Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chặng đường thú vị của vụ sáp nhập chấn động Âu châu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.41 KB, 4 trang )

Chặng đường thú vị của vụ sáp nhập chấn động Âu châu
Hãng thép Arcelor cuối cùng cũng đã chấp nhận để Mittal, hãng thép lớn nhất thế
giới, mua lại, qua đó đánh dấu một thắng lợi to lớn cho ông chủ Lakshmi Mittal
và cả các cổ đông của Arcelor.


Cuộc đấu quyết liệt giữa Arcelor và Mittal đã mang lại những cảm xúc thú vị trong lịch
sử ngành thép thế giới. Cuối cùng sau 5 tháng theo đuổi sát sao, Mittal, vốn đã là hãng
thép lớn nhất thế giới, đã mua được Arcelor, qua đó tạo ra một tập đoàn mới còn lớn
hơn thế nữa và vững vàng ở ngôi đầu trong ngành.

Cụ thể, vào ngày Chủ nhật 25/6 vừa qua, hội đồng quản trị Arcelor đã chấp nhận đề
nghị bỏ thầu trị giá 32,2 tỷ USD của Mittal, một mức giá cao hơn tới 40% so với giá
Mittal bỏ thầu hồi tháng 1/2006.

Sau vụ sáp nhập này, Arcelor-Mittal đã là hãng thép lớn nhất thế giới mà tầm cỡ của nó
lớn gấp 3 lần đối thủ gần nhất trong bảng xếp hạng các đại gia ngành thép.

Đây rõ ràng là một chiến thắng vang dội của Lakshmi Mittal, nhà tỷ phú người Anh gốc
Ấn đứng sau thương vụ này, và cả các cổ đông của Arcelor. Các nhà đầu tư khác ở
châu Âu sẽ còn nhớ mãi trường hợp hiếm hoi này, khi các cổ đông trở thành người
chiến thắng sau khi hãng của mình bị mua lại.

Mittal từ lâu đã có ý nghĩ rằng ngành công nghiệp thép sẽ được thống trị bởi những
hãng chế tạo có năng lực sản xuất hơn 100 triệu tấn thép mỗi năm. Để thực hiện ý đồ
này, thay vì thôn tính các hãng thép nhỏ như vẫn làm trước đây, hồi tháng 1/2006 ông
đã gây sốc cho hầu hết các nhà quan sát với việc thể hiện một quyết tâm cao độ trong
việc thôn tính Arcelor, hãng thép lớn thứ hai thế giới.

Hãng thép Mittal hy vọng sự kết hợp giữa sản phẩm giá thành rẻ của mình và thị
trường có mức lợi nhuận biên cao của Arcelor cùng tầm cỡ của hãng thép mới sau khi


sáp nhập sẽ tạo nên một vị thế mới mạnh mẽ hơn nữa, đủ sức nặng để áp đặt giá bán
cũng như ngồi vào bàn thương lượng để có được mức giá thấp hơn cho nguyên liệu
thô đầu vào, qua đó tiếp tục duy trì sự bùng nổ trong ngành công nghiệp thép, vốn đã
được kích hoạt bởi nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với mặt hàng kim loại
này.

Lần tiếp cận đầu tiên của Mittal với Arcelor đã làm dấy lên một cuộc khẩu chiến, và cả
những hành động kèm theo. Guy Dollé, Giám đốc điều hành Arcelor, đã dùng đủ các
chiến thuật để phá bĩnh nỗ lực của Mittal, cái mà ông gọi là “150% thù địch”. Hành động
của ông được các chính trị gia châu Âu ủng hộ. Chính phủ Pháp và Luxembourg nói
riêng đã e ngại việc một hãng nước ngoài có ý định cầm cương nhà vô địch về thép
của họ, cho dù Mittal cũng chẳng hẳn là người ngoài, khi đăng ký kinh doanh tại Hà Lan
và được điều hành từ London.

Việc chống lại thương vụ đó xảy ra trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa bảo hộ đang lan
rộng ở châu Âu khi
các chính quyền nơi
đây cố can thiệp vào
các thương vụ giữa
các hãng trong nước
với nước ngoài.

Được đà, Arcelor đã sử dụng mọi cách ngăn cản sự thôn tính của Mittal. Một trong
những thủ thuật thường được thương trường gọi là "độc dược" để làm nản lòng Mittal.
Độc dược ở đây là Dofasco, một hãng thép Canada thuộc sở hữu của Arcelor.
Một ràng buộc đã được tạo ra là bất cứ ai mua Arcelor thì sẽ không được tách Dofasco
ra bán riêng. (Mặc dù họ biết rõ Mittal có ý định bán Dofasco cho tập đoàn Thyssen,
nếu mua được Arcelor). Sau này Arcelor phủ nhận việc họ đã dùng thủ đoạn này để
gây thiệt hại cho người mua là Mittal.


Thế nhưng điều đó cũng chưa khó chịu cho bằng việc Giám đốc điều hành Dollé cứ cố
tô vẽ hình ảnh mình như một hãng thép mang trên mình "những giá trị văn hoá của cả
châu Âu" và cho rằng không thể chia sẻ những giá trị đó hòng ngăn cản việc sáp nhập.

Arcelor cũng đã phớt lờ những giá trị đích thực của Mittal và luôn phê phán cách quản
trị doanh nghiệp của họ. Thế nhưng đến tháng 5 vừa qua thì mới lộ ra rằng đó chẳng
qua là một đòn nữa hòng ngăn cản việc sáp nhập. Bởi Severstal đã được lọt vào mắt
xanh của hãng, trong khi trình độ quản trị doanh nghiệp của hãng thép Nga này không
thể được đánh giá cao hơn Mittal.

Dường như Severstal đã được sử dụng như một "quân xanh" trong cuộc đấu. Họ tuyên
bố chi ra 16,3 tỷ USD để trở thành cổ đông chính tại Arcelor. Và lúc đó Arcelor đã dùng
vài tiểu xảo đáng ngờ. Họ đã lên tiếng yêu cầu một nửa trong số các cổ đông đã đăng
ký bỏ phiếu phản đối lại quyết định sáp nhập với Severstal (cho có vẻ công bằng với
việc họ đã phản đối đề xuất của Mittal), song đáng ra nếu thực tâm muốn phản đối, họ
phải yêu cầu một lượng cổ đông quá bán bỏ phiếu chống.

Các cổ đông ngày càng khó chịu với những nỗ lực kiểu đó của Giám đốc Dollé và cho
rằng đó chẳng qua chỉ nhằm giúp ông ta giữ chiếc ghế lãnh đạo của mình hơn là lo cho
lợi ích của các cổ đông bằng việc kiếm về một hợp đồng lớn có lợi.

Nói về mặt pháp lý, tất cả những việc từ chống lại việc mua lại cổ phiếu nhằm phá hỏng
nỗ lực của Mittal, đến đe dọa bầu lại ban lãnh đạo và lời kêu gọi của cổ đông đòi ông
Dollé từ chức cuối cùng cũng đẩy Arcelor tới bàn đàm phán. Sự giận dữ của các cổ
đông cũng làm lắng hẳn những nỗ lực chính trị hòng giúp tránh khỏi cuộc sáp nhập với
Mittal. Luxembourg tỏ ra không đứng ở vị thế có thể giúp đỡ Arcelor, trong khi Pháp
thừa nhận họ gần như hoàn toàn bất lực trong việc can thiệp vào thương vụ đó.

Các cổ đông vẫn phải chấp nhận thương vụ đó song việc Mittal bỏ thầu giá cao hơn
càng chứng tỏ họ đã đúng khi chống lại thỉnh nguyện của ban lãnh đạo. Sự ra đời của

hãng thép Arcelor-Mittal sẽ khuyến khích các đại gia mới nổi ở các nước đang phát
triển tự tin hơn trong việc mua lại các đối thủ của châu Âu.

Thương vụ này thành công cũng làm được điều gì đó nhất định trong việc chống lại làn
sóng bảo hộ kinh tế đang lan tràn khắp Âu châu. Và các cổ đông ở đây sẽ phải lưu ý
một điều rằng ủng hộ những vị lãnh đạo không thực sự lo cho lợi ích của mình thì chính
là đang phá hoại công ty.

* Tin mới nhất, Guy Dollé, Giám đốc điều hành Arcelor, người đã gọi Mittal là "nước xịt
phòng" muốn trộn chung với "lọ nước hoa xịn" Arcelor, đã bị buộc phải rời chức vụ của
mình ngay lập tức sau khi thương vụ thành công. Tại cuộc họp báo công bố chính thức
sáp nhập, ông đã ngồi yên lặng ở hàng ghế đầu, sau đó bỏ về trước, không trả lời câu
hỏi nào của các nhà báo.

* Phát biểu tại cuộc họp báo công bố chính thức sáp nhập, Tỷ phú Lakshmi Mittal cho
rằng mình đã cưới được một cô dâu trẻ đẹp có tên Arcelor sau 5 tháng ròng kiên trì
theo đuổi với tấm lòng thành.

×