Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hành trình từ chuyên chính vô sả đến làm chủ tập thể và nhà nước pháp quyền Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.93 KB, 5 trang )

Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập
thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”
Nguồn: fpe.hnue.edu.vn
Khi Đại hội X của Đảng, phát triển những thành tựu của
nhận thức về Nhà nước của các Đại hội VII, VIII, IX để khẳng định rõ: "'Nhà
nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của
Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân
dân…”, thì đó chính là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.
Đến Đại hội VIII thì khái niệm Nhà nước pháp quyền được chính thức đi vào
đời sống xã hội bằng sự khẳng định: "Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà
nước pháp quyền. Quản lý xã hội bằng pháp luật…". Quả thật, đây là một sự điều
chỉnh muộn màng so với hầu hết các Đảng cộng sản trên thế giới. Đáng tiếc là sự
muộn màng ấy lại đã thường xảy ra. Mà xảy ra trước hết lại là ở lĩnh vực hoạt động
lý luận ở những nhà lý luận vốn chiếm giữ những vị trí có tác động lớn đến đời
sống tinh thần của xã hội. Ở đây, cái bóng dáng của "chuyên chính vô sán" thể hiện
khá rõ trong tệ độc quyền chân lý, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết, của cái thói chỉ
quen độc thoại đề "ban phát chân lý" đã bị độc quyền chiếm dụng, mà không chịu
nổi sự đối thoại bình đẳng và công khai để làm sáng tỏ chân lý khách quan, nhân
danh sự đề phòng "chệch hướng" ra khỏi quỹ đạo "xã hội chú nghĩa”.
Ấy thế mà, như Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định, các nhà sáng lập ra học
thuyết Mác “chưa bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa
xã hội khoa học, chính khoa học là ở chỗ đó". Ông thường hay dẫn ra câu nói nổi
tiếng của Gớt để cảnh báo các nhà lý luận: "Lý thuyết thì màu xám. Còn cây đời thì
mãi mãi xanh tươi”.Và chính ông đã từng tự phê bình về việc "sao mà mình có thể
quay lưng lại với biết bao sự thật hằng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào
những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt
trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn"
Nhận thức là có một quá trình không kém gian nan, nhất là khi tự mình phải
vượt lên chính mình để tiếp cận được với sự vận động không ngừng của cuộc sống.
Thậm chí, cho đến nay, vẫn có ý kiến cho rằng "các vấn đề lớn trong Văn kiện Đại
hội X đều ẩn chứa nội dung và chức năng của chuyên chính vô sản… mặc dầu


không nhắc đến cụm từ chuyên chính vô sản”.
"Màu xám" của lý luận đang thách thức "cây đời xanh tươi”. Và chúng ta đủ
kiên nhẫn để tin rằng, cuộc sống mạnh hơn mọi giáo điều đã học thuộc lòng.
III. Về “Nhà nước pháp quyền”
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đất nền móng xây dựng "Nhá nước pháp
quyền" ở Việt Nam. Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng đường trên con
đường dẫn đến lý tưởng đúc kết khát vọng của cá loài người "Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” mà
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" thế kỷ XIX đã nêu lên.
Hồ Chí Minh không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng với
cái đích lý tưởng ở phía chân trời để tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến
hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu Hồ
Chí Minh “có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều, rập khuôn, bệnh công thức
sáo mòn", Người đòi hỏi không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều
cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ
thể" nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Hồ Chí Minh đang vượt hẳn lên những người đương thời ở tầm tư duy và
cái nhìn biện chứng. Bôn ba khắp năm châu bốn biển, hiểu rõ ngọn ngành những
tinh hoa cũng như những khiếm khuyết mà phong trào cách mạng đã trải qua, để
khi về đến Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu
rõ cẩn phải làm gì cho nhân dân mình. Tiếp nhận tinh hoa của nền văn minh
phương Tây mà Người đã có nhiều năm chiêm nghiệm, học hỏi, đề rồi gắn kết với
bản lĩnh và tri thức cách mạng, Hồ Chí Minh thấy được những vấn đề mà có thể
những người khác chưa thấy hoặc thấy chưa rõ.
Bằng chứng là, mãi gần 60 năm sau Tuyên ngôn Độc lập và Tổng tuyển cứ
6/01/1946, lập ra Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ra đời
Hiến pháp 1946, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền vẫn còn gặp không ít trở
ngại do sự áp đặt máy móc và giáo điều của mô hình "chuyên chính vô sản” trong
tư duy về Nhà nước. Có thấm thía chuyện này mới hiểu sâu ý nghĩa của việc Hồ
Chí Minh đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của một Nhà nước pháp quyền.

3. Mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh dẫn ra
những câu tiêu biểu nhất trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791. Những câu hay nhất
thể hiện tập trung nhất khát vọng của con người, của loài người, đề từ đó, nói về
những "lẽ phải không ai chối cãi được".
Từ tầm cao trí tuệ của thời đại, ngay từ nhũng ngày đầu tiên của nền độc lập
vừa giành lại được, Hồ Chỉ Minh đã khẳng định: “Chúng ta phải có một hiến pháp
dân chứ! Trong hoàn cảnh cực ký phức tạp của giặc ngoài, thù trong, Hồ Chí Minh
vẫn kiên quyết tổ chức tổng tuyển cứ bầu ra Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam
mới, một nước dân chủ, trong đó dân là chủ, dân làm chủ! Hồ Chí Minh tin vào
dân, hiểu rõ khát vọng dân chủ của dân.
Bằng việc thực thi quyền dân chủ trực tiếp trong cuộc phổ thông đầu phiếu
bầu ra Quốc hội năm 1946, dân ta đã chứng minh với thế giới rằng, một dân tộc
vừa thoát khỏi vòng nô lệ trăm năm thực dân thuộc địa, khi đã vùng lên dưới ngọn
cờ của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã vững bước trên hành trình
dân chủ. Vậy thì, cơ sở xã hội của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Là dân tộc. Với Hồ Chí Minh, dân tộc không chỉ là địa bàn ứng dụng của lý
tưởng cách mạng, mà dân tộc chính là chỗ xuất phát, mảnh đất màu mỡ và cội
nguồn sáng tạo của lý tưởng cách mạng đó. Cơ sở xã hội mới của Nhà nước ấy rất
rộng lớn và không hề thay đổi phạm vi trong quá trình cách mạng. Đó là phạm vi
các giai cấp và tầng lớp không thay đổi, chỉ tăng lên về chất lượng để thành một
tập hợp mới mạnh mẽ hơn, bền chắc hơn của khối đại đoàn kết dân tộc. Trong đó,
có thể có rơi rớt người này hoặc người khác, chứ không có chuyện loại bở tầng lớp
này hoặc tầng lớp khác theo kiểu sứ dụng "bạn đường" có thời hạn để khi cần thì
vứt bỏ. Trong tư tưởng và trong hành động, trong ứng xử với con người, với đồng
bào mình, Hồ Chỉ Minh tuyệt đối không có chuyện đó. Vì biết đứng trên cái nền
vững chãi ấy nên mới hình thành và xác lập được tư duy độc lập và sáng tạo, luôn
gắn kết với thực tế đất nước.
4. Qua tổ chức Tổng tuyển cử vừa nhắc ở trên, thấy rõ điều ấy trong cách vận
dụng, cách thức thực hiện dân chú đại diện và dân chủ trực tiếp. Khi dùng dân chủ

đại diện, Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn theo chỉ dẫn của C.Mác cũng như
không theo V.Lênin về mô hình dân chủ hội đồng, tức là dân chủ Xô Viết. Qua
thực tế, đã thấy rõ mô hình tháp hội đồng ấy là không ổn, vì vậy phải quay trở lại
việc bầu cử theo đơn vị hành chính dân cư. Nhận ra điều đó, Hồ Chí Minh đã chủ
trương ấn hành những cuộc bầu cử theo mô hình bầu cử đại điện của phương Tây
có lựa chọn. Chỉ một năm sau khi giành được chính quyền, đã tổ chức được một
cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ đối với những người ứng cử, cũng như đối
với cử tri. Nên nhớ, số người ứng cử lần ấy đông nhất trong những lần bầu cử
Quốc hội ở nước ta cho đến nay.
Là một nhà cách mạng từng trải đã hiểu rõ về phong trào cách mạng với sứ
mệnh cao cả cũng như những khó khăn của tiến trình thực hiện sứ mệnh ấy, Hồ
Chí Minh h biết được phải làm gì với một dân tộc vừa thoát ách nô lệ và gần một
trăm năm bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Là một nhà văn hóa, Hồ Chí Minh thấm
nhuần những tinh hoa của văn hóa loài người, kết tinh ở những đỉnh cao trí tuệ tiêu
biểu cho trình độ văn minh mà con người đạt được vào những thời điểm lịch sử
nhất định, để biết vận dụng một cách thích hợp và sáng tạo vào thực tế nước mình.
Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh trực tiếp làm "Trường Ban soạn thảo" nói lên rất
rõ điều ấy.
Ở đây thể hiện rõ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên nguyên tắc quyền lực
và tổ chức quyền lực. Trong nội dung của Hiến pháp, nét nổi bật làm việc kiểm
soát quyền lực Nhà nước chứa đựng tinh thần khoan dung của truyền thống Việt
Nam. Ngay tại điều 1 của Hiến pháp đã nổi rõ lên tinh thần ấy "Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa là một nước dân chủ. Tất cả các quyền bính trong nước là của
toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo”.
Những điểm khác như Hội đồng Nhân dân cũng được xác định như một cơ quan
"tự quản " của nhân dân địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương, do
nhân dân địa phương bầu chọn và chịu trách nhiệm trước họ. Ở đây đã thấp thoáng
bóng dáng những đường nét tư duy về cái ngày nay ta gọi là "xã hội dân sự”. Ngay
cả đuhnh chế luật sư cũng đã được đề ra.
Ở một đất nước mà Nhà nước xuất hiện từ rất sớm và mang nặng “truyền

thống" quan liêu, Hồ Chí Minh đã đòi hởi xây dựng một "Nhà nước đầy tớ của
dân", điều mà nhiều nhà tư tưởng lớn của loài người đã từng ấp ủ và cũng đã được
nhấn mạnh trong học thuyết của C. Mác. Nhưng, vấn đề là Hồ Chí Minh đã sớm
đưa ngay ý tưởng đó vào việc tổ chức Nhà nước và cố gắng thực hiện. Hồ Chí
Minh đã nghiêm khắc cảnh báo ngay từ ngày chính quyền cách mạng còn trong
trứng nước: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là
công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu
dân… Dân chủ thì chp phài là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng
quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì có quyền đuổi Chính phủ”.
Có thể nói, cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước được thể hiện trong Hiến
pháp 1946 đã đặt nền móng cho một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân, trong đó các quyển tự do, bình đẳng về chính trị và xã hội của người công dân
được công nhận và được bảo đảm bằng luật pháp. Hiến pháp năm 1946 thể hiện rất
tập trung tư duy của Hồ Chí Minh về Nhà nước. Sáu mươi năm của hành trình dân
tộc, những nền móng ban đầu của "Nhà nước pháp quyền Việt Nam" đã không
được củng cố và xây đắp thành hình hài ngày một rõ nét mà lại dần dà bị chìm đi
bởi sự áp đặt của mô hình "chuyên chính vô sản". Thế nhưng, sự vận động của
thực tiễn đã trả về cho cái nền tảng ban đầu ấy sức thuyết phục và ý ngh
ĩa sâu sắc
của tầm cao trí tuệ và bề dày văn hóa trong tư duy về Nhà nước của Hồ Chí Minh.
Khi Đại hội X của Đảng, phát triển những thành tựu của nhận thức về Nhà
nước của các Đại hội VII, VIII, IX để khẳng định rõ: "'Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân…”, thì đó chính là sự
trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.
Phải bằng một chặng đường hơn nửa thế kỷ, tư duy về Nhà nước pháp quyền
mới được chính thức trở thành tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng Nhà nước.
Hành trình gian chuân của hơn nửa thế kỷ xây dựng một Nhà nước thật sự là Nhà
nước của dânk do dân và vì dân như Hồ Chí Minh đã đặt nền móng chưa thể nói là
đã hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. C.Mác đã từng cánh báo: "mỗi bước tiến mới sẽ

tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tôi cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn
chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa". Tính
ngoan cố của tập quán, nhất lại là tập quán đã được "thần thánh hóa” sẽ là sức ta
kéo ghê gớm sự phát triển.
Thế nhưng sự vận động của lịch sử đã chứng minh, cuộc sống sẽ tự mở lấy
đường đi cho nó bất chấp mọi trở lực. Đó là quy luật không sao đảo ngược được.


×