Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Theo thơng tin mới nhận của đồn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam từ Faridabad Haryana và thủ đô New Delhi, Ấn</b>
<b>Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác lập 2 kỷ lục châu Á mới của Việt Nam vào 9 giờ sáng thứ 7</b>
<b>ngày 02/03/2013.</b>
Đó là Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á (Núi Cấm - An Giang) và Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi
dài nhất châu Á (núi Tà Cú - Bình Thuận).
Được khởi cơng xây dựng 04/03/2004, Tượng phật Di Lặc do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế cao 33,6m diện tích
mặt tượng là 2.375m2, nằm ở độ cao khoảng 526m mặt nhìn về hướng Tây Nam. Điều đặc biệt là khi đứng ở vị trí nào
ở các vồ, đỉnh của núi Cấm đều thấy được tượng phật Di Lặc uy nghiêm giữa không núi rừng.
Tượng phật Di Lặc có diện tích mặt tượng rộng tới 2.375m2
Tượng Phật nhập Niết bàn với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam dài 49m (tượng trưng 49 năm
từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt), ngang (nơi bàn chân) 8,8m, cao (2 bàn chân xếp lên) 4,9m, cao (từ vai
xuống) 12,2m).
Tượng phật nằm dài nhất trên núi với chiều dài tới 49 m
Trong chuyến đi lần này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á,
đưa ra những thơng số chính xác và các hình ảnh cụ thể nhất, để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành
xác lập trực tiếp kỷ lục châu Á cho 2 tượng Phật trên.
Dự kiến, cuối tháng 4, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và núi
Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm tọa lạc tượng Phật ở trên, đồng thời sẽ
trực tiếp tiến hành trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.