Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân Tích Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

LÊ THỊ PHƯƠNG YẾN

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA KHÁCH
HÀNG SAU PHẪU THUẬT THẪM MỸ TRƯỜNG HỢP:
THẨM MỸ VIỆN SÀI GÒN VENUS

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

LÊ THỊ PHƯƠNG YẾN

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA KHÁCH
HÀNG SAU PHẪU THUẬT THẪM MỸ TRƯỜNG HỢP:
THẨM MỸ VIỆN SÀI GÒN VENUS
Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển (QTLVSK)
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này được thực hiện đúng qui trình, qui định của
nhà trường, không sao chép hoặc nhờ người khác viết. Bên cạnh sự hỗ trợ và hướng
dẫn của TS. PHẠM KHÁNH NAM tất cả các bước, các công việc của nghiên cứu
được chính tác giả thực hiện. Đối tượng khảo sát, thơng tin thu thập, kết quả xử lý
và nguồn gôc dữ liệu trích dẫn là rõ ràng và hồn tồn trung thực. Nếu có vi phạm
hoặc có đạo văn tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Phương Yến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Phần tiếng Việt
2. Phần tiếng Anh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề: ........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .......................................................................4
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6
2.1 Lý thuyết đo lường chất lượng cuộc sống ........................................................6
2.2 Định nghĩa phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ ...................................9
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan .........................................10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................14
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14


3.3 Xây dựng thang đo cho nghiên cứu: ............................................................... 17
3.4 Khung phân tích và mơ hình nghiên cứu ........................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 21
4.1 Tổng quan về ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam và địa điểm nghiên cứu
.............................................................................................................................. 21
4.1.1 Tổng quan về ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam ............................ 21
4.1.2 Tổng quan về Thẩm Mỹ Viện Sài Gòn Venus ..........................................22
4.2 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng phẫu thuật thẩm mỹ đến chất lượng cuộc
sống .......................................................................................................................25
4.2.1 Giới thiệu về mẫu khảo sát: ....................................................................25
4.2.2 Thống kê khách hàng và hiệu quả quảng cáo của TMV .........................27
4.2.3 Lý do sử dụng dịch vụ và đánh giá về TMV ............................................28

4.3 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cuộc
sống .......................................................................................................................40
4.3.1 Thống kê mô tả biến định lượng .............................................................. 40
4.3.2 Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach'S Alpha ............... 42
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................. ........................................ 45
4.3.4 Phân tích hồi qui bội ..................................... ........................................ 40
4.4 Kết quả tác động biến trung giang ..................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ..................................54
5.1 Kết luận ...........................................................................................................54
5.2 Gợi ý giải pháp ............................................................................................... 54
5.3 Ý nghĩa nghiên cứu .........................................................................................57
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Tài liệu tham khảo trên Website
Tài liệu tham khảo tiếng Anh


PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt


CLCS

Chất lượng cuộc sống

DV

Dịch vụ

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

GD

Giáo dục

KT

Kinh tế

MT

Mơi trường

PTM

Phẩu thuật mũi

PTTH


Phẫu thuật tạo hình

PTTM

Phẫu thuật thẩm mỹ

QoL

Chất lượng cuộc sống

SK

Sức khỏe

SPSS

Phần mềm thống kê

TMV

Thẩm Mỹ Viện


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.2 Thang đo chất lượng cuộc sống ...................................................... Trang 17
Bảng 3.3 Thang đo điều kiện kinh tế, môi trường, sức khỏe ....................................18
Bảng 4.1 Đặc điểm về tuổi, khu vực và giới tính .....................................................25
Bảng 4.2 Đặc điểm nghề nghiệp ...............................................................................26
Bảng 4.3 Tần suất sử dụng ........................................................................................27
Bảng 4.4 Hiệu quả quảng cáo ...................................................................................27

Bảng 4.5 Lý do sử dụng dịch vụ nâng mũi ............................................................... 28
Bảng 4.6 Niềm tin khi lựa chọn TMV ......................................................................29
Bảng 4.7 Chất lượng cuộc sống, sức khỏe ................................................................ 29
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của những cơn đau ..................................................................30
Bảng 4.9 Đánh giá của khách hàng về cuộc sống .....................................................31
Bảng 4.10 Đánh giá cá nhân .....................................................................................33
Bảng 4.11 Đánh giá cá nhân về thông tin ................................................................ 34
Bảng 4.12 Mối quan hệ với người xung quanh ........................................................35
Bảng 4.13 Đánh giá sự hài lòng ................................................................................35
Bảng 4.14 Cảm giác tiêu cực ....................................................................................38
Bảng 4.15 Hiệu quả sau phẫu thuật...........................................................................39
Bảng 4.16 Thống kê mô tả biến phụ thuộc ............................................................... 40
Bảng 4.17 Thống kê mô tả biến độc lập ..................................................................41
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập....................43
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến phụ thuộc ..............45
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .....................................................46


Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................46
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .....................................................47
Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................48
Bảng 4.24: Hệ số xác định hồi qui và hệ số phương sai ANOVA............................ 49
Bảng 4.25: Kết quả hồi qui theo phương pháp Enter ...............................................50
Bảng 4.26 Kiểm định ANOVA .................................................................................53


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mơ hình chất lượng cuộc sống .......................................................... Trang 8
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................14
Hình 3.4 Khung phân tích và mơ hình nghiên cứu ...................................................20

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa ................................ 51
Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram (mơ hình 1) ......................................................52
Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P Plot (mơ hình 1) .........................................................52


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Phần tiếng Việt
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong bối cảnh ngày nay diện mạo ngày
càng đóng vai trị quan trọng cho sự thành cơng trong cơng việc, học tập, hơn
nhân… Chính vì thế PTTM được khách hàng nghĩ đến như là một giải pháp cho sự
toàn diện hơn, tuy nhiên chất lượng cuộc sống sau PTTM là đều đáng để lưu ý, vì
bất kỳ khách hàng nào tham gia dịch vụ cũng mong muốn có chất lượng cuộc sống
tốt hơn trong nghiều khía cạnh.
Mục tiêu nghiên cứu:Phân tích chất lượng cuộc sống của khách hàng sau
phẫu thuật thẫm mỹ tại TMV Sài Gòn Venus, đặc biệt là phẫu thuật nâng mũi.
Nghiên cứu đã cho thấy chất lượng cuộc sống gồm có hai thành phần chính, trước
hết xét về khía cạnh vật chất bao gồm thu nhập, lương thực, thực phẩm và y tế giáo dục. Mặt khác, tinh thần của con người như sự n vui, hạnh phúc, an tồn
sống trong mơi trường trong lành.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình của WHOQOL -100
Đó là một biện pháp đa chiều để đánh giá chủ quan QoL thông qua bảng câu hỏi
(WHOQOL-BREF). Tổng cộng có 245 khách hàng đến phẫu thuật nâng mũi tham
gia nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật mũi có tác động mạnh
mẽ đến chất lượng cuộc sống của khách hàng qua nhiều khía cạnh.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi qui đã tìm thấy được mối quan hệ
tích cực giữa tất cả nhân tố với chất lượng cuộc sống, vì vậy để cải thiện chất lượng
cuộc sống cần chú trọng nâng cao các nhân tố này.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu cho chất lượng cuộc sống của khách
hàng sau phẫu thuật thẩm mỹ có chất lượng tốt, thay đổi theo hướng tích cực. Dựa
trên kết quả nghiên cứu tác giả cũng đưa ra các giải pháp về điều kiện kinh tế và
giải pháp về nhân lực.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, Phẫu thuật thẩm mỹ, WHOQOL-BREF,
Phẫu thuật nâng mũi.


2. Phần tiếng Anh
Abstract:
Motivation: In today's context, appearance is increasingly important for success in
work, study, or marriage Plastic surgery is thought by customers as a solution to
improve their appearance. Many customer who buys the service wishes to have a
better quality of life in many aspects. However, quality of life after plastic surgery
is doubtful.
Research objectives: This study analyses the quality of customers' lives after
comestic surgery at Saigon Beauty Salon, especially rhinoplasty surgery. Research
has shown that the quality of life consists of two main components, first in terms of
material aspects including income, food, food and health - education. On the other
hand, the spirit of people is like the peace, happiness, safety in a clean environment.
Methods: The study uses WHOQOL-100 model. It is a multi-dimensional measure
to subjectively assess QoL through questionnaires (WHOQOL-BREF). A total of
245 customers came to the rhinoplasty surgery to participate in this study.
Results: Research results show that nose surgery has a strong impact on the quality
of life of customers in many respects. The results of regression analysis have found
a positive relationship between all factors with quality of life, so improving the
quality of life should focus on improving these factors.
Conclusion: Research results show that nose surgery has a positive impact on the
quality of life of customers. Based on the research results, the author also offers
solutions related to economic and human resources conditions.
Key: Quality of Life, Plastic surgery, WHOQOL-BREF, Rhinoplasty surgery


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Theo số liệu của Hội Giải phẫu thẩm mỹ quốc tế, 10.7 tỷ Euro là số tiền đã
được chi cho các vật liệu và hóa chất chỉ tính riêng năm 2017 trong các quy trình
phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới, thị trường của ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm
mỹ được kỳ vọng sẽ đạt 11.5 tỷ euro vào năm 2018, và có thể sẽ tăng gấp đơi trong
vịng 7 năm từ 2014-2021. Hiện, 5 quốc gia đứng đầu về số ca phẫu thuật thẩm mỹ
là Mỹ, Brazil, Nhật, Italia, và Mexico - chiếm 41.4% ca trên tồn thế giới, trong đó,
phẫu thuật nâng ngực vẫn là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong năm 2016,
chiếm 15.8% ca làm đẹp, tiếp đó là hút mỡ chiếm 14%, phẫu thuật mí mắt chiếm
12.9% và nâng mũi chiếm 7.6%. Theo Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ của Mỹ, chỉ
riêng trong năm 2016, người Mỹ đã chi hơn 15 tỷ USD cho các dịch vụ, tăng 11%
so với năm 2015. Châu Á hiện đang thị trường sính cơng nghệ phẫu thuật thẩm mỹ
nhất, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Hội Giải phẫu thẩm mỹ quốc
tế, châu Á sẽ vượt châu Âu vào năm 2018 về mức độ chi tiêu dành cho phẫu thuật
thẩm mỹ. (Lan Anh, 2018).
Nghiên cứu của Zojaji và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng PTTM có ảnh
hưởng đáng kể đến sự nghiệp và hạnh phúc hôn nhân, 78% phụ nữ cho rằng PTTM
là cần thiết, Nam giới thì ít quan tâm đến vấn đề này hơn (chỉ 22%).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Nguyễn Phước cũng đã chứng minh
PTTM đang là một lĩnh vực tìm năng tại Việt Nam, yếu tố tác động mạnh nhất đến
quyết định PTTM là từ áp lực xã hội. Có 54% giới trẻ cho rằng PTTM là cần thiết.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện là thành phố lớn nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại
Việt Nam. Trung bình, mỗi năm có khoảng 100000 trường hợp thực hiện phẫu
thuật, tại 53 phòng khám được cấp phép (45 bệnh viện chuyên khoa và 8 bệnh viện
đa khoa), theo thông tin của Hiệp hội Thẩm mỹ và Thẩm mỹ học TP.HCM cuối
năm 2016. Trong đó, có khoảng 6500 phụ nữ đặt túi nâng ngực, đa số khách hàng là
phụ nữ ở độ tuổi 20-35, kế đến là nhóm phụ nữ 35-50 tuổi, cá biệt có phụ nữ trên 60



2

tuổi. Tỉ lệ khách hàng là người Việt Nam chiếm 75-80%. Khách hàng là công nhân,
viên chức chiếm tỉ lệ 20%, thương gia chiếm 20%, người ngoại tỉnh (nhiều người là
nông dân) khoảng 30% (đối tượng này thường đi phẫu thuật sửa mắt, mũi); 30%
khách hàng còn lại chủ yếu là các bà nội trợ ở độ tuổi 40-50. (thống kê Hiệp hội
Thẩm mỹ, 2018)
Trong bối cảnh ngày nay diện mạo ngày càng đóng vai trị quan trọng cho sự
thành công trong công việc, học tập, hôn nhân. Đặc biệt đối với các ngành nghề
như: giải trí, quảng cáo, làm đẹp, hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,
những người thường xuyên tiếp xúc khách hàng đối tác.... thì diện mạo bên ngồi
cũng đóng góp khơng nhỏ cho cơng việc.
Đa phần nhiều người tìm đến PTTM là vì bản thân kém tự tin về ngoại hình. Chiếc
mũi lệch, mắt một mí, gương mặt hàm hơ/móm, thân hình q khổ… mọi khuyết
điểm đều có thể cải thiện để mang lại sự tự tin.
Ở bất kì một giai đoạn hay thời kì nào cái đẹp hình thể cũng là chủ đề được nhiều
người quan tâm. Dù tiêu chuẩn mực thước về cái đẹp có phần khác nhau, nhưng
chung quy lại mong ước được trở nên xinh đẹp hơn trước mắt người đối diện đến
nay đã là nhu cầu. Đẹp trong xã hội hiện đại có thể xem như một nhu cầu sống. Đó
là lý do chúng ta sẽ thấy nhiều chị em phụ nữ nói “khơng trang điểm thì khơng ra
đường”, hay ngày càng nhiều cánh mày râu tìm đến các bệnh viện thẩm mỹ để cải
thiện nhan sắc.
Xét trên một góc nhìn nào đó, phẫu thuật thẩm mỹ chính là mong ước hướng tới cái
đẹp. Phẫu thuật thẩm mỹ được xem là chiếc cầu nối để hồn thiện hình thể, cịn đích
đến chính là sự tự tin. Khi tự tin, con người ta đủ can đảm để làm nhiều thứ khiến
cuộc sống tươi đẹp hơn.
Một người mang khuyết điểm hàm hơ ln phải che miệng khi cười muốn tìm
đến phẫu thuật hàm mặt, một phụ nữ có đơi mắt một mí ngại ngần khi đi xin việc,
một người với thân hình quá khổ cứ phải nhịn ăn mà chưa biết hiệu quả ra sao, hay

một phụ nữ sau sinh tự ti vì vịng ngực chảy sệ… Tất cả họ đều có nhu cầu và mong


3

muốn được tự tin hơn về hình thể của chính mình, để đối diện với mọi người, đối
diện với cuộc sống của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là mong ước cải
thiện chính đáng.
Bên cạnh đó phẫu thuật thẩm mỹ còn giúp cho những người khi sinh ra có
khn mặt bị khiếm khuyết như hở hàm ếch chỉnh lại sống mũi giúp dễ thở hơn,
mũi nhìn hài hịa khn mặt, và những người khơng may bị tai nạn thì PTTH và
PTTM tác động giúp cho họ lấy lại tự tin và động lực để sống và làm việc. Phẫu
thuật thẩm mỹ cịn góp phần truyền tải nhiều câu chuyện đời thực, có giá trị nhân
văn sâu sắc.
Tuy nhiên, việc làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ cần được suy xét nghiêm
túc và rõ ràng để không tự biến mình thành thảm họa thẩm mỹ.
Những ảnh hưởng của phẫu thuật thẩm mỹ đến chất lượng cuộc sống đã được
được đánh giá trong các nghiên cứu trước đây.
Thay đổi chất lượng cuộc sống sau khi phẫu thuật thẩm mỹ đã được đánh giá
trong nhiều nghiên cứu khác nhau tùy theo loại phẫu thuật kết quả khác nhau đã thu
được. Một số nghiên cứu đã thể hiện sự cải thiện về chất lượng cuộc sống và sự tin
cậy sau phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng một số nghiên cứu khác không cho thấy tác
dụng có lợi của phẫu thuật thẩm mỹ trên bệnh nhân chất lượng cuộc sống và sức
khỏe tâm thần.
Nghiên Cứu Ảnh hưởng Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Đến Chất Lượng Cuộc Sống
Của Khách Hàng có thể góp phần làm rõ hơn tác động Phẫu thuật thẩm mỹ được
thực hiện để cải thiện sự hài lòng và cũng để cải thiện sức khỏe tâm lý của khách
hàng bằng cách cải thiện bản thân sự tự tin, thuận lợi trong công việc. Kết quả
nghiên cứu này sẽ giúp cho khách hàng có những thơng tin, lựa chọn chính xác khi
có nhu cầu Phẫu thuật thẩm mỹ. Nghiên cứu này phần nào giải thích tính hiệu quả

và đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp nâng cao chất lượng chăm sóc khách
hàng để mang đến sự hài lịng, chất lượng cuộc sống khi Phẫu thuật thẩm mỹ.


4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của khách hàng sau khi phẫu thuật thẩm
mỹ mũi.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
-

Phân tích chất lượng cuộc sống của khách hàng khi phẫu thuật thẩm mỹ
mũi.

-

Đưa ra được những chính sách, đóng góp giúp chất lượng cuộc sống của
khách hàng sau khi phẫu thuật ngày được nâng cao hơn.

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Chất lượng cuộc sống của khách hàng như thế nào sau khi phẫu thuật thẩm
mỹ mũi?

-

Khách hàng mong muốn điều gì sau phẫu thuật thẩm mỹ?


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng cuộc sống của khách hàng đến Thẩm
Mỹ Viện phẫu thuật mũi.

-

Đối tượng khảo sát là khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi đến phẫu
thuật thẩm mỹ tại Thẩm Mỹ Viện Sài Gòn Venus.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
-

Khách hàng đến phẫu thuật thẩm mỹ tại Thẩm Mỹ Viện Sài Gòn Venus.

-

245 khách hàng được chọn ngẫu nhiên đến phẫu thuật nâng mũi tại Thẩm
Mỹ Viện Sài Gòn Venus bằng phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phiếu khảo sát

-

Bảng hỏi điều tra gồm các câu hỏi đánh giá tác động phẫu thuật thẩm mỹ
đến chất lượng cuộc sống của khách hàng khi PTTM.

-


Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2018 đến 3/2019.


5

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể như
sau:
-

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn riêng với 15 khách
hàng ngẫu nhiên. Thời gian phỏng vấn dự kiến là 15 phút cho mỗi bảng khảo
sát. Người được phỏng vấn được yêu cầu đưa ra nhận xét ý nghĩa cho từng câu
hỏi khảo sát và đưa ra ý kiến cải thiện sau khi phẫu thuật nâng mũi Tất cả ý
kiến đóng góp sẽ được ghi lại cụ thể dùng để bổ sung cho bảng câu hỏi chính
thức để thực hiện nghiên cứu định lượng.

-

Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo và giá
trị trung bình thang đo từ việc phát phiếu khảo sát các khách hàng đến thựa hiện
dịch vụ phẫu thuật mũi tại Thẩm Mỹ Viện, đổng thời phân tích xác định tác
động phẫu thuật mũi đến chất lượng cuộc sống của khách hàng làm cơ sở để đề
xuất giải pháp.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết đo lường chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống (QoL), được định nghĩa là nhận thức “cá nhân về vị trí
của họ trong cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và giá trị các hệ thống mà họ sống
và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng của họ, tiêu chuẩn và mối quan tâm’ là một cửa
sổ thông qua để kiểm tra nhận thức của bản thân (World Health Organization
Quality of Life Group, 2009).
Yan Hongbo (2010) cho rằng chất lượng cuộc sống là nhận thức chủ quan về
tác động của tình trạng sức khỏe, bao gồm cả bệnh và điều trị, về thể chất, tâm lý và
phúc lợi xã hội.
Chất lượng cuộc sống cịn được xem là quan điểm tồn diện về sức khỏe phúc
lợi và sự đáp ứng điều kiện nào đó, hay nói các khác chất lượng cuộc sống phản ánh
trạng thái thỏa mãn tâm lý hoặc thực tế của chủ thể về thế giới xung quanh (Pablo
và cộng sự, 2011)
Theo Vũ Khiêu (2012) chất lượng cuộc sống được hiểu là sự thỏa mãn một số
nhu cầu cơ bản của con người, chất lượng cuộc sống được thể hiện qua hai mặt : lối
sống và mức sống.
Mức sống là trình độ sinh hoạt vật chất của con người phản ánh trình độ đạt
được về mặt sản xuất và là phương tiện để đánh giá chất lượng cuộc sống; Lối sống
là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, giai
cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống : trong lao động, hưởng
thụ, trong quan hệ, giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
Chất lượng cuộc sống không chỉ là mức sống của người dân về phương diện
vật chất mà chất lượng cuộc sống còn thể hiện sự cảm nhận hạnh phúc của một cá
nhân hay nhóm dân cư như : được sống trong mơi trường tự nhiên và môi trường xã
hội lành mạnh. Chất lượng cuộc sống thực chất không chỉ là một khái niệm hữu
hình, bởi vậy khó có thể tính tốn cụ thể một cách chính xác mọi tiêu chí được. Tuy


7


nhiên, một số tiêu chí về mức sống có thể định lượng khá rõ ràng, các tiêu chí về
đời sống tinh thần có thể đo bằng các chỉ số định tính tương đối.
Chất lượng cuộc sống gồm có hai thành phần chính, trước hết xét về khía cạnh
vật chất bao gồm thu nhập, lương thực, thực phẩm và y tế - giáo dục. Mặt khác, tinh
thần của con người như sự n vui, an tồn sống trong mơi trường trong lành.
Do vậy, khó có thể định nghĩa một cách hồn chỉnh thế nào là chất lượng cuộc
sống, nhưng có thể định nghĩa một cách khái quát là: “Chất lượng cuộc sống là sự
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong hoạt động sống nhằm
mục đích thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người”.
Đo lường chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống được đo bằng WHOQOL -100. Đó là một biện pháp đa
chiều để đánh giá chủ quan QoL
Cấu trúc chất lượng cuộc sống dựa trên sáu lĩnh vực: Vật lý, Tâm lý, cấp độ
độc lập, mối quan hệ xã hội, môi trường (WHOQOL-100), bên cạnh đó cịn có yếu
tố hạnh phúc, (Peter Hills và cộng sự, 2002).


8

Hình 2.1 Mơ hình chất lượng cuộc sống
Nguồn: Canavarro và cộng sự (2009) và Peter Hills và cộng sự (2002)


9

Sức khỏe (WHO) xác định: “Chất lượng cuộc sống y tế là một trạng thái hoàn
thiện về thể chất, tinh thần và xã hội không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh
tật”.
2.2 Định nghĩa phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ
Từ Phẫu thuật tạo hình (Plastic surgery) lần đầu tiên được Von Graefe, một

phẫu thuật viên người Đức, sử dụng trong cuốn sách Tạo hình mũi (Rhinoplastik)
của mình vào năm 1818. Cũng kể từ đây, danh từ này đã trở thành một thuật ngữ
khoa học để chỉ một chuyên ngành thực ra đã hình thành và phát triển trước đó gần
5000 năm. Cùng với sự phát triển của nhiều chuyên ngành y học khác, sự đóng góp
của khoa học và cơng nghệ tiên tiến đã định hình một cách chắc chắn cho chuyên
ngành Phẫu thuật tạo hình (PTTH) hiện đại, nhưng điều này khơng làm thay đổi
mục đích vốn có của Phẫu thuật tạo hình, đó là phục hồi hay tái tạo lại hình dạng
chức năng bình thường của cơ thể, cũng như tạo ra sự hoàn thiện hơn cho cơ.
Theo Trần Xuân Thạch (2016) Phẫu thuật tạo hình là loại hình phẫu thuật nhằm
phục hồi chức năng, phục hồi cấu trúc giải phẫu của các bộ phận trong cơ thể, nhằm
sửa chữa những biến dạng bẩm sinh hay do quá trình bệnh lý.
Phẫu thuật tạo hình (PTTH): là một chuyên khoa y học liên quan đến việc
sửa chữa, tái tạo hay phục hồi một hình dạng hoặc chức năng. Đó là những phẫu
thuật liên quan tới các q trình bệnh lý ở da và mơ mềm che phủ cơ thể (mỡ, cân
cơ, mạch máu, thần kinh...) như bị bỏng, trừ các cơ quan nội tạng. Hoặc là những
phẫu thuật các khối u ở da, dù đó là u bẩm sinh hay mắc phải, lành tính hay ác tính,
u da hay u máu, u ở vùng đầu hay ở chân...(Trần Xuân Thạch, 2016).
Phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM): là một ngành được biết đến nhiều nhất trong
chuyên khoa phẫu thuật tạo hình. Nó bao gồm tất cả các phẫu thuật, thủ thuật, biện
pháp nhằm cải thiện những thiếu sót hay sự chưa hồn thiện một bộ phận trên một
người bình thường, hoặc sửa chữa những dấu ấn do thời gian để lại trên cơ thể như
căng da mặt, hút mỡ... Loại phẫu thuật này thường được làm theo yêu cầu của
khách hàng. (Trần Xuân Thạch, 2016)


10

Phẫu thuật thẩm mỹ được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy cảm nhận mỗi
người. Có người định nghĩa nó là cách tạo ra một con người hoàn toàn khác, người
lại cho nó là giải pháp “lột xác” ngoại hình.

Có thể định nghĩa phẫu thuật thẩm mỹ chính là những can thiệp có chủ đích
lên cơ thể con người, nhờ vào sự phát triển của khoa học để giúp con người trở nên
đẹp đẽ hơn. Được ví như một “phép màu đổi đời” cho bất kì ai có ngoại hình “hạn
chế”. Bất kể dù là giới tính hay ngành nghề nào, bạn đều có thể thẩm mỹ làm đẹp,
để trở nên tự tin và thành công hơn trong cuộc sống.
Sarwer và cộng sự (2009) cho rằng PTTM là loại phẫu thuật làm theo sự khao
khát của mỗi cá nhân nhằm mục đích mang lại sự thay đổi
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đã được thực hiện tại rất nhiều nơi
trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu về sự hài lòng của
khách hàng đối với một dịch vụ y tế đặc thù như phẫu thuật thẩm mỹ là không
nhiều, thường tập trung vào một số khía cạnh nhất định của cuộc sống như đời sống
sau hôn nhân (Davai và cộng sự, 2018), hoặc vào loại phẫu thuật như phẫu thuật
chỉnh hình hàm (Alzoubi và cộng sự (2017), hay phẫu thuật tạo hình mũi (Zojaji và
cộng sự, 2014; Mousavi và cộng sự 2018). Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy
phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm tăng sự hài lòng của khách hàng với các mức độ
khác nhau trên các thang đo hài lòng ở các khía cạnh khác nhau.
Davai và cộng sự (2018) nghiên cứu về tác động của phẫu thuật thẩm mỹ đến
sự hài lịng của hơn nhân và hơn nhân của phụ nữ đã lập gia đình ở Tehran. Đây là
nghiên cứu so sánh nhân quả bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên của những
người tham gia bằng bảng câu hỏi về sự hài lịng của hơn nhân bao gồm tất cả phụ
nử ở Tehran trong nửa cuối năm 2005
Để phân tích dữ liệu dựa vào thống kê mô tả cũng như phân tích một chiều
phương sai (ANOVA) và phân tích đa biến phương sai (MANOVA) được chạy với
SPSS phần mềm (phiên bản 21, Chicago, IL, USA). Mẫu nghiên cứu bao gồm 44 cá
nhân có dùng mỹ phẫm trên khn mặt, 51 cá nhân xin nộp đơn phẫu thuật thẩm


11


mỹ, và 55 người không nộp đơn thông qua bảng câu hỏi về sự hài lịng hơn nhân đã
được sử dụng cho tất cả các thí sinh. Bảng câu hỏi chứa 12 biến sau: biến dạng lý
tưởng, sự hài lòng của hôn nhân, vấn đề nhân cách, giao tiếp, con người giải quyết,
quản lý tài chính, hoạt động giải trí, vấn đề tình dục, trẻ em, ni dạy con cái, gia
đình và bạn bè, vai trị bình đẳng và tơn giáo sự định hướng.
Các kết quả thu được trong nghiên cứu này là dấu hiệu của tác động của phẫu
thuật thẩm mỹ về sự hài lịng của hơn nhân. Ngồi ra, theo kết quả thu được bằng
cách kiểm tra thành phần sự hài lịng của hơn nhân, đối tượng trong ba nhóm phẫu
thuật, người nộp đơn và kiểm sốt khác biệt đáng kể về mặt tất cả các thành phần
hài lịng của hơn nhân ngoại trừ cho các thành phần của quan hệ tình dục, hơn nhân,
trẻ em, và định hướng tơn giáo. Ngồi ra, kết quả của nghiên cứu này phù hợp với
kết quả của các nhà nghiên cứu khác động lực các yếu tố làm tăng nhu cầu phẫu
thuật ngực cho thấy rằng các đối tượng báo cáo lớn hơn cảm giác nữ tính, hấp dẫn
cao hơn, ít cảm giác xấu hổ trong sự hiện diện của đàn ông, cải thiện đời sống tình
dục và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác là yếu tố động lực quan trọng được xem
xét trong nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ. Trong bối cảnh này, nghiên cứu này là phù
hợp với kết quả của một nghiên cứu khác nữa đánh giá mối quan hệ giữa việc đăng
ký phẫu thuật thẩm mỹ và sự hồn hảo, ngoại hình lược đồ, sự hài lòng với phong
cách lãng mạn và quan hệ. Họ cho rằng nhu cầu về phẫu thuật thẩm mỹ có thể được
dự đốn dựa trên kích thước cầu tồn, lược đồ xuất hiện và sự hài lòng về mối quan
Theo kết quả, có thể lập luận rằng phẫu thuật thẩm mỹ và mong đợi của người nộp
đơn cho kết quả tích cực của phẫu thuật thẩm mỹ có thể có hài lịng của hơn nhân.
Alzoubi và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá tác động phẫu
thuật chỉnh hình hàm đến chất lượng cuộc sống. Mẫu nghiên cứu bao gồm: 20
người trong đó nam 10 nữ 10 với tuổi trung bình là 21,4 năm, những người thực
hiện phẫu thuật chỉnh hình với chuyển động của ít nhất một hàm từ tháng 11 năm
2014 đến tháng 1 năm 2016
Phương pháp: 20 bệnh nhân được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi OHIP-14 tại
T0 trước khi phẫu thuật như là một đường cơ sở. Bệnh nhân được theo dõi và yêu



12

cầu điền OHIP-14 bảng câu hỏi tại hai khoảng thời gian xác định, T1 ( 6 tuần phẫu
thuật) và T2 ( 6 tháng sau phẫu thuật). Điểm OHIP-14 tại T0, T1 & T2 được so sánh
để đánh giá tác động của phẫu thuật chỉnh hình đến chất lượng cuộc sống.
Kết quả là: Sức khỏe răng miệng liên quan đến chất lượng cuộc sống của 20
bệnh nhân cho thấy rằng cải thiện tổng thể điểm OHIP-14 ở T1 so sánh đến điểm
gốc (T0), theo sau tại (T2) tổng thể OHIP-14 biểu thị một cải tiến lớn so với (T0).
Kết quả thu được trong nghiên cứu này xuất hiện đầy hứa hẹn liên quan đến các mối
nguy hiểm ngắn hạn và những khó khăn mà bệnh nhân trải qua để có được lợi ích
lâu dài. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng những người trải qua phẫu thuật chỉnh
hình, người quan tâm nhiều hơn đến thẩm mỹ khía cạnh hơn những người khác, có
thể có vấn đề tâm lý và vì vậy kết luận của bài nghiên cứu này chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân được cải thiện đáng kể sau phẫu
thuật chỉnh hình
Zojaji và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và
sức khỏe tổng quát của bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật tạo hình mũi.
Nghiên cứu được thực hiện với các bệnh nhân từ 18 tuổi đến 55 tuổi dựa vào
bảng câu hỏi sức khỏe tổng quát (GHQ-28) và chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y
tế Thế giới với bảng câu hỏi (WHOQOL-BREF) đã được hoàn thành bởi một điều
tra viên duy nhất cho tất cả bệnh nhân, trước và 3 tháng sau khi tạo hình mũi. Tổng
số 50 bệnh nhân được ghi danh vào nghiên cứu này. Nhìn chung, 78% là phụ nữ và
22% là nam giới. QoL không thay đổi đáng kể (p <0,05) ngoại trừ lĩnh vực tâm lý,
không phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân và giáo dục. Ngồi ra,
thay đổi sức khỏe nói chung sau khi tạo hình mũi khơng có ý nghĩa thống kê (p>
0,05) và khơng phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng hơn nhân. Có vẻ như
tạo hình thẩm mỹ khơng có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe nói chung và QOL
ngoại trừ lĩnh vực sức khỏe tâm lý của nó.
Nghiên cứu của Mousavi và cộng sự (2018) cũng tập trung đánh giá chất

lượng cuộc sống của người lớn trước và sau khi tạo hình mũi tại Iran.


13

Phương pháp thu thập dữ liệu từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016, với
83 bệnh nhân trên 16 tuổi tìm kiếm thủ thuật tạo hình thẩm mỹ. Thơng tin nhân
khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục, nghề nghiệp và thu
nhập hàng tháng của bệnh nhân được ghi nhận. Phiên bản SF-36 2, quy mô tự đánh
giá Rosenberg (RSES) và bảng câu hỏi WHOQOL-BREF đã được hoàn thành bởi
một người được đào tạo người phỏng vấn cho tất cả bệnh nhân, trước và 6 tháng sau
khi tạo hình mũi. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng cách sử dụng SPSS ver. 16.
Kết quả trước và sau khi phẫu thuật được so sánh. Trong tất cả các trường hợp và
tất cả các câu hỏi, QOL đã được cải thiện sau khi tạo hình mũi. Sự khác biệt đáng
kể đã được quan sát thấy trên sáu yếu tố bao gồm SF-36 (p = 0,003), sức khỏe tổng
quát (p = 0,002), sức sống (p = 0,005), chức năng xã hội (p <0,001), vai trò cảm xúc
(p = 0,02), và tình trạng sức khỏe tâm thần (p = 0,012). Theo bảng câu hỏi RSES và
WHOQOL-BREF, lòng tự trọng (p = 0,002), sức khỏe tâm lý (p <0,001), mối quan
hệ xã hội (p <0,001), và chất lượng cuộc sống nói chung (p = 0,001) chỉ ra sự khác
biệt đáng kể.


×