Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề thi thử TN THPT 2021 lịch sử THPT chuyên lào cai lần 1 file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.76 KB, 16 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

LÀO CAI

NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
A. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa, đảm bảo dân cày có ruộng.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
D. Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Câu 2 (NB): Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7- 1936) đã quyết định thành lập:
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 3 (NB): Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945) diễn ra khi
A. chiến tranh Xô - Đức bùng nổ.

B. Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh.

C. Nhật đang đảo chính Pháp ở Đơng Dương. D. quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 4 (NB): Năm 1961, Liên Xơ phóng tàu Phương Đơng với nhà du hành I. Gagarin đã
A. lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.
B. tạo ra sự cân bằng tương đối về quân sự với Mĩ.
C. phá vỡ thể độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.


D. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 5 (VD): Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3 - 1945) chứng tỏ
A. kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn mạnh.
B. thời cơ của cách mạng Việt Nam chưa xuất hiện.
C. Pháp trở thành kẻ thù trực tiếp của cách mạng.
D. phát xít Nhật không đủ sức chống lại phe Đồng minh.
Câu 6 (NB): Kết quả cuộc đảo chính Nhật - Pháp vào đêm 9 - 3 - 1945 ở Đông Dương là
A. Nhật đầu hàng Pháp.

B. chế độ phong kiến Việt Nam bị lật đổ.

C. Pháp, Nhật hịa hỗn.

D. Pháp đầu hàng Nhật.

Câu 7 (NB): Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã:
A. tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Trang 1


D. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
Câu 8 (VD): Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm giống nhau
về
A. giai cấp lãnh đạo.

B. phương pháp đấu tranh.

C. nhiệm vụ trước mắt.


D. hình thức mặt trận.

Câu 9 (TH): Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã thu hút được đơng đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

A. quần chúng được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị.
B. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp.
C. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ.
D. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 10 (VD): Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941)
so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là về
A. hình thức chính quyền.

B. phương pháp đấu tranh.

C. nhiệm vụ cách mạng.

D. giai cấp lãnh đạo.

Câu 11 (TH): Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa đã đẩy
người nông dân Việt Nam đến bước đường cùng là:
A. bắt phu phen, tạp dịch.

B. đặt ra nhiều thử thuế vơ lí.

C. tăng thuế thân.

D. tước đoạt ruộng đất.

Câu 12 (NB): Tháng 11 – 1993, Hiến pháp mới của Cộng hịa Nam Phi được thơng qua đã

A. lật đổ ách cai trị trong nhiều thế kỉ của thực dân Anh.
B. đưa Nenxơn Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
C. xóa bỏ hệ thống chính quyền cai trị của người da trắng.
D. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
Câu 13 (VD): Tính chất của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là:
A. Mang tính dân tộc sâu sắc.
B. Mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó nội dung dân chủ là nét nổi bật.
C. Mang tính dân tộc là chủ yếu.
D. Mang tính dân tộc, dân chủ nhân dân sâu sắc.
Câu 14 (VD): Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henrinki (1975) là
A. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật.
B. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
C. hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa.
D. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.
Câu 15 (VD): Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953),
chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) chứng tỏ
Trang 2


A. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.
B. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.
C. sự can thiệp của Mĩ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới.
Câu 16 (NB): Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo:
A. Nhân dân.

B. Lao động.

C. Nhành lúa.


D. Thanh niên.

Câu 17 (TH): Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và sự chuyển hóa của Tân Việt cách
mạng đảng là do:
A. ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. sự phát triển không đồng đều của phong trào cách mạng.
C. tác động trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc.
D. cuộc đấu tranh nội bộ của các tổ chức.
Câu 18 (NB): Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?
A. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
B. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930).
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
D. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920).
Câu 19 (NB): Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở
thành một đảng nắm quyền trong cả nước?
A. Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (1930).
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1941).
Câu 20 (TH): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham
gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu là do
A. sự phát triển song song của hai khuynh hướng tư sản, vô sản.
B. tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
C. những mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển sâu sắc.
D. sự xâm nhập của các hệ tư tưởng mới vào nước ta.
Câu 21 (NB): Hội nghị Ianta (1945) thông qua quyết định nào?
A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại để thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
C. Phân công quân đội các nước Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật ở Đơng Dương.
D. Thiết lập một trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực ngay sau chiến tranh.

Câu 22 (VD): Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc có điểm giống với Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Trang 3


A. đã lật đổ được chế độ phong kiến.
B. không phải một cuộc cách mạng bạo lực.
C. diễn ra ở cả thành thị và nông thôn.
D. kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
Câu 23 (TH): Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ là:
A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới.
B. quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử.
C. quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ.
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Câu 24 (TH): Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản đân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế
kỉ XX?
A. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.
B. Ra đời sau giai cấp cơng nhân, nhỏ yếu về kinh tế và khơng có địa vị chính trị.
C. Ra đời sau giai cấp nơng nhân, có thế lực kinh tế nhưng khơng có địa vị chính trị.
D. Ra đời trước giai cấp nơng nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
Câu 25 (NB): Tại Hội nghị tháng 11 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã
xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập.
B. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đơng Dương.
C. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
D. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
Câu 26 (NB): Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của
thế kỉ XX?
A. “Cách mạng xanh”.


B. “Cách mạng trắng”.

C. “Cách mạng chất xám”.

D. “Cách mạng nhung”.

Câu 27 (VD): Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 là
A. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
D. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
Câu 28 (NB): Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
A. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo.
B. thắng lợi của quân đồng mình với chủ nghĩa phát xít.
C. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đơng Dương.
D. sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc.

Trang 4


Câu 29 (NB): Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định về
giữ gìn hịa bình và an ninh thế giới?
A. Ban Thư kí.

B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Tòa án Quốc tế.


Câu 30 (VDC): Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ sau đó thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930) đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
B. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
C. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
D. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Câu 31 (NB): Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện
rõ nét của xu thế nào?
A. Hịa hỗn Đơng - Tây.

B. Liên kết khu vực.

C. Tồn cầu hóa.

D. Đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 32 (NB): Một trong những nguyên nhân để Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
vào năm 1989 là
A. phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mĩ bị thu hẹp.
B. sự khủng hoảng trầm trọng của hai quốc gia.
C. sự suy giảm thể mạnh của hai nước về nhiều mặt.
D. trật tự hai cực Ianta bị xói mịn và sụp đổ hoàn toàn.
Câu 33 (TH): Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
C. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt.
D. những tác động của tình hình thế giới.
Câu 34 (NB): Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa
xã hội trong hoàn cảnh:
A. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta.

B. đất nước chịu nhiều thiệt hại về người và của, khó khăn nhiều mặt.
C. Liên Xơ, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau.
D. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới.
Câu 35 (TH): Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước
tun bố độc lập, cịn các quốc gia khác không giành được độc lập hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp vì
A. khơng có sự chuẩn bị chu đáo để chớp thời cơ.
B. không biết tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
C. khơng có phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. không đi theo con đường cách mạng vô sản.
Trang 5


Câu 36 (TH): Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị đại diện cho khuynh hướng:
A. vơ sản.

B. phong kiến.

C. dân chủ tư sản.

D. cải lương.

Câu 37 (NB): Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN gắn
với sự kiện nào?
A. Các nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN.
B. Campuchia trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết.
D. Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời.
Câu 38 (NB): Việc thực hiện phong trào “vơ sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã:
A. mở rộng địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trong và ngoài nước.
B. thúc đẩy phong trào cơng nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nịng cốt của phong trào dân tộc.

C. xây dựng những cơ sở cách mạng bí mật trong nước, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển mạnh.
D. làm cho phong trào cơng nhân hồn tồn chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác.
Câu 39 (VD): Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm
tương đồng nào?
A. Đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B. Để lại bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công - nông.
C. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
Câu 40 (NB): Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7/1945), quân đội nước nào sẽ vào Đông Dương
để giải giáp quân Nhật?
A. Quân đội Anh và Pháp.

B. Quân đội Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.

C. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc.

D. Quân đội Anh và Mĩ.
Đáp án

1-D
11-D
21-B
31-C

2-D
12-D
22-C
32-C

3-C

13-B
23-D
33-B

4-D
14-B
24-B
34-B

5-A
15-C
25-B
35-A

6-D
16-D
26-A
36-C

7-C
17-A
27-B
37-A

8-A
18-C
28-B
38-B

9-B

19-A
29-C
39-D

10-A
20-B
30-B
40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 88.
Giải chi tiết:

Trang 6


Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo là tiến hành Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên Chủ nghĩa
Cộng sản.
Câu 2: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 100.
Giải chi tiết:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7- 1936) đã quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất nhân
dân phản đế Đông Dương.
Câu 3: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 112.

Giải chi tiết:
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945) diễn ra khi Nhật đang đảo chính Pháp ở Đông
Dương.
Câu 4: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 11.
Giải chi tiết:
Năm 1961, Liên Xơ phóng tàu Phương Đông với nhà du hành I. Gagarin đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục
vũ trụ của loài người.
Câu 5: Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào nhận định của Đảng ta khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp (SGK Lịch sử 12, trang 112) kết hợp
phân tích các phương án để chọn được đáp án.
Giải chi tiết:
A chọn vì lúc này Nhật đã đảo chính Pháp để độc chiếm Đơng Dương nên Nhật trở thành kẻ thù chính
của nhân dân Đơng Dương và do Nhật cịn mạnh nên Đảng ta xác định thời cơ cách mạng chưa chín
muồi.
B loại vì Đảng nhận định thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
C loại vì với chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng thì phát xít Nhật trở thành kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương.
D loại vì lúc này phát xít Nhật vẫn cịn mạnh.
Câu 6: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 112.
Trang 7


Giải chi tiết:
Kết quả cuộc đảo chính Nhật - Pháp vào đêm 9 - 3 - 1945 ở Đông Dương Pháp đầu hàng Nhật.
Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 83.
Giải chi tiết:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 8: Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào các tiêu chí: nhiệm vụ trước mắt, giai cấp lãnh đạo, phương thức đấu tranh và hình thức mặt trận
được thành lập ở hai phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 để so sánh
và rút ra điểm giống nhau.
Giải chi tiết:
Tiêu chí
Phong trào cách mạng 1930-1931
Phong trào dân chủ 1936-1939
Giai cấp lãnh đạo
Công nhân
Nhiệm vụ trước Đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ Chống chế độ phản động thuộc địa, chống
mắt

làm cho công nhân và giảm tơ thuế phát xít, chống chiến tranh, địi tự do, dân

cho nông dân
Phương pháp đấu Đấu tranh công khai

sinh, dân chủ, cơm áo và hịa bình
Kết hợp đấu tranh cơng khai với bí mật, hợp

tranh
Hình thức

pháp và bất hợp pháp

Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế

mặt Chưa có mặt trận dân tộc thống nhất

trận
Đơng Dương
=> Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 giống nhau về giai cấp lãnh
đạo.
Câu 9: Đáp án B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì quần chúng ở đây chưa nêu rõ, chưa phân biệt rõ gồm những giai cấp, tầng lớp nào, không thể
xếp chung lực lượng tay sai của đế quốc (tư sản mại bản, đại địa chủ phong kiến) vào với lực lượng quần
chúng.
B chọn vì Đảng đã có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với sự biến đổi của tình
hình quốc tế và trong nước nên thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Cụ thể, do có sự
sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và sự nới lỏng
một số chính sách tiến bộ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nên Đảng đã họp và chỉ rõ:
- Nhiệm vụ trước mắt của phong trào 1936 – 1939 là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống chiến tranh, địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương pháp đấu tranh là: kết hợp hình thức đấu tranh cơng khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp.
Trang 8


- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đơng Dương.
C loại vì nếu khơng có sự lãnh đạo đúng đắn và chủ trương kịp thời của Đảng thì dù Chính phủ Mặt trận
nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ thì phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân cũng
không thể diễn ra rộng khắp, đông đảo và theo 1 đường lối thống nhất được.
D loại vì nếu khơng có sự lãnh đạo đúng đắn và chủ trương kịp thời của Đảng thì khơng thể diễn ra phong

trào đấu tranh của quần chúng nhân dân khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ bùng nổ
cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 10: Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào các tiêu chí về giai cấp lãnh đạo, nhiệm vụ cách mạng, phương pháp đấu tranh và hình thức
chính quyền được xác định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 –
1941) và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) để so sánh.
Giải chi tiết:
Tiêu chí
Giai cấp lãnh đạo
Nhiệm vụ cách mạng
Phương pháp đấu tranh
Hình thức chính quyền

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp

Đảng (1930)
hành Trung ương Đảng (5 – 1941)
Công nhân
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng để giành độc lập
Sử dụng bạo lực của quần chúng để đấu tranh
Chính phủ cơng nơng binh
Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa

=> Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là hình thức chính quyền sau khi cách mạng thành cơng.
Câu 11: Đáp án D

Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (SGK Lịch sử 11, trang 137) và cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai (SGK Lịch sử 12, trang 76 – 77) để chỉ ra thủ đoạn thâm độc của thực dân
Pháp.
Giải chi tiết:
- Trong 2 lần khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đều đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp vì bỏ vốn
ít, thu lời nhanh và phục vụ cho cả nhu cầu của chính quốc.
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, để có được ruộng đất phục vụ cho mục đích lập đồn điền,
nhà máy,… thì thực dân Pháp đã thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất, ép triều đình nhà Nguyễn phải
“nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Còn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thì
thực dân Pháp đã sử dụng nhiều biện pháp để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam một cách
trắng trợn nhưng lại được "Hợp pháp hóa" bằng những sắc lệnh, nghị định. Mất hết tư liệu sản xuất,
người nông dân bị đẩy vào con đường cùng, bị bần cùng hóa và chỉ còn biết đi làm thuê, vào các nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền để làm việc cho thực dân Pháp.
Trang 9


Câu 12: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 37.
Giải chi tiết:
Tháng 11 – 1993, Hiến pháp mới của Cộng hịa Nam Phi được thơng qua đã chính thức xóa bỏ chế độ
phân biệt chủng tộc Apacthai.
Câu 13: Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệm vụ của phong trào 1936 – 1939 (SGK Lịch sử 12, trang 100) để đánh giá tính chất.
Giải chi tiết:
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trước mắt của phong trào 1936 – 1939 là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít,
chống chiến tranh, địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hịa bình.

=> Tính chất của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là: Mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó nội dung
dân chủ là nét nổi bật.
Câu 14: Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Hiệp ước Bali (1976) (SGK Lịch sử 12, trang 31) và Định ước Henrinki (1975)
(SGK Lịch sử 12, trang 62 – 63) để so sánh.
Giải chi tiết:
A loại vì nội dung này khơng có trong Hiệp ước Bali (1976).
B chọn vì cả Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henrinki (1975) đều xác định những nguyên tắc cơ bản
trong quan hệ giữa các nước.
C loại vì nội dung này khơng có trong Định ước Henrinki (1975).
D loại vì nội dung này khơng có trong Hiệp ước Bali (1976).
Câu 15: Đáp án C
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì đây là các cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra do tác động của Chiến tranh lạnh.
B loại vì Triều Tiên thuộc Đơng Bắc Á.
C chọn vì các cuộc chiến tranh Đơng Dương (1945 – 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến
tranh Việt Nam (1954 - 1975) nổ ra đều có sự can thiệp của Mĩ. Cụ thể:
- Cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954): Mĩ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương thông
qua con đường viện trợ về kinh tế và quân sự cho thực dân Pháp, nhằm từng bước can thiệp vào chiến
tranh Đông Dương.
Trang 10


- Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953): Mĩ can thiệp vào Bắc Triều Tiên đối đầu với Liên Xô (chi phối
Nam Triều Tiên).
- Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975): Mĩ tiến hành chiến tranh Việt Nam trong khi Liên Xơ có viện trợ
cho Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn hai cực, hai phe.

=> Ba cuộc chiến tranh trên đều là các cuộc chiến tranh cục bộ có sự can thiệp của Mĩ, thể hiện sự đối
đầu Xô – Mĩ trong chiến tranh lạnh.
D loại vì Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới cùng với sự xuất hiện của NATO và
Vacsava.
Câu 16: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 83.
Giải chi tiết:
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo Thanh niên.
Câu 17: Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào sự truyền bá ngày càng sâu rộng và tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với phong trào cách
mạng Việt Nam (1925 – 1930) để giải thích.
Giải chi tiết:
Sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác - Lênin là nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa
của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng. Cụ thể:
- Đối với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng vào
Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, đặt ra yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. Yêu cầu
đó khiến cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có sự phân hóa.
- Đối với Tân Việt Cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên phát triển mạnh, nên chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc sớm
ảnh hưởng đến một bộ phận đảng viên của Đảng => dẫn tới sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng đảng
Câu 18: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 81 – 82.
Giải chi tiết:
Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu
nước trở thành một chiến sĩ cộng sản.
Câu 19: Đáp án A
Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 120.
Giải chi tiết:
Trang 11


Với thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt
động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước.
Câu 20: Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp để chỉ ra những biến đổi về xã hội và
tác động của sự biến đổi này đối với phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất.
Giải chi tiết:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân, công
nhân), trong xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp mới là tư sản, tiểu tư sản. Sự biến đổi này tạo điều
kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở thế kỉ XX. Mà cụ thể là tạo điều kiện cho việc tiếp
thu và phát triển con đường giải phóng dân tộc theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
Câu 21: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 5.
Giải chi tiết:
Hội nghị Ianta (1945) thông qua quyết định: Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
Đức và quân phiệt Nhật.
Câu 22: Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp, hình thức đấu tranh và kết quả của cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở
Trung Quốc và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để so sánh.
Giải chi tiết:
A loại vì Cách mạng Tân Hợi thắng lợi đã lật đổ được chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
B loại vì cả 2 cuộc cách mạng đều sử dụng bạo lực.

C chọn vì cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc có điểm giống với Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Việt Nam đều diễn ra ở cả thành thị và nông thôn.
D loại vì cả 2 cuộc cách mạng đều khơng sử dụng biện pháp đấu tranh ngoại giao.
Câu 23: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 42, 47, 54 hoặc có thể suy luận để loại trừ phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ cùng với Tây Âu và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
B loại vì năm 1949, Liên Xơ chế tạo thành công bom nguyên tử, năm 1962, Trung Quốc thử thành công
bom nguyên tử.
Trang 12


C loại vì dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ giai đoạn này là Liên Xô.
Câu 24: Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào thời gian ra đời, địa vị kinh tế và chính trị của tư sản đân tộc Việt Nam để chỉ ra đặc điểm.
Giải chi tiết:
- Thời gian ra đời: giai cấp tư sản dân tộc ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (cịn giai cấp
cơng nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất).
- Địa vị kinh tế và chính trị: non yếu cả về kinh tế và chính trị.
Câu 25: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 104.
Giải chi tiết:
Tại Hội nghị tháng 11 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định
nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải
phóng các dân tộc Đơng Dương.
Câu 26: Đáp án A
Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 34.
Giải chi tiết:
Nhờ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70
của thế kỉ XX.
Câu 27: Đáp án B
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì khuynh hướng dân chủ tư sản dần cho thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc
nên dần chững lại.
B chọn vì giai đoạn này diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng vô
sản và dân chủ tư sản.
C loại vì phải sau phong trào vơ sản hóa năm 1928 thì phong trào cơng nhân mới thực sự phát triển mạnh.
D loại vì hai giai cấp này khơng đấu tranh để giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Câu 28: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 119.
Giải chi tiết:

Trang 13


Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do thắng lợi của qn
đồng mình với chủ nghĩa phát xít.
Câu 29: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 7.
Giải chi tiết:
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định về giữ gìn hịa
bình và an ninh thế giới.

Câu 30: Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tác động của của việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ sau đó thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam (1930) để liên hệ rút ra bài học.
Giải chi tiết:
Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, cơng kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau
làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. => phải hợp nhất các tổ chức cộng
sản lại để cùng đấu tranh vì mục tiêu chung là chống đế quốc để gianh độc lập và chống phong kiến để
giành ruộng đất.
=> Bài học rút ra: chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
Câu 31: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 69.
Giải chi tiết:
Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu
thế tồn cầu hóa.
Câu 32: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 63.
Giải chi tiết:
Một trong những nguyên nhân để Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989
là sự suy giảm thể mạnh của hai nước về nhiều mặt.
Câu 33: Đáp án B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ.
Giải chi tiết:
Nội dung của 4 phương án đều là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 –
1931. Tuy nhiên, nguyên nhân quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 thì
Trang 14



phải là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh. Trong đó, Đảng đề ra có đường lối, mục
tiêu đấu tranh rõ ràng và sự lãnh đạo mang tính thống nhất cao nên phong trào có thể bùng nổ và phát
triển rộng khắp cả nước. Các nguyên nhân khác góp phần thúc đẩy phong trào diễn ra nhưng khơng mang
tính quyết định.
Câu 34: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 10.
Giải chi tiết:
Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
hoàn cảnh là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đất nước chịu nhiều thiệt hại về người
và của, khó khăn nhiều mặt.
Câu 35: Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trong thời gian dài của nhân dân Việt Nam, Inđơnêxia và Lào nói
để phân tích vai trị của nhân tố chủ quan đối với thắng lợi của nhân dân 3 nước này.
Giải chi tiết:
A chọn vì ngồi 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được độc lập năm 1945 do có sự chuẩn bị kĩ
lưỡng và tập dượt đấu tranh trong thời gian dài thì hầu hết các nước ở Đơng Nam Á do chưa có sự chuẩn
bị kĩ lưỡng nên chỉ giải phóng được phần lớn lãnh thổ chứ chưa giành được độc lập ngay năm 1945.
B loại vì phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là tin tức mà các nước Đông Nam Á đều biết.
C loại vì ở các nước vẫn có phong trào đấu tranh của nhân dân nhưng do chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng
nên có nhiều nước Đơng Nam Á chưa giành được độc lập trong năm 1945.
D loại vì có đi theo con đường cách mạng vô sản hay không là do tình hình thực tế của từng nước. Bên
cạnh đó, Inđơnêxia giải phóng được độc lập nhưng cũng khơng phải là đi theo con đường cách mạng vô
sản mà là đi theo con đường dân chủ tư sản với sự lãnh đạo của Đảng Dân tộc, đứng đầu là Xu-các-nơ.
Câu 36: Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào sự hình thành và chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng (SGK Lịch sử 12, trang
85) để chỉ ra khuynh hướng mà tổ chức này đi theo.

Giải chi tiết:
Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã – một nhà xuất
bản tiến bộ với thành phần chủ yếu tham gia là tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị như học sinh, sinh
viên, giáo viên, công chức… Ngồi ra, Đảng cịn phát triển khá mạnh vào hàng ngũ binh lính ngụy và
một bộ phận tầng lớp trên ở nơng thơn. Trong chương trình hành động của mình, Việt Nam Quốc dân
đảng nêu rõ “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
=> Việt Nam Quốc dân đảng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Trang 15


Câu 37: Đáp án A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 32.
Giải chi tiết:
Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN gắn với sự kiện các
nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Câu 38: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 84.
Giải chi tiết:
Việc thực hiện phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy phong trào
công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
Câu 39: Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu, hình thức, lực lượng và bài học được rút ra từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 và
cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam để so sánh.
Giải chi tiết:
A loại vì phong trào 1930 – 1931 khơng đề ra mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B loại vì bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công – nông được rút ra từ phong trào 1930 – 1931.
C loại vì trong phong trào 1930 – 1931 chưa có Mặt trận dân tộc thống nhất.

D chọn vì cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam đều sử
dụng hình thức đấu tranh phong phú (mít tinh, biểu tình, đấu tranh vũ trang) và diễn ra quyết liệt.
Câu 40: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 6.
Giải chi tiết:
Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7/1945), quân đội nước Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ vào
Đông Dương để giải giáp quân Nhật.

Trang 16



×