Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ phân vùng phù hợp trồng cây cam sành citrus reticulata huyện hàm yên tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài
nguyên rừng và Môi trường. Tơi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp
“Ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ phân vùng phù hợp
trồng cây Cam sành (Citrus reticulata) huyện Hàm n, Tun Quang”.
Đến nay, khóa luận đã hồn thành.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban
Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và
Môi trường, các thầy cô trong Bộ môn Kỹ thuật môi trường…đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tơi thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới TS.Nguyễn Hải Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và thực hiện khóa
luận.
Tơi xin cảm ơn UBND xã Yên Phú, UBND xã Yên Lâm, UBND huyện
Hàm Yên, phòng NN&PTNT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ,
tạo điều kiện giúp tôi thu thập tài liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè và
người thân đã ủng hộ và giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá
trình nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện khóa luận cịn
nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây
dựng của quý thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè để khóa luận được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Trần Văn Thế
i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii

TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2

1.1. Trên thế giới

2

1.1.1. Nghiên cứu về cây Cam sành

2

1.1.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cho cây trồng

3

1.2. Tại Việt Nam

5

1.2.1. Nghiên cứu về cây Cam sành

5

1.2.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cây trồng

6

1.3. Tại khu vực nghiên cứu


8

1.3.1. Nghiên cứu về Cam sành

8

1.3.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cây trồng

9

1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu phân loại lập địa

10

1.4.1 Trên thế giới

10

1.4.2. Ở Việt Nam

11

PHẦN II NỘI DUNG, MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

15

2.1.1. Mục tiêu chung

15


2.1.2. Mục tiêu cụ thể

15

2.2. Nội dung nghiên cứu

15

2.2.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý và phát triển cây Cam sành tại huyện
Hàm Yên, Tuyên Quang

15

ii


2.2.2. Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố không gian cây Cam sành khu
vực nghiên cứu năm 2014

15

2.2.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ ảnh hưởng nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng cây Cam sành

15

2.2.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp qui hoạch vùng trồng Cam sành cho
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


16

2.3. Phạm vi nghiên cứu

16

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

17

2.4.1. Phương pháp luận

17

2.4.2. Đánh giá thực trạng quản lý và phát triển cây Cam sành huyện Hàm
Yên, Tuyên Quang

17

2.4.3. Xây dựng bản đồ phân bố không gian cây Cam sành khu vực nghiên
cứu năm 2014

18

2.4.4. Xây dựng bản đồ ảnh hưởng nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây Cam
sành

21

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU


27

3.1. Điều kiện tự nhiên

27

3.1.1. Vị trí địa lí

27

3.1.2. Địa hình, địa mạo

27

3.1.3. Điều kiện khí hậu

28

3.1.4. Giao thơng

29

3.2. Dân sinh kinh tế

29

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30


4.1. Thực trạng quản lý và phát triển cây Cam sành tại huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang

30

4.1.1. Diện tích trồng cây Cam sành

30

4.1.2. Sản lượng Cam sành

31

4.1.3. Thực trạng quy hoạch Cam sành

31

4.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây Cam sành

32

iii


4.2. Xây dựng bản đồ phân bố không gian cây Cam sành khu vực nghiên
cứu năm 2015

33


4.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

33

4.2.2. Bản đồ phân bố diện tích Cam sành năm 2014

35

4.3. Xây dựng bản đồ nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát
triển của cây Cam sành

37

4.3.1. Bản đồ các nhân tố địa hình và thổ nhưỡng

37

4.3.2. Bản đồ về nhân tố khí hậu

41

4.3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi trồng Cam sành tại khu vực
nghiên cứu

45

4.3.4. Xây dựng bản đồ thích nghi trồng Cam sành tại khu vực nghiên cứu 50
4.4. Đề xuất giải pháp quy hoạch vùng trồng Cam sành tại khu vực
nghiên cứu


53

4.4.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

56

4.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách………………………………………..56
PHẦN V KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Tồn tại

58

5.3. Kiến nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1. Tên chuyên đề tốt nghiệp:

* Tên Tiếng Việt:
“Ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ phân vùng phù hợp
trồng cây Cam sành (Citrus reticulata) huyện Hàm Yên, Tuyên Quang”.
* Tên Tiếng Anh:
“Applications of GIS and remote sensing to map optimal areas of orange
tree plantation (Citrus reticulata) in Ham Yen District, Tuyen Quang
province”.
2. Sinh viên thực hiện: Trần Văn Thế - 56B-QLTNTN (CT CHUẨN).
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hải Hòa.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quy hoạch của cây Cam sành trên địa bàn
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng bản đồ phân vùng phù hợp trồng cây Cam sành huyện Hàm Yên,
Tuyên Quang.
- Đề xuất phương án quy hoạch vùng trồng Cam sành cho huyện Hàm Yên,
Tuyên Quang dựa trên phân vùng phù hợp.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng quản lý và phát triển cây Cam sành tại huyện
Hàm Yên, Tuyên Quang.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố không gian cây Cam sành khu vực
nghiên cứu năm 2014.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ ảnh hưởng nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng cây Cam sành.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp qui hoạch vùng trồng Cam sành cho huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
v



6. Những kết quả đạt đƣợc
- Nghiên cứu đã phân cấp thích nghi cho cây Cam sành với 5 nhân tố: độ cao tuyệt
đối, độ dày tầng đất, độ dốc, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm. Trong đó,
mức độ thích nghi được chia thành 3 cấp: Rất thích nghi (T1), thích nghi (T2) và
khơng thích nghi (N).
- Xây dựng được bản đồ độ cao tuyệt đối, bản đồ độ dốc, bản đồ độ sâu tầng đất,
bản đồ lượng mưa trung binh năm, bản dồ nhiệt độ trung bình năm. Trong đó: độ
cao tuyệt đối dao động trong khoảng -37 m đến 579 m, độ sâu tầng đất dao động
trong khoảng từ 85 - 107,3 cm, độ dốc từ 0 độ đến 62,6 độ, lượng mưa trung bình
năm nằm trong khoảng 1.523,7 mm đến 1.879,2 mm và nhiệt độ dao động trong
khoảng từ 11,5oC đến 24,5oC.
- Xây dựng được bản đồ phân vùng thích nghi của cây Cam sành tại địa điểm
nghiên cứu theo các nhân tố sinh thái với 3 cấp thích nghi.
- Đề xuất được bản đồ phân vùng thích nghi của cây Cam sành trên địa bàn huyện
Hàm Yên.
Xuân Mai, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Trần Văn Thế

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIFOR (Center for International Forestry Research): Trung tâm lâm nghiệp
quốc tế.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
DEM (Digital Elevation Model): Mơ hình số hóa độ cao.
GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý.

GPS (Global Positioning System): Hệ thống định vị tồn cầu.
N: Cấp khơng thích nghi.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
QLTNTN: Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
T1: Cấp rất thích nghi.
T2: Cấp thích nghi.
UBND: Ủy ban nhân dân.

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Thống kê số điểm mẫu của từng loại hình sử dụng đất. ................ 33
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...... 35
năm 2014. ........................................................................................................ 35
Bảng 4.3: Số liệu khí tượng trung bình năm của trạm. .................................. 41
Bảng 4.4: Phân cấp thích nghi từng nhân tố sinh thái. ................................... 47
Bảng 4.5: Tỷ lệ diện tích từng cấp thích nghi theo độ cao tuyệt đối. ............ 49
Bảng 4.6: Hệ số tầm quan trọng các nhân tố sinh thái. .................................. 51
Bảng 4.7: Điểm đánh giá tổng hợp của từng cấp thích nghi. ......................... 51
Bảng 4.8: Tỷ lệ diện tích các cấp thích nghi của cây Cam sành tại khu vực
nghiên cứu. ...................................................................................................... 53

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu. .......................................................... 16

Hình 2.2: Các bước xây dựng bản đồ phân bố không gian của cây Cam sành
tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.................................................................. 19
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa sự ảnh hưởng và khoảng cách. .......................... 23
Hình 2.4: Các bước xây dựng bản đồ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến
sinh trưởng cây Cam sành. .............................................................................. 25
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Huyện Hàm n. ........................................... 27
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2014. 34
Hình 4.2: Bản đồ phân bố Cam tại khu vực nghiên cứu năm 2014. .............. 36
Hình 4.3: Bản đồ độ cao tuyệt đối (m). .......................................................... 38
Hình 4.4: Bản đồ độ dốc bề mặt (độ). ............................................................ 39
Hình 4.5: Bản đồ độ dày tầng đất mặt (cm). .................................................. 40
Hình 4.6: Biểu đồ lượng mưa trung bình giai đoạn 2007 – 2014. ................. 42
Hình 4.7: Bản đồ lượng mưa trung bình giai đoạn 2007 – 2014 (mm) . ....... 43
Hình 4.8: Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2007 – 2014. .............. 44
Hình 4.9: Bản đồ nhiệt độ bề mặt năm 2014 (oC). ......................................... 44
Hình 4.10: Phân cấp độ cao tuyệt đối (m). ..................................................... 48
Hình 4.11: Phân cấp độ dốc (độ). ................................................................... 48
Hình 4.12: Phân cấp độ dày tầng đất mặt (cm). ............................................. 48
Hình 4.13: Phân cấp nhiệt độ (oC). ................................................................. 48
Hình 4.14: Phân cấp lượng mưa (mm). .......................................................... 49
Hình 4.15: Bản đồ phân vùng thích nghi theo các nhân tố sinh thái. ............ 52
Hình 4.16: Bản đồ phân vùng thích nghi trồng Cam sành tại Hàm Yên,
Tuyên Quang. .................................................................................................. 54

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang đã được thiên nhiên ưu đãi về
điều kiện thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu để phát triển những loại cây ăn quả

có múi như: Bưởi da xanh, Tranh, Quýt… đặc biệt là đối với cây Cam sành.
Đây là một trong những loại cây trồng mũi nhọn của huyện trong mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân trong khu vực.
Cam sành là một giống cây ăn quả xuất nguồn từ Ấn Độ, miền nam Trung
Quốc và Việt Nam. Trái Cam sành rất dễ nhận ra, nhờ vào lớp vỏ dày, sần sùi,
giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt đến khi chín thì màu
vàng Cam, lồi này địi hỏi những điều kiện đất đai, khí hậu, độ cao thích
nghi. Tại khu vực huyện Hàm n, các mơ hình trồng Cam sành tương đối
khác nhau giữa các xã dẫn tới sản phẩm chất lượng không đồng nhất, giảm
khả năng cạnh tranh trên thị trường.Vì vậy, việc phân vùng phù hợp để trồng
cây Cam sành là biện pháp cần thiết.Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình áp
dụng các phương phương pháp khác nhau trong phân vùng thích nghi cho cây
trồng.Trong đó, phương pháp ứng dụng hệ thống thơng tin địa lý (GIS) đánh
giá là phương pháp phổ biến nhất.
GIS được ứng dụng ở Việt Nam vào những năm 1980 là một cơng nghệ
hữu hiệu cho việc lưu trữ, phân tích và quản lý dữ liệu trong không gian và
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, có việc phân hạng đất đai,
phân vùng thích nghi đa tiêu chí cho việc lựa chọn cây trồng phù hợp ở các
vùng sinh thái.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng Cam Sành ổn định
thì việc lựa chọn vùng trồng có các yếu tố phù hợp là điều tất yếu. Yêu cầu đó
địi hỏi phải có cơng tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh
giá thích nghi của Cam sành trên từng vùng không gian. Xuất phát từ nhu cầu
trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ
phân vùng phù hợp trồng cây Cam sành (Citrus reticulata) huyện Hàm
Yên, Tuyên Quang” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quy hoạch Cam sành
tại địa bàn huyện Hàm Yên.
1



PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cây Cam sành
Cây ăn quả có múi (Cam, Chanh, Quýt, Bưởi) là loại cây ăn quả quan
trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất
trong các loại cây ăn quả (khoảng 100 triệu tấn/năm), trong đó Cam là lồi
được sản xuất nhiều nhất (64 triệu tấn), tiếp theo là Quýt (15,5 triệu tấn).
Trên thế giới, sản phẩm của Cam sành đang được sử dụng phổ biến trong
cuộc sống sinh hoạt. Các nghiên cứu về Cam sành đã được các tổ chức, các
nhà nghiên cứu quan tâm, cụ thể:
Theo các nhà khoa học Anh: “Bình qn trong một trái Cam có chứa
khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa.
Quả Cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng
như bệnh nhân.Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận
động cao, tăng cường hệ tiêu hố và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn
nhiều Cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ
dày… rất thấp”.
Theo Viện Nghiên cứu nơng học quốc gia Pháp, uống nửa lít nước Cam
mỗi ngày có thể cải thiện áp lực máu và tái hoạt động của mạch máu (khả
năng giãn nở). Chúng ta chỉ nhớ đến hàm lượng vitamin C trong Cam chứ ít
biết rằng Cam chứa một số các thành phần tổng hợp khác có ích cho sức
khỏe.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng Cam quýt chủ yếulà vùng châu
Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng lớn
nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Theo thống kê của FAO,
năm 1997 sản lượng Cam quýt của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn chiếm
69,4% sản lượng bưởi của thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả ngồi
khu vực Bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%.
2



Châu Á là cái nôi của Cam quýt và cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn trên
thế giới, năm 2009 với diện tích cho thu hoạch quả là 116.914 ha, năng suất
315,549 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 3.689.213 tấn.
Châu Á tuy có sản lượng Cam quýt cao ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan, nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng Cam
quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác
(trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng
trồng bưởi khác trên thế giới. Tuy nhiên, nghề trồng Cam quýt ở châu Á là sự
pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền
thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...Ở vùng này hiện nay tình hình
sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng.
Nhận xét: Với những đặc tính nổi trội về công dụng Cam sành là một cây
được trồng khá phổ biến và được nghiên cứu nhiều trên thế giới.Tuy nhiên,
các nghiên cứu về Cam sành cũng chủ yếu tập trung vào điều tra phân bố, sản
lượng và các tác dụng về y dược.Các nghiên cứu xác định vùng quy hoạch
tổng thể dựa trên các điều kiện thích nghi cho trồng cây Cam sành còn hạn
chế.
1.1.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cho cây trồng
Việc phân vùng phù hợp và đánh giá đất đai đã được thực hiện khá lâu ở
nhiều nước trên thế giới. Từ những năm 1950, việc đánh giá khả năng sử
dụng đất được xem như bước tiến của công tác nghiên cứu đặc điểm đất.Ngày
nay, công việc này càng cần thiết hơn và đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách và người sử dụng.
Đến cuối thập niên 60, việc nghiên cứu lập địa để xác định loại hình thực
vật và lồi cây thích ứng được nghành Lâm nghiệp Đức chấp nhận trên cơ sở
phương pháp điều tra tổng hợp.
- Ở Hoa Kỳ, người ta đánh giá dựa trên hai phương pháp:


3


+Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu
chuẩn và phân hạng cho từng cây trồng cụ thể, trong đó cây lúa mì là đối
tượng chính.
+Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và yếu tố
kinh tế để so sánh, trong đó lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm.
- Ở nhiều nước Châu Âu, việc phân hạng đất đai được thực hiện theo 2
dạng chính:
+ Phân hạng định tính: Dựa trên các kết quả nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai.
+ Phân hạng định lượng: Dựa vào các kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh
tế để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai.
- Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng
phương pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai và
cây trồng, các mối quan hệ này được biểu hiện dưới dạng phương trình tốn
học. Kết quả được hiển thị dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm.
Trên thế giới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc
điểm đất đai với sinh trưởng của cây trồng. Với các kết quả nghiên cứu đã đạt
được, nhiều nhà khoa học đã nói rằng: Đối với các vùng ôn đới, phản ứng của
đất, hàm lượng CaCO3 và các chất BaZơ khác, thành phần thế ôxy hóa khử
(Eh) của đất cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với vùng nhiệt đới: Các yếu
tố về nhiệt độ, thổ nhưỡng, lượng mưa… là những yếu tố chủ đạo. Điều này
cho thấy việc xác định được vùng trồng hiệu quả đối với cây trồng là việc vô
cùng quan trọng.
Thời gian gần đây, CIFOR đã tiến hành nghiên cứu về sự thích hợp của
cây trồng với đất đai tại các nước nhiệt đới. Kết quả cho thấy: Các biện pháp
xử lý đất khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến điều kiện đất[1].
Nhận xét:Trên thế giới, việc phân hạng và đánh giá đất đã được chú trọng

với nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể. Nhiều phương pháp và cách đánh giá
khác nhau đã được đưa ra, các yếu tố về lập địa và khí hậu cũng được đề cập
4


tới. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn chung chung và chưa nghiên cứu cho các
đối tượng cây trồng cụ thể.
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cây Cam sành
Tại Việt Nam, Cam sành là 1 trong những loại trái cây được lựa chọn và
u thích nhất vì có hương vị rất đặc trưng, gần đây cũng có nhiều những
nghiên cứu về cây Cam sành như:
- Cao Anh Long - Phạm Chí Thành (1994) với đề tài “Nghiên cứu phát
triển cây ăn quả trong hệ thống VAC của nông hộ ở một vùng sinh thái”.
Nghiên cứu đã chỉ ra được tiềm năng phát triển và cách chăm sóc của các cây
ăn quả trong hệ thống VAC như: Bưởi, Ổi… đặc biệt là Cam Sành. Tuy
nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khả năng phát triển của cây mà
chưa thực sự chú ý đến thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu.
- Nguyễn Hải Triều (2002) với đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất Cam sành, Chanh trên đất gò đồi tại huyện Hương Sơn- Hà Tĩnh”. Qua
kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng Cam sành và Chanh là nguồn thu nhập
dồi dào và có giá trị cao tại khu vực và hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất
gị đồi. Vì vậy chúng ta cần duy trì và phát triển 2 loại cây ăn quả này.
- Trần Đình Tuấn (2003), Nguyễn Đơng Văn (2007) đã đánh giá hiệu
quả sản xuất và đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế sản xuất Cam sành, Quýt ở huyện Bắc Quang-Hà Giang. Đề tài chỉ ra cách
chăm sóc cây (bón phân, tưới nước,…) và phương thức thu hoạch đúng cách
giúp tăng giá trị kinh tế của sản phầm Cam sành, Quýt.
- Lê Thanh Bình (2008) với đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc
điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,

phẩm chất của Cam xã Đoài trồng trên đất Hương Khê - Hà Tĩnh”.
- Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2008) trong nghiên cứu “Phân tích tình hình
sản xuất và tiêu thụ Cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình”.

5


- Đinh Hồng Mỹ Tiên (2010),Trần Trí Trọng (2011) phân tích tình hình
sản xuất, tiêu thụ Cam sành tại huyện Tam Bình - Vĩnh Long.
- Võ Thị Lan Phương (2010) Đồng Chí Linh (2011) đã phân tích tính
hiệu quả, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất
Cam sành tại Trà Ôn - Vĩnh Long.
- Lâm Ngọc Dung và cộng sự (2014) đã phân tích chuỗi giá trị Cam sành
tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.
Nhận xét:Tóm lại, các đề tài nghiên cứu về Cam sành tại Việt Nam nói
chung chỉ tập trung vào giá trị kinh tế, khả năng phát triển, tình hình sản xuất
Cam sành và các chuỗi giá trị khác về mặt kinh tế. Các nghiên cứu xác định,
phân vùng tổng thể dựa trên các điều kiện thích nghi cho cây Cam sành còn
hạn chế.
1.2.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cây trồng
Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng đất đai trên toàn quốc đã và
đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nơng
lâm kết hợp theo hướng bền vững. Chương trình quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội từ cấp quốc gia đến cấp vùng và tỉnh huyện đòi hỏi ngành quản
lý đất đai phải có những thơng tin về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử
dụng hợp lý, lâu bền đất sản xuất nông lâm nghiệp. Đánh giá đất đai trở thành
một bước bắt buộc trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất.
Từ những năm 70, Bùi Quang Toản và nhiều nhà khoa học đất khác thuộc
viện Nơng hóa Thổ nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn
Tỉnh…) đã tiến hánh công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286

hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. ết quả bước đầu đã phục vụ cho công tác
tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở đề ra quy trình phân hạng đất đai cho các
hợp tác xã và các vùng chuyên canh. Các yếu tố được sử dụng trong đánh giá
phân hạng đất đai vùng đồng bằng bao gồm: loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt,
xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua. Các yếu tố được chia thành 4 hạng là rất tốt,
tốt, trung bình và k m [2 .
6


Những yếu tố như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng… từ lâu đã được các
nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam nghiên cứu. Những cơng
tình nghiên cứu đầu tiên mang nội dung đó tại Việt Nam đó là: “Bước đầu
nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam”.
Vài năm trở lại đây có một số cơng trình nghiên cứu về phân vùng phù
hợp cây trồng đặt nền móng cho việc nghiên cứu và đánh giá độ phù hợp của
cây trồng:
- Vũ Cao Thái và các cộng sự năm 1989 đã nghiên cứu đánh giá, phân
hạng đất Tây Nguyên với cây Sơn tra, Cà phê, Chè và Dâu tằm. Nghiên cứu
đã vận dụng phương pháp phân hạng đất của FAO theo kiểu định tính và hiện
tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng và đã phân chia đất theo
4 hạng riêng cho từng cây trồng.
- Trần Qc Hồn (2014) với đề tài “Nghiên cứu phân vùng lập địa phục
vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước".
- Trần Xuân Thành (2008), đã ứng dụng GIS để đánh giá sự thích nghi
cho phát triển của cây dâu tằm, trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Theo nghiên cứu này, bằng cách sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn và mơ hình
hóa khơng gian làm nền tảng, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thích nghi cho
cây dâu tằm trên tồn bộ vùng khơng gian huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng với
diện tích 98706 hecta. Đưa ra được 4 cấp độ thích nghi: khơng thích nghi, ít
thích nghi, thích nghi trung bình, rất thích nghi.

- Lê Thanh Bình (2008) với tên đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất,
đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng
suất, phẩm chất của Cam xã Đoài trồng trên đất Hương Khê - Hà Tĩnh”. Đề
tài đã nghiên cứu tương đối rõ về đặc điểm nông học và vật hậu của cây Cam,
qua đó đã đưa ra các biện pháp khoa học kỹ thuật áp dụng cho việc trồng và
chăm sóc cây Cam tại Hương hê - Hà Tĩnh.
Ngồi ra có thể kể tới 1 số đề tài tiêu biểu vềphân vùng phù hợp cây trồng như:

7


- Nguyễn Thanh Sơn, Đặng Văn Thuyết (2009) trong nghiên cứu “Xác
định vùng thích hợp gây trồng Keo lai A. Mangium x A. Ariculiformis cung
cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ”.
- Trần Quốc Hoàn và Phùng Văn

hoa (2012) với tên đề tài “Ứng dụng

phương pháp đánh giá đất của FAO cho việc đề xuất sử dụng đất lâm nghiệp
tại huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước”.
- Trần Quốc Hồn, Phùng Văn

hoa và Vương Văn Quỳnh (2013)

đã“Lập bản đồ phân vùng điều kiện lập địa thích hợp của cây Dầu rái tại tỉnh
Bình Phước”.
Nhận xét:Những năm gần đây, cơng nghệ đã được chú trọng hơn trong
lĩnh vực phân vùng thích nghi cho cây trồng. Các đề tài nêu trên đã bước đầu
hoàn thiện và đưa ra hướng đi cho lĩnh vực phân vùng lập địa theo hướng đa
chiều, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng GIS và viễn thám cho việc phân vùng

điều kiện thích nghi lập địa.
1.3. Tại khu vực nghiên cứu
1.3.1. Nghiên cứu về Cam sành
Huyện Hàm Yên - Tuyên Quang, nổi tiếng có vùng Cam rộng lớn. Cây
Cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Có khá nhiều nghiên cứu về
Cam sành tại địa bàn huyện, tiêu biểu như:
- Nguyễn Duy Lâm (2011) đã nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một
số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống Cam sành
tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được thổ
nhưỡng và các yếu tố ảnh hưởng tới cây Cam sành tại khu vực.
- Trần Văn Trọng (2013) với tên đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
trồng xen ổi trong vườn Cam để hạn chế bệnh vàng lá Greening trên cây Cam
tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
- Nguyễn Tú Huy (2013) đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tuyển chọn
cây Cam ưu tú tại huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang”. Đề tài đã đưa ra các
8


tiêu chí để lựa chọn cây Cam ưu tú tại 9/13 xã tại địa bàn huyện Hàm Yên.
Theo kết quả nghiên cứu, tuyển chọn được các cây ưu tú là cơ sở để nhân
giống phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho việc mở rộng vùng Cam chất lượng
cao (Cam chu kỳ 2), có tính đặc thù riêng của vùng góp phần phát triển kinh
tế nơng nghiệp nơng thơn của huyện Hàm Yên được bền vững đặc biệt là
nghề trồng Cam nói riêng và nghề trồng cây ăn quả nói chung.
Nhận xét:Các nghiên cứu về Cam sành tại địa phương chỉ tập trung về
nghiên cứu đặc điểm sinh học, giá trị kinh tế hay cách lựa chọn giống Cam
sành. Tuy nhiên, về đánh giá các yếu tố: lập địa, lượng mưa, nhiệt độ… ảnh
hưởng đến cây trồng hay sự phân vùng phù hợp trồng cịn ít được đề cập tới.
1.3.2. Nghiên cứu về phân vùng phù hợp cây trồng

Tại huyện Hàm Yên việc quy hoạch, phân vùng đất trồng cây đã và đang
được triển khai trong vài năm trở lại đây. Đã có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu về việc quy hoạch và phân vùng đất, cụ thể:
- Trần Thị Hạnh (2013) với tên đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa
học cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang”.
- Hà Duy Trường (2011) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của một số giống Cam quýt và thử nghiệm trồng Cam trên
đất chu kỳ 2 tại huyện Hàm Yên- tỉnh Tuyên Quang”
Ngoài các đề tài nghiên cứu, ngày 27/08/2014 UBND tỉnh Tuyên Quang
đã ra quyết định số 338/QĐ - UBND về việc phê diệt đề án phát triển vùng
sản xuất Cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020. Theo nội dung
quyết định thì đến năm 2013 diện tích Cam của tồn tỉnh đạt trên 4.430 ha,
tạo thành vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã của 2 huyện Hàm Yên và
Chiêm Hoá với trên 4.000 hộ trồng Cam, trong đó có 2.700 ha cho thu hoạch,
năng suất bình quân đạt 127 tạ/ha, sản lượng đạt trên 34.000 tấn, trị giá đạt
trên 340 tỷ đồng. Khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển và giữ
vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên.
9


Nhận xét: Tại khu vực, việc nghiên cứu về phân vùng cây trồng cũng đã
được chú trọng. Tuy nhiên các nghiên cứu còn chung chung, các nhân tố về
điều kiện lập địa và khí hậu chưa được đưa vào việc nghiên cứu phân hạng
đất. Việc ứng dụng công nghệ GIS trong phân vùng thích nghi cây trồng gần
như ít được đề cập tới.
1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu phân loại lập địa
1.4.1 Trên thế giới
Vào những năm 60 thuật ngữ “viễn thám” đầu tiên được đề cập tới tại Mỹ,
tuy nhiên, kỷ nguyên sử dụng viễn thám để quan sát và nghiên cứu về trái đất

coi như bắt đầu từ những năm 1972 với việc phóng thành công tàu Landsat 1.
Cho đến nay với hơn 30 năm tồn tại và phát triển, viễn thám đã trờ thành cơng
cụ hiện đại vừa mang tính phụ trợ, vừa mang tính cạnh tranh trong cơng nghệ
quan sát trái đất. Khả năng ứng dụng dữ liệu viễn thám trong thành lập các
bản đồ thực vật và phân vùng thực vật ngày càng được hồn thiện và theo đó
dữ liệu viễn thám đang có xu hướng trở thành nguồn dữ liệu chủ đạo cho việc
thành lập các bản đồ lớp phân vùng thích nghi thực vật.
Có thể nói, ngay từ khi được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực
quản lý các nguồn tài ngun thì cơng tác thành lập bản đồ hiện trạng và phân
vùng lập địa là một trong những ứng dụng tiêu biểu và quan trọng của dữ liệu
viễn thám.
+ Tại Indonesia:Trong nghiên cứu vùng Yogyakarta, các nhà khoa học
đã đánh giá, phân tích sự thay đổi sử dụng đất và việc phân vùng lập địa nhằm
phân tích sự biến động của các loài thực vật bằng viễn thám và GIS. Trong
nghiên cứu này người ta sử dụng ảnh viễn thám tại hai thời kỳ 1972 và 1984,
kết hợp bản đồ hiện trạng năm 1990 phân tích các dữ liệu cho thấy sự thay đổi
của các loại hình sử dụng đất của từng vùng, đặc biệt là sự tăng lên của diện
tích thổ cư và sự giảm xuống của đất nông nghiệp.
+ Tại Trung Quốc: Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nhiều nghiên
cứu về ứng dụng của viễn thám và GIS trong việc phân vùng lập địa của cây
chè tại vùng Tân Cương.
10


+ Tại một số nƣớc Châu Phi nhƣ: Ethiopia, Nepan,

enya, Nigeria…

việc ứng dụng GIS và viễn thám đã được ứng dụng rộng rãi vào trong các
nghiên cứu đánh giá và theo dõi sự thay đổi của sử dụng đất. Tại Ethiopia, các

nhà khoa học đã sử dụng viễn thám và GIS kết hợp điều tra ngoại nghiệp đã
tiến hành phân vùng thích hợp cho việc trồng cây Cà phê và tiến hành đánh
giá được hàng loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đó là: nguồn nước giảm
mạnh, một số vùng đất có nguy cơ sạt lở và thối hóa,… Qua nghiên cứu, các
tác giả cũng khuyến cáo chính phủ phải có chính sách đất đai phù hợp để
tránh tác động đến diện tích Cà phê cũng như mơi trường sinh thái.
+ Tại Costa Rica: Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học
tại trường Đại học Alberta (Canada) với mục đích tìm hiểu sự thay đổi lớp
phủ và đánh giá phân vùng cho cây Chè tại San Jasé, Costa Rica. Trong
nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng ảnh Landsat TM. Kết quả của
cuộc nghiên cứu đã tập chung ở một số vấn đề: Sự thay đổi về thực vật và sản
lượng chè tại các khu vực trồng tập chung và không tập chung; sự biến đổi về
độ ẩm bề mặt; sự thối hóa tại các khu đồi thấp, các nơi liền kề khu dân cư…
chính các điều này đã ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng chè; ngồi ra diện
tích chè thay đổi cũng do người dân phá Chè để chuyển cơ cấu cây trồng sang
cây Chuối.
Nhận xét:Tóm lại, việc ứng dụng GIS và viễn thám trong việc phân vùng
cây trồng đã được tiến hành từ lâu và đã có những thành tựu nhất định trên thế
giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự biến động của các lớp phủ thực vật, sự thay
đổi của hiện trạng sử dụng đất, cũng như sự biến đổi của các điều kiện như:
lượng mưa, độ ẩm bề mặt… qua từng thời kỳ.
1.4.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, viễn thám mới được quan tâm từ năm 1980 khi nước
tatham gia tổ chứ vũ trụ quốc tế Intercomos.Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí
và kỹ thuật nên trước những năm 1990, việc ứng dụng ảnh vệ tinh còn hạn
chế. Chỉ một số cơ quan, viện nghiên cứu thông qua các chương trình dự án
11


có sử dụng ảnh viễn thám để nghiên cứu nhưng cịn nhỏ lẻ, rời rạc và mang

nặng tính nghiên cứu. Từ những năm 1990 trở lại đây nhận thức được vai trò
to lớn của ảnh vệ tinh, nhiều Bộ ngành, Viện nghiên cứu, các trường Đại
học… đã đầu tư ảnh, trang thiết bị, đào tạo con người nhằm phục vụ cho
nghiên cứu, phục vụ học tập cũng như phục vụ đời sống nhân dân trong nhiều
lĩnh vực như: xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các bản đồ biến động
của các nguồn tài nguyên,… và đặc biệt là việc ứng dụng viễn thám và GIS
vào phân vùng lập địa. Thời gian gần đây, có rất nhiều các nghiên cứu tập
trung vào việc phân vùng lập địa, có thể thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu
sau:
- Trần Thị Hằng (2014) với tên đề tài “Ứng dụng GIS phân vùng điều
kiện lập địa thích nghi trồng cây Sơn tra (Docynia indica) trên địa bàn tỉnh
Sơn La”. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm sinh
học, sự phân vùng tự nhiên của cây Sơn tra, qua đó xây dựng được bản đồ
vùng lập địa thích nghi cho trồng Sơn tra tại khu vực. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra sự đánh giá tính thích nghi của bản đồ phân vùng thích nghi trồng rừng
Sơn tra tại Sơn La. Qua đó, đề xuất quy hoạch vùng trồng Sơn tra tại đây.
- Huỳnh Văn Chương, Vũ Văn Chương, Lê Thị Thanh Nga (2012) đã
thực hiên đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch
phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị”.
- Nguyễn Quỳnh Anh (2011) đã thực hiện đề tài “Ứng dụng Hệ thống
Thông tin Địa lý (GIS) và Phần mềm Đánh giá Đất đai Tự động (ALES) đánh
giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An”. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã
xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây mía tại tỉnh
Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra quyết định quy hoạch phát triển
diện tích trồng mía theo hướng thích nghi đất đai trên địa bàn tỉnh Long An.
- Ứng dụng GIS và MODSS quy hoạch sử dụng đất r ng ngập mặn vùng
cửa sông Cửu Long theo hướng phát triển ền vững. Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng các phần mềm GIS như ArcView, Arc/Info để tiến hành xử lý
12



phân tích xây dựng bản đồ vùng thích nghi đất đai cho đất rừng và nuôi trồng
thủy sản, đồng thời kết hợp với các chính sách phát triển của địa phương và
các quan điểm sử dụng đất bền vững để xây dựng 12 phương án quy hoạch sử
dụng đất. Tiếp theo, tác giả sử dụng hệ chuyên gia hỗ trợ MODSS để lựa chọn
phương án tối ưu nhất.
- Huỳnh Văn Chương (2009) với tên đề tài “Ứng dụng GIS để đánh giá
sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương
Bình”.
-

ây dựng ản đồ vùng thích nghi trồng úa chất ượng cao ở tỉnh ĩnh

Long. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định không
gian dựa trên GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho cây lúa, trên cơ sở đó
tiến hành phân vùng thích nghi cho cây trồng này [1][2].
Nhận xét:Qua một số nghiên cứu nổi bật kể trên, chúng ta có thể thấy
rằng, trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS
trong việc thành lập bản đồ phân vùng lập địa đã được quan tâm và ứng dụng
rộng rãi, chính điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các
loại cây trồng cũng như các nguồn tài nguyên tại các khu vực nghiên cứu.
Nhận xét chung:
Các vấn đề liên quan đến phân vùng phù hợp cây trồng: Qua phần tổng
quan nghiên cứu trên, đề tài có thể thấy rằng có rất nhiều nghiên cứu về phân
bố cây trồng đặ biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ viễn thám.
 Ý nghĩa:
- Hỗ trợ nhiều cho các vấn đề quy hoạch cây trồng, từ đó nâng cao năng
suất cây trồng.
- Giúp ứng dụng công nghệ cao vào việc phân hạng đất đai. Qua đó,
nâng cao chất lượng cơng việc, giảm thiểu chi phí.

 Ƣu điểm:
- Đưa ra được các cách đánh giá, phân hạng đất đai một cách đa chiều.

13


- Đánh giá, phân hạng đất đai đã dựa vào việc kết hợp giữa điều kiện lập
địa và điều kiện khí hậu từ đóđưa ra bản đồ phân vùng cây trồng.
- Có sự so sánh theo thời gian, khơng gian giúp chúng ta có cái nhìn đa
chiều trong việc phân vùng thích nghi cây trồng.
 Nhƣợc điểm:
- Dữ liệu chưa có độ tin cây cao; các nhận tố về kinh tế - xã hội, CSDL
chưa thực sự đầy đủ.

14


PHẦN II
NỘI DUNG, MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quy hoạch của cây Cam sành trên địa
bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng bản đồ phân vùng phù hợp trồng cây Cam sành huyện Hàm
Yên, Tuyên Quang.
- Đề xuất phương án quy hoạch vùng trồng Cam sành cho huyện Hàm
Yên, Tuyên Quang dựa trên phân vùng phù hợp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý và phát triển cây Cam sành tại huyện

Hàm Yên, Tuyên Quang
- Diện tích trồng Cam sành.
- Sản lượng Cam sành…
- Thực trạng vấn đề quản lý Cam sành khu vực nghiên cứu.
- Những thuận lợi khó khăn trong việc phát triển lồi cây này.
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố không gian cây Cam sành khu
vực nghiên cứu năm 2014
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2014.
- Bản đồ phân bố diện tích cây Cam sành năm 2014.
2.2.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ ảnh hưởng nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng cây Cam sành
- Xây dựng bản đồ ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái chính đến sinh
trưởng cây Cam sành:
+ Nhân tố nhiệt độ
+ Nhân tố lượng mưa
+ Nhân tố lập địa (độ dày tầng đất), địa hình (độ cao, độ dốc)
15


- Xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi trồng Cam sành.
2.2.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp qui hoạch vùng trồng Cam sành cho
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian:Trong phạm vi khóa luận, đề tài chỉ nghiên cứu
tại 2 xã Yên Lâm và xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Hình 2.1:Bản đồ khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi về đối tượng:Cây Cam sành tại huyện Hàm yên, Tuyên Quang.
- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi khóa luận, do thời gian hạn chế,
đề tài đánh giá phân vùng phù hợp cây trồng dựa trên các yếu tố sau:

+ Điều kiện lập địa bao gồm: Độ cao tuyệt đối, độ dốc.

16


×