KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
51.
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
ĐẾN KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TS. Lê Thị Anh*
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh đó, cũng mang lại những cơ hội đặc biệt cho các doanh nghiệp. Từ số liệu
điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020 và bằng phương
pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê cho thấy, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ đến
năng lực chuyển đổi số ở hầu hết các mặt, trong đó các tiêu chí “Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và
phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp”, “Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng
cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong công việc”; “Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT
tại nơi làm việc” phát triển mạnh mẽ hơn cả. Trong khi đó, khơng chỉ nguồn lực mà nhận thức
và tâm lý cũng là những rào cản đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số ở các doanh nghiệp.
Từ khóa: Chuyển đổi số, đại COVID-19, rào cản ứng dụng công nghệ số
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Về mặt
kinh tế, những tác động đầu tiên là sự sụt giảm đột ngột về cả tổng cầu và tổng cung. Việc đóng
cửa hàng loạt các doanh nghiệp để kiểm soát dịch bệnh đã làm giảm tổng cung, thêm vào đó, tiêu
dùng và đầu tư giảm dẫn đến tổng cầu giảm. Đại dịch COVID-19 không chỉ khiến nhiều tổ chức
kinh doanh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại mà còn buộc khơng ít các tổ chức kinh
doanh, doanh nghiệp phải tìm kiếm những con đường chiến lược mới thay thế. Như vậy, một mặt
đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức to lớn đối với các tổ chức kinh doanh, mặt khác
cũng mang đến cho các tổ chức kinh doanh những cơ hội xác định các mơ hình kinh doanh mới
để tồn tại qua cuộc khủng hoảng thậm chí cịn có thể phát triển vững mạnh.
* Khoa Tốn kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
541
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Với sự lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã áp đặt việc hạn chế đối với các nhóm làm việc tập trung đơng người. Trong bối cảnh đó,
trong khi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm vật chất đặc biệt là các ngành sản xuất cần sử
dụng nhiều lao động buộc phải giảm thiểu hoạt động hoặc thậm chí tạm thời ngừng hoạt động thì
ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin vẫn tiếp tục hoạt động. Điều này,
có thể là một trong những yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với cơng nghệ
số nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Đặc biệt, CNTT
có vai trị chiến lược trong nhiều ngành nghề đặc biệt các dịch vụ ngân hàng và tài chính, giáo
dục, truyền thông với hầu hết các sản sản phẩm là sản phẩm thơng tin (Porter và Millar, 1985).
Có thể thấy, bên cạnh những tổn thất mà đại COVID-19 gây ra, cũng có những cơ hội mà đại
dịch COVID-19 mang lại, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi số ở các doanh nghiệp. Để tận dụng cơ
hội số hóa, các doanh nghiệp cần phát triển nhanh chóng các khả năng có thể giúp họ tồn tại thích
nghi với những thay đổi của hồn cảnh cũng như điều kiện mơi trường. Những khả năng thay đổi
này liên quan đến các quy trình tổ chức và chiến lược cụ thể như: phát triển lại sản phẩm; xác
định phương thức làm việc mới với các đối tác trong một hệ sinh thái và ra quyết định chiến lược
tạo ra giá trị trong môi trường năng động. Từ đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể
vận dụng các nguồn lực sẵn có vào các chiến lược tạo giá trị mới (Eisenhardt và Martin, 2000).
Chẳng hạn các cơ sở giáo dục không chỉ điều chỉnh các nền tảng trực tuyến để tổ chức các lớp
học online mà còn thiết kế các sản phẩm giáo dục kết hợp phương pháp giảng dạy không đồng
bộ với các lớp học đồng bộ. Như vậy, sự nhanh nhẹn là yếu tố then chốt đối với sự đổi mới và
hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh
đại COVID-19 bùng phát. Các doanh nghiệp đang ngày càng dựa vào CNTT, bao gồm cơng nghệ
quy trình, kiến thức và truyền thơng để nâng cao tính nhanh nhạy của họ (Sambamurthy và cộng
sự, 2003).
Tại Việt Nam đã có nhiều phân tích tổng thể về tác động của COVID-19 đối với hoạt động
thương mại của các ngành và kinh tế quốc gia. Tuy nhiên lại chưa có một nghiên cứu nào có thể
giúp chúng ta hiểu rõ ràng và toàn diện các tác động của đại COVID-19 đối với các tổ chức kinh
doanh, cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của đại dịch
COVID-19 từ góc độ khác, ngồi việc dự đốn khuynh hướng và thiệt hại kinh tế do COVID-19
gây ra. Cụ thể, bài viết nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đến khả năng chuyển đổi số
của các doanh nghiệp Việt Nam.
2. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI) tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong bối cảnh
đại dịch COVID-19. Khảo sát không chỉ đánh giá tác động của đại dịch đến cộng đồng doanh
nghiệp mà còn tập trung vào phân tích xu hướng ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua khó khăn
do đại dịch gây ra và phát triển trong giai đoạn “bình thường mới”.
542
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
Hình 1. Biểu đồ về quy mơ và loại hình doanh nghiệp
Trên 500
lao động
24.6%
Từ 201500 lao
động
11.4%
Từ 101200 lao
động
14.4%
Từ 1-50
lao động
36.2%
Khu vực
FDI
24.13%
Khu vực
nhà nước
3.23%
Từ 51100 lao
động
13.4%
Khu vực
tư nhân
72.64%
Khảo sát được thực hiện trong tháng 7 và tháng 8 năm 2020 theo hình thức khảo sát trực
tiếp và khảo sát online. Các phản hồi của doanh nghiệp được dựa trên kết quả hoạt động trong
6 tháng đầu năm 2020, vì thế, chưa bao gồm các tác động mới từ diễn biến giai đoạn 2 của đợt
dịch diễn ra từ cuối tháng 7. Trong số hơn 403 phiếu khảo sát thu về, chiếm tỷ trọng lớn là các
doanh nghiệp ngành chế biến (87,59%) và ngành phi sản xuất (12,41%). Xét về quy mơ doanh
nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm đa số với 64% và
36% doanh nghiệp lớn. Trong số các DNNVV, có khoảng 36% doanh nghiệp có quy mơ dưới 50
lao động, 13,4% doanh nghiệp có quy mơ từ 51 - 100 lao động và 14,4% doanh nghiệp có quy
mơ từ 101 - 200 lao động.
Trong số liệu khảo sát, xét theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân trong nước
chiếm tỷ lệ lớn (72,62%), tiếp đến doanh nghiệp FDI (24,13%) và doanh nghiệp nhà nước (trên
50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) chiếm 3,23%. Các số liệu này phù hợp với thực tế vì tại Việt
Nam, tỷ lệ các DNNVV chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp1 và các doanh nghiệp tư nhân
chiếm khoảng 97% tổng số các doanh nghiệp2.
3. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Các tiêu chí đánh giá năng lực chuyển đổi bao gồm:
(a) Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số các dịng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;
(b) Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong doanh thu của doanh nghiệp;
(c) Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trong toàn bộ kênh bán hàng;
(d) Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng và/tìm kiếm khách hàng mới được số hóa trong
tồn bộ hoạt động;
(e) Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên;
(f) Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;
(g) Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng CNTT trong công việc,
(h) Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm việc (máy tính, máy tính xách
tay, điện thoại thơng minh, internet...);
/>
1
2
543
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
(i) Tỷ lệ thơng tin khách hàng được số hóa của doanh nghiệp (tuổi, giới tính, địa chỉ, thu nhập,
tần suất mua, giá trị mua,...);
(k) Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng cho phát triển sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động
quảng cáo của doanh nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phân tích thống kê để chỉ ra năng lực
chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
3.1. Thực trạng năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Trước dịch COVID-19, năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp không cao. Ở tất cả tiêu
chí đánh giá, đa phần tỷ lệ số hóa các lĩnh vực trong doanh nghiệp chỉ mới ở mức dưới 25%, số
doanh nghiệp có tỷ lệ số hóa các lĩnh vực đạt trên 50% chiếm tỷ lệ thấp và rất ít doanh nghiệp
có tỷ lệ số hóa đạt trên 75%. Mức độ chuyển đổi số giữa các lĩnh vực cũng phân hóa khác nhau.
Trong đó, sự cải thiện về năng lực chuyển đổi số của người lao động là tiêu chí được đánh giá
cao nhất, với gần một nửa doanh nghiệp có tỷ lệ trên 50% nhân viên được trang bị các thiết bị
CNTT tại nơi làm việc cũng như có kiến thức và khả năng sử dụng CNTT. Xây dựng cơ sở dữ
liệu khách hàng, chăm sóc khách hàng và hoạt động marketing là các lĩnh vực được đánh giá
cao tiếp theo về tỷ lệ số hóa với 11,6% số doanh nghiệp có tỷ lệ thơng tin khách hàng được số
hóa của doanh nghiệp chiếm trên 50%, 11,3% số doanh nghiệp có tỷ lệ các hoạt động chăm sóc
khách hàng và/tìm kiếm khách hàng mới được số hóa trong tồn bộ hoạt động chiếm trên 50%.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp và Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên cũng được đánh giá
ở trình độ tương đồng. Ở mức thấp nhất là các chỉ tiêu Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ
được số hóa trong doanh thu của doanh nghiệp và Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số
các dịng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, với hơn 50% số doanh nghiệp đánh giá các tỷ lệ
này chỉ đạt mức dưới 10%.
Hình 2. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng…
Tỷ lệ thơng tin khách hàng được số hóa…
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị…
Dưới 10%
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng…
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa…
10%-25%
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh…
25%-50%
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng…
50%-75%
Tỷ lệ doanh thu từ Thương mại điện tử…
Trên 75%
Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm / dịch vụ…
Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong…
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
544
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
Năng lực chuyển đổi số hiện nay (trong bối cảnh COVID-19 đang bùng phát và không ngừng
lây lan) của các doanh nghiệp nói chung được mơ tả chi tiết trong Hình 3. Dịch bệnh COVID-19
bùng phát đã gây nên những xáo trộn to lớn trên mọi phương diện và lĩnh vực của đời sống, kinh
tế - xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải điều chỉnh liên tục với những thách
thức lớn chưa từng có. Doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy nhu cầu về việc hoạt động sản xuất
- kinh doanh và khía cạnh kỹ thuật số phối hợp đồng thời với nhau để giúp cuộc sống doanh
nghiệp thích ứng và trở lại bình thường. Vì thế, trên tất cả các tiêu chí, Tỷ lệ số hóa ở nhiều lĩnh
vực trong doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước COVID-19 với số lượng lớn
hơn các doanh nghiệp đạt tỷ lệ số hóa trên các lĩnh vực trên 50% và trên 75%. Một vài tiêu chí
vẫn tiếp tục dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số như: Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị
CNTT tại nơi làm việc hay Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và khả năng sử dụng CNTT trong doanh
nghiệp. Các tiêu chí khác tuy khơng có sự thay đổi đáng kể về mặt thứ tự cao thấp, xong đang
dần trở nên đồng bộ hơn về mức độ chuyển đổi số, khơng cịn phân hóa nhiều như trước dịch
COVID-19. Một số tiêu chí như Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong
doanh thu của doanh nghiệp hay Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số các dịng sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, số lượng doanh
nghiệp đánh giá các tỷ lệ này ở mức dưới 10% chỉ còn chiếm khoảng 1/3.
Hình 3. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử…
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số…
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các…
Dưới 10%
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể…
10%-25%
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp…
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch,…
25%-50%
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc…
50%-75%
Tỷ lệ doanh thu từ Thương mại…
Trên 75%
Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm /…
Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số…
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
3.2. Phân tích thống kê về năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Từ các mô tả trên cho thấy, năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch
bệnh COVID-19 đã tăng lên đáng kể ở tất cả các tiêu chí. Sự khác biệt về năng lực chuyển đổi
số trước và trong dịch bệnh, một lần nữa được khẳng định, thông qua các kiểm định khác biệt
được mô tả trong Bảng 1.
545
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Bảng 1. Bảng kiểm định sự khác biệt về năng lực chuyển đổi số
Biến số
Tỷ lệ SP/DV được số hóa trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ SP/DV được số hóa trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ đóng góp của các SP/DV được số hóa trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ đóng góp của các SP/DV được số hóa trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng số hóa trước đại dịch
COVID-19
Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng số hóa trong đại dịch
COVID-19
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên
trước đại dịch COVID-19
Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên
trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng CNTT trong cơng
việc trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ nhân viên có kiến thức và có thể sử dụng CNTT trong cơng
việc trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm trước
đại dịch COVID-19
Tỷ lệ nhân viên được trang bị các thiết bị CNTT tại nơi làm trong
đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thơng tin khách hàng được số hóa trong đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thơng tin khách hàng được sử trước đại dịch COVID-19
Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng trong đại dịch COVID-19
Mean
1,74
2,08
1,73
2,05
1,74
2,05
1,95
Std. Err.
0,046
0,048
0,046
0,049
0,047
0,049
0,053
2,28
0,052
1,96
0,489
2,32
0,053
2,18
2,59
2,31
0,052
0,057
0,053
2,70
0,056
2,64
0,065
3,04
0,062
2,16
2,49
1,89
2,27
0,055
0,053
0,049
0,052
P(T
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI dựa trên phần mềm Stata16
Từ kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực chuyển đổi số được trình bày trong Bảng 1
cho thấy, khả năng chuyển đối số của các doanh nghiệp trong đại dịch cao hơn với trước khi đại
dịch COVID-19 xảy ra. Kết quả này hoàn tồn đồng nhất với các thống kê mơ tả ở trên. Trong
bối cảnh dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, gây nên nhiều xáo trộn về hầu hết các lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, để tồn tại thì cộng đồng doanh nghiệp đã tìm cho mình
những hướng đi phù hợp và chuyển đổi số là một giải pháp chiếm ưu thế. Do vậy, ngoài những
mặt tiêu cực mà đại dịch COVID-19 gây ra thì cuộc khủng hoảng này cũng thúc đẩy mạnh mẽ
năng lực chuyển đổi số.
546
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
3.3. Rào cản về khả năng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng về khả năng chuyển đổi
số đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không ngừng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vẫn cò ở mức hạn chế, hầu như dưới 50%. Phần
lớn tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tương ứng dưới 25% và 25% - 50% trước và trong
đại dịch COVID-19. Một số rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp
được đề cập đến như: “Thiếu thông tin về công nghệ số; Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công
nghệ số; Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (VD: cơ sở hạ tầng CNTT chưa phát triển); Thiếu
cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo doanh nghiệp; Thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động;
Chi phí ứng dụng cơng nghệ số cao; Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp; Khó khăn trong thay
đổi tập quán kinh doanh truyền thống trong nhóm ngành; Khó khăn trong việc tích hợp các công
cụ CNTT nội bộ; Các quy định, quy tắc không phù hợp với số hóa (Ví dụ: văn bản gốc, chữ ký);
Các quy định, quy tắc phải tuân theo không rõ ràng; Không cần thiết phải ứng dụng công nghệ
số” (xem Hình 4).
Hình 4. Rào cản đối với doanh nghiệp trong ứng dụng cơng nghệ số
Chi phí ứng dụng cơng nghệ số cao
55.6
Thiếu cở sở hạ tầng công nghệ số (VD: cơ…
Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp
38.9
33.9
32.3
30.4
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công…
Thiếu thông tin về cơng nghệ số
Khó khăn trong thay đổi tập qn kinh…
Khó khăn trong việc tích hợp các cơng cụ…
Các quy định, quy tắc không phù hợp với số…
Thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động
Thiếu cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo…
Các quy định, quy tắc phải tuân theo không…
Không cần thiết phải ứng dụng công nghệ số
0.0
21.9
18.3
15.8
15.0
10.3
8.5
2.3
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của VCCI
Theo phân tích từ kết quả khảo sát (Hình 4), có 55,6% doanh nghiệp cho biết, rào cản mà
họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi Chi phí cao trong ứng dụng cơng nghệ số. Để áp
dụng được các công cụ kỹ thuật số, các phần mềm quản lý chuyên dụng đôi khi địi hỏi doanh
nghiệp bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn, đặc biệt là đầu tư vào mua sắm các thiết bị máy
móc mới hoặc dây chuyền tự động hóa hiện đại cũng như đồng bộ hóa lại cơ sở hạ tầng về công
nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Do vậy, Thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số cũng trở thành
rào cản lớn tiếp theo với 38,9% doanh nghiệp gặp khó khăn về lĩnh vực này. Rào cản lớn thứ ba
đối với doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 33,9% doanh nghiệp chính là Sợ rị rỉ dữ liệu cá nhân/doanh
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhưng
cũng làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng
tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa
nhận thức hết được tầm quan trọng trong việc đầu tư áp dụng các giải pháp hỗ trợ để bảo mật
thông tin trong doanh nghiệp.
547
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số và Thiếu thông tin về công nghệ số là hai rào
cản lớn tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,3% và 30,4%. Để áp dụng được các công cụ kỹ thuật
số vào trong quy trình sản xuất - kinh doanh, khơng chỉ đòi hỏi lao động trong doanh nghiệp phải
biết cách sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị, phần mềm hiện đại mà còn phải đảm bảo khả năng
sửa chữa khi có lỗi phát sinh và tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Các tổ
chức làm nhiệm vụ môi giới và dịch vụ trong thị trường công nghệ để kết nối giữa nguồn cung
và cầu công nghệ còn hạn chế, dẫn đến doanh nghiệp thiếu sự cập nhật và hiểu biết về những xu
thế công nghệ mới.
Ngồi hạn chế nguồn lực thì những hạn chế hạn chế trong nhận thức và tâm lý là những rào
cản khiến nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn đứng ngoài cuộc trong xu thế chuyển đổi số hiện
nay. Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mơ hình kinh
doanh truyền thống để thiết lập mơ hình kinh doanh mới, thiết lập lại quy trình làm việc, loại bỏ
những cơng đoạn trung gian, rườm rà trên cơ sở ứng dụng công nghệ số. Tâm lý ngại thay đổi,
ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống được duy trì nhiều năm khiến 21,9% doanh
nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đại dịch COVID-19 như một hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt
xu thế chuyển đổi số để nhanh chóng vượt qua đại dịch. Nghiên cứu này cho thấy nhận thức về
chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, cụ thể là một tỷ lệ
lớn doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ số trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra và khi đại
dịch xảy ra thì tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hay khả năng chuyển đổi số cũng
đã tăng lên một cách đáng kể. Tuy phần lớn các doanh nghiệp đã trang bị những năng lực nhất
định để tiến hành chuyển đổi số nhưng mới chỉ ở mức độ cơ bản và sơ khai, tỷ lệ số hóa chiếm
trong sản phẩm/dịch vụ cịn thấp, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong
tổng doanh thu không cao.
Những rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong chuyển đổi số được kể đến
như: chi phí ứng dụng cơng nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, sợ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp, thiếu
nhân lực có trình độ,… trong đó, chi phí cho việc ứng dụng công nghệ số là rào cản lớn nhất.
Từ những kết quả kể trên có thể thấy, chuyển đổi số là một trong những hướng đi chủ đạo
giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch, nhưng để chuyển đổi số được thực hiện thì các doanh
nghiệp cũng gặp khơng ít các rào cản. Để giúp cộng đồng các doanh nghiệp khắc phục khó khăn,
đồng thời, nhanh chóng áp dụng tối đa ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động để phát triển,
Chính phủ nên có thêm những hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong chuyển đổi số. Đặc biệt,
Chính phủ có nên chú trọng xây dựng các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh điện tử thay cho
hình thức sử dụng giấy tờ truyền thống, hỗ trợ tài chính cho ứng dụng cơng nghệ số, minh bạch
hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu để có thể hy vọng có những thay đổi lớn trong xu
thế chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
548
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000), “Dynamic capabilities: What are they?”,
Strategic Management Journal, 21(10 - 11), 1105-1121. />2. Porter, M. E., & Millar, V. E. (1985), “How information gives you competitive advantage”,
Harvard Business Review, 63(4), 149 - 160.
3. Sambamurthy, V., Bharadwaj, A. and Grover, V., 2003, “Shaping Agility through Digital
Options: Reconceptualizing the Role of Information Technology in Contemporary Firms”,
Management Information Systems Research Center, University of Minnesota, Vol.27, No.2,
pp.237 - 263.
549