BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ
"Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin
nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và
sử dụng hợp lý nguồn đa dạng sinh học
một số đối tượng động vật nuôi và động
vật hoang dã tại Việt Nam"
8163
Hà Nội, Tháng 5/2010
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
-------------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin
nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và
sử dụng hợp lý nguồn đa dạng sinh học
một số đối tượng động vật nuôi và động
vật hoang dã tại Việt Nam
Ths. Trần Thu Lan (Chủ nhiệm nhiệm vụ)
Ths. Đào Mạnh Thắng
TS. Lê Xuân Định
CN. Lại Hằng Phương
Ths. Trần Quang Ninh
Ths. Cao Minh Kiểm
CN. Nguyễn Lê Toàn
KS. Nguyễn Thắng
Hà Nội, Tháng 5/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................... 1
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 5
PHẦN 1. GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN.............. 6
I. Xuất xứ của nhiệm vụ.................................................................................. 6
II. Nội dung chủ yếu của Nhiệm vụ................................................................ 7
2.1. Mục tiêu của Nhiệm vụ........................................................................ 7
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 7
2.3. Sản phẩm của nhiệm vụ: ...................................................................... 8
2.4. Thời gian và kinh phí thực hiện ........................................................... 8
2.5. Đối tác nước ngoài ............................................................................... 9
III. Một số thay đổi về nội dung trong quá trình thực hiện ............................ 9
3.1. Năm 2004............................................................................................. 9
3.2. Năm 2005............................................................................................. 9
3.3. Năm 2006........................................................................................... 10
PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ............................................. 11
I. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM.............................................................. 11
1.1. Tiềm năng và nguy cơ mất ĐDSH động vật hoang dã của VN......... 11
1.1.1 Sự phong phú về các lồi thú....................................................... 12
1.1.2 Tình trạng của các loài................................................................. 13
1.1.3. Những loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam ........................ 14
1.1.4. Những nguyên nhân gây mất nguồn gen động vật hoang dã...... 16
1.2. Tiềm năng và nguy cơ mất ĐDSH động vật nuôi của Việt Nam ...... 22
1.2.1. Sự đa dạng và vị trí của nguồn gen vật nuôi Việt Nam.............. 23
1.2.2. Nguy cơ mất ĐDSH động vật nuôi Việt Nam ............................ 24
1.2.3. Nội dung và phương pháp chính trong nghiên cứu và bảo tồn vật
nuôi ở Việt Nam .............................................................................................. 27
1.3. Vấn đề văn bản pháp lý về bảo vệ ĐDSH động vật nuôi, động vật
hoang dã .............................................................................................................. 29
1.3.1. Các công ước quốc tế mà Việt nam là thành viên ...................... 30
1.3.2. Các Luật và Pháp lệnh do Quốc hội thông qua .......................... 31
Báo cáo tổng kết Biodiva
1
1.3.3. Các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành........................... 32
1.3.4. Các văn bản cấp bộ, ngành, thông tư liên bộ, UBND tỉnh ban
hành ................................................................................................................. 33
1.4. Kiến nghị............................................................................................ 34
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ..................................... 35
2.1. Tình hình nhận thức về ĐDSH .......................................................... 35
2.1.1. Thời kỳ trước 1990 ..................................................................... 37
2.1.2. Từ 1990 ....................................................................................... 38
2.1.3. Hạn chế về nhận thức về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam ................ 41
2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ ĐDSH
động vật nuôi và động vật hoang dã.................................................................... 42
2.2.1. Thách thức và thuận lợi trong nâng cao nhận thức cộng đồng về
ĐDSH .............................................................................................................. 42
2.2.2. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn
ĐDSH .............................................................................................................. 43
III. XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG
VẬT NUÔI VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM................................... 50
3.1. Nghiên cứu xây dựng Thư viện điện tử các tài liệu về ĐDSH động vật
nuôi và động vật hoang dã ở Việt Nam............................................................... 50
3.1.1. Nghiên cứu xây dựng CSDL thư mục ........................................ 50
3.1.2. Nghiên cứu đưa CSDL lên Web ................................................. 56
3.1.3. Kết quả xây dựng CSDL thư mục............................................... 63
3.2. Xây dựng CSDL ảnh.......................................................................... 63
3.2.1. Lựa chọn phần mềm CSDL ảnh.................................................. 63
3.2.2. Cấu hình CSDL ảnh .................................................................... 64
3.2.3. Nhập siêu dữ liệu cho CSDL ...................................................... 66
3.2.4. Khả năng tìm kiếm của CSDL .................................................... 67
3.2.5. Kết quả xây dựng CSDL ảnh ...................................................... 69
IV. XÂY DỰNG WEBSITE VỀ ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ (WEBSITE BIODIVA)..................................................................... 70
4.1. Tìm hiểu một số Website liên quan đến đa dạng sinh học động vật
nuôi và động vật hoang dã .................................................................................. 70
Báo cáo tổng kết Biodiva
2
4.2 Xây dựng Website “Đánh giá và phát huy tiềm năng ĐDSH động vật
nuôi và động vật hoang dã của Việt Nam” (BIODIVA)..................................... 79
4.2.1. Chuyên mục của Website............................................................ 80
4.2.2. Kỹ thuật (phần mềm) .................................................................. 82
V. TỔ CHỨC TRIỂN LÃM “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐANG
DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÙNG
NÚI” ........................................................................................................................ 82
5.1 Xây dựng nội dung triển lãm .............................................................. 82
5.2. Các cuộc triển lãm.............................................................................. 84
5.2.1. Triển lãm tại trường Phổ thông Trung học Nội trú tỉnh Hà Giang,
thị xã Hà giang, ngày 14-15/05/2007.............................................................. 84
5.2.2. Triển lãm tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang, ngày 17-18/05/2007................................................................ 84
5.2.3. Triển lãm tại Vườn thú Hà Nội, ngày 01-03/6/2007 .................. 84
5.2.4. Triển lãm tại Bảo tàng Tỉnh Hà Giang, 13/6 – 13/7/2007.......... 85
5.3. Đánh giá về kết quả của triển lãm...................................................... 85
VI. PHIM VIDEO VÀ TÀI LIỆU KHÁC PHỤC VỤ TRUYỀN THÔNG . 85
6.1. Phim video "Bảo tồn và phát huy ĐDSH động vật nuôi và động vật
hoang dã ở Việt Nam" ......................................................................................... 86
6.1.1. Yêu cầu đối với phim.................................................................. 86
6.1.2. Kịch bản phim............................................................................. 86
6.1.3. Sảm phẩm phim "Bảo tồn và phát huy ĐDSH động vật nuôi và
động vật hoang dã ở Việt Nam" ...................................................................... 89
6.2. Phim ngắn “Bản làng em tham gia dự án”......................................... 89
6.3. Tài liệu khác phục vụ truyền thơng ................................................... 90
VII. HỢP TÁC QUỐC TẾ............................................................................ 90
7.1 Đồn ra................................................................................................ 90
7.2. Hợp tác trong triển khai Hợp phần 3 của Dự án BIODIVA.............. 91
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 91
8.1. Kết luận .............................................................................................. 91
8.2. Kiến nghị............................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 95
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 97
Báo cáo tổng kết Biodiva
3
Phụ lục 1. Danh mục các văn bản nhà nước liên quan đến khu bảo vệ và
vườn quốc gia (đến tháng 2/2002). ......................................................................... 97
Phụ lục 2. Nội dung các lệnh trong Form tìm tin ....................................... 103
Phụ lục 3. Nội dung pano triển lãm ............................................................ 107
Phụ lục 4. Lịch truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học ............................... 115
Phụ lục 5. Áp phích truyền thơng bảo vệ đa dạng sinh học ....................... 116
Phụ lục 6. Danh sách gửi biếu đĩa phim BIODIVA ................................... 117
Phụ lục 7. Danh sách gửi biếu lịch và áp phích .......................................... 118
Báo cáo tổng kết Biodiva
4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BIODIVA
Dự án “Đánh giá và phát huy tiềm năng đa dạng sinh học động vật
nuôi và động vật hoang dã của Việt Nam"
CDROM
Compact disk Read Only Memory
CDS/ISIS
Computerized Documentation
Information System
CIRAD
Centre de cooperation internationale en recherche agronomique
pour le développement (Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu
nông nghiệp vì sự phát triển, CH Pháp)
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ĐDSH
Đa dạng sinh học
FAO
Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên
hợp quốc)
GSDL
Greenstone Digital Library
HTQT
Hợp tác quốc tế
KH&CN
Khoa học và công nghệ
NĐT
Nghị định thư
PNUE
Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc (Programme des Nations
Unies pour l’ Environnement) (tiếng Pháp)
UNEP
Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc (United Nations
Environment Programme) (tiếng Anh)
WWF
Quỹ thế giới bảo vệ thiên nhiên (World Wild Foundation)
IUCN
Liên đoàn bản tồn thiên nhiên quốc tế (International union for
concervation of nature) (tiếng Anh)
UICN
Liên đoàn bản tồn thiên nhiên quốc tế (Union internationale pour
la Conservation de la nature) (tiếng Pháp)
Báo cáo tổng kết Biodiva
System/Integrated
Set
of
5
PHẦN 1
GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. Xuất xứ của nhiệm vụ
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế (HTQT) theo Nghị định thư (NĐT) "Nghiên cứu
xây dựng hệ thống thông tin nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng hợp
lý nguồn đa dạng sinh học một số đối tượng động vật nuôi và động vật hoang dã
tại Việt Nam" được xây dựng trên cơ sở kết quả hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và
Cộng hoà Pháp được thông qua tại cuộc họp lần thứ 11 của Uỷ ban hỗn hợp Việt
Pháp về hợp tác văn hoá, khoa học và Kỹ thuật tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2000. Nội
dung thoả thuận chính là Pháp sẽ phối hợp và thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Đánh
giá và phát huy tiềm năng đa dạng sinh học động vật nuôi và động vật hoang dã của
Việt Nam" (gọi tắt là Dự án BIODIVA). Thoả thuận chính thức giữa Việt Nam và
Pháp được thể hiện thơng qua ký kết chính thức giữa Bộ Khoa học và Công nghệ
Việt Nam và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ngày 14/5/2003.
Trên cơ sở những ký kết như vậy, tháng 10 năm 2004, đã diễn ra việc ký kết
các thoả thuận cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng năm giữa Bộ phận Hợp tác và Hoạt
động Văn hoá (SCAC) sứ quán Pháp và các đối tác.
Để triển khai được các cam kết hợp tác đã ký kết giữa Bộ Khoa học và Công
nghệ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 4/8/2003, tại Quyết định số 1296/QĐBKHCN, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt nhiệm vụ HTQT theo
NĐT "Thông tin, nâng cao nhận thức và tuyên truyền về sự phong phú của đa dạng
sinh học ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến bảo tồn và sử dụng hợp lý", giao
Trung tâm Thông tin – Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia) chủ trì, phối hợp với các đối tác Trung tâm hợp tác quốc tế về
nghiên cứu nơng nghiệp vì sự phát triển (CIRAD), CH Pháp, triển khai thực hiện.
Để đảm bảo sự phù hợp của mục tiêu với nội dung nhiệm vụ HTQT theo NĐT,
ngày 24/9/2003, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Hội đồng
KH&CN cấp Nhà nước xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo
NĐT năm 2004 để tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét thuyết minh nhiệm vụ
"Thông tin, nâng cao nhận thức và tuyên truyền về sự phong phú của đa dạng sinh
học ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến bảo tồn và sử dụng hợp lý".
Trên cơ sở Biên bản của Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước họp ngày
29/9/2003, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2457/QĐ-BKHCN
ngày 11/12/2003 về việc phê duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT năm
2004, trong đó có nhiệm vụ "Thơng tin, nâng cao nhận thức và tuyên truyền về sự
phong phú của đa dạng sinh học ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến bảo tồn và
sử dụng hợp lý".
Báo cáo tổng kết Biodiva
6
Căn cứ Quyết định số Quyết định số 2457/QĐ-BKHCN ngày 11/12/2003 của
Bộ trưởng Bộ KH&CN, ngày 4/10/2004, Bộ KH&CN đã ký hợp đồng 06/2004/HĐĐTNĐT về thực hiện nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT năm 2004 giữa Bộ
KH&CN và Trung tâm Thơng tin KH&CN Quốc gia với nội dung chính nêu trong
Quyết định: "xây dựng thư viện điện tử về ĐDSH động vật nuôi ở Việt Nam trên
CDROM và trên Web, Hội thảo/triển lãm về bảo vệ ĐDSH; phim video về ĐDSH gia
súc tại Việt Nam".
II. Nội dung chủ yếu của Nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu của Nhiệm vụ
Nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT "Thông tin, nâng cao nhận thức và
tuyên truyền về sự phong phú của ĐDSH ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến
bảo tồn và sử dụng hợp lý" có mục tiêu chính sau:
- Tăng cường thông tin phục vụ công tác giáo dục, truyền thông để nâng cao
nhận thức về ĐDSH động vật nuôi và động vật hoang dã cho các nhà quản lý, các nhà
ra quyết định ở tất cả các cấp, các nhà khoa học và quần chúng nhân dân ở địa
phương;
- Tăng cường trao đổi thông tin trong nước, trong khu vực và quốc tế về ĐDSH
động vật nuôi và động vật hoang dã;
- Tạo lập một số nguồn thông tin quốc gia về ĐDSH động vật nuôi và động vật
hoang dã, cung cấp các thông tin về đa đạng di truyền và bảo vệ các nguồn tài
nguyên di truyền động vật nuôi và động vật hoang dã
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu ban đầu được duyệt là:
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng thư viện điện tử (bao gồm CSDL, các liên kết
với các trang chủ trong nước và nước ngồi có liên quan, các tư liệu điện tử,...) về
ĐDSH một số đối tượng động vật nuôi và động vật hoang dã ở Việt Nam, phong phú,
sinh động, cập nhật thường xuyên trên Web và trên CDROM. Đóng góp thơng tin
cho FAO về ĐDSH động vật ni và động vật hoang dã ở Việt Nam;
- Tổ chức nghiên cứu thiết kế và tạo ra một số tài liệu tuyên truyền ĐDSH một
số đối tượng động vật nuôi và động vật hoang dã (tờ rời, lịch, trang áp phíc);
- Nghiên cứu xây dựng nội dung và hình thức triển lãm di động về ĐDSH một
số đối tượng động vật nuôi và động vật hoang dã tại một số khu vực có vấn đề
ĐDSH;
- Thiết kế và xây dựng kịch bản cho một cuốn phim video về ĐDSH một số đối
tượng động vật nuôi ở Việt Nam.
Báo cáo tổng kết Biodiva
7
2.3. Sản phẩm của nhiệm vụ:
Theo Hợp đồng nghiên cứu ký kết giữa Bộ KH&CN và chủ nhiệm nhiệm vụ,
Nhiệm vụ phải có các tài liệu và sản phẩm sau:
a). Các báo cáo
STT Tên sản phẩm
1
Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề về hiện trạng thông
tin, văn bản pháp lý, kinh nghiệm và tiềm năng về
ĐDSH động vật nuôi và động vật hoang dã ở Việt Nam
và nước ngoài
2
Tài liệu hướng dẫn nhập tin và tra cứu tin về ĐDSH
trên CDROM và trên Website
3
Kịch bản phim về ĐDSH
4
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
Số lượng
06
01
1
1
b). Sản phẩm khoa học
STT Tên sản phẩm
1
Thư viện điện tử, Website về ĐDSH động vật nuôi
và động vật hoang dã ở Việt Nam
2
Hội thảo/triển lãm về ĐDSH
3
Phim video về ĐDSH động vật nuôi và động vật
hoang dã ở Việt Nam (Kinh phí làm phim là của
Pháp, Việt Nam chỉ nhân bản và bao gói gửi các địa
phương)
4
Lịch về ĐDSH
5
Tờ gấp tuyên truyền về ĐDSH động vật nuôi và
động vật hoang dã ở Việt Nam
Số lượng
01
03
01
2.4. Thời gian và kinh phí thực hiện
Thời gian thực hiện nhiệm vụ theo đề cương là 36 tháng, từ tháng 1/2004 đến
12/2006.
Kinh phí được duyệt ban đầu là: 600 triệu đồng (sáu trăm triệu đồng). Phân
bổ kinh phí theo thời gian như sau:
STT
Năm
Kinh phí
1
Năm 2004
350 triệu
2
Năm 2005
150 triệu
3.
Năm 2006
100 triệu
Báo cáo tổng kết Biodiva
8
Tổng cộng
600 triệu
2.5. Đối tác nước ngoài
Đối tác chủ yếu ở Pháp là:
Centre de cooperation internationale en recherche agronomique pour le
développement (Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nơng nghiệp vì sự
phát triển)
Địa chỉ: De baillarguet BP 5035, 34032 Montperllier. Cedex 1, France
Tel: 33 (04) 467593712
Fax: 33 (04) 467593798
III. Một số thay đổi về nội dung trong quá trình thực hiện
3.1. Năm 2004
Do đây là một nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư nên cần thiết
phải có sự tham gia của đối tác nước ngồi. Mặc dù Sứ quán Pháp và Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ký kết thoả thuận về dự án từ tháng 5/2003 nhưng đến tháng 10/2004,
Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Đánh giá và phát huy tiềm năng ĐDSH động vật nuôi và động
vật hoang dã của Việt Nam" (BIODIVA) do Pháp tài trợ mới bắt đầu được triển khai
(chậm so với kế hoạch chung là 18 tháng). Hơn nữa, trong năm này, Bộ phận Hợp tác
và Hoạt động Văn hoá (SCAC), Sứ quán Pháp mới bắt đầu ký văn bản hợp tác kỹ
thuật với Viện Chăn nuôi (hợp phần 1). Hợp phần 3 của dự án (Hợp phần thông tin)
chưa được phía Pháp triển khai, phải lùi lại vào thời gian sau. Vì thế nhiều nội dung
của Nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT "Thông tin, nâng cao nhận thức và tuyên
truyền về sự phong phú của ĐDSH ở Việt Nam và các vấn đề liên quan đến bảo tồn
và sử dụng hợp lý" không thể triển khai được trong năm 2004.
Vì lý do đó, Trung tâm Thơng tin Khoa học và Cơng nghệ Quốc gia đã có cơng
văn số 375/TTKHCN ngày 28/10/2004 xin chuyển một phần kinh phí của năm 2004
là 212 triệu đồng sang thực hiện năm 2006. Đề nghị này đã được Bộ Tài chính chấp
nhận.
3.2. Năm 2005
Đến tháng 9/2005, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã
nhiều lần liên hệ nhưng không thấy đối tác Pháp liên hệ về việc triển khai cơng việc.
Để có thể thúc đẩy cơng việc và tìm hiều đối tác, tìm hiểu ngun nhân, Trung tâm
Thơng tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã làm công văn xin chuyển đổi nội
dung công việc tổ chức hội thảo chuyên đề, mua tài liệu, đón tiếp chuyên gia với tổng
kinh phí là 110 triệu sang tổ chức 01 đoàn đi khảo sát tại Cộng hoà Pháp để trực tiếp
gặp và trao đổi, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ với đối tác. Nhiệm vụ này đã
Báo cáo tổng kết Biodiva
9
được Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý tại cơng văn số 2477/BKHCN-KHCNN
ngày 21/9/2005 và đồn cơng tác đã được thực hiện trong tháng 10 năm 2005.
3.3. Năm 2006
Do thực tế là dự án BIODIVA được đối tác Pháp bắt đầu triển khai từ năm
2005, không thể kết thúc được trong năm 2006 nên đối tác Pháp đã có công văn đề
nghị kéo dài việc thực hiện nhiệm vụ đến hết tháng 12/2007 và sau đó là đến tháng 2
năm 2008. Trung tâm Thơng tin KH&CN Quốc gia có công văn xin gia hạn thời gian
thực hiện đến hết tháng 12/2007 và xin kéo dài thời gian chuẩn bị Báo cáo đến hết
tháng 12/2008.
Báo cáo tổng kết Biodiva
10
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
I. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM
ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [1a].
Theo Công ước ĐDSH, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological
diversity) được hiểu là Từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa "ĐDSH là sự biến
động của những hình thức sống trong một hệ sinh thái, vùng sinh thái nhất định hoặc
ở cả trái đất [2a]. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio de Janeiro đã
định nghĩa ĐDSH là "sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm:
các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như
các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần; thuật ngữ này bao hàm sự
khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái" [2a].
Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan
trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc
theo mùa của lồi hoang dã, cảnh quan mơi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền [1a]. Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhằm có có sở khoa học cho các hoạt động cụ thể, nhiệm vụ đã tìm hiểu những
vấn đề cơ bảo về ĐDSH động vật nuôi và động vật hoang dã ở Việt Nam.
1.1. Tiềm năng và nguy cơ mất ĐDSH động vật hoang dã của Việt Nam
ĐDSH và tài ngun di truyền có vai trị khơng gì thay thế được để duy trì phát
triển nơng nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thức và bảo vệ môi trường. Việt
Nam là một trong những quốc gia có đa dạng tài nguyên thiên nhiên sinh vật cao vào
bậc nhất thế giới. Theo số liệu của Kế hoạch Hành động về ĐDSH, ước tính ở Việt
Nam có 276 lồi động vật có vú, 826 lồi chim, 180 lồi bị sát, 80 lồi lưỡng cư,
2.470 lồi cá và hơn 12.000 loài cây (Bảng 1) [3a, 4a]. Trong các vùng hiểm trở của
dãy Trường Sơn, có nhiều lồi động vật có vú lớn như Sao la, Hoẵng lớn, Tê giác
Java, Bị xám, v.v...
Bảng 1. Số lượng các lồi ở Việt Nam
Nhóm
Số lồi ở Việt Nam
(SV)
Số lồi trên thế giới
(SW)
Tỷ lệ số lồi so với
thế giới (SV/SW) (%)
Thú
276
4.000
6,8
Chim
800
9.040
8,8
Bị sát
180
6.300
2,9
Báo cáo tổng kết Biodiva
11
Lưỡng cư
80
4.184
2,0
Cá
2.470
19.000
3,0
Thực vật
7.000
220.000
3,2
(Nguồn: Kế hoạch quốc gia về bảo tồn ĐDSH.
/>
1.1.1 Sự phong phú về các lồi thú
Việt Nam có tỉ lệ các loài đặc hữu của khu vực và quốc gia cao hơn bất cứ
nước nào khác ở Đông Dương. Các nhóm đặc hữu các khu vực phân bố khác nhau
nhưng tất cả chúng khơng đồng nhất. Tính đặc hữu của các loài cây hạt trần tập trung
ở những vùng núi chính của đất nước. BirdLife International đã đánh giá về sự phân
bố trên toàn thế giới những khu tập trung của những lồi chim có quy mơ hạn chế.
Ở Việt Nam, họ đã xác định được ba vị trí cao nguyên Đà Lạt, vùng đất thấp
trung và nam bộ (ICBP),1992). Đối với các khu vực này, ở mức độ khu vực phụ nên
đưa thêm vào dãy Hoàng Liên Sơn.
Toàn bộ hệ thực vật được đặc trưng bởi tỷ lệ các lồi đặc hữu cao dự tính
khoảng giữa 33% (Pocs Tamass,1965) ở Bắc Việt Nam và 50% (Thái Văn Trừng,
1970) trên cả nước. Số lượng lớn nhất các dạng đặc hữu được thấy ở ba khối núi
chính - dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Đà Lạt và cao nguyên miền trung.
Về cá cũng cho thấy cũng cho thấy tính đặc hữu ở mức cao ở Việt Nam với 60
loài cá nước ngọt đặc hữu đã được xác định, hầu hết ở các sơng miền Bắc. Một số lớn
các lồi đặc hữu ở sông Mê Kông chung với các nước láng giềng.
Chim di trú
Việt Nam nằm trên bờ đông của bán đảo đông dương trong phạm vi khu vực
động vật viễn đông hay Ấn Độ - Mã Lai và là một bộ phận quan trọng trên đường bay
của chim di trú về phía đơng á. Trên 200 lồi chim tham gia vào đường bay này. Một
số loài quan trọng như 15 loài di trú bị đe doạ trên thế giới hiện nay tìm thấy ở Việt
Nam.
Sự phong phú của biển
Cá biển
Tổng số loài cá biển được ghi nhận là 2038 lồi của 717 giống và 198 hộ, 70%
trong số đó là cá sống dưới đấy . Cá biển Việt Nam là các loài nhiệt đới quan trọng
với một tỉ lệ nhỏ các loài cá nhiệt đới chủ yếu phân bố ở Vịnh bắc bộ. Các cuộc
nghiên cứu về cá rạn san hơ vừa mới ghi được tổng số 346 lồi .
Các lồi khơng xương sống biển
Trên 300 lồi san hơ scleeractinian đã được tìm thấy ở Việt Nam mặc dù việc
phân loại vẫn còn chưa được thống nhất (Zou Ren Lin, 1975; Latypov, 1982, 1986;
Báo cáo tổng kết Biodiva
12
Võ Sĩ Tuấn, 1987, 1988, 1993a,b, c; Nguyen Huy Yet et al 1989 Nguyễn Huy Yết,
1991; Lang Van Ken, 1991). Trong số này, 62 giống tạo nên rạn san hô, một số lượng
lớn tương tự ở Thái Lan (61), Singapore (64), Micronesia (61)) và Malaysia (59) và
chỉ ít hơn Indonesian một chút(72) và Philippines (70) (UNESCO, 1985). Sự phong
phú về giống ở các khu vực khác nhau ở Việt Nam là kết hợp kết quả của sự khác
nhau về điều kiện địa lý và thuỷ văn cũng như các công tác điều tra .
Các lồi khơng xương sống biển khác bao gồm khoảng 2500 loài nhuyễn thể,
1500 crustacea, 700 polychaete, 350 lồi echinoderm, 150 lồi porifera, và một số
nhóm khác.
Các lồi thú biển
Có 4 lồi thú biển thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự tính một số lồi khác như cá
voi và cá heo có thể có.
1.1.2 Tình trạng của các loài
Các nhà khoa học Việt Nam đã xuất bản Sách Đỏ Việt Nam tổng kết tình trạng
các lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng của đất nước.
Bảng 2 sau là danh mục một số dạng được xếp vào lồi có nguy cơ tuyệt
chủng, dễ tổn thương, bị đe doạ, hiếm hoặc khó quết định xếp được vào nhóm lớn
nào. Các danh mục này chưa đầy đủ đối với lồi cơn trùng mà cho đến nay mới có ba
kết luận. Một số dạng bao gồm phần lớn các nhóm mà hiện nay đang được quan tâm.
Có rất nhiều lồi chỉ có ở Việt Nam và phản ánh tình trạng đe doạ đối với môi trường
sống tự nhiên ở Việt Nam.
Bảng 2. Phân hạng theo Sách Đỏ ở Việt Nam
Lớp/Phân hạng
Nguy cơ tuyệt Dễ
tổn Bị đe doạ
chủng
thương
Hiếm
Chưa xác định
Thú
30
23
1
24
-
Chim
14
6
32
31
-
Bò sát/lưỡng cư
8
19
16
11
-
Cá
6
24
13
29
3
Khơng xương sống
10
24
9
29
3
Tổng số
68
96
71
124
6
Trong số 150 lồi và lồi phụ đối với cá và động vật không xương sống liệt kê
trong Sách đỏ, 83 loài thuộc biển bao gồm 37 lồi cá và 46 loại san hơ, nhuyễn thể,
crustacea và echinoderm. Cũng có 40 lồi cá nước ngọt và nước lợ hiếm và nguy cấp.
Trong thế kỷ 20, tê giác Sumatra (Diceroprhinus sumatrensis) hươu sao
(Cervus nippon pseudaxis), cà toong (C.eldi), bị xám (Bos sauveli), trâu rừng
(Bubalus arnee) và có thể heo vòi Malaysia (Tapirus indicus) đã trở nên tuyệt chủng
cục bộ. Ngoài ra, một số loài chim cư trú, trĩ Edwards (Lophura edwards) có thể bị
Báo cáo tổng kết Biodiva
13
tuyệt diệt và bốn lồi chim nước lớn đã thơi không sinh sản ở quy mô quốc gia, đồng
thời sếu cổ đen (Grus nigricollis) và Mergus squamatus hầu như đã chấm dứt làm du
khách khơng sinh sản
Nếu khơng có hành động bảo tồn khẩn cấp, những loại sau đây đang phải
đương đầu với nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: bò rừng (Bos banteng), tê giác Javan
(Rhinoceros sondaicus), hổ Panthera tigis) voi châu á (Elephas maximus) và sao la
(Pseudoryx nghetinhensis).
Trong số những chim cư trú thì hầu hết những lồi có khả năng tuyệt chủng là
chim nước và họ gà lơi, bao gồm chim vai trắng (Pseudibus davisioni), hồng hồng
(Lophura imperialis), gà lôi trắng (Pavo muticus) và chim cổ vàng (Arborophila
davidi).
1.1.3. Những loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)
Đầu những năm 1990 vùng sinh thái dãy Trường Sơn được ít người biết đến đã
nổi bật lên các trang báo của thế giới về một loài thú mới phát hiện loài Sao la. Việc
khám phá ra loài sơn dương sừng dài này là một sự kiện có ý nghĩa tồn cầu trong
lịch sử khoa học bởi vì trong suốt 100 năm trước đó, chỉ có 5 loài thú lớn được phát
hiện trên thế giới. Loài gần đây nhất là lồi Bị xám (Bos sauveli ) được phát hiện ở
Cambodia vào năm 1936 và được mô tả là một loài mới vào năm 1937. Sự phát hiện
ra lồi thú họ bị sừng dài này là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của ngành thú
học.
Tháng 5 năm 1992, trong một đợt khảo sát phối hợp được tiến hành bởi Bộ
Lâm nghiệp của Việt Nam và Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) được tiến
hành tại khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang ở miền Trung Việt Nam, các thành viên
của đoàn khảo sát đã thấy một cặp sừng lạ của một loài thú lớn. Cặp sừng này rất dài
và thẳng. Các thành viên của đoàn lập tức nhận ra rằng đây là một cái gì đó hồn
tồn mới. Tiếp tục hỏi chuyện dân làng, họ đã tìm thêm được hai cặp sừng tương tự.
WWF sau đó đã thơng báo rằng có một lồi thú lớn mới đã vừa được phát hiện. Ở
tỉnh Nghệ An, lồi thú họ bị có cặp sừng dài này được gọi là “Sao la” (có nghĩa là cái
“xe sợi” để nói tới sự giống nhau giữa cái xe sợi của khung dệt của địa phương và
cặp sừng nhọn của loài động vật này). Dũng và nnk (1993) đã đề nghị một tên giống
mới, Pseudoryx, để phản ánh sự tương tự của loài động vật này với các loài linh
dương giống Oryx ở châu Phi và Ả Rập, cùng với một tên riêng, nghetinhensis để
phản ánh nguồn gốc của loài này là từ Nghệ Tĩnh (tên cũ của các tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh).
Từ khi được công bố, một loạt các cuộc khảo sát tiếp theo đã được các nhà
khoa học Việt Nam tiến hành, và các địa điểm mới nơi có lồi thú sừng dài này sinh
sống đã được phát hiện trên một vùng rộng lớn trải ra trên các tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và cả nước CHDCND Lào. Tuy vậy, trên cơ sở
của những thơng tin hiện tại, lồi thú mới này vẫn nằm trong số các loài thú lớn đang
Báo cáo tổng kết Biodiva
14
bị nguy cấp. Mối đe doạ chủ yếu đối với Sao la là các loại bẫy do những người thợ
săn địa phương đặt trong rừng. Các bẫy này thường được đặt để săn lợn rừng, nai
hoẵng để ăn thịt. Nhưng những con Sao la cũng vơ tình bị mắc vào các bẫy này. Toàn
bộ quần thể sao la ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang có lẽ khơng q 100 cá thể.
Trong một khu vực khác thuộc vùng phân bố của loài này ở tỉnh Quảng Nam. Địa
điểm này đã được khảo sát, mật độ của loài này được báo cáo là thấp trong khi đó
khảo sát ở Thừa Thiên Huế cho thấy có nhiều cơ hội hơn để bảo tồn loài này trong
tương lai tại Việt Nam. Tại Lào, lồi này được biết là tồn tại ít nhất ở các tỉnh Khăm
Muộn và Bô Li Khăm Say, trong Khu bảo tồn ĐDSH quốc gia Na Kai Nậm Thơn,
trong vùng đề xuất mở rộng của khu này về phía bắc và vùng Nam Gnuang. Sao la
cũng có ở Khu Bảo vệ đề xuất Nam Chuân. Mật độ của Sao la ở những vùng này
chưa được biết rõ, nhưng phân bố của nó trong các vùng này thì khơng được liên tục.
Lồi Sao la cần được bảo tồn bởi vì nó là một lồi biểu tượng cho cơng tác bảo
tồn thiên nhiên ở Việt Nam và Lào, cũng như nó là niềm tự hào của giá trị sinh học
của vùng Đông Dương.
Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)
Một đợt khảo sát năm 1994 do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Bộ Lâm nghiệp
phối hợp với đội dự án của WWF Chương trình Đơng Dương tại Vũ Quang, Hà Tĩnh
tiến hành sau sự kiện phát hiện ra loài mới Sao la, đã lại phát hiện ra một lồi hươu
cỡ trung bình nữa. Lồi hươu mới này có họ hàng rất gần với lồi mang thường
(Muntiacus muntjac) nhưng lại khác hẳn loài mang thường ở nhiều đặc điểm.
Tại Việt Nam, các mẫu sọ có sừng của lồi này đã được tìm thấy ở rất nhiều
vùng rừng dọc theo dãy Trường Sơn. Loài mang lớn - Muntiacus vuquangensis này
cũng đồng thời được thấy ở vùng Trung Lào. Lồi mang lớn có vùng phân bố rộng
hơn Sao la, là lồi cũng chỉ có ở dãy Trường Sơn. Cũng như các lồi thú móng guốc
lớn khác, lồi mang lớn lại là một lồi quan trọng nữa góp phần vào giá trị ĐDSH
độc đáo của đất nước và giúp để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Điều này
có nghĩa là nó cũng đóng góp vào nền tảng thức ăn của các loài thú ăn thịt nguy cấp
có tầm quan trọng tồn cầu như hổ, báo.
Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis)
Chỉ ba năm sau khi loài mang lớn nhất (mang lớn- Muntiacus vuquangensis)
được tìm thấy ở các vùng rừng của Việt Nam, một lồi mang khác có thể là loài mang
nhỏ nhất cũng đã được phát hiện: nó nặng khoảng 15 kilơgram, bằng một nửa kích
thước của mang thường, các nhà khoa học gọi loài thú mới này là mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis, vì dãy núi này là nơi nó đã được phát hiện. Mang Trường
Sơn được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1997 bởi các nhà khoa học từ
WWF, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Đại học Đà Nẵng. Sau
khi các mẫu mơ của lồi này được phân tích di truyền tại Viện Đơng Vật học của
Trường Đại học tổng hợp Copehagen, một lần nữa nó lại được khẳng định là một loài
mang mới. Đây là loài thú lớn mới thứ 3 được các nhà khoa học phát hiện ra ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Báo cáo tổng kết Biodiva
15
Khơng có một mẫu vật sống nào của lồi mang Trường Sơn được các nhà khoa
học quan sát. Chỉ có những chiếc sọ đã được kiểm tra và lời mô tả của người dân địa
phương. Người địa phương gọi nó là con samsoi cacoong, nghĩa là “con mang nhỏ
sống trong rừng sâu rậm rạp”. Người ta biết rằng loài mang mới này sống ở các độ
cao từ 400 - 1000 m, trong những tầng cây sát mặt đất trong rừng rậm, với điều kiện
sống như vậy thì kích thước nhỏ của nó đã giúp nó đi lại được dễ dàng.
Những lồi thú này rất cần được bảo tồn vì nó có một giá trị khoa học đặc biệt.
Nó cần được bảo vệ cùng với các tài nguyên ĐDSH giàu có khác của đất nước chúng
ta.
1.1.4. Những nguyên nhân gây mất nguồn gen động vật hoang dã
Bảng 3 liệt kê những kiến thức cấp tỉnh khi các cán bộ được yêu cầu đánh giá
những đe doạ chính đối với ĐDSH ở địa phương họ. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo
lâm nghiệp tỉnh cũng đã được đề nghị trả lời những câu hỏi lập thứ tự chính yếu về
những mối đe doạ đối với ĐDSH. Kết quả được tổng kết trong bảng 3. Những đe doạ
được liệt kê theo thứ tự mức độ đánh giá.
Bảng 3. Nhìn nhận của các cán bộ tỉnh về những đe doạ chính đối với ĐDSH
Những đe doạ chính đối với ĐDSH ý kiến đóng góp của cán bộ tỉnh
(theo thứ tự thông thường)
Xâm lấn
là nguyên nhân chính làm mất tính ĐDSH
Săn bắt/đánh cá
rất khó kiểm sốt
Khai thác gỗ trước đây
rất nghiêm trọng, nay giảm đi nhiều
Cháy rừng
nghiêm trọng ở vài nơi, nhưng nay đã
được kiểm soát tốt hơn
Hái củi
nghiêm trọng ở mọi nơi
Kinh doanh các loài hoang dại
nghiêm trọng đối với một số lồi
Ơ nhiễm
gia tăng
Tổn thất do chiến tranh
trước đây quan trọng nay nhỏ
Đối với những hệ sinh thái biển, những đe doạ chính được xác định là:
Khai thác cá quá mức không quan tâm đến kích cỡ và sản lượng đánh bắt
Phương pháp khai thác gây tổn hại đặc biệt là sử dụng chất nổ
Khai thác san hô làm vôi và làm xi măng
Săn bắt do nhu cầu kinh doanh các loài quý hiếm như rùa và khơng kiểm
sốt khai thác các lồi sị ốc biển và san hô mới phát sinh.
Báo cáo tổng kết Biodiva
16
Ô nhiễm bao gồm lắng cặn đất, các hoạt động ở bờ biển như khai mỏ và
xây dựng.
Những bằng chứng về ô nhiễm dầu và dân cư tại cửa sông Bạch Đằng (Hải
Phịng) và Đồng Nai (TP. Hồ Chí Minh). Những xâm lấn của nuôi trồng thuỷ sản,
khai hoang lấn biển và những cơng trình thuỷ lợi như xây dựng đập Dinh Vu qua
sông Cấm tại Bạch Đằng, cũng đem lại những đe doạ nghiêm trọng đối với cửa sông.
Giống như bãi thuỷ triều tại cửa sông, những bãi triều cao tại đồng bằng châu
thổ sông thường được khai hoang làm nông nghiệp hoặc làm hồ nuôi trồng thuỷ sản.
Những đe doạ đến hệ sinh thái đất ướt hơi khác. 40 lồi cá nước ngọt và cá tại
cửa sơng cũng đã được liệt kê trong Sách Đỏ. Những đe doạ chính đang gặp phải
được xác định là khai thác quá mức (kể cả việc sử dụng các phương pháp không thích
hợp và có hại như dùng chất độc, thuốc nổ và lưới nhỏ), ô nhiễm (đặc biệt canh tác
nông nghiệp dùng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học) và giảm chất lượng môi
trường sống (lắng đất, khai hoang lấn biển).
Du canh
Từ bao đời nay, một số dân thiểu số đã thực hiện canh tác luân phiên ổn định
theo chu kỳ. Cánh đồng được làm đất canh tác trong vài năm và tiếp theo cho đất
nghỉ vài năm để dùng lại . Hệ thống này chỉ mở một tỷ lệ rừng rất nhỏ vào bất kỳ lúc
nào và có tác dụng làm giàu thông qua việc cho phép những loài mới đến cư trú. ở
nhiều nơi, hệ thống này khơng cịn ổn định nữa do dân số tăng nhanh, chủ yếu do di
cư, đồng thời diện tích rừng thu hẹp. Điều này có nghĩa là những chu kỳ đất nghỉ
khơng cịn đủ để rừng tái sinh.
Xâm lấn của canh tác nông nghiệp
Mối đe doạ này bởi nông dân ở các tỉnh đồng bằng nghèo đói di cư đến mong
tìm được nơi đất tốt cho canh tác nông nghiệp tại vùng đồi núi . Họ khơng có truyền
thống du canh, biết rất ít về rừng và giá trị của nó và sử dụng nó một cách đơn giản là
dùng đất bìa rừng để canh tác nơng nghiệp.
Các khu rừng ngập mặn tại tỉnh Minh Hải phải đương đầu với một mối đe doạ
riêng của người dân địa phương phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm. Những
khu rừng ngập mặn này vào cỡ tốt nhất thế giới . Họ đã tàn phá tương đương sức phá
của chất độc hoá học trong chiến tranh. Những khu rừng này đã được bảo vệ làm căn
cứ du kích và bộ đội chủ lực. Nay chỉ trong thời gian ngắn người nông dân đã phá đi
biết bao giá trị ĐDSH và nguồn cá cửa sông.
Săn bắn và đánh bắt cá quá mức
Săn bắn được xếp vào hàng những đe doạ mới nhưng rõ ràng là một mối đe
doạ lớn nhất đối với một số lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các vùng nông thôn thiếu
vắng chim trong làng và trên cánh đồng. Đó là do săn bắn kết hợp với việc sử dụng
quá độ thuốc trừ sâu và phân hoá học và do độc canh sinh thái cây lúa.
Báo cáo tổng kết Biodiva
17
Đánh bắt cá quá độ là một sự thật trong cuộc sống ở khắp mọi nơi. Hơn nữa
các phương pháp đánh bắt áp dụng không được lựa chọn và tàn phá lớn như bẫy cá,
thả đăng, lưới, chất nổ và sử dụng cả chất độc.
Đánh bắt cá quá độ có thể thấy rõ trong sản lượng đánh bắt suy giảm mặc dầu
trong mươi năm nay tốc độ đánh bắt tăng. Một con số khổng lồ đáng ngại ở phía Bắc
khu vực trên vĩ tuyến 200N nơi sản lượng thực tế giảm đột ngột từ năm 1987 và trong
năm 1992, sản lượng giảm 39% mặc dầu đội thuyền cá tăng công suất 32%. Một số
loài cho thấy suy giảm đáng kể là Nemalalosa nasus đã được đánh bắt 1000 tấn/năm
trong 30 năm qua nhưng hiện nay vô cùng hiếm. ở Bắc Việt Nam, sản lượng ba lồi
Clupeidae, Hilssa reveesi (cá trích năm đốm), Clupanodon thrissa và C.punctatus, đã
giảm từ 500-1000 tấn/năm xuống cịn 10-20 tấn/năm. Các thuỷ sản khác ngồi cá như
tơm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotes), sị (Chlamys) và mực (Loligo) cũng cho
thấy sản lượng giảm. Trai ngọc Pinctada martensii và Lutraria philippinarum đã biến
mất khỏi nhiều vùng miền Bắc. Khai thác những loài trên vẫn tiếp tục mặc dù cả ba
lồi Clupeids, bốn lồi tơm hùm và hai lồi bào ngưđược liệt kê trong loại dễ tổn
thương và Loligo formosana liệt vào loại có nguy cơ bị tiêu diệt trong Sách Đỏ Việt
Nam.
Kinh doanh các loài hoang dại
Việc kinh doanh ngày càng tăng đối với rắn, rùa, ba ba, tắc kè và hầu hết các
loài hoang dại ăn được và để làm thuốc. Việc kinh doanh trên diện rộng và khơng
được kiểm sốt. Rất nhiều lồi có nguy cơ bị tiêu diệt và cần bảo vệ có thể thấy bán
tại các chợ ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội và kinh doanh những lồi này trong nước ít
hơn nhiều bán lậu ra ngồi nước thơng qua biên giới Trung Quốc và bằng thuyền
sang Thái Lan và Singapore .
Do khơng có tổ chức nào chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý việc kinh doanh
các lồi hoang dại, nên khơng có con số cụ thể về quy mơ và xu hướng của hoạt động
này. Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy khai thác q mức nhiều lồi sinh học biển.
Thí dụ về sự khai thác quá mức được trình bày dưới đây:
Rùa biển:
Loài đồi mồi Hawkbill Eretmochelys imbricata bị săn lấy mai và vích Green
turtle Chelonia mydas bị săn lùng lấy thịt. Mai đồi mồi trước đây dùng làm hàng mỹ
nghệ để cung cấp cho người du lịch trong nước. Các trung tâm kinh doanh đồi mồi là
Nha Trang, Vũng Tàu và Hà Tiên. Đồi mồi và vích bán ở Nha Trang phần lớn bắt tại
Quảng Ngãi - Bình Thuận. Trước năm 1990, hai nghìn đồi mồi và vích được bán
hàng năm ở Nha Trang. Con số hiện nay giảm xuống cịn 1000. Giá một con đồi mồi
và vích thay đổi từ 30-80USD.
Đồi mồi và vích bán ở Vũng Tàu phần lớn bắt ở Cơn Đảo và vùng bờ biển nửa
chìm nửa nổi tại Vũng Tàu và Đồng Nai . Đồi mồi và vích bán ở Hà Tiên bắt từ Phú
Quốc và Thổ Chu . Một vài trại ni vích và đồi mồi tại Phú Quốc đã phải đóng cửa
do một vài lý do gồm cả môi trường sống và tăng áp lực săn bắt (lấy cả con lớn và
Báo cáo tổng kết Biodiva
18
trứng). Chỉ có một gia đình vẫn cịn ni rùa con. ở miền Bắc, hầu như khơng cịn
kinh doanh rùa do đã bị săn bắt hết.
San hô:
Các tiêu bản san hô cứng thường bán làm đồ lưu niệm cho khách du lịch và
trang trí bể cá. Nha Trang là trung tâm buôn bán san hô với sản lượng 50 tấn/năm.
Giá một tiêu bản san hô là 3000-15.000 đồng (USD 0,3-1,5). Kinh doanh như thế
cũng có với quy mơ nhỏ ở Cà Ná, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Các loài được ưa thích như
Pocillopora damicornis, P.verrucosa và Acropora formosa là những loài cư trú ở rất
nhiều vùng tại vịnh Nha Trang trong những năm 1960 nhưng nay rất hiếm. Những
tiêu bản còn lại tại các cửa hàng địa phương thu lượm ở những nơi xa .
Tơm hùm:
Hầu hết các lồi Panulirus được bán làm thức ăn và vật lưu niệm. Sản lượng
hàng năm của Quảng Trị - Bình Thuận lên tới 120 - 150 tấn. Nhu cầu tôm hùm làm
thức ăn đang tăng cung cấp cho những người mua ở Hồng Kông và Singapore . Giá
giao động từ 15 -25 USD/kg.
Khai thác gỗ
Việc khai thác gỗ vẫn còn là đối đe doạ lớn mặc dầu khu vực khai thác gỗ hợp
pháp rất hạn chế và việc xuất khẩu gỗ cây, khai thác tại những lưu vực quan trọng,
khai thác một số loài nhất định bị hạn chế rất nhiều. Quy chế đặt ra là khai thác xong
phải phục hồi ở tình trạng giàu hơn nhưng điều này lại khơng kiểm sốt được. Ngồi
ra, khai thác trái phép cịn rất nghiêm trọng bao gồm cả dùng dấu búa giả và những
đường dây bn lậu . Tính tổng số cả khai thác cho phép và trái phép làm mất rừng
khoảng 70.000 ha hàng năm và thực tế mất rừng là 30.000 ha/năm (0.34%).
Khai thác nhiên liệu
Khai thác nhiên liệu có quy mơ lớn hơn và khó kiểm sốt hơn và khơng thể
hiện rõ mọi lúc và mọi cánh rừng. ước tính mức độ khai thác khá lớn nhưng rõ ràng
là việc khai thác củi khơng được kiểm sốt là mối đe doạ lớn nhất đối với ĐDSH ở
nhiều nơi . Chất lượng và sản lượng rừng rất kém ở những nơi gần làng và mức độ
khai thác củi tăng lên. Một mối quan tâm ngày càng tăng là có vẻ dân làng khơng chỉ
khai thác củi cho bản thân họ sử dụng mà cịn phá rừng để hái những bó củi bán dọc
đường và trong các chợ bán cho người thành thị. ở một vài nơi củi được chuyển thành
than hoạt tính đem bán. Việc cấm khai thác củi không chỉ hạn chế nguồn củi của dân
mà còn đánh vào thu nhập của họ. Bất cứ giải pháp giải quyết những khó khăn mà
không được thay thế bởi những sửa đổi thực tế sẽ thất bại.
Cháy rừng
Trong số 9 triệu ha ràng thì có khoảng 56% rừng dễ bị cháy . Cháy thường xảy
ra trong mùa khơ khi gió nóng phía Tây thổi mạnh nhất. Diện tích trung bình rừng bị
cháy mỗi năm là khoảng 20.000-30000 ha thậm chí cịn lên đến 100.000 ha trong
năm tồi nhất. Cháy rừng như thế thường do nguyên nhân gián tiếp của phát nương du
Báo cáo tổng kết Biodiva
19
canh, săn bắn, khai thác kim loại, dọn sạch đường sắt, nấu ăn, sưởi ấm, lấy mật ong
hoặc nhựa cây của dân. Tổn thất đối với rừng bị mất gây tổn thất đến ĐDSH cũng
như mất gỗ và tổn thất đến tập, đường, nguồn nước và mất cuộc sống của con người .
Nhờ có sự quan tâm hơn đến chống cháy rừng, tỉ lệ cháy rừng trong những năm qua
giảm.
Mặc dầu một vài thành công vừa qua làm cho người ta có thể bảo vệ việc mất
rừng khơng phải là do cháy rừng, nên vẫn cịn có ý kiến cho rằng cháy rừng là mối đe
doạ nghiêm trọng đối với ĐDSH ở một vài vùng trọng điểm. Vùng sinh học quan
trọng nhất đối với bảo tồn ĐDSH, bị cháy rừng đe doạ là rừng thường xanh núi thấp
ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc và Ninh Thuận.
Trong những năm những vạt rừng này đã bị chặt trụi bởi các nhóm dân tộc
thiểu số, và trong 100 năm gần đây là do người Kinh.
Việc dùng lửa rộng rãi trong phát nương làm rẫy làm giảm phạm vi rừng
thường xanh núi thấp và làm tăng nạn cháy rừng do Pinuskhesiya và P.merkusii .
Những lâm phần thuần loại cây này có thể tự nhiên bốc cháy do nắng, những vạt dốc
thoát nước tốt về hướng đơng độ lan nhanh có giảm.
Những rừng thơng này những loài ngoại trừ nghèo đối lập với rừng thường
xanh núi thấp có tầm quan trọng trên quy mơ toàn cầu đối với giá trị ĐDSH và những
trung tâm đặc hữu chính.
Việc tiếp tục dùng lửa đã chia nhỏ các khu rừng thường xanh núi thấp và đang
mất đi nhất là những bờ dốc cao hơn ở phía tây và phía nam.
Một vài mảng nhỏ rừng nửa thường xanh, như Núi Bà và do khô hạn, ngày nay
trở nên rất đơn độc và làm giảm cả về phong phú lồi .
Ơ nhiễm
Ơ nhiễm khơng phải là khó khăn chính trong các khu rừng nhưng là một vấn
đề quan trọng trong môi trường dân thành phố và trong hệ sinh thái nước ngọt và
biển. Nếu tăng trưởng công nghiệp dựa vào nhiều nhiên liệu thanh thì ơ nhiễm khí
quyển và mưa a xít sẽ trơ nên vấn đề ở phía bắc đất nước.
Ô nhiễm dầu được nhận biết là một hiểm hoạ lớn nhất đối với môi trường biển.
Giao thông biển và thăm dị dầu là hai nguồn chính dẫn đến ơ nhiễm dầu . Năm 1992
có 54.000 thuyền đánh cá và với 800 tàu tổng trọng tải đăng ký là 1 triệu tấn GRT
(tấn tổng trọng tải đăng ký) ở Việt Nam. Có 37 cảng chính có thể coi là cảng thương
mại như cảng Hải Phòng và Sài Gòn, và cảng than và dầu như Vũng Tàu và Cửa
Ông.
Quảng Ninh và Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam, cả hai đều có cảng, được
xem như các tỉnh bị ơ nhiễm nhất. Mức dầu trong vùng nước bờ biển (0,4-1,0 mg/l)
thường xuyên vượt quá nồng độ cho phép. Ô nhiễm dầu có huỷ hoại trên diện rộng
các hệ sinh thái biển và rừng ngập mặn và ngư nghiệp sau tai nạn cảu tàu chở hàng
Báo cáo tổng kết Biodiva
20
Leela làm rò rỉ 200 tấn dầu vào Vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 1989 (Phạm
Văn Ninh, 1989).
Việc thăm dò dầu bắt đầu từ năm 1986 tại Bạch Hổ (9o49' bắc và 107o56'
đơng) ngồi khơi Vũng Tàu, nhưng ơ nhiễm từ khu khai thác dầu không được ghi
chép đầy đủ. Hai lô khác đã bắt đầu sản xuất và ảnh hưởng của ô nhiễm khai thác dầu
và những hoạt động liên quan khác tới môi trường biển đe doạ nghiêm trọng.
Tỉnh Quảng Ninh cũng chịu những vấn đề lắng bùn nghiêm trọng ở các vùng
nước ven biển của nó ảnh hưởng đến các tỉnh bên nơi có các hoạt động khai thác than
và đất sét ở Việt Nam. Mức trung bình của các chất rắn trong vùng nước bờ biển Việt
Nam là 100mg/l. Điều này mang lại cho các hệ sinh thái vùng bờ biển đặc biệt là các
rạn san hô, cũng như làm giảm sản lượng đánh bắt cá và du lịch.
Hàng triệu tấn bùn và cát được nạo vét ở các cảng để khơi thông cửa biển
(cảng Hải Phòng, 3 đến 5 triệu tấn) hàng năm. Các hoạt động hút bùn đáy biển khuấy
đục nước, những bùn nắng sau khi nạo đáy chảy tràn ra biển, thường gây hại bởi có
dầu và các chất độc tố, gây rủi ro lâu dài không chỉ đối với môi trường biển tự nhiên,
mà còn đối với sản lượng ngư nghiệp và ni trồng thuỷ sản.
Đánh bắt cá bằng chất nổ
Ngồi ra do đánh bắt cá quá độ, những khu vực biển bị đe doạ bởi những
phương pháp đánh bắt cá bằng chất nổ. Thực tiễn này, phá hoại những rạn san hô rất
phổ biến, đặc biệt ở một số tỉnh miền bắc và miền trung như Khánh Hoà và Quảng
Ngãi . Chất nổ được dùng ở biển, sông, cửa sông, cả rạn san hơ, những rạn đá ngầm
và thậm chí cả những rạn giả được xây dựng để thu hút cá. Một phần do nghèo đói đã
ép ngưdân và những người khác phải hành động, việc sử dụng chất nổ phản ánh nhận
thức của dân thấp.
Khai thác san hô
Khai thác san hô là điều đánh ngại nhất ở miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh
Thuận. Thu hoạch san hô để làm vơi rất phá hoại vì thu lượm san hơ chết ở những
vùng thuỷ triều thường dùn chất nổ. Tình hình ở Khánh Hồ rất đáng ngại vì có 20 lị
nung vơi, mỗi lị cơng suất khoảng 10 tấn/năm. ở một vài nơi như Cù Mông bắc Phú
Yên, bờ biển Ninh Hoà, đầm Thuỷ Triều và bờ biển Ninh Chu của Ninh Thuận, có rất
nhiều san hơ chết vùi trong cát hoặc bùn.
Khai thác san hô làm xi măng cũng đáng ngại . Hai nhà máy xi măng Khánh
Hoà và Ninh Thuận, mỗi nhà máy công suất 20.000 tấn xi măng/năm. Những nhà
máy này chủ yếu lấy san hô chết ở bờ biển làm nguyên liệu . Cứ mỗi tấn xi măng, cần
tấn san hô chết. San hô bị vỡ vụn trên diện rộng có vẻ tác động lớn tới mơi trường
ven biển và khả năng ngăn xói mịn.
Sự xuống cấp của vùng biển
Việc xây dựng các hồ nuôi trồng thuỷ sản dọc bờ biển và khai thác hoang lấn
biển lấy đất canh tác lâm nghiệp, đồng muối và khu dân cư làm giảm diện tích vùng
Báo cáo tổng kết Biodiva
21
thuỷ triều, làm bẩn nước thường dẫn đến tăng độ chua phèn, thay đổi quá trình lắng
bùn, tăng rủi ro và tác hại đến cộng đồng vùng ven biển. Rất nhiều đầm lầy thuỷ triều
đã bị phá huỷ hoặc giảm cấp nghiêm trọng.
Khai thác cát cho xây dựng và làm thuỷ tinh, khai thác đá (đá hoa cương ở
Nghĩa Bình và Khánh Hồ) và khống chất nặng (ilmentite, zircon và monzite phần
lớn ở miền nam) cũng tác hại đến môi trường biển. Khai thác cát quy mô lớn ở miền
trung Việt Nam (đặc biệt tại khu vực dự định tại Cam Ranh), và khai thác quá độ cát,
vỏ sò và vụn san hô trên bãi biển và đụn cát để sản xuất xi măng, là nguyên nhân gây
rủi ro xói mòn, làm nghèo nước và tác động đến các thành phần tầng dưới và các hệ
sinh thái.
Chiến tranh
Mặc dầu những cuộc chiến tranh dài gây tổn hại lớn - hố bom, phá rừng, cháy
và gây độc đến môi trường tự nhiên, nay khơng cịn được coi như đe doạ quan trọng
nữa . Tổng số 2 triệu ha rừng đã bị tàn phá bởi chiến tranh khi 1 triệu tấn bom và 72
triệu lít thuốc diệt cỏ được rải xuống đất nước.
Những ảnh hưởng lâu dài còn lại của tổn thất này là chất độc màu da cam trong
bùn và trong những tế bào động vật. Giá của nó quá cao dặc biệt về phương diện sức
khoẻ con người . May mắn rằng, những vết sẹo đang dần dần được hàn gắn, và chiến
tranh hiện nay khơng cịn là mối đe doạ nghiêm trọng của ĐDSH nữa .
Sự phân tán rừng
Việc rừng bị xé lẻ và trở nên nhỏ hơn và tách biệt ra khỏi những rừng khác,
chúng khơng cịn đủ khả năng hỗ trợ cho tính phong phú của các lồi như ban đầu
được nữa . Mỗi khoảnh rừng có diện tích 100.000ha có thể chứa tất cả các lồi chim
xuất xứ, những diện tích nhỏ hơn mất đi khoảng một nửa những loài gốc cho từng
khoảnh giảm 90%.
1.2. Tiềm năng và nguy cơ mất ĐDSH động vật nuôi của Việt Nam
Q trình tồn cầu hố, sự tăng dân số cùng với nạn phá rừng làm ĐDSH giảm
đi nhanh chóng. Các nguồn gen động, thực vật và cả những kiến thức truyền thống
địa phương có liên quan đến nguồn gen này đang mai một, mất dần đi. Vì vậy, những
năm gần đây, việc sử dụng bền vững nguồn gen, bảo vệ các tri thức bản địa và chia sẻ
hợp lý lợi ích có được từ nguồn gen đã được các quốc gia chú ý, đặc biệt là sau hội
nghị thượng đỉnh về mơi trường tồn cầu tại Rio de Janero năm 1992, khi Liên Hợp
Quốc thông qua Công ước quốc tế về ĐDSH. Mục tiêu thứ ba trong ba mục tiêu của
Công Ước ĐDSH là "phân phối công bằng hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác
và sử dụng nguồn gen, bằng việc tiếp cận hợp lý nguồn gen, bằng chuyển giao hợp lý
các cơng nghệ có liên quan đến nguồn gen, bằng việc công nhận các quyền sở hữu
về nguồn gen và cơng nghệ đó, và bằng các tài trợ thích đáng".
Việt Nam đã tiến hành cơng tác bảo tồn nguồn gen từ những năm 1987. Giai
đoạn 1996 - 2000 đã hình thành được hệ thống bảo tồn nguồn gen quốc gia gồm 10
Báo cáo tổng kết Biodiva
22
đơn vị đầu mối và hơn 60 đơn vị phối hợp trong cả nước thuộc 6 bộ, ngành và địa
phương. Kết quả đã bảo tồn và lưu giữ được trên 13500 giống thực vật tại Trung tâm
Tài nguyên di truyền thực vật (Lưu Ngọc Trình, 2000), trên 450 giống lúa có tính
chống chịu hạn, úng mặn và bệnh hại (Trần Duy Quý, 2000), trên 485 giống cây ăn
quả, rau (Vũ Mạnh Hải, 2000), 42 loài cây rừng quý, trên 50 giống vật nuôi (Võ Văn
Sự, 2000),…và đang tiến hành nghiên cứu bổ sung thêm các giống quý hiếm có giá
trị kinh tế để bảo tồn nguồn gen.
Bán đảo Đông Dương và dãy núi Trường Sơn là một trong những địa điểm có
ĐDSH bậc cao của hành tinh. Do vị trí địa lý và lịch sử, ĐDSH đàn vật nuôi truyền
thống vẫn được bảo tồn trước những xáo trộn lớn đã làm thay đổi các hệ thống sản
xuất truyền thống ở Đông Nam Châu Á trong 50 năm qua. Tại Việt Nam, hơn 50 dân
tộc thiểu số sống trong các khu vực này duy trì và phát huy các hệ sinh thái một cách
khác nhau ở đó có nhiều giống vật nuôi và hoang dã cùng chung sống.
Các quần thể này là nguồn lưu trữ vật liệu di truyền tiềm năng có lợi ích kinh
tế và di sản vì chúng thích ứng tốt với các điều kiện khó khăn, có sức đề kháng cao
với bệnh tật và khả năng sinh sản cao.
Ý thức về sự phong phú này, chỉnh phủ Việt Nam đã triển khai Kế hoạch hành
động vì ĐDSH (BAP) từ năm 1995 với 3 mục tiêu: bảo vệ ĐDSH động vật nuôi địa
phương; giải quyết các vấn đề về môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững các
hoạt động của con người.
Lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH động vật là bảo đảm đáp ứng nhanh những
biến đổi bền vững của môi trường và hoạt động của con người. Nắm bắt được nguồn
đa dạng của địa phương một mặt cho phép nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa ngành
chăn ni mà vẫn giữ gìn được những phương pháp chăn nuôi truyền thống, mặt khác
cho phép thực hiện các chương trình quản lý việc bảo tồn các quần thể động vật
hoang dã.
1.2.1. Sự đa dạng và vị trí của nguồn gen vật ni Việt Nam
Nước ta có 50 giống nội địa. Nhưng thực ra chúng ta chưa điều tra hết. Nếu
tính trên 10000 km2, chúng ta có 1,19 con giống, vượt 10 lần mức trung bình của thế
giới. (Nước ta cũng được xếp trong 16 nước có sự đa dạnh sinh học phong phú nhất).
Danh sách một số giống vật ni nội địa Việt Nam được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Danh sách một số giống vật nuôi nội địa Việt Nam
Gia súc
Lợn
Gia cầm
Đại gia súc và khác
Gà
Khác
Lợn ỉ đen
Trâu VN
Gà Ri
Vịt Bầu Quỳ
Lợn ỉ gộc
Bò Vàng
Gà Tè (Lùn)
Vịt Bầu Bến
Lợn Móng Cái
Bị Mèo
Gà Mía
Vịt Bạch Tuyết
Lợn Ba Xun
Bị U đầu Rìu
Gà Hồ
Vịt Cỏ
Báo cáo tổng kết Biodiva
23