Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẠO ĐỨC LỚP 1 Tuần:.......... Lớp:............. Ngày soạn:....................... GV:................................... Bài 4 : Gia. đình em. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương , chăm sóc . - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện được sự kính trọng , lễ phép , vâng lời ông bà , cha mẹ . - Lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ. 2. Kĩ năng: - Học sinh yêu quý gia đình mình. - Thể hiện lòng yêu thương ông bà, cha mẹ. 3. Thái độ: - Kính trọng ông bà, cha me. - Quý trọng những bạn lễ biết lễ phép,vâng lời ông bà, cha mẹ. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : - Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình. - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với những người trong gia đình. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiên lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ. III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : -Thảo luận nhóm(tiết 1). - Đóng vai, xử lý tình huống(tiết 2). IV. Phương tiện dạy học : 1. Giáo viên: - Các điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Các điều 3,5,9,12,13,16,17,27 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. - Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi đóng vai. - Giấy, bút vẽ hoặc ảnh chụp của gia đình(nếu có). 2. Học sinh: Vở bài tập Đạo đức 1, bút chì màu. V. Tiến trình dạy học :.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Ổn định tổ chức: (1’) Hát bài: “ Cả nhà thương nhau ”. 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) - Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào? - Trả lời: Cần phải thường xuyên lau chùi bụi, giữ gìn sạch sẽ… 3. Bài mới: (1’) - Mỗi người chúng ta ai cũng có gia đình. Vậy gia đình có quan trọng với chúng ta không? Nếu không có gia đình chúng ta sẽ như thế náo? Thì hôm nay thầy và các em sẽ đi vào bài 4 “ Gia đình em”. Hoạt động của gv * Hoạt động 1(7’): Kể về gia đình của mình. - Mục tiêu: HS biết được các em đều có gia đình. - Kĩ năng: giới thiệu về những người thân trong gia đình. - Tiến hành : GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4-6 em. - Gia đình em có mấy người? - Bố mẹ em tên là gì? - Anh(chị) em bao nhiêu tuổi? học lớp mấy? - Kết luận: Chúng ta, ai cũng có một gia đình. - Đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ, chúng ta nên biết chia sẽ và thông cảm với các bạn. * Hoạt động 2(8’): Xem tranh SGK. - Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được cha mẹ chăm sóc, thương yêu. - Tiết hành: GV chia nhóm (4-6 em). Cho HS xem tranh bài tập 2 và kể lại nội dung tranh.. Hoạt động của hs. - HS kể về gia đình của mình trong nhóm. - HS kể trước lớp.. - HS mở SGK trang 13.. - Hs thảo luận nhóm theo tranh đã được giao. - Cử đại diện nhóm trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV chốt lại ý kiến. - Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài. - Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên. - Tranh 3: Một gia đình đang sum hợp bên mân cơm. - Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ bán báo “Xa mẹ” đang bán báo trên đường phố. - GV hỏi: bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình? - Bạn nào phải sống xa gia đình? Vì sao? - Kết luận: Các em có gia đình cần phải thông cảm với những bạn bị thiết thòi không cùng sống với gia đình. - Giáo dục học sinh hiểu : Gia đình có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường. * Hoạt động 3(12’):Đóng vai theo bài tập 3. - Mục tiêu : HS biết cách ứng xử với tình huống trong tranh. - Kĩ năng: ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiên lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ - Tiến hành: GV hướng dẫn HS thảo luận theo tình huống trong tranh. - GV: Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình huống. - Tranh 1: Nói “ vâng ạ!” và thực hiện đúng lời mẹ dặn. - Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về. - Tranh 3: Xin phép bà đi chơi. - Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và nói. - hs lắng nghe. - HS trả lời: tranh 1,2,3. - HS trả lời: tranh 4. Vì bạn ấy không có gia đình.. - Các nhóm thảo luận, đóng vai. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> lời cảm ơn. - GV Kết luận : Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. 4. Củng cố, dặn dò : (3’) - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với những người trong gia đình. - Nhận xét tiết học. - Dặn hs thực hiện như bài học. Chuẩn bị bài cho tiết 2 v Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Tiết 2.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>