Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tài liệu Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.07 KB, 23 trang )

Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc



Khi nói đến châu Úc, hình ảnh nhà hát Opera House và
gần đó cây cầu Harbour Bridge của thành phố Sydney
sẽ là những biểu trưng của xứ kangaroo "miệt dưới"
(down under). Về thiên nhiên, người ta liên tưởng ngay
những bãi biển cát trắng dài hàng chục cây số hay dãy
san hô nằm trong lòng biển dài hàng ngàn cây số của
tiểu bang Queensland. Tất cả những biểu trưng và kỳ
quan này đều nằm bên bờ Đông Úc Đại Lợi. Nhìn vào
bản đồ châu Úc, bên bờ Tây có một "tiểu" bang rất to
chiếm hơn 1/3 tổng số diện tích toàn nước Úc. Đó là
Western Australia (WA). Nó tiếp giáp với Ấn Độ
Dương, dồi dào tài nguyên nhưng không thu hút được
nhiều chú ý, nằm im lìm như chìm trong quên lãng.

Chúng tôi bay từ Melbourne đến Perth. Perth là thủ phủ
của miền Viễn Tây rộng lớn, được xây dựng hướng về
Ấn Độ Dương lộng gió và dọc theo con sông Swan êm
đềm. Tính theo tỷ số đầu người, có lẽ đây là một thành
phố nhiều triệu phú và tỷ phú nhất nước Úc nhờ vào
việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên như kim
loại và dầu khí. Nhưng mục đích của chúng tôi không
phải để khám phá một thành phố khác do người Anh
thuộc địa xây cất, mà theo đường bộ lái xe từ Perth đi
dọc theo bờ Tây tiến về phía Tây Bắc để tìm hiểu những
kỳ quan và tài nguyên ẩn tàng trong một khu vực rộng
lớn, một nơi thậm chí có rất nhiều người Úc chưa bao
giờ đặt chân tới trong suốt cuộc đời của họ.



Vườn Quốc gia "Đỉnh tháp nhọn"

Quốc lộ số 1 là một con đường vòng vĩ đại dọc theo bờ
biển toàn châu Úc dài hàng chục ngàn cây số nối kết
các thành phố chính ven bờ. Dù được gọi là Quốc lộ số
1, nhưng con đường thiên lý dọc theo bờ Tây châu Úc
đi ngang nhiều Vườn Quốc gia (National Parks) và
những vùng cực kỳ hoang dã. Có những đoạn đường
thẳng tắp dài hàng trăm cây số tưởng chừng như tiếp
giáp với đường chân trời. Người lái chỉ cần cài bộ phận
có chức năng "cruise control", giữ vững tay lái, cơ hồ
có thể nhắm mắt chạy theo một đường thẳng.

Dọc hai bên đường là những bụi lau, các loại cây thấp
mọc lưa thưa, tạo một cảnh quan đơn điệu giống nhau,
lập đi lập lại một cách nhàm chán trên con đường chúng
tôi đi qua gần 4000 cây số. Ở đây, không nhà cửa,
không một bóng dáng con người. Thỉnh thoảng những
con kangaroo to cao từ trong lùm bụi phóng chạy qua
đường, đàn bò năm ba con đi hoang của một đồn điền
chăn nuôi (cattle station) xa xôi nào đó, ngang nhiên
đứng giữa lộ trố mắt nhìn trời, hay những con emu (đà
điểu Úc) kiếm ăn lẩn quất, khi thấy bóng xe nhanh chân
chạy thoắt vào bụi. Lại thêm những đám dê rừng lác
đác hai bên đường. Những con dê này là hậu duệ của
những đàn dê nhà đi lạc vào những thảo nguyên mênh
mông dần dần biến thành dê rừng. Những cú thắng gấp
để tránh những con vật đứng giữa xa lộ ngơ ngác nai
vàng hay tùy tiện băng ngang đường, dù ngoài ý muốn

nhưng cũng đủ làm giảm bớt cái đơn điệu của con
đường thiên lý. Nhìn những xác chết của những con
kangaroo hay con bò xấu số bị xe đụng và vết thắng của
bánh xe in trên mặt đường đủ cho thấy cái nguy hiểm
trên con đường độc đạo (Hình 1).


Hình 1: Bảng đường cảnh báo.

Trạm dừng chân đầu tiên cuả chúng tôi là Vườn Quốc
gia "Đỉnh tháp nhọn" (The Pinnacles). Hàng chục ngàn
đỉnh nhọn đá vôi "mọc" lên trong một vùng sa mạc cát
vàng được hình thành bởi gió cát tạo ra sự mài mòn
trong vài trăm triệu năm làm nên những cột đá với
đường kính lớn nhỏ đủ kích cỡ, cao thấp khác nhau. Có
cột cao hơn 5 m, có cột thấp hơn 5 tấc (Hình 2). Người
ta có thể lái xe đi vào để chiêm ngưỡng các tác phẩm
điêu khắc của thiên nhiên. Những cột đá thẳng đứng
ngộ nghĩnh này hùng dũng chĩa thẳng lên trời làm tôi
liên tưởng đến "linga", một biểu tượng linh thiêng của
đạo Hindu trong quần thể Angkor tại Campuchia.
Người Campuchia thời trung cổ từng đục đẽo hàng
ngàn biểu tượng linga dưới đáy một dòng suối để tỏ
lòng sùng bái "nguồn cội" của muôn loài. Dường như
tạo hóa đã đặt "Đỉnh tháp nhọn" nhầm chỗ. Tại sao
không phải ở xứ Ấn hay Campuchia mà lại ở xứ sa mạc
cát vàng hoang vu không ai lui tới? Cứ tưởng tượng một
rừng "linga" bằng đá thiên nhiên này nếu xuất hiện ở
Ấn Độ chắc có lẽ sẽ có hội hè linh đình hằng năm như
lễ tắm trên sông Hằng với các guru ngồi thiền huyền

bí...


Hình 2: Cột đá "linga".

Di sản Thế giới "Shark Bay"

Càng đi về phía bắc cái nóng nhiệt đới dần dần thay thế
và đẩy lùi hơi hướm mùa xuân của miền nam ôn đới.
Các rặng núi đá với những phiến đá trầm tích có nhiều
hình thù lạ mắt nhưng vô cùng hùng vĩ. Ở một địa điểm
được gọi là cánh Cửa sổ của Thiên nhiên (Nature's
Window) (Hình 3), xuyên qua một cấu trúc đá trầm tích
người ta có thể nhìn thấy một dòng sông nhỏ ở vực sâu
bên dưới, lững lờ chảy về biển xa xa mang màu xanh
ngọc bích với từng đợt từng đợt những ngọn sóng bạc
đầu. Cái hùng vĩ thiên nhiên mang thêm chất huyền bí
khi các nhà địa chất học khẳng định cái lằn ranh đi
ngang bờ vực đá đã từng là mặt nước của dòng sông
nhỏ bé kia vài trăm triệu năm trước. Quay lại thời thái
cổ xa xăm, dòng sông này quả thật to lớn, địa cầu của
chúng ta đang dần dần mất nước hay là đã có cuộc Đại
Hồng thủy dâng cao nước biển mà Noah đã phải gấp rút
đóng thuyền?


Hình 3: Cửa sổ của thiên nhiên và dòng sông.

Cách địa điểm này vài trăm cây số là khu vực Di sản
Thế giới "Shark Bay" (Vịnh cá mập) với bãi biển cát

trắng dài vô tận không một bóng người, được tiếp nối
với những vách đá thẳng đứng, sừng sững với thời gian
(Hình 4). Không biết cái tên "Shark Bay" từ đâu tới,
nhưng vùng biển khơi hoang vu này không phải chỉ có
loài cá mập mà còn là nơi tập hợp của những động vật
biển khác như cá voi, cá heo, cá nược (dugong) sinh
sống tìm mồi. Shark Bay là vịnh đi sâu vào đất liền tạo
thành một cái "đầm" khổng lồ. Vì vậy độ muối của biển
trong vùng vịnh cao hơn nước biển bình thường. Những
gì khác lạ hơn cái bình thường, thường đưa đến những
hệ quả nhiều ngạc nhiên. Các loại vi khuẩn có tên
chung là "cyanobacteria" của thuở khai thiên lập địa vài
tỷ năm trước vẫn còn sinh sống trong vùng. Loại vi
khuẩn này là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên quả đất và
những hoạt động sinh học của chúng đã tạo ra khí
oxygen làm nên khí quyển. Đây là nơi duy nhất trên địa
cầu còn mang dấu tích của loài vi khuẩn của một thời
mông muội hoang sơ. Sự hiện diện của chúng là lý do
chính mang đến cái vinh dự "Di sản Thế giới" cho vùng
Shark Bay. Vi khuẩn tập hợp trên những tảng đá trên bờ
biển làm nên những mảng rong đen đúa không một chút
thẩm mỹ, có lẽ chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu sinh vật
hay khảo cổ (Hình 5). Hình ảnh quả địa cầu của thời
thái cổ vài tỷ năm trước được bao phủ bởi các mảng
rong chứa khuẩn "cyanobacteria" đen xám xấu xí - tổ
tiên của muôn loài - đến hình ảnh của quả địa cầu xanh
tươi nhiều màu sắc và cực kỳ đa dạng ngày nay, không
khỏi cho ta một cảm khái trước tài năng sáng tạo cuả
Mẹ thiên nhiên.



Hình 4: Một vùng biển ở Shark Bay.


Hình 5: Mảng rong trên đá chứa vi khuẩn tồn tại từ thời
tiền sử.

Chúng tôi qua đêm trong một Caravan Park ở thị trấn
Carnarvon hiền hòa nằm bên bờ đại dương lộng gió.
Một trăm năm trước, đây là một cái cảng nhỏ người
Anh dùng để di chuyển gia súc trong nội địa đến thủ
phủ Perth cách 1500 km về phía nam bằng tàu thủy, rồi
từ đó chở sang mẫu quốc Ăng-lê. Ngày nay Carnarvon
có gia tăng dân số nhưng vẫn không quá 7000 người.
Cái tên Carnarvon không thấy trên bản đồ thế giới
nhưng lại là một viên ngọc ẩn tàng của vùng Tây Bắc
nước Úc. Tôi lơ ngơ, tò mò hỏi cô quản lý trẻ ở Caravan
Park, "Thị trấn này nhỏ ở cạnh bờ biển thời tiết mát mẻ
nhưng sao ít cư dân vậy, chắc là không có gì đặc biệt để
hấp dẫn du khách?". Cô ta trả lời, "Ồ...ông không biết gì
à! Thị trấn này quanh năm nhiệt độ khoảng 25 °C, bốn
mùa đều là mùa Xuân, ít mưa. Dân ở đây phần lớn là
người cao niên nghĩ hưu ở các nơi tập trung về đây sống
an nhàn đến cuối đời".

"Bốn mùa đều là mùa Xuân", nghe sao quen tai. Thủ
phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được
quảng cáo rầm rộ là nơi có "bốn mùa Xuân", nhưng
Carnarvon khiêm tốn hơn, mai danh ẩn tích, không
muốn người ngoài đến khuấy động cuộc sống êm đềm

như những làn gió nhẹ thổi qua thị trấn mỗi ngày. Cô
quản lý cho thêm thông tin, "Khách du lịch à? Tại ông
không thấy thôi, họ là những người du lịch "ba lô" trong
thị trấn này làm việc "part time". Tôi cũng là một khách
du lịch có "working visa"[1] được phép làm việc kiếm
tiền tại Úc". Bây giờ, tôi mới nhận ra chất giọng người
Anh của cô. "Tôi đi nhiều nơi mới tìm ra thị trấn sống
lý tưởng như nơi này. Có lẽ tôi tìm cách ở luôn tại
Carnarvon". Tôi hỏi, "Cô muốn về hưu non à!?", cô
nhoẻn miệng cười không trả lời.

Vườn Quốc gia Cape Range

Con đường tiến về phiá bắc vẫn đơn điệu. Khi chúng tôi
vượt qua Đông Chí Tuyến (Tropic of Capricorn) [2],
những tia nắng mặt trời trở nên gay gắt. Chúng tôi đến
thị trấn nhỏ tên là Exmouth vào một buổi trưa nắng gắt
nhiệt đới. Nơi đây là cái góc nơi gặp nhau bờ biển phía
Tây và bờ biển phía Bắc của châu Úc. Vì địa thế chiến
lược quân sự, vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ và
Úc thiết lập những đài ăng-ten cao tương đương với
tháp Eiffel của Pháp để liên lạc với tàu ngầm của phe ta
và theo dõi tàu ngầm của phe địch. Thị trấn nhỏ này
được thành lập vì nhu cầu sinh sống của những người
Mỹ làm việc tại đây. Sau khi người Mỹ rút lui, thị trấn
trở nên trung tâm của Vườn Quốc gia Cape Range với
bãi biển cát trắng kéo dài lẫn trong màu xanh ngọc bích
của biển.

Vùng biển phía Tây và Tây Bắc nước Úc là những vùng

biển tinh khôi, hoang vu ít tàu bè quốc tế qua lại. Đất
lành chim đậu. Những đàn cá voi khổng lồ có tên là
"whale shark", loại to và dài nhất của loài cá, tụ tập về
đây tìm mồi sinh sôi nảy nở, đồng thời tạo công ăn việc
làm cho dân địa phương với dịch vụ chở khách ra ngoài
khơi xem đàn cá phì phèo phun nước, phóng lượn trên
không. Chúng tôi theo một đoàn du khách lên chiếc du
thuyền ra khơi để nhìn đàn cá. Dịch vụ du thuyền khá
phổ biến và tấp nập khách nhàn du. Với cái giá $65 mỗi
người, chủ tàu đảm bảo sẽ nhìn thấy cá, nếu không thấy
cá thì lần sau trở lại sẽ được đi cho không, miễn phí!
Cái kiểu quảng cáo "trớt quớt", có bao người du khách
trở lại lần hai?! Cách bờ biển vài cây số, mặt biển yên
tĩnh như mặt hồ và đàn cá cũng tấp nập không kém số
người xem. Những người Tây phương điệu nghệ, mang
theo vài chai rượu vang nhâm nhi từng ngụm nhỏ với
các món nhắm như phô-mai, trái ô-live, con hào, bánh
quy lạt được chủ tàu cung cấp, vừa nhìn hoàng hôn
bừng đỏ cả bầu trời, vừa ngắm nhìn đàn cá phóng lượn.

Tôi ngồi im lặng nhìn đàn cá vừa đủ chán để lấy "vốn"
lại, rồi tôi quay sang nhìn người. Một cặp trai gái trẻ
người Úc dường như mới quen nhau qua... internet, nên
vẫn còn e dè "tương kính như tân". Người bạn trai chỉ

×