Tải bản đầy đủ (.docx) (249 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 249 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN ĐẠI HẢI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN ĐẠI HẢI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS. DƯƠNG THỊ LIỄU
2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà nội, ngày

tháng
Tác giả

Trần Đại Hải

năm 2021


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. i
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................ 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 10
1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................. 10
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 10
1.3. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................................... 11
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu
khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học.......................................................................... 11
1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về nghiên cứu khoa học trong
trường đại học........................................................................................................................... 16
1.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................................... 24
1.4. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................................ 28
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 29
1.6. Khái quát về phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
1.7. Đóng góp mới của luận án............................................................................................... 30
1.8. Kết cấu của luận án........................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHOA

HỌC CỦA GIẢNG VIÊN............................................................................................................ 32
2.1. Nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học......................................... 32
2.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học.......................................................................... 32
2.1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học............................................................................... 33
2.1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học.................................................................................. 35


iii
2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học......................................................................................... 37
2.2.1. Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học................................................................. 37

2.2.2. Đo lường kết quả nghiên cứu khoa học................................................................... 38
2.2.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học......................... 39
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trong trường đại học.................................................................................................................. 42
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài................................................................................................. 42
2.3.2. Các nhân tố bên trong.................................................................................................. 48
2.3.3. Các nhân tố rào cản...................................................................................................... 51
2.4. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 52
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 56
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................ 56
3.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................... 58
3.2.1. Lựa chọn các biến cho mơ hình nghiên cứu........................................................... 58
3.2.2. Phát triển và hiệu chỉnh thang đo.............................................................................. 61
3.2.3. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................... 74
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu.............................................................. 76
3.3.1. Phân tích dữ liệu định tính.......................................................................................... 76
3.3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp...................................................................... 77
3.3.3. Phân tích dữ liệu sơ cấp.............................................................................................. 78
3.4. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................................... 81
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 82
4.1. Khái quát hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học khối
kinh tế............................................................................................................................................. 82
4.1.1. Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên............................. 82
4.1.2. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên trường đại học
khối kinh tế................................................................................................................................ 84
4.1.3. Thành công và hạn chế trong hoạt động khoa học và công nghệ của các
trường khối kinh tế................................................................................................................... 93


iv

4.2. Mơ tả mẫu nghiên cứu...................................................................................................... 97
4.3. Phân tích khám phá và đánh giá tính tin cậy của các nhân tố trong mơ hình 106

4.3.1. Phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát thuộc nhân tố động lực
bên ngồi.................................................................................................................................. 106
4.3.2. Phân tích khám phá các nhân tố động cơ bên trong........................................... 108
4.3.3. Phân tích khám phá các nhân tố rào cản ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu
................................................................................................................................111
4.3.4. Phân tích khẳng định nhân tố.................................................................................. 114
4.3.5. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu.............................................................................. 117
4.4. Kết quả phân tích tương quan.................................................................................... 119
4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 121
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU............................................. 140
5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu............................................................................... 140
5.1.1. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên các trường đại học khối kinh tế......140
5.1.2. Kết quả phân tích định lượng.................................................................................. 143
5.2. Giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên trong các trường đại học khối kinh tế..................................................................... 153
5.2.1. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên và các trường đại học........................... 158
5.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước................................................ 166
5.3. Kiến nghị............................................................................................................................ 169
5.3.1. Đối với Chính phủ..................................................................................................... 169
5.3.2. Đối với các bộ, ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Cơng
nghệ, Bộ Tài chính và các tổ chức liên quan)................................................................. 170
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................... 171
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................................................ 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 176
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 182



v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH

Đại học

GDĐH

Giáo dục đại học

GS

Giáo sư

GV

Giảng viên

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

KHCN

Khoa học và công nghệ

KT


Kinh tế

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiên cứu sinh

NSNN

Ngân sách nhà nước

PGS

Phó giáo sư

SV

Sinh viên


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu................................................................ 55
Bảng 3.2: Thang đo kết quả nghiên cứu khoa học................................................................... 63
Bảng 3.3: Thang đo nháp các biến quan sát trong các nhân tố của mơ hình nghiên cứu 65

Bảng 3.4: Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia................................................................................ 67
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá chuyên gia....................................................................................... 69
Bảng 3.6: Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau................................................... 75
Bảng 4.1: Số lượng đề tài cấp quốc gia, đề tài nghị định thư và đề tài Quỹ Nafosted
của một số trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016......................................... 84
Bảng 4.2: Số lượng đề tài cấp bộ và tỉnh thành phố của một số trường ĐH khối KT
trong giai đoạn 2011-2016......................................................................................... 85
Bảng 4.3: Số lượng đề tài cấp cơ sở và mức chi trung bình cho các đề tài

của các

trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016.............................................................. 87
Bảng 4.4: Đề tài tư vấn bên ngoài của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016 . 88
Bảng 4.5: Tỷ lệ đề tài trên giảng viên của một số trường ĐH khối KT năm 2016...........88
Bảng 4.6: Nguồn thu của một số trường ĐH khối KT từ NCKH giai đoạn 2011-2016
89
Bảng 4.7: Số lượng công bố khoa học của các trường ĐH khối KT đã công bố giai
đoạn 2011-2016............................................................................................................ 90
Bảng 4.8: Số bài báo công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế trung bình trên
tổng số GV, nhà khoa học của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016
91
Bảng 4.9: Kết quả NCKH sinh viên của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016
92
Bảng 4.10: Phân bố mẫu khảo sát................................................................................................ 98
Bảng 4.11: Phân bố mẫu khảo sát về trình độ ngoại ngữ..................................................... 100
Bảng 4.12: Phân bố mẫu khảo sát về trình độ tin học........................................................... 101
Bảng 4.13: Phân bố mẫu khảo sát về tham gia đề tài NCKH.............................................. 102
Bảng 4.14: Phân bố mẫu khảo sát về giáo trình và sách tham khảo.................................. 102
Bảng 4.15: Phân bố mẫu khảo sát về các bài báo công bố.................................................. 103
Bảng 4.16: Phân bố mẫu khảo sát về các bài báo công bố theo điểm............................... 103



vii
Bảng 4.17: Phân bố mẫu khảo sát về hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học..........103
Bảng 4.18: Phân bố mẫu khảo sát về hướng dẫn tiến sĩ và thạc sỹ................................... 104
Bảng 4.19: Quy tắc tính điểm nghiên cứu khoa học cho mỗi giảng viên......................... 104
Bảng 4.20: Phân bố mẫu khảo sát về điểm NCKH................................................................ 105
Bảng 4.21: Kết quả phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát của biến “động
cơ bên ngoài”.............................................................................................................. 107
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố thăng tiến

và động cơ tài

chính............................................................................................................................. 108
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha thang đo nhân tố uy tín học thuật......108
Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố với các động cơ bên trong..................................... 109
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố đam mê nghiên cứu.....110
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố theo đuổi học thuật.................110
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố tự chủ và đóng góp xã hội . 111
Bảng 4.28: Kết quả phân tích khám phá nhân tố rào cản nghiên cứu............................... 111
Bảng 4.29: Kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố rào cản cơ sở vật chất.....112
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố thiếu kỹ năng và
kinh nghiệm................................................................................................................ 113
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha nhân tố khối lượng giảng dạy và
văn hóa nghiên cứu................................................................................................... 113
Bảng 4.32: Kết quả phân đánh giá độ tin cậy sau phân tích CFA...................................... 116
Bảng 4.33: Kết quả phân tích tương quan............................................................................... 120
Bảng 4.34: Ký hiệu các biến....................................................................................................... 121
Bảng 4.35: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới điểm nghiên cứu khoa
học của giảng viên..................................................................................................... 121

Bảng 4.36: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả cơng bố trên
tạp chí khoa học......................................................................................................... 124
Bảng 4.37: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới điểm nghiên cứu khoa
học cơng bố trên tạp chí trong danh mục ISI/Scopus....................................... 126
Bảng 4.38: Kết quả phân tích hồi quy kiểm định ảnh hưởng của các hoạt động nghiên
cứu khác tới kết quả công bố bài báo trong ISI/Scopus................................... 127
Bảng 4.39: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả
cơng bố bài báo ngồi danh mục ISI/Scopus...................................................... 128


viii
Bảng 4.40: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động nghiên
cứu tới điểm công bố bài báo ngoài ISI............................................................... 129
Bảng 4.41: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới điểm
nghiên cứu khoa học từ thực hiện đề tài.............................................................. 130
Bảng 4.42: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới điểm
nghiên cứu khoa học từ viết sách.......................................................................... 131
Bảng 4.43: Kết quả khả năng dự đốn của mơ hình.............................................................. 132
Bảng 4.44: Kết quả ước lượng phương trình của phân tích hồi quy logistic................... 132
Bảng 4.45: Đánh giá của giảng viên về các động cơ bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả
nghiên cứu khoa học................................................................................................. 135
Bảng 4.46: Đánh giá của giảng viên về các động cơ bên trong ảnh hưởng tới kết quả
nghiên cứu khoa học................................................................................................. 137
Bảng 4.47: Đánh giá của giảng viên đối với các rào cản ảnh hưởng tới kết quả nghiên
cứu của giảng viên.................................................................................................... 139
Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả phân tích kiểm định trong mơ hình nghiên cứu.............144
Bảng. 5.2: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu............................................................................... 149



ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các dạng nhà khoa học và các động cơ ảnh hưởng tới các hoạt động thương
mại hố nghiên cứu hay cơng bố.............................................................................. 15
Hình 1.2: Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH.....................53
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.................................................................................................... 56
Hình 3.2: Quy trình phát triển và hiệu chỉnh thang đo............................................................ 64
Hình 3.3: Quy trình xử lý dữ liệu định tính................................................................................ 76
Hình 4.1: Phân tích cơ cấu kết quả nghiên cứu khoa học.................................................... 106
Hình 4.2: Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với các biến quan sát trong mơ hình
(chuẩn hóa)................................................................................................................. 115
Hình 4.3: Đề xuất mơ hình nghiên cứu sửa đổi...................................................................... 118
Hình 4.4: Ảnh hưởng của động cơ bên ngồi đến NCKH................................................... 134
Hình 4.5: Ảnh hưởng của động cơ bên trong đến NCKH.................................................... 136
Hình 4.6: Ảnh hưởng của các yếu tố rào cản đến NCKH.................................................... 138


1

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trường đại học có vai trị quan trọng đối với quá trình phát triển của xã hội hiện
đại. Mặc dù các trường đại học có thể có những thơng điệp về sứ mệnh cụ thể của mình
khác nhau nhưng theo truyền thống, trường đại học luôn phải đảm bảo 3 sứ mệnh quan
trọng là (1) chuyển giao tri thức; (2) kiến tạo hay phát triển tri thức khoa học mới và (3)
phụng sự xã hội với vai trò như một trung tâm văn hóa, trung tâm học thuật thực hiện
chức năng phản biện các chính sách xã hội, chính sách cơng của chính phủ. Việc kiến
tạo tri thức hay phát triển tri thức mới là nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học, nó giúp

phân biệt trường đại học và trường đào tạo nghề. Nếu trường đại học chỉ thực hiện chức
năng là nơi chuyển giao, phân phối tri thức như các hoạt động giảng dạy đơn thuần thì
khơng được xem là một đại học đúng nghĩa.


khía cạnh chuyển giao, phân phối tri thức, trường đại học là một trung tâm đào

tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phát triển
của đất nước. Việc chuyển giao tri thức được thực hiện thông qua hoạt động giảng dạy
của giảng viên, các kiến thức, kinh nghiệm được truyền thụ cho sinh viên và người học.
Ở khía cạnh kiến tạo tri thức mới, trường đại học phải là nơi tiên phong thực hiện các
nghiên cứu khoa học (NCKH) nhằm phát triển tri thức mới đóng góp vào sự hiểu biết
của con người về thế giới tự nhiên và xã hội. Việc phát triển tri thức mới không thể tách
rời khỏi hoạt động NCKH. Ở vai trị phụng sự xã hội, trường đại học khơng đơn thuần
chỉ là nơi truyền thụ kiến thức và NCKH, các trường đại học hiện đại còn là một trung
tâm văn hóa, nơi bảo vệ tự do học thuật thực hiện chức năng phản biện xã hội, phản
biện chính sách một cách độc lập để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong thời gian gần đây, các trường đại học Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng
của hệ thống giáo dục đại học của các nước tiên tiến thông qua q trình tồn cầu hố
(Nguyen, 2015). Đặc biệt, các trường đại học Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cũng chịu
ảnh hưởng bởi các mơ hình đại học nghiên cứu từ các nước phát triển như các mơ hình
đại học ở Mỹ hay Úc. Theo đó, các trường đại học phải là nơi tạo ra và phổ biến tri thức
thông qua các kết quả nghiên cứu (Brew & Lucas, 2009; Faust, 2013). Trường đại học
không chỉ cung cấp nguồn lực lao động có trình độ cao cho xã hội, đáp ứng u cầu cao
của q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước mà cịn phục vụ nhiều
vai trò xã hội. Các trường đại học gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, với các cơ sở giáo
dục đại học trong nước và quốc tế. Vì vậy, các trường đại học đóng vai trị


2

quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của quốc gia hay các vấn đề
tồn cầu thơng qua các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tri thức của mình (Nguyen,
2015). Sự tồn tại của các trường đại học với chất lượng nghiên cứu cao thường được
xem là một chỉ số cho thấy quốc gia đó có chất lượng giáo dục cao và thường có vị trí
cao trong các đánh giá hệ thống thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học
nói riêng.
Nghiên cứu khoa học là sứ mệnh trung tâm của bất kỳ trường đại học nào. Hoạt
động NCKH là một trong những yếu tố để phân biệt một đại học đúng nghĩa hay một
trường đào tạo nghề. Trường đại học không chỉ đào tạo ra những con người biết làm
việc (con người cơng cụ) mà cịn là nơi đào tạo những cá nhân tinh hoa (elite). Do hoạt
động NCKH là trọng tâm của tất cả các trường đại học nên trong phần lớn các bảng xếp
hạng đại học trên thế giới (THE, QS, Giao thông Thượng Hải…) đều cho điểm trọng số
NCKH rất cao trong các chỉ tiêu xếp hạng đại học. Thông thường, trọng số cho nghiên
cứu (số lượng và phẩm chất) đóng góp từ 20 đến 60% điểm đánh giá xếp hạng tùy vào
từng bảng xếp hạng. Do đó, muốn q trình quốc tế hóa diễn ra thành cơng, các trường
đại học vươn ra thế giới để tham gia vào hệ thống xếp hạng đại học quốc tế thì các
trường đại học bắt buộc phải đầu tư cho hoạt động NCKH.


góc độ cá nhân, với tư cách là thành viên của tổ chức nơi mình làm việc hoặc

cộng tác, các giảng viên đại học ngoài việc giảng dạy đương nhiên có trách nhiệm tham
gia NCKH. Ngồi ra, cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tri thức, các giảng
viên khơng chỉ bó hẹp hoạt động của mình trong khn khổ của trường đại học mà cịn
phải vươn xa hơn thông qua hoạt động phục vụ xã hội (social service) – một khái niệm
được đề cập nhiều trong thời gian gần đây dưới tên gọi có tính tu từ là “sứ mạng thứ ba”
(third mission). Trong bài viết của mình đóng góp cho cuốn chun khảo “Sự phù hợp
của cơng việc hàn lâm nhìn từ góc độ so sánh” (William K. Cummings và Ulrich
Teichler, 2015), giáo sư Soo Jeung Lee từ Đại học quốc gia Xơ-un đã viết: “Chức năng
của trường đại học đã thay đổi trong xã hội tri thức hiện nay và đã mở rộng ra ngồi

mục tiêu giáo dục ban đầu của nó, các trường đại học ngày nay tập trung nhiều vào hoạt
động nghiên cứu và được trơng chờ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế và
xã hội. Vai trò của đội ngũ giảng viên cũng trở nên phức hợp hơn do sứ mạng thứ ba của
các trường đại học về đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội được nhấn mạnh hơn bao
giờ hết…”. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản pháp luật đã nêu rõ nhiệm vụ NCKH của cơ
sở giáo dục và giảng viên. Luật giáo dục 2019, Điều 19 nêu rõ: “Hoạt động khoa học và
công nghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo dục”, và “Cơ sở giáo dục tự triển khai hoặc
phối hợp với tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở


3
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Điều 55, Luật Giáo dục đại học 2012
(sửa đổi năm 2018) có nêu một trong những nhiệm vụ và quyền của giảng viên là
“Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất
lượng đào tạo”. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học (các nghị định
của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư của Bộ Giáo dục và Đào
tạo) về quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, giảng viên đã ấn định cụ thể số giờ
giảng dạy, giờ NCKH của giảng viên theo các mức độ khác nhau tùy theo ngạch bậc và
học hàm, học vị. Chẳng hạn, theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 và
mới đây là Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định chế độ làm việc của giảng viên thì giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng
quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh
tế - xã hội, ngay từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển khoa
học và công nghệ là quyết sách hàng đầu, khoa học và cơng nghệ là động lực của sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước, trong đó các cơ
sở giáo dục đại học (cơ sở GDĐH) đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri
thức mới cho sự phát triển của xã hội, cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực trình độ cao,
cung cấp lượng lớn cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cho xã hội; từ đó đã có nhiều

chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích phát triển hoạt động khoa học và công nghệ
trong cơ sở GDĐH. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định, Việt
Nam cần “phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, tập trung
đầu tư phát triển một số viện khoa học công nghệ, các trường đại học cấp quốc gia”.
Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng khẳng định, cần “nâng
cao năng lực của các trường đại học về nghiên cứu cơ bản”. Đề án Tái cơ cấu ngành
khoa học cơng nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định
số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ sự cần thiết “Phát
triển và phát huy đội ngũ nhân lực khoa học và cơng nghệ trong cơ sở GDĐH, xây dựng
các nhóm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh phục vụ giải quyết các
vấn đề thực tiễn của nền kinh tế”; “Khuyến khích doanh nghiệp thành lập các phịng thí
nghiệm, kết nối với hệ thống phịng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, trường đại
học”. Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ đã quy định chi tiết
việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong
cơ sở GDĐH. Bên cạnh các văn bản pháp lý đã nêu


4
trên, Thủ tướng Chính phủ cịn ban hành nhiều văn bản khác liên quan đến phát triển
1

khoa học và công nghệ .
Là văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động của các cơ sở GDĐH, Luật Giáo dục
đại học năm 2018 nêu rõ trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ,
với chủ trương: (i) Nhà nước tập trung đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và cơng nghệ,
tạo cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong cơ sở GDĐH
phục vụ phát triển đất nước; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ
nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc tế; và (ii) Chính phủ quy định về hoạt động

khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH. Hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học
2018, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi,
khuyến khích hoạt động khoa học và cơng nghệ trong các cơ sở GDĐH như: (i) Khuyến
khích giảng viên nghiên cứu khoa học qua ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân, tiền thưởng,
hỗ trợ quyền tác giả; (ii) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển
tiềm lực và hoạt động khoa học và cơng nghệ thơng qua các hình thức như ưu đãi, miễn
giảm thuế và về bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của đối tượng đầu tư, v.v. Như vậy, hệ thống pháp luật xác lập vai trò, vị
trí của hoạt động NCKH trong các cơ sở GDĐH cũng như ban hành các thể chế, chính
sách khuyến khích hoạt động này của các cơ sở GDĐH cũng như giảng viên đại học đã
khá đầy đủ, đồng bộ, tạo khung khổ pháp lý cho việc tham gia NCKH của cơ sở cũng
như việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, từ chỗ chủ yếu thực hiện chức
năng chuyển giao, phân phối tri thức (hay nói cách khác, tập trung vào việc giảng dạy
kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, người học mà ít chú trọng đến hai sứ mệnh còn lại là
kiến tạo tri thức mới và phụng sự xã hội), đến nay phần lớn các trường đại học tại Việt
Nam đã xác định hoạt động NCKH là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Mặc dù
vậy, hoạt động NCKH ở các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội (trong đó

1

Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Quyết định số 2469/QĐ-TTg ngày 16/12/2016 phê duyệt Đề án
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn
2017-2025; Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học
giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/1/2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo giai đoạn 2019-2030.



5
có ngành kinh tế) cịn nhiều hạn chế hơn so với các trường đại học khoa học tự nhiên và
kỹ thuật. Bằng chứng là sản phẩm nghiên cứu có thể công bố quốc tế (ISI/Scopus) thuộc
khối khoa học xã hội còn thấp hơn nhiều so với ngành khoa học tự nhiên và khoa học
công nghệ, kỹ thuật. Trong các kỳ xét duyệt học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều ứng
viên thuộc ngành khoa học xã hội như kinh tế chưa có bài nghiên cứu ở đẳng cấp quốc
tế, hiểu theo nghĩa là có nghiên cứu đăng trong những tập san quốc tế có bình duyệt
trong hệ thống tạp chí uy tín như ISI/Scopus.
Trong thực tế, các NCKH của các trường đại học khối kinh tế đã có nhiều đóng
góp vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Thời kỳ đầu đổi mới, bên cạnh việc phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa
học kinh tế, các trường đại học đã đóng vai trị nền tảng cho việc hoạch định các chính
sách kinh tế lớn của đất nước. Những quyết sách quan trọng, những đổi mới then chốt
trong đường lối và phương thức vận hành nền kinh tế của Đảng và Chính phủ đã dựa
trên những nghiên cứu về nền kinh tế thị trường, mang đậm dấu ấn của những đề tài,
chương trình nghiên cứu lớn được thực hiện bởi các trường đại học khối kinh tế ở Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, hiện nay hoạt động NCKH trong các
trường đại học khối khoa học xã hội nói chung và khối kinh tế nói riêng còn những hạn
chế nhất định, đặc biệt là khả năng thực hiện các nghiên cứu của giảng viên. Thực tế cho
thấy hoạt động NCKH của giảng viên những năm vừa qua vẫn còn những bất cập, hạn
chế phổ biến như: (1) Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, hầu
hết các giảng viên chưa thực sự chủ động đưa ra các đề xuất đề tài nghiên cứu, nhiều đề
tài được nghiên cứu dựa trên các mơ hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất
phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành
học; (2) Khả năng triển khai nghiên cứu của giảng viên còn hạn chế từ việc thiết kế
nghiên cứu đến ứng dụng các phương pháp định lượng, sử dụng các phần mềm phân tích
- thống kê; (3) Hạn chế về trình độ ngoại ngữ, trong quá trình tham khảo tài liệu để làm
đề tài còn quá lệ thuộc vào Internet; các tài liệu giảng viên sử dụng đều bằng tiếng Việt,

do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn, hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh,
Pháp... vì vậy tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các
cơng trình nghiên cứu cịn chưa phong phú. Bên cạnh đó, số lượng cơng bố khoa học
đẳng cấp quốc tế còn khiêm tốn, chất lượng nghiên cứu chưa cao (các tạp chí hạng cao,
số trích dẫn, giải thưởng khoa học quốc tế) và cả sự lệ thuộc khoa học quá lớn khi các
dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế vẫn do người nước ngồi chủ trì hoặc giữ vai trò quan
trọng hơn.


6
Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động NCKH của các trường đại học
khối kinh tế đã được bàn thảo nhiều tại nhiều hội nghị, hội thảo về hoạt động NCKH
của các trường đại học cũng như các báo cáo đánh giá, tổng kết thực thi pháp luật về
hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ quan quản lý nhà nước, tựu chung lại có
thể chia làm hai nhóm ngun nhân chính là khách quan (trước hết là mơi trường thể
chế, chính sách) và chủ quan (văn hóa nghiên cứu, quy chế nội bộ của trường đại học, ý
thức và động lực NCKH của giảng viên…). Cụ thể:
Những nguyên nhân khách quan: (i) đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học
và công nghệ ở các trường đại học rất thấp, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 20112015, kinh phí đầu tư cho tăng cường năng lực nghiên cứu từ ngân sách sự nghiệp khoa
học và công nghệ vào khoảng 30-50 tỷ cho 61 đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Vũ Văn Tích, 2016). Theo số liệu của World Bank năm 2016, đầu tư tài chính cho hoạt
động NCKH trong cả nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% NSNN,
trong đó kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động NCKH trong ngành giáo dục khá khiêm
tốn và chưa hợp lý, cụ thể bằng 35% so với đầu tư cho hoạt động NCKH của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 86% so với với Bộ Công thương, 44,9% so với Viện hàn
lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và 18,3% so với Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên
cạnh đó, “việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chủ yếu
dựa vào số cấp ban đầu, không gắn với sản phẩm đầu ra và theo số lượng cán bộ nghiên
cứu, do vậy khó có thể dẫn tới đạt được mục tiêu cho chiến lược phát triển tiềm lực
khoa học công nghệ quốc gia, không thu hút được các nhà khoa học đang làm việc ở

nước ngoài tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các cơ sở
GDĐH. Cách thức phân bổ kinh phí thể hiện tính bình quân chủ nghĩa, chưa thực sự
tính đến các khía cạnh hiệu quả sử dụng kinh phí” (Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2020); (ii) mặc dù việc khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đầu tư phát
triển tiềm lực khoa học và hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH (tức là
chủ trương xã hội hóa hoạt động khoa học và cơng nghệ) được Chính phủ quy định
2

trong Nghị định số 99/2014/NĐ-CP và nhiều văn bản liên quan, song các chính sách
này chủ yếu dừng ở việc đề xuất nhiệm vụ và

2

Theo Điều 11 Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, chủ trương khuyến khích xã hội hóa hoạt động KHCN
được thực hiện qua các cách thức: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập
khẩu khi đầu tư phát triển tiềm lực KHCN bằng lợi nhuận trước thuế hoặc bằng lợi nhuận sau thuế, thu nhập
trước thuế hoặc bằng thu nhập sau thuế; nhập khẩu trang thiết bị, máy móc nguyên vật liệu để đầu tư phát triển
tiềm lực KHCN; tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ từ cơ sở GDĐH; ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học của CSGDĐH để phát triển và đổi mới công nghệ. Các quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến
khích hoạt động KHCN trong cơ sở GDĐH được Nhà nước công nhận và bảo hộ.


7
giải pháp “theo quy định của pháp luật” và còn ở mức định hướng, chưa cụ thể, chưa có
những giải pháp cụ thể đối với các vấn đề phát sinh trong thực tế đầu tư vào khoa học và
3

công nghệ của các tổ chức, cá nhân vào các cơ sở GDĐH ; (iii) thủ tục đăng ký đề tài
quá phức tạp, thủ tục thanh tốn kinh phí NCKH khó khăn, rắc rối và mất nhiều thời

4

gian ; (iv) các vấn đề khác liên quan đến giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu trong cơ sở
GDĐH (ví dụ thơng qua các đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường
đại học, cao đẳng; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và cơng nghệ ở trong
nước và nước ngồi bằng ngân sách nhà nước…); định hướng nâng cao năng lực, trình
độ, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng chuyển giao công nghệ cho đội ngũ nhà giáo,
cán bộ nghiên cứu bằng việc mở rộng liên kết, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với
các đối tác nước ngồi và các tổ chức quốc tế có uy tín về giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp và thực hiện các chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
giáo có cơng bố, nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu
5

mạnh, v.v. cũng đã được đề cập trong nhiều văn bản khác nhau song nhìn chung, các
chính sách và giải pháp mới mang tính định hướng chung, chưa phân theo sự khác biệt
của các lĩnh vực nghiên cứu, các quy định về tài trợ từ NSNN chủ yếu hướng dẫn về
quy định quản lý đề tài mà khơng có hướng dẫn về nâng cao năng lực nghiên cứu hay
hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; (v) các biện pháp khuyến khích, khen thưởng
người tham gia hoạt động khoa học và công nghệ cịn mờ nhạt và khơng cụ thể (kể cả
trong Nghị định 99 là văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng nhất về việc khuyến
khích giảng viên NCKH cũng như các văn bản liên quan như Thông tư số 37/2014/TTBKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo).

3

Nghị định 99 chưa đề cập đến việc khuyến khích các nhóm nghiên cứu cũng như hướng giải quyết
các rào cản về thủ tục tài chính khi giảng viên tại các trường đại học triển khai NCKH. Nghị định số
40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ và Nghị định sửa đổi số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy
định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KHCN, tuy nhiên sau 5 năm triển khai khơng có hồ sơ nào

đăng ký nhà khoa học đầu ngành, đây là ví dụ cho thấy chính sách này chưa đi vào thực tiễn.

4

Theo Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và cơng nghệ
cấp bộ, riêng quy trình xác định, tuyển chọn, thẩm định đề tài cấp bộ có 6 bước: Xác định số lượng đề tài được
giao theo phương thức tuyển chọn; Đăng ký xác định và xét duyệt đề tài cấp bộ được giao trực tiếp; Lập Hội
đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ; Lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ và tổ
chức tuyển chọn; Thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện đề tài; Ký Hợp đồng thực hiện đề tài
cấp bộ. Tính đến thời điểm họp nghiệm thu đề tài, chủ đề tài phải hoàn thành tổng cộng 29 mẫu biểu.

5

Điển hình là: Nghị định 99, Quyết định số 2469/QĐ-TTg ngày 16/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi
mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở GDĐH và giáo dục nghề nghiệp giai
đoạn 2017 – 2025”, Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát
triển KHCN quốc gia tài trợ.


8
Những nguyên nhân chủ quan có thể kể đến gồm: (i) văn hóa nghiên cứu của các
trường chưa hình thành hoặc chưa đủ mạnh, chế độ đãi ngộ cho NCKH phụ thuộc nhiều
vào tầm nhìn và nhận thức của lãnh đạo, “kinh phí thực sự cho NCKH tại trường đại học
6

rất hạn chế, đôi khi giáo viên chỉ coi NCKH là điều kiện bắt buộc phải hoàn thành” ; (ii)
sức ép nghiên cứu chưa đủ nhiều, chưa có chế tài hữu hiệu để giảng viên vừa thấy cần
thiết vừa buộc phải tích cực tham gia NCKH, phổ biến tâm lý giảng viên chỉ coi NCKH
là điều kiện bắt buộc phải hồn thành, thiếu say mê nghiên cứu, “có tình trạng đối phó

7

trong NCKH” ; (iii) việc phân bổ số giờ và kinh phí NCKH cịn bất cập, số lượng giảng
viên tham gia và được tham gia NCKH không nhiều, quy mô đào tạo phát triển nhanh,
giờ giảng nhiều, giảng viên chưa dành thời gian cho hoạt động NCKH, “hoạt động
NCKH trong cơ sở GDĐH chỉ tập trung vào một số giảng viên, nhiều giảng viên khơng
có giờ NCKH hoặc khơng thực hiện đủ khối lượng giờ NCKH theo nghĩa vụ; khối
lượng giờ NCKH trung bình của giảng viên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng khối lượng
giờ quy chuẩn trong năm” (Đào Ngọc Cảnh, 2018).
Báo cáo khảo sát hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH Việt
Nam giai đoạn 2011-2016 được thực hiện bởi nhóm 21 tác giả đến từ nhiều trường,
viện, cơ quan cũng cho thấy khá nhiều tồn tại trong hoạt động NCKH cần được tháo gỡ.
Theo báo cáo, tổng số nhân lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học
hiện nay là 77.841 người, chiếm tới 50,08% tổng số nhân lực toàn quốc, trong số này, số
nhân lực chất lượng cao, có trình độ tiến sĩ trở lên là 16.514 người, chiếm tỉ lệ hơn 21%,
có 945 nhóm nghiên cứu và hơn 1.413 tổ chức khoa học tại các trường đại học, tuy
nhiên “Kinh phí ngân sách khoa học và công nghệ đầu tư cho hoạt động khoa học và
công nghệ của ngành giáo dục là thấp. Đặc biệt, ngân sách khoa học và công nghệ đầu
tư cho ngành giáo dục trong những năm qua có xu thế giảm, trong khi số lượng các nhà
khoa học trong ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm khoa học và cơng nghệ
của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia là
lớn…", “Xét về tổng mức đầu tư, ngành giáo dục được đầu tư thấp hơn một số bộ,
ngành như Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học xã
hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, Bộ Cơng thương, nếu tính bình qn cho
một đơn vị nghiên cứu của ngành giáo dục, con số đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với các
đơn vị nghiên cứu của một số bộ ngành khác.” Báo cáo cũng cho thấy

6

PGS.TS Ngô Thị Thu Hồng - Học viện Tài chính tại hội thảo về hoạt động KHCN các trường đại

học; />
7

TS Trương Tiến Tùng, Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội tại hội thảo về hoạt động KHCN các
trường đại học; />

9
việc phân bổ kinh phí cho hoạt động khoa học và cơng nghệ ở các trường đại học cũng
cịn những bất cập khi phần lớn dựa vào số cấp ban đầu chứ chưa theo nguyên tắc gắn
theo sản phẩm đầu ra, chưa phân bổ theo số lượng cán bộ nghiên cứu. Các trường sống
bằng số lượng đề tài chứ chưa sống bằng sản phẩm của đề tài. Bên cạnh vấn đề kinh phí,
vấn đề thiếu quy hoạch đầu tư trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở vật chất phục vụ
nghiên cứu và đào tạo, hoạt động xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho khoa học và cơng
nghệ cịn rất hạn chế và việc nhiều lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đầu tư cho hoạt
động khoa học và công nghệ và hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ đi kèm…
cũng được coi là những "điểm nghẽn" của nghiên cứu khoa học ở các trường đại học
Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù nhà nước rất có quan điểm, nhận thức rõ ràng
về vai trị quan trọng của về hoạt động NCKH của các trường đại học và trên thực tế đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này nhưng kết quả thu
được còn rất hạn chế và còn xa mới đáp ứng được kỳ vọng đề ra. Câu hỏi đặt ra là phải
làm thế nào để đề ra các chính sách, giải pháp về phát triển NCKH cho trúng và cho
đúng? Muốn vậy, trước hết cần đi sâu tìm hiểu có những nhân tố nào tác động đến hoạt
động NCKH của các trường đại học ở cả cấp độ tổ chức (trường đại học) cũng như cấp
độ cá nhân (giảng viên/ người nghiên cứu), tiếp đến là phải phân tích, đánh giá được
mức độ tác động của từng nhân tố này đến tiến trình cũng như kết quả của hoạt động
NCKH của các trường đại học cũng như các giảng viên, từ đó đề ra các giải pháp tác
động phù hợp. Từ trước đến nay đã có nhiều hội thảo, báo cáo, ý kiến của các cơ quan
quản lý nhà nước cũng như các nhà khoa học về thực trạng cùng khó khăn, vướng mắc
của hoạt động NCKH trong các trường đại học cùng một số khuyến nghị, giải pháp

nhưng rõ ràng các khuyến nghị, giải pháp này chủ yếu đứng từ góc độ tác động một
chiều từ phía cơ quan quản lý nhà nước đến đối tượng bị quản lý (gồm trường đại học
và giảng viên đại học) mà chưa chú trọng đến các yếu tố của bản thân đối tượng chịu tác
động là giảng viên đại học, chẳng hạn như: khi mà ngân sách cho NCKH còn hạn hẹp,
phải chăng kinh phí dồi dào thì hoạt động NCKH của giảng viên chắc chắn sẽ tốt hơn?
Động cơ nào là quan trọng cho giảng viên tham gia NCKH – tài chính, chức vị hay uy
tín học thuật? Khi có học hàm, học vị hoặc nắm giữ chức vụ quản lý rồi thì người giảng
viên cịn duy trì động cơ mạnh mẽ làm NCKH nữa không? Rõ ràng, NCKH là hoạt động
gắn với một cá nhân hoặc nhóm cá nhân với quan điểm, nhận thức và mục tiêu phấn đấu
cụ thể trong từng hoàn cảnh, vào từng thời điểm cụ thể trong sự nghiệp chun mơn của
họ, vì vậy kết quả NCKH được tạo ra không chỉ bằng những biện pháp, cơng cụ thuần
túy pháp lý, hành chính của cơ quan quản lý nhà


10
nước hay đơn vị tuyển dụng mà cịn phải thơng qua việc nắm bắt nguyện vọng, động cơ
của người làm NCKH, đánh giá được mức độ “sẵn sàng” làm NCKH của họ ở các khía
cạnh khác nhau và trên cơ sở đó có biện pháp tác động phù hợp; về phần mình, một khi
cả “sân chơi” và “luật chơi” đã rõ, người làm NCKH sẽ có cách tiếp nhận và phản hồi
phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu của bản thân vừa bảo đảm lợi ích của tổ chức. Với cách
tiếp cận này, việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến kết quả NCKH sẽ hướng vào mục
tiêu kép: (i) giúp nhà quản lý ban hành, điều chỉnh, sửa đổi chính sách, giải pháp tác
động phù hợp; (ii) giúp định hướng cho giảng viên đại học biết cách đầu tư và tham gia
NCKH có hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển sự nghiệp của mình.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề “Các nhân tố
ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối
kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Trọng tâm của luận án đánh
giá ảnh hưởng của các nhân tố về động cơ, rào cản cũng như điều kiện ảnh hưởng tới
kết quả nghiên cứu của giảng viên trong các trường đại học khối kinh tế. Trên cơ sở
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiên

cứu khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên trong trường đại học khối
kinh tế.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở xây dựng và kiểm chứng mơ hình nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng
của các nhân tố tới hoạt động NCKH thông qua kết quả nghiên cứu của giảng viên, đề
xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH và năng lực nghiên cứu của
giảng viên các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá và luận giải cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động NCKH của giảng viên các trường đại học.
-

Thiết lập mơ hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố động cơ, các

rào cản nghiên cứu và đặc điểm nhà khoa học tới kết quả NCKH của giảng viên các
trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam.
Lượng hoá ảnh hưởng của các nhân tố động cơ, rào cản và đặc điểm giảng viên
tới kết quả NCKH của giảng viên tại các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH và năng lực
nghiên cứu của giảng viên các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam.


11

1.3. Tổng quan nghiên cứu
Hoạt động NCKH luôn được coi trọng trong các trường đại học trên bình diện
quốc tế và việc đánh giá hoạt động NCKH thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ các quốc gia

khác nhau. Trong phạm vi luận án này, tác giả tổng hợp một số nghiên cứu về hoạt động
NCKH gần đây của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.3.1. Các lý thuyết nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học
1.3.1.1. Lý thuyết về sự hài lòng và ảnh hưởng của các nhân tố tạo ra sự hài lòng
tới kết quả nghiên cứu
Sự hài lịng cơng việc được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ
chức. Đối với trường đại học, giảng viên là thành phần lao động quan trọng và các khía
cạnh tạo ra sự hài lịng có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của giảng viên. Sự hài
lòng phản ánh cảm xúc vui vẻ về kết quả đánh giá công việc của giảng viên với các khía
cạnh như sự hài lịng với việc trả lương cao, thăng chức hoặc môi trường làm việc thú vị
(Nguyen, 2015). Sự hài lịng cơng việc xuất phát từ việc đáp ứng những kỳ vọng với
công việc và thành quả mang lại. Bởi vậy, các nhân tố tạo ra sự hài lòng thường được
xem như một dạng nguồn lực thúc đẩy đạt hiệu suất cao trong tổ chức.
Mối liên hệ tích cực giữa sự hài lịng và kết quả cơng việc được tìm thấy trong
nhiều lĩnh vực khác nhau từ những năm 1980. Chẳng hạn, Creswell J. (1986) thực hiện
một nghiên cứu tổng hợp cho thấy có mối tương quan tích cực giữa sự hài lịng và hiệu
suất công việc của nhân viên. Điều này tiếp tục được khẳng định trong các nghiên cứu
của Judge và cộng sự (2001) cho thấy tương quan giữa sự hài lòng và hiệu suất mạnh
hơn ở nhóm các cơng việc có độ phức tạp cao so với cơng việc có độ phức tạp thấp.
Áp dụng khái niệm sự hài lịng trong cơng việc vào bối cảnh của các trường đại
học, nghiên cứu của C. A. D’Angelo và G. Abramo (2014) cho thấy những học giả hài
lòng nhất là những người cảm thấy có thể tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho công việc
của họ và cảm nhận được rằng trường đại học thể hiện thái độ ủng hộ các hoạt động
nghiên cứu của họ. Các tác giả này dự đoán rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa năng
suất nghiên cứu và sự hài lòng của các nhà nghiên cứu/giảng viên. Nghiên cứu của C. A.
D’Angelo và G. Abramo (2014) cũng tìm thấy mối tương quan nghịch đáng kể giữa hỗ
trợ nghiên cứu và số lượng các bài báo được xuất bản bởi giảng viên/nhà nghiên cứu.
Điều này có nghĩa là nếu dự án có càng nhiều học giả tham gia thì càng ít hài lịng với



12
những hỗ trợ mà họ nhận được. Điều này cho thấy, sự hài lịng là một khía cạnh tâm lý
phức tạp. Nó có thể được nhìn nhận khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và môi trường
làm việc của trường đại học ở mỗi quốc gia. Bởi vậy, có thể kết hợp các khía cạnh hay
tiền tố ảnh hưởng tới sự hài lòng như những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu
như một nhân tố dự đoán năng suất nghiên cứu (Nguyen, 2015).

1.3.1.2. Lý thuyết về cam kết tổ chức và ảnh hưởng của cam kết với tổ chức tới
kết quả nghiên cứu
Cam kết với tổ chức là một khái niệm quan trọng đối với các tổ chức liên quan
đến thái độ và hành vi của nhân viên tại nơi làm việc. Cam kết với tổ chức được xem là
nhân tố quyết định tới hiệu quả của tổ chức (Perry J. & Porter L., 1982). Các nhà nghiên
cứu lập luận rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa cam kết với tổ chức và thái độ, hành vi
của nhân viên với công việc. Sự cam kết của nhân viên sẽ tăng lên khi các mục tiêu và
giá trị cá nhân của họ phù hợp với giá trị và mục tiêu của tổ chức. Hệ quả là hiệu suất và
hiệu quả công việc được nâng cao (Meyer & Allen, 1997). Các nhà nghiên cứu đồng ý
rằng mức độ cam kết khơng chỉ làm gia tăng tính trung thành của nhân viên mà còn
nâng cao hiệu quả của tổ chức vì họ ln nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu suất công
việc (Meyer & Allen, 1997). Cam kết với tổ chức có thể được phân loại thành ba loại
khác nhau là (i) cam kết tình cảm; (ii) cam kết tiếp tục và (ii) cam kết chuẩn mực. Trong
đó, cam kết tình cảm (Affective commitment) liên quan đến tình cảm và cảm xúc của
nhân viên với tổ chức (Kanter, 1968). Cam kết tình cảm chỉ sự gắn bó của nhân viên với
các mục tiêu của tổ chức và sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động để giúp tổ
chức đạt được mục tiêu. Cam kết tình cảm là sự sẵn sàng sử dụng các nguồn lực cá nhân
như thời gian, tiền bạc hay năng lượng để làm việc. Cam kết tình cảm là dạng cam kết
tự nguyện, thể hiện sự gắn bó của nhân viên với tổ chức và chỉ xuất hiện ở những nhân
viên có tình cảm với tổ chức.
Cam kết tiếp tục (continuance commitment) phản ánh nhận thức của nhân viên

về các chi phí liên quan đến việc rời bỏ tổ chức (Meyer & Allen, 1991). Đó là trạng thái
tâm lý được hình thành bởi điều kiện làm việc tại tổ chức cũng như điều kiện sống của
nhân viên (Meyer & Allen, 1991). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những nhân viên có
kiểu cam kết này sẽ tiếp tục làm việc và cống hiến cho tổ chức đơn giản vì các lý do tài
chính cá nhân, như việc họ cần tiền cho trang trải cuộc sống. Nếu các kỳ vọng tài chính
khơng đạt được, họ sẽ chuyển sang tổ chức khác. Những người không bỏ việc được vì
khó tìm kiếm được việc khác sẽ tiếp tục ở lại tổ chức, nhưng về mặt cảm xúc họ rút lui
khỏi cơng việc hàng ngày của mình (Joo, 2010). Cam kết tiếp tục là một


13
dạng cam kết thiếu tính tự nguyện mà dựa trên kỳ vọng tài chính, sẽ có ít động lực cống
hiến và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.
Dạng cam kết thứ ba là cam kết chuẩn mực (normative commitment) phản ánh
ý thức về nghĩa vụ tiếp tục của người lao động và thực hiện công việc tại nơi làm việc
như một nghĩa vụ. Những nhân viên có mức độ cam kết chuẩn mực cao thường ở lại tổ
chức vì những cân nhắc đạo đức hay tinh thần trách nhiệm (Meyer & Allen, 1991).
Một số nghiên cứu trong trường đại học cho thấy hệ thống khen thưởng của các
trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ cam kết của giảng viên/nhà nghiên cứu. Mức
độ cam kết lại có ảnh hưởng tích cực đến việc xuất bản các ấn phẩm khoa học (Finaly Newmann, 1990). Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy các loại cam kết với tổ chức có
mối quan hệ với nhau. Trong đó, cam kết tình cảm có tác động lớn nhất đến hiệu suất
(Dunham và cộng sự, 1994; Meyer & Allen, 1991). Cam kết với tổ chức được xem như
một dạng động lực bên trong của nhà khoa học/giảng viên để thực hiện nghiên cứu. Bởi
vậy, các khía cạnh của lý thuyết cam kết với tổ chức được xem như một trong những
nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà nghiên cứu tại trường đại
học.

1.3.1.3. Lý thuyết động lực của con người: Lý thuyết tự quyết định
Việc theo đuổi hoạt động nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học cũng có thể
được giải thích bằng lý thuyết về động cơ. Lý thuyết về động cơ đáng chú ý là lý thuyết

tự quyết định (Self-Determination Theory - STD) (Ryan & Deci; 2000; Deci & Ryan,
2000; Gagne & Deci, 2005). Lý thuyết tự quyết định cung cấp cái nhìn hữu ích xem xét
bản chất về nhiều mặt của động lực và mối quan hệ giữa động lực với các giá trị và
chuẩn mực (Lam, 2011; 2014). Hoạt động nghiên cứu là một hành động chịu sự chi phối
của các yếu tố tâm lý cá nhân của giảng viên/nhà khoa học. Bởi vậy, có thể sử dụng lý
thuyết tự quyết định để giải thích cơ chế hình thành động lực cho việc nghiên cứu và
ảnh hưởng của động lực nghiên cứu tới kết quả nghiên cứu của giảng viên tại các trường
đại học như các đại học khối kinh tế.
Lý thuyết tự quyết định xem động lực là kết quả của sự tương tác giữa các q
trình điều chỉnh bên ngồi và cá nhân, nhu cầu tâm lý bên trong để có thể tự chủ và tự ra
quyết định ở cấp độ cá nhân. Lý thuyết tự quyết định cho rằng mọi người sẽ cảm thấy
cần thiết hành động khi họ tin rằng các hành vi của họ sẽ dẫn đến các kết quả mong
muốn (Ryan & Deci, 2000). Lý thuyết tự quyết định cũng nhấn mạnh vào việc tự điều
chỉnh trong quá trình tạo động lực và hành động, lý thuyết này đặc biệt hiệu


14
quả trong việc giải thích hành vi của những người thích sự tự do trong cơng việc của họ
như giảng viên hay các học giả (Lam, 2014).
Lý thuyết tự quyết định phân biệt ba loại hình động lực của cá nhân là động lực
bên trong, động lực bên ngoài và khơng có động lực. Động lực bên trong đề cập đến
việc làm gì đó để theo đuổi đam mê và tạo ra sự hài lịng. Trong khi đó, động lực bên
ngồi đề cập đến việc làm gì đó để tạo ra kết quả và thu được các phần thưởng bên
ngoài (Ryan & Deci, 2000). Khơng có động cơ (amotivation) là một trạng thái cá nhân
khơng có ý định hành động vì thiếu quan tâm hoặc khơng đánh giá được kết quả của
hoạt động (Ryan, 1995). Lý thuyết tự quyết định cho rằng hành vi của cá nhân khi hành
động có thể thay đổi tính liên tục của tính tự quyết. Nó diễn ra tuần tự từ khơng có động
lực, thiếu vắng khả năng tự xác định của cá nhân đến động lực nội tại, là những động
lực tự xác định xuất phát từ những lợi ích tự phát thay vì những điều kiện từ bên ngoài.
Động lực bên ngoài phản ánh khả năng tự quyết của cá nhân đối với các hành vi được

điều chỉnh hoàn toàn từ bên ngoài hoặc tích hợp một phần ở bên ngồi để cho chúng
thích hợp với động lực nội tại. Lý thuyết tự quyết định lập luận rằng các hành động/tác
động bên ngoài có thể được chuyển hóa vào bên trong hay là q trình nội tâm hóa. Khi
điều này xảy ra các giá trị này trở thành tính tự thân và khơng cần các phần thưởng bên
ngoài cho việc hành động.
Lam (2011) phát triển một mơ hình sử dụng lý thuyết tự quyết định để giải thích
mối quan hệ giữa động lực hành động và thương mại hóa (nghiên cứu) được thực hiện
tại Anh. Theo Lam (2011), động lực nghiên cứu khá phức tạp và khơng hồn tồn vì
động cơ tiền bạc để nhà nghiên cứu/giảng viên theo đuổi hoạt động nghiên cứu. Hệ
thống khen thưởng khoa học là đa chiều bao gồm ba nhóm phần thưởng: sự vinh danh
(ribbon - ruy băng), phần thưởng hay lợi ích tài chính (vàng - gold) và giải quyết các
vấn đề khó, thách thức (giải đố - puzzle) (Stephan & Levin, 1992). Trong giới học thuật,
phần thưởng là sự vinh danh được xem là quan trọng nhất đối với các nhà khoa học,
điều này không chỉ vì các nhà khoa học bị thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự cơng nhận về uy tín
của đồng nghiệp mà nó cịn liên quan đến hoạt động tài trợ nghiên cứu và các phần
thưởng tài chính đi kèm của tổ chức (Stephan, 1996).
Sự vinh danh là một đặc tính được thể chế hóa sâu sắc trong hệ thống khoa bảng
và các nhà khoa học cảm nhận được điều đó. Thực tế, mặc dù các giải thưởng danh dự
cho hoạt động nghiên cứu khơng nhiều, nhưng nó gián tiếp ảnh hưởng tới việc tạo ra
quỹ nghiên cứu, ngân sách nghiên cứu của nhà khoa học (Hong & Walsh, 2009). Trong
mô hình truyền thống, các ấn bản khoa học được xem là một loại chứng từ hay


×