc thu gom, phân loại CTR sinh hoạt
đã và đang là thói quen, là trật tự xã hội cơng cộng ở những nƣớc này.
Singapore: Đây là nƣớc đơ thị hố 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đƣợc nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển
và xử lí rác thải đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm
tiền đề cho q trình xử lí rác thải tốt hơn. Rác thải Singapore đƣợc thu gom và
phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc đƣa vào nhà máy tái
chế lại còn các loại chất thải khác đƣợc đƣa về nhà máy khác để thiêu huỷ(Trần

Quang Ninh, 2005).
Mỹ: Đây là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất do đó cũng là nƣớc có
lƣợng rác thải lớn nhất trên thế giới. Hàng năm rác thải sinh hoạt trên các thành
phố Mỹ lên đến 210 triệu tấn và bình quân mỗi ngƣời thải ra 2kg rác/ngày. Một
số bang ở Mỹ có Luật bắt buộc ngƣời dân phải thu nhặt tại nhà những vật có thể
tái chế tại nơi để sát bên lề đƣờng, một số bang yêu cầu phải phân loại các chất
thải từ các hộ gia đình thành các loại khác nhau trƣớc khi thu gom (Trần Quang
Ninh, 2005).
Nhật bản: Đây là một quốc gia rất coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng.
Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật bảo vệ môi trƣờng trong đó, luật “xúc tiến sử
dụng tài nguyên” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái
chế. Hiện nay tại các thành phố của Nhật Bản chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để
xử lý nguồn thải khó phân huỷ. Các hộ gia đình đƣợc u cầu phân chia rác thải
thành 3 loại: Loại thứ nhất là rác hữu cơ phân huỷ, đƣợc thu gom hàng ngày để
đƣa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất giảm bớt nhu cầu
8


sản xuất và nhập khẩu phân bón; Loại rác thứ hai là rác không cháy đƣợc nhƣ
các loại vỏ chai hộp…đƣợc đƣa đến nhà máy phân loại để tái chế, hoặc đạt hiệu
quả không cao nhƣng cháy đƣợc sẽ đƣa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng
lƣợng(Đặng Kim Chi, 2002).
Những năm gần đây, tình trạng ơ nhiễm ở các nƣớc nghèo đang trở nên
nghiêm trọng bởi tình trạng nhập khẩu chất thải rắn của các này từ các nƣớc
công nghiệp phát triển đang gia tăng đòi hỏi các nƣớc này phải có những quy
định bắt buộc về quản lý và xử lý chất thải.
Ấn Độ:Đất nƣớc này đang phải gánh chịu cả hai vấn đề: sự yếu kém của
cơ sở hạ tầng trong xử lý rác thải và sự gia tăng chỉ số phát sinh rác thải rắn bình
quân đầu ngƣời. Quản lý chất thải rắn thông qua thu gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý ở Ấn Độ là trách nhiệm của các cơ quan đô thị địa phƣơng (ULBs).

ULBs chịu trách nhiệm phân tách rác thải thu gom đƣợc, vận chuyển rác thải
bằng các phƣơng tiện đƣợc phủ kín rác thải, xử lý tái chế, phân tách rác thải
nguy hại tiêu dùng và xử lý tiêu hủy rác thải trong các bãi chôn lấp hợp lệ. Các
thành phố ở Ấn Độ khơng có chủ trƣơng chi ngân sách cho việc thu gom và
quản lý rác thải, điều này đã đặt thêm một gánh nặng về tài chính cho ULBs.
Dẫn đến sự thiếu hiệu quả, nhƣ thu gom rác thải chƣa đƣợc phân loại và giảm đi
độ bao phủ quản lý, cũng nhƣ các mối lo ngại về tình trạng thu gom và vận
chuyển rác thải trên các xe tải khơng có che chắn, hạn chế phục hồi và xử lý rác
thải, và sự xả rác thải tự do khơng đúng nơi quy định tại các vị trí khơng có hệ
thống xử lý nƣớc thải rị rỉ (Eastasiaforum, 2016).
1.2.2 Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Theo dự báo, dân số ngày một tăng lên cùng với tốc
độ đơ thị hóa phát triển đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ
thị hóa q nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng
môi trƣờng và phát triển không bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các
đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
9


Theo Trần Hiếu Nhuệ (2005), ở Việt Nam hiện nay, lƣợng CTR tuỳ thuộc
vào từng đô thị và dao động trong khoảng 0,45 kg/ngƣời/ngày đến 0,9
kg/ngƣời/ngày. Kết quả nghiên cứu này cũng tƣơng ứng với kết quả khảo sát của
Cục bảo vệ môi trƣờng vào năm 2008 (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lƣợng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT Loại đô thị
1
2
3
4

5
6

Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV

Lƣợng CTRSH bình
qn trên đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
0,84
0,96
0,72
0,73
0,65
Tổng

Lƣợng CTRSH đơ thị phát sinh
Tấn/ngày
8.000
1.885
3.433
3.738
626

Tấn/năm
2.920.000
688.025

1.253.045
1.364.370
228.490
6.453.930

(Nguồn:Cục bảo vệ môi trường,2008)
Nguồn CTR ở các đô thị (đặc biệt là nguồn CTR phát sinh từ các hoạt
động sinh hoạt) rất đa dạng về thành phần và số lƣợng không ngừng tăng lên
theo tốc độ phát triển đô thị cũng nhƣ mức độ tăng dân số. Tình trạng thu gom
và xử lý CTR đô thị chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay, là nguyên nhân gây
ra ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, nguồn nƣớc ngầm, ảnh hƣởng xấu tới cảnh
quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng.
Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác hàng ngày ở các đô thị trong
những năm qua mang những nét đặc thù:
- Lƣợng rác thải đô thị ngày một tăng cao, tỷ lệ phần trămcácchất
cótrong rác thải khơng ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác,
phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị;
- Hầu hết chất thải không đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu lẫn lộn
sau đó đƣợc vận chuyển tới bãi chơn lấp. Tỷ lệ thu gom tại các thành phố tăng lên
80% - 85%, cịn ở các đơ thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên khoảng 60%- 75%. (Bùi Trọng
Giao, 2008);
- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom chất thải chủ yếu dựa
vào kinh phí bao cấp từ ngân sách Nhà nƣớc, chƣa huy động đƣợc các thành
10


phần kinh tế tham gia thực chất xã hội hoá hoạt động thu gom cũng nhƣ chƣa
thấy rõ đƣợc nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Tóm lại, lƣợng phát thải CTR tại các khu đô thị ngày một gia tăng, đa
dạng về thành phần, công tác thu gom và xử lý chƣa đƣợc xuyên suốt tại các khu

đô thị, lƣợng thu gom mới chỉ đạt 70% - 85%. Phƣơng thức xử lý chủ yếu là áp
dụng phƣơng pháp chơn lấp, tuy nhiên cịn tồn tại rất nhiều bãi chôn lấp không
đúng kỹ thuật và ảnh hƣởng rất lớn đến mơi trƣờng. Đứng trƣớc tình hình đó địi
hỏi mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức… cần phải có trách nhiệm, ý thức trong cơng
tác BVMT. Các nhà quản lý cần đƣa ra các biện pháp hữu hiệu để đạt đƣợc hiệu
quả về mặt môi trƣờng cũng nhƣ kinh tế là lớn nhất tại các khu đơ thị nói riêng
và trên tồn quốc nói chung.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu gom và vận chuyển chất thải rắn
Trong quá trình thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn, có rất nhiều
yếu tố làm ảnh hƣởng tới hiệu quả của các hoạt động này cụ thể nhƣ:
Yếu tố địa hình: vùng trũng hay ngập nƣớc khi trời mƣa to sẽ gây khó
khăn cho xe, ngƣời đến điểm thu gom, ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc thu
gom và vận chuyển chất thải rắn;
Quy hoạch đô thị xây dựng nhà ở: quy hoạch các khu dân cƣ các cơng
trình cơng cộng, hạ tầng cơ sở nếu khơng đi kèm với quy hoạch mơi trƣờng thì
sẽ gây ảnh hƣởng đến quá trình cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động thu gom và
vận chuyển chất thải rắn;
Đường phố, chiều dài, chiều rộng của đường, chất lượng đường.... ảnh
hƣởng đến tiến trình thu gom và vận chuyển, nếu đƣờng hẹp, đƣờng xấu không
đủ cho phƣơng tiện thu gom đi qua sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thu
gom;
Thời tiết: tiết nóng, ẩm, mƣa, gió, băng tuyết... sẽ ảnh hƣởng đến hoạt
động thu gom. Khi trời mƣa thì cơng việc thu gom sẽ gặp phải khó khăn hơn
khó di chuyển hơn so với thời tiết nắng;
Kinh phí sử dụng cho trang thiết bị, lương trả cho công nhân: trang thiết
bị, máy móc đầy đủ thì hiệu quả của hoạt động thu gom sẽ tăng cao, ngƣợc lại
đối vói trang thiết bị máy móc thơ sơ, thiếu kinh phí đầu tƣ thì % thu gom cũng
sẽ ít hơn, hiệu quả kém hơn. Kinh phí trả cho nhân cơng ổn định thì nhân cơng
11



gắn bó lâu dài với cơng việc hơn, việc gắn bó của cơng nhân đối với cơng việc
thu gom cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động thu gom;
Phương tiện thu dọn chất thải rắn: xe, chổi quét, quần áo bảo hộ lao động.
Phƣơng tiện thô sơ, thiếu chất lƣợng, không đảm bảo đủ nhu cầu;
Ý thức, thái độ cơng chúng: ý thức gìn vệ sinh chung, hợp tác với cơ quan
chuyên trách thu dọn rác. Hiện tƣợng vất chất thải bừa bãi không đúng nơi quy
định, không tuân thủ đúng quy định về nơi đổ chất thải;
Quy định, luật lệ về vệ sinh công cộng: quy định về nơi đổ rác, quy định
về thùng chứa rác. Việc kiểm sốt lƣợng chất thải rắn phát sinh khó khăn cũng
ảnh hƣởng tới hiệu quả và quá trình thu gom chất thải rắn;
Tại các điểm hẹn thu gom chất thải rắn: do bố trí các trục giao thơng nên
làm cản trở giao thông, gây mất mĩ quan đô thị;
Cơ chế quản lý tài chính: trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa
vào kinh phí bao cấp từ ngân sách Nhà nƣớc, chƣa huy động đƣợc các thành
phần kinh tế tham gia thực chất xã hội hoá hoạt động thu gom cũng nhƣ chƣa
thấy rõ đƣợc nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
1.4 Các dự án môi trƣờng và hoạt động quy hoạch liên quan đến quản lý
chất thải rắn tại huyện Gia Viễn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Viễn, có một số dự án và hoạt động quy
hoạch liên quan đến quản lý chất thải rắn. Thông tin về các dự án này đƣợc thể
hiện trong bảng 1.2, trong đó dự án Xây dựng khu xử lý chất thải rắn huyện Gia
Viễn tại thơn Đá Hàn thuộc xã Gia Hịa là mộttrong những dự án cho thấy nhu
cầu xử lý chất thải rắn cho toàn huyện đã và đang đƣợc quan tâm.
Bảng 1.2 Các dự án môi trƣờng tại huyện Gia Viễn
TT

Tên dự án

Xây dựng hệ

thống cấp nƣớc tại
1
2 xã Gia Phong và
Gia Minh
Xây dựng khu xử
2 lý CTR huyện Gia
Viễn

Chủ đầu tƣ

Quyết định Kinh phí
phê duyệt
1085/QĐ6
UBND ngày
ngày 19-122014
245/QĐ1.489.24
UBND
5
09/04/2013
(Nguồn: Phịng TN&MT huyện Gia Viễn, 2015)

Thời gian
thực hiện
Ban QLDAcấp Tháng 9nƣớc sạch và
2014- tháng
VSNT tỉnh
9-2016
NinhBình
UBND tỉnh
Đến năm

2030

12


Tuy nhiên, chất thải rắn sinh hoạttại huyện hiện nay chƣa đƣợc phân loại
dẫn đến khối lƣợng phải chôn lấp quá lớn trong khi quỹ đất dành cho chôn lấp
hạn hẹp và khơng tận dụng đƣợc thành phần có ích trong chất thải, cơng tác thu
gom vận chuyển cịn nhiều hạn chế, chủ yếu là tự phát.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát
sinh đều đƣợc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công
nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng và phù hợp với điều kiện thực tế của
tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng, hạn chế khối lƣợng
chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất(theo QĐ số 245/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 4 năm 2013).
Xuất phát từ thực trạng hiện nayvà dựa trên cơ sở mục tiêu đặt ra của
huyện Gia Viễn theo quyết định QĐ số 245/QĐ-UBNDngày 09 tháng 4 năm
2013 về việc Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, đề
tài tiến hành thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn trên địa
bàn huyện Gia Viễn với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lý môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

13


CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý

và xử lý chất thải rắn tại huyện Gia Viễn.
 Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu đƣợc hiện trạng chất thải rắn tại huyện Gia Viễn;
- Đánh giá đƣợc hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn tại huyên Gia Viễn;
- Thiết kế đƣợc tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn tại khu
vực nghiên cứu;
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu gom
và xử lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu.
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thu gom và vận
chuyển chất thải rắn trong khu vực huyện Gia Viễn từ đó đề xuất thiết lập tuyến
thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn đối với toàn huyện. Đối tƣợng
nghiên cứu chính của đề tài là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu vực
huyện Gia Viễn.
- Phạm vi:Đề tài nghiên cứu tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên
địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng phát sinh chất thải rắn tại huyện Gia Viễn;
- Đánh giá hiệu quả của công tác thu gom và xử lý chất thải rắn tại khu
vực nghiên cứu;
- Thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn cho khu vực
nghiên cứu;
14


- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu gom và xử lý chất
thải rắn tại huyện Gia Viễn.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu

Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu đƣợc sử dụng nhằm giảm bớt thời
gian và cơng việc ngồi thực địa, trong phịng thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.
Phƣơng pháp kế thừa có chọn lọc kết quả các cơng trình nghiên cứu và các đề tài
đã đƣợc thực hiện tại khu vực nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
thu thập các tài liệu.
- Tài liệu điều tra lƣợng chất thải rắn trong những năm gần đây của khu
vực nghiên cứu;
- Thu thập tài liệu phản ánh thực trạng công tác quản lý môi trƣờng ở
huyện về cơ cấu quản lý môi trƣờng, về mặt thể chế, chính sách, về các hoạt
động giám sát, về nguồn lực và các hoạt động khác;
- Tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu trên sách báo, tạp chí,
các trang web;
- Các chun đề, khóa luận đã nghiên cứu về chất thải rắn;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu cần thu thập trên nhằm nghiên cứu phục vụ cho nội dung:
nghiên cứu thực trạng phát sinh chất thải rắn, đánh giá hiệu quả của hoạt động
quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu, từ đó làm cơ sở để xây dựng thiết
kế tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả công tác quản lý tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp đƣợcdùng để kiểm chứng lại số liệu kế
thừa, bổ sung số liệu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Đây là
phƣơng pháp rất cần thiết và quan trọng, đòi hỏi mức độ nhiệt tình cao, ghi chép
đầy đủ, trung thực, nghiêm túc, đúng mục đích u cầu của đề tài thơng qua 1 số
hình thức sau:

15


a. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực địalà việc điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu,
điều tra thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứuvề
thực trạng phát sinh chất thải rắn, đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom và
xử lý chất thải rắn, thiết kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển của đề tài.
Đề tài tiến hành khảo sát toàn bộ địa bàn quản lý của trung tâm môi
trƣờng đô thị huyện Gia Viễn để làm cơ sở phục vụ cho nội dung thiết lập tuyến
thu gom và trạm trung chuyển của đề tài.
Đồng thời, đề tài cũng tiến hành điều tra phƣơng pháp thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải của công ty.
Khảo sát khu vực nghiên cứu để lấy cơ sở chọn vị trí lấy mẫu, cách thức
lấy mẫu phân tích.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn
Nhằm có thêm thông tin về hiện trạng quản lý, mức độ hiệu quả của công
tác quản lý và xử lý rác thải phục vụ cho việc hồn thành khóa luận, đề tài đã
tiến hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra các hộ gia đình trên địa bàn huyện và
cơng nhân thu gom, vận chuyển rác thải.
Phiếu điều tra: Đề tài đã tiến hành lập hai mẫu phiếu phỏng vấn điều tra
câu hỏi. Mẫu phiếu câu hỏi 1 gồm 15 câu hỏi, đối tƣợng là cán bộ và các nhân
viên thực hiện công tác quản lý và xử lý rác thải tại huyện Gia Viễn. Mẫu phiếu
câu hỏi 2 gồm 15 câu hỏi đối tƣợng là hộ gia đình. Phiếu câu hỏi đƣợc bố trí các
câu hỏi liên quan đến các nội dung về tình hình thu gom, vận chuyển và ý kiến
đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng trong công tác thu gom quản lý chất thải rắn
trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
Đối tƣợng điều tra: ngƣời dân khu vực huyện Gia Viễn, cán bộ các xã, và
công nhân thu gom rác.
Nội dung phiếu điều tra: khối lƣợng rác thải, thành phần rác thải, loại rác
thải, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Sau khi phỏng vấn tính tốn tỉ lệ phần trăm kết quả thu đƣợc ở các mức
độ từ đó tổng hợp thành các bảng và đƣa ra kết luận.
16



c. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu lấy phân tích cần phải mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu
nghiên cứu.
Cách lấy mẫu: đổ chất thải đã thu gom xuống sàn, trộn kĩ các chất thải và
đánh đống chất thải theo hình nón. Chia hình nón thành 4 phần bằng nhau và lấy
2 phần chéo nhau (A+ C) hoặc (B + D), sau đó nhập lại với nhau và trộn đều.
Tiếp tục chia mỗi phần chéo thành 2 phần bằng nhau, rồi lấy 1/2 đống (khoảng
20 – 30kg) để phân loại lý học.
Phƣơng pháp lấy mẫu này nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu thực
trạng phát sinh chất thải rắn và thành phần chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu.
d. Phương pháp phân tích mẫu
Xác định khối lƣợng riêng của chất thải rắn: mẫu chất thải rắn sử dụng để
xác định khối lƣợng riêng có thể tích 500 lít.
Sau khi xáo trộn bằng kĩ thuật ¼ thì tiến hành đổ nhẹ mẫu vào thùng thí
nghiệm có thể tích 100 lít đến đầy miệng thùng, nâng thùng lên cách mặt đất
khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần.
Đổ nhẹ chất thải rắn vào thùng bù lƣợng chất thải rắn đã nén xuống.
Cân và ghi khối lƣợng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn.
Sau đó lấy khối lƣợng cân đƣợc của thùng chứa chất thải rắn trừ đi khối
lƣợng của thùng
Chia khối lƣợng tính đƣợc ở trên cho thể tích thùng thí nghiệm ta tính
đƣợc khối lƣợng riêng của chất thải rắn.
Phƣơng pháp này nhằm cung cấp thông tin định lƣợng chất thải rắn, từ đó
xác định đƣợc khối lƣợng chất thải rắn làm căn cứ để tính tốn lƣợng chất thải
rắn phát sinh làm cơ sở tính tốn cho việc thiết kế tuyến thu gom và trạm trung
chuyển chất thải rắn.
2.4.3 Phương pháp nội nghiệp
a. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Thu thập số liệu, sử dụng phần mềm cad, word, excel, kĩ năng soạn thảo
văn bản, bản đồ, vẽ biểu đồ.
17


Phân tích, lựa chọn và kế thừa có chọn lọc các số liệu đã thu thập, so sánh
đánh giá kết quả thu thập đƣợc để từ đó tìm ra giải pháp thích hợp cho cơng tác
quản lý chất thải rắn tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
b. Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng thải
Việc bùng nổ dân số là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng rác
thải hằng ngày, vì vậy khi dự báo lƣợng rác thải đến năm 2025 ta cần quan tâm
đến yếu tố gia tăng dân số.
Để ƣớc tính dân số gia tăng từ 2017 đến năm 2025, phƣơng pháp dự báo
gia tăng dân số sử dụng cơng thức theo mơ hình Euler cải tiến để dự báo gia tăng
dân số dựa trên cơ sở số liệu dân số năm 2016 và tốc độ gia tăng dân số trong
tƣơng lai (k). Từ đó tính tốn đƣợc lƣợng chất thải rắn phát sinh trong thời gian
đó, cụ thể với cơng thức dự báo dân số 2.1:
Nt+1 = Nt. (1+ r)n
Trong đó:
Nt+1: dân số sau 1 năm ( ngƣời)
Nt: dân số hiện tại
r : tỉ lệ gia tăng dân số (%)
n : hiệu số thời gian cần tính ( năm )
Dự báo khối lƣợng rác thải sinh hoạt sử dụng theo công thức 2.2:
Khối lƣợng phát thải = dân số× hệ số phát thải
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm dự báo đƣợc lƣợng chất thải rắn tại
khu vực nghiên cứu phát sinh trong tƣơng lai, từ đó đƣa ra đƣợc giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thu gom và xử lý trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
2.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ
Bản đồ hiện trạng bãi chất thải rắn năm 2016 huyện Gia Viễn đƣợc thành

lập dựa trên cơ sở bản đồtrạng sử dụng đất năm 2014 huyện Gia Viễn. Phần
mềm sử dụng để thành lập là phần mềm Mapinfo
Bản đồ hiện trạng bãi chất thải rắn năm 2016 biểu thị toàn bộ các loại đất
trong phạm vi địa giới hành chính của huyện theo quy phạm của Thơng tƣ
28/2014/BTNMT; đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng các bãi chất thải rắn.
18


×