Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.65 KB, 3 trang )
PR: chữ P thứ 5 trong chiến lược tiếp thị
Nói đến PR (public relations), nhiều người trong chúng ta còn thấy
đây là một khái niệm khá mới mẻ, ngay cả đối với một số người hoạt
động trong lĩnh vực tiếp thị. Mới đến nỗi hiện nay chúng ta cũng chưa
thống nhất được cách chính xác của lĩnh vực hoạt động này.
Có thể gọi đó là hoạt động đối ngoại, hoạt động giao tế, quan hệ cộng
đồng…hay đơn giản là PR. Nhưng thật ra thì PR đã tồn tại và áp dụng hữu
hiệu tại nước ta từ lâu. Chỉ có việc lý thuyết và hệ thống hoá các hoạt động
này bằng thuật ngữ và biến nó thành một chuyên ngành là mới mẻ mà thôi.
Hội pháo Đồng Kỵ, hội Lim của làng quan họ là những hoạt động văn hoá
truyền thống mà cũng là để thực hiện công tác PR cho ngành nghề của địa
phương. Phong trào Tiếng hát át tiếng bơm, Thanh niên ba sẵn sàng –
Phụ nữ ba đảm đang…là những hoạt động PR rất hữu hiệu để tuyên
truyền cho tinh thần lạc quan, yêu nước cũng như những định hướng
chính sách của nhà nước thời chiến.
Phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng cũng là một hoạt động
cộng đồng tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường một cách rất hấp dẫn,
lôi cuốn và thành công. Vậy PR là gì?Một trong những khái niệm PR phổ
biến hiện nay cho rằng PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có
liên hệ hữu cơ, nhất quán nhằm xây dựng:
- Một hình ảnh, có thể lấy ví dụ như hình ảnh của hãng gà rán Kentucky lá
ông đại tá Senders, một ông già tóc bạc, đáng kính, hiền hậu, dễ gần đối
với tất cả mọi thành viên trong gia đình từ nhỏ tới già, cũng như sản phẩm
của Kentucky Fried Chicken vậy.
- Một quan điểm, thí dụ “ma tuý là xấu”. Chiến dịch PR để quảng bá quan
điểm này có thể dùng hình ảnh đau khổ của người nghiện, của các gia
đình có con nghiện, cũng như các đánh giá của giới chuyên môn (bác sĩ,