Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài đỗ quyên ở vườn quốc gia hoàng liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 106 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOÀI
ĐỖ QUYÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOÀI
ĐỖ QUYÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN


Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ YẾN

Hà Nội, 2015


3i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Lan Anh


4ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam và với mong muốn góp phần cơng sức của mình vào sự
nghiệp bảo tồn và phát triển lồi hoa Đỗ qun, tơi đã thực hiện đề tài

“Nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài Đỗ quyên ở Vườn quốc gia
Hoàng Liên”.
Để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngồi sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng
góp q báu của các thầy, cơ giáo, bạn bè. Nhân dịp này cho tơi bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Yến đã tận
tình giúp đỡ tơi trong cả q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, xin
cảm ơn các thầy cô giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam, khoa đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành các nội dung và chương trình mà luận văn
đặt ra.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của
Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai, phòng Khoa học và hợp tác quốc tế,
trung tâm Giáo dục mơi trường và dịch vụ mơi trường Hồng Liên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện
trường và thừa kế các số liệu sẵn có để hồn thành tốt luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cơ giáo, bạn bè để luận văn
được hồn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Lào Cai,

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn



5 iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 4
1.1. Nghiên cứu về Đỗ Quyên ở nước ngoài: ................................................... 4
1.2. Nghiên cứu về Đỗ Quyên ở Việt Nam: ...................................................... 8
1.3. Vườn quốc gia Hoàng Liên: ..................................................................... 13
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU – NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................. 19
2.3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 19
2.4. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 19
2.4.1. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần lồi Đỗ qun ở khu vực nghiên
cứu: .................................................................................................................. 19
2.4.2. Tìm hiểu đặc điểm hình thái của một số lồi Đỗ quyên ở khu vực
nghiên cứu: ...................................................................................................... 19
2.4.3. Tìm hiểu đặc điểm phân bố của một số loài Đỗ quyên ở khu vực nghiên
cứu: .................................................................................................................. 19
2.4.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn loài Đỗ quyên tại VQG Hoàng Liên: ....... 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 20
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................... 20



6
iv

2.5.2. Sử lý số liệu:.......................................................................................... 26
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 28
3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 28
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28
3.1.2. Địa hình, địa mạo VQG Hoàng Liên .................................................... 29
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ......................................................................... 29
3.1.3.1. Địa chất .............................................................................................. 29
3.1.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 30
3.1.4. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 31
3.1.4.1. Khí hậu ............................................................................................... 31
3.1.4.2. Thủy văn............................................................................................. 35
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 36
3.2.1. Dân số và dân tộc .................................................................................. 36
3.2.2. Về điều kiện sản xuất ............................................................................ 36
3.2.3. Về đời sống của người dân trong vùng ................................................. 37
3.3. Những ảnh hưởng tác động đến rừng....................................................... 39
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 43
4.1. Đa dạng thành phần loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu: ................... 43
4.2. Đặc điểm hình thái của một số loài Đỗ quyên điều tra được:.................. 49
4.3. Đặc điểm phân bố của loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu: ............... 53
4.3.1. Điều tra phát hiện loài Đỗ quyên trong khu vực nghiên cứu ................ 53
4.3.2. Đặc điểm phân bố của loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu ............. 54
4.3.3. Một số đặc điểm về cấu trúc rừng nơi có lồi Đỗ qun phân bố ........ 59
4.3.3.1. Cấu trúc tổ thành cây gỗ trên khu vực có lồi Đỗ qun phân bố ..... 59
4.3.3.2. Tổ thành cây tái sinh nơi có lồi Đỗ qun phân bố ......................... 60
4.3.3.3. Tình hình cây bụi thảm tươi nơi có loài Đỗ quyên phân bố .............. 61

4.3.3.4. Nhân tố đất đai tại khu vực có lồi Đỗ qun phân bố ...................... 62


7v

4.4. Tình trạng bảo tồn lồi Đỗ qun tại khu vực nghiên cứu: ..................... 65
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ........................................................ 73
1. Kết luận ....................................................................................................... 73
2. Tồn tại ......................................................................................................... 73
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


8
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Viết đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành


2

CS

Cộng sự

3

ĐQ

Đỗ quyên

4

ĐDSH

Đa dạng sinh học

5

IUCN

Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên quốc tế/
Liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

6

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên


7

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

8

PTNT

Phát triển nơng thơn

9

TB

Trung bình

10

TTV

Thảm thực vật

11

UBND

Ủy ban nhân dân


12

VQG

Vườn quốc gia

13

WWF

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên


9
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên

33


4.1

Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên

43

4.2

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên

44

4.3

Biểu điều tra thành phần loài Đỗ quyên

45

4.4

Phân loại Đỗ quyên theo nhóm chức năng

47

4.5

Cấu trúc tổ thành cây gỗ tại khu vực lồi Đỗ qun phân bố

59


4.6

Cơng thức tổ thành cây tái sinh tại khu vực có Đỗ quyên

60

phân bố
4.7

Thảm thực vật nơi có Đỗ quyên phân bố

61

4.8

Kết quả phân tích các mẫu đất tại khu vực có Đỗ qun

63

4.9

Đánh giá kết quả phân tích của các mẫu đất

64

4.10

Các biện pháp bảo vệ loài Đỗ quyên tại khu vực nghiên cứu


66


10
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1

Bản đồ hiện trạng rừng VQG Hoàng Liên

14

4.1

Cành mang hoa và hoa Đỗ quyên quang trụ

50

4.2

Hoa và lá của Đỗ quyên cành thô


52

4.3

Cụm hoa và hoa Đỗ quyên mộc lan

53

4.4

Phần mềm Mapinfo giúp xây dựng bản đồ phân bố cây

55

4.5

Bản đồ phân bố Đỗ quyên quang trụ tại VQG Hoàng Liên

56

4.6

Bản đồ phân bố Đỗ quyên cành thơ tại VQG Hồng Liên

57

4.7

Bản đồ phân bố Đỗ quyên mộc lan tại VQG Hoàng Liên


58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện nay thì hoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển và đang
phát triển. Trồng và chơi hoa là thú vui không thể thiếu của mọi người, từ
người giầu tới người nghèo. Những năm trở lại đây, nhu cầu về hoa tươi đang
tăng một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng từ đó nghề trồng
hoa cũng theo đà đó mà phát triển một cách nhanh chóng, Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi xu hướng đó.
Lào Cai là một tỉnh miền núi với những điều kiện khí hậu đặc biệt như
ở: SaPa, Bắc Hà, Mường Khương, … với khí hậu ơn đới mát mẻ có thể trồng
được nhiều loại hoa chất lượng cao mà địa phương khác không trồng được.
Từ năm 2001 đến nay, nghề trồng hoa ở Lào Cai đã được hình thành và phát
triển, mang lại thu nhập kinh tế cao cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và
cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước. Các
loại hoa chất lượng cao như: Hoa Lily, hồng, Đỗ Quyên và các loài Lan bản
địa đã dần có tên tuổi, gắn liền với những vùng du lịch nổi tiếng.
Đỗ quyên là tên gọi chung cho các loài cây trong chi Đỗ quyên
(Rhododendron Sp) thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae). Hiện nay trên thế giới đã
phát hiện có khoảng trên 800 lồi với phần lớn là cây thường xanh, số ít là
cây rụng lá hoặc nửa rụng lá. Với số loài lớn như vậy nên hình thái của nó
cũng rất khác nhau, từ lồi cây bụi nhỏ đến cây nhỡ và cây lớn, có cây cao từ
20 – 50m.
Hoa Đỗ quyên đẹp, nhiều màu sắc, cây cho hoa màu đỏ, màu tím, màu
vàng, màu phớt hồng, … Hoa nở vào mùa xuân, mùa hạ, màu hoa kéo dài đến
nửa năm. Chính vì Đỗ qun có hoa đẹp độc đáo, mùa hoa lại kéo dài, lại nở
rộ vào mùa xuân nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh và được coi
là cây cảnh quý, sang trọng. Theo một số tài liệu nghiên cứu của nước ngoài,



thì ngồi tác dụng làm cảnh Đỗ qun cịn có tác dụng khác như: chiết suất
lấy tinh dầu, hoa của một số lồi làm thực phẩm, vỏ và lá có thể chiết suất lấy
ra nanh, gỗ có thể làm thủ cơng mỹ nghệ, đặc biệt một số lồi cịn có tác dụng
làm thuốc chữa bệnh.
Đỗ quyên chỉ phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh
năm mát mẻ, vì đây là những lồi cây của vùng Á nhiệt đới hoặc Ôn đới núi
cao. Ở Việt Nam, Đỗ quyên thường có ở Sa Pa, Tam đảo, Bạch mã, Đà
lạt,...v.v, trong đó Sa Pa nơi có các dãy núi thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên,
được coi là trung tâm có nhiều hoa Đỗ quyên nhất với khoảng 30 lồi khác
nhau. Chính về sự đa dạng về giá trị và cơng dụng, nhiều lồi Đỗ qun có
nguy cơ bị khai thác quá tải nên có thể bị đe dọa tiêu diệt, do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: nhu cầu chơi cây cảnh, nhu cầu làm dược liệu và đặc
biệt do thị trường Trung Quốc thu mua rất lớn với giá mua rất cao nên người
dân địa phương đã vào rừng thu hái trái phép ngày càng nhiều. Điều đó đã
dẫn đến làm suy giảm số lượng và trữ lượng lồi. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng
cũng đã làm mất đi nơi sống của chúng.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gọi là
Hồng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên. Dãy núi Hoàng Liên
Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa
hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là
phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đơng nam của dãy núi
Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong
đó có ngọn Phanxipang cao 3.143 m (có tài liệu nói Phanxipang cao 3.142 m),
cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “nóc nhà Đơng
Dương”. Đây là nơi có rất nhiều loài Đỗ quyên sinh sống và phát triển. Theo
thống kê thì nơi đây là nơi có nhiều lồi Đỗ quyên phân bố đa dạng với hơn
30 loài với nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó có những lồi chỉ có tại nơi



đây. Đây là nguồn gen quý cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
học.
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về các lồi Đỗ qun nơi đây cịn
hạn chế và chưa được đầy đủ, có những lồi có nguy cơ tuyệt chủng trước khi
được nghiên cứu. Theo nghiên cứu thì đa số các cơng trình nghiên cứu trước
đây về Đỗ quyên là về nhân giống, một số ít đã có đề cập tới việc mơ tả hình
thái nhưng còn ở mức chung chung, chưa đi vào cụ thể và chi tiết. Về hình
thái thì như vậy, cịn những cơng trình về phân bố lại càng hiếm hoi hơn, nhất
là nghiên cứu chi tiết về hình thái và phân bố Đỗ quyên ở Vườn quốc gia
Hoàng Liên. Đây quả thật là một thiếu sót to lớn vì VQG Hoàng Liên là nơi
được mệnh danh là “Vương quốc của loài hoa Đỗ quyên” với sự phân bố đa
dạng các loài Đỗ quyên bậc nhất Việt Nam với nhiều loài đặc hữu với hình
thái lồi Đỗ qun hết sức đa dạng, trong cùng một lồi thì theo những đai độ
cao khác nhau đã có sự khác biệt nhất định về hình thái. Địi hỏi việc nghiên
cứu phải hết sức tỉ mỉ và cần có sự tham gia của những chuyên gia về lĩnh vực
phân loại thực vật.
Từ những lí do trên việc có những cơng trình nghiên cứu về các loài Đỗ
quyên trên khu vực VQG Hoàng Liên là rất cần thiết. Vì vậy, tơi lựa chọn đề
tài luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số loài Đỗ quyên ở
Vườn quốc gia Hoàng Liên” làm đề tài nghiên cứu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Nghiên cứu về Đỗ Quyên ở nước ngoài:

Họ Đỗ quyên (Ericaceae) trên thế giới có chừng 107-111 chi với khoảng

3.400-3.500 lồi, phân bố rất rộng, đặc biệt tập trung tại vùng Himalaya, Tây
Nam Trung Quốc, vài nơi ở châu Úc, Niu-Di-Lân và Nam châu Phi.
Phân loại thực vật học hoa Đỗ quyên:
- Giới (regnum) : Plantae.
- Ngành (division): Magnoliophyta.
- Lớp (class): Magnoliopsida.
- Bộ (ordo) : Ericales.
- Họ (familia) : Ericaceae.
- Chi : Rhododendron.
- Tên thông thường : Đỗ quyên.
- Tên khoa học : Rhododendron (/roudə'dendrən/).
Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy Lạp:
rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa thuộc họ
Đỗ quyên (Ericaceae). Đây là một chi lớn với khoảng 850-1.000 loài và hầu
hết các lồi đều có hoa rực rỡ. Đỗ qun là Quốc hoa của Nepal. Nhiều loài
Đỗ quyên được trồng làm cây cảnh, một số lồi có tác dụng chữa bệnh [3].
Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất
cao chừng 10-100 cm, loài lớn nhất Rh. Giganteum được ghi nhận là cao tới
30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc, kích thước lá có thể từ 1-2 cm tới hơn 50
cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường
xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số lồi, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc
lơng tơ. Một số lồi nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các lồi vùng núi
có hoa và lá nhỏ, và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi [4].


Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu
ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đơng Nam Á và
vùng bắc Australasia. Độ đa dạng lồi cao nhất được tìm thấy ở vùng núi
Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và Tứ Xuyên, ở các
vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đơng Dương, Hàn Quốc, Nhật

Bản và Đài Loan. Ngồi ra, có rất nhiều lồi Đỗ qun nhiệt đới gốc Đông
Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55 loài ở Borneo và 164 loài ở New
Guinea. Tương đối ít lồi hơn có tại Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm
thấy Đỗ quyên ở Nam Mỹ hay châu Phi.
Cây Đỗ quyên (Rhododendron) phân bố tự nhiên ở những vùng có khí hậu
quanh năm mát mẻ, thuộc lồi cây của vùng á nhiệt đới hoặc ơn đới. Trên thế
giới, Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, vùng cao nguyên tiếp
giáp Á - Âu và Đông Á, phổ biến ở Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Đỗ quyên là một trong những loài hoa trồng phổ biến nhất trên thế giới và
được ưa chuộng bởi sự đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc.
Chính vì thế, hoa Đỗ qun được nhiều nước trên thế giới trồng theo hướng
hàng hóa đầu tư thâm canh cao và trở thành một ngành thương mại lớn. Sản
xuất hoa đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế của các nước trồng
hoa trên thế giới.
Đến nay có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng
dụng và khai thác các nguồn lợi từ các loài Đỗ quyên, đặc biệt là trong lĩnh
vực làm cảnh. Trong số trên 1.000 lồi cây Đỗ qun trên thế giới Trung
Quốc có tới 450 lồi và là nước có số lồi Đỗ qun phân bố nhiều nhất.
Theo Bằng Quốc Chương (Trung Quốc) Đỗ quyên có thể quy nạp vào 5
dạng sống dưới đây:


- Loại cây bụi ở núi cao: cây Đỗ quyên thấp, lá nhỏ, thường chỉ cao từ 10
– 70cm, khí hậu ở đây ẩm và lạnh, gió to, có tuyết phủ thời gian dài. Cây phân
bố ở độ cao 3300 – 4400m, mọc thuần loài, mùa sinh trưởng ngắn.
- Loại cây bụi ẩm núi cao: cây Đỗ quyên cao 1 - 3m, mọc nơi đầm lầy
nước đọng, có thể xem là thực vật ưa ẩm.
- Loại cây bụi hạn sinh: thường thấy ở độ cao 1500 – 2500m, đất đai khơ
hạn, chất hữu cơ ít.
- Loại cây bụi là chủ yếu (và số ít cây cao) mưa mùa trên núi: thường ở

trên rừng lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới, khí hậu ẩm và ấm áp.
- Loại cây bụi phụ sinh: ở trong rừng đài tiên (rêu) lá rộng thường xanh,
Đỗ quyên ở dạng cây bụi phụ sinh.
Nhìn chung các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu khá sâu về cây
Đỗ quyên từ lĩnh vực về phân loại đến nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và
tác dụng của nó. Đã tiến hành chọn giống, lai tạo ra giống mới có hoa to và
màu đẹp.
Theo tài liệu của Trung Quốc, Đỗ quyên ngoài giá trị làm cảnh nó cịn có
những tác dụng khác như: Lấy tinh dầu, làm thực phẩm, lấy ta nanh, làm dược
liệu. Hiện có rất nhiều bài thuốc được bài chế từ cây Đỗ quyên.
Ngoài ra, lá cây Đỗ quyên chứa đựng vitamin C. Lượng sinh tố có
nhiều về mùa hè so với mùa đơng, có nhiều ở chỗ có ánh nắng mặt trời so với
trong bóng râm, tăng lên trước khi mặt trời mọc rồi giảm dần. Ở phần để chiết
chứa đựng nhiều flavonoid ở liều lượng 300 mg/kg chữa bệnh viêm phế quản
mạn tính rất hiệu nghiệm. Nước chiết từ cây cung cấp một chất thuốc có khả
năng ức chế trùng VSH-II, những flavon glucosid ở lá cây Rh.
anthopogonoid, cấu chất của anthorhododendrin hiệu nghiệm trong cuộc trị
liệu viêm phế quản. Ở phần chiết của nhiều cây Đỗ quyên khác cũng có tính
chất long đờm nhờ những chất farrerol, astragalin, kaempferol, scopoletin,


hay ngừa ho nhờ hyperin và quercetin. Chất quercetin nầy cịn có khả năng ức
chế những hoại tử khối u ở đại thực bào. Dầu lá cây Rh. dauricum chứa
đựng flavon được dùng chữa ho hen và bệnh suyễn. Dùng methanol chiết lá
thì được một chất thuốc làm giảm đau. Chiết với ethanol 95%, cây Rh.
cephaluntum cung cấp một chất chromen có khả năng ức chế hoạt động của 5lipoxygenase và được dùng chống viêm, dị ứng, hen suyễn.
Nghiên cứu của R. De Loose (1968), Rễ cây Đỗ quyên Rh. Simsii chứa
đựng những flavon như quercetin, kaempferol, hyperin cùng sitosterol. Bên
cạnh acid amin, những kim loại Zn, Fe, Cu, Co, Se, Mn và Cr đã được xác
định trong thân cây và rễ cây, lá cây, cùng với triterpen, flavonon glycosid và

chất phản oxy hóa "matteucinol", những flavonoid aglycon như quercetin,
kaempferol đã được trích chiết làm rượu thuốc Jinjuan [10].
Ở Nhật Bản, Nepal, Brazil, Turkey và ngay ở châu Âu và châu Mỹ, các
loại hoa Đỗ quyên Rh.ponticum, Rh.luteum chứa một chất độc, grayantoxin,
được ong hút về cùng nhựa hoa làm mật, ăn vào có thể bị nơn mửa, hơn mê
hay huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại. Chất độc này tác động lên cuộc
gián phân bạch huyết bào con người. Mang tên andromedotoxin, được phát
hiện ở Rh.hunnewellianum hay acetylandromedol ở Rh.chrysanthum,
Rh.campylocarpum và các hoa Đỗ quyên khác cùng họ Đỗ qun Ericaceae,
đồng thời tác dụng lên tim, nó cịn kích thích da cùng các màng nhầy.
Ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc,... người ta đã nhân giống thành
công hầu hết tất cả các loài Đỗ quyên bằng phương pháp nhân giống giâm
hom và gieo hạt. Ngoài ra, họ đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô tế
bào từ hạt và chồi của cây Đỗ quyên. Bên cạnh đó, họ đã tiến hành lai tạo các
lồi Đỗ qun với nhau để tạo ra các giống mới có giá trị thương mại cao.
Trên thế giới, người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu phân loại
họ Đỗ quyên (Ericaceae) là C.Linnaeus. Ơng đã mơ tả và đặt tên cho 11 chi


và 51 lồi, trong đó có 3 chi ở Việt Nam là Gaultheria, Rhondodenron và
Vaccinium.
Năm 1789, A. Jussieu đã mô tả họ Đỗ quyên và đặt tên là Ericaceae
Juss. Với chi chuẩn là Erica L. Từ đó tới nay có nhiều nhà thực vật học
nghiên cứu phân loại họ Đỗ quyên và xếp chúng theo các hệ thống phân loại
khác nhau.
1.2. Nghiên cứu về Đỗ Quyên ở Việt Nam:
Trong cuốn “Phân loại thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tích – Trần Hợp
(1965) đã giới thiệu về họ Đỗ quyên (cây gỗ, cây bụi, mọc chủ yếu trên núi
cao khí hậu lạnh, lá mọc cách, đơi khi mọc vịng, ngun hay khía răng,
khơng có lá kèm. Hoa tự chùm hay tán, mang hoa lớn, thưa đơi khi đơn độc,

có lá bắc lớn. Hoa đều, đơi khi khơng đều. Đài có 5 cánh xếp vặn, lợp hay ngũ
điểm, rời nhau hoàn toàn, tràng hợp hình ống hay hình chng, trên chia 5
thùy xếp vặn, lợp, nhị 10 chiếc (ít khi 5 đến 20), dính trên ống tràng, rời nhau
hay dính ở gốc. Bao phấn 5 ô (đôi khi 5 đến 20 ô), nhiều nỗn, rất ít khi mỗi ơ
có 1 nỗn, vịi hình trụ, đầu nguyên hay chia thùy. Quả nang mở theo 5 mảnh,
có đài bao bọc ở gốc, vỏ hóa gỗ nhiều hạt, nhỏ bé, dẹt đơi khi có mào [16].
Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999) cũng đã giới
thiệu ở nước ta có 80 lồi Đỗ quyên phân bố ở các vùng núi cao Việt Nam, 4
phân lồi, 9 thứ, 1 dạng [15]. Cịn theo Nguyễn Tiến Hiệp (2003) trong “Danh
mục các loài thực vật Việt Nam (tập II)” đã thống kê thì số lượng này là 72
loài, 5 phân loài, 8 thứ, 2 dạng. Một số địa phương và vườn quốc gia có Đỗ
quyên đã được thống kê như sau:
- Vườn quốc gia Hoàng Liên: 39 loài.
- Vườn quốc gia Pù Mát: 28 loài.
- Vườn quốc gia Tam Đảo: 6 loài.
- Vườn quốc gia Bạch Mã: 4 loài.


- Khu bảo tồn Dakrong: 1 loài.
Theo Lê Trần Đức (1997), Trần Hợp (1993), hoa Đỗ qun
Rhododendron, cịn có tên Đỗ quyên ấn, hồng thụ ấn, thạch nam, thuộc họ
cùng tên Đỗ quyên Ericaceae, ngày nay với kỹ thuật hợp lai phổ biến rộng
rãi, khơng chỉ tồn một màu đỏ thắm mà tùy nơi cịn mang nhiều sắc trắng,
tím, tía, son qua hồng nhiệt, đỏ thẫm, đỏ gạch, đỏ hồng, đỏ xanh, đỏ cam, đỏ
vàng,… Nguồn gốc núi cao châu Á nhiệt đới (Nhật Bản, Trung Quốc,
Myanmar, Nepal) ngày nay nó mọc hoang và được trồng khắp nơi, ở châu Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar, Nepal), cũng như ở châu Âu, châu Mỹ. Là
một cây trang trí rất được ưa thích, nó đã được pha giống thành hàng trăm loại
đủ cỡ lớn, nhỏ, đủ màu sắc lộng lẫy [9].
Một số cơng trình nghiên cứu về Đỗ qun ở Việt Nam như: Phạm

Hoàng Hộ (1972, 1996, 1999 và 100), Nguyễn Tiến Bân (1997) đã mô tả
những đặc điểm cơ bản nhận biết họ Đỗ quyên và nêu tên các chi thuộc họ
này, Nguyễn Tiến Hiệp (2003) công bố danh lục họ này với 11 chi, 72 lồi.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu khác về giá trị sử dụng các loài trong
họ như Võ Văn Chi (1997, 1999, 2002), Trần Đình Lý (1993), … [1], [4],
[15],…
Nguyễn Hà Dũng nghiên cứu về đặc điểm hình thái , sinh thái và sinh
trưởng của Đỗ quyên hoa tím đỏ (Rhododendron Sp) ở vườn quốc gia Tam
Đảo – Vĩnh Phúc đã có những nghiên cứu ban đầu về hình thái, sinh thái và
sinh trưởng, tái sinh của lồi Đỗ qun hoa tím đỏ ở VQG Tam Đảo. Cùng
với đó cũng đã mơ tả được quan hệ của loài Đỗ quyên này với những loài cây
mọc cùng nơi phân bố [7].
Nguyễn Thị Thanh Hương và cs (2009), Một số lồi có giá trị làm cảnh
trong Chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss.)


ở Việt Nam đã đưa ra một số lồi có giá trị làm cảnh trog chi Đỗ quyên ở Việt
Nam [19].
Nguyễn Xuân Khoa, 2010, Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả
năng nhân giống hoa Đỗ quyên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa - Lào
Cai đã đưa ra sơ qua đặc điểm hình thái và phân loại hoa Đỗ qun tại VQG
Hồng Liên và có thí nghiệm nghiên cứu về khả năng nhân giống của một số
loài Đỗ quyên nơi đây, ... Nhưng tất cả những nghiên cứu trên chưa cho thấy
có nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân
bố của những loài Đỗ quyên tại khu vực VQG Hoàng Liên, một nơi được gọi
là “Vương quốc của loài hoa Đỗ quyên” với phân bố đa dạng và phong phú
bậc nhất Việt Nam về loài cây này với những lồi đặc hữu chỉ có ở nơi đây.
Hiện nay một số các nhà thực vật học và một số những nhà làm vườn
nổi tiếng của các nước đã tổ chức thành một Hiệp hội Đỗ quyên Quốc tế
nhằm sưu tầm, nghiên cứu các biện pháp nhân giống và lai tạo các loài Đỗ

quyên để phục vụ cho các mục đích bảo tồn và cảnh quan. Ở nước ta các
cơng trình nghiên cứu về Đỗ qun cịn rất ít, mới chỉ có một số nhà làm
vườn ở Hà Nội và Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh,... đang nghiên cứu thuần
hố, nhân giống một số lồi Đỗ qun trong tự nhiên và cấy ghép lai tạo với
một số loài nhập nội để phục vụ cho mục đích làm cảnh. Các cơng trình
nghiên cứu khoa học về hoa Đỗ qun cịn hạn chế mới chỉ dừng ở mức độ
nghiên cứu phân loại và tính đa dạng về các lồi Đỗ qun. Cụ thể mới có
một cơng trình nghiên cứu về đổi tên khoa học cho một số loài Đỗ quyên ở
nước ta của TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh Vật
và hiện nay đang nghiên cứu đánh giá các loài Đỗ quyên phân bố ở Việt
Nam.
Đỗ quyên có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, theo các nhà khoa
học nghiên cứu về thực vật, dân tộc học và dược học thì ĐQ là một trong


những lồi cây đa tác dụng, có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Đa số các
lồi trong nhóm cho hoa rất đẹp, có thân dáng cây thấp nhỏ vì thế có thể làm
cảnh rất đẹp như: Đỗ qun răng nhỏ, Đỗ quyên mao ngựa, Đỗ quyên hồng,
Đỗ quyên lõm, Đỗ qun loa kèn lớn,..Một số lồi có thể dùng chữa bệnh
như: Đỗ quyên mũi, Đỗ quyên trên đá. Bên cạnh đó nhiều lồi Đỗ qun mộc
cao khoảng 8-14m, cây cho hoa đẹp, cành lá xum xuê, xanh tốt quanh năm có
thể trồng thành rừng tạo cảnh quan, hay trồng cây đường phố phục vụ cho
thăm quan, du lịch rất phù hợp.
Trong Đơng y, Đỗ qun vị đắng tính bình, hơi độc vào can thận, có tác
dụng dưỡng thận khí, bổ thận khu phong, trị âm suy, chân yếu lưng mỏi, yếu
sinh lý phối hợp với các vị khác như tật lê, hà thủ ơ, ba kích, ngũ gia bì, thỏ ty
tử (quả hạt tơ hồng), uy linh tiên, chữa can thận hư, phong hàn thấp, chân tê
yếu.
Hoa ĐQ vị chua ngọt, tính ấm, có cơng dụng hịa huyết, trừ đàm, làm
hết ngứa, được dùng để chữa các chứng phong thấp, thổ huyết,…

Lá Đỗ qun vị chua, tính bình, có cơng dụng thanh nhiệt, giải độc,
cầm máu, chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chấn thương, dị ứng,
viêm khí phế quản,...
Rễ Đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có cơng dụng hịa huyết, trừ phong
thấp, giảm đau, được dùng để chữa các chứng xuất huyết, kinh nguyệt khơng
đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp,...
Ngồi ra Đỗ qun cịn có một số tác dụng khác như:
Lấy tinh dầu: Có nhiều loại cho tinh dầu như Rh.thymifolium; tùy
chủng loại khác nhau mà có hàm lượng tinh dầu khác nhau (từ 0,7 - 3%).
Hoa của một số loại Đỗ quyên có thể làm thực phẩm, vỏ và lá có thể
dùng để chưng cất tanin.
Gỗ của một số cây to có thể dùng làm đồ thủ cơng mỹ nghệ có giá trị,


đồ gia dụng bền chắc.
Đỗ qun cịn có tác dụng giữ đất, giữ nước: Do cây có bộ rễ phát triển,
ở trên núi cao thường mọc thành từng rừng cây bụi dày đặc có tác dụng giữ
đất chống sói mịn.
Ở Việt Nam, Đỗ quyên có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Bạch Mã, Đà
Lạt, Kon Tum,... Thế nhưng Đỗ quyên đặc biệt và đẹp vẫn là ở SaPa. Vườn
quốc gia Hoàng Liên được coi là trung tâm của các loài Đỗ quyên khác nhau
đang trú ngụ. Theo các nhà khoa học nghiên cứu về thực vật dân tộc học và
dược học thì Đỗ qun là một trong những lồi cây đa tác dụng, có giá trị
nhiều mặt. Ngồi làm cảnh ra thì có một số lồi dùng để chữa bệnh như Đỗ
quyên Mũi, Đỗ quyên Trên Đá, Đỗ quyên Hoa Đỏ. Những lồi hoa Đỗ qun
có thể vừa làm cảnh, vừa là một vị thuốc chữa bệnh, sống ở những độ cao
khác nhau trong rừng nhiệt đới Hoàng Liên Sơn, trên đường lên đỉnh
Phanxipăng. Mùa chính của Đỗ quyên là thời gian sau Tết âm lịch. Đó là thời
gian để các loài Đỗ quyên đua nhau khoe sắc, rực rỡ đủ các màu, từ đỏ ối, đỏ
nhạt, đến tím đậm, tím nhạt, rồi nhạt dần, nhạt dần về đến trắng; rồi màu

vàng, màu xanh nhạt, màu tím. Đỗ quyên đẹp, sống ở độ cao từ 800m so với
mực nước biển trở lên. Càng lên cao, Đỗ quyên càng có điều kiện phát triển
và nở hoa với những màu sắc rất đằm thắm, dịu dàng, cánh hoa như dày hơn
[25], [26].
Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu thành cơng một số phương
pháp nhân giống vơ tính (giâm hom) đối với một số loài dạng cây bụi cho hoa
đẹp và làm cảnh. Những lồi này hầu hết có nguồn gốc xuất xứ từ Trung
Quốc và Nhật Bản, được nhân giống ở các khu vực chủ yếu như Đà Lạt, Tam
Đảo, Hà Nội, Nam Định,... Những nghiên cứu về phương pháp nhân giống
hữu tính (gieo hạt) khơng được quan tâm nhiều do các loài Đỗ quyên được


du nhập về Việt Nam thường khơng có khả năng cho quả, cây con sinh trưởng
chậm nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về phương pháp này ở Việt Nam.
Hiện nay, tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã thuần
dưỡng và nhân giống thành cơng 6 lồi hoa Đỗ quyên rừng quý hiếm bằng
phương pháp giâm hom. Những loài này chỉ sống ở độ cao từ 800 mét trở lên,
rất khó di thực và thuần dưỡng khi đưa ra khỏi vùng phân bố tự nhiên. Tại
Vườn Quốc gia Tam Đảo, các nhà khoa học mới phát hiện được 6 loại hoa Đỗ
quyên với các màu sắc khác nhau như: Đỏ, trắng, vàng, tím nhạt, đỏ nhạt,
trắng hồng,... Hoa mọc từng chùm (6 hoa/chùm), bông to từ 5-6 cm, có mùi
thơm dịu. Màu sắc của bơng hoa và hương thơm đều khác lạ. Đặc biệt mỗi
loại hoa nở vào các tháng khác nhau, mùa hoa kéo dài quanh năm.
1.3. Vườn quốc gia Hoàng Liên:
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập
năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000 - 3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng
Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai
Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07' - 22°23' độ
vĩ Bắc và 103°00' - 104°00' độ kinh Đông.



Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Hồng Liên
Ban đầu là khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập theo Quyết định
194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ), với diện tích ban đầu là 5.000ha. Năm 1994, luận chứng kinh tế
kỹ thuật KBTTN Hoàng Liên đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai chủ trì
xây dựng quy hoạch Khu bảo tồn có diện tích 29.845ha và đã được Bộ Lâm
nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) thẩm định ngày 05/01/1994. Ngay
trong năm 1994, Ban quản lý KBTTN đã được thành lập theo Quyết định số
39/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai và trực thuộc Chi cục Kiểm
lâm Lào Cai. Năm 1997, luận chứng kinh tế kỹ thuật được điều chỉnh lại, khu


vực Than Uyên được quy hoạch trực thuộc Ban quản lý rừng phịng hộ Sơng
Đà. Diện tích khu Bảo tồn thiên nhiên khi đó chỉ cịn 19.991ha. Năm 1998,
ranh giới khu Bảo tồn lại được điều chỉnh thêm một phần của xã Bản Hồ và
diện tích khi đó là 24.658ha.
Do tính chất đặc biệt về mặt địa lý và giá trị đặc trưng về đa dạng sinh
học, cũng như các giá trị tự nhiên khác, nên Khu bảo tồn thiên nhiên Hồng
Liên đã được chính thức chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo
Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ
với tổng diện tích là 29.845ha. Tiếp đó ngày 13/9/2002 UBND tỉnh Lào Cai
đã ra Quyết định số 391/2002/QĐ-UB ban hành quy định, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh
Lào Cai. Ngày 27/09/2002 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra Quyết
định số 3274/2002/QĐ-UB, về việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia
Hoàng Liên trực thuộc UBND tỉnh.
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng
quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển,
phía Tây Bắc dãy núi Hồng Liên, trong đó có đỉnh Phanxipang cao nhất 3

nước Đơng Dương (3.143m). Tổng diện tích phần lõi của vườn gồm
29.845ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu
phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha.
Vùng lõi của vườn nằm trọn trong các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản
Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần thuộc các xã Mường Khoa,
Thân Thuộc huyện Than Un. Vùng đệm của vườn có tổng diện tích là
38.724ha, bao gồm thị trấn Sa Pa và một số xã thuộc hai huyện Sa Pa, Văn
Bàn tỉnh Lào Cai, và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Vườn có
kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động vật, thực vật phong phú, đa
dạng trong đó có nhiều lồi q hiếm và nhiều sinh cảnh đặc hữu.


×