Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học lớp thú tại khu vực tây nguyên và nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Tiến Thịnh
và thầy Trần Văn Dũng, Bộ môn Động vật rừng, trƣờng đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam. Hai thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt cho tôi
trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật
rừng cùng tồn thể các Thầy Cơ giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học làm nền tảng cho tôi thực hiện
khóa luận này cũng nhƣ định hƣớng nghề nghiệp cho tƣơng lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp K57- Quản lý tài nguyên
thiên nhiên (Chƣơng trình chuẩn) đã có những đóng góp ý kiến, chia sẻ những
thơng tin để tơi có thể hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, con vơ cùng biết gia đình, ngƣời thân đã ở bên cạnh động
viên, tạo điều kiện và ủng hộ con trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phùng Thu Cúc


Tr-ờng đại học lâm nghiệp
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi tr-ờng
=================o0o===================
TểM TT KHểA LUN TT NGHIP
1. Tờn khúa luận: Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học lớp Thú tại khu vực
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
2. Sinh viên thực hiện: Phùng Thu Cúc
3. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Vũ Tiến Thịnh, ThS. Trần Văn Dũng.
4. Mục tiêu nghiên cứu:


- Xác định đa dạng thành phần loài Thú tại khu vực Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ.
- Đánh giá mức độ đa dạng sinh học lớp Thú ở khu vực nghiên cứu
qua bản đồ đa dạng sinh học.
- Kết hợp bản đồ đa dạng sinh học với bản đồ địa hình, bản đồ ranh
giới rừng đặc dụng để đánh giá sự phân bố đa dạng sinh học lớp thú ở khu
vực nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập và tổng hợp dữ liệu về phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái
của các lồi thú ở Tây Ngun và Nam Trung Bộ.
- Xây dựng bản đồ phân bố đa dạng sinh học của nhóm lồi thú ở Tây
Ngun và Nam Trung Bộ.
- Đánh giá sự thay đổi vùng phân bố của các lồi Thú theo địa hình ở
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá sự đa dạng sinh học lớp thú theo các khu rừng đặc dụng trong
khu vực..
6. Kết quả đạt đƣợc:
- Tại khu vực nghiên cứu có 188 lồi, thuộc 32 họ, 19 bộ, trong đó bộ
Dơi chiếm ƣu thế về số loài (35,29% tổng số loài thú phân bố trong khu vực).


Nếu xét về đa dạng các lồi trong họ thì họ Dơi muỗi có tính đa dạng cao nhất
với 35 loài, chiếm 18,6%. Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ có nhiều
lồi nguy cấp, q hiếm, có 76 lồi thuộc 19 họ, 12 bộ.
- Đa dạng sinh học lớp thú ở vùng ven biển thấp. Đa dạng sinh học cao
ở Tây Nguyên.
- Khi độ cao tăng thì đa dạng sinh học cung tăng theo, nhất là ở hai
cao nguyên ở Bắc và Nam Tây Nguyên.
- Nhiều khu rừng đặc dụng ở vùng có tính đa dạng sinh học cao, cần
ƣu tiên bảo tồn.



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Tổng quan về lớp Thú ................................................................................ 3
1.1.1. Khái quát về lớp Thú ............................................................................... 3
1.1.2. Phân bố của lớp thú ................................................................................. 5
1.1.3. Giá trị của Thú ......................................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu thú Việt Nam ........................................................ 11
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu Thú ở Việt Nam..................................................... 11
1.2.2 Phân loại thú ở Việt Nam ...................................................................... 18
1.2.3. Các mối đe dọa đến thú ở Việt Nam ..................................................... 21
1.2.4. Nghiên cứu về Thú ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.......................... 23
1.3. Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý động thực vật ................... 25
1.3.1. Sơ lƣợc về ứng dụng cơng nghệ GIS .................................................... 25
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 27
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 28
CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 31
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 31
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 31
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 32
2.1.3. Đất đai .................................................................................................. 34
2.1.4. Khí hậu .................................................................................................. 34
2.1.5 Tài nguyên rừng ..................................................................................... 35

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 36
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 36


2.2.2. Đặc điểm dân số .................................................................................... 37
2.2.3. Văn hóa - Du lịch .................................................................................. 38
CHƢƠNG III MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 39
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 39
3.2. Đối tƣợng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu............................................ 39
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 39
3.2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 39
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 40
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 40
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 41
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 48
4.1. Đa dạng sinh học Thú ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ .......... 48
4.1.1. Đa dạng thành phần loài thú ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ........... 48
4.1.2. Đa dạng về thành phần loài thú nguy cấp, quý hiếm ............................ 52
4.2. Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học thú .................................................... 54
4.2.1. Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học lớp thú........................................... 54
4.2.2. Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học theo địa hình ................................. 56
4.2.3. Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học theo khu rừng đặc dụng ................ 58
CHƢƠNG V KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ...................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 61
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT
CITES: (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora ) Công ƣớc về thƣơng mại quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã nguy cấp.
GIS: (Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý.
IUCN: (International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources) Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên.
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
NĐ 32/2006: Nghị định số 32/2006 củaChính phủ về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông thơn.
UNESCO:

(United

Nations

Educational

Scientific

and

Cultural

Organization), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc, viết tắt UNESCO

SĐVN: Sách đỏ Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp phân loại thú của Việt Nam ........................................... 20
Bảng 1.2. Biến động một số loài thú quý hiếm ở Việt Nam, giai đoạn 1970 –
2005 ................................................................................................................. 22
Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về các loài Thú ở khu vực Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ ................................................................................................. 41
Bảng 3.2. Phân cấp giá trị tổng số loài trong ô lƣới ....................................... 45
Bảng 4.1. Thành phần khu hệ Thú ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ....48
Bảng 4.2. Diện tích các vùng phân cấp giá trị đa dạng sinh học .................... 57
Bảng 4.3. Các khu rừng đặc dụng trên địa bàn Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ...59


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ đa dạng sinh học Thú trên thế giới ....................................... 5
Hình 1.2. Cấu trúc của hệ thống thơng tin địa lý ............................................ 26
Hình 2.1. Ranh giới tình ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ............. 31
Hình 2.2. Địa hình Tây Nguyên và Nam Trung Bộ ........................................ 32
Hình 3.1. Sơ đồ phƣơng pháp xây dựng bản đồ đa dạng sinh học ................. 42
Hình 3.2. Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trƣớc và sau khi đƣợc cập
nhật dữ liệu ...................................................................................................... 43
Hình 3.3. Quá trình xử lý số liệu tổng hợp của các lồi trên excel ................. 44
Hình 3.4. Các bƣớc phân cấp giá trị ................................................................ 45
Hình 3.5 Mức độ đa dạng sinh học trƣớc và sau khi phân cấp ....................... 46
Hình 3.6. Sơ đồ xây dựng bản đồ đa dạng sinh học ....................................... 47
Hình 4.1 Tỷ lệ các lồi ghi nhận đƣợc trong bộ.............................................. 49
Hình 4.2. Tỷ lệ đa dạng thú theo Bộ ở khu vực Tây Nguyên – Nam Trung Bộ
so với cả nƣớc. ................................................................................................ 50

Hình 4.3. Tỷ lệ đa dạng thú theo cấp họ ở khu vực Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ ......................................................................................................... 51
Hình 4.4. Bản đồ đa dạng sinh học lớp thú ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ .....54
Hình 4.5. Bản đồ đa dạng sinh học theo địa hình ở Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ ......................................................................................................... 56
Hình 4.6 Bản đồ đa dạng sinh học theo rừng đặc dụng ở Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ ......................................................................................................... 58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, với diện tích khoảng 330.541 km2
Việt Nam là một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.
Theo một số đánh giá, Việt Nam là nơi cƣ trú của 10% các loài động, thực vật
trên thế giới, trong đó 28% lồi động vật có vú, 10% lồi chim, 21% lồi bị
sát và lƣỡng cƣ đang bị suy giảm và đe dọa (World Bank, 2005). Khu hệ động
thực vật của Việt Nam không chỉ đa dạng về thành phần lồi mà cịn có nhiều
lồi đặc hữu, mang lại những giá trị về khoa học rất riêng biệt. Nằm ở miền
Trung Việt Nam, với sự đa dạng về địa hình đa dạng, diện tích đồi núi lớn đã
mang lại cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ một nét đa dạng rất đặc
trƣng. Tuy nhiên, giống với các khu vực khác trên cả nƣớc, khu hệ động thực
vật nơi đây đang bị suy giảm bởi các tác động của con ngƣời và mơi trƣờng,
trong đó có khu hệ thú.
Thú là nhóm lồi đƣợc biết đến rộng rãi ở Tây Nguyên và Nam Trung
Bộ, có giá trị kinh tế cao nên bị khai thác sử dụng nhiều, đặc biệt là thú lớn.
Điều này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến cân bằng sinh thái, đa dạng các
loài thú. Hoạt động bảo tồn thú hoang dã ngày càng đƣợc chú trọng hơn, nhất
là trong hoàn cảnh nhiều loài đang suy giảm số lƣợng ở mức đáng báo động.
Hiểu biết những gì về quy luật của đa dạng là yếu tố chính để chỉ dẫn
cho các chiến lƣợc bảo tồn mơi trƣờng sống, phục hồi hệ sinh thái.
(Lubchenco et al., 1991). Có nhiều cơng trình về thành lập bản đồ đa dạng

sinh học, phân bố của một hay nhiều loài động vật đƣợc ra đời và ngày càng
khẳng định đƣợc những lợi ích của chúng. Việc bản đồ chứa nhiều lớp thơng
tin sẽ cung cấp cho ngƣời xem những cái nhìn tổng quát về phân bố của các
loài. Bản đồ phân bố loài sau khi đƣợc thành lập sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu
quan trọng trong việc xác định các khu vực ƣu tiên trong bảo tồn. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đa dạng sinh học nói chung và cơng
nghệ GIS nói riêng ngày càng đƣợc phổ biến rộng rãi bởi sự tiện lợi, chính

1


xác, chứa đƣợc nhiều thông tin, dễ dàng truy xuất dữ liệu, cập nhật và chỉnh
sửa thông tin.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học
lớp Thú tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ” là một đề tài khoa
học và thực tiễn,nhằm góp phần giúp các các nhà quản lý giải quyết vấn đề
liên quan đến việc bảo tồn các loài thú ở khu vực, đƣa ra những quyết định
chiến lƣợc phát triển đúng đắn.
 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp số liệu, thông tin đầy đủ và cập nhật về đa dạng sinh học các
loài thú ở khu vực Tây Nguyên – Nam Trung Bộ.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đem đến cái nhìn tổng quan về phân mức đa dạng sinh học tại
khu vực, góp phần cung cấp thông tin cần thiết cho việc thiết kế các vƣờn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên sao cho đạt hiệu quả cao trong cơng tác bảo
tồn lồi.
Làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học tại
khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
 Những đóng góp mới của đề tài

- Ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ đa dạng sinh
học tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dựa trên thơng tin về phân bố lồi của
IUCN.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lớp Thú
1.1.1. Khái quát về lớp Thú
Lớp thú (Mammalia) gồm những lồi có tổ chức cao nhất trong các lớp
động vật có xƣơng sống. Chúng có thân nhiệt cao và khá ổn định. Hệ thần
kinh rất phát triển, đặc biệt là lớp vỏ xám của não bộ. Đẻ con và ni con
bằng sữa. Thú cịn đƣợc gọi là “Động vật có vú” hoặc “Động vật hữu nhũ” vì
đặc điểm chúng có nhiều tuyến da dƣới ngực, gọi là vú để ni con khi mới
sinh. Ngồi ra thú cịn là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt đƣợc phân
biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao (trừ bộ Cá voi
Cetacea), ba xƣơng tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới.
Trong lịch sử tiến hố, lồi thú cổ nhất đã xuất hiện cách đây khoảng 180
triệu năm. Tuy nhiên, trong một thời gian dài sau đó - khoảng 100 triệu năm các loài thú cổ hầu nhƣ không phát triển thêm nhiều. Chỉ cách đây 60 - 70 triệu
năm, khi các lồi bị sát cổ đã bị tiêu diệt, thú mới bƣớc vào giai đoạn phát triển
phồn vinh nhất. Xuất hiện thêm nhiều loài thú với số lƣợng cá thể của mỗi loài
cũng tăng lên. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thú là cách đây khoảng 25
triệu năm - khi đó thú đã phát triển đến 1.200 giống khác nhau (mỗi giống lại
bao gồm nhiều loài). Tuy nhiên, cho đến ngày nay, dƣới tác động của biến đổi
khí hậu cũng nhƣ sự khai thác bừa bãi của con ngƣời số lƣợng lồi thú đã có sự
thay đổi đáng kể. Lớp thú đƣợc phân thành 1.229 chi, 153 họ và 29 bộ. Năm
2008, IUCN đã hoàn thành việc khảo sát đánh giá động vật có vú toàn cầu kéo
dài 5 năm với sự tham gia của 1.700 nhà khoa học để lập Sách đỏ IUCN, trong

đó ghi nhận 5.488 lồi đƣợc cơng nhận vào cuối thời kỳ đó.
Dựa trên nhiều đặc điểm của Thú, trong đó quan trọng nhất là sự giống
nhau về cấu tạo cơ thể và tính di truyền giữa các lồi mà lớp thú đƣợc phân
chia nhƣ sau:

3


Lớp phụ Thú nguyên thuỷ - Prototheria.
-

Bộ thú đơn huyệt - Monotremata: Khoảng 6 loài, gồm thú mỏ vịt và

thú lơng nhím, chỉ phân bố ở châu Úc
Lớp phụ Thú chính thức - Theria.
-

Bộ thú có túi - Marsupialia: Cịn khoảng 242 loài, chủ yếu sống ở lục

địa Châu Úc , một số loài ở Nam Mỹ và một loài ở Bắc Mỹ.
-

Bộ thú ăn sâu bọ - Insectivora: Khoảng 400 loài Thú cỡ nhỏ nhƣ

chuột chù, chuột chũi, sinh sống ở nhiều nơi, nhiều nhất ở Nam Mỹ, nhƣng
không có ở Châu Úc.
-

Bộ Dơi - Chiroptera: Khoảng 875 lồi, sinh sống ở mọi miền trên lục


địa trừ các miền địa cực.
-

Bộ Cánh da - Dermoptera: Chỉ có 02 lồi chồn dơi có kích thƣớc cơ

thể nhỏ, sinh sống ở vùng Đông Nam Á.
-

Bộ Thú thiếu răng - Edentata: Gồm khoảng 31 loài, chỉ sinh sống ở

Nam Mỹ.
-

Bộ Tê tê - Pholidota: Gồm 08 loài Tê tê, chỉ sinh sống ở vùng nhiệt

đới châu Phi và Đông Nam Á.
-

Bộ Gặm nhấm - Rodentia: Là bộ lớn nhất trong lớp Thú, với khoảng

1.687 loài phân bố trên toàn cầu.
-

Bộ Thỏ - Lagomorpha: Gồm 63 loài, sinh sống ở khắp nơi trên trái

đất trừ châu Úc (Bộ Cá voi - Cetacea: Còn khoảng 84 lồi có cấu tạo cơ thể
thích nghi hồn tồn với đời sống trong nƣớc, khơng thể sống đƣợc ở trên
cạn.
-


Bộ Chân màng: Khoảng 30 loài, sinh sống chủ yếu ở Bắc Cực và

Nam Cực.
-

Bộ Thú ăn thịt - Carnivora: Có khoảng 254 lồi, phân bố rộng rãi

trên thế giới trừ châu Úc.
-

Bộ Voi - Probosidea: Gồm hai loài voi chấu Á và voi châu Phi, sinh

sống ở Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi, là loài động vật lớn nhất ở trên cạn.
4


-

Bộ Bị nƣớc - Sirenia: Gồm 4 lồi thích nghi hoàn toàn với đời sống

ở nƣớc, sinh sống ở hai nơi cách biệt nhau: Ấn Độ Dƣơng và Đại Tây Dƣơng.
-

Bộ Guốc lẻ - Perissodactyla: Khoảng 16 lồi Thú có móng guốc lớn,

ăn thực vật.
-

Bộ Guốc chẵn - Artiodactyla: Khoảng 171 loài, ăn thực vật hay ăn


tạp, phân bố trên khắp các lục địa trừ Nam Cực và châu Úc (Thú guốc chẵn
hiện nay ở châu Úc là do con ngƣời mang tới).
-

Bộ Linh trƣởng - Primates: Khoảng 166 loài, có quan hệ gần gũi với

con ngƣời về phân loại học.
1.1.2. Phân bố của lớp thú
Thú là lớp động vật có xƣơng sống có hệ thần kinh phát triển cao và
thích ứng mềm dẻo. Chúng chiếm lĩnh hầu hết các môi trƣờng sống trên trái
đất, từ miền núi cao, rừng rậm nhiệt đới cho đến biển sâu.

Hình 1.1. Bản đồ đa dạng sinh học Thú trên thế giới
Nguồn: BiodiversityMapping.org
Một số vùng đa dạng sinh học cao nhƣ Nam Mỹ với khu rừng nhiệt đới
Amazon, Nam Phi, đông nam châu Á. Phía hai cực kém đa dạng hơn. Các lồi

5


thú là động vật máu nóng nên ít lồi thích nghi với môi trƣờng lạnh nhƣ hai
cực.
1.1.3. Giá trị của Thú
Về phƣơng diện giải phẫu loài ngƣời hiện đại, loài ngƣời Homo sapiens
(ngƣời khơn ngoan) tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trƣớc, đạt tới
hành vi hiện đại khoảng 50.000 năm trƣớc. Trong suốt quá trình sinh tồn của
mình, lồi ngƣời đã có mối quan hệ chặt chẽ mang tính ràng buộc với tự
nhiên. Các mối quan hệ của con ngƣời với động vật xét theo quan điểm về lợi
ích của con ngƣời. Hơn 160 năm trƣớc, một tù trƣởng da đỏ tên là Chief
Seattle từng nói: “Con người sẽ ra sao nếu xung quanh khơng cịn một lồi

Thú nào? Nếu mn lồi đều tuyệt diệt, thì con người rồi cũng sẽ chết vì nỗi
cơ đơn đến tuyệt vọng trong tâm hồn. Những gì đã xảy ra với mng thú rồi
cũng sẽ sớm xảy ra với con người, vì trong thiên nhiên, mọi thứ, mọi loài đều
kết nối với nhau”. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc gìn giữ tự nhiên con
ngƣời sẽ sống hài hòa và cân bằng với tự nhiên hơn.
 Vai trị có lợi của Thú
Lợi ích của các loài thú với con ngƣời đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Giá trị bảo tồn
Giá trị bảo tồn thú đƣợc thể hiện qua sự đa dạng về nguồn gen sinh vật.
Mỗi loài đều là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài, chịu áp lực từ chọn lọc
tự nhiên và hình thành lồi mới, đây là cơ sở hình thành nên những nguồn gen
về sinh vật đặc hữu. Những nguồn gen về thú đặc hữu chỉ tìm thấy ở một khu
vực nhất định, hay những lồi thú q hiếm với số lƣợng cịn rất ít luôn đƣợc
quan tâm trong bảo tồn.
Giá trị sinh thái
Giá trị sinh thái thể hiện ở sự cân bằng sinh thái, nơi các hệ sinh thái
đều đƣợc phát triển một cách bền vững. Thú là một mắt xích quan trọng của
chuỗi thức ăn hay lƣới thức ăn. Thức ăn của chúng là thực vật hay động vật.
Các loài thú ăn thịt, ăn cơn trùng góp phần kiểm sốt số lƣợng của con mồi 6


những lồi có số lƣợng lớn, sinh sản nhiều, khi số lƣợng của chúng nhiều quá
sẽ gây mất cân bằng sinh thái. Thú ăn thực vật góp phần phát tán hạt giống,
ổn định tài nguyên thực vật. Nhìn chung, các lồi sinh vật đã tiến hóa theo
hƣớng tất cả đều có lợi và hƣớng tới một sự cân bằng tự nhiên.
Giá trị thực phẩm
Từ xa xƣa, loài ngƣời đã sử dụng nguồn thực phẩm quan trọng đến từ
các hoạt động săn bắt và hái lƣợm, trong đó có các sản phẩm từ thú. Con
ngƣời cịn thuần hóa, chăn ni một số loài thú để phục vụ nhu cầu về dinh
dƣỡng, sau này cịn lai tạo ra giống mới có năng suất cao hơn, điển hình nhƣ

cừu, lợn, bị, dê… Nhu cầu sử dụng thú hoang dã làm thức ăn là một trong
những nguyên nhân làm suy giảm loài thú hoang dã ở Việt Nam và nhiều
quốc gia trên thế giới.
Giá trị dược liệu
Qua quá trình đúc kết kinh nghiện, con ngƣời đã biết sử dụng các sản
phẩm từ động vật nói chung và thú nói riêng làm dƣợc liệu chữa bệnh hay bồi
bổ cơ thể. Những sản phẩm từ thú nhƣ: mật gấu, vảy tê tê, nhung hƣơu, cao
hổ cốt, cao khỉ…đƣợc cho là có tác dụng tốt cho sức khỏe. Đơng y với nền
tảng là sử dụng chính những sản phẩm từ thiên nhiên làm thuốc chữa bệnh
nên các bài thuốc từ thú đã đƣợc sử dụng, truyền đạt qua nhiều thế hệ. Chính
sự quá tin tƣởng vào các sản phẩm từ động vật hoang dã đã gián tiếp dẫn đến
tình trạng nhiều lồi thú bị suy giảm mạnh về số lƣợng do bị săn bắt. Ở nhiều
nƣớc châu Á cịn ni Gấu để lấy mật phục vụ nhu cầu của con ngƣời.
Y học hiện đại cũng đã sử dụng thận của khỉ vàng là nguồn nguyên liệu
đầu để sản xuất vacxin bại liệt, góp phần thử nghiệm tiền lâm sàng nhiều sản
phẩm sinh học và vacxin.
Giá trị tinh thần, giải trí
Rất nhiều lồi thú đƣợc ni làm cảnh trong vƣờn thú, rạp xiếc hay
phục vụ khách tham quan du lịch, một số hình thức du lịch sinh thái ngắm
động vật hoang dã đƣợc tổ chức tại các khu bảo tồn… đem lại nguồn lợi kinh
7


tế rất lớn. Thú đƣợc con ngƣời thuần dƣỡng sống rất gắn bó với con ngƣời
nhƣ chó, mèo, trâu, bị, ngựa… chúng còn giúp đỡ con ngƣời lao động, sản
xuất. Một số lồi thú có ý nghĩa tâm linh đối với con ngƣời. Voi với ngƣời
dân Tây Nguyên, hay nƣớc Thái Lan và Lào, đây là những nơi có truyền
thống thuần dƣỡng voi từ lâu đời, họ coi voi nhƣ thành viên trong nhà và voi
giúp đỡ họ trong lao động, sản xuất. Ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt
Nam, mỗi khi có cá voi chết dạt vào bờ hay cịn gọi là “Cá ơng lụy” thì ngƣời

dân đem cá đi chôn và thờ cúng rất cẩn thận với mong muốn mƣa thuận gió
hịa, đƣợc mùa, trúng lƣới.
Giá trị cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thời trang, mỹ phẩm.
Các sản phẩm từ thú nhƣ da, lơng, móng, vuốt… đƣợc sử dụng trong
thời trang nhƣ một cách thể hiện cá tính và đẳng cấp.
Trong sản xuất nƣớc hoa, nhà sản xuất cũng chú ý đến những nguyên
liệu đặc biệt: Long diên hƣơng của Cá voi, xạ hƣơng của Hƣơu xạ, xạ của
Cầy hƣơng, chất thải bị hóa đá Hyraceum của Chuột Hyrax là những nguyên
liệu làm nên những lọ nƣớc hoa mùi thơm đặc biết, có giá rất đắt đỏ.
Giá trị giáo dục và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học về thú rất đƣợc quan tâm. Không chỉ với những
loài đang tồn tại mà cả những loài đã bị tuyệt chủng, nay chỉ cịn hóa thạch
cũng rất đƣợc chú ý. Các nghiên cứu chủ yếu về phân loại học, nguồn gốc tiến
hóa….
Một số lồi đƣợc con ngƣời sử dụng trong nghiên cứu y sinh học trong
phịng thí nghiệm nhƣ chuột bạch, khỉ mở ra hƣớng đi mới trong việc chăm
sóc sức khỏe cho con ngƣời. Nhân bản vơ tính lần đầu tiên đƣợc con ngƣời
thực hiện trên lồi cừu và đã thành công khi cho ra đời chú cừu Dolly vào
năm 1996, đây là một trong những thành tựu khoa học quan trọng của loài
ngƣời vào những năm cuối thế kỷ XX.
Nhiều dẫn chứng cho thấy đƣợc cho thấy rằng con ngƣời ngày xƣa đã
biết khai thác khả năng dự báo ở nhiều loài động vật. Trƣớc những thảm họa,
8


nhiều lồi động vật có linh cảm và có những biểu hiện lạ, trốn tránh khỏi khu
vực nguy hiểm. Chẳng hạn loài chồn biến mất khỏi nơi sinh sống trên đảo
Crete ngay trƣớc khi một trận động đất cực mạnh xảy ra, chính sự đặc biệt
này con ngƣời đã và đang nghiên cứu để ứng dụng các cách để dự báo tai họa
cho con ngƣời.

Các nghiên cứu về khả năng tự chữa bệnh của Thú nói riêng và động
vật nói chung cũng rất đƣợc quan tâm. Khả năng động vật tự chữa bệnh (gọi
là thuyết Zoopharmacognosy) đã đƣợc ghi nhận ở lồi vẹt đi dài ở Brazil,
voi ở Kenya, thậm chí chó và mèo ở Anh và Mỹ.
 Vai trị có hại của Thú
Ngồi nguồn lợi từ các lồi thú thì chúng cũng đem đến cho con ngƣời
khơng ít điều bất lợi.
Phá hoại mùa màng, cơng trình
Nhiều lồi gặm nhấm trở thành lồi phá hoại cho nơng nghiệp, lâm
nghiệp. Những đại dịch chuột tàn phá mùa màng gây tổn thất hàng chục triệu
đô la cho thế giới hàng năm. Hải ly, đƣợc biết đến là kỹ sƣ sinh thái, đã biến
các dòng suối thành ao tù bằng các đốn phá cây rừng xây dựng nhà và giữ
nƣớc. Những con đập này làm chậm dòng chảy và ảnh hƣởng đến nhiều loài
sinh vật khác. Hàng năm, loài này làm tổn thất hàng triệu đơ la do mất mùa,
thất thốt gỗ…
Lây nhiễm bệnh
Nguy cơ các bệnh lây truyền từ động vật sang ngƣời với động vật xảy
ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của con ngƣời với động vật, các
sản phẩm từ động vật hay môi trƣờng sống của chúng. Một số bệnh dịch có
nguồn gốc từ các lồi Thú hoang dã gây nên những tổn thất vơ cùng nặng nề.
Bệnh dịch hạch đã gây ra một đại dịch đƣợc gọi là “Cái chết đen” vào năm
1348, đã cƣớp đi sinh mạng của hơn một nửa dân số châu Âu, một phần cƣ dân Ấn
Độ và Trung Quốc. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn có tên gọi Yerinia pestis, và
bệnh chủ yếu lây truyền thông qua những con bọ chét cƣ ngụ trên chuột.
9


Năm 2012, một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở Trung
Đông và từng bƣớc trở thành đại dịch tồn cầu, hội chứng hơ hấp cấp Trung
Đơng (MERS) hiện lan truyền với tốc độ đáng sợ. Từ năm 2012, dịch MERS

đã có mặt tại 25 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, tính đến
ngày 7/6/2012, đã có 1.179 ngƣời nhiễm virus MERS, 442 ngƣời tử vong.
Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014.
WHO xác nhận gần 7.000 trƣờng hợp tử vong vì virus này. Sức tấn cơng mạnh
của đại dịch khiến 70% dân số Tây Phi nhiễm bệnh. Ebola bùng phát mạnh mẽ
nhất tại các vùng Guinea, Sierra Leone, Liberia. Hiện tại, ngƣời ta vẫn chƣa tìm
ra cách phòng ngừa Ebola. Sau 10 năm nằm yên và khu trú trong loài dơi, virus
Ebola biến đổi và bắt đầu lây truyền sang ngƣời bị dơi cắn.
Đại dịch SARS: Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe
acute respiratory syndrome). Cuối năm 2002 và giữa tháng 3 năm 2003,
SARS bắt nguồn từ loài dơi, truyền sang cầy, chồn và một số lồi động vật
hoang dã ở Hồng Kơng, sau đó bùng phát và lan ra 37 quốc gia làm 916 ngƣời
trong tổng số 8.422 trƣờng hợp bị tử vong. Những ca nhiễm nhiễm SARS là
những ngƣời bán thịt động vật hoang dã tại các khu chợ và ngƣời làm việc
cho các nhà hàng kinh doanh thịt động vật hoang dã.
Tại Châu Phi, cầy và chồn đƣợc biết đến nhƣ là con vật mang virus bệnh
dại, nhiều ngƣời đã nhiễm dại sau khi bị cầy, chồn châu Phi cắn ở các trang trại.
Bênh đậu mùa: Nguồn gốc bệnh từ lạc đà. Bệnh đã giết chết khoảng
400.000 ngƣời dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18.
Khoảng 20 – 60% số ngƣời nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ
em, bị tử vong. Hiện nay bệnh này đã đƣợc khống chế.
Bệnh Laima: Con ngƣời nhiễm khuẩn gây bệnh qua vật trung gian là
hƣơu và chuột. Các triệu chứng của bệnh giống nhƣ cúm nhƣng diễn ra ở thể
trầm trọng hơn và gây viêm khớp. Bệnh đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm
1970 tại thành phố Laima, Mỹ.

10


Bệnh nhũn não (bệnh bò điên). Nguồn gốc bệnh từ bò. Đã ghi nhận

những trƣờng hợp tử vong do ăn thịt của bò bị bệnh. Virus gây bệnh làm ảnh
hƣởng trực tiếp đến não.
Tấn công con người
Nhiều trƣờng hợp ghi nhận thú hoang dã tấn công con ngƣời, vật nuôi
gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Một trong những nguyên nhân quan trọng là
sinh cảnh sống của thú bị tác động, việc con ngƣời can thiệp sâu vào cuộc
sống của chúng dẫn đến mối quan hệ giữa con ngƣời và thú hoang dã ngày
càng có chiều hƣớng xấu đi. Những ghi nhận về thú tấn công ngƣời ở một số
lồi nhƣ voi, chó, gấu, lợn rừng….Ở một số khu vực gần rừng cịn có trƣờng
hợp chó sói, cáo, hổ, báo về khu dân cƣ bắt gia súc, gia cầm.
1.2. Tình hình nghiên cứu thú Việt Nam
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu Thú ở Việt Nam
Từ xa xƣa, ngƣời Việt đã biết khai thác và sử dụng các tài nguyên động
vật hoang dã trong đó có các lồi thú để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Dần dần,
qua quá trình sử dụng và tích lũy kinh nghiệm, nhiều lồi động vật hoang dã
đã đƣợc ngƣời dân sử dụng với mục đích chuyên biệt nhƣ: chữa bệnh, lấy
thực phẩm, thẩm mỹ. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam có thể chia thành 3
giai đoạn chính nhƣ sau:
Thời kỳ trước năm 1954 – lần đầu tiên nghiên cứu chính thức khu
hệ Thú Việt Nam
Qua các cơng trình của các bậc tiền nhân để lại, có thể thấy việc nghiên
cứu các lồi Thú Việt Nam bắt đầu từ khoảng thế kỷ 18. Một số cơng trình
của Lê Q Đơn (1724 – 1784) trong sách “Văn đài loại ngữ” và “Phủ biên
tập lục”; công trình “Đại Nam nhất thống chí” của nhà bác học triều Nguyễn
(1865 – 1882). Thời kỳ này nghiên cứu tập trung vào các loài thú nhƣ Voi, Tê
giác, Hổ, Báo, Gấu, Hƣơu, Nai… vì những giá trị về thẩm mỹ (sừng, vuốt, da)
và giá trị dƣợc liệu (mật gấu, nhung hƣơu) của chúng.

11



Vào những năm đầu thế kỷ 19, những nhà khoa học nƣớc ngoài, khách
du lịch quốc tế đã thu đƣợc những mẫu vật về thú lớn, thú nhỏ và gửi về bảo
tàng ở Paris (Pháp), London (Anh) để phân tích. Vào khoảng năm 1821 –
1822, George Pinlayson (ngƣời Anh) đã khảo sát về thú ở ba nƣớc Đông
Dƣơng và mô tả một số loài. Một số nhà khoa học khác cũng đã có những
cơng trình nhƣ: ME. Dustales (1874, 1893, 1898), R. Germain (1887), J.H.
Gurney (1889).
Những năm cuối thế kỷ XIX, có nhiều đồn nghiên cứu động vật đã
đƣợc tổ chức. Năm 1879 - 1898, đoàn nghiên cứu lịch sử tự nhiên của Đông
Dƣơng của Pavie tiến hành hoạt động ở nƣớc ta và chủ yếu ở khu vực Nam
Bộ. Những tiêu bản thú đã đƣợc De Pousargues phân tích và kết quả đƣợc
công bố trong bộ sách của Pavie xuất bản năm 1904. Cũng trong thời gian
này, nhà khoa học Boutan dẫn đầu đồn khoa học thƣờng trú Đơng Dƣơng
nghiên cứu ở miền Bắc. Tiêu bản thú đƣợc gửi về Pháp và đƣợc Ménégaux
phân tích và cơng bố trong tạp chí Bull. Mus, Hist. Nat (Ménégaux, 1905).
Năm 1887, Brousmiches đã cơng bố tài liệu “Nhìn chung về lịch sử tự
nhiên Bắc Bộ”; năm 1894, Heude cơng bố lồi Sơn dƣơng (Capricornis
maritimus); năm 1898, De Pousargues cơng bố lồi Voọc đen
(Trachypithecus francoisi) phân bố ở biên giới Bắc và Trung Bộ.
Từ 1923 đến 1938, có đồn của J. Delacour đến nghiên cứu và thu đƣợc
khá nhiều mẫu ở cả ba miền. Herbert Steventsi (ngƣời Mỹ) tiến hành sƣu tầm
thú ở Bắc Bộ từ 1923 – 1924. Tiếp theo, có đồn nghiên cứu của Kelley –
Roosevelt từ 1928 – 1929 ở Quảng Trị, Huế, Lào Cai.
Năm 1932, H. Osgood đã tổng hợp tất cả những tài liệu về thú đã thu
thập đƣợc bởi đoan của J. Delacour và Kelley – Roosevelt và Herbert
Steventsi và đã ghi nhận 172 loài và phân lồi thú. Đây là cơng trình có ý
nghĩa khoa học rất lớn.
Ngồi ra, cịn có một số đồn nghiên cứu chuyên khảo về linh trƣởng
nhƣ Trouesscut.L.L (1911), Dolman (1912), E.Blane (1932), Delacont (1934).

12


Năm 1942, R. Bourret đã cho xuất bản một công trình về vƣợn ở Đơng
Dƣơng.
Từ năm 1945 – 1954, cơng tác nghiên cứu bị gián đoạn do chiến tranh.
Thời kỳ 1954 – 1975: Bắc – Nam đôi ngả, nghiên cứu vẫn được mở rộng
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc năm 1954, hịa
bình ở miền Bắc đƣợc thiết lập. Thời gian này, nƣớc ta tập trung phục hồi và
phát triển kinh tế nên các nguồn tài nguyên đƣợc điều tra, trong đó có tài
nguyên sinh vật. Từ đó, hoạt động điều tra và nghiên cứu về động vật hoang
dã nói chung và các lồi thú nói riêng đã đƣợc tiến hành, và hoàn toàn do cán
bộ Việt Nam đảm nhận.
Để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, khoa sinh vật,
trƣờng đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trƣờng đại học Quốc Gia Hà Nội) đã
có những cuộc điều tra từ năm 1955 – 1960. Dần dần, đội ngũ cán bộ ngày
càng đông và nghiên cứu đƣợc mở rộng. Trong giai đoạn 1960 – 1975, công
tác nghiên cứu thú ở miền Bắc do: Ban Sinh vật địa học - ủy ban Khoa học và
Kỹ thuật Nhà nƣớc phối hợp cùng với trƣờng đại học Tổng Hợp Hà Nội và
Tổng cục Lâm Nghiệp (nay là bộ NN&PTNT) đảm nhận.
Những cơng trình của Đào Văn Tiến từ năm 1960 – 1973 đã đƣợc cơng
bố trên tạp chí Sinh vật – Địa học, tạp chí Hoạt động khoa học….của Ủy ban
Khoa học Nhà nƣớc và một số tạp chí ở nƣớc ngồi nhƣ: tạp chí Zoologia của
Liên Xơ cũ. Trong giai đoạn này, các nhà khoa học Đặng Huy Huỳnh, Cao
Văn Sung, Lê Vũ Khôi đã lần đầu tiên bảo vệ thành công luận án Phó Tiến Sĩ
Sinh học tại Viện hàn lâm Khoa học Liên Xơ với cơng trình nghiên cứu về
thú Việt Nam.
Từ năm 1962 – 1966, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc đã thành lập
tổ chức một đoàn nghiên cứu liên hợp động vật – ký sinh trùng do nhiều cơ
quan phối hợp thực hiện đã tiến hành khảo sát trên 12 tỉnh miền Bắc Việt

Nam, trong đó có nhóm nghiên cứu về thú. Kết quả khảo sát đƣợc giáo sƣ
13


Đào Văn Tiến tổng kết và công bố nắm 1981 “Kết quả điều tra cơ bản động
vật miền Bắc Việt Nam”, về thú rừng, các nhà khoa học Đặng Huy Huỳnh,
Phạm Trọng Ảnh và Cao Văn Sung đã mô tả 85 lồi thú hoang dã trong đó có
nhiều lồi q hiếm.
Năm 1973, Lê Hiền Hào và cộng sự đã cho ra mắt cuốn sách “Thú kinh
tế miền Bắc Việt Nam, tập 1”. Nhiều lồi đƣợc mơ tả khá chi tiết, về hình thái,
sinh thái, phân bố, tập tính hoạt động và ý nghĩa kinh tế của chúng. Đây là
nguồn tài liệu có ý nghĩa khoa học rất lớn, giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn
tổng qt nhất về thú miền Bắc, hiểu đƣợc giá trị kinh tế và thực tiễn, bƣớc
đầu là cơ sở để nhận biết các loài thú.
Trong gần nửa thập kỷ đầu tiên của thập niên 70, mặc dù có chiến tranh
ác liệt ở miền Bắc và miền Nam nhƣng đoàn nghiên cứu động vật của Viện
Khoa học tự nhiên - thuộc Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc vẫn tiến hành
các cuộc khảo sát nguồn tài nguyên động vật ở các tỉnh. Có lƣu ý về giá trị
của một số loài quý hiếm nhƣ Hƣơu sao (Cervus nippon) và Voọc Hà Tĩnh
(Trachypithecus fancoisi hatinhensis) là phân loài mới, đặc hữu của Việt Nam
do giáo sƣ Đào Văn Tiến xác định.
Tình hình nghiên cứu ở miền Nam bị ảnh hƣởng nhiều bởi chiến tranh
nên chƣa có nhiều cơng trình đƣợc cơng bố. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ
trƣớc, giáo sƣ Vƣơng Đình Sâm, cơng tác tại trƣờng Nơng – Lâm – Súc Sài
Gịn, đã soạn thảo giáo trình để dạy sinh viên trong trƣờng. Trong giáo trình
có phần “Thú lạp” đƣợc ơng mơ tả nhiều loài thuộc bộ dơi, bộ khỉ hầu, bộ thú
ăn thịt, thú móng guốc. Khơng những vậy, ơng cịn mơ tả sinh thái, sinh học
của một số lồi thƣờng gặp phía Nam. Tuy chỉ là tài liệu giảng dạy nhƣng nó
cũng góp phần xây dựng thêm thơng tin về danh lục thú ở Việt Nam.
Cũng trong khoảng thời gian này, nhằm đảm bảo an tồn cho qn

nhân Mỹ đóng quân tại miền Nam Việt Nam, các nhà khoa học nƣớc ngoài đã
tiến hành nghiên cứu các loài thú thuộc bộ gặm nhấm bởi chúng có liên quan
đến vấn đề dịch tễ. Nhiều cơng trình về Thú rừng đã đƣợc công bố nhƣ: Van
14


Peenen et al.,(1967, 1970, 1971), Duncan et al (1970, 1971). Van Peemen et
al., 1969 đã nghiên cứu khu hệ Thú từ Quảng Trị trở vào Nam, ông công bố
danh lục của 151 loài thú với 41 loài thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), 40 loài
dơi (Chiroptera), 12 loài khỉ hầu (Primate), 14 lồi Thú móng guốc chẵn
(Artidactyla), 2 lồi Thú guốc ngón lẻ (Perissodactyla) là Tê giác hai sừng
(Dicerorhinuss sumatrensis) phân bố ở Cam Ranh (Long Khánh) và Tê giác
một sừng (Rhinoceros sondaicus) có ở Biên Hịa, Đắc Lắc và Tun Đức.
Cơng trình này có ý nghĩa rất to lớn về phân loại học và phân bố địa lý giúp
các nhà khoa học hiểu thêm về khu hệ Tthú miền Nam Việt Nam.
Thời kỳ 1975 – nay: Việt Nam độc lập tự do, các nghiên cứu chưa
bao giờ thuận lợi như thế
Đây là thời kỳ hịa bình trên khắp đất nƣớc. Cả nƣớc đang cùng nhau
xây dựng kinh tế sau một thời gian dài chìm trong khói đạn chiến tranh. Việc
điều tra, nghiên cứu động vật hoang dã đã có nhiều thuận lợi. Một số chƣơng
trình nghiên cứu đã đƣợc triển khai nhƣ: Điều tra tổng hợp Tây Nguyên I và
II; chƣơng trình cấp nhà nƣớc mang mã số 52D về bảo vệ tài nguyên và môi
trƣờng do bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chủ trì; chƣơng trình
nghiên cứu điều tra động vật vùng đồng bằng Sông Cửu Long và các tình
miền Đơng Nam Bộ do Viện khoa học Việt Nam chủ trì….Kết hợp với các
chƣơng trình hợp tác nghiên cứu với các tổ chức Quốc tế nhƣ: Viện Hàn lâm
Khoa học Liên Xô, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Ba Lan, Hunggari,
Canada, Hàn Quốc và các tổ chức phi chính phủ IUCN, FFI, WWF, Birdlife,
Frontier. Danh lục, phân loại học, đặc điểm sinh thái, tình trạng quần thể,
vùng phân bố của các loài thú ngày càng đƣợc hồn thiện.

Các cơng trình cơng bố trong thời gian này có nhiều cơng trình đƣợc
đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc. Khu vực Tây Nguyên đƣợc
nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhƣ: Đặng Huy Huỳnh et al (1979 – 1980) về
Thú ở Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên,

15


Cao Văn Sung (1982) về khu hệ Thú tỉnh Lâm Đồng…. đã xác định 104 loài
thú tại Tây Nguyên.
Năm 1985, Đào Văn Tiến công bố sách chuyên khảo với nhan đề “Khảo
sát thú ở miền Bắc Việt Nam”. Tác giả đã tập hợp kết quả từ các đợt điều tra
thực địa ở 12 tỉnh miền Bắc trong thời kỳ 1955 – 1985 và cơng bố 129 lồi và
phân lồi thú, trong đó có 8 lồi mới và 10 lồi lần đầu tiên đƣợc tìm thấy ở
miền Bắc. Đây là cơng trình khoa học về Thú hồn chỉnh nhất từ trƣớc đến ở
Việt Nam, thể hiện cả địa sinh học thú, mơ tả đặc điểm lồi, vùng phân bố,
sinh thái, có giá trị kế thừa và tham khảo. Tiếp theo là cơng trình của Cao Văn
Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính về thú gặm nhấm Việt Nam, cho thấy có
64 lồi thú gặm nhấm, thuộc 23 giống, 7 họ và mô tả 5 loài mới Rattus
cremoriventer quangninhensis, Bandicota savilei giaraiensis, Rattus sabanus
reductus, Sundasciurus hippurus ornatus, Mus pahari mocchanensis; và 7
phân loài lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Lê Vũ Khôi, Vũ Quốc
Trung, Nguyễn Văn Biền (1979) đã nghiên cứu sâu về lồi chuột và các biện
pháp phịng trừ nhằm phục vụ cho việc bảo vệ mùa màng, nông nghiệp và
dịch tễ nƣớc nhà. Đặng Huy Huỳnh (1986) đã cho ra đời sách chun khảo về
lồi thú móng guốc (Ungulata) ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả 19 loài, thuộc 7
họ, 2 bộ.
Năm 1994, đƣợc sự hỗ trợ của chƣơng trình khoa học cơ bản cấp Nhà
nƣớc, đóng góp của nhiều chun gia nƣớc ngồi và một số các viện, bảo tàng
lịch sử ở Liên Xô, Mỹ, Hunggari, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến và các

cộng sự đã tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, cơng trình và hồn thành “Danh lục
thú (Mammalia) ở Việt Nam” ghi nhận 223 loài thú trên cạn. Danh lục thú này
tƣơng đối hoàn chỉnh, có giá trị khoa học thực tiễn rất cao.
Trong những năm 90 của thế kỷ trƣớc, tại khu vực Trung Bộ của nƣớc
ta, 5 loài thú lớn đã đƣợc tìm thấy và mơ tả nhƣ: Mang lớn (Muntiacus
vuquangensis), Mang Trƣờng Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân
xám (Pygathrix cinereus) và Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) (Vu V.D. et al.,
16


1993; Nadler et al., 1997; Groves & Schaller, 1998; Pham M.G. et al., 1998;
Surridge et al., 1999); đặc biệt là loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) đƣợc
phát hiện vào năm 1992.
Năm 1997, Trọng Ảnh và Rosnov, Sokolov V.E cơng bố lồi cầy giông
mới cho khoa học (Viverra taynguyenensis) đƣợc phát hiện tại Tây Ngun.
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian này: Lê Xuân
Cảnh,Vũ Ngọc Thành, Darkwook (1999) về khu hệ thú của KBTTN Ea sô, Ea
ka, VQG Yok Đôn, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk); Lê Xuân Cảnh, Phạm Nhật,
et al (1997) về khu hệ thú VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); Hà
Đình Đức, Radoslaw R, Cox.R (1970) Report of a preliminary Survey of
Primates in North V.N (July - October 1989 WWF); Phạm Nhật, Nguyễn
Xuân Đặng, Gert Polet (2001) với Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú
ở VQG Cát Tiên; Phạm Nhật (2002) , Mơ tả một số lồi thú linh trƣởng Việt
Nam, tác giả đã mơ tả 25 lồi và phân lồi thú linh trƣởng rất chi tiết và có giá
trị khoa học.
Cụm cơng trình “Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam,
Sách đỏ và Danh lục đỏ Việt Nam” là một thành tựu khoa học đặc biệt xuất
sắc trong hoạt động điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên sinh vật,
bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên nƣớc ta trong giai đoạn vừa qua.
Cụm công trình này do Viện Sinh Thái Tài nguyên và Sinh vật chủ trì thực

hiện vừa vinh dự đƣợc trao Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Khoa học cơng nghệ
năm 2010. Năm 2008, Đặng Huy Huỳnh et al, đã công bố cơng trình “ Động
vật chí Việt Nam – Lớp thú, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2008. Đây là
công trình đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay về thú của Việt Nam. Đây là những
cơng trình mang tầm quốc gia và quốc tế và là kết quả của hoạt động điều tra,
khảo sát, nghiên cứu tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học ở nƣớc ta trong
suốt một quá trình lâu dài từ đầu thế kỷ tới nay. Cụm cơng trình đƣợc thực
hiện với sự tham gia, đóng góp của nhiều thế hệ các nhà khoa học thuộc các
Viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc. Sơ bộ đã có tới 57
17


×